1. Như vầy tôi nghe.
Một thời, Thế Tôn trú ngụ tại Upavattana (Hồ-bạt-đan) ở Kusinārā (Câu-thi-la) trong rừng Sāla của dòng họ Mallā, giữa hai cây sa-la song thọ, khi ngài sắp nhập Niết bàn.
2. Lúc ấy, tôn giả Ānanda đến tại chỗ Thế Tôn, đảnh lễ Ngài, ngồi xuống một bên. Tôn giả Ānanda bạch Thế Tôn:
- Bạch thế Tôn, Thế Tôn chớ có diệt độ tại đô thị nhỏ bé này, tại đô thị hoang vu này, tại đô thị phụ thuộc này. Bạch Thế Tôn, có những đô thị khác to lớn hơn như Campā (Chiêm-bà), Rājagaha (Vương Xá) Sāvatthi (Xá-vệ), Sāketa (Sa-kỳ), Kosambī (Kiêu-thưởng-di), Bārāṇasī (Ba-la-nại). Thế Tôn hãy diệt độ tại những chỗ ấy. Tại những chỗ ấy có đại chúng Sát đế lỵ, có đại chúng Bà-la-môn, có đại chúng Gia chủ tin tưởng Như Lai, các vị này sẽ cúng dường thân xá-lợi Như Lai.
3. Này Ānanda, chớ có nói như vậy. Này Ānanda, chớ có nói đô thị này nhỏ bé, đô thị này hoang vu, đô thị này phụ thuộc. Này Ānanda, thuở xưa có vị vua tên là Mahā-Sudassana (Ðại Thiện Kiến). Vị này là Chuyển Luân vương trị vì như pháp, là vị Pháp vương, thống lãnh bốn thiên hạ, chinh phục hộ trì quốc dân, đầy đủ bảy báu. Này Ānanda, đô thị Kusinārā này là kinh đô của vua Ðại Thiện Kiến, tên là Kusāvatī (Câu-xá-bà-đề), phía Ðông và phía Tây rộng đến mười hai do tuần, phía Bắc và phía Nam rộng đến mười bảy do tuần.
Này Ānanda, kinh đô Kusāvatī này rất phồn thịnh, phú cường, dân cư đông đúc, Thiên chúng sung mãn, thực thẩm phong phú. Này Ānanda, cũng như kinh đô Alakamanda của chư Thiên rất phồn thịnh, phú cường, dân cư đông đúc, Thiên chúng sung mãn, thực phẩm phong phú. Cũng vậy này Ānanda, kinh đô Kusāvatī này cũng rất phồn thịnh, phú cường, dân cư đông đúc, Thiên chúng sung mãn. Này Ānanda, kinh đô Kusāvatī này ngày đêm vang dậy mười loại tiếng, tức là tiếng voi, tiếng ngựa, tiếng xe, tiếng trống lớn, tiếng trống nhỏ, tiềng tỳ bà, tiếng hát, tiếng xập xỏa, tiếng chuông và tiếng thứ mười là lời kêu gọi: "Hãy uống đi, hãy ăn đi!".
4. Này Ānanda, kinh đô Kusāvatī có bảy bức thành bao bọc, một loại bằng vàng, một loại bằng bạc, một loại bằng lưu ly, một loại bằng thủy tinh, một loại bằng san hô, một loại bằng xa cừ, một loại bằng mọi thứ báu.
5. Này Ānanda, kinh đô Kusāvatī có bốn loại cửa: một loại bằng vàng, một loại bằng bạc, một loại bằng lưu ly, một loại bằng thủy tinh. Tại mỗi cửa, có dựng bảy cột trụ, bề cao khoảng ba hay bốn lần thân người. Một cột trụ bằng vàng, một cột trụ bằng bạc, một cột trụ bằng lưu ly, một cột trụ bằng thủy tinh, một cột trụ bằng san hô, một cột trụ bằng xa cừ, một cột trụ bằng mọi thứ báu.
6. Này Ānanda, kinh đô Kusāvatī có bảy hàng cây sa-la bao học, một hàng bằng vàng, một hàng bằng bạc, một hàng bằng lưu ly, một hàng bằng thủy tinh, một hàng bằng san hô, một hàng bằng xa cừ, một hàng bằng mọi thứ báu. Cây sa-la bằng vàng, có thân cây bằng vàng, có lá và trái cây bằng bạc. Cây sa-la bằng bạc có thân cây bằng bạc, có lá và trái cây bằng vàng. Cây sa-la bằng lưu ly, có thân cây bằng lưu ly, có lá và trái cây bằng thủy tinh. Cây sa-la bằng thủy tinh, có thân cây bằng thủy tinh, có lá và trái cây bằng lưu ly. Cây sa-la bằng san hô, có thân cây bằng san hô, có lá và trái cây bằng xa cừ. Cây sa-la bằng xa cừ, có thân cây bằng xa cừ, có lá và trái cây bằng san hô. Cây sa-la bằng mọi loại báu, có thân cây bằng mọi loại báu, có lá và trái cây bằng mọi loại báu.
Này Ānanda, khi những cây sa-la này được gió rung chuyển, một âm thanh vi diệu, khả ái, đẹp ý, mê ly khởi lên, cũng như năm loại nhạc khí, khi được một nhạc sĩ thiện xảo tấu nhạc, phát ra một âm thanh vi diệu, khả ái, đẹp ý, mê ly. Cũng vậy, Ānanda, khi những hàng cây sa-la này được gió rung chuyển, một âm thanh vi diệu, khả ái, đẹp ý, mê ly khởi lên. Này Ānanda, lúc bấy giờ, nếu ở tại kinh đô Kusāvatī có những kẻ cờ bạc, rượu chè, họ sẽ nhảy múa theo những âm điệu của những hàng cây sa-la này khi được gió thổi.
7. Này Ānanda, vua Ðại Thiện Kiến, có đủ bảy món báu và bốn Như ý đức. Thế nào là bảy?
Này Ānanda, vua Ðại Thiện Kiến, vào ngày Bố-tát trăng rằm sau khi tắm rửa, lên cao điện để trai giới, thời Thiên luân báu hiện ra, đủ một ngàn cọng xe, với vành xe, trục xe, đủ mọi bộ phận. Thấy vậy, vua Ðại Thiện Kiến suy nghĩ: "Ta nghe như vầy: Khi một vị vua Sát-đế-lỵ, đã làm lễ quán đảnh vào ngày Bố-tát trăng rằm, sau khi tắm rửa, lên cao điện trai giới, nếu có Thiên luân báu hiện ra, đủ một ngàn cọng xe, với vành xe và trục xe, đầy đủ mọi bộ phận, thời vị vua ấy là Chuyển Luân vương. Như vậy ta có thể là Chuyển Luân vương".
8. Này Ānanda, rồi vua Ðại Thiện Kiến từ chỗ ngồi đứng dậy, đắp thượng y trên một vai, tay trái cầm bình nước và với tay phải rưới nước trên xe báu và nói: Này xe báu hãy lăn khắp, này xe báu hãy chinh phục!". Và này Ānanda, xe báu lăn về hướng Ðông và vua Ðại Thiện Kiến cùng với bốn loại binh chủng đi theo sau. Và này Ānanda, chỗ nào xe báu dừng lại, chỗ ấy vua Ðại Thiện Kiến an trú cùng với bốn loại binh chủng.
9. Này Ānanda, các địch vương ở phương Ðông đến yết kiến vua Ðại Thiện Kiến và nói: "Hãy đến đây, Ðại vương! Hoan nghênh, đón mừng Ðại vương! Tâu Ðại vương, tất cả đều thuộc của Ngài. Ðại vương hãy giáo huấn cho chúng tôi!".
Vua Ðại Thiện Kiến nói rằng: "Không được sát sanh. Không được lấy của không cho. Không được tà dâm. Không được nói láo. Không được uống rượu. Hãy ăn uống cho thích nghi".
Này Ānanda, tất cả địch vương ở phương Ðông đều trở thành chư hầu vua Ðại Thiện Kiến.
10. Này Ānanda, rồi xe báu lăn xuống biển lớn ở phương Ðông rồi nổi lên rồi lăn về phương Nam..., lặn xuống biển lớn ở phương Nam, rồi nổi lên và lặn về phương Tây..., lặn xuống biển lớn ở phương Tây, rồi nổi lên và lặn về phương Bắc và vua Ðại Thiện Kiến cùng với bốn loại binh chủng đi theo sau. Này Ānanda, chỗ nào xe báu dừng lại chỗ ấy vua Ðại Thiện Kiến an trú cùng với bốn loại binh chủng.
Này Ānanda, các địch vương ở phương Bắc đến yết kiến vua Ðại Thiện Kiến và nói: "Hãy đến đây, Ðại vương! Hoan nghênh đón mừng Ðại vương! Tâu Ðại vương tất cả thuộc của Ngài. Ðại vương hãy giáo huấn cho chúng tôi!"
Này Ānanda, tất cả địch vương ở phương Bắc đều trở thành chư hầu của vua Ðại Thiện Kiến.
Này Ānanda, xe báu ấy sau khi chinh phục trái đất cho đến hải biên, liền trở về kinh đô Kusāvatī, và đứng trước pháp đình, trên cửa nội cung như một trang bảo cho nội cung của vua Ðại Thiện Kiến".
Này Ānanda, như vậy là sự xuất hiện xe báu của vua Ðại Thiện Kiến.
12. Lại nữa này Ānanda, voi báu xuất hiện cho vua Ðại Thiện Kiến, thuần trắng, bảy xứ kiên cường, có thần lực, phi hành trên hư không và tên là Uposatha (Bố-tát-đà). Thấy voi báu, vua Ðại Thiện Kiến sanh tâm hoan hỷ và nghĩ: "Lành thay được cỡi con voi này nếu nó chịu sự điều ngự". Và này Ānanda, như một con hiền tượng quý phái chịu sự điều ngự lâu ngày, con voi báu ấy tự đến để chịu sự điều ngự.
Này Ānanda, thuở xưa, vua Ðại Thiện Kiến để thử voi báu này, sáng sớm cỡi voi đi khắp quả đất cho đến hải biên rồi về lại kinh đô Kusāvatī kịp giờ ăn sáng. Này Ānanda, như vậy là sự xuất hiện voi báu của vua Ðại Thiện Kiến.
13. Lại nữa này Ānanda, ngựa báu xuất hiện cho vua Ðại Thiện Kiến, thuần trắng, đầu đen như quạ, bờm ngựa màu đen, có thần lực, phi hành trên hư không và tên là Valahaka. Thấy ngựa báu, vua Ðại Thiện Kiến sanh tâm hoan hỷ và nghĩ: "Tốt đẹp thay được cỡi con ngựa này nếu nó chịu sự điều ngự". Và này Ānanda, như một con hiền mã quý phái, chịu sự điều ngự lâu ngày, con ngựa báu ấy tự đến để chịu sự điều ngự. Này Ānanda, thuở xưa, vua Ðại Thiện Kiến để thử ngựa báu này, sáng sớm cỡi ngựa, đi khắp quả đất cho đến hải biên rồi về lại kinh đô Kusāvatī kịp giờ ăn sáng. Này Ānanda, như vậy là sự xuất hiện ngựa báu của vua Ðại Thiện Kiến.
