Quay lại bản Việt dịch

Font chữ:
Font chữ:

137. Kinh Phân Biệt Sáu Xứ

Dịch giả: Thích Minh Châu

Như vầy tôi nghe.
Một thời, Thế Tôn ở Sāvatthī (Xá-vệ), Jetavana (Kỳ-đà Lâm), tại tinh xá ông Anāthapiṇḍika (Cấp Cô Ðộc). Ở đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-kheo" --"Bạch Thế Tôn". Các vị Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn, Thế Tôn nói như sau:

-- Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng cho các Ông phân biệt sáu xứ. Hãy lắng nghe và suy nghiệm kỹ, Ta sẽ nói.

-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Các vị Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

-- Có sáu nội xứ cần phải biết. Có sáu ngoại xứ cần phải biết. Có sáu thức thân cần phải biết. Có sáu xúc thân cần phải biết. Có mười tám ý hành cần phải biết. Có ba mươi sáu loại hữu tình cần phải biết.

Tại đây, do y cứ cái này, đoạn tận cái này, có ba niệm xứ mà một bậc Thánh phải thực hành, và có thực hành (niệm xứ) ấy, bậc Thánh mới xứng là bậc Ðạo sư diễn giảng đồ chúng. Trong các bậc Huấn luyện sư, vị ấy được gọi là bậc Vô thượng Ðiều ngự sư, điều phục các hạng người đáng được điều phục. Ðây là tổng thuyết về phân biệt sáu xứ.

Khi được nói đến "Sáu nội xứ cần phải biết", do duyên gì, được nói đến như vậy? Nhãn xứ, nhĩ xứ, tỷ xứ, thiệt xứ, thân xứ, ý xứ. Khi được nói đến: "Sáu nội xứ cần phải biết", chính do duyên này, được nói đến như vậy.

Khi được nói đến "Sáu ngoại xứ cần phải biết", do duyên gì, được nói đến như vậy? Sắc xứ, thanh xứ, hương xứ, vị xứ, xúc xứ, pháp xứ. Khi được nói đến: "Sáu ngoại xứ cần phải biết", chính do duyên này, được nói đến như vậy.

Khi được nói đến "Sáu thức thân cần phải biết", do duyên gì, được nói đến như vậy? Nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức. Khi được nói đến: "Sáu thức thân cần phải biết", chính do duyên này, được nói đến như vậy.

Khi được nói đến "Sáu xúc thân cần phải biết", do duyên gì được nói đến như vậy? Nhãn xúc, nhĩ xúc, tỷ xúc, thiệt xúc, thân xúc, ý xúc. Khi được nói đến: "Sáu xúc thân cần phải biết", chính do duyên này, được nói đến như vậy.

Khi được nói đến "Mười tám ý hành cần phải biết", do duyên gì được nói đến như vậy?

Sau khi mắt thấy sắc, ý chạy theo sắc trú xứ của hỷ, chạy theo sắc trú xứ của ưu, chạy theo sắc trú xứ của xả; sau khi tai nghe tiếng... ; sau khi mũi ngửi hương... sau khi lưỡi nếm vị... sau khi thân cảm xúc... sau khi ý nhận thức pháp, ý chạy theo pháp khởi lên hỷ, chạy theo pháp khởi lên ưu, chạy theo pháp khởi lên xả.

Như vậy, có sáu hỷ hành, có sáu ưu hành, có sáu xả hành.

Khi được nói đến "Mười tám ý hành cần phải biết", chính do duyên này, được nói đến như vậy.

Khi được nói đến "Ba mươi sáu loại hữu tình cần phải biết", do duyên gì, được nói đến như vậy?

Sáu hỷ liên hệ tại gia, sáu hỷ liên hệ xuất ly,

sáu ưu liên hệ tại gia, sáu ưu liên hệ xuất ly,

sáu xả liên hệ tại gia, sáu xả liên hệ xuất ly.

Ở đây, thế nào là sáu hỷ liên hệ tại gia? Có hỷ khởi lên, hoặc do nhận được hay thấy sự nhận được các sắc do con mắt nhận thức, khả ái, khả hỷ, khả lạc, khả ý, liên hệ đến thế vật; hoặc do nhớ được những gì đã nhận được về trước, đã qua, đã diệt, đã biến hoại. Loại hỷ như vậy được gọi là hỷ liên hệ tại gia.

