Kính mong quý độc giả xem kinh cùng góp sức hoàn thiện bằng cách gửi email về admin@rongmotamhon.net để báo cho chúng tôi biết những chỗ còn có lỗi.
Font chữ:
II.1 Hạnh của Người nuôi nấng mẫu thân
(Màtipiposakacariyam)
1- Khi Như Lai là tượng chúa[1] ở rừng rậm, đang nuôi nấng mẫu thân của mình thì không có ai trên trái đất này kính trọng giới đức[2] của mình bằng Như Lai.
2- Một người thợ rừng trông thấy Như Lai ở rừng rậm bèn báo cáo cho nhà vua: "Tâu bệ hạ, một con tượng[3] có ích lợi cho ngài, nó đang sống trong rừng.
3- Không cần thiết để đề phòng nó, cũng không cần đến hố hầm hoặc cọc[4] nhọn. Nếu có ai nắm[5] lấy vòi của nó, nó sẽ tự mình đi đến đấy".
4- Khi nhà vua nghe lời nói của anh ta thì lấy làm hoan hỉ bèn gửi một người quản tượng, một vị thầy khéo léo và dạy dỗ tốt.
5- Người quản tượng đó đi đến rừng, trông thấy Như Lai ở trong hồ sen đang giật những rễ sen[6] làm thức ăn cho mẹ.
6- Biết được giới đức của Như Lai người này bèn để ý đến những đặc điểm đó. Bèn nói rằng: "nào hãy đến đây con trai", ông ta nắm lấy vòi của Như Lai.
7- Rồi lúc ấy sức mạnh tự nhiên của Như Lai ngày hôm nay giống như sức mạnh của một ngàn con voi.
8- Nếu Như Lai giận dữ với những ai có ý định đến bắt Như Lai, Như Lai có thể chà đạp cho đến chết thậm chí toàn thể vương quốc[7].
9- Tuy vậy Như Lai vì giữ giới đức, vì viên mãn trì giới độ, Như Lai sẽ không thay đổi ý định (ngay cả khi) họ cột[8] Như Lai vào cái cọc[9].
10- Nếu họ tấn công Như Lai ở đó bằng rìu hay bằng mác Như Lai cũng chẳng giận dữ với họ vì sợ mất giới đức. II.2 Hạnh của Bồ-tát Bhùridatta[10]
(Bhùridattacariyam)
1- Lại nữa, khi Như Lai là Bhùridatta[11] có một năng lực thần thông[12], Như Lai đến cõi trời[13] cùng với nhà vua Virùpakkha[14].
2- Ở đó Như Lai trông thấy toàn bộ chư thiên đều được hưởng hạnh phúc, họ nguyện giữ giới vì mục đích[15] sinh thiên.
3- Sau khi thấy được những nhu cầu vật chất của Như Lai[16], đã ăn để tiếp tục sống, quyết tâm theo đuổi bốn yếu tố[17], Như Lai nằm trên đỉnh một gò mối.
4- Có một người cần đến da trong, da ngoài, thịt, gân, xương của Như Lai, hãy để cho anh ta mang nó đi như Như Lai đã từng bố thí.
5- Khi Như Lai đang nằm, một người có tên là Àlampàna[18] bất nhẫn đã bắt Như Lai. Ném Như Lai vào trong cái giỏ, ông ta bắt Như Lai đi trình diễn hết nơi này đến nơi nọ.
6- Mặc dù bị ném vào giỏ, bị ông ta dùng tay đè bẹp xuống, Như Lai cũng không giận dữ với Àlampàna[19] vì sợ đứt giới.
7- Sự hy sinh bản thân Như Lai còn nhẹ hơn cọng cỏ. Sự thay đổi giới hạnh đối với Như Lai cũng giống như trái đất lộn ngược[20].
8- Với ngàn trăm kiếp liên tục Như Lai có thể hy sinh mạng sống của mình còn hơn là bỏ giới hạnh thậm chí vì làm vua cả thiên hạ.
9- Như vậy Như Lai vì giữ giới, vì viên mãn trì giới độ, sẽ không thay đổi ý định, thậm chí khi bị họ ném vào giỏ[21]. II.3 Hạnh của Bồ-tát Nàga-campeyya[22]
(Campeyyanàgacariyam)
1- Lại nữa, khi Như Lai là Campeyyaka[23] có một năng lực thần thông, rồi thậm chí khi Như Lai là một người đứng đắn[24], nguyện giữ toàn bộ giới đức.
2- Rồi thậm chí ngay sau đó, một người dụ rắn[25] đã bắt Như Lai lúc Như Lai đang giữ bát quan[26], người ấy buộc Như Lai phải trình[27] diễn ở trước cổng hoàng cung[28].
3- Giả dụ khi người ấy nghĩ về màu xanh màu vàng hoặc màu đỏ[29], Như Lai phải tuân theo ý định, ý nghĩ của ông ta.
4- Như Lai có thể biến đất thành nước và ngược lại. Nếu Như Lai giận dữ với ông ta Như Lai có thể biến ông ta thành tro bụi.
5- Nếu Như Lai không có tâm vững chắc, chắc hẳn Như Lai đã bỏ giới, mục đích cao thượng[30] không thành tựu vì ai đó bỏ đi giới đức.
