Quay lại bản Việt dịch

Font chữ:
Font chữ:

139. Kinh Vô Tránh Phân Biệt

Dịch giả: Thích Minh Châu

Như vầy tôi nghe.
Một thời, Thế Tôn trú ở Savatthi (Xá-vệ), Jetavana (Kỳ-đà Lâm), tại tinh xá ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc).

Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-kheo". -- "Bạch Thế Tôn". Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

-- Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng cho các Ông về Vô tránh phân biệt. Hãy nghe và suy nghiệm kỹ, Ta sẽ giảng.

-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

-- Chớ có hành trì dục lạc, hạ liệt, đê tiện, phàm phu, không xứng bậc Thánh, không liên hệ mục đích. Và cũng không nên hành trì tự kỷ khổ hạnh, đau khổ, không xứng bậc Thánh, không liên hệ mục đích. Từ bỏ hai cực đoan ấy, có con đường Trung đạo đã được Như Lai giác ngộ, tác thành mắt, tác thành trí, đưa đến an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.

Nên biết tán thán và nên biết chỉ trích. Sau khi biết tán thán và sau khi biết chỉ trích, không tán thán, không chỉ trích, chỉ nên thuyết pháp. Nên biết phán xét về lạc. Sau khi biết phán xét về lạc, nên chú tâm vào nội lạc. Không nên nói lên lời bí mật. Mặt đối mặt (với ai), không nên nói lời mất lòng.

Nên nói thật từ từ, không có vội vàng. Chớ có chấp trước địa phương ngữ, chớ có đi quá xa ngôn ngữ thường dùng. Như vậy là tổng thuyết về Vô tránh phân biệt.

Khi được nói đến: "Chớ có hành trì dục lạc, hạ liệt, đê tiện, phàm phu, không xứng bậc Thánh, không liên hệ mục đích, và cũng không nên hành trì tự kỷ khổ hạnh, đau khổ, không xứng bậc Thánh, không liên hệ mục đích", do duyên gì được nói đến như vậy?

Phàm lạc gì liên hệ với dục nhưng đam mê loại hỷ hạ liệt, đê tiện, phàm phu, không xứng bậc Thánh, không liên hệ mục đích, pháp như vậy là có đau khổ, có phiền lao, có ưu não, có nhiệt não, thuộc tà đạo.

Phàm lạc gì liên kết với dục, nhưng không đam mê loại hỷ hạ liệt, đê tiện, phàm phu, không xứng bậc Thánh, không liên hệ mục đích, pháp như vậy không có đau khổ, không có phiền lao, không có ưu não, không có nhiệt não, thuộc chánh đạo.

Phàm hành trì tự kỷ khổ hạnh nào, khổ đau, không xứng bậc Thánh, không liên hệ mục đích, pháp như vậy có đau khổ, có phiền lao, có ưu não, có nhiệt não, thuộc tà đạo.

Phàm không hành trì khổ hạnh nào, đau khổ không xứng bậc Thánh, không liên hệ mục đích, pháp như vậy không có đau khổ, không có phiền lao, không có ưu não, không có nhiệt não, thuộc chánh đạo.

Khi được nói đến: "Chớ có hành trì dục lạc, hạ liệt, đê tiện, không xứng bậc Thánh, không liên hệ mục đích, và cũng không nên hành trì tự kỷ khổ hạnh, đau khổ, không xứng bậc Thánh, không liên hệ mục đích", chính do duyên này, được nói đến như vậy.


Khi được nói đến: "Từ bỏ hai cực đoan ấy, có con đường Trung đạo đã được Như Lai giác ngộ, tác thành mắt, tác thành trí, đưa đến an tịnh, thượng trí, giác ngộ, Niết-bàn", do duyên gì được nói đến như vậy? Ðây là con đường Thánh tám ngành, tức là chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.

Khi được nói đến: "Từ bỏ hai cực đoan ấy, có con đường Trung đạo đã được Như Lai giác ngộ, tác thành mắt, tác thành trí, đưa đến an tịnh, thượng trí, giác ngộ, Niết-bàn", chính do duyên này, được nói đến như vậy.

Khi được nói đến: "Nên biết tán thán và nên biết chỉ trích; sau khi biết tán thán và sau khi biết chỉ trích, không tán thán, không chỉ trích, chỉ nên thuyết pháp", do duyên gì được nói đến như vậy?