Có hỷ khởi lên, hoặc do nhận được hay thấy sự nhận được các tiếng do tai nhận thức... các hương do mũi nhận thức... các vị do lưỡi nhận thức... các xúc do thân nhận thức... các pháp do ý nhận thức, khả ái, khả hỷ, khả lạc, khả ý liên hệ đến thế vật; hoặc do nhớ được những gì đã nhận được về trước, đã qua, đã diệt, đã biến hoại. Loại hỷ như vậy được gọi là hỷ liên hệ đến tại gia. Sáu hỷ này liên hệ đến tại gia.

Ở đây, thế nào là sáu hỷ liên hệ đến xuất ly? Sau khi biết các sắc pháp là vô thường, biến hoại, ly tham, biến diệt và nghĩ rằng: "Các sắc pháp xưa kia và các sắc pháp hiện tại, tất cả sắc pháp là vô thường, khổ, biến hoại". Sau khi như thật thấy như vậy với chánh trí tuệ, có hỷ khởi lên. Loại hỷ như vậy được gọi là hỷ liên hệ đến xuất ly.

Sau khi biết được các tiếng... các hương... các vị... các xúc... các pháp là vô thường, biến hoại, ly dục, biến diệt và nghĩ rằng: "Các pháp xưa kia và các pháp hiện tại, tất cả các pháp là vô thường, khổ, biến hoại". Sau khi như thật thấy như vậy với chánh trí tuệ, có hỷ khởi lên. Loại hỷ như vậy được gọi là hỷ liên hệ đến xuất ly. Sáu hỷ này liên hệ đến xuất ly.

Ở đây, thế nào là sáu ưu liên hệ tại gia? Có ưu khởi lên; hoặc do không nhận được hay thấy sự không nhận được các sắc do mắt nhận thức, khả ái, khả hỷ, khả lạc, khả ý, liên hệ đến thế vật; hoặc do nhớ được những gì không nhận được về trước, đã qua, đã diệt, đã biến hoại. Loại ưu như vậy được gọi là ưu liên hệ tại gia.

Có ưu khởi lên, hoặc do không nhận được hay thấy sự không nhận được các tiếng do tai nhận thức... các hương do mũi nhận thức... các vị do lưỡi nhận thức... các xúc do thân nhận thức... các pháp do ý nhận thức, khả ái, khả hỷ, khả lạc, khả ý, liên hệ đến thế vật; hoặc do nhớ được những gì không nhận được về trước, đã qua, đã diệt, đã biến hoại. Loại ưu như vậy được gọi là ưu liên hệ đến tại gia. Sáu ưu này liên hệ đến tại gia.

Ở đây, thế nào là sáu ưu liên hệ đến xuất ly? Sau khi biết được các sắc pháp là vô thường, biến hoại, ly tham, biến diệt và nghĩ rằng: "Các sắc pháp xưa kia và các sắc pháp hiện tại, tất cả sắc pháp là vô thường, khổ, biến hoại". Sau khi như thật thấy như vậy với chánh trí tuệ, vị ấy khởi lên ước muốn đối với vô thượng giải thoát, nghĩ rằng: "Khi nào ta có thể chứng đạt và an trú trong xứ (ayatana) mà các bậc Thánh đang chứng đạt và an trú?"

Như vậy, do ước muốn đối với các vô thượng giải thoát, ưu khởi lên do duyên ước muốn. Loại ưu như vậy được gọi là ưu liên hệ xuất ly.

Sau khi biết được các tiếng... các hương... các vị... các xúc... các pháp là vô thường, biến hoại, ly dục, biến diệt và nghĩ rằng: "Các pháp xưa kia và các pháp hiện tại, tất cả các pháp là vô thường, khổ, biến hoại". Sau khi sự thật thấy như vậy với chánh trí tuệ, vị ấy khởi lên ước muốn đối với các vô thượng giải thoát, nghĩ rằng: "Khi nào ta có thể chứng đạt và an trú trong xứ (ayatana) mà các bậc Thánh đang chứng đạt và an trú?"

Như vậy, do ước muốn đối với các vô thượng giải thoát, ưu khởi lên do duyên ước muốn. Loại ưu như vậy được gọi là ưu liên hệ xuất ly. Sáu ưu này liên hệ xuất ly.