14. Lại nữa, này Ānanda, châu báu lại xuất hiện cho vua Ðại Thiện Kiến. Châu báu ấy là lưu ly châu, sáng suốt, thuần chất, có tám mặt, khó dũa, khó mài, thanh tịnh, trong suốt, hoàn hảo mọi phương diện. Này Ānanda, hào quang châu báu này chiếu sáng cùng khắp một do tuần.
Này Ānanda, thuở xưa, vua Ðại Thiện Kiến để thử châu báu này đã cho dàn bày bốn binh chủng, đặt bảo châu cao trên quân kỳ và có thể tiến quân trong đêm tối âm u. Này Ānanda, mọi người trong làng ở xung quanh đều bắt đầu làm việc, tưởng rằng trời đã sáng rồi. Này Ānanda như vậy là sự xuất hiện châu báu của vua Ðại Thiện Kiến.
15. Này Ānanda, nữ báu lại xuất hiện cho vua Ðại Thiện Kiến, mỹ miều, khả ái, cử chỉ đoan trang, màu da tuyệt mỹ, không quá cao, không quá thấp, không béo, không gầy, không quá đen, không quá trắng, vượt trên dung sắc loài Người, sánh đến dung sắc chư Thiên. Này Ānanda, thân xúc nữ báu này êm mịn như bông, như nhung. Này Ānanda, khi trời lạnh, chân tay nữ báu này trở thành ấm áp, khi trời nóng, trở thành lạnh mát. Này Ānanda, thân nữ báu tỏa mùi thơm chiên đàn, miệng tỏa mùi thơm hoa sen.
Này Ānanda, nữ báu này dậy trước và đi ngủ sau vua Ðại Thiện Kiến, mọi hành động làm vua thỏa thích, yên lành khả ái. Này Ānanda, nữ báu này không có một tư tưởng nào bất tín đối với vua Ðại Thiện Kiến huống nữa là về thân thể. Này Ānanda, như vậy là sự xuất hiện nữ báu của vua Ðại Thiện Kiến.
16. Lại nữa, này Ānanda, gia chủ báu xuất hiện cho vua Ðại Thiện Kiến, chứng được thiên nhãn, do nghiệp dị thục sanh và nhờ thiên nhãn này có thể thấy châu báu chôn cất có chủ hay không có chủ. Gia chủ báu này đến vua Ðại Thiện Kiến và nói: "Tâu Ðại vương, Ðại vương chớ có lo âu, thần sẽ xử lý thích nghi tài sản Ðại vương".
Này Ānanda, thuở xưa vua Ðại Thiện Kiến muốn thử gia chủ báu này, liền cỡi thuyền, chèo ra giữa sông Hằng và bảo gia chủ báu:
- Này Gia chủ, ta cần vàng.
- Tâu Ðại vương, Ðại vương hãy cho chèo thuyền gần bờ nào cũng được.
- Này Gia chủ, Ta cần vàng ngay tại đây.
Này Ānanda, khi ấy gia chủ báu thọc hai tay xuống nước nhắc lên một ghè đầy cả vàng ròng rồi tâu với vua Ðại Thiện Kiến:
- Tâu Ðại vương, như vậy đã đủ chưa. Tâu Ðại vương, làm như vậy đã được chưa?
Vua Ðại Thiện Kiến trả lời:
- Này Gia chủ, như vậy là đủ. Này Gia chủ, làm như vậy là được rồi. Này Gia chủ, cúng dường như vậy là được rồi.
Này Ānanda, như vậy là sự xuất hiện gia chủ báu của vua Ðại Thiện Kiến.
17. Lại nữa, này Ānanda, tướng quân báu xuất hiện cho vua Ðại Thiện Kiến, có học thức, thông minh, sáng suốt, có khả năng khuyến cáo. Vua Ðại Thiện Kiến khi đáng tiến thì tiến, khi đáng lui thì lui, khi đáng dừng thì dừng lại.
Vị này đến tâu vua Ðại Thiện Kiến:
- Tâu Ðại vương, Ðại vương chớ có âu lo, Thần sẽ cố vấn Ðại vương.
Này Ānanda, như vậy là sự xuất hiện tướng quân báu của vua Ðại Thiện Kiến.
Này Ānanda, vua Ðại Thiện Kiến có đầy đủ bảy báu như vậy.
18. Lại nữa, này Ānanda, vua Ðại Thiện Kiến, có đầy đủ bốn Như ý đức. Thế nào là bốn? Này Ānanda, vua Ðại Thiện Kiến đẹp trai, khả ái, cử chỉ thanh lịch, sắc diện tuyệt luân, thấy xa hơn mọi người. Này Ānanda, đó là Như ý đức thứ nhất của vua Ðại Thiện Kiến.
19. Này Ānanda, lại nữa, vua Ðại Thiện Kiến sống lâu, tuổi thọ thắng xa các người khác. Này Ānanda, đó là Như ý đức thứ hai của vua Ðại Thiện Kiến.
20. Lại nữa này Ānanda, vua Ðại Thiện Kiến ít bệnh tật, ít tai ương, thể nhiệt không quá lạnh, không quá nóng, được quân phân để điều hòa sự tiêu hóa, thắng xa các người khác. Này Ānanda, đó là Như ý đức thứ ba của vua Ðại Thiện Kiến.
21. Lại nữa, này Ānanda, vua Ðại Thiện Kiến được các vị Bà-la-môn và Gia chủ ái kính và yêu mến. Này Ānanda, như người cha được các người con ái kính và yêu mến, cũng vậy này Ānanda, vua Ðại Thiện Kiến được các vị Bà-la-môn và Gia chủ ái kính và yêu mến. Này Ānanda, như những người con được người cha ái kính và yêu mến, cũng vậy này Ānanda, các vị Bà-la-môn và Gia chủ được vua Ðại Thiện Kiến ái kính và yêu mến.
Thuở xưa, này Ānanda, vua Ðại Thiện Kiến đi đến hoa viên cùng với bốn loại binh chủng. Này Ānanda, các vị Bà-la-môn và Gia chủ đến vua Ðại Thiện Kiến và tâu rằng: "Tâu Ðại vương, hãy cho đi chậm chậm để chúng tôi có thể chiêm ngưỡng lâu dài hơn..." Này Ānanda, nhưng vua Ðại Thiện Kiến lại ra lệnh cho người đánh xe: "Này anh đánh xe, hãy đánh xe chậm chậm để ta có thể thấy các vị Bà-la-môn và Gia chủ lâu dài hơn". Này Ānanda, như vậy là Như ý đức thứ tư của vua Ðại Thiện Kiến.
22. Và này Anada, vua Ðại Thiện Kiến suy nghĩ: "Nay ta hãy cho xây những hồ sen giữa các hàng cây sa-la, cứ cách khoảng một trăm cung tầm!"
Này Ānanda, vua Ðại Thiện Kiến cho xây các hồ sen giữa các hàng cây sa-la, cứ cách khoảng một trăm cung tầm. Này Ānanda, những hồ sen ấy được lát bằng bốn loại gạch, một loại bằng vàng, một loại bằng bạc, một loại bằng lưu ly, một loại bằng thủy tinh. Này Ānanda, trong bốn loại hồ sen ấy có bốn loại tầm cấp, một loại bằng vàng, một loại bằng bạc, một loại bằng lưu ly, một loại bằng thủy tinh. Tầm cấp bằng vàng có cột trụ bằng vàng, có chắn ngang và đầu trụ bằng bạc. Tầm cấp bằng bạc có cột trụ bằng bạc, có chắn ngang và đầu trụ bằng vàng. Tầm cấp bằng lưu ly có cột trụ bằng lưu ly, có chắn ngang và đầu trụ bằng thủy tinh. Tầm cấp bằng thủy tinh có cột trụ bằng thủy tinh, có chắn ngang và đầu trụ bằng lưu ly. Này Ānanda, những hồ sen ấy được hai hàng lan can bao bọc, một hàng bằng vàng, một hàng bằng bạc. Hàng lan can bằng vàng có cột trụ bằng vàng, có chắn ngang và đầu trụ bằng bạc. Hàng lan can bằng bạc có cột trụ bằng bạc, có chắn ngang và đầu trụ bằng vàng.
23. Và này Ānanda, vua Ðại Thiện Kiến lại suy nghĩ: "Trong những hồ sen này ta sẽ cho đem trồng các loại sen xanh, sen hồng, sen vàng, sen trắng khắp bốn mùa để những ai muốn làm tràng hoa có thể lấy dùng". Và này Ānanda, vua Ðại Thiện Kiến cho đem trồng các loại sen xanh, sen hồng, sen vàng, sen trắng khắp bốn mùa để làm những tràng hoa bằng các thứ bông ấy.
Này Ānanda, vua Ðại Thiện Kiến lại suy nghĩ: "Trên bờ những hồ sen này, ta sẽ cho đặt những người hầu tắm cho những người qua kẻ lại". Và này Ānanda, vua Ðại Thiện Kiến cho đặt những người hầu tắm trên bờ những hồ sen này để tắm cho những người qua kẻ lại.
Này Ānanda, vua Ðại Thiện Kiến lại suy nghĩ: "Trên bờ những hồ sen này, ta sẽ cho đặt những vật bố thí, đồ ăn cho những ai đói, đồ uống cho những ai khát, áo quần cho những ai cần áo quần, xe cộ cho những ai cần xe, đồ nằm cho những ai cần nằm, đàn bà cho những ai cần đàn bà, bạc cho những ai cần bạc và vàng cho những ai cần vàng". Này Ānanda, vua Ðại Thiện Kiến, trên bờ những hồ sen ấy, cho đặt những vật bố thí, đồ ăn cho những ai đói, đồ uống cho những ai khát, áo quần cho những ai cần áo quần, xe cộ cho những ai cần xe, đồ nằm cho những ai cần nằm, đàn bà cho những ai cần đàn bà, bạc cho những ai cần bạc, và vàng cho những ai cần vàng.
24. Này Ānanda, các Gia chủ, Bà-la-môn đem theo nhiều tiền bạc đến vua Ðại Thiện Kiến và tâu vua:
- Tâu Ðại vương, chúng tôi có đem nhiều tiền của này để Ðại vương dùng. Mong đại vương hãy thâu nhận lấy.
