Như vầy tôi nghe.
Một thời Tôn giả Bakkula trú ở Rājagaha (Vương Xá), Veluvana (Trúc Lâm), tại chỗ nuôi dưỡng các loài sóc (kalandakanivapa).
Rồi lõa thể Kassapa, một người bạn trước kia của Tôn giả Bakkula khi còn là cư sĩ, đi đến Tôn giả Bakkula, sau khi đến, nói lên với Tôn giả Bakkula những lời chào đón hỏi thăm; sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, lõa thể Kassapa nói với Tôn giả Bakkula:
-- Này Hiền giả Bakkula, Bạn xuất gia đã bao lâu?
-- Ðã được tám mươi năm, này Hiền giả, từ khi tôi xuất gia.
-- Hiền giả Bakkula, trong tám mươi năm ấy, đã bao nhiêu lần, Hiền giả hành dâm dục?
-- Hiền giả Kassapa, chớ có hỏi tôi như vậy: "Hiền giả Kassapa, trong tám mươi năm ấy, đã bao nhiều lần Hiền giả hành dâm dục?" Hiền giả Kassapa, hãy hỏi tôi như sau: "Hiền giả Bakkula, trong tám mươi năm ấy, đã bao nhiêu lần Hiền giả khởi lên dục tưởng?"
-- Hiền giả Bakkula, trong tám mươi năm ấy, đã bao nhiêu lần, Hiền giả khởi lên dục tưởng?
-- Hiền giả Kassapa, trong tám mươi năm từ khi tôi xuất gia, tôi không bao giờ nhận thấy có dục tưởng khởi lên.
-- Vì rằng Tôn giả Bakkula trong tám mươi năm không nhận thấy có dục tưởng khởi lên, chúng tôi thọ trì sự việc này là một hy hữu, một vị tằng hữu của Tôn giả Bakkula.
-- Này Hiền giả, trong tám mươi năm từ khi tôi xuất gia, tôi không bao giờ nhận thấy có sân tưởng, hại tưởng khởi lên.
-- Vì rằng Tôn giả Bakkula trong tám mươi năm không nhận thấy có sân tưởng, hại tưởng khởi lên, chúng tôi thọ trì sự việc này là một hy hữu, một vị tằng hữu của Tôn giả Bakkula.
-- Này Hiền giả, trong tám mươi năm từ khi tôi xuất gia, tôi không nhận thấy dục tầm nào khởi lên.
-- Vì rằng Tôn giả... một vị tằng hữu của Tôn giả Bakkula.
-- Này Hiền giả, trong tám mươi năm từ khi tôi xuất gia, tôi không nhận thấy sân tầm, hại tầm, nào khởi lên.
-- Vì rằng Tôn giả... một vị tằng hữu của Tôn giả Bakkula.
-- Này Hiền giả, trong tám mươi năm từ khi tôi xuất gia, tôi không nhận thấy có thâu nhận y của cư sĩ.
-- Vì rằng Tôn giả... một vị tằng hữu của Tôn giả Bakkula.
-- Này Hiền giả, trong tám mươi năm từ khi tôi xuất gia, tôi không nhận thấy có cắt y với con dao.
-- Vì rằng Tôn giả... một vị tằng hữu của Tôn giả Bakkula.
-- Này Hiền giả, trong tám mươi năm từ khi tôi xuất gia, tôi không nhận thấy có may y với cây kim.
-- Vì rằng Tôn giả.. một vị tằng hữu của Tôn giả Bakkula.
-- Này Hiền giả, trong tám mươi năm trừ khi tôi xuất gia, tôi không nhận thấy có nhuộm y với thuốc nhuộm
-- Vì rằng Tôn giả... một vị tằng hữu của Tôn giả Bakkula.
-- Này Hiền giả, trong tám mươi năm từ khi tôi xuất gia, tôi không nhận thấy có may y kaṭhina.
-- Vì rằng Tôn giả... một vị tằng hữu của Tôn giả Bakkula.
-- Này Hiền giả, trong tám mươi năm từ khi tôi xuất gia, tôi không nhận thấy có may y cho các vị đồng Phạm hạnh...
có nhận lời mời ăn... có khởi lên tâm như sau: "Mong rằng có người mời tôi ăn".
-- Vì rằng Tôn giả... một vị tằng hữu của Tôn giả Bakkula.
-- Này Hiền giả, trong tám mươi năm từ khi tôi xuất gia, tôi không nhận thấy có ngồi trong nhà...
có ngồi ăn trong nhà...
có ghi nhận chi tiết các tướng đặc biệt của nữ nhân...
có thuyết pháp cho nữ nhân cho đến câu kệ bốn câu...
có đi đến trú phòng Tỷ-kheo-ni...
có thuyết pháp cho Tỷ-kheo-ni....