Ở đây, thế nào là sáu xả liên hệ tại gia? Khi một người ngu si, ám độn, phàm phu thấy sắc với con mắt, xả khởi lên của một vô văn phàm phu, không chinh phục được (phiền não), không chinh phục được quả dị thục, không thấy sự nguy hiểm.

Loại xả như vậy không vượt khỏi sắc pháp. Do vậy, đây được gọi là xả liên hệ tại gia.

Khi một người ngu si, ám độn, phàm phu nghe tiếng với tai... ngửi hương với mũi... nếm vị với lưỡi... cảm xúc với thân... nhận thức pháp với ý, xả khởi lên của một vô văn phàm phu, không chinh phục được (phiền não), không chinh phục được quả dị thục, không thấy sự nguy hiểm.

Loại xả như vậy không vượt khỏi các pháp. Do vậy, đây được gọi là xả liên hệ tại gia. Sáu xả này liên hệ tại gia.

Ở đây, thế nào là sáu xả liên hệ xuất ly? Sau khi biết sắc pháp là vô thường, biến hoại, ly tham, biến diệt, nghĩ rằng: "Các sắc pháp xưa kia và sắc pháp hiện tại, tất cả sắc pháp là vô thường, khổ, biến hoại". Sau khi như thật thấy như vậy với chánh trí tuệ, xả khởi lên.

Loại xả như vậy được gọi là xả liên hệ xuất ly.

Sau khi biết được các tiếng... các hương... các vị... các xúc... các pháp là vô thường, biến hoại, ly dục, biến diệt, nghĩ rằng: "Các pháp xưa kia và các pháp hiện tại, tất cả các pháp là vô thường, khổ, biến hoại". Sau khi như thật thấy như vậy với chánh trí tuệ, xả khởi lên.

Loại xả như vậy được gọi là xả liên hệ xuất ly. Sáu xả này liên hệ xuất ly.

Khi được nói đến "Ba mươi sáu loại hữu tình cần phải biết", chính do duyên này, được nói đến như vậy.

Khi được nói đến "Ở đây, do y cứ cái này, đoạn tận cái này", do duyên gì, được nói đến như vậy?

Tại đây, này các Tỷ-kheo, do y cứ do duyên sáu hỷ liên hệ xuất ly, đoạn tận, vượt qua sáu hỷ liên hệ tại gia. Như vậy là sự đoạn tận chúng; như vậy là sự vượt qua chúng.

Tại đây, này các Tỷ-kheo, do y cứ, do duyên sáu ưu liên hệ xuất ly; đoạn tận, vượt qua sáu ưu liên hệ tại gia. Như vậy là sự đoạn tận chúng; như vậy là sự vượt qua chúng.

Tại đây, này các Tỷ-kheo, do y cứ, do duyên sáu xả liên hệ xuất ly, đoạn tận, vượt qua sáu xả liên hệ tại gia. Như vậy là sự đoạn tận chúng, là sự vượt qua chúng.

Tại đây, này các Tỷ-kheo, do y cứ, do duyên sáu hỷ liên hệ xuất ly, đoạn tận, vượt qua sáu ưu liên hệ xuất ly. Như vậy là sự đoạn tận chúng, là sự vượt qua chúng.

Tại đây, này các Tỷ-kheo, do y cứ, do duyên xả liên hệ xuất ly, đoạn tận, vượt qua sáu hỷ liên hệ xuất ly. Như vậy là sự đoạn tận chúng, là sự vượt qua chúng.

Này các Tỷ-kheo, có xả đa diện, y cứ đa diện; có xả nhứt diện, y cứ nhứt diện. Này các Tỷ-kheo, thế nào là xả đa diện, y cứ đa diện?

Này các Tỷ-kheo, có xả đối với các sắc pháp, có xả đối với các tiếng, có xả đối với các hương, có xả đối với các vị, có xả đối với các xúc. Như vậy, này các Tỷ-kheo là xả đa diện, y cứ đa diện.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là xả nhứt diện, y cứ nhứt diện? Có xả y cứ Hư không vô biên xứ, có xả y cứ Thức vô biên xứ, có xả y cứ Vô sở hữu xứ, có xả y cứ Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Như vậy, này các Tỷ-kheo là xả nhứt diện, y cứ nhứt diện.

