Kính mong quý độc giả xem kinh cùng góp sức hoàn thiện bằng cách gửi email về admin@rongmotamhon.net để báo cho chúng tôi biết những chỗ còn có lỗi.
Font chữ:
III.6 Hạnh Bồ-tát Temya khôn ngoan[1]
(Temyapanditacariyam)
1- Lại nữa, khi Như Lai là con trai của vua Kàsi và có tên là Màgapakkha[2], nhưng họ gọi Như Lai là Temiya[3]
2- Trong mười sáu ngàn cung phi mĩ nữ của nhà vua chưa ai sinh được con trai[4]. Sau nhiều ngày nhiều đêm, Như Lai là người duy nhất được sinh ra.
3- Trên giường của Như Lai có một cái lọng màu trắng che chở Như Lai. Cha Như Lai nuôi nấng lớn lên, một đứa con trai yêu dấu, một dòng dõi quí tộc, một người thông thái, thật là quí báu.
4- Như Lai thức dậy sau khi ngủ trên một cái giường lộng lẫy rồi Như Lai trông thấy cái lọng bị phai màu có nghĩa là Như Lai phải đi chuộc tội[5].
5- Thấy hình ảnh của cây lọng như vậy Như Lai phát sinh nỗi sợ hãi ghê gớm. Như Lai đi đến quyết định "Như Lai sẽ thoát ra[6] nơi này[7] bằng cách nào[8]?"
6- Một vị chư thiên trước đây là thân nhân của Như Lai[9], mong muốn sự hạnh phúc của Như Lai, thấy Như Lai đau đớn, bèn khuyên Như Lai về ba cách cư xử[10]
7- "Trước tất cả mọi người đừng tỏ vẻ thông minh[11] hãy giả làm như một kẻ khùng điên[12], để cho mọi người khinh khi ngài - như vậy Như Lai sẽ có sự sung sướng[13]"
8- [14]Khi nghe xong những lời này Như Lai nói với bà ta: "Như Lai sẽ thực hành theo lệnh như bà[15] đã nói. Bà ước ao Như Lai được sung sướng khỏe mạnh."
9- Khi Như Lai nghe được những lời nói của bà ta Như Lai cảm thấy nó như là một điều kỳ diệu. Hân hoan, đắc chí, Như Lai nhất quyết tuân theo ba yếu tố:
10- Như Lai là người câm, điếc và què quặt không thể đi lại[16]. Như Lai quyết tâm sống theo ba yếu tố này trong mười sáu năm.
11- Sau đó họ sờ nắn tay chân, lưỡi và mắt[17] của Như Lai nhận thấy Như Lai không có một khuyết tật nào và cho ta là một người bất hạnh[18].
12- Rồi tất cả mọi người trong xứ[19], những quan lại và các tu sĩ, cùng tất cả mọi người nhất quyết loại Như Lai sang một bên.
13- Khi Như Lai nghe những quan điểm của họ, Như Lai lấy làm hân hoan, vui vẻ vì mục đích mà Như Lai tu tập khổ hạnh là mục đích mà Như Lai đã thành tựu.
14- Sau khi tắm rửa cho Như Lai, xoa dầu cho Như Lai, đeo cho Như Lai một vương miện trên đầu[20], sau khi làm lễ rải nước thánh cho Như Lai, họ đưa Như Lai đi vòng quanh thành phố có lọng che.
15- Giữ nó ở trên cao trong bảy ngày, vào một ngày khi thiên thể của mặt trời xuất hiện, người đánh xe ngựa đưa Như Lai ra khỏi chiếc xe ngựa, rồi đưa vào rừng.
16- Giữ chiếc xe ngựa lại khoảng trống, người đánh xe ngựa cho con ngựa chạy thoát[21], người đánh xe đào một cái hố và chôn Như Lai ở đó.
17- Như Lai cương quyết[22] giữ vững quyết tâm bằng những hình thức khác[23], Như Lai không từ bỏ[24] quyết định độ vì mục đích giác ngộ.
18- Ðối với Như Lai[25] cha mẹ và bản thân Như Lai cũng quan trọng. Nhưng quả vị toàn giác lại càng quí hơn, do đó Như Lai quyết tâm theo đuổi điều đó[26].