- Này các Khanh, ta có đầy đủ nhiều tiền bạc do đánh thuế đúng pháp đem lại. Hãy giữ tiền bạc của Khanh lại, và đem theo nhiều nữa cho các Khanh!
Các vị này khi bị vua từ chối, liền đứng qua một bên và suy nghĩ: "Nếu nay chúng ta đem tiền của này về nhà chúng ta thời thật không phải. Chúng ta hãy xây dựng nhà cửa cho vua Ðại Thiện Kiến".
Các vị ấy liền đến vua Ðại Thiện Kiến và tâu:
- Ðại vương, chúng tôi định xây dựng nhà cửa cho Ðại vương.
Này Ānanda, vua Ðại Thiện Kiến im lặng nhận lời.
25. Này Ānanda, Thiên chủ Sakka biết được tư tưởng của vua Ðại Thiện Kiến với tư tưởng của mình, liền gọi Thiên tử Vissakamma (Tỳ-thủ-yết-ma) và nói:
- Này Vissakamma, hãy đến đây và xây dựng một lâu đài cho vua Ðại Thiện Kiến, đặt tên là Dhamma (Pháp).
- Xin vâng, Tôn giả.
Này Ānanda, Thiên tử Vissakamma vâng lời Thiên chủ Sakka, như người lực sĩ duỗi ra cánh tay đang co, hay co lại cánh tay duỗi ra, Thiên tử Vissakamma biến mất từ chư Thiên ở Tāvatiṁsa và hiện ra trước mặt vua Ðại Thiện Kiến. Rồi này Ānanda, Thiên tử Vissakamma tâu với vua Ðại Thiện Kiến:
- Ðại vương, tôi sẽ xây dựng một lâu đài tên là Dhamma cho Ðại vương!
Này Ānanda, vua Ðại Thiện Kiến im lặng nhận lời. Và này Ānanda, Thiên tử Vissakamma xây dựng lâu đài tên là Dhamma cho vua Ðại Thiện Kiến.
26. Này Ānanda, lâu đài Dhamma này, về hướng Ðông và hướng Tây bề dài đến một do tuần, và về hướng Bắc và hướng Nam, bề rộng đến nửa do-tuần.
Này Ānanda, nền nhà của lâu đài Dhamma cao cho đến ba thân người và làm bằng ba loại gạch, một loại bằng vàng, một loại bằng lưu ly, một loại bằng thủy tinh.
Này Ānanda, lâu đài Dhamma có đến tám vạn bốn ngàn cột trụ bằng bốn loại, một loại bằng vàng, một loại bằng bạc, một loại bằng lưu ly, một loại bằng thủy tinh.
Này Ānanda, lâu đài Dhamma có hai mươi bốn tầm cấp bằng bốn loại, một loại bằng vàng, một loại bằng bạc, một loại bằng lưu ly, một loại bằng thủy tinh. Tầm cấp bằng vàng có cột trụ bằng vàng, có chắn ngang và đầu trụ bằng bạc. Tầm cấp bằng bạc có cột trụ bằng bạc, có chắn ngang và đầu trụ bằng vàng. Tầm cấp bằng lưu ly có cột trụ bằng lưu ly, có chắn ngang và đầu trụ bằng thủy tinh. Tầm cấp bằng thủy tinh có cột trụ bằng thủy tinh, có chắn ngang và đầu trụ bằng lưu ly.
Này Ānanda, lâu đài Dhamma có tám vạn bốn ngàn phòng ốc bằng bốn loại, một loại bằng vàng, một loại bằng bạc, một loại bằng lưu ly, một loại bằng thủy tinh. Trong phòng ốc bằng vàng có chỗ nằm bằng bạc được trải ra. Trong phòng ốc bằng bạc, có chỗ nằm bằng vàng được trải ra. Trong phòng ốc bằng lưu ly có chỗ nằm bằng ngà được trải ra. Trong phòng ốc bằng thủy tinh, có chỗ nằm bằng san hô được trải ra.
Tại cửa phòng ốc bằng vàng, có dựng lên một cây sa-la bằng bạc, với thân cây bằng bạc, với lá và trái cây bằng vàng. Tại cửa phòng ốc bằng bạc, có dựng lên một cây sa-la bằng vàng, với thân cây bằng vàng, với lá và trái bằng bạc. Tại cửa phòng ốc bằng lưu ly, có dựng lên một cây sa-la bằng thủy tinh, với thân cây bằng thủy tinh, với lá và trái cây bằng lưu ly. Tại cửa phòng ốc bằng thủy tinh, có dựng lên một cây sa-la bằng lưu ly, với thân cây bằng lưu ly, với lá và trái cây bằng thủy tinh.
27. Này Ānanda, rồi vua Ðại Thiện Kiến lại suy nghĩ: "Trước cửa phòng lầu Ðại Trang Nghiêm, ta hãy cho dựng lên một rừng cây sa-la toàn bằng vàng, và tại đây ta sẽ an tọa ban ngày.
Này Ānanda, vua Ðại Thiện Kiến trước cửa phòng lầu Ðại Trang Nghiêm, cho dựng lên một rừng cây sa-la toàn bằng vàng và tại đây, vua ngồi an tọa ban ngày.
28. Này Ānanda, lâu đài Dhamma được hai dãy lan can bao bọc, một dãy bằng vàng, một dãy bằng bạc. Lan can bằng vàng có cột trụ bằng vàng, có chắn ngang và đầu trụ bằng bạc. Lan can bằng bạc có cột trụ bằng bạc, có chắn ngang và đầu trụ bằng vàng.
29. Này Ānanda, lâu đài Dhamma có hai màn lưới chuông linh, một màn bằng vàng, một màn bằng bạc. Màn lưới bằng vàng có chuông linh bằng bạc, màn lưới bằng bạc có chuông linh bằng vàng. Này Ānanda, khi những màn lưới chuông linh này được gió rung chuyển, thời một âm thanh vi diệu, khả ái, đẹp ý, mê ly khởi lên. Cũng như năm loại nhạc khí, khi được một nhạc sĩ thiện xảo tấu nhạc, phát ra âm thanh vi diệu, khả ái, đẹp ý, mê ly.
Cũng vậy này Ānanda, khi những màn lưới chuông linh này được gió rung chuyển, thời một âm thanh vi diệu, khả ái, đẹp ý, mê ly khởi lên. Này Ānanda, lúc bấy giờ nếu tại kinh đô Kusāvatī có những kẻ cờ bạc, rượu chè, chúng sẽ nhảy múa theo âm điệu của những màn lưới chuông linh này khi được gió thổi.
30. Này Ānanda, lâu đài Dhamma khi xây xong, thật khó mà nhìn xem, hai mắt bị chói lòa (vì quá nguy nga tráng lệ). Này Ānanda, như trong tháng cuối mùa mưa, khi bầu trời quang đảng, không bị mây che lấp, mặt trời mọc lên giữa hư không, khó mà nhìn xem vì hai mắt bị chói lòa. Cũng vậy, này Ānanda, thật khó mà nhìn xem, hai mắt bị chói lòa khi lâu đài Dhamma xây xong.
31. Này Ānanda, rồi vua Ðại Thiện Kiến lại suy nghĩ: "Trước mặt lâu đài Dhamma, ta hãy cho xây hồ sen tên gọi là Dhamma!"
Và này Ānanda, vua Ðại Thiện Kiến cho xây một hồ sen tên là Dhamma trước mặt lâu đài Dhamma.
Này Ānanda, hồ sen Dhamma, về hướng Ðông và hướng Tây bề dài đến một do tuần, và về hướng Bắc và hướng Nam bề rộng đến nửa do tuần.
Này Ānanda, hồ sen Dhamma có bốn loại gạch, một loại bằng vàng, một loại bằng bạc, một loại bằng lưu ly, một loại bằng thủy tinh.
Này Ānanda, hồ sen Dhamma có hai mươi bốn tầm cấp bằng bốn loại, một loại bằng vàng, một loại bằng bạc, một loại bằng lưu ly, một loại bằng thủy tinh. Tầm cấp bằng vàng có cột trụ bằng vàng, có chắn ngang và đầu trụ bằng bạc. Tầm cấp bằng bạc có cột trụ và đầu trụ bằng bạc, có chắn ngang và đầu trụ bằng vàng. Tầm cấp bằng lưu ly có cột trụ bằng lưu ly, có chắn ngang và đầu trụ bằng thủy tinh. Tầm cấp bằng thủy tinh có cột trụ bằng thủy tinh, có chắn ngang và đầu trụ bằng lưu ly!
Này Ānanda, hồ sen Dhamma có hai loại lan can bao bọc, một loại bằng vàng, một loại bằng bạc. Lan can bằng vàng có cột trụ bằng vàng, có chắn ngang và đầu trụ bằng bạc. Lan can bằng bạc có cột trụ bằng bạc, có chắn ngang và đầu trụ bằng vàng.
32. Này Ānanda, hồ sen Dhamma có bảy hàng cây sa-la bao bọc, một hàng cây bằng vàng, một hàng cây bằng bạc, một hàng cây bằng lưu ly, một hàng cây bằng thủy tinh, một hàng cây bằng san hô, một hàng cây bằng xa cừ, một hàng cây bằng mọi thứ báu. Cây sa-la bằng vàng có thân cây bằng vàng, có lá và trái cây bằng bạc. Cây sa-la bằng bạc có thân cây bằng bạc, có lá và trái cây bằng vàng. Cây sa-la bằng lưu ly có thân cây bằng lưu ly, có lá và trái cây bằng thủy tinh. Cây sa-la bằng thủy tinh, có thân cây bằng thủy tinh, có lá và trái cây bằng lưu ly. Cây sa-la bằng san hô có thân cây bằng san hô, có lá và trái cây bằng xa cừ. Cây sa-la bằng xa cừ có thân cây bằng xa cừ, có lá và trái cây bằng san hô. Cây sa-la bằng mọi thứ báu có thân cây bằng mọi thứ báu, có lá và trái cây bằng mọi thứ báu.
Này Ānanda, khi những hàng cây sa-la này được gió rung chuyển, thời một âm thanh vi diệu, khả ái, đẹp ý, mê ly khởi lên. Cũng như năm loại nhạc khí, khi được một nhạc sĩ thiện xảo tấu nhạc, phát ra một âm thanh vi diệu, khả ái, đẹp ý, mê ly.
Cũng vậy này Ānanda, khi những hàng cây sa-la này được gió rung chuyển thời một âm thanh vi diệu, khả ái, đẹp ý, mê ly khởi lên. Này Ānanda, lúc bấy giờ nếu ở kinh đô Kusāvatī có những kẻ cờ bạc rượu chè, chúng sẽ nhảy múa theo âm điệu của những hàng cây này khi được gió thổi.