Ở đây, này các Tỷ-kheo, do y cứ, do duyên xả nhứt diện, xả y cứ nhứt diện, đoạn tận vượt qua xả đa diện, xả y cứ đa diện. Như vậy là sự đoạn tận (xả) này, như vậy là sự vượt qua (xả) này.

Này các Tỷ-kheo, do y cứ không tham dục, do duyên không tham dục, đoạn tận, vượt qua xả nhứt diện, xả y cứ nhứt diện ấy. Như vậy là sự đoạn tận (xả) này, như vậy là sự vượt qua (xả) này.

Khi được nói đến: "Tại đây do y cứ cái này, đoạn tận cái này", chính do duyên này, được nói đến như vậy.

Khi được nói đến: "Có ba niệm xứ mà một bậc Thánh phải thực hành, và có thực hành (niệm xứ) ấy, bậc Thánh mới xứng là bậc Ðạo sư diễn giảng đồ chúng", do duyên gì, được nói đến như vậy?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, bậc Ðạo sư thuyết pháp cho các đệ tử, vì lòng từ mẫn, vì lo cho hạnh phúc của họ, vì thương tưởng họ, nói rằng: "Ðây là hạnh phúc cho các Ông, đây là an lạc cho các Ông". Một số đệ tử của bậc Ðạo sư ấy không có khéo nghe, không có lóng tai, không có an trú tâm vào chánh trí, và hành động ngược lại lời dạy của bậc Ðạo sư.

Tại đây, này các Tỷ-kheo, Như Lai không có hoan hỷ, không có cảm giác hoan hỷ, nhưng sống không có dao động, chánh niệm, tỉnh giác.

Này các Tỷ-kheo, đây là niệm xứ thứ nhất, một bậc Thánh phải thực hành, và có thực hành niệm xứ ấy, bậc Thánh mới xứng là bậc Ðạo sư diễn giảng đồ chúng.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, bậc Ðạo sư thuyết pháp cho các đệ tử, vì lòng từ mẫn, vì lo cho hạnh phúc của họ, vì thương tưởng họ, nói rằng: "Ðây là hạnh phúc cho các Ông, đây là an lạc cho các Ông". Một số đệ tử bậc Ðạo sư ấy không có khéo nghe, không có lóng tai, không có an trú tâm vào chánh trí, và hành động ngược lại lời dạy của bậc Ðạo sư.

Có một số đệ tử khéo nghe, lóng tai, an trú tâm vào chánh trí, và không hành động ngược lại lời dạy của bậc Ðạo sư. Tại đây, này các Tỷ-kheo, Như Lai không có hoan hỷ, không có cảm giác hoan hỷ, không có không hoan hỷ, không có cảm giác không hoan hỷ; sau khi đoạn bỏ cả hai, hoan hỷ và không hoan hỷ, Như Lai trú xả, chánh niệm, tỉnh giác.

Này các Tỷ-kheo, đây là niệm xứ hai, một bậc Thánh phải thực hành, và có thực hành niệm xứ ấy, bậc Thánh mới xứng là bậc Ðạo sư diễn giảng đồ chúng.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, có bậc Ðạo Sư thuyết pháp cho các đệ tử, vì lòng từ mẫn, vì lo cho hạnh phúc của họ, vì thương tưởng họ, nói rằng: "Ðây là hạnh phúc cho các Ông, đây là an lạc cho các Ông". Ðệ tử của bậc Ðạo Sư ấy khéo nghe, lóng tai, an trú tâm vào chánh trí và không đi ngược lời dạy của bậc Ðạo Sư.

Tại đây, này các Tỷ-kheo, Như lai hoan hỷ, và cảm giác hoan hỷ, sống không dao động, chánh niệm, tỉnh giác.

Này các Tỷ-kheo, đây là niệm xứ thứ ba, một bậc Thánh phải thực hành, và có thực hành niệm xứ ấy, bậc Thánh mới xứng là bậc Ðạo sư diễn giảng cho đồ chúng.

Khi được nói đến: "Có ba niệm xứ, một bậc Thánh phải thực hành, và có (thực hành) niệm xứ ấy, bậc Thánh mới xứng đáng là bậc Ðạo sư diễn giảng cho đồ chúng", chính do duyên này, được nói đến như vậy.