Này các Tỷ-kheo, thế nào là tán thán, thế nào là chỉ trích, nhưng không thuyết pháp? Vị ấy chỉ trích một số người và nói như sau: "Những ai tìm thấy lạc liên hệ với dục nhưng đam mê loại hỷ hạ liệt, đê tiện, phàm phu, không xứng bậc Thánh, không liên hệ mục đích, tất cả những người ấy có đau khổ, có phiền lao, có ưu não, có nhiệt não, thuộc tà đạo".

Vị ấy tán thán một số người và nói như sau: "Những ai tìm thấy lạc liên hệ với dục, nhưng không đam mê loại hỷ hạ liệt, đê tiện, phàm phu, không xứng bậc Thánh, không liên hệ mục đích, tất cả những vị ấy không có đau khổ, không có phiền lao, không có ưu não, không có nhiệt não, thuộc chánh đạo".

Ở đây, vị ấy chỉ trích một số người và nói như sau: "Những ai đam mê hành trì tự kỷ khổ hạnh, đau khổ, không xứng bậc Thánh, không liên hệ mục đích, tất cả những vị ấy đều có đau khổ, có phiền lao, có ưu não, có nhiệt não, thuộc về tà đạo".

Ở đây, vị ấy tán thán một số người và nói như sau: "Những ai không đam mê hành trì tự kỷ khổ hạnh; đau khổ, không xứng bậc Thánh, không liên hệ mục đích, tất cả những vị ấy đều không có đau khổ, không có phiền lao, không có ưu não, không có nhiệt não, thuộc chánh đạo".

Ở đây, vị ấy chỉ trích một số người và nói như sau: "Những ai chưa đoạn tận hữu kiết sử, tất cả những vị ấy đều có đau khổ, có phiền lao, có ưu não, có nhiệt não, thuộc tà đạo".

Ở đây, vị ấy tán thán một số người và nói như sau: "Những ai đã đoạn tận hữu kiết sử, tất cả những vị ấy không có đau khổ, không có phiền lao, không có ưu não, không có nhiệt não, thuộc chánh đạo". Như vậy, này các Tỷ-kheo, là có tán thán và có chỉ trích nhưng không thuyết pháp.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là không có tán thán và không có chỉ trích, nhưng có thuyết pháp? Vị ấy không nói như sau: "Những ai tìm thấy lạc liên hệ với dục, nhưng đam mê loại hỷ hạ liệt, đê tiện, phàm phu, không xứng bậc Thánh, không liên hệ mục đích, tất cả những vị ấy có đau khổ, có phiền lao, có ưu não, có nhiệt não, thuộc tà đạo". Vị ấy chỉ thuyết pháp và nói như sau: "Sự đam mê là một pháp có đau khổ, có phiền lao, có ưu não, có nhiệt não, thuộc tà đạo".

Vị ấy không nói: "Những ai tìm thấy lạc liên hệ với dục, nhưng không đam mê loại hỷ hạ liệt, đê tiện, phàm phu, không xứng bậc Thánh, tất cả những vị ấy không có đau khổ, không có phiền lao, không có ưu não, không có nhiệt não, thuộc chánh đạo". Vị ấy chỉ thuyết pháp và nói như sau: "Không đam mê là một pháp không đau khổ, không có phiền lao, không có ưu não, không có nhiệt não, thuộc chánh đạo".

Vị ấy không nói: "Những ai đam mê hành trì tự kỷ khổ hạnh, đau khổ, không xứng bậc Thánh, không liên hệ mục đích, tất cả những vị ấy có đau khổ, có phiền lao, có ưu não, có nhiệt não, thuộc tà đạo. "Vị ấy chỉ thuyết pháp và nói như sau: "Sự đam mê là một pháp có đau khổ, có phiền lao, có ưu não, có nhiệt não, thuộc tà đạo".

Vị ấy không nói: "Những ai không đam mê hành trì tự kỷ khổ hạnh, đau khổ, không xứng bậc Thánh, không liên hệ đến mục đích, tất cả những vị ấy đều không có đau khổ, không có phiền lao, không có ưu não, không có nhiệt não, thuộc chánh đạo". Vị ấy chỉ thuyết pháp và nói như sau: "Sự không đam mê là không đau khổ, pháp này không có phiền lao, không có ưu não, không có nhiệt não, thuộc về chánh đạo".

Vị ấy không có nói: "Những ai chưa đoạn tận hữu kiết sử, tất cả những vị ấy đều có đau khổ, có phiền lao, có ưu não, có nhiệt não". Vị ấy chỉ thuyết pháp và nói như sau: "Khi hữu kiết sử chưa đoạn tận, hữu chưa đoạn tận".

