(Nekkhampāramitā)
Dịch giả: Tỳ kheo Thiện Minh

Đại Tạng Kinh Việt NamKính mong quý độc giả xem kinh cùng góp sức hoàn thiện bằng cách gửi email về admin@rongmotamhon.net để báo cho chúng tôi biết những chỗ còn có lỗi.

Font chữ:

III.1 Hạnh của Bồ-tát Yudhanjaya[1]
(Yudhanjayacariyam)

1- Khi Như Lai là Yudhanjaya, một hoàng tử nổi tiếng, Như Lai cảm thấy xao xuyến khi thấy một giọt sương rơi trong nắng ấm[2].
2- Thấy được hình ảnh đó Như Lai lại càng xúc động. Ðảnh lễ cha và mẹ Như Lai xin được xuất gia.
3- Họ chấp tay lại, cùng với thần dân, quần thần của triều đình, họ van xin Như Lai, "Này con trai, chính ngày hôm nay con sẽ gìn giữ vương quốc[3] giàu mạnh và thịnh vượng này".
4- Trong khi đám đông cùng với nhà vua, cung nữ, những thần dân và bá quan trong triều khóc than thảm thiết, Như Lai xuất gia[4] mà không mong cầu.
5- Ðó chính là sự giác ngộ, Như Lai từ bỏ ngai vàng, người thân, người hầu và danh vọng, Như Lai không hối tiếc bất cứ điều gì về nó[5].
6- Cha mẹ và tùy tùng đối với Như Lai[6] thì quan trọng. Nhưng quả vị toàn giác thì lại quí báu hơn, do đó Như Lai từ bỏ vương quốc.
III.2 Hạnh của Bồ-tát Somanassa[7]
(Somanassacariyam)

1- Lại nữa, khi ở thành phố tráng lệ Indapatta[8], Như Lai là một vị hoàng tử có tên là Somanassa, Như Lai được cha mẹ mong mỏi và rất quí báu đối với họ và rất nổi tiếng.
2- Như Lai là một con người có giới đức, có những phẩm chất tốt[9], có lời nói ôn hòa, kính trọng bậc trưởng lão, khiêm tốn, và sâu sắc trong tình cảm[10].
3- Có một đạo sĩ giả danh được[11] nhà vua yêu mến. Ông ta sống[12] bằng cách chăm sóc cây vườn và hoa lá.
4- Biết được ông ta là người giả danh giống như một đống trấu mà không có hạt gạo[13], và[14] một cây không có ruột, giống như cây chuối lá không có lỏi cứng Như Lai nghĩ như vậy.
5- "Người này vì sinh kế của mình không có giới đức[15] hướng tới những gì tốt đẹp, đã xa rời đạo hạnh, và từ bỏ sự khiêm tốn cùng với giới hạnh tinh khiết".