Khi được nói đến: "Trong các vị Huấn luyện sư, vị ấy được gọi là vị Vô thượng Ðiều ngự sư, điều phục hạng người đáng được điều phục", do duyên gì được nói đến như vậy?

Này các Tỷ-kheo, một con voi được điều phục do một vị điều ngự tượng sư dắt dẫn chỉ chạy về một phương, phương Ðông, phương Tây, phương Bắc hay phương Nam.

Này các Tỷ-kheo, một con ngựa được điều phục do một vị điều ngự mã sư dắt dẫn chỉ chạy về một phương, phương Ðông, phương Tây, phương Bắc hay phương Nam.

Này các Tỷ-kheo, một con bò được điều phục do một vị điều ngự sư dắt dẫn chỉ chạy về một phương, phương Ðông, phương Tây, phương Bắc hay phương Nam.

Này các Tỷ-kheo, một người được điều phục do Như Lai, bậc A-La-Hán, Chánh Ðẳng Giác dắt dẫn, được chạy cùng khắp cả tám phương.

Có sắc, thấy các sắc pháp; đó là phương thứ nhất.

Không có tưởng nội sắc, thấy các ngoại sắc; đó là phương thứ hai.

Nghĩ đến thanh tịnh, chú tâm trên ấy; đó là phương thứ ba.

Vượt qua một cách hoàn toàn các sắc tưởng, diệt trừ đối ngại tưởng, không tác ý sai biệt tưởng; và nghĩ rằng "Hư không là vô biên", chứng đạt và an trú Không vô biên xứ; đó là phương thứ tư.

Vượt qua một cách hoàn toàn Không vô biên xứ, nghĩ rằng: "Thức là vô biên", chứng đạt và an trú Thức vô biên xứ; đó là phương thứ năm.

Vượt qua một cách hoàn toàn Thức vô biên xứ, nghĩ rằng: "Không có gì cả", chứng đạt và an trú Vô sở hữu xứ; đó là phương thứ sáu.

Vượt qua một cách hoàn toàn Vô sở hữu xứ; chứng đạt và an trú Phi tưởng phi phi tưởng xứ; đó là phương thứ bảy.

Vượt qua một cách hoàn toàn Phi tưởng phi phi tưởng xứ, chứng đạt và an trú Diệt thọ tưởng (định); đó là phương thứ tám.

Này các Tỷ-kheo, một người đáng được điều phục do Như Lai, bậc A-La-Hán, Chánh Ðẳng Giác dắt dẫn, được chạy cùng khắp tám phương này.

Khi được nói đến: "Trong các vị Huấn luyện sư, vị ấy được gọi là Vô thượng Ðiều ngự sư, điều phục hạng người đáng điều phục", chính do duyên này, được nói đến như vậy.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các vị Tỷ-kheo ấy hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.


137. The Exposition of the Sixfold Base

Translated by: Bhikkhu Ñāṇamoli & Bhikkhu Bodhi

1. THUS HAVE I HEARD. On one occasion the Blessed One was living at Sāvatthī in Jeta’s Grove, Anāthapiṇḍika’s Park. There he addressed the bhikkhus thus: “Bhikkhus.” — “Venerable sir,” they replied. The Blessed One said this:

2. “Bhikkhus, I shall teach you an exposition of the sixfold base. Listen and attend closely to what I shall say.”

— “Yes, venerable sir,” the bhikkhus replied. The Blessed One said this: [216]

3. “The six internal bases should be understood. The six external bases should be understood. The six classes of consciousness should be understood. The six classes of contact should be understood. The eighteen kinds of mental exploration should be understood. The thirty-six positions of beings should be understood.

Therein, by depending on this, abandon that. There are three foundations of mindfulness that the Noble One cultivates, cultivating which the Noble One is a teacher fit to instruct a group. Among the teachers of training it is he that is called the incomparable leader of persons to be tamed. This is the summary of the exposition of the sixfold base.

4. “‘The six internal bases should be understood.’ So it was said. And with reference to what was this said? There are the eye-base, the ear-base, the nose-base, the tongue-base, the body-base, and the mind-base. So it was with reference to this that it was said: ‘The six internal bases should be understood.’

5. “‘The six external bases should be understood.’ So it was said. And with reference to what was this said? There are the form-base, the sound-base, the odour-base, the flavour-base, the tangible-base, and the mind-object-base. So it was with reference to this that it was said: ‘The six external bases should be understood.’