Vị ấy không nói như sau: "Những ai đã đoạn tận hữu kiết sử, tất cả những vị ấy không có đau khổ, không có phiền lao, không có ưu não, không có nhiệt não". Vị ấy chỉ thuyết pháp và nói như sau: "Và khi hữu kiết sử được đoạn tận, hữu được đoạn tận". Như vậy, này các Tỷ-kheo, là không tán thán, không chỉ trích, nhưng chỉ thuyết pháp.

Khi được nói đến: "Nên biết tán thán và nên biết chỉ trích; sau khi biết tán thán và sau khi biết chỉ trích, chớ có tán thán, chớ có chỉ trích, chỉ nên thuyết pháp", chính do duyên này được nói đến như vậy.

Khi được nói đến: "Nên biết phán xét về lạc; sau khi biết phán xét về lạc, nên chú tâm vào nội lạc", do duyên gì được nói đến như vậy?

Này các Tỷ-kheo, có năm dục trưởng dưỡng này. Thế nào là năm? Các sắc pháp do mắt nhận thức, khả ái, khả lạc, khả ý, khả hỷ, liên hệ đến dục, hấp dẫn; các tiếng do tai nhận thức,... ; các hương do mũi nhận thức,... ; các vị do lưỡi nhận thức... ; các xúc do thân cảm giác, khả ái, khả lạc, khả ý, khả hỷ, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Này các Tỷ-kheo, như vậy là năm dục trưởng dưỡng.

Này các Tỷ-kheo, do duyên năm dục trưởng dưỡng này khởi lên lạc và hỷ, như vậy gọi là dục lạc, uế lạc, phàm phu lạc, phi Thánh lạc. Ta nói loại lạc này không nên thực hành, không nên tu tập, không nên làm cho sung mãn, nên sợ hãi.

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ly dục, ly bất thiện pháp, chứng đạt và an trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ. Ðình chỉ tầm và tứ, chứng đạt và an trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tĩnh nhứt tâm... Thiền thứ ba... chứng đạt và an trú Thiền thứ tư.

Như vậy gọi là xuất ly lạc, viễn ly lạc, an tịnh lạc, giác ngộ lạc. Ta nói loại lạc này nên thực hành, nên tu tập, nên làm cho sung mãn, không nên sợ hãi.

Khi được nói đến: "Nên biết phán xét về lạc; sau khi phán xét về lạc, hãy chú tâm vào nội lạc", do chính duyên này được nói đến như vậy.

Khi được nói đến: "Không nên nói lên lời bí mật. Mặt đối mặt (với ai), không nên nói lời mất lòng", do duyên gì được nói đến như vậy?

Tại đây, này các Tỷ-kheo, biết được một lời bí mật là không thực, hư vọng, không liên hệ mục đích, nếu có thể được, chớ nói lên lời bí mật ấy. Và nếu biết được một lời bí mật là thực, không hư vọng, nhưng không liên hệ mục đích, hãy tự tập đừng nói lời ấy. Và nếu biết được một lời bí mật là thực, không hư vọng, có liên hệ mục đích; ở đây nên biết thời nói lên lời bí mật ấy.

Nếu biết một lời mất lòng, mặt đối mặt (với ai) là không thực, hư vọng, không liên hệ mục đích, nếu có thể được, mặt đối mặt; chớ có nói lên lời nói mất lòng ấy. Nếu biết một lời mất lòng, mặt đối mặt (với ai) là thực, không hư vọng, nhưng không liên hệ mục đích, hãy tập chớ nói lên lời ấy. Và nếu biết một lời mất lòng, mặt đối mặt (với ai) là thực, không hư vọng, có liên hệ mục đích; ở đây nên biết thời nói lên lời mất lòng ấy.

Khi được nói đến: "Không nên nói lên lời bí mật, mặt đối mặt (với ai), không nên nói lên lời mất lòng", do chính duyên này được nói đến như vậy.

Khi được nói đến: "Nên nói thật từ từ, chớ có vội vàng", do duyên gì được nói đến như vậy?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, nếu nói vội vàng, thời thân mệt mỏi, tâm bị tổn hại, tiếng bị tổn hại và cổ họng bị đau. Lời nói một người vội vàng không được rõ ràng và không được nhận hiểu.

Tại đây, này các Tỷ-kheo, nói lời từ từ, thân không mệt mỏi, tâm không tổn hại, tiếng không tổn hại và cổ họng không bị đau. Lời nói một người nói từ từ được rõ ràng và được nhận hiểu.