6- Biên giới bị những bộ lạc lân bang khuấy[16] nhiễu. Cha tôi đi xa để bình định, dạy tôi rằng:
7- "Này con yêu dấu, con đừng lơ là với vị đạo sĩ khổ hạnh có giới đức. Ông ta là nguời mang lại những điều mong mỏi của chúng ta, hãy tuân theo với những mong cầu của ông ta".
8- Tiếp tục hầu hạ ông ấy, Như Lai nói những lời này: "Như Lai hy vọng ông được tốt đẹp[17], người chủ nhà[18] hoặc bất cứ thứ gì có thể mang lại cho ông[19]".
9- Ở người giả danh này với sự ngã mạn và lấy làm giận dữ[20] rồi nói rằng: "Hôm nay[21] ta sẽ giết ngươi hoặc đuổi ngươi ra khỏi vương quốc này"
10- Sau khi nhà vua đã bình định khu vực biên giới nói với người giả danh, "Thưa đại vương, tôi hy vọng rằng ngài được tốt đẹp và được mọi người tôn kính". Người Bà-la-môn xấu xa nói với nhà vua lý do sao hoàng tử bị chết.
11- Khi nhà vua nghe những lời nói của ông ta bèn ra lệnh "Hãy cắt đầu hoàng tử bất cứ khi nào gặp[22] và chặt hoàng tử[23] ra làm bốn mảnh, và trưng bày cho mọi người xem" - đấy là hình phạt cho những ai có ý khinh khi những vị đạo sĩ có tóc bím.
12- Do đó những người hành hình[24] hung ác, thô lỗ, nhẫn tâm, bắt đầu lôi kéo Như Lai đi chỗ khác khi Như Lai đang ngồi trong lòng mẹ.
13- Như Lai nói với họ "hãy đưa ta đến trước nhà vua - khi họ đang bịt mắt Như Lai - Như Lai có điều muốn nói với nhà vua".
14- Họ đưa Như Lai đến trước mặt vị vua xấu xa, người đệ tử của vị Bà-la-môn. Khi Như Lai trông thấy nhà vua Như Lai thuyết phục ngài và nhà vua đã nghe theo lời của Như Lai.
15- Trong trường hợp này nhà vua xin Như Lai tha thứ và ông ta sẽ giao lại vương quốc. Nhưng Như Lai không còn vướng bận[25] trần tục[26] và quyết định đi xuất gia.
16- Không phải là vương quốc đó không quan trọng đối với Như Lai, cũng như những lạc thú nhưng quả vị toàn giác đối với Như Lai càng quí báu hơn, do đó Như Lai từ bỏ vương quốc.
III.3 Hạnh của Bồ-tát Ayoghara[27]
(Ayogharacariyam)