33. Này Ānanda, khi lâu đài Dhamma và hồ sen Dhamma được xây xong, lúc bấy giờ vua Ðại Thiện Kiến cúng dường cho các vị Sa-môn được tôn kính và các vị Bà-la-môn được tôn kính mọi sự dục lạc cần thiết rồi vua lên lâu đài Dhamma.
Tụng phẩm II
1. Này Ānanda, rồi vua Ðại Thiện Kiến suy nghĩ: "Quả này của ta do nghiệp gì, báo này của ta là do nghiệp gì mà hiện tại ta có thần lực như vậy, có oai lực như vậy?"
Này Ānanda, rồi vua Ðại Thiện Kiến suy nghĩ: "Quả này là do ba loại nghiệp, báo này là do ba loại nghiệp mà hiện tại ta có thần lực như vậy. Ðó là Bố thí, Tự điều, Tự chế".
2. Này Ānanda, rồi vua Ðại Thiện Kiến đi đến cao đường Ðại Trang Nghiêm, đứng trước cửa và nói lớn tiếng cao hứng ngữ sau đây:
Hãy dừng lại, tư tưởng dục vọng!
Hãy dừng lại, tư tưởng sân hận!
Hãy dừng lại, tư tưởng não hại!
Ðến đây thôi, tư tưởng dục vọng!
Ðến đây thôi, tư tưởng sân hận!
Ðến đây thôi, tư tưởng não hại!
3. Này Ānanda, vua Ðại Thiện Kiến bước vào cao đường Ðại Trang Nghiêm, ngồi trên sàng tọa bằng vàng, ly dục, ly ác pháp, chứng và an trú trong thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, với tầm với tứ.
Rồi diệt tầm và tứ, chứng và an trú trong thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tĩnh nhất tâm.
Rồi ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và an trú vào thiền thứ ba.
Rồi xả lạc xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và an trú vào thiền thứ tư không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh.
4. Này Ānanda, rồi vua Ðại Thiện Kiến ra khỏi cao đường Ðại Trang Nghiêm, bước vào cao đường bằng vàng, ngồi trên sàng tọa bằng bạc, an trú biến mãn một phương với tâm câu hữu với từ, cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư.
Như vậy cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú biến mãn với tâm câu hữu với từ, quảng đại vô biên, không hận không sân... với tâm câu hữu với bi... với tâm câu hữu với hỷ... với tâm câu hữu với xả; cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư. Như vậy cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú biến mãn với tâm câu hữu với xả, quảng đại vô biên không hận không sân.
5. Này Ānanda, vua Ðại Thiện Kiến có tám vạn bốn ngàn kinh thành, và kinh thành Kusāvatī (Câu-xá-bà-đề) là đệ nhất.
Tám vạn bốn ngàn lâu đài, và lâu đài Dhamma là đệ nhất. Tám vạn bốn ngàn cao đường, và cao đường Ðại Trang Nghiêm là đệ nhất.
Tám vạn bốn ngàn sàng tọa, bằng vàng, bằng bạc, bằng ngà, bằng gỗ kiên cố, được trải với những tấm nệm lông dài, với vải có thêu bông hoa, và với những tấm da thú trắng của con sơn dương được che bởi những tán che cao và hai đầu có gối màu đỏ.
Tám vạn bốn ngàn con voi, với những trang sức bằng vàng, được che chở bằng lưới vàng, và tượng vương Uposatha (Bố-tát-đà) là đệ nhất.
Tám vạn bốn ngàn con ngựa, với những trang sức bằng vàng, cờ vàng, được che chở với lưới vàng, và mã vương Valāhaka (Vân Mã vương) là đệ nhất.
Tám vạn bốn ngàn cỗ xe, với những tấm thảm bằng da sư tử, bằng da cọp, bằng da báo, bằng vai vàng, với những trang sức bằng vàng, cờ vàng, được che chở với lưới bằng vàng và cỗ xe tên Vejayanta (Nhạc thanh xa hay Chiến thắng kỳ) là đệ nhất.
Tám vạn bốn ngàn châu ngọc và bảo châu là đệ nhất.
Tám vạn bốn ngàn phụ nữ và hoàng hậu Subhaddā (Thiện Hiền phi) là đệ nhất.
Tám vạn bốn ngàn gia chủ và gia chủ báu là đệ nhất.
Tám vạn bốn ngàn người dòng Sát-đế-lỵ và tướng quân báu là đệ nhất.
Tám vạn bốn ngàn nhũ ngưu với trang sức bằng vải cây đay (Dukūla), với sừng đầu nhọn bịt đồng.
Tám vạn bốn ngàn vải Koti với sắc chất tinh diệu, như vải gai, vải bông, vải lụa và vải nhung.
Tám vạn bốn ngàn loại cháo sữa (Thālipāka), buổi sáng buổi chiều có cúng dường cơm.
6. Lúc bấy giờ, này Ānanda, có tám vạn bốn ngàn voi sáng chiều đến phục vụ cho vua Ðại Thiện Kiến. Rồi vua Ðại Thiện Kiến suy nghĩ: "Nay tám vạn bốn ngàn con voi này sáng chiều đến phục vụ cho ta. Nay ta hãy để cho chúng đến, cứ cách một trăm năm thời bốn vạn hai ngàn con đến".
Này Ānanda, rồi vua Ðại Thiện Kiến bảo Tướng quân báu:
- Này Hiền giả, nay tám vạn bốn ngàn con voi này, sáng chiều đến phục vụ ta. Nay hãy để cho chúng đến, cứ cách một trăm năm, mỗi lần cho bốn vạn hai ngàn con đến.
- Tâu Ðại vương, vâng!
Này Ānanda, vị tướng quân báu vâng lời vua Ðại Thiện Kiến. Này Ānanda, từ đó về sau, cứ mỗi một trăm năm, bốn vạn hai ngàn con voi lần lượt đến với vua Ðại Thiện Kiến.
7. Này Ānanda, sau nhiều năm, nhiều trăm năm, nhiều trăm ngàn năm, hoàng hậu Subhaddā suy nghĩ: "Cách đây đã lâu, ta được thấy vua Ðại Thiện Kiến. Vậy nay ta hãy đi để thăm vua Ðại Thiện Kiến".
Này Ānanda, rồi hoàng hậu Subhaddā nói với các cung nữ:
- Các Ngươi hãy gội đầu, mặc áo vàng. Cách đây đã lâu, chúng ta được thấy vua Ðại Thiện Kiến. Vậy nay chúng ta sẽ đi yết kiến vua Ðại Thiện Kiến.
- Tâu Hoàng hậu, vâng!
- Này Ānanda, các cung nữ vâng lời hoàng hậu Subhaddā (Thiện Hiền phi), gội đầu, mặc áo vàng và đi đến hoàng hậu Subhaddā.
Này Ānanda, rồi hoàng hậu Subhaddā cho gọi Tướng quân báu:
- Này Khanh, hãy cho sắp đặt bốn loại binh chủng. Cách đây đã lâu chúng ta được thấy vua Ðại Thiện Kiến. Vậy nay chúng ta sẽ đi yết kiến vua Ðại Thiện Kiến.
- Tâu Hoàng hậu, vâng!
Này Ānanda, tướng quân báu vâng lời hoàng hậu Subhaddā, cho sắp đặt bốn loại binh chủng và tâu Hoàng hậu:
- Tâu Hoàng hậu, bốn loại binh chủng đã sắp đặt xong. Hãy làm gì Hoàng hậu nghĩ là phải thời.
8. Này Ānanda, hoàng hậu Subhaddā cùng với bốn loại binh chủng và các cung nữ đi đến lâu đài Dhamma, leo lên lâu đài ấy, đến tại cao đường Ðại Trang Nghiêm và đứng dựa vào cánh cửa của cao đường này.
Này Ānanda, vua Ðại Thiện Kiến suy nghĩ: "Nay tiếng gì ồn ào như vậy, như cả một quần chúng đông đảo?" Vua bèn bước ra khỏi cao đường Ðại Trang Nghiêm và thấy hoàng hậu Subhaddā đang đứng dựa vào cửa. Thấy vậy, vua liền nói với hoàng hậu Subhaddā:
- Hoàng hậu hãy đứng ở đây, chớ có vào!
9. Này Ānanda, vua Ðại Thiện Kiến liền bảo một người hầu cận:
- Ngươi hãy nhắc giường bằng vàng ra khỏi cao đường Ðại Trang Nghiêm và đặt trong khu rừng cây sa-la bằng vàng.
- Tâu Ðại vương, vâng!
Này Ānanda, người ấy vâng lời dạy của vua Ðại Thiện Kiến, nhắc sàng tọa bằng vàng ra khỏi cao đường Ðại Trang Nghiêm và đặt trong khu rừng cây sa-la bằng vàng.
Này Ānanda, rồi vua Ðại Thiện Kiến nằm xuống, trong dáng điệu con sư tử, về phía bên hữu, một chân đặt dài trên chân kia, chánh niệm tỉnh giác.
10. Này Ānanda, hoàng hậu Subhaddā suy nghĩ: "Các căn của vua Ðại Thiện Kiến thật là sáng suốt, màu da thật là thanh tịnh, trong sáng. Mong rằng vua Ðại Thiện Kiến chớ có mệnh chung!"
Rồi hoàng hậu tâu với vua Ðại Thiện Kiến:
- Tâu Ðại vương, tám ván bốn ngàn kinh thành này với kinh thành Kusāvatī là đệ nhất, đều thuộc của Ðại vương. Ðại vương hãy khởi tâm ái dục đối với chúng. Ðại vương hãy ái luyến đời sống!
Tâu Ðại vương, tám vạn bốn ngàn lâu đài này với lâu đài Dhamma là đệ nhất, đều thuộc của Ðại vương. Ðại vương hãy khởi tâm ái dục đối với chúng. Ðại vương hãy ái luyến đời sống!
Tâu Ðại vương, tám vạn bốn ngàn cao đường này với cao đường Ðại Trang Nghiêm là đệ nhất, đều thuộc của Ðại vương. Ðại vương hãy khởi tâm ái dục đối với chúng. Ðại vương hãy ái luyến đời sống!
Tâu Ðại vương, tám vạn bốn ngàn sàng tọa này, bằng vàng, bằng bạc, bằng ngà, bằng gỗ kiên cố, được trải với những tấm nệm lông dài, với vải có thêu bông hoa và với những tấm da thù thắng của con sơn dương, được che với những tán che cao và hai đầu có gối màu đỏ, những sàng tọa này đều thuộc của Ðại vương. Ðại vương hãy khởi tâm ái dục đối với chúng. Ðại vương hãy ái luyến đời sống!
Tâu Ðại vương, tám vạn bốn ngàn con voi này, với những trang sức bằng vàng, cờ vàng, được che chở với lưới bằng vàng, và tượng vương Uposatha là đệ nhất, những con voi này đều thuộc của Ðại vương. Ðại vương hãy khởi tâm ái dục đối với chúng. Ðại vương hãy ái luyến đời sống!