Khi được nói đến: "Nên nói thật từ từ, chớ có nói vội vàng ", chính do duyên này được nói đến như vậy.

Khi được nói đến: "Chớ có chấp trước địa phương ngữ, chớ có đi quá xa ngôn ngữ thường dùng," do duyên gì được nói đến như vậy? Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chấp trước địa phương ngữ và đi quá xa ngôn ngữ thường dùng?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, trong nhiều quốc độ, người ta biết (những chữ) Pāti... Patta... Vittha... Serāva... Dhāropa... Poṇa... Pisīla.

Như vậy, như họ biết trong các quốc độ ấy những chữ là như vậy, như vậy, có người lại làm như vậy, kiên trì chấp thủ, chấp trước và nói: "Chỉ như vậy là sự thật, ngoài ra là hư vọng". Như vậy, này các Tỷ-kheo, là chấp trước địa phương ngữ, là đi quá xa ngôn ngữ thường dùng.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là không chấp trước địa phương ngữ, không đi quá xa ngôn ngữ thường dùng? Ở đây, này các Tỷ-kheo, trong nhiều quốc độ, người ta biết những chữ Pāti... Patta... Vittha... Serāva... Dhāropa... Poṇa... Pisīla...

Như vậy, như họ biết trong các quốc độ ấy, những chữ là như vậy, như vậy, một người không chấp thủ mà giải thích: "Các vị ấy y cứ như thế này, giải thích như vậy". Như vậy, này các Tỷ-kheo là không chấp trước địa phương ngữ, không đi quá xa ngôn ngữ thường dùng.

Khi được nói đến: "Chớ có chấp trước địa phương ngữ, chớ có đi quá xa ngôn ngữ thường dùng", do chính duyên này được nói đến như vậy.

Ở đây, này các Tỷ-kheo, phàm lạc gì liên hệ với dục nhưng có đam mê loại hỷ, hạ liệt, đê tiện, phàm phu, không xứng bậc Thánh, không liên hệ mục đích, pháp như vậy có đau khổ, có phiền lao, có ưu não, có nhiệt não, thuộc tà đạo. Do vậy, pháp này là pháp hữu tránh.

Tại đây, này các Tỷ-kheo, phàm lạc gì, liên kết với dục, nhưng không có đam mê loại hỷ, hạ liệt, đê tiện, phàm phu, không xứng bậc Thánh, không liên hệ mục đích, pháp như vậy không có đau khổ, không có phiền lao, không có ưu não, không có nhiệt não, thuộc chánh đạo. Do vậy, pháp này là pháp vô tránh.

Tại đây, này các Tỷ-kheo, phàm hành trì tự kỷ khổ hạnh, đau khổ, không xứng bậc Thánh, không liên hệ mục đích, pháp như vậy có đau khổ, có phiền lao, có ưu não, có nhiệt não, thuộc tà đạo. Do vậy, pháp này là pháp hữu tránh.

Tại đây, này các Tỷ-kheo, phàm không có hành trì tự kỷ khổ hạnh, không đau khổ, không xứng bậc Thánh, không liên hệ mục đích, pháp như vậy không có đau khổ, không có phiền lao, không có ưu não, không có nhiệt não, thuộc chánh đạo. Do vậy, pháp này là pháp vô tránh.

Tại đây, này các Tỷ-kheo, đây là Trung đạo đã được Thế Tôn giác ngộ, tác thành mắt, tác thành trí, đưa đến an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết - bàn. Pháp này không có đau khổ, không có phiền lao, không có ưu não, không có nhiệt não, thuộc chánh đạo. Do vậy, pháp này là pháp vô tránh.

Tại đây, này các Tỷ-kheo, pháp tán thán và chỉ trích nhưng không thuyết pháp này, pháp này có đau khổ, có phiền lao, có ưu não, có phiền não, thuộc tà đạo. Do vậy, pháp này là pháp hữu tránh.

Tại đây, này các Tỷ-kheo, pháp không tán thán, cũng không chỉ trích, chỉ có thuyết pháp, pháp này không có đau khổ, không có phiền lao, không có ưu não, không có nhiệt não, thuộc chánh đạo. Do vậy, pháp này là pháp vô tránh.

Tại đây, này các Tỷ-kheo, pháp dục lạc này là uế lạc, phàm phu lạc, phi Thánh lạc, pháp này là pháp có đau khổ, có phiền lao, có ưu não, có nhiệt não. Do vậy, pháp này là pháp hữu tránh.

