(Upekkhāpāramitā)
Dịch giả: Tỳ kheo Thiện Minh

Đại Tạng Kinh Việt NamKính mong quý độc giả xem kinh cùng góp sức hoàn thiện bằng cách gửi email về admin@rongmotamhon.net để báo cho chúng tôi biết những chỗ còn có lỗi.

Font chữ:

III.15 Phẩm hạnh cao quí phi thường[115]
(Mahalomahamsacaryam)

1- [116]Như Lai nằm trong nghĩa trang dựa vào[117] bộ xương người. Một đám trẻ con nhà quê[118] đến gần và nhạo báng Như Lai.
2- Những đứa khác mang lại cho Như Lai nhiều dầu thơm vòng hoa[119] và những loại thực phẩm, Như Lai cảm thấy hoan hỉ và phấn khởi.
3- Những đứa trẻ gây cho[120] Như Lai đau đớn và những đứa khác đem lại cho như hạnh phúc - đối với Như Lai tử tế hay giận hờn[121] đều vô nghĩa.
4- Sau khi Như Lai đã hòa đồng giữa hạnh phúc và đau khổ, danh dự và nhục nhã[122]. Như Lai vẫn an nhiên tự tại ở mọi hoàn cảnh - đây là xả độ của Như Lai.
Kết thúc là phần bình luận về xả độ[123]
Tóm tắt[124]
1 (6)- Yudhanjana, Somanassa, Ayoghasa và liên quan đến cành hoa sen[125], Sonananda, Mùgapakkha, hầu vương có tên là Sacca.
2 (6)- Chin cút và ngư vương, thầy bói Kanhadìpàyana, lại nữa Như Lai là Sutasoma, Như Lai là Sàma và Ekaràjà, đã có độ xả. Như vậy nó đã được vị thầy bói tài giỏi tuyên bố.
KỆ KẾT THÚC
1 (7)- Sau khi đã trải qua nhiều đau khổ và hạnh phúc ở những kiếp[126] khác nhau như vậy, Như Lai đã đạt được sự giác ngộ tối cao.
2 (8)- Phải bố thí những gì đã bố thí[127], đã thực hành viên mãn giới hạnh, sau khi đã hoàn thành xuất gia độ, Như Lai đã đạt được sự giác ngộ tối cao.
3 (9)- Sau khi đã viên mãn trí tuệ độ[128], sau khi đã viên mãn tinh tấn độ, sau khi đã viên mãn nhẫn nại độ, Như Lai đã thành tựu sự giác ngộ cao quí.
4 (10)- Sau khi đã thực hành quyết định độ, giữ gìn lời nói chân thật, viên mãn độ tâm từ, Như Lai đã thành tựu sự giác ngộ cao quí.
5 (11)- Ðối với thành tựu và không thành tựu, danh dự và nhục nhã[129], kính trọng[130] và chê bai - đối với Như Lai những pháp trên đều giống nhau[131], Như Lai đã thành tựu quả vị giác ngộ tối cao,
6 (12)- Sau khi nhận thức được sự dể duôi như là một tai họa và năng lực tinh tấn như là sự an lạc, là những sự thúc đẩy cho việc tinh tấn - đây là lời dạy của đức Phật[132].
7 (13)- Sau khi nhận thức được sự bất hoà[133] là một tai họa và sự hòa thuận[134] là an lạc, đoàn kết, nhân ái[135] - đây là lời dạy của chư Phật.
8 (14)- Sau khi nhận thức được sự phóng túng là tai họa và tinh tấn là an lạc, tu tập bát chánh đạo[136] - đây là lời dạy của chư Phật.
Nhà vua ở hình thức này[137] minh họa về phẩm hạnh kiếp trước của ngài nói về chủ đề pháp bảo bằng một lời văn trau chuốt được gọi là những câu chuyện dũng cảm về tiền thân của đức Phật[138].
Kết thúc phần Hạnh Tạng