Tâu Ðại vương, tám vạn bốn ngàn con ngựa này, với những trang sức bằng vàng, cờ vàng, được che chở với lưới bằng vàng, và mã vương Valāhaka là đệ nhất, những con ngựa này đều thuộc của Ðại vương. Ðại vương hãy khởi tâm ái dục đối với chúng. Ðại vương hãy ái luyến đời sống!
Tâu Ðại vương, tám vạn bốn ngàn cỗ xe này, với những tấm thảm bằng da sư tử, bằng da cọp, bằng da báo, bằng vải vàng với những trang sức bằng vàng, cờ vàng, được che chở với lưới bằng vàng, và cỗ xe tên Vejayanta là đệ nhất. Những cỗ xe này đều thuộc của Ðại vương. Ðại vương hãy khởi tâm ái dục đối với chúng. Ðại vương hãy ái luyến đời sống!
Tâu Ðại vương, tám vạn bốn ngàn châu ngọc này với bảo châu là đệ nhất, đều thuộc Ðại vương. Ðại vương hãy khởi tâm ái dục đối với chúng. Ðại vương hãy ái luyến đời sống!
Tâu Ðại vương, tám vạn bốn ngàn gia chủ này và gia chủ báu là đệ nhất, đều thuộc của Ðại vương. Ðại vương hãy khởi tâm ái dục đối với họ. Ðại vương hãy ái luyến đời sống!
Tâu Ðại vương, tám vạn bốn ngàn người dòng họ Sát-đế-lỵ này và tướng quân báu là đệ nhất, đều thuộc của Ðại vương. Ðại vương hãy khởi tâm ái dục đối với họ. Ðại vương hãy ái luyến đời sống!
Tâu Ðại vương, tám vạn bốn ngàn nhũ ngưu với trang sức bằng vải cây đay, với sừng đầu nhọn bịt đồng này đều thuộc của Ðại vương. Ðại vương hãy khởi tâm ái dục đối với chúng. Ðại vương hãy ái luyến đời sống!
Tâu Ðại vương, tám vạn bốn ngàn vải Koti với sắc chất tinh diệu như vải gai, vải bông, vải lụa và vải nhung đều thuộc của Ðại vương. Ðại vương hãy khởi tâm ái dục đối với chúng. Ðại vương hãy ái luyến đời sống!
Tâu Ðại vương, tám vạn bốn ngàn loại cháo sữa, và buổi sáng buổi chiều có cúng dường cơm này đều thuộc của Ðại vương. Ðại vương hãy khởi tâm ái dục đối với chúng. Ðại vương hãy ái luyến đời sống!
- Ðã từ lâu Hoàng hậu nói với ta với những lời dễ chịu, hòa ái và dịu dàng. Thế mà nay, trong lần cuối cùng này, Hoàng hậu lại nói với ta bằng những lời không dễ chịu, không hòa ái, không dịu dàng!
- Tâu Ðại vương, thiếp phải nói với Ðại vương thế nào?
- Này Hoàng hậu, Hoàng hậu phải nói với ta như thế này:
"Tất cả mọi sự vật khả ái, khả lạc đều thay đổi, không có thực thể, chịu sự biến hóa. Ðại vương chớ có mệnh chung với tâm quyến luyến chúng. Ðau khổ thay, sự mệnh chung với tâm còn ái luyến. Ðáng trách thay, sự mệnh chung còn ái luyến.
"Tâu Ðại vương, tám vạn bốn ngàn kinh thành này với kinh thành Kusāvatī là đệ nhất, đều thuộc của Ðại vương. Ðại vương hãy từ bỏ lòng ái dục đối với chúng. Ðại vương chớ có ái luyến đời sống!
"Tâu Ðại vương, tám vạn bốn ngàn lâu đài này với lâu đài Dhamma là đệ nhất, đều thuộc của Ðại vương. Ðại vương hãy từ bỏ lòng ái dục đối với chúng. Ðại vương chớ có ái luyến đời sống!
"Tâu Ðại vương, tám vạn bốn ngàn cao đường này với cao đường Ðại Trang Nghiêm là đệ nhất, đều thuộc của Ðại vương. Ðại vương hãy từ bỏ lòng ái dục đối với chúng. Ðại vương chớ có ái luyến đời sống!
"Tâu Ðại vương, tám vạn bốn ngàn sàng tọa này, bằng vàng, bằng bạc, bằng ngà, bằng gỗ kiên cố, được trải với những tấm nệm lông dài, với vải có thêu bông hoa, và với những tấm da thù thắng của con sơn dương, được che chở bởi những tán che cao và hai đầu có gối màu đỏ, những sàng toạ này đều thuộc của Ðại vương. Ðại vương hãy từ bỏ tâm ái dục đối với chúng. Ðại vương chớ có ái luyến đời sống!
"Tâu Ðại vương, tám vạn bốn ngàn con voi này, với những trang sức bằng vàng, cờ vàng, được che chở với lưới bằng vàng và tượng vương Uposatha là đệ nhất, những con voi này đều thuộc của Ðại vương. Ðại vương hãy từ bỏ lòng ái dục đối với chúng. Ðại vương chớ có ái luyến đời sống!
"Tâu Ðại vương, tám vạn bốn ngàn con ngựa này với những trang sức bằng vàng, được che chở với lưới bằng vàng và mã vương Valāhaka là đệ nhất, những con ngựa này đều thuộc của Ðại vương. Ðại vương hãy từ bỏ lòng ái dục đối với chúng. Ðại vương chớ có ái luyến đời sống!
"Tâu Ðại vương, tám vạn bốn ngàn cỗ xe, với những tấm thảm bằng da sư tử, bằng da cọp, bằng da báo, với những đồ trang sức bằng vàng, cờ vàng, được che chở với lưới bằng vàng và cỗ xe tên Vejayanta là đệ nhất. Những cỗ xe này đều thuộc của Ðại vương. Ðại vương hãy từ bỏ lòng ái dục đối với chúng. Ðại vương chớ có ái luyến đời sống!
"Tâu Ðại vương, tám vạn bốn ngàn châu ngọc này với bảo châu là đệ nhất, đều thuộc của Ðại vương. Ðại vương hãy từ bỏ lòng ái dục đối với chúng. Ðại vương chớ có ái luyến đời sống!
"Tâu Ðại vương, tám vạn bốn ngàn phụ nữ này là phụ nữ báu đệ nhất, đều thuộc của Ðại vương. Ðại vương hãy từ bỏ lòng ái dục đối với họ. Ðại vương chớ có ái luyến đời sống!
"Tâu Ðại vương, tám vạn bốn ngàn người thuộc dòng họ Sát-đế-lỵ này là tướng quân báu là đệ nhất, đều thuộc của Ðại vương. Ðại vương hãy từ bỏ lòng ái dục đối với họ. Ðại vương chớ có ái luyến đời sống!
"Tâu Ðại vương, tám vạn bốn ngàn nhũ ngưu với trang sức bằng vải cây đay, với sừng đầu nhọn bịt đồng này đều thuộc của Ðại vương. Ðại vương hãy từ bỏ ái dục đối với chúng. Ðại vương chớ có ái luyến đời sống!
"Tâu Ðại vương, tám vạn bốn ngàn vải Koti với sắc chất tinh diệu như vải gai, vải bông, vải lụa và vải nhung này đều thuộc của Ðại vương. Ðại vương hãy từ bỏ lòng ái dục đối với chúng. Ðại vương chớ có ái luyến đời sống!
"Tâu Ðại vương, tám vạn bốn ngàn loại cháo sữa, và buối sáng buổi chiều có cúng dường cơm này đều thuộc của Ðại vương. Ðại vương hãy từ bỏ lòng ái dục đối với chúng. Ðại vương chớ có ái luyến đời sống!
12. Này Ānanda, khi nghe nói vậy, hoàng hậu Subhaddā buồn khóc, rơi nước mắt và tâu với vua Ðại Thiện Kiến:
- Tâu Ðại vương, tất cả mọi sự vật khả ái, khả lạc đều thay đổi, không có thực thể, thực sự biến hóa. Ðại vương chớ có mệnh chung với tâm quyến luyến chúng. Ðau khổ thay, sự mệnh chung với tâm còn ái luyến! Ðáng trách thay, sự mệnh chung với tâm còn ái luyến!
Tâu Ðại vương, tám vạn bốn ngàn lâu đài này với lâu đài Dhamma là đệ nhất, đều thuộc của Ðại vương. Ðại vương hãy từ bỏ lòng ái dục đối với chúng. Ðại vương chớ có ái luyến đời sống!
Tâu Ðại vương, tám vạn bốn ngàn cao đường này với cao đường Ðại Trang Nghiêm là đệ nhất, đều thuộc của Ðại vương. Ðại vương hãy từ bỏ lòng ái dục đối với chúng. Ðại vương chớ có ái luyến đời sống!
Tâu Ðại vương, tám vạn bốn ngàn sàng tọa này, bằng vàng, bằng bạc, bằng ngà, bằng gỗ kiên cố, được trải với những tấm nệm lông dài, với vải có thêu bông hoa và với những tấm da thù thắng của con sơn dương, được che với những tán che cao và hai đầu có gối màu đỏ, những sàng tọa này đều thuộc của Ðại vương. Ðại vương hãy từ bỏ lòng ái dục đối với chúng. Ðại vương chớ có ái luyến đời sống!
Tâu Ðại vương, tám vạn bốn ngàn con voi này, với những trang sức bằng vàng, cờ vàng, được che chở với lưới bằng vàng và tượng vương Uposatha là đệ nhất. Những con voi này đều thuộc của Ðại vương. Ðại vương hãy từ bỏ lòng ái dục đối với chúng. Ðại vương chớ có ái luyến đời sống!
Tâu Ðại vương, tám vạn bốn ngàn con ngựa này, với những trang sức bằng vàng, cờ vàng, được che chở với lưới bằng vang và mã vương Valāhaka là đệ nhất. Những con ngựa này đều thuộc của Ðại vương. Ðại vương hãy tử bỏ lòng ái dục đối với chúng. Ðại vương chớ có ái luyến đời sống!
Tâu Ðại vương, tám vạn bốn ngàn cỗ xe này, với những tấm thảm bằng da sư tử, bằng da cọp, bằng da báo, với những đồ trang sức bằng vàng, cờ vàng, được che chở với lưới bằng vàng và cỗ xe tên Vejayanta là đệ nhất. Những cỗ xe này đều thuộc của Ðại vương. Ðại vương hãy từ bỏ lòng ái dục đối với chúng. Ðại vương chớ có ái luyến đời sống!