6. “‘The six classes of consciousness should be understood.’ So it was said. And with reference to what was this said? There are eye-consciousness, ear-consciousness, nose-consciousness, tongue-consciousness, body-consciousness, and mind-consciousness. So it was with reference to this that it was said: ‘The six classes of consciousness should be understood.’

7. “‘The six classes of contact should be understood.’ So it was said. And with reference to what was this said? There are eye-contact, ear-contact, nose-contact, tongue-contact, body-contact, and mind-contact. So it was with reference to this that it was said: ‘The six classes of contact should be understood.’

8. “‘The eighteen kinds of mental exploration should be understood.’1235 So it was said. And with reference to what was this said?

“On seeing a form with the eye, one explores a form productive of joy, one explores a form productive of grief, one explores a form productive of equanimity.1236 On hearing a sound with the ear… On smelling an odour with the nose… On tasting a flavour with the tongue… [217] On touching a tangible with the body… On cognizing a mind-object with the mind, one explores a mind-object productive of joy, one explores a mind-object productive of grief, one explores a mind-object productive of equanimity.

Thus there are six kinds of exploration with joy, six kinds of exploration with grief, and six kinds of exploration with equanimity.

So it was with reference to this that it was said: ‘The eighteen kinds of mental exploration should be understood.’

9. “‘The thirty-six positions of beings should be understood.’1237 So it was said. And with reference to what was this said?

There are six kinds of joy based on the household life and six kinds of joy based on renunciation.1238

There are six kinds of grief based on the household life and six kinds of grief based on renunciation.

There are six kinds of equanimity based on the household life and six kinds of equanimity based on renunciation.

10. “Herein, what are the six kinds of joy based on the household life? When one regards as a gain the gain of forms cognizable by the eye that are wished for, desired, agreeable, gratifying, and associated with worldliness — or when one recalls what was formerly obtained that has passed, ceased, and changed — joy arises. Such joy as this is called joy based on the household life.

“When one regards as a gain the gain of sounds cognizable by the ear… the gain of odours cognizable by the nose… the gain of flavours cognizable by the tongue… the gain of tangibles cognizable by the body… the gain of mind-objects cognizable by the mind that are wished for, desired, agreeable, gratifying, and associated with worldliness — or when one recalls what was formerly obtained that has passed, ceased, and changed — joy arises. Such joy as this is called joy based on the household life. These are the six kinds of joy based on the household life.

11. “Herein, what are the six kinds of joy based on renunciation? When, by knowing the impermanence, change, fading away, and cessation of forms, one sees as it actually is with proper wisdom that forms both formerly and now are all impermanent, suffering, and subject to change, joy arises. Such joy as this is called joy based on renunciation.1239

“When, by knowing the impermanence, change, fading away, and cessation of sounds… of odours… of flavours… of tangibles… [218] of mind-objects, one sees as it actually is with proper wisdom that mind-objects both formerly and now are all impermanent, suffering, and subject to change, joy arises. Such joy as this is called joy based on renunciation. These are the six kinds of joy based on renunciation.

12. “Herein, what are the six kinds of grief based on the household life? When one regards as a non-gain the non-gain of forms cognizable by the eye that are wished for, desired, agreeable, gratifying, and associated with worldliness — or when one recalls what was formerly not obtained that has passed, ceased, and changed — grief arises. Such grief as this is called grief based on the household life.

“When one regards as a non-gain the non-gain of sounds cognizable by the ear… the non-gain of odours cognizable by the nose… the non-gain of flavours cognizable by the tongue… the non-gain of tangibles cognizable by the body… the non-gain of mind-objects cognizable by the mind that are wished for, desired, agreeable, gratifying, and associated with worldliness — or when one recalls what was formerly not obtained that has passed, ceased, and changed — grief arises. Such grief as this is called grief based on the household life. These are the six kinds of grief based on the household life.

13. “Herein, what are the six kinds of grief based on renunciation? When, by knowing the impermanence, change, fading away, and cessation of forms, one sees as it actually is with proper wisdom that forms both formerly and now are all impermanent, suffering, and subject to change, one generates a longing for the supreme liberations thus: ‘When shall I enter upon and abide in that base that the noble ones now enter upon and abide in?’1240

In one who generates thus a longing for the supreme liberations, grief arises with that longing as condition. Such grief as this is called grief based on renunciation.