Tại đây, này các Tỷ-kheo, pháp xuất ly lạc, viễn ly lạc, an tịnh lạc, pháp này là pháp không đau khổ, không phiền lao, không ưu não, không nhiệt não, thuộc chánh đạo. Do vậy, pháp này là pháp vô tránh.

Tại đây, này các Tỷ-kheo, phàm lời nói bí mật nào không thật, hư vọng, không liên hệ mục đích, pháp này là pháp có đau khổ, có phiền lao, có ưu não, có nhiệt não, thuộc tà đạo. Do vậy, pháp này là pháp hữu tránh.

Tại đây, này các Tỷ-kheo, phàm lời nói bí mật nào là chân thật, không hư vọng, không liên hệ mục đích, pháp này là pháp có đau khổ, có phiền lao, có ưu não, có nhiệt não, thuộc tà đạo. Do vậy, pháp này là pháp hữu tránh.

Tại đây, này các Tỷ-kheo, phàm lời nói bí mật nào là chân thật, không hư vọng, có liên hệ mục đích, pháp này là pháp không đau khổ, không có phiền lao, không có ưu não, không có nhiệt não, thuộc chánh đạo. Do vậy, pháp này là pháp vô tránh.

Tại đây, này các Tỷ-kheo, phàm lời nói mất lòng nào, mặt đối mặt (với ai), không chân thật, hư vọng, không liên hệ mục đích, pháp này là pháp có đau khổ, có phiền lao, có ưu não, có nhiệt não, thuộc tà đạo. Do vậy, pháp này là pháp hữu tránh.

Tại đây, này các Tỷ-kheo, phàm lời nói mất lòng nào, mặt đối mặt (với ai) là chân thật, không hư vọng, không liên hệ mục đích, pháp này là pháp có đau khổ, có phiền lao, có ưu não, có nhiệt não, thuộc tà đạo. Do vậy, pháp này là pháp hữu tránh.

Tại đây, này các Tỷ-kheo, phàm lời nói mất lòng nào, mặt đối mặt (với ai) là chân thật, không hư vọng, liên hệ mục đích, pháp này là pháp không đau khổ, không có phiền lao, không có ưu não, không có nhiệt não, thuộc chánh đạo. Do vậy, pháp này là pháp vô tránh.

Tại đây, này các Tỷ-kheo, phàm lời nói nào được nói lên một cách vội vàng, pháp này có đau khổ, có phiền lao, có ưu não, có nhiệt não, thuộc tà đạo. Do vậy, pháp này là pháp hữu tránh.

Tại đây, này các Tỷ-kheo, phàm lời nói nào được nói lên một cách từ từ, pháp này không có đau khổ, không có phiền lao, không có ưu não, không có nhiệt não, thuộc chánh đạo. Do vậy, pháp này là pháp vô tránh.

Tại đây, này các Tỷ-kheo, chấp trước địa phương ngữ và đi quá xa ngôn ngữ thường dùng, pháp này là pháp có đau khổ, có phiền lao, có ưu não, có nhiệt não, thuộc tà đạo. Do vậy, pháp này là pháp hữu tránh.

Tại đây, này các Tỷ-kheo, không chấp trước địa phương ngữ và không đi quá xa ngôn ngữ thường dùng, pháp này là pháp không có đau khổ, không có phiền lao, không có ưu não, không có nhiệt não, thuộc chánh đạo. Do vậy, pháp này là pháp vô tránh.

Do vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông phải tự tu học như sau: "Chúng ta sẽ biết hữu tránh pháp và chúng ta sẽ biết vô tránh pháp. Sau khi biết hữu tránh pháp và sau khi biết vô tránh pháp, chúng ta sẽ hành trì vô tránh đạo". Và này các Tỷ-kheo, Thiện gia nam tử Subhūti (Tu-bồ-đề) đã hành trì vô tránh pháp.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.


139. The Exposition of Non-Conflict

Translated by: Bhikkhu Ñāṇamoli & Bhikkhu Bodhi

[230] 1. THUS HAVE I HEARD. On one occasion the Blessed One was living at Sāvatthī in Jeta’s Grove, Anāthapiṇḍika’s Park.

There the Blessed One addressed the bhikkhus thus: “Bhikkhus.” — “Venerable sir,” they replied. The Blessed One said this:

2. “Bhikkhus, I shall teach you an exposition of non-conflict. Listen and attend closely to what I shall say.”