Tâu Ðại vương, tám vạn bốn ngàn châu ngọc này với bảo châu là đệ nhất, đều thuộc của Ðại vương. Ðại vương hãy từ bỏ lòng ái dục đối với chúng. Ðại vương chớ có ái luyến đời sống!
"Tâu Ðại vương, tám vạn bốn ngàn phụ nữ này và phụ nữ báu là đệ nhất đều thuộc của Ðại vương. Ðại vương hãy từ bỏ lòng ái dục đối với họ. Ðại vương chớ có ái luyến đời sống! Tâu Ðại vương, tám vạn bốn ngàn gia chủ này và gia chủ báu là đệ nhất đều thuộc của Ðại vương. Ðại vương hãy từ bỏ lòng ái dục đối với họ. Ðại vương chớ có ái luyến đời sống!
"Tâu Ðại vương, tám vạn bốn ngàn người dòng họ Sát-đế-lỵ này với tướng quân báu là đệ nhất, đều thuộc của Ðại vương. Ðại vương hãy từ bỏ lòng ái dục đối với chúng. Ðại vương chớ có ái luyến đời sống!
Tâu Ðại vương, tám vạn bốn ngàn nhũ ngưu với trang sức bằng vải cây đay, với sừng đầu nhọn bịt đồng này đều thuộc của Ðại vương. Ðại vương hãy từ bỏ lòng ái dục đối với chúng. Ðại vương chớ có ái luyến đời sống!
Tâu Ðại vương, tám vạn bốn ngàn vải Koti với sắc chất tinh diệu, như vải gai, vải bông, vải lụa, vải nhung này đều thuộc của Ðại vương. Ðại vương hãy từ bỏ lòng ái dục đối với chúng. Ðại vương chớ có ái luyến đời sống!
Tâu Ðại vương, tám vạn bốn ngàn loại cháo sữa, và buổi sáng buổi chiều có cúng dường cơm này đều thuộc của Ðại vương. Ðại vương hãy từ bỏ lòng ái dục đối với chúng. Ðại vương chớ có ái luyến đời sống!
13. Này Ānanda, không bao lâu, vua Ðại Thiện Kiến mệnh chung. Này Ānanda, giống như một người gia chủ hay con một người gia chủ, sau một bữa cơm thịnh soạn trở nên buồn ngủ, cũng tương tự như vậy cảm giác của vua Ðại Thiện Kiến khi mệnh chung. Này Ānanda, sau khi mệnh chung, vua Ðại Thiện Kiến sanh lên thiên phú cõi Phạm thiên.
Này Ānanda, trải tám vạn bốn ngàn năm, vua Ðại Thiện Kiến sống sung sướng đời sống của một hoàng tử, trải tám vạn bốn ngàn năm làm một phó vương, trải tám vạn bốn ngàn năm làm một vị quốc vương, trải tám vạn bốn ngàn năm làm gia chủ, sống phạm hạnh trong lâu đài Dhamma. Ngài tu tập bốn Thần túc như vậy, sau khi thân hoại mạng chung. Ngài được sanh lên cõi Phạm thiên.
14. Này Ānanda, các ngươi có thể nghĩ: "Thời ấy, vua Ðại Thiện Kiến là một vị khác". Này Ānanda, chớ có quan niệm như vậy. Thời ấy chính Ta là vua Ðại Thiện Kiến.
Tám vạn bốn ngàn kinh thành với kinh thành Kusāvatī là đệ nhất ấy thuộc của Ta.
Tám vạn bốn ngàn lâu đài với lâu đài Dhamma là đệ nhất ấy thuộc của Ta.
Tám vạn bốn ngàn cao đường với cao đường Ðại Trang Nghiêm là đệ nhất ấy thuộc của Ta.
Tám vạn bốn ngàn sàng tọa ấy bằng vàng, bằng bạc, bằng ngà, bằng gỗ kiên cố, được trải với những tấm nệm lông dài, với vải có thêu bông hoa, và với những tấm da thù thắng của con sơn dương, được che chở với những tán che cao và hai đầu có gối màu đỏ, những sàng tọa ấy đều thuộc của ta.
Tám vạn bốn ngàn con voi này, với những trang sức bằng vàng, cờ vàng, được che chở với lưới bằng vàng, và tượng vương Uposatha là đệ nhất. Những con voi ấy đều thuộc của ta.
Tám vạn bốn ngàn con ngựa với những trang sức bằng vàng, cờ vàng, được che chở với lưới bằng vàng và mã vương Valahaka là đệ nhất. Những con ngựa này đều thuộc của ta.
Tám vạn bốn ngàn cỗ xe này, với những tấm thảm bằng da sư tử, bằng da cọp, bằng da báo, với những trang sức bằng vàng, cờ vàng, được che chở với lưới bằng vàng, và cỗ xe tên Vijayanta là đệ nhất. Những cỗ xe này đều thuộc của Ta.
Tám vạn bốn ngàn châu ngọc này với bảo châu là đệ nhất đều thuộc của Ta.
Tám vạn bốn ngàn phụ nữ này với phụ nữ báu là đệ nhất đều thuộc của ta.
Tám vạn bốn ngàn gia chủ này với gia chủ báu là đệ nhất đều thuộc của Ta.
Tám vạn bốn ngàn người dòng họ Sát-đế-lỵ này với tướng quân báu là đệ nhất đều thuộc của Ta.
Tám vạn bốn ngàn nhũ ngưu với trang sức bằng vải cây đay, với sừng đầu nhọn bịt đồng đều thuộc của Ta.
Tám vạn bốn ngàn vải Koti với sắc chất tinh diệu như vải gai, vải bông, vải lụa và vải nhung này đều thuộc của Ta.
Tám vạn bốn ngàn loại cháo sữa, và buổi sáng buổi chiều có cúng dường cơm này đều thuộc của Ta.
15. Này Ānanda, trong tám vạn bốn ngàn kinh thành ấy, chỉ có một kinh thành mà Ta ở vào thời ấy, đó là kinh thành Kusāvatī.
Này Ānanda, trong tám vạn bốn ngàn lâu đài ấy, chỉ có một lâu đài mà Ta ở thời ấy, đó là lâu đài Dhamma.
Này Ānanda, trong tám vạn bốn ngàn cao đường ấy, chỉ có một cao đường mà Ta ở thời ấy, đó là cao đường Ðại Trang Nghiêm.
Này Ānanda, trong tám vạn bốn ngàn sàng tọa ấy, chỉ có một sàng tọa mà Ta dùng thời ấy, đó là sàng tọa bằng vàng, hay bằng bạc, hay bằng ngà, hay bằng gỗ kiên cố.
Này Ānanda, trong tám vạn bốn ngàn con voi ấy, chỉ có một con voi mà Ta cỡi thời ấy, đó là tượng vương Uposatha.
Này Ānanda, trong tám vạn bốn ngàn con ngựa ấy, chỉ có một con ngựa mà Ta cỡi thời ấy, đó là con mã vương Valàhaka.
Này Ānanda, trong tám vạn bốn ngàn cỗ xe ấy, chỉ có một cỗ xe mà Ta cỡi thời ấy, đó là cỗ xe Vejayanta.
Này Ānanda, trong tám vạn bốn ngàn phụ nữ ấy, chỉ có một phụ nữ hầu hạ Ta thời ấy, đó là phụ nữ của dòng Sát-đế-lỵ hay dòng Velāmikāni.
Này Ānanda, trong tám vạn bốn ngàn loại vải Koti ấy, chỉ có một loại vải sắc chất tế nhị mà Ta mặc thời ấy, đó là vải gai, vải bông, vải lụa hay vai nhung.
Này Ānanda, trong tám vạn bốn ngàn loại cháo sữa ấy, chỉ có một loại cháo sữa mà Ta dùng thời ấy, đó là cơm và đồ ăn.
16. Này Ānanda, tất cả các pháp hữu vi ấy nay đã vào quá khứ, hoại diệt và biến hóa. Này Ānanda, các pháp hữu vi, vô thường là như vậy, không kiên cố là như vậy, không đáng tin tưởng là như vậy; vì rằng, này Ānanda, tất cả các pháp hữu vi cần phải nhàm chán, cần phải thoát ly, cần phải giải thoát.
17. Này Ānanda, nay Ta nhớ lại, như thế nào tại chỗ này thân Ta đã được chôn tất cả là sáu lần; và khi Ta sống làm một vị Chuyển Luân vương, dùng chánh pháp trị nước, một vị pháp vương, trị vì bốn thiên hạ, vị chinh phục, che chở cho quần chúng, đầy đủ bảy món báu, đó là lần thứ bảy.
Này Ānanda, Ta không thấy một địa phương nào, trong thế giới loài Người và chư Thiên, trong thế giới Ma vương hay thế giới Phạm thiên, trong dòng họ Sa-môn hay Bà-la-môn mà trong địa phương ấy, Như Lai sẽ bỏ thân này lần thứ tám.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Sau khi thuyết xong, Thiện Thệ, bậc Ðạo Sư nói lại bài kệ như sau:
Tất cả pháp hữu vi,
Thật sự là vô thường,
Khởi lên rồi diệt mất,
Thường tánh là như vậy.
Chúng được sanh khởi lên,
Rồi chúng lại hoại diệt.
Hạnh phúc thay khi chúng
Ðược tịnh chỉ an lạc.
17. The Great Splendour - A King’s Renunciation
Translated by:
Maurice Walshe
[169] 1.1. THUS HAVE I HEARD.465 Once the Lord was staying at Kusinārā in the Mallas’ sāl-grove shortly before his final Nibbāna between the twin sāl-trees.
1.2. The Venerable Ānanda came to the Lord, saluted him, sat down to one side and said:
‘Lord, may the Blessed Lord not pass away in this miserable little town of wattle-and-daub, right in the jungle in the back of beyond! Lord, there are other great cities such as Campā, Rājagaha, Sāvatthi, Sāketa, Kosambi or Bārāṇasī. In those places there are wealthy Khattiyas, Brahmins and householders who are devoted to the Tathāgata and they will provide for the Tathāgata’s funeral in proper style.’
1.3. ‘Ānanda, don’t call it a miserable little town of wattle-and-daub, right in the jungle in the back of beyond! Once upon a time, Ānanda, King Mahāsudassana 466 was a wheel-turning monarch, a rightful and righteous king, who had conquered the land in four directions and ensured the security of his realm. [170] And this King Mahāsudassana had this very Kusinārā, under the name of Kusāvatī, for his capital. And it was twelve yojanas long from east to west, and seven yojanas wide from north to south.
Kusāvatī was rich, prosperous and well-populated, crowded with people and well-stocked with food. Just as the deva-city of Āḷakamandā is rich... (as Sutta 16, verse 5.18), so was the royal city of Kusāvatī. And the city of Kusāvatī was never free of ten sounds by day or night: the sound of elephants, horses, carriages, kettle-drums, side-drums, lutes, singing, cymbals and gongs, with cries of “Eat, drink and be merry” as tenth.