6- Hãy để cho thân xác này tan vỡ, hãy để cho nó tan tác ở chính nơi đây - không vì những điều đó Như Lai sẽ phạm giới dù rằng nó bị tan tác như tro trấu[31]. II.4 Hạnh của Bồ-tát Cùlabodhi[32]
(Cùlabodhicariyam)
1- Một lần nữa, khi Như Lai là Cùlabodhi, là người rất giới đức, biết mình sắp gặp điều nguy hiểm, Như Lai bắt đầu xuất gia[33].
2- Một nữ Bà-la-môn có nước da như vàng ròng, chính bà ấy từng là vợ của Như Lai[34], không mong đợi kiếp tái sinh, và bắt đầu xuất gia.
3- Không dính mắc[35], không ham muốn người khác giới[36], không mong đợi một gia đình, hoặc một đoàn thể[37], cùng Như Lai đi từ làng này đến thành phố, chúng tôi đã đến được Barànasì.
4- Ở đó chúng tôi sống thu thúc, không ở với gia đình hay đoàn thể, cả hai chúng tôi sống trong sự thỏa thích, không bị quấy rầy, ở đó có ít tiếng ồn ào[38].
5- Khi nhà vua đến và trông thấy sự an lạc của chúng tôi, ông ta trông thấy người nữ Bà-la-môn. Ðến gần Như Lai và hỏi: "Bà ấy có phải là của nhà ngươi không, bà ấy là vợ của ai?"[39]
6- Khi nhà vua nói điều này, Như Lai bèn trả lời với ông ta: "Bà ấy không phải là vợ của tôi[40], bà ấy là người đồng đạo, cùng tôn giáo".
7- Bị sắc đẹp của bà ta[41] làm mê mẫn, nhà vua ra lệnh cho những cận vệ[42] bắt giữ bà ta, dùng sức mạnh để ép buộc bà ta, nhà vua buộc nữ Bà-la-môn phải vào nội cung.
8- Chính bà ta là vợ của Như Lai do bởi chạm bình nước[43], cùng xuất gia[44] một tôn giáo - khi ông ta lôi kéo bà ta và cô ta bị dẫn đi mất, trong lòng Như Lai nổi lên cơn giận.
9- Khi cơn giận phát sinh Như Lai bừng tỉnh lại, nhớ lại hạnh nguyện[45] và lúc đó Như Lai đã nguôi cơn giận Như Lai không để nó bừng lên[46].
10- Nếu như có ai dùng dao nhọn tấn công nữ Bà-la-môn này, vì mục đích giác ngộ Như Lai sẽ không bao giờ phạm giới.
11- Người nữ Bà-la-môn đó đối với Như Lai không quan trọng, thậm chí ngay cả sức mạnh trong Như Lai cũng vậy. Ðối với Như Lai quả vị toàn giác thì thật quí báu, do đó Như Lai giữ gìn giới đức. II.5 Hạnh của vua Ngưu ma vương[47]
(Mahisaràjacariyam)
1- Lại nữa, khi Như Lai là một con trâu đi đây đó trong rừng[48], với thân thể khỏe mạnh, sung sức to lớn làm mọi người trông thấy phải sợ hãi.
2- Lúc thì ở trong hang núi[49], lúc thì ở trên sườn đồi dốc và dưới cội cây, gần một dòng nước, có một chỗ này, chỗ nọ dành cho loài trâu.
3- Ði lang thang trong rừng rậm Như Lai nhìn thấy một nơi thích hợp[50]. Như Lai đi đến nơi đó, dừng lại và nghỉ ngơi.
4- Rồi một con khỉ xấu xa, dơ bẩn nhanh nhẹn đến đó rồi tiểu tiện trên vai, trên trán và lông mày của Như Lai.
5- Và tiếp tục đến một ngày nọ, thậm chí lần thứ hai, ba, bốn nó cũng làm ô uế Như Lai. Như Lai luôn luôn bực mình vì nó.
6- Một con Dạ-xoa, biết được sự bực dọc của Như Lai bèn nói rằng: "Hãy dùng sừng và móng giết chết con vật xấu xa đó".
7- Nghe được lời nói này, rồi Như Lai nói với con Dạ-xoa rằng: "Làm thế nào mà ngươi lại làm dơ bẩn Như Lai với những điều xấu xa dơ bẩn[51] đó?"
8- Nếu Như Lai giận dữ với nó vì việc đó thì Như Lai lại càng tồi tệ hơn[52] nó, và có thể làm mất giới đức và rồi có thể bị người khôn ngoan khiển trách chê bai.
9- Thật sự tốt hơn là chết vì sự trong sạch[53] còn hơn mà sống bị người đời chê bai. Thậm chí không vì mục đích sống mà Như Lai hành động theo cách gậy ông đập lưng ông.
10- Như Lai nghĩ như vầy, khi con khỉ[54] làm điều này với người khác thì người ta sẽ giết nó, đối với Như Lai thì sẽ tha thứ[55] điều này.
11- Ðây là điều khôn ngoan, tha thứ[56] sự bất kính giữa những người ở bậc hạ, trung, thượng, như vậy tâm Như Lai thành đạt, phù hợp với hạnh nguyện của Như Lai[57]. II.6 Hạnh của Ruru, vua của loài nai[58]
(Rurumigaràjacariyam)
1- Lại nữa, khi Như Lai là Ruru, vua của loài nai có màu lông giống như vàng đánh bóng[59], đang giữ giới cao nhất[60].
