I. Phẩm Sông Hằng Rộng Thuyết
1.I Viễn Ly (S.v,249)
1) ...
2) -- Có năm lực này, này các Tỷ-kheo. Thế nào là năm? Tín lực, tấn lực, niệm lực, định lực, tuệ lực. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là năm lực.
3) Ví như, này các Tỷ-kheo, sông Hằng thiên về phương Ðông, hướng về phương Ðông, xuôi về phương Ðông. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập năm lực, làm cho sung mãn năm lực, thiên về Niết-bàn, hướng về Niết-bàn, xuôi về Niết-bàn.
4) Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập tín lực liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến từ bỏ... tấn lực... niệm lực... định lực... tu tập tuệ lực liên hệ đến viễn ly... hướng đến từ bỏ.
5) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập năm lực, làm cho sung mãn năm lực, thiên về Niết-bàn, hướng về Niết-bàn, xuôi về Niết-bàn.
2-12.II-XII (S.v,250)
(Tóm tắt đề kinh: Sáu thiên về phương Ðông, sáu thiên về biển, sông Hằng thành mười hai, tên phẩm là như vậy).
II. Phẩm Không Phóng Dật
13-22.I-X Viễn Ly (S.v,250)
Gồm các kinh :
Như Lai, Bàn Chân, Nóc Nhà, Cội Gốc, Lõi Cây, Hạ Sanh Hoa, Vua, Mặt Trăng, Mặt Trời, Vải; gồm tất cả là mười.
III. Phẩm Sức Mạnh (Viễn Ly)
23-34.I-XII (S.v,250)
Gồm các kinh:
Lực, Chủng Tử, Long, Cây, Ghè, Mặt Trời, Hư Không, hai kinh Mây, Thuyền, Khách, Sông.
IV. Phẩm Tầm Cầu
35-46.I-XII Viễn Ly (S.v,250)
Gồm các kinh :
Tầm Cầu, Kiêu Mạn, Lậu Hoặc, Hữu, Khổ, Ba Uế Nhiễm, Chướng Ngại, Cấu Uế, Dao Ðộng, Thọ, Ái. (Phẩm Tầm Cầu được thuyết rộng như chương nói về Lực)
V. Phẩm Bộc Lưu
47-55.I-IX. Viễn Ly (S.v,251)
56.X. Thượng Phần Kiết Sử (S.v,251)
1) ...
2) -- Có năm thượng phần kiết sử, này các Tỷ-kheo. Thế nào là năm? Sắc tham, vô sắc tham, mạn, trạo cử, vô minh. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là năm thượng phần kiết sử. Ðể thắng tri, liễu tri, đoạn diệt, đoạn tận năm thượng phần kiết sử này, năm lực cần phải tu tập. Thế nào là năm?
3) Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập tín lực liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến từ bỏ... Ðể thắng tri, liễu tri, đoạn diệt, đoạn tận năm thượng phần kiết sử này, năm lực này cần phải tu tập.
(Tóm tắt đề kinh: Bộc Lưu, Ách, Chấp Thủ, Hệ Phược, Tùy Miên, Dục Công Ðức, Triền Cái, Uẩn, Thượng, Hạ Phần Kiết Sử).
VI. Phẩm Sông Hằng Rộng Thuyết
57.I. (S.v,251) Tham
1) ...
2) -- Có năm lực này. Thế nào là năm?
3) Ví như, này các Tỷ-kheo, sông Hằng thiên về phương Ðông... Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo... thiên về Niết-bàn, hướng về Niết-bàn, xuôi về Niết-bàn. Thế nào, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo... xuôi về Niết-bàn?
4) Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập tín lực với mục đích nhiếp phục tham, với mục đích nhiếp phục sân, với mục đích nhiếp phục si... Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập năm lực, làm cho sung mãn năm lực, thiên về Niết-bàn, hướng về Niết-bàn, xuôi về Niết-bàn.
58-68.II-XII. (S.v,252)
(Tóm tắt đề kinh: Sáu thiên về phương Ðông, hai thiên về biển và sông Hằng thành mười hai. Tên phẩm là như vậy).
VII. Phẩm Không Phóng Dật
69-78.II-XII. (S.v,252) Tham
Gồm các kinh: Như Lai, Chân, Nóc Nhọn, Rễ, Lõi, Hạ Sanh Hoa, Vua, Mặt Trăng, Mặt Trời, Vải, tất cả là mười.
VIII. Phẩm Lực
79-90.I-XII. (S.v,252) Tham
Gồm các kinh: Lực, Chủng Tử, Long, Cây, Ghè, Mặt Trời, Hư Không, hai kinh Mây, Thuyền, Khách, Sông.
IX. Phẩm Tầm Cầu
91-100.I-X. (S.v,252) Tham
Gồm các kinh: Tầm Cầu, Mạn, Lậu Hoặc, Hữu, Khổ, Ba Chướng Ngại, Cấu Uế, Dao Ðộng, Thọ, Ái.
X. Phẩm Bộc Lưu
101-109 I-IX (S.v,53) Tham
110.X. Thượng Phần Kiết Sử (S.v,243)
1) ...
2) -- Này các Tỷ-kheo, có năm thượng phần kiết sử này. Thế nào là năm? Sắc tham, vô sắc tham, mạn, trạo cử, vô minh. Này các Tỷ-kheo, đây là năm thượng phần kiết sử. Ðể thắng tri, liễu tri, đoạn diệt, đoạn tận năm thượng phần kiết sử này, năm lực cần phải tu tập. Thế nào là năm?
3) Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập tín lực... tu tập tuệ lực với mục đích nhiếp phục tham, với mục đích nhiếp phục sân, với mục đích nhiếp phục si.
4) Này các Tỷ-kheo, để thắng tri, liễu tri, đoạn diệt, đoạn tận năm thượng phần kiết sử này, năm lực cần được tu tập.
(Tóm tắt đề kinh: Bộc Lưu, Ách, Chấp Thủ, Hệ Phược, Tùy Miên, Dục Công Ðức, Triền Cái, Uẩn, Thượng, Hạ Phần Kiết Sử).