Chú thích:
[115] Sự giống nhau của sự cao quí này (cariya) với Túc sanh truyện Lomahamsa số 94 mở ra một sự nghi ngờ. Xem phần giới thiệu trang VIII
[116] Ở Túc sanh truyện i.47. Bản chú giải Phật Tông 61. Bản chú giải Apadàna 51 lời kệ này được trích dẫn để mô tả sự cao cả của xả độ, tất cả ba đoạn nói rằng ý nghĩa trọn vẹn có thể đạt được từ cariyàpitaka ở Trung bộ kinh i.79 ở kinh Mahàsihanàda, số 12 tình tiết của bài kệ này được gọi là "tuân giữ tâm xả". Ở cuối bài kinh người ta ghi chép lại việc đức Phật khuyên Nàgasamàla rằng bởi vì tóc của vị này dựng đứng khi nghe bài kinh vị nàyphải ghi nhớ đến nó như là "tóc dựng đứng" (hoặc sự sửng sốt). Sự tường thuật Lomahanisanapariya. Xem phần giới thiệu trang VIII, cũng là 10 Túc sanh truyện của Horner, London, 1957. Lời giới thiệu trang XXI.
[117] Bản Hạnh Tạng La tinh viết là nidhàya, hai bản Hạnh Tạng ở Rangoon và Colombo, bản chú giải Phật Tông 61, bản chú giải Apadàna 51 viết là upanidhàya; bản chú giải Hạnh Tạng 269 tạo nên một khúc xương cái gối của Như Lai; 276, Trung bộ kinh I, 79 (bằng văn xuôi). Túc sanh truyện I, 47 viết là upadhàya.
[118] Bản Hạnh Tạng La tinh, bản ở Rangoon viết gamandala; bảng Hạnh Tạng Colombo, bản chú giải Hạnh Tạng, Trung bộ kinh I, Túc sanh truyện I, bản chú giải Phật Tông, bản chú giải Apadàna (tất cả đều ở nơi trích dẫn) những "nông dân"
[119] Bản Hạnh Tạng La tinh, bản Hạnh Tạng Colombo viết gandhan ca màlan ca, bản Hạnh Tạng Rangoon viết gandhamàlan ca.
[120] Bản Hạnh Tạng La tinh, bản Hạnh Tạng Colombo, viết upadahanti, bản chú giải Hạnh Tạng 270, bản Hạnh Tạng Rangoon viết upaharanti.
[121] Bản Hạnh Tạng La tinh viết dayakopo, bản chú giải Hạnh Tạng, hai bản Hạnh Tạng ở Colombo, Rangoon viết dayàkopo.
[122] Yasesu ayasesu được giải thích bằng kittìsu nindàsu ở bản chú giải Hạnh Tạng 270.
[123] Bản Hạnh Tạng ở Colombo upekkhàpàramì niddeso nitthito, bản Hạnh Tạng Rangoon upekkhavaggo tatiyo.
[124] Ở sự đánh số của 10 câu kệ cuối cùng này, xem phần giới thiệu trang I. Lời kệ 4- (10).
[125] Bhisena, được giải thích ở bản chú giải Hạnh Tạng 271 là phẩm hạnh của Bồ-tát Mahàkancana, tựa đề của nó dành cho sự cao quí này, phẩm III, 4.
[126] Bhavàbhave, bản chú giải Hạnh Tạng 272, trong những kiếp sống nhỏ bé hoặc to lớn, hoặc ở sự phát triển hoặc tàn lụi, cũng xem bản chú giải Hạnh Tạng 20.
[127] Dàtabbakani, lời kệ (8)-(14) cũng ở Apadàna trang 5-6 lời kệ 69-75 với một ít lời thơ M.
[128] Chỉ về trí tuệ độ, bản chú giải Hạnh Tạng 274. Chẳng có phần nào trong ba độ (hạnh) của lời kệ này có một sự cao quí tương quan ở Hạnh Tạng.
[129] Yasàyase, xem phẩm III. 15. 4.
[130] Ðọc Sammà- với bản chú giải Hạnh Tạng 275, hai bản Hạnh Tạng ở Colombo và Rangoon đối với bản Hạnh Tạng La tinh samà-
[131] Đọc Samako với trong sách, đối với bản La tinh viết là samàno.
[132] Bản Hạnh Tạng La tinh, bản Hạnh Tạng in ở Rangoon, bản chú giải Hạnh Tạng 333 về câu kệ 6 viết là buddhànusàsanì, bản Hạnh Tạng ở Colombo, bản chú giải Hạnh Tạng 333, 335 câu kệ 7, 8 viết là -àna-.
[133] Bản chú giải Hạnh Tạng 333 đề cập đến sáu vấn đề gây ra vivàda, sự tranh giành, cải cọ, xem ví dụ Luật tạng ii 89, Trung bộ iii 246, Trung bộ ii 245; Apadàna iii 334.
[134] Bản chú giải Hạnh Tạng, đây là sự tu dưỡng tâm từ bi hoặc cũng là 6 điều cần ghi nhớ (Sàrànìyadhama ví dụ ở Trung bộ kinh 245 Trung bộ kinh I. 332. Apadàna iii 288) làm cho đi sự tranh giành.
[135] Bản Hạnh Tạng La tinh akhilà, bản chú giải Hạnh Tạng, bản Hạnh Tạng ở Colombo, Rangoon viết là sakhilà, được giải thích ở bản chú giải Hạnh Tạng là muduhadayà.
[136] Bản Hạnh Tạng La tinh viết là bhave atthan-, bản chú giải Hạnh Tạng 334, bản Hạnh Tạng ở Colombo và Rangoon, Apadàna trang 6 câu kệ 75 viết là bhàveth'atthan-
[137] Ittham sudam, bản chú giải Hạnh Tạng 335 nói rằng sudam chỉ là một phân từ và ittham có nghĩa là"một trăm ngàn đại kiếp và 4 a tăng kỳ" xen bản chú giải Hạnh Tạng 2, lời kệ 16; đây là những điều cần thiết để mang lại sự giác ngộ đến chín chắn.
[138] Budhàpadàniya, được trình bày như là một tựa đề khác cho Hạnh Tạng ở bản chú giải Hạnh Tạng, được thực hiện dưới cái tên những vị Phật (khác) và khó khăn để thực hiện, được kể lại như là việc liên quan đến Bồ-tát, adhikiccappavattattà (từ này cũng dùng ở Thanh Tịnh đạo 450) nghĩa là đối với đức Phật Gotama. Những câu chuyện được kết tập trong Hạnh Tạng mô tả phẩm hạnh tiền kiếp của Bồ-tát nhằm để thuật lại những hành động đã được thực hiện chỉ ở kiếp Bhadda này (Hiện kiếp) (xem phẩm I. 2 và bản chú giải Hạnh Tạng 20) xem phần giới thiệu trang Vif. X.
Hết phần Phẩm III - Xả Độ (Upekkhāpāramitā)

(Lên đầu trang)


Hạnh Tạng dịch từ tiếng Anh có tổng cộng 8 phần.
Xem phần trước           ||


Tải về dạng file RTF
Close
Close