2- Như Lai đi đến gần một vùng đất hiền hòa, an lạc, xa cách với loài người, rồi trú ở đó trên một bờ sông Hằng thơ mộng.
3- Rồi từ trên thượng lưu sông Hằng một người đàn ông đi đến, bởi sự ép buộc của những người chủ nợ, anh đã gieo mình[61] xuống dòng sông Hằng (và suy nghĩ), "Ta sống hay chết"[62].
4- Suốt ngày đêm anh ta bị cuốn trôi dọc theo dòng sông Hằng to lớn, kêu cứu thảm thiết, tiếp tục trôi ở giữa dòng sông Hằng.
5- Khi Như Lai đứng bên bờ sông Hằng, nghe được tiếng kêu vang thảm thiết của anh ta, bèn hỏi: "Này ông là ai?"
6- Khi Như Lai hỏi và anh ta giải thích là do mình hành động, "vì sợ hãi những người chủ nợ, tôi đã nhảy xuống dòng sông này"
7- Thương xót cho anh ta, Như Lai hy sinh mạng sống của mình[63], nhảy xuống (dòng sông[64]) Như Lai cứu anh ta thoát khỏi cảnh hiểm nghèo.
8- Khi Như Lai biết anh ta tỉnh lại[65] Như Lai nói với anh ta điều này: "Ta xin ngươi một đặc ân đừng nói cho bất cứ ai về ta[66]".
9- Lúc về thành phố khi được mọi người hỏi câu chuyện, người này đã loan tin này để được giàu sang. Ðưa vị vua đến, anh ta đến gần Như Lai.
10- Và thuật tất cả những gì Như Lai đã làm cho nhà vua. Khi nhà vua nghe được những điều này, bèn gắn cung tên vào, "Ở đây ta sẽ giết kẻ vô ơn với bạn bè".
11- Như Lai xin che chở cho anh ta và xin thay thế[67] mạng mình, "Tâu bệ hạ hãy để cho anh ta sống, tại hạ đây người sẽ mang cho ngài ý nguyện và niềm vui".
12- Như Lai giữ gìn giới đức, Như Lai không giữ gìn mạng sống, đối với Như Lai giới hạnh chính là mục đích giác ngộ. II.7 Hạnh của Bồ-tát Màtanga[68]
(Màtangacariyam)
1- Và lại nữa, khi Như Lai là một đạo sĩ thắt bím tu khổ hạnh có tên là Màtanga, Như Lai là một người có giới đức và thiền định tốt[69].
2- Như Lai và vị Bà-la-môn[70] cả hai đều sống ở bờ sông Hằng, Như Lai sống ở thượng nguồn, vị Bà-la-môn sống ở hạ lưu.
3- Khi đi dọc theo bờ sông vị Bà-la-môn trông thấy liêu cốc của Như Lai ở bờ sông. Ở đó người này mắng nhiếc và chửi rủa Như Lai đến nỗi cái đầu của Như Lai muốn vỡ tung[71].
4- Nếu Như Lai giận dữ[72] với vị này, nếu Như Lai không giữ giới và chỉ nhìn vị này chắc hẳn cũng làm cho người Bà-la-môn này thành tro bụi.
5- Khi vị này chửi mắng Như Lai với những điều đó cơn[73] giận và sự xấu xa[74] quay lại với chính anh ta - Như Lai giúp người Bà-la-môn thoát khỏi việc đầu bị bể thành bảy mảnh bằng cách thiền định[75].
6- Như Lai giữ giới, không gìn giữ mạng sống của mình, vì đối với Như Lai giới hạnh là mục đích giác ngộ. II.8 Hạnh của Bồ-tát Dhammadevaputta[76]
(Dhammadevaputtacariyam)[77]
1- Lại nữa, khi Như Lai có một đoàn tùy tùng đông đảo[78], có năng lực thần thông, tên là Dhamma[79], con Dạ-xoa có quyền lúc đó chính là Như Lai, có lòng bi mẫn đối với tất cả chúng sinh.
2- Nhắc nhở mọi người về thập thiện[80], Như Lai đi khắp từ làng xóm đến thành thị cùng với bạn bè và người hầu.
3- Một con Dạ-xoa xấu xa tham lam, muốn làm cho mọi người biết về thập ác[81] hắn ta cũng đi khắp trái đất[82] cùng với bạn bè và người hầu.
4- Cả hai chúng tôi đều nói về thiện và ác, cả hai kẻ thù tấn công nhau bằng càng xe ngựa, cả hai đối mặt[83] với nhau.
5- Một cuộc cải vả khủng khiếp[84] xảy ra giữa thiện và ác và một trận chiến ghê gớm sắp sửa xảy ra bắt nguồn từ thiện và ác[85].
6- Nếu Như Lai giận dữ[86] với hắn, nếu Như Lai không giữ phẩm chất của đạo sĩ khổ hạnh, thì chắc chắn Như Lai có thể làm cho hắn và đoàn tùy tùng trở thành tro bụi.
7- Nhưng vì giới đức được gìn giữ đã làm cho tâm Như Lai trở nên mát mẻ[87], tự hạ mình với mọi người, Như Lai từ bỏ con đường đi đến sự xấu xa.