1.4. ‘The royal city of Kusāvatī was surrounded by seven encircling walls. One was of gold, one silver, one beryl, one crystal, one ruby, one emerald, and one of all sorts of gems.
1.5. ‘And the gates of Kusāvatī were of four colours: one gold, one silver, one beryl, one crystal. [171] And before each gate were set seven pillars, three or four times a man’s height. One was of gold, one silver, one beryl, one crystal, one ruby, one emerald, and one of all sorts of gems.
1.6. ‘Kusāvatī was surrounded by seven rows of palm-trees, of the same materials. The gold trees had gold trunks with silver leaves and fruit, the silver trees had silver trunks with gold leaves and fruit. The beryl trees had beryl trunks with crystal leaves and fruit, the crystal trees had crystal trunks with beryl leaves and fruit. The ruby trees had ruby trunks and emerald leaves and fruit, the emerald trees had emerald trunks and ruby leaves and fruit, while the trees of all sorts of gems were the same as regards trunks, leaves and fruit.
The sound of the leaves stirred by the wind was lovely, delightful, sweet and intoxicating, just like that of the five kinds of musical instruments467 played in concert by well-trained and skilful players. [172] And, Ānanda, those who were libertines and drunkards in Kusāvatī had their desires assuaged by the sound of the leaves in the wind.468
1.7. ‘King Mahāsudassana was endowed with the seven treasures and the four properties. What are the seven?
Once, on a fast-day of the fifteenth,469 when the King had washed his head and gone up to the verandah on top of his palace to observe the fast-day, the divine Wheel-Treasure470 appeared to him, thousand-spoked, complete with felloe, hub and all appurtenances. On seeing it, King Mahāsudassana thought: “I have heard that when a duly anointed Khattiya king sees such a wheel on the fast-day of the fifteenth, he will become a wheel-turning monarch. May I become such a monarch!”
1.8. ‘Then, rising from his seat, covering one shoulder with his robe, the King took a gold vessel in his left hand, sprinkled the Wheel with his right hand, and said: “May the noble Wheel-Treasure turn, may the noble Wheel-Treasure conquer!” The Wheel turned to the east, and King Mahāsudassana followed it with his fourfold army.471 And in whatever country [173] the Wheel stopped, the King took up residence with his fourfold army.
1.9. ‘And those kings who faced him in the eastern region came and said: “Come, Your Majesty, welcome! We are yours, Your Majesty. Rule us, Your Majesty!”
And the King said: “Do not take life. Do not take what is not given. Do not commit sexual misconduct. Do not tell lies. Do not drink strong drink. Be moderate in eating.”472
And those who had faced him in the eastern region became his subjects.
1.10. ‘And when the Wheel had plunged into the eastern sea, it emerged and turned south, and King Mahāsudassana followed it with his fourfold army. And those Kings ... become his subjects. Having plunged into the southern sea it turned west..., having plunged into the western sea it turned north, and King Mahāsudassana followed it with his fourfold army
... [174] and those who had faced him in the northern region became his subjects.
1.11. ‘Then the Wheel-Treasure, having conquered the lands from sea to sea, returned to the royal capital of Kusāvatī and stopped before the King’s palace as he was trying a case,473 as if to adorn the royal palace.
And this is how the Wheel-Treasure appeared to King Mahāsudassana.
1.12. ‘Then the Elephant-Treasure appeared to King Mahāsudassana, pure white,474 of sevenfold strength, with the wonderful power of travelling through the air, a royal tusker called Uposatha.475 Seeing him, the King thought: “What a wonderful riding-elephant, if only he could be brought under control!” And this Elephant-Treasure submitted to control just like a thoroughbred that had been trained for a long time.
And once the King, to try him, mounted the Elephant-Treasure at crack of dawn and rode him from sea to sea, returning to Kusāvatī in time for breakfast. And that is how the Elephant-Treasure appeared to King Mahāsudassana.
1.13. ‘Then the Horse-Treasure appeared to King Mahāsudassana, with a crow’s head,476 dark-maned, with the wondrous power of travelling through the air, a royal stallion called Valahaka.477 And the King thought: “What a wonderful mount, if only he could be brought under control!” And [175] this Horse-Treasure submitted to control just like a thoroughbred that had been trained for a long time... And that is how the Horse-Treasure appeared to King Mahāsudassana.
1.14. ‘Then the Jewel-Treasure appeared to King Mahāsudassana. It was a beryl, pure, excellent, well-cut into eight facets, clear, bright, unflawed, perfect in every respect. The lustre of this Jewel-Treasure radiated for an entire yojana round about.
And once the King, to try it, went on night-manoeuvres on a dark night with his four-fold army, with the Jewel-Treasure fixed to the top of his standard. And all who lived in the villages round about started their daily work, thinking it was daylight. And that is how the Jewel-Treasure appeared to King Mahāsudassana.
1.15. ‘Then the Woman-Treasure appeared to King Mahāsudassana, lovely, fair to see, charming, with a lotus-like complexion, not too tall or too short, not too thin or too fat, not too dark or too fair, of more than human, deva-like beauty. And the touch of the skin of the Woman-Treasure was like cotton or silk, and her limbs were cool when it was hot, and warm when it was cold. Her body smelt of sandal-wood and her lips of lotus.
This Woman-Treasure rose before the King [176] and retired later, and was always willing to do his pleasure, and she was pleasant of speech. And this Woman-Treasure was not unfaithful to the King even in thought, much less in deed. And that is how the Woman-Treasure appeared to King Mahāsudassana. 478
1.16. ‘Then the Householder-Treasure appeared to King Mahāsudassana. With the divine eye which, as the result of kamma, he possessed,479 he saw where treasure, owned and ownerless, was hidden. He came to the King and said: “Have no fear, Your Majesty, I will look after your wealth properly.”
And once, the King, to try him, went on board a ship and had it taken to the current in the middle of the Ganges. Then he said to the Householder-Treasure:
“Householder, I want some gold coin!”
“Well then, Sire, let the ship be brought to one bank.”
“I want the gold coins here!”
Then the householder touched the water with both hands and drew out a vessel full of gold coins, saying:
“Is that enough, Sire? Will that do, Sire?” and the King said:
“That is enough, householder, that will do, you have served me enough.” [177]
And that is how the Householder-Treasurer appeared to King Mahāsudassana.
1.17. ‘Then the Counsellor-Treasure appeared to King Mahāsudassana. He was wise, experienced, clever and competent to advise the King on how to proceed with what should be proceeded with, and to withdraw from what should be withdrawn from, and to overlook what should be overlooked.480
He came to the King and said:
“Have no fear, Your Majesty, I shall advise you.”
And that is how the Counsellor-Treasure appeared to King Mahāsudassana, and how he was equipped with all the seven treasures.
1.18. ‘Again, Ānanda, King Mahāsudassana was endowed with the four properties.481 What are they? Firstly, the King was handsome, good to look at, pleasing, with a complexion like the finest lotus, surpassing other men.
1.19. ‘Secondly, he was long-lived, outliving other men.
1.20. ‘Thirdly, he was free from illness, free from sickness, with a healthy digestion, less subject to cold and heat than that of other men.482 [178]
1.21. ‘Fourthly, he was beloved and popular with Brahmins and householders. Just as a father is beloved by his children, so he was with Brahmins and householders. And they were beloved by the King as children are beloved by their father.
Once the King set out for the pleasure-park with his fourfold army, and the Brahmins and householders came to him and said: “Pass slowly by, Sire, that we may see you as long as possible!” And the King said to the charioteer: “Drive the chariot slowly so that I can see these Brahmins and householders as long as possible.” Thus King Mahāsudassana was endowed with these four properties.
1.22. ‘Then King Mahāsudassana thought: “Suppose I were to construct lotus-ponds between the palm-trees, a hundred bow-lengths483 apart.”
And he did so. The lotus-ponds were lined with four-coloured tiles, gold, silver, beryl and crystal, each pond being approached by four staircases, one gold, one silver, one beryl and one crystal. And the gold staircase had gold posts [179] with silver railings and banisters, the silver had silver posts with gold railings and banisters, and so on. And the lotus-ponds were provided with two kinds of parapet, gold and silver — the gold parapets having gold posts, silver railings and banisters, and the silver parapets having silver posts, gold railings and banisters.
1.23. ‘Then the King thought: “Suppose I were to provide each pond with suitable [flowers for] garlands484 - blue, yellow, red and white lotuses which will last through all seasons without fading?” And he did so. Then he thought: “Suppose I were to place bathmen on the banks of these ponds, to bathe those who come there?” And he did so.
Then he thought: “Suppose I were to establish charitable posts on the banks of these ponds,
so that those who want food can get it, those who want drink can get it, those who want clothes can get it, those who want transport can get it, those who want a sleeping-place can get it, those who want a wife can get one, and those who want gold coin can get it?” [180] And he did so.
1.24. ‘Then the Brahmins and householders took great wealth and went to the King, saying:
“Sire, here is wealth that we have gathered together especially for Your Majesty, please accept it!”
“Thank you, friends, but I have enough wealth from legitimate revenues. Let this be yours, and take away more besides!”
Being thus refused by the King, they withdrew to one side and considered: “It would not be right for us to take this wealth back home again. Suppose we were to build a dwelling for King Mahāsudassana.”
So they went to the King and said:
“Sire, we would build you a dwelling”, and the King accepted by silence.
1.25. ‘Then Sakka, ruler of the gods, knowing in his mind King Mahāsudassana’s thought, said to the attendant-deva Vissakamma: 485
“Come, friend Vissakamma, and build a dwelling for King Mahāsudassana, a palace called Dhamma.”
“Very good, Lord”, Vissakamma [181] replied and, as swiftly as a strong man might stretch his flexed arm or flex it again, he at once vanished from the Heaven of the Thirty-Three and appeared before King Mahāsudassana, and said to him:
“Sire, I shall build you a dwelling, a palace called Dhamma.”
The King assented by silence, and Vissakamma built him the Palace of Dhamma.
1.26. ‘The Palace of Dhamma, Ānanda, was a yojana in length from east to west, and half a yojana wide from north to south.
The whole palace was faced up to three times a man’s height with tiles of four colours, gold, silver, beryl and crystal,
and it contained eighty-four thousand columns of the same four colours.
It had twenty-four staircases of the same four colours, and the gold staircases had gold posts with silver railings and banisters... (as verse 23). [182]
It also had eighty-four thousand chambers of the same colours. In the gold chamber was a silver couch, in the silver chamber a gold couch, in the beryl chamber an ivory couch, and in the crystal chamber a sandalwood couch. On the door of the gold chamber a silver palm-tree was figured, with silver stem, gold leaves and fruit...