1- Lại nữa, khi Như Lai là con trai của vua Kàsi lớn lên trong nhà bằng sắt[28], Như Lai có tên là Ayoghara.
2- Khi Như Lai bảo rằng: "cuộc sống của con gặp nhiều khó khăn, con được nuôi dưỡng trong nơi tù túng[29], chính ngày hôm nay, con sẽ nắm lấy vương quốc này[30]
3- Cùng với những vương quốc, các thành phố, thần dân" đảnh lễ hoàng tử Như Lai đáp lễ lại, sau đó Như Lai nói những lời này.
4- "Bất cứ chúng sinh nào sống trên vương quốc này, thấp hèn, cao quí, trung lưu không cần sự bảo vệ họ cùng nhau lớn lên trong gia đình của mình với những người đàn ông thân thuộc".[31]
5- Cách nuôi nấng của Như Lai bị nhốt lại thì thật hi hữu trên thế gian. Như Lai đã lớn lên trong cái nhà bằng sắt không có ánh sáng mặt trăng hay mặt trời.
6- Khi Như Lai nằm trong bào thai của mẹ gặp phải những điều khó chịu bó buộc, bây giờ lại một lần nữa Như Lai bị ném vào một cái nhà sắt có nhiều nỗi đau đớn và sợ hãi hơn.
7- Nếu Như Lai tìm được sự thỏa thích với quyền lực[32] Như Lai sẽ là người xấu xa nhất[33] trong những người xấu xa, vì Như Lai đến từ nơi đau khổ tàn ác như thế này.
8- Thân thể Như Lai suy yếu, Như Lai không thiết tha đến quyền lực, Như Lai sẽ đi tìm sự giải thoát nơi cái chết sẽ không còn đe dọa Như Lai "
9- Nghĩ như vậy trong lúc đó đám đông đang kêu gào thảm thiết[34], giống như con tượng thoát khỏi sự xiềng xích của nó[35] Như Lai đi vào rừng rậm
10- Cha mẹ của Như Lai và sự nổi tiếng của Như Lai cũng quan trọng. Nhưng đối với Như Lai quả vị toàn giác lại càng quí hơn, do đó Như Lai từ bỏ vương quốc[36].
III.4 Hạnh liên quan đến những cành hoa sen[37]
(Bhisacariyam)
[38]
1- Lại nữa, khi Như Lai sinh sống trong một thành phố huy hoàng tráng lệ có tên là Kàsi, Như Lai có một em gái và bảy em trai[39] cùng sinh ra trong một gia đình trí thức[40].
2- Như Lai là anh cả, có giới đức trong sạch. Nhìn thấy có sự nguy hại, Như Lai hoan hỉ xuất gia.
3- Cha mẹ của Như Lai báo cho bạn bè nhất trí mời Như Lai đến dự tiệc. Họ nói rằng: "Hãy gìn giữ phả hệ gia đình".
4- Bất cứ những điều gì họ nói là những điều mang lại hạnh phúc ở vương quốc, nhưng đối với Như Lai nó giống như lưỡi cày bị nóng lên và thô cứng[41]
5- Rồi họ hỏi Như Lai về nguyện vọng của mình, người đã từ khước vương quốc, "Này bằng hữu bạn khát khao[42] điều gì mà lại không thích hưởng lạc thú?"
6- Như Lai nói những lời như vậy với những người đang đi tìm hạnh phúc cho Như Lai, sự khát khao của Như Lai là việc thiện[43], "Như Lai không khát khao vương quốc, Như Lai hoan hỉ được xuất gia".
7- Khi họ nghe những lời nói của Như Lai, họ thông báo[44] với mẹ cha của Như Lai. Mẹ cha Như Lai nói như vầy: "Thưa quí ngài[45], tất cả[46] chúng tôi đều xuất gia".
8- Chúng tôi cùng em gái và bảy em trai với[47] bố mẹ từ bỏ sự giàu sang, và đi vào rừng rậm.
III.5 Hạnh Bồ-tát Sona khôn ngoan[48]
(Sonapanditacariyam)
[49]
1- Lại nữa, khi Như Lai sống ở thành phố Brahmavaddhana[50] ở đó Như Lai được sinh ra trong một gia đình cao quí nổi tiếng và rất giàu có.
2- Rồi ngay sau đó, Như Lai nhận thấy toàn thể chúng sinh đang bị mù quáng, bị cuốn trôi vào bóng tối[51], tâm Như Lai trở nên thức tỉnh như thể bị một mũi nhọn đâm vào da thịt.
3- Sau khi trông thấy nhiều hình thức xấu xa, rồi Như Lai nghĩ như thế này "Khi từ bỏ đời sống gia đình, Như Lai sẽ vào rừng".
4- Rồi những người thân thuộc cũng[52] mời[53] Như Lai đến hưởng lạc thú, Như Lai cũng nói với họ về khát khao của mình, "đừng mời Như Lai những thứ này"
5- Em trai của Như Lai là Nanda một bậc trí tuệ, nó cũng theo sự giáo dục[54] của Như Lai, tìm ra được cùng một niềm vui khi xuất gia.
6- Như Lai Sona và Nanda cùng cha mẹ, ngay sau đó từ bỏ tài sản rồi vào rừng rậm.