8- Ngay khi Như Lai từ bỏ con đường đi đến sự xấu xa, tâm Như Lai trở nên mát mẻ, quả đất lập tức[88] nứt ra chôn vùi Dạ-xoa[89] hung ác. II.9 Hạnh của Bồ-tát Alìnasattu[90]
(Alìnasattucariyam) [91]
1- Ở thành phố Campilà[92], một thành phố tráng lệ, thuộc vương quốc Pancàla, có vị vua tên là Jayaddisa[93] đã có nhiều giới đức.
2- Như Lai là con trai của nhà vua đó, được giáo dục tốt[94] và có giới đức cao trọng, tên là Alìnasutta, có những phẩm chất đạo đức[95] luôn luôn chăm sóc những người hầu[96].
3- Cha tôi lúc đi săn nai đã từng gặp một Dạ-xoa[97]. Nó bắt lấy cha tôi và nói rằng: "ngài là món mồi của ta, đừng có bỏ chạy"
4- Nghe những lời này nhà vua run rẩy và sợ hãi khủng khiếp, tay chân rụng rời, khi trông thấy con Dạ-xoa đó.
5- Nhà vua nói: "Hãy lấy thịt nai đi, rồi thả cho ta đi". Nhà vua hứa hẹn sẽ trở lại và sẽ mang lại sự giàu sang cho người Bà-la-môn, cha tôi dặn dò tôi:
6- "Này con trai, hãy gìn giữ vương quốc, đừng bỏ bê thành phố này. Cha hứa sẽ trở lại với con Dạ-xoa"
7- Như Lai thay thế cho cha ra đi[98], sau khi đảnh lễ cha mẹ, tháo bỏ kiếm cung rồi đi đến chỗ Dạ-xoa.
8- Nếu Như Lai trong tay có vũ khí khi đến gần Dạ-xoa có lẽ sẽ làm cho nó sợ hãi. Nếu Như Lai làm cho nó sợ hãi thì như vậy sẽ phạm giới.
9- Như Lai không nói những điều gì làm cho nó không bằng lòng vì sợ mất giới đức. Với tâm từ bi, Như Lai nói những lời ôn hòa[99] như vầy:
10- "Hãy nhóm lửa lên Như Lai sẽ gieo mình từ cành cây[100] xuống. Như Lai đã biết đến lúc chú[101] ăn thịt cháu".
11- Như vậy vì lời nguyện giữ giới Như Lai không để ý đến mạng sống. Và Như Lai mãi mãi bài bác khuynh hướng của Dạ-xoa về việc tàn sát những chúng sinh. II.10 Hạnh của Bồ-tát Sankhapàla
(Sankhapàlacariyam) [102]
1- Một lần nữa, khi Như Lai là Sankhapàla, Như Lai là chúa loài rồng có năng lực thần thông, với nanh[103] nhọn làm vũ khí và hai lưỡi có nọc độc ghê gớm.
2- Ở ngã tư của một con đường cái có nhiều kẻ đạo tụ tập, Như Lai quyết tâm theo đuổi bốn yếu tố[104], Như Lai cư ngụ ở đó.
3- Một người cần đến da trong, da ngoài, thịt gân hoặc xương của Như Lai, Như Lai để người ấy mang đi như đã từng bố thí nó.
4- Những người thợ săn[105], dữ dằn thô lỗ, nhẫn tâm trông thấy Như Lai rồi chạy đến với gậy gộc trong tay của họ.
5- Ðâm vào mũi, đuôi và xương sống của Như Lai, treo Như Lai vào một cây cột, những người thợ săn xé toát Như Lai ra.
6- Nếu Như Lai muốn hành động, Như Lai chắc hẳn có thể phun lửa đốt cháy quả đất[106] to lớn này có núi rừng bao bọc xung quanh.
7- Mặc dù Như Lai bị đâm bằng cọc nhọn, bị chặt bằng dao, Như Lai không giận dữ với những người thợ săn - đây là trì giới độ[107].
Tóm tắt[108]
1. (8) Tượng chúa, Bhùridatta, Campeyya, Bodhi, Ngưu Ma vương Ruru, Màtanga và Dhamma, và Jayaddisa và con trai của ông ta.
2. (9) Tất cả những phần này là những đòi hỏi đầu tiên trong một phần viên mãn[109] giới đức một cách mạnh mẽ. Sau khi đã duy trì cuộc sống họ đã gìn giữ những thói quen giới hạnh.
3. (10) Khi Như Lai là Sankhapàla, thì luôn luôn bố thí mạng sống cho bất cứ ai như đã từng thực hành[110] - vì đó chính là trì giới độ. Chú thích:
[1] Kunjara.
[2] Gunena, được giải thích như là sìlagunena ở bản chú giải Hạnh Tạng 110.
[3] Gaja.
[4] Các bản tiếng La tinh, bản in ở Rangoon viết là napi àlakakàsuyà, bản in ở Colombo viết là na piyàlhaka-, với vil. Napi àlahaka-, bản chú giải Hạnh Tạng III à laka- (ở một từ kép khác) v 5. V. CPD.
[5] Bản tiếng La tinh viết là samàgahite, bản chú giải Hạnh Tạng, bản Hạnh Tạng ở Rangoon viết là sahaga, bản hạnh tặng ở Colombo viết là samam gahita.