— “Yes, venerable sir,” the bhikkhus replied. The Blessed One said this:

3. “One should not pursue sensual pleasure, which is low, vulgar, coarse, ignoble, and unbeneficial; and one should not pursue self-mortification, which is painful, ignoble, and unbeneficial. The Middle Way discovered by the Tathāgata avoids both extremes; giving vision, giving knowledge, it leads to peace, to direct knowledge, to enlightenment, to Nibbāna.1257

One should know what it is to extol and what it is to disparage, and knowing both, one should neither extol nor disparage but should teach only the Dhamma. One should know how to define pleasure, and knowing that, one should pursue pleasure within oneself.

One should not utter covert speech, and one should not utter overt sharp speech. One should speak unhurriedly, not hurriedly. One should not insist on local language, and one should not override normal usage. This is the summary of the exposition of non-conflict.

4. “‘One should not pursue sensual pleasure, which is low, vulgar, coarse, ignoble, and unbeneficial; and one should not pursue self-mortification, which is painful, ignoble, and unbeneficial.’ So it was said. And with reference to what was this said?

“The pursuit of the enjoyment of one whose pleasure is linked to sensual desires1258 — low, vulgar, coarse, ignoble, and unbeneficial — is a state beset by suffering, vexation, despair, and fever, and it is the wrong way.1259 [231]

Disengagement from the pursuit of the enjoyment of one whose pleasure is linked to sensual desires — low, vulgar, coarse, ignoble, and unbeneficial — is a state without suffering, vexation, despair, and fever, and it is the right way.

“The pursuit of self-mortification — painful, ignoble, and unbeneficial — is a state beset by suffering, vexation, despair, and fever, and it is the wrong way.

Disengagement from the pursuit of self-mortification — painful, ignoble, and unbeneficial — is a state without suffering, vexation, despair, and fever, and it is the right way.

“So it was with reference to this that it was said: ‘One should not pursue sensual pleasure, which is low, vulgar, coarse, ignoble, and unbeneficial; and one should not pursue self-mortification, which is painful, ignoble, and unbeneficial.’


5. “‘The Middle Way discovered by the Tathāgata avoids both these extremes; giving vision, giving knowledge, it leads to peace, to direct knowledge, to enlightenment, to Nibbāna.’ So it was said. And with reference to what was this said? It is just this Noble Eightfold Path; that is, right view, right intention, right speech, right action, right livelihood, right effort, right mindfulness, and right concentration.

So it was with reference to this that it was said: ‘The Middle Way discovered by the Tathāgata avoids both these extremes… to Nibbāna.’

6. “‘One should know what it is to extol and what it is to disparage, and knowing both, one should neither extol nor disparage but should teach only the Dhamma.’ So it was said. And with reference to what was this said?

7. “How, bhikkhus, does there come to be extolling and disparaging and failure to teach only the Dhamma? When one says: ‘All those engaged in the pursuit of the enjoyment of one whose pleasure is linked to sensual desires — low… and unbeneficial — are beset by suffering, vexation, despair, and fever, and they have entered upon the wrong way,’ one thus disparages some.

When one says: ‘All those disengaged from the pursuit of the enjoyment of one whose pleasure is linked to sensual desires — low… and unbeneficial — are without suffering, vexation, despair, and fever, and they have entered upon the right way,’ one thus extols some.

“When one says: ‘All those engaged in the pursuit of self-mortification — painful, ignoble, and unbeneficial — [232] are beset by suffering, vexation, despair, and fever, and they have entered upon the wrong way,’ one thus disparages some.

When one says: ‘All those disengaged from the pursuit of self-mortification — painful, ignoble, and unbeneficial — are without suffering, vexation, despair, and fever, and they have entered upon the right way,’ one thus extols some.

“When one says: ‘All those who have not abandoned the fetter of being1260 are beset by suffering, vexation, despair, and fever, and they have entered upon the wrong way,’ one thus disparages some.

When one says: ‘All those who have abandoned the fetter of being are without suffering, vexation, despair, and fever, and they have entered upon the right way,’ one thus extols some. This is how there comes to be extolling and disparaging and failure to teach only the Dhamma.

8. “And how, bhikkhus, does there come to be neither extolling nor disparaging but teaching only the Dhamma? When one does not say: ‘All those engaged in the pursuit of the enjoyment of one whose pleasure is linked to sensual desires… have entered upon the wrong way,’ but says instead: ‘The pursuit is a state beset by suffering, vexation, despair, and fever, and it is the wrong way,’ then one teaches only the Dhamma.1261

When one does not say: ‘All those disengaged from the pursuit of the enjoyment of one whose pleasure is linked to sensual desires… have entered upon the right way,’ but says instead: ‘The disengagement is a state without suffering, vexation, despair, and fever, and it is the right way,’ then one teaches only the Dhamma.