Tôi không nhận thấy có thuyết pháp cho học pháp nữ...
Tôi không nhận thấy có thuyết pháp cho Sa-di-ni.
-- Vì rằng Tôn giả Bakkula trong tám mươi năm không nhận thấy có thuyết pháp cho Sa-di-ni,
chúng tôi thọ trì sự việc này là một hy hữu, một vị tằng hữu của Tôn giả Bakkula.
-- Này Hiền giả, trong tám mươi năm từ khi tôi xuất gia, tôi không bao giờ nhận thấy có xuất gia (cho ai).. có thọ đại giới (cho ai).. có nhận làm y chỉ (cho ai)... tôi không bao giờ nhận thấy có Sa-di hầu hạ... có tắm trong nhà tắm... có tắm thoa bột Cunna.. có nhờ đồng Phạm hạnh xoa bóp chân tay.. tôi không bao giờ nhận thấy có bệnh khởi lên, dầu cho một chốc lát.. có mang theo y dược cho đến một miếng nhỏ từ cây a-li-lặc vàng (haritakikhanda)... nằm dựa vào tấm gỗ dựa... nằm dài xuống ngủ... đi an cư mùa mưa tại trú xứ gần làng.
-- Vì rằng Tôn giả Bakkula, trong tám mươi năm không nhận thấy có đi an cư mùa mưa tại trú xứ gần làng,
chúng tôi thọ trì sự việc này là một hy hữu, một vị tằng hữu của Tôn giả Bakkula.
-- Vừa đúng trong bảy ngày, này Hiền giả, còn uế nhiễm, tôi đã ăn đồ ăn của nội địa, rồi đến ngày thứ tám, chánh trí khởi lên.
-- Vì rằng Tôn giả Bakkula vừa đúng trong bảy ngày, còn uế nhiễm, đã ăn đồ ăn của nội địa, rồi đến ngày thứ tám chánh trí khởi lên, chúng tôi thọ trì sự việc này là một hy hữu, một vị tằng hữu của Tôn giả Bakkula. Thưa Hiền giả Bakkula, hãy cho tôi xuất gia trong Pháp và Luật này, hãy cho tôi thọ đại giới.
Rồi lõa thể Kassapa được xuất gia trong Pháp và Luật này, được thọ đại giới.
Thọ đại giới không bao lâu, Tôn giả Kassapa, an trú độc cư, viễn ly, không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, không bao lâu với thượng trí tự mình chứng ngộ, chứng đắc và an trú ngay trong hiện tại vô thượng cứu cánh Phạm hạnh mà vì mục đích ấy các Thiện nam tử chân chánh xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình hướng đến.
Vị ấy biết "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những gì cần làm đã làm, không còn trở lại trạng thái này nữa". Và Tôn giả Kassapa trở thành một A-la-hán nữa.
Rồi Tôn giả Bakkula, sau một thời gian, cầm chìa khóa, đi từ trú xứ này đến trú xứ khác và nói như sau:
-- Chư Tôn giả hãy đi ra! Chư Tôn giả hãy đi ra! Hôm nay tôi sẽ nhập Niết-bàn.
-- Vì rằng Tôn giả Bakkula cầm chìa khóa, đi từ trú xứ này đến trú xứ khác và nói như sau: "Chư Tôn giả hãy đi ra! Chư Tôn giả hãy đi ra! Hôm nay tôi sẽ nhập Niết-bàn"; chúng tôi thọ trì sự việc này là một hy hữu, một vị tằng hữu của Tôn giả Bakkula.
Rồi Tôn giả Bakkula ngồi giữa chúng Tỷ-kheo nhập Niết-bàn.
-- Vì rằng Tôn giả Bakkula ngồi giữa chúng Tỷ-kheo nhập Niết-bàn, chúng tôi thọ trì sự việc này là một hy hữu, một vị tằng hữu của Tôn giả Bakkula.
124. Bakkula
Translated by:
Bhikkhu Ñāṇamoli & Bhikkhu Bodhi
1. THUS HAVE I HEARD. On one occasion the venerable Bakkula was living at Rājagaha in the Bamboo Grove, the Squirrels’ Sanctuary.1167
2. Then Acela Kassapa, a former companion of the venerable Bakkula in his lay life, [125] went to the venerable Bakkula and exchanged greetings with him. When this courteous and amiable talk was finished, he sat down at one side and asked the venerable Bakkula:
3. “Friend Bakkula, how long is it since you went forth?”
“It is eighty years since I went forth, friend.”
“Friend Bakkula, in these eighty years how many times have you engaged in sexual intercourse?”
“Friend Kassapa, you should not ask me such a question as that. You should ask me such a question as this: ‘Friend Bakkula, in these eighty years how many times have perceptions of sensual desire arisen in you?’”
“Friend Bakkula, in these eighty years how many times have perceptions of sensual desire arisen in you?”