[6] Bản Hạnh Tạng La tinh, bản chú giải Hạnh Tạng viết là bhisamulà, hai bản Hạnh Tạng ở Colombo và Rangoon viết là -mùlàla, những cánh hoa sen.
[7] Một bản dịch thoát dựa trên bản chú giải Hạnh Tạng 112 về patibalo bhave tesam yàva rajjampi mà nu sam, "tôi có khả năng không chỉ tiêu diệt anh ta người đến bắt tôi mà ngay cả toàn bộ quả dất này".
[8] Pakkhi pantam.
[9] Bản tiếng La tinh, bản chú giải Hạnh Tạng viết là Àlake, bản Hạnh Tạng ở Colombo viết là Àlhake, bản ở Rangoon viết là àlake. Như vậy Bồ-tát cũng cũng cho thấy quyết định vững chắc (cũng là một hạnh), bản chú giải Hạnh Tạng 113.
[10] Túc sanh truyện Bhùridatta số 543.
[11] Bản chú giải Hạnh Tạng 115 Bhùri là trái đất, datta là tên cha mẹ ông ta đặt. Bằng trí tuệ cao thượng của Bồ-tát ngài giống như quả đất. Do đó gọi là vị Bồ-tát Datta thông thái.
[12] Cũng ở trong sách, thần thông của Xà vương.
[13] Bản chú giải Hạnh Tạng 117, Tàvatimsa.
[14] Cùng trong sách Mãn xà vương. Bồ-tát là một trong bốn vị vua trời.
[15] Cùng trong sách, tái sinh ở, nghĩa là ở trong một số kiếp tương lai.
[16] Cùng trong sách chẳng hạn như là rửa mặt.
[17] Như ở phẩm 11. 10.2. Năng lực mạnh gấp bốn lần, chú giải Trung bộ III.194 trong Trung bộ I. 481 = 8 Tương ưng kinh II.28 = Tăng chi bộ I.50: "tôi sẳn sàng, da, gân, xương, và để cho máu và thịt kho đi". Xin xem lời kệ tiếp và bản chú giải Hạnh Tạng 117, nói rằng chavicamma là một yếu tố phần còn lại được dùng riêng lẽ. Do đó Bel làm sai lạc bản chú giải: "Tứ vô lậu học: Giới, Ðịnh, Tuệ, Giải thoát"mặc dù những hình thức này tạo nên bốn anga yếu tố, thành phần ở Tăng chi kinh II.79.
[18] Bản chú giải Hạnh Tạng 122, bản Hạnh Tạng Rangoon viết là àlambàyano, bản ở Colombo viết àlambano.
[19] Bản tiếng La tinh viết Àlampànenana, bản ở Colombo viết Àlambàịena, bản ở Rangoon viết Àlambàyena na.
[20] Bản tiếng La tinh viết uppattanà, bản chú giải Hạnh Tạng 122 viết uppatanà, bản Hạnh Tạng ở Colombo và Rangoon viết uppattamam. Bản chú giải Hạnh Tạng dùng từ parivattanà trong phần giải thích, với phân đối chiếu parivatteyyam ... ở Luật tạng i.7. Ở đây ngài Mục-kiền-liên cho rằng ông ta sẽ đảo lộn quả địa cầu.
[21] Ðối chiếu phẩm II.1.9.
[22] Túc sanh truyện Campeyya, số 506.
[23] Mãn xà vương sống dưới sông Campà giữa Anga và Maggadha.
[24] Dhammika được giải thích là Dhammacàrin, pháp sư, chú giải Hạnh Tạng 126.
[25] Bản tiếng La tinh viết ahikundika, bản chú giải Hạnh Tạng 130 viết -gunthika, bản Hạnh Tạng Colombo -gunđika, bản ở Rangoon viết Tundika.
[26] Dhamacàrin, chú giải Hạnh Tạng. 129, người giải thích giáo pháp về mười cách cư xử tốt đẹp.
[27] Cùng trong sách 130 giải thích kìlati bằng kìlàpeti.
[28] Chỗ cư ngụ của vua Uggasena của xứ Barànasì.
[29] Bản Hạnh Tạng La tinh viết yam so vannam cintayati nìlapitam va lohitam, bản Hạnh Tạng ở Colombo viết yam so vannam cintayati nìlan ca pìta lohitam; bản ở Rangoon viết yam yam so vannam cintayi nìlam va pìtalohitam.
[30] Quả vị Phật phù hợp với nguyện vọng của Bồ-tát được thực hiện dưới chân của đức Phật Dipankara, bản chú giải Hạnh Tạng 130f.
[31] Ðiều này dường như đề cập đến thân thế, bản chú giải Hạnh Tạng 131.
[32] Túc sanh Cullabodhi, số 443, cũng như Túc sanh truyện Màla số 21.
[33] Nekkhammam abhinikkhamim, "tôi tuyên bố từ bỏ thế gian và dục lạc của nó, bởi vì sợ sanh từ luân hồi cho nên Níp bàn thì gần kề" bản chú giải Hạnh Tạng 133
[34] Dutiyikà, đồng hành... trong đời sống gia đình.
[35] Niràlaya, chú giải Hạnh Tạng cho rằng giống àlaya với tanhà, tham ái, ái dục.