“When, by knowing the impermanence, change, fading away, and cessation of sounds… of odours… of flavours… of tangibles … of mind-objects, one sees as it actually is with proper wisdom that mind-objects both formerly and now are all impermanent, suffering, and subject to change, [219] one generates a longing for the supreme liberations thus: ‘When shall I enter upon and abide in that base that the noble ones now enter upon and abide in?’

In one who thus generates a longing for the supreme liberations, grief arises with that longing as condition. Such grief as this is called grief based on renunciation. These are the six kinds of grief based on renunciation.

14. “Herein, what are the six kinds of equanimity based on the household life? On seeing a form with the eye, equanimity arises in a foolish infatuated ordinary person, in an untaught ordinary person who has not conquered his limitations or conquered the results [of action] and who is blind to danger.

Such equanimity as this does not transcend the form; that is why it is called equanimity based on the household life.1241

“On hearing a sound with the ear… On smelling an odour with the nose… On tasting a flavour with the tongue… On touching a tangible with the body… On cognizing a mind-object with the mind, equanimity arises in a foolish infatuated ordinary person, in an untaught ordinary person who has not conquered his limitations or conquered the results [of action] and who is blind to danger.

Such equanimity as this does not transcend the mind-object; that is why it is called equanimity based on the household life. These are the six kinds of equanimity based on the household life.

15. “Herein, what are the six kinds of equanimity based on renunciation? When, by knowing the impermanence, change, fading away, and cessation of forms, one sees as it actually is with proper wisdom that forms both formerly and now are all impermanent, suffering, and subject to change, equanimity arises.

Such equanimity as this transcends the form; that is why it is called equanimity based on renunciation.1242

“When, by knowing the impermanence, change, fading away, and cessation of sounds… of odours… of flavours… of tangibles… of mind-objects, one sees as it actually is with proper wisdom that mind-objects both formerly and now are all impermanent, suffering, and subject to change, equanimity arises.

Such equanimity as this transcends the mind-object; that is why it is called equanimity based on renunciation. These are the six kinds of equanimity based on renunciation.

“So it was with reference to this that it was said: ‘The thirty-six positions of beings should be understood.’ [220]

16. “‘Therein, by depending on this, abandon that.’ So it was said. And with reference to what was this said?

“Here, bhikkhus, by depending and relying on the six kinds of joy based on renunciation, abandon and surmount the six kinds of joy based on the household life. It is thus they are abandoned; it is thus they are surmounted.

By depending and relying on the six kinds of grief based on renunciation, abandon and surmount the six kinds of grief based on the household life. It is thus they are abandoned; it is thus they are surmounted.

By depending and relying on the six kinds of equanimity based on renunciation, abandon and surmount the six kinds of equanimity based on the household life. It is thus they are abandoned; it is thus they are surmounted.

“By depending and relying on the six kinds of joy based on renunciation, abandon and surmount the six kinds of grief based on renunciation. It is thus they are abandoned; it is thus they are surmounted.

By depending and relying on the six kinds of equanimity based on renunciation, abandon and surmount the six kinds of joy based on renunciation. It is thus they are abandoned; it is thus they are surmounted.

17. “There is, bhikkhus, equanimity that is diversified, based on diversity; and there is equanimity that is unified, based on unity.1243

18. “And what, bhikkhus, is equanimity that is diversified, based on diversity? There is equanimity regarding forms, sounds, odours, flavours, and tangibles. This, bhikkhus, is equanimity that is diversified, based on diversity.

19. “And what, bhikkhus, is equanimity that is unified, based on unity? There is equanimity regarding the base of infinite space, the base of infinite consciousness, the base of nothingness, and the base of neither-perception-nor-non-perception. This, bhikkhus, is equanimity that is unified, based on unity.

20. “Here, bhikkhus, by depending and relying on equanimity that is unified, based on unity, abandon and surmount equanimity that is diversified, based on diversity. It is thus this is abandoned; it is thus this is surmounted.1244

“Bhikkhus, by depending and relying on non-identification,1245 abandon and surmount equanimity that is unified, based on unity. It is thus this is abandoned; it is thus this is surmounted. [221]

“So it was in reference to this that it was said: ‘Therein, by depending on this, abandon that.’