On the door of the silver chamber a golden palm-tree was figured, with golden trunk, leaves and fruit, on the door of the beryl chamber a crystal palm-tree was figured, with crystal trunk and beryl leaves and fruit, on the door of the crystal chamber a beryl palm-tree was figured, with crystal leaves and fruit.
1.27. ‘Then the King thought: “Suppose I were to make a grove of palm-trees all of gold by the door of the great gabled chamber where I sit in the daytime?” and he did so.
1.28. ‘Surrounding the Dhamma Palace were two parapets, [183] one of gold, one of silver. The gold one had gold posts, silver railings and banisters, and the silver one had silver posts, gold railings and banisters.
1.29. ‘The Dhamma Palace was surrounded by two nets of tinkling bells. One net was gold with silver bells, the other silver with gold bells. And when these nets of bells were stirred by the wind their sound was lovely, delightful, sweet and intoxicating, just like that of the five kinds of musical instruments played in concert by well-trained and skilful players.
And those who were libertines and drunkards in Kusāvatī had their desires assuaged by the sound of those nets of bells.
1.30. ‘And when the Dhamma Palace was finished, it was hard to look at, dazzling to the eyes, just as in the last month of the Rains, in autumn, when there is a clear and cloudless sky, the sun breaking through the mists is hard to look at, [184] so was the Dhamma Palace when it was finished.
1.31. ‘Then the King thought: “Suppose I were to make a lotus-lake called Dhamma in front of the Dhamma Palace?”
so he did so.
This lake was a yojana long from east to west, and half a yojana wide from north to south,
and lined with four kinds of tiles, gold, silver, beryl and crystal.
There were twenty-four staircases to it of four different kinds: gold, silver, beryl and crystal. The gold staircases had gold posts with silver railings and banisters, the silver had gold railings and banisters ... (and so on, as verse 22).
1.32. ‘The Dhamma Lake was surrounded by seven kinds of palm-trees.
The sound of the leaves stirred by the wind was lovely, delightful, sweet and intoxicating, just like that of the five kinds of musical instruments played in concert by well-trained and skilful players.
And, Ānanda, those who were libertines and drunkards in Kusāvatī had their desires assuaged by the sound of the leaves in the wind. [185]
1.33. ‘When the Dhamma Palace and the Dhamma Lake were finished, King Mahāsudassana, having satisfied every wish of those who at the time were ascetics or Brahmins, or revered as such, ascended into the Dhamma Palace.’
[End of first recitation-section]
2.1. ‘Then King Mahāsudassana thought: “Of what kamma is it the fruit, of what kamma is it the result, that I am now so mighty and powerful?” [186]
Then he thought: “It is the fruit, the result of three kinds of kamma: of giving, self-control, and abstinence.”486
2.2. ‘Then the King went to the great gabled chamber and, standing at the door, exclaimed:
“May the thought of lust cease!
May the thought of ill-will cease!
May the thought of cruelty cease!
Thus far and no further the thought of lust, of ill-will, of cruelty!”
2.3. ‘Then the King went into the great gabled chamber, sat down cross-legged on the golden couch and, detached from all sense-desires, detached from unwholesome mental states, entered and remained in the first jhāna, which is with thinking and pondering, born of detachment, filled with delight and joy.
And with the subsiding of thinking and pondering, by gaining inner tranquillity and oneness of mind, he entered and remained in the second jhana, which is without thinking and pondering, born of concentration, filled with delight and joy.
And with the fading away of delight, remaining imperturbable, mindful and clearly aware, he experienced in himself that joy of which the Noble Ones say: “Happy is he who dwells with equanimity and mindfulness”, he entered and remained in the third jhāna.
And, having given up pleasure and pain, and with the disappearance of former gladness and sadness, he entered and remained in the fourth jhāna which is beyond pleasure and pain, and purified by equanimity and mindfulness.
2.4. ‘Then the King, emerging from the great gabled chamber, went to the golden gabled chamber and, seated cross-legged on the silver couch, stayed pervading first one quarter, then the second, the third and the fourth quarter with a mind filled with loving-kindness.
Thus he stayed, spreading the thought of loving-kindness above, below and across, everywhere, always with a mind filled with loving-kindness, abundant, magnified, unbounded, without hatred or ill-will. And he did likewise with compassion, sympathetic joy, and [187] equanimity. 487
2.5. ‘Of King Mahāsudassana’s eighty-four thousand cities,488 his capital Kusāvatī was the chief;
of his eighty-four thousand palaces Dhamma was the chief; of his eighty-four thousand gabled halls the great gabled chamber was the chief;
his eighty-four thousand couches were of gold, silver, ivory, sandal-wood, covered with fleece, wool, spread with kadali-deer hide, with head-covers, with red cushions at both ends;
of his eighty-four thousand elephants adorned with gold ornaments, with gold banners and spread with gold nets, Uposatha the royal tusker was chief;
of his eighty-four thousand carriages, covered with lion-skins, tiger-skins, leopard-skins or with orange-coloured cloth, adorned with gold ornaments, gold banners and spread with gold nets, the chariot Vejayanta489 was the chief;
of his eighty-four thousand jewels the Jewel-Treasure was the chief;
of his eighty-four thousand wives Queen Subhaddā490 was the chief; [188]
of his eighty-four thousand householders the Householder-Treasure was the chief;
of his eighty-four thousand Khattiya retainers the Counsellor-Treasure was the chief;
his eighty-four thousand cows had tethers of fine jute and milk-pails (?) of silver;491
his eighty-four thousand bales of clothing were of the finest linen, cotton, silk and wool;
his eighty-four thousand rice-offerings were there for the taking by those in need, evening and morning.
2.6. ‘And at that time, King Mahāsudassana’s eighty-four thousand elephants waited on him evening and morning. And he thought: “These eighty-four thousand elephants wait on me evening and morning. How if, at the end of each century, forty-two thousand elephants were to wait on me, turn and turn about?”
And he gave instructions accordingly to his Counsellor-Treasure, [189] and so it was done.
2.7. ‘And, Ānanda, after many hundred, many hundred thousand years, Queen Subhaddā thought: “It is a long time since I saw King Mahāsudassana. Suppose I were to go and see him?”
So she said to her women:
“Come now, wash your heads and put on clean clothes. It is long since we saw King Mahāsudassana. We shall go to see him.”
“Yes, Your Majesty”, they said, and prepared themselves as ordered, then returned to the Queen.
And Queen Subhaddā said to the Counsellor-Treasure:
“Friend Counsellor, draw up the fourfold army. It is long since we saw King Mahāsudassana. We shall go and see him.”
“Very good, Your Majesty”, said the Counsellor-Treasure and, having drawn up the fourfold army, he reported to the Queen:
“Now is the time to do as Your Majesty wishes.” [190]
2.8. ‘Then Queen Subhaddā went with the fourfold army and her womenfolk to the Dhamma Palace and, entering, went to the great gabled chamber and stood leaning against the door-post.
And King Mahāsudassana, thinking: “What is this great noise, as of a crowd of people?” came out of the door and saw Queen Subhaddā leaning against the door-post. And he said:
“Stay there, Queen! Do not enter!”
2.9. ‘Then King Mahāsudassana said to a certain man:
“Here, fellow, go to the great gabled chamber, bring the gold couch out and lay it down among the gold palm-trees.”
“Very good, Sire”, said the man, and did so.
Then King Mahāsudassana adopted the lion-posture on his right side with one foot on the other, mindful and clearly aware.492
2.10. ‘Then Queen Subhaddā thought: “King Mahāsudassana’s faculties are purified, his complexion is clear and bright, oh - I hope he is not dead!”493
So she said to him:
“Sire, of your eighty-four thousand cities, Kusāvatī is the chief. Make a wish, arouse the desire to live there!” Thus, reminding him of all his royal possessions (as verse 5) she exhorted him to wish to stay alive. [191] [192]
2.11. ‘At this, King Mahāsudassana said to the Queen:
“For a long time, Queen, you spoke pleasing, delightful, attractive words to me, but now at this last time your words have been unpleasing, undelightful, unattractive to me.”
“Sire, how then am I to speak to you?”
‘This is how you should speak:
“All things that are pleasing and attractive are liable to change, to vanish, to become otherwise. Do not, Sire, die filled with longing. To die filled with longing is painful and blameworthy.
Of your eighty-four thousand cities, Kusāvatī is the chief: abandon desire, abandon the longing to live with them ...
Of your eighty-four thousand palaces, Dhamma is the chief: abandon desire, abandon the longing to live there...”
(and so on throughout, as verse 5). [193] [194]
2.12. ‘At this, Queen Subhaddā cried out and burst into tears. Then, wiping away her tears, she said:
“Sire, all things that are pleasing and attractive are liable to change... Do not, Sire, die filled with longing...’[195]
2.13. ‘Soon after this, King Mahāsudassana died; and just as a householder or his son might feel drowsy after a good meal, so he felt the sensation [196] of passing away, and he had a favourable rebirth in the Brahmā-world.
‘King Mahāsudassana indulged in boyish sports for eighty-four thousand years, for eighty-four thousand years he exercised the viceroyalty, for eighty-four thousand years he ruled as King, and for eighty-four thousand years, as a layman, he lived the holy life in the Dhamma Palace.494 And, having practised the four divine abidings, at the breaking-up of the body he was reborn in the Brahmā-world.495
2.14. ‘Now, Ānanda, you might think King Mahāsudassana at that time was somebody else. But you should not regard it so, for I was King Mahāsudassana then.
Those eighty-four thousand cities of which Kusāvatī was the chief were mine,... [197]
the eighty-four thousand rice-offerings... were mine.
2.15. ‘And of those eighty-four thousand cities I dwelt in just one, Kusāvatī,... [198]
of the eighty-four thousand wives I had, just one looked after me, and she was called Khattiyāni or Velāmikāni;496
of the eighty-four thousand bales of cloth I had just one ... ;
of the eighty-four thousand rice-offerings there was just one measure of choice curry that I ate.
2.16. ‘See, Ānanda, how all those conditioned states of the past have vanished and changed! Thus, Ānanda, conditioned states are impermanent, they are unstable, they can bring us no comfort, and such being the case, Ānanda, we should not rejoice in conditioned states, we should cease to take an interest in them, and be liberated from them.
2.17. ‘Six times, Ānanda, I recall discarding the body in this place, and at the seventh time I discarded it as a wheel-turning monarch, a righteous king who had conquered the four quarters and established a firm rule, and who possessed the seven treasures.
But, Ānanda, I do not see any place in this world with its devas [199] and māras and Brahmās, or in this generation with its ascetics and Brahmins, princes and people, where the Tathāgata will for an eighth time discard the body.’
So the Lord spoke. The Well-Farer having said this, the Teacher said:
‘Impermanent are compounded things, prone to rise and fall,
Having risen, they’re destroyed, their passing truest bliss.’