[36] Bản chú giải Hạnh Tạng 133 dùng như là nàtìsu tanhabandhanassa chinnattà, kể từ khi sợi dây ái dục đã hoàn toàn cắt đứt.
[37] Một dòng họ hỗ trợ các Tỳ-khưu và ẩn sĩ.
[38] Từ thú vật đến chim chóc, bản chú giải Hạnh Tạng.
[39] Bản Hạnh Tạng La tinh, bản Hạnh Tạng ở Colombo viết tuyh' esàkassa bhariyà (bản Colombo viết bhàriyà), bản chú giải Hạnh Tạng 135, bản Hạnh Tạng Rangoon viết tuyhe sàkà? Kassa bhariyà? Và có nghĩa "cô ta là gì với ngài - vợ hay em gái? Có phải cô ta là vợ của người khác?"
[40] Bản chú giải Hạnh Tạng 135 giải thích rằng bà ta không phải là vợ của Bồ-tát cũng như ngài không phải là chồng của bà ta sau khi ngài xuất gia. Bà ta là pháp sư Bà-la-môn.
[41] Bản Hạnh Tạng La tinh, bản Hạnh Tạng ở Colombo viết là tassà, bản Hạnh Tạng ở Rangoon là tissà.
[42] Bản Hạnh Tạng La tinh viết là cetake, bản chú giải Hạnh Tạng, hai bản Hạnh Tạng ở Colombo và Rangoon dùng cetake, bộ hạ của nhà vua, ràjapurisa.
[43] Odapattakiyà, một vợ được kết hôn sau khi chạm vào bình nước được gọi là adapattikà, bản chú giải Hạnh Tạng 135. Một trong mười loại người vợ trong Luật tạng iii. 140. Odapattakinn nàmaudakapattani àmasitva vàseti, đã chạm vào một bát nước ông ta cho phép bà ta sống ở trong nhà ông ta. Bảng chú giải Luật tạng 555, nhúng hai bàn tay của họ vào bình nước, ông ta nói, được kết hợp như nước này, như vậy đừng để họ bị chia xẻ. Mười loài người vợ cũng được nêu lên ở bản chú giải Vimànavatthu(73)
[44] Bởi lý do đi xuất gia cùng một thời gian.
[45] Sìlabbata, trì giới độ bản chú giải Hạnh Tạng 136.
[46] Bản Hạnh Tạng tiếng La tinh viết nàsàdi vaddhitumpari, bản chú giải Hạnh Tạng, các bản Hạnh Tạng ở Colombo, Rangoon viết nàdàsini vaddhitupari. Ðối với pari đọc là 'pari, bản chú giải Hạnh Tạng chú thích upari, uddhani.
[47] Túc sanh truyện Mahisa số 278 in sai thành 275 ở bản Hạnh Tạng tiếng La tinh. Ðối chiếu Túc sanh truyện Màla số 33.
[48] Bản Hạnh Tạng tiếng La tinh viết là Vanacàrako, bản chú giải Hạnh Tạng 140. Bản Hạnh Tạng ở Colombo viết pavanacàriko.
[49] Có lẽ là một mỏm đá dốc; bản chú giải Hạnh Tạng 140 viết là olambakàsilàkeitiya.
[50] Bản chú giải Hạnh Tạng, một nơi thoải mái dưới một cội cây.
[51] Bản chú giải Hạnh Tạng 12 dùng Kini twam makhesi kanapena... mani có nghĩa: sự việc không phù hợp để anh xúi giục tôi làm việc xấu xa tàn sát những sinh vật, v.v... và ông ta giải lý do ở những lời kệ tiếp theo.
[52] Tato hìnatano bhave bản chú giải Hạnh Tạng 142 dùng có nghĩa, "Như Lai sẽ làm cho mình càng giảm giá trị hơn, lamakataro, con khỉ ngu dốt được sinh ra ở một lớp thấp hơn (Bồ-tát), con trâu sẽ trở nên xấu xa hơn con khỉ"
[53] Sự trong sạch của việc trì giới, bản chú giải Hạnh Tạng.
[54] Con khỉ này.
[55] Từ việc tàn sát những sinh vật, bản chú giải Hạnh Tạng 143. Những con trâu khác có thể làm những điều mà con Dạ-xoa (sống ở trên cây) bảo họ, và giết con khỉ. Nhưng con trâu này, kiềm chế được lời khuyên của Dạ-xoa, vượt qua sự cám dỗ lấy mạng của người khác. Không có sự chứng tỏ ở những lời nói của vị Bồ-tát với Dạ-xoa được yêu cầu để giải thoát. Câu kệ 10 là câu duy nhất có sự tương tự ở Túc sanh truyện Mahisa.
[56] Sahanto, chú thích ở bản chú giải Hạnh Tạng 143 bằng khamanto.
[57] Ðặc biệt đối với quả vị toàn giác, nó không xa xôi với vị Bồ-tát (cùng trang sách).
[58] Túc sanh truyện Ruru số 482, đối chiếu Túc sanh truyện Màla số 26. Cách giải thích khác ở Jatakastaya số 17. Xin xem thêm Mi Tiên vấn đáp I, 292, n. 4.
[59] Bản Hạnh Tạng La tinh viết Suttatta. Các bản Hạnh Tạng ở Colombo, Rangoon viết Suta.