“When one does not say: ‘All those engaged in the pursuit of self-mortification… have entered upon the wrong way,’ but says instead: ‘The pursuit is a state beset by suffering, vexation, despair, and fever, and it is the wrong way,’ then one teaches only the Dhamma.

When one does not say: ‘All those disengaged from the pursuit of self-mortification… have entered upon the right way,’ but says instead: ‘The disengagement is a state without suffering, vexation, despair, and fever, and it is the right way,’ then one teaches only the Dhamma.

“When one does not say: ‘All those who have not abandoned the fetter of being… have entered upon the wrong way,’ [233] but says instead: ‘As long as the fetter of being is unabandoned, being too is unabandoned,’ then one teaches only the Dhamma.

When one does not say: ‘All those who have abandoned the fetter of being… have entered upon the right way,’ but says instead: ‘When the fetter of being is abandoned, being also is abandoned,’ then one teaches only the Dhamma.

“So it was with reference to this that it was said: ‘One should know what it is to extol and what it is to disparage, and knowing both, one should neither extol nor disparage but should teach only the Dhamma.’

9. “‘One should know how to define pleasure, and knowing that, one should pursue pleasure within oneself.’ So it was said. And with reference to what was this said?

“Bhikkhus, there are these five cords of sensual pleasure. What five? Forms cognizable by the eye… sounds cognizable by the ear… odours cognizable by the nose… flavours cognizable by the tongue… tangibles cognizable by the body that are wished for, desired, agreeable, and likeable, connected with sensual desire and provocative of lust. These are the five cords of sensual pleasure.

Now the pleasure and joy that arise dependent on these five cords of sensual pleasure are called sensual pleasure — a filthy pleasure, a coarse pleasure, an ignoble pleasure. I say of this kind of pleasure that it should not be pursued, that it should not be developed, that it should not be cultivated, and that it should be feared.

“Here, bhikkhus, quite secluded from sensual pleasures, secluded from unwholesome states, a bhikkhu enters upon and abides in the first jhāna… the second jhāna… the third jhāna… the fourth jhāna.

This is called the bliss of renunciation, the bliss of seclusion, the bliss of peace, the bliss of enlightenment. I say of this kind of pleasure that it should be pursued, that it should be developed, that it should be cultivated, and that it should not be feared. [234]

“So it was with reference to this that it was said: ‘One should know how to define pleasure, and knowing that, one should pursue pleasure within oneself.’

10. “‘One should not utter covert speech, and one should not utter overt sharp speech.’ So it was said. And with reference to what was this said?

“Here, bhikkhus, when one knows covert speech to be untrue, incorrect, and unbeneficial, one should on no account utter it. When one knows covert speech to be true, correct, and unbeneficial, one should try not to utter it. But when one knows covert speech to be true, correct, and beneficial, one may utter it, knowing the time to do so.

“Here, bhikkhus, when one knows overt sharp speech to be untrue, incorrect, and unbeneficial, one should on no account utter it. When one knows overt sharp speech to be true, correct, and unbeneficial, one should try not to utter it. But when one knows overt sharp speech to be true, correct, and beneficial, one may utter it, knowing the time to do so.

“So it was with reference to this that it was said: ‘One should not utter covert speech, and one should not utter overt sharp speech.’

11. “‘One should speak unhurriedly, not hurriedly.’ So it was said. And with reference to what was this said?

“Here, bhikkhus, when one speaks hurriedly, one’s body grows tired and one’s mind becomes excited, one’s voice is strained and one’s throat becomes hoarse, and the speech of one who speaks hurriedly is indistinct and hard to understand.

“Here, bhikkhus, when one speaks unhurriedly, one’s body does not grow tired nor does one’s mind become excited, one’s voice is not strained nor does one’s throat become hoarse, and the speech of one who speaks unhurriedly is distinct and easy to understand.

“So it was with reference to this that it was said: ‘One should speak unhurriedly, not hurriedly.’

12. “‘One should not insist on local language, and one should not override normal usage.’ So it was said. And with reference to what was this said?

“How, bhikkhus, does there come to be insistence on local language and overriding of normal usage? Here, bhikkhus, in different localities they call the same thing a ‘dish’ [pāti], [235] a ‘bowl’ [patta], a ‘vessel’ [vittha], a ‘saucer’ [serāva], a ‘pan’ [dhāropa], a ‘pot’ [poṇa], or a ‘basin’ [pisīla].