“Friend Kassapa, in the eighty years since I went forth I do not recall any perception of sensual desire to have ever arisen in me.”
[That in the eighty years since he went forth the venerable Bakkula did not recall any perception of sensual desire to have ever arisen in him — this we remember as a wonderful and marvellous quality of the venerable Bakkula.]1168
4–5. “Friend, in the eighty years since I went forth I do not recall any perception of ill will… any perception of cruelty to have ever arisen in me.”
[That in the eighty years since he went forth the venerable Bakkula did not recall any perception of ill will… any perception of cruelty to have ever arisen in him — this we remember as a wonderful and marvellous quality of the venerable Bakkula.]
6. “Friend, in the eighty years since I went forth I do not recall any thought of sensual desire to have ever arisen in me.”
[… this too we remember as a wonderful and marvellous quality of the venerable Bakkula.]
7–8. “Friend, in the eighty years since I went forth I do not recall any thought of ill will… any thought of cruelty to have ever arisen in me.”
[… this too we remember as a wonderful and marvellous quality of the venerable Bakkula.] [126]
9–15. “Friend, in the eighty years since I went forth I do not recall ever having accepted a robe from a householder1169 ever having worn a robe given by a householder…
ever having cut a robe with a cutter…
ever having sewn a robe with a needle…
ever having coloured a robe with dye…
ever having sewn a robe at the kaṭhina time…
ever having worked on making robes for my companions in the holy life.”
[… this too we remember as a wonderful and marvellous quality of the venerable Bakkula.]
16–19. “Friend, in the eighty years since I went forth I do not recall ever having accepted an invitation to a meal… ever having given rise to the thought: ‘Oh, may someone invite me to a meal!’
ever having sat down inside a house…
ever having eaten inside a house.”
[… this too we remember as a wonderful and marvellous quality of the venerable Bakkula.]
20–25. “Friend, in the eighty years since I went forth I do not recall ever having grasped at the signs and features of a woman
ever having taught the Dhamma to a woman, even as much as a four-line stanza…
ever having gone to the bhikkhunīs’ quarters…
ever having taught the Dhamma to a bhikkhunī…
ever having taught the Dhamma to a female probationer…
ever having taught the Dhamma to a female novice.”
[… this too we remember as a wonderful and marvellous quality of the venerable Bakkula.]
26–29. “Friend, in the eighty years since I went forth I do not recall ever having given the going forth… ever having given the full admission… ever having given dependence… ever having had a novice wait on me.”
[… this too we remember as a wonderful and marvellous quality of the venerable Bakkula.]
30–37. “Friend, in the eighty years since I went forth I do not recall ever having bathed in a bath house… ever having bathed with bath powder… ever having undertaking the work of massaging the limbs of my companions in the holy life [127]… ever having had an affliction arise in me even for as long as it takes to milk a cow… ever having carried medicine around, even as much as a piece of gallnut… ever having used a bolster… ever having made up a bed… ever having entered upon residence for the Rains in a resting place inside a village.”
[… this too we remember as a wonderful and marvellous quality of the venerable Bakkula.]
38. “Friend, for seven days after going forth I ate the country’s almsfood as a debtor; on the eighth day final knowledge arose.”1170
[That for seven days the venerable Bakkula ate the country’s almsfood as a debtor, and on the eighth day final knowledge arose — this too we remember as a wonderful and marvellous quality of the venerable Bakkula.]
39. [Then Acela Kassapa said:] “I would receive the going forth in this Dhamma and Discipline, I would receive the full admission.” And Acela Kassapa received the going forth in this Dhamma and Discipline, he received the full admission.1171
And soon, not long after his full admission, dwelling alone, withdrawn, diligent, ardent, and resolute, the venerable Kassapa, by realising for himself with direct knowledge, here and now entered upon and abided in that supreme goal of the holy life for the sake of which clansmen rightly go forth from the home life into homelessness.
He knew directly: “Birth is destroyed, the holy life has been lived, what had to be done has been done, there is no more coming to any state of being.” And the venerable Kassapa became one of the arahants.
40. Then, on a later occasion, the venerable Bakkula took a key and went from dwelling to dwelling, saying:
“Come forth, venerable sirs; come forth, venerable sirs. Today I shall attain final Nibbāna.”
[That the venerable Bakkula took a key and went from dwelling to dwelling saying: “Come forth, venerable sirs; come forth, venerable sirs. Today I shall attain final Nibbāna” — this too we remember as a wonderful and marvellous quality of the venerable Bakkula.] [128]
41. Then, seated in the midst of the Sangha of bhikkhus, the venerable Bakkula attained final Nibbāna.1172
[That seated in the midst of the Sangha of bhikkhus, the venerable Bakkula attained final Nibbāna — this too we remember as a wonderful and marvellous quality of the venerable Bakkula.]1173