[60] Bản chú giải Hạnh Tạng 144, nói paramasita - Samàhita cũng có nghĩa là giới đức trong sạch và tâm tập trung tốt, hoặc tâm giữ chánh niệm về giới đức trong sạch.
[61] Bản Hạnh Tạng La tinh viết patati, các bản in ở Rangoon và Colombo viết papati.
[62] Ở trong cả hai trường hợp những người chủ nợ không thể áp bức anh ta.
[63] Cajitvà, thường thường là hy sinh, dứt bỏ, ở đây dường như có ý nghĩa của liều lĩnh.
[64] Tassa, nói tổng quát với ý nghĩa vật bổ sung, bản chú giải Hạnh Tạng 146 bổ sung thêm rằng tattha cũng là tiếng Pàli (nghĩa là: văn tự, kinh điển) và nghĩa có ở đây là nadiyam. Ðây là địa điểm thuật lại số ít và có thể ngụ ý "gần con sông".
[65] Sau hai hoặc ba ngày khi con nai đã cho anh ta ăn nhiều loại trái cây. Bồ-tát biết rằng anh ta đã hồi sức.
[66] "Ðừng kể lại cho nhà vua hoặc tể tướng rằng con nai vàng sống như vậy và một nơi như thế". Bản chú giải Hạnh Tạng 147.
[67] Nimminim. Bản chú giải Hạnh Tạng 150 viết tam parivattesini ... tassa maranam nivàresini, đối chiếu phẩm II. 9. 7 thay thế anh ta (bản thân tôi) Như Lai giúp anh ta thoát chết.
[68] Túc sanh truyện Màtanga số 494. Ở bản chú giải Hạnh Tạng 152 gọi là Màtangapandita.
[69] Cùng trong sách, người có năng lực thiền; jhàna.
[70] Một người Bà-la-môn từ bỏ gia đình đi xuất gia.
[71] Bể thành bảy mảnh vào ngày thứ bảy.
[72] Hạnh Tạng La tinh viết Ee kuppeyyam, bản chú giải Hạnh Tạng 157. Bản Hạnh Tạng ở Colombo pakuppeyyam, bảng ở Rangoon pakupeyyam.
[73] Với việc bể nát đầu đó.
[74] Duttha, ô nhiễm, xấu xa, thường do bởi cơn giận và thù hận (được hiểu).
[75] Trong Túc sanh truyện và bản chú giải Hạnh Tạng 160 phương tiện này, yoga mà Bồ-tát vào ngày thứ bảy đã ngăn được mặt trời mọc và nói với mọi người nếu Bồ-tát để mặt trời mọc thì đầu của vị ẩn sĩ Bà-la-môn sẽ vỡ tan bảy mảnh. Vì thế Bồ-tát bảo họ lấy một tảng đất sét đặt nó trên đầu người Bà-la-môn. Rồi Bồ-tát để cho mặt trời mọc thế là tảng đất sét bể ra làm bảy mảnh. Như thế vị Bà-la-môn thoát khỏi lời nguyền của ông ta.
[76] Túc sanh truyện Dhamma, số 457. Ðược nói đến ở Mi Tiên vấn đáp 202.
[77] Bản Hạnh Tạng La tinh viết Dhammàdhammadevaputtacariyam.
[78] Bản Hạnh Tạng La tinh viết mahàyakho, các bản khác ở Colombo, Rangoon viết mahàpakho, bản chú giải Hạnh Tạng 161 mahesakho, được giải thích bằng mahàparivàro.
[79] Một devaputta tái sinh ở cõi trời (kàmàvacara). Adhamma giống như vậy là devaputta tái sinh cùng thế giới chư thiên, bảng chú giải Hạnh Tạng 161f.
[80] Dasakusalakammapatha, xem phần I. 3, I, III. 14. 2.
[81] Bản Hạnh Tạng La tinh viết pàvake, bản chú giải Hạnh Tạng 162, các bản in ở Colombo, Rangoon viết là pàpake. Ví dụ mười loại lửa được trình bày ở Trung bộ kinh I.286f, và được nói tời ở Túc sanh truyện IV.10 bằng tựa đề giống nhau của chúng - akusalakammapatha của tác giả BCL "đốt cháy với 10 loại lửa" phải được liên hệ với cách đọc pàvake và hai nghĩa của dìpeti, nhóm, đốt lửa và để minh họa, giải thích.
[82] Sự đối đầu diễn ra trên bầu trời trong Túc sanh truyện. Bản chú giải Hạnh Tạng 162 do đó ghép vào đây từ àsana, gần, kề bên (jambadìpa).
[83] Samimhàti samàgatà sammukhì bhùta, bản chú giải Hạnh Tạng 163. Họ gặp nhau khi đang đi ngược chiều với nhau cùng với đoàn tùy tùng.
[84] Bản Hạnh Tạng La tinh viết là asma, bản chú giải Hạnh Tạng 2, bản Hạnh Tạng in ở Colombo, Rangoon viết là bhesma. Ðối chiếu assa và bhasma, Morris bỏ của hội Pàli Text (JPTS) 1891 - 3, p. 10.
[85] Xem n.7.
[86] Bản Hạnh Tạng La tinh, bản chú giải Hạnh Tạng, bản Hạnh Tạng ở Colombo viết là pakuppeyyani bản Hạnh Tạng ở Rangoon kup-.