Chú thích:
[1] Túc sanh truyện Yuvanjaya số 460.
[2] Bồ-tát nghĩ về sự vô thường và cuộc đời ngắn ngủi, bản chú giải Hạnh Tạng 183.
[3] Mahàmahim, văn chương quả đất vĩ đại, có nghĩa là vương quốc.
[4] Bản Hạnh Tạng La tinh, bản chú giải Hạnh Tạng 184 viết là hi pabbajim, hai bản Hạnh Tạng ở Rangoon và Colombo viết là parivajjim, bỏ đi "hi".
[5] Chỉ nghĩ về đạo quả giác ngộ, bản chú giải Hạnh Tạng 185.
[6] Bản Hạnh Tạng La tinh bỏ. Ðối chiếu III. 3. 10 nơi Như Lai, với Như Lai, xảy ra.
[7] Túc sanh truyện Somanassa số 505.
[8] Bản Hạnh Tạng La tinh viết là Indapatthe, bản chú giải Hạnh Tạng 186, các bản Hạnh Tạng ở Colombo, Rangoon viết -patte.
[9] Ðức tin, nhiều sự tin tưởng và ... bản Hạnh Tạng 186.
[10] Ðối chiếu phẩm II. 9. 2n.
[11] Bản Hạnh Tạng La tinh viết là àsi, hai bản in ở Colombo và Rangoon viết là ahosi.
[12] Bản Hạnh Tạng La tinh viết là so jìvati, các bản in ở Colombo và Rangoon bỏ so.
[13] Bản Hạnh Tạng La tinh, bản chú giải Hạnh Tạng 190, bản Hạnh Tạng ở Colombo viết tan-, bản ở Rangoon viết atandulam.
[14] Bản Hạnh Tạng La tinh, hai bản khác ở Rangoon và Colombo đều dùng ca, bản chú giải Hạnh Tạng dùng va.
[15] Dhamma.
[16] Bản Hạnh Tạng La tinh, bản ở Colombo viết là ahosi, bản ở Rangoon lại viết ahu.
[17] Nghĩa là tốt đẹp, kusala, ở thân thể, bản chú giải Hạnh Tạng 191.
[18] Somanassa trông thấy ông ta tưới cây và biết ông ấy là người bán rau quả, panịika, bản chú giải Hạnh Tạng 190.
[19] Vàng, được chạm trổ tinh vi hoặc không, cũng trong sách 191. Vàng đã không được bố thí cho những ẩn sĩ. Hạnh Tạng La tinh viết là àhariyyatu, bản chú giải Hạnh Tạng, các bản in ở Colombo và Rangoon viết là -ìyatu.
[20] Ðược gọi như là "vị trưởng giả, gia trưởng", bản chú giải Hạnh Tạng.
[21] Thời gian khi nhà vua sẽ trở về (cùng trong sách).
[22] Tatth'eva ở bất cứ nơi nào ông ta gặp anh ta (Bồ-tát) cùng ở trong sách.
[23] Thân thể của Bồ-tát (cùng trong sách).
[24] Bản Hạnh Tạng tiếng La tinh viết là tatth'akàrunika, bản chú giải Hạnh Tạng 191, các bản Hạnh Tạng in ở Colombo và Rangoon dùng tatthakàranikà.
[25] Bản Hạnh Tạng La tinh viết là dàlayetvà, bản in ở Colombo viết dàlayitvà, bản chú giải Hạnh Tạng 194. Bản in ở Rangoon viết là dàlayitvà.
[26] Do ảo tưởng, mù quáng, Bồ-tát nhận thấy được sự nghèo của tham dục, bản chú giải Hạnh Tạng 194.
[27] Túc sanh truyện Ayoghara số 510, đối chiếu Túc sanh truyện Màlà số 32.
[28] Ayoghara. Bồ-tát được nuôi dạy ở đây để tránh được sự rắc rối của loài phi nhân, Dạ-xoa nữ đã ăn thịt hai người anh, bản chú giải Hạnh Tạng 195f.
[29] Bản Hạnh Tạng La tinh viết là pati posito, các bản khác ở Colombo và Rangoon viết là patiposito. Bản chú giải Hạnh Tạng 197 giải thích sampite bằng sambàdhe.
[30] Vasudhà.
[31] Bản Hạnh Tạng La tinh, bản Hạnh Tạng Colombo Saha ĩãtibhi, bản Hạnh Tạng Rangoon Saka ĩãtibhi, bản chú giải Hạnh Tạng saka nàtithì ti sakehi nàtihi sammo - damànà visitthà (thường thường. w. r) anukkanthità. Ðối chiếu I. 9. 56n.