19- Như Lai sống trong mười sáu năm để quyết tâm theo đuổi những yếu tố đó. Không có ai giống như Như [27]Lai ở sự quyết tâm đó - đây là quyết định độ của Như Lai. Chú thích:
[1] Túc sanh truyện Mùgapakkha số 538 cũng gọi là Túc sanh truyện Temiya
[2] Một người câm và tàn tật
[3] Vào ngày Bồ-tát sinh ra có một trận mưa rào lớn làm ướt đẩm ông ta, temiya
[4] Mặc dù Pumo thường đề cập đến người nam, bản chú giải Hạnh Tạng 216 ở đây nó không có nghĩa duy nhất một đứa con trai, và nhà vua cũng không có con gái.
[5] Các vị vua rất tàn ác, đã tích lũy nhiều lầm lỗi dẫn đến Niraya (hỏa ngục). Bản chú giải Hạnh Tạng 218 nêu ra tato tatiye attabhàve aham niraye gato, ở tính cách đặc trưng thứ ba từ bây giờ tôi đã phải đi đến hỏa ngục. Ba tính cách "đặc trưng" này được nêu rõ ở Túc sanh truyện VI. 2
[6] Bản Hạnh Tạng La tinh viết muccissam, bản chú giải Hạnh Tạng 218 munceyyam, các bản Hạnh Tạng Colombo, Rangoon viết muncissam.
[7] Vương quốc bất hạnh này, bản chú giải Hạnh Tạng.
[8] Bản Hạnh Tạng La tinh viết kadàham, bản chú giải Hạnh Tạng, bản Hạnh Tạng Colombo, Rangoon viết là Kathàham, khi nào Như Lai sẽ?
[9] Mẹ của Bồ-tát ở một kiếp trước.
[10] Ðể thoát khỏi sự cai trị tàn ác, bản chú giải Hạnh Tạng 219.
[11] Bản Hạnh Tạng La tinh viết pandiccam, các bản ở Colombo, Rangoon viết là pandiccayam, cũng như bản chú giải Hạnh Tạng 219 nói "hoặc pandiccam này là một cách đọc"
[12] Bản Hạnh Tạng La tinh viết bahumatam sappànimam, hai bản ở Colombo, Rangoon, Túc sanh truyện VI. 4 viết là bàlamato bhava sabba pàninam,
[13] Tava'om, ở Hạnh Tạng La tinh.
[14] Những câu kệ 8 - 11 được xếp đặt ở đây cũng như ở các bản Hạnh Tạng ở Colombo, Rangoon.
[15] Tvam, chỉ ở Túc sanh truyện viết là mam.
[16] Gativivajjito, bản chú giải Hạnh Tạng, im lặng.
[17] Ðể thử xem Bồ-tát có phải là câm điếc, một người tàn tật.
[18] Kàlakanì, có tai màu đen. Ðối chiếu bản chú giải Pháp cú kinh iii. 31, 38 về tính ngữ bao hàm một điều xấu.
[19] Bản Hạnh Tạng La tinh viết janapadà, các bản in ở Colombo, Rangoon viết là jàna-
[20] Vethevà ràjavethanam, cũng được giải thích ở bản chú giải Hạnh Tạng 223.
[21] Bản Hạnh Tạng La tinh viết hatthamuncitam, bản chú giải Hạnh Tạng, bản Hạnh Tạng Colombo viết -muncito, bản ở Rangoon muccito.
[22] Bản Hạnh Tạng La tinh tajjanto, bản chú giải Hạnh Tạng, các bản Hạnh Tạng ở Colombo, Rangoon viết ento.
[23] Tham khảo nhiều kinh diễn khác nhau những người nuôi nấng Như Lai tìm cách khám phá điều gì bất ổn xảy ra với ngài cho tới khi ngài được 16 tuổi, xem lời kệ 10.
[24] Bản Hạnh Tạng La tinh, bản Hạnh Tạng Colombo viết là vatam, bản ở Rangoon chỉ dùng tam.
[25] Ðối chiếu phẩm I. 8. 16, phẩm III. I. 6.
[26] Mô tả sự cao cả của quyết định độ, lời kệ này được trích dẫn ở Túc sanh truyện I. 46. Bản chú giải Phật Tông. 61. Bản chú giải Apandàna. 51, tất cả đọc na (pi) me dessam mahàyassam, sự giàu sang (hoặc những phần lớn lao tiếp theo) cũng không thỏa mãn (Như Lai) tôi đối với của Hạnh Tạng là attà na me ca dessiyo.
[27] Bản Hạnh Tạng in ở Rangoon viết "nhét tôi (Như Lai)", ngược lại với âm luật, nhưng hòa hợp với các câu kệ ở phẩm III. 7 và phẩm III. 9. 14.
Hết phần Phẩm III - Quyết Định Độ (Adhitthānapāramita) (Lên đầu trang)