[87] Phát sinh khantìvàmettà (nhẫn nhục và tâm bi) hai độ, cũng là lòng nhân từ, bản chú giải Hạnh Tạng 166.
[88] Cùng trong sách tãvade ti tam khananneva, ngay ở khoảnh khắc đó, ngay lập tức.
[89] Ở những sự kiện khác được ghi chép lại khi ở quá khứ atìte, Devadatta bị dtấ nuốt, ví dụ Túc sanh truyện ở các số 222, 518. Ở Túc sanh truyện Dhamma Adhamma, ở đây Dạ-xoa hung ác, được đồng hóa với Devadatta. Năm sự kiện khác được ghi chép lại ở Mi Tiên vấn đáp 101, khi ở hiện tiền, etarahi, những người làm việc xấu xa ác độc bị quả đất nuốt. Một trong những kẻ đó là Devadatta, xem Apadàna trang 300, bản chú giải Apadà. 121ff, bản chú giải Pháp cú kinh i. 147ff.
[90] Jayadissa - Jàtaka số 513.
[91] Túc sanh truyện viết là Jayaddisacariyam, bản chú giải Hạnh Tạng, bản Hạnh Tạng ở Rangoon viết là Alìnasattu-, bản Hạnh Tạng ở Colombo là Alìnassattu- và -satta.
[92] Hạnh Tạng La tinh viết là Kapillà, bản chú giải Hạnh Tạng 167, bản Hạnh Tạng ở Rangoon viết là kapilà, in ở Colombo là Kampilà. Ở những nơi khác là kampilla.
[93] Tiêu diệt những kẻ thù.
[94] Sutadhama, Bồ-tát đã nghe, nghĩa là đã biết, tất cả các hoàng tử phải biết, Bồ-tát đã biết nhiều, bahussuttà, bản chú giải Hạnh Tạng 168.
[95] Trong sách. Có những phẩm chất tuyệt vời của một đấng cao thượng.
[96] Bản Hạnh Tạng La tinh viết là anuttara-rarijjano, cao thượng ở, bản chú giải Hạnh Tạng anuratta - parijano, hiến dâng cho, bản Hạnh Tạng in ở Colombo và Rangoon viết là anurakkha - parijano, bảo vệ; đặc biệt là với tứ vô lượng tâm, hoặc bố thí, sangahavatthu (được đề cập ở phẩm III. 14. 2 và được nêu lên ở Trường bộ kinh ii 152, 232, Apàdana ii 32) xem bản chú giải Hạnh Tạng 168.
[97] Con trai của Yakkhinn, cùng trong sách.
[98] Ðối chiếu phẩm II. 6. 11.
[99] Hitavàdì, hoặc nói những gì tốt đẹp, lợi ích, nói một cách thân thiện.
[100] Túc sanh truyện Jayaddisa, tập V, 33 ở đây đề cập đến con thỏ nhảy vào đống lửa, xem ở trên I. 10.
[101] Pitàmaha, tổ tiên? Kẻ ăn thịt người, nửa lốt người là em trai của nhà vua, và chú của hoàng tử.
[102] Túc sanh truyện Sankhapàla số 524.
[103] Hai trên , hai dưới, bản chú giải Hạnh Tạng 175.
[104] Xem phẩm II. 2. 3.
[105] Bhojaputtà, được giải thích bằng luddaputtà ở chú giải Hạnh Tạng 177, cả hai từ đều thấy ở Túc sanh truyện V. 172 được phiên dịch "những kẻ dâm đảng, những kẻ côn đồ".
[106] Quả địa cầu to lớn Sasàgara, với biền, bản chú giải Hạnh Tạng 178 được dùng như có biển bao bọc xung quanh.
[107] Theo bản chú giải Hạnh Tạng 178f, Bồ-tát biểu lộ tất cả những phẩm hạnh. Câu kệ này được trích dẫn ở Túc sanh truyện I, 45, bản chú giải Phật Tông. 60. bản chú giải Apandàna 50 mô tả sự cao cả nhất của trì giới độ.
[108] Về ký hiệu của những lời kệ sau, xem phần giới thiệu trang XI.
[109] Parikkhàrà padesikà. Phẩm hạnh của chín tiền kiếp, được nói đến ở bài kệ S1 (với những lời kệ không tiếp theo đề cập đến ở các bài kệ ở trang 3 phần tóm tắt cuối phẩm I, II, III) ở trên sẽ xuất hiện là những phần cơ bản cần thiết để kết thúc trì giới độ như được Bồ-tát Sankhapàla thể hiện. Chúng không tách rời với thành quả cuối cùng, nhưng sappadesà, có lẽ mang ý nghĩa "được kết hợp" hoặc "sát nhập với nó", cho thấy quá trình thông hiểu đầy đủ về độ trì giới là một sự quá trình ra từ từ. Ðối chiếu phẩm I. 10. S3.
[110] Yassa kassaci. Ðiều dường như có nghĩa là, những người bất chấp người này giữ gìn giới đức nhưng không kể đến mạng sống. Ðối chiếu bản chú giải trong bộ kinh IV. 170 của Bồ-tát, bố thí bất cứ điều gì, không có điều nào hơn giới đức.
Hết phần Phẩm II - Trì Giới Độ (Sīlapāramita) (Lên đầu trang)