21. “‘There are three foundations of mindfulness that the Noble One cultivates, cultivating which the Noble One is a teacher fit to instruct a group.’1246 So it was said. And with reference to what was this said?

22. “Here, bhikkhus, compassionate and seeking their welfare, the Teacher teaches the Dhamma to the disciples out of compassion: ‘This is for your welfare; this is for your happiness.’ His disciples do not want to hear or give ear or exert their minds to understand; they err and turn aside from the Teacher’s Dispensation.

With that the Tathāgata is not satisfied and feels no satisfaction; yet he dwells unmoved, mindful, and fully aware.

This, bhikkhus, is called the first foundation of mindfulness that the Noble One cultivates, cultivating which the Noble One is a teacher fit to instruct a group.

23. “Furthermore, bhikkhus, compassionate and seeking their welfare, the Teacher teaches the Dhamma to the disciples out of compassion: ‘This is for your welfare; this is for your happiness.’ Some of his disciples will not hear or give ear or exert their minds to understand; they err and turn aside from the Teacher’s Dispensation.

Some of his disciples will hear and give ear and exert their minds to understand; they do not err and turn aside from the Teacher’s Dispensation. With that the Tathāgata is not satisfied and feels no satisfaction, and he is not dissatisfied and feels no dissatisfaction; remaining free from both satisfaction and dissatisfaction, he dwells in equanimity, mindful, and fully aware.

This, bhikkhus, is called the second foundation of mindfulness that the Noble One cultivates, cultivating which the Noble One is a teacher fit to instruct a group.

24. “Furthermore, bhikkhus, compassionate and seeking their welfare, the Teacher teaches the Dhamma to the disciples out of compassion: ‘This is for your welfare; this is for your happiness.’ His disciples will hear and give ear and exert their minds to understand; they do not err and turn aside from the Teacher’s Dispensation.

With that the Tathāgata is satisfied and feels satisfaction; yet he dwells unmoved, mindful, and fully aware.

This, bhikkhus, is called the third foundation of mindfulness that the Noble One cultivates, cultivating which the Noble One is a teacher fit to instruct a group. [222]

“So it was with reference to this that it was said: ‘There are three foundations of mindfulness that the Noble One cultivates, cultivating which the Noble One is a teacher fit to instruct a group.’

25. “‘Among the teachers of training it is he that is called the incomparable leader of persons to be tamed.’1247 So it was said. And with reference to what was this said?

“Guided by the elephant tamer, bhikkhus, the elephant to be tamed goes in one direction — east, west, north, or south.

Guided by the horse tamer, bhikkhus, the horse to be tamed goes in one direction — east, west, north, or south.

Guided by the ox tamer, bhikkhus, the ox to be tamed goes in one direction — east, west, north, or south.

26. “Bhikkhus, guided by the Tathāgata, accomplished and fully enlightened, the person to be tamed goes in eight directions.1248

“Possessed of material form, he sees forms: this is the first direction.

Not perceiving forms internally, he sees forms externally: this is the second direction.

He is resolved only upon the beautiful: this is the third direction.

With the complete surmounting of perceptions of form, with the disappearance of perceptions of sensory impact, with non-attention to perceptions of diversity, aware that ‘space is infinite,’ he enters upon and abides in the base of infinite space: this is the fourth direction.

By completely surmounting the base of infinite space, aware that ‘consciousness is infinite,’ he enters upon and abides in the base of infinite consciousness: this is the fifth direction.

By completely surmounting the base of infinite consciousness, aware that ‘there is nothing,’ he enters upon and abides in the base of nothingness: this is the sixth direction.

By completely surmounting the base of nothingness, he enters upon and abides in the base of neither-perception-nor-non-perception: this is the seventh direction.

By completely surmounting the base of neither-perception-nor-non-perception, he enters upon and abides in the cessation of perception and feeling: this is the eighth direction.

“Bhikkhus, guided by the Tathāgata, accomplished and fully enlightened, the person to be tamed goes in these eight directions.

28. “So it was with reference to this that it was said: ‘Among the teachers of training it is he that is called the incomparable leader of persons to be tamed.’”

That is what the Blessed One said. The bhikkhus were satisfied and delighted in the Blessed One’s words.





Close
Close