Kính mong quý độc giả xem kinh cùng góp sức hoàn thiện bằng cách gửi email về admin@rongmotamhon.net để báo cho chúng tôi biết những chỗ còn có lỗi.
Font chữ:
III.13 Hạnh Bồ-tát Suvannasàma[97]
(Suvannasàmacariyam) [98]
1- Khi ở trong rừng Như Lai có tên là Sàma do lời khuyên của trời Ðế Thích[99], Như Lai rải tâm từ cho loài sư tử, cọp ở trong rừng.
2- Như Lai sống ở trong rừng, ở xung quanh có sư tử, cọp, beo[100], gấu, trâu rừng, nai và lợn rừng.
3- Không loài thú nào sợ[101] Như Lai và Như Lai cũng không làm[102] cho bất cứ loài thú[103] nào sợ; Như Lai sống nhờ năng lực của tâm từ cho nên rất thỏa thích ở trong rừng[104]. III.14 Hạnh của Bồ-tát Ekaràja[105]
(Ekaràjacariyam)
1- Lại nữa, khi Như Lai có tên là Ekaràja, rất nổi tiếng đang hết sức gìn giữ giới hạnh cao quí[106], Như Lai cai trị[107] một nước hùng mạnh
2- Không kể đến việc Như Lai đã tu tập thập thiện[108], Như Lai đối xử với thần dân tử tế bằng tứ vô lượng tâm[109]
3- Trong lúc Như Lai đang tinh tấn như vậy vì lợi ích của thế gian này và rồi vua xứ Kosala[110] đã xuất hiện chinh phục thành trì của Như Lai[111]
4- Thu gom toàn bộ tài sản của nhà vua, dân chúng cùng với quân đội và chôn[112] Như Lai vào trong một cái hố[113]
5- Trong khi vua xứ Kosala bắt giữ toàn bộ quần thần, vương quốc thịnh vượng, hoàng cung của Như Lai[114], thậm chí Như Lai cũng trông thấy đứa con trai yêu dấu của mình bị bắt đi. Không ai có tâm từ bằng Như Lai - đây là độ tâm từ của Như Lai. Chú thích:
[97] Túc sanh truyện Sàma số 540, đối chiếu Phật bản hạnh tập kinh ii 209, và Jàtakastava, câu chuyện 44, Sàma được đề cập ở Mi Tiên vấn đáp 123, 198.
[98] Bản chú giải Hạnh Tạng 258 Sàmapanditacariyam.
[99] Nghĩa là tạo ra do lời khuyên của ông ta.
[100] Bản Hạnh Tạng La tinh viết dìpehi, các bản Hạnh Tạng in ở Colombo, Rangoon viết dìpìhi.
[101] Bản Hạnh Tạng La tinh viết uttassati, bản chú giải Hạnh Tạng 260. Các bản Hạnh Tạng ở Rangoon, Colombo viết là uttassi.
[102] Bản Hạnh Tạng La tinh, bản Hạnh Tạng Rangoon viết là napi, bản Hạnh Tạng Colombo viết napi'ham.
[103] Bản chú giải Hạnh Tạng 260, súc sinh, ngạ quỉ, phi nhân, con người là những thợ săn.
[104] Lời kệ này được trích dẫn ở Túc sanh truyện I, 47. Bản chú giải Phật Tông 61 mô tả sự cao cả của độ từ bi, được qui cho ở đó đối với Túc sanh truyện Ekaraja; cũng được trích dẫn ở bản chú giải Apàdàna 51, cũng như Túc sanh truyện Sàma, với Túc sanh truyện Ekaràja. Xem phẩm III. 14. n. 1.
[105] Túc sanh truyện Ekaràja số 303 ở DPPN, Túc sanh truyện i. 47. Bản chú giải Phật Tông 61, được đưa ra như một ví dụ của một kiếp ở đó Bồ-tát thực hành tâm từ đi đến hạnh cao quí nhất. Tuy nhiên lời kệ được trích dẫn là câu kệ cuối cùng ở trong câu chuyện Hạnh Tạng trước đó (phẩm III. 13) không phải là một câu chuyện liên quan đến độ này (hạnh này) ở mức độ cao nhất của nó. Ở bản chú giải Apàdàna 51 thì nó cao quí được mô tả với Túc sanh truyện Sàma.
[106] Như được đặt tên ở câu kệ tiếp.
[107] Bản chú giải Hạnh Tạng 264 giải thích pasàsàmi như là anusàsàmi. Như Lai cai quản, và rajjam kàremi, Như Lai cai trị, trị vì đặc biệt toàn vương quốc Kàsi.
[108] Như ở phẩm I. 3, 1; phẩm II. 8, 2.
[109] Xem phẩm II. 9. 2.n.
[110] Vua Kosala.
[111] Bàrànasi, cũng gọi là Kàsi
[112] Hạnh Tạng La tinh viết nikkhani, bản chú giải Hạnh Tạng 266 viết nikhanì, bản ở Colombo viết nikhani, bản ở Rangoon nikhanì.
[113] Kàsu được giải thích bằng àvàta ở bản chú giải Hạnh Tạng bổ sung thêm "cao đến cổ" -Kàsu cùng ở phẩm II. I. 30.
[114] Antepura là nội ô, nghĩa là hoàng cung, chắc hẳn sẽ có cung phi mỹ nữ của nhà vua con cái và quản gia.
Hết phần Phẩm III - Từ Tâm Độ (Mettāpāramitā) (Lên đầu trang)