So whatever they call it in such and such a locality, one speaks accordingly, firmly adhering [to that expression] and insisting: ‘Only this is correct; anything else is wrong.’ This is how there comes to be insistence on local language and overriding normal usage.1262

“And how, bhikkhus, does there come to be non-insistence on local language and non-overriding of normal usage? Here, bhikkhus, in different localities they call the same thing a ‘dish’… or a ‘basin.’

So whatever they call it in such and such a locality, without adhering [to that expression] one speaks accordingly, thinking: ‘These venerable ones, it seems, are speaking with reference to this.’ This is how there comes to be non-insistence on local language and non-overriding of normal usage.

“So it was with reference to this that it was said: ‘One should not insist on local language, and one should not override normal usage.’

13. “Here, bhikkhus, the pursuit of the enjoyment of one whose pleasure is linked to sensual desires — low… and unbeneficial — is a state beset by suffering, vexation, despair, and fever, and it is the wrong way. Therefore this is a state with conflict.

“Here, bhikkhus, disengagement from the pursuit of the enjoyment of one whose pleasure is linked to sensual desires — low… and unbeneficial — is a state without suffering, vexation, despair, and fever, and it is the right way. Therefore this is a state without conflict.

“Here, bhikkhus, the pursuit of self-mortification — painful, ignoble, and unbeneficial — is a state beset by suffering, vexation, despair, and fever, and it is the wrong way. Therefore this is a state with conflict.

“Here, bhikkhus, disengagement from the pursuit of self-mortification — painful, ignoble, and unbeneficial — is a state without suffering, vexation, despair, and fever, and it is the right way. [236] Therefore this is a state without conflict.

“Here, bhikkhus, the Middle Way discovered by the Tathāgata avoids both these extremes; giving vision, giving knowledge, it leads to peace, to direct knowledge, to enlightenment, to Nibbāna. It is a state without suffering… and it is the right way. Therefore this is a state without conflict.

“Here, bhikkhus, extolling and disparaging and failure to teach only the Dhamma is a state beset by suffering… and it is the wrong way. Therefore this is a state with conflict.

“Here, bhikkhus, not extolling and not disparaging and teaching only the Dhamma is a state without suffering… and it is the right way. Therefore this is a state without conflict.

“Here, bhikkhus, sensual pleasure — a filthy pleasure, a coarse pleasure, an ignoble pleasure — is a state beset by suffering… and it is the wrong way. Therefore this is a state with conflict.

“Here, bhikkhus, the bliss of renunciation, the bliss of seclusion, the bliss of peace, the bliss of enlightenment, is a state without suffering… and it is the right way. Therefore this is a state without conflict.

“Here, bhikkhus, covert speech that is untrue, incorrect, and unbeneficial is a state beset by suffering… Therefore this is a state with conflict.

“Here, bhikkhus, covert speech that is true, correct, and unbeneficial is a state beset by suffering… Therefore this is a state with conflict.

“Here, bhikkhus, covert speech that is true, correct, and beneficial is a state without suffering… Therefore this is a state without conflict.

“Here, bhikkhus, overt sharp speech that is untrue, incorrect, and unbeneficial is a state beset by suffering… Therefore this is a state with conflict.

“Here, bhikkhus, overt sharp speech that is true, correct, and unbeneficial is a state beset by suffering… Therefore this is a state with conflict.

“Here, bhikkhus, overt sharp speech [237] that is true, correct, and beneficial is a state without suffering… Therefore this is a state without conflict.

“Here, bhikkhus, the speech of one who speaks hurriedly is a state beset by suffering, vexation, despair, and fever, and it is the wrong way. Therefore this is a state with conflict.

“Here, bhikkhus, the speech of one who speaks unhurriedly is a state without suffering… Therefore this is a state without conflict.

“Here, bhikkhus, insistence on local language and overriding of normal usage is a state beset by suffering… Therefore this is a state with conflict.

“Here, bhikkhus, non-insistence on local language and non-overriding of normal usage is a state without suffering, vexation, despair, and fever, and it is the right way. Therefore this is a state without conflict.

14. “Therefore, bhikkhus, you should train yourselves thus: ‘We shall know the state with conflict and we shall know the state without conflict, and knowing these, we shall enter upon the way without conflict.’ Now, bhikkhus, Subhūti is a clansman who has entered upon the way without conflict.”1263

That is what the Blessed One said. The bhikkhus were satisfied and delighted in the Blessed One’s words.





Close
Close