[32] Rajjesu, rajje được sử dụng ở bản chú giải Hạnh Tạng 197
[33] Uttama, được giải thích như nihìnatama, cùng trong sách.
[34] Bản Hạnh Tạng La tinh, bản Hạnh Tạng ở Colombo, bản chú giải Hạnh Tạng 198 viết là viravantam mahàjanani, bản Hạnh Tạng Rangoon - vante - jane
[35] Bồ-tát phá tan xiềng xích của tham ái bản chú giải Hạnh Tạng.
[36] Ðối chiếu phẩm III, I. 6 phẩm III. 2. 16
[37] Túc sanh truyện Bhisi số 488. Ðối chiếu Túc sanh truyện Màlà số 19. Khi vị trời Ðế Thích thử thách những nguyện vọng cao thượng của Mahàkancana (Bồ-tát) và những anh chị em của ngài, tất cả những người này đều là những ẩn sĩ, bởi lý do Mahàkancana chia xẻ trái cây hái ở trong rừng nhưng trước khi ông đưa vào miệng thì thức ăn biến mất, thân nhân của Bồ-tát chuốc lấy những tai ương cho bản thân họ nếu như có bất cứ tội lỗi nào về việc trộm cắp nhiều cành hoa sen bhisa.
[38] Bản chú giải Hạnh Tạng 200 Mahàkancana.
[39] Bản Hạnh Tạng Rangoon thêm ca.
[40] Ðược bổ sung bằng bản chú giải Hạnh Tạng 200 chú giải ngắn gọn sotthiya, được hiểu biết bởi udita, có tước vị được nâng lên.
[41] Những lời nói làm tai của ông ta nóng bừng lên, giống như lưỡi cày bị nóng lên khi cày suốt cả ngày.
[42] Bản Hạnh Tạng La tinh, bản ở Colombo viết là patthayasi, bản ở Rangoon viết yase 7. Các bản Hạnh Tạng latinh, bản ở Rangoon viết atthakàmo, bản ở Colombo -kàma, bản chú giải Hạnh Tạng 202 viết là attha-, và nói attakàmo ti attan atthakàmo... atthakàmo ti pi pàti.
[43] Các bản Hạnh Tạng La tinh, bản ở Rangoon viết atthakàmo, bản ở Colombo -kàma, bản chú giải Hạnh Tạng 202 viết là atta-, và nói attakàmo ti attan atthakàmo... atthakàmo ti pi pàti.
[44] Bản Hạnh Tạng La tinh, bản chú giải Hạnh Tạng 202 viết là sàveyyuư, các bản Hạnh Tạng ở Colombo, và Rangoon là savàyuư
[45] Bho, bản chú giải Hạnh Tạng nói họ đang nói với những vị Bà-la-môn.
[46] Bản Hạnh Tạng La tinh viết là pi, các bản Hạnh Tạng ở Colombo và Rangoon viết là va.
[47] Bản Hạnh Tạng Colombo bỏ ca
[48] Túc sanh truyện Sona-Nanda số 532
[49] Bản Hạnh Tạng La tinh, bản chú giải Hạnh Tạng 209, các bản Hạnh Tạng ở Colombo, Rangoon viết là Sona- Túc sanh truyện là sona-
[50] Tên cũ của Bàranasì, Túc sanh truyện IV. 119
[51] Do thiếu hiểu biết, bản chú giải Hạnh Tạng 211, bản Hạnh Tạng La tinh -otthatam, bản chú giải Hạnh Tạng, các bản Hạnh Tạng ở Colombo và Rangoon viết -tam
[52] Tham khảo trở lại phẩm III. 3. Nhà bảo sanh bằng sắt, bản chú giải Hạnh Tạng
[53] Bản Hạnh Tạng La tinh, bản chú giải Hạnh Tạng viết nimantimsu, các bản ở Rangoon và Colombo -temsum
[54] Trong việc trì giới... bản chú giải Hạnh Tạng.
Hết phần Phẩm III - Xuất Gia Độ (Nekkhampāramitā)

(Lên đầu trang)


Hạnh Tạng dịch từ tiếng Anh có tổng cộng 8 phần.
Xem phần trước           ||||           Xem phần tiếp theo


Tải về dạng file RTF
Close
Close