Quay lại bản Việt dịch

Font chữ:
Font chữ:

135. Tiểu Kinh Nghiệp Phân Biệt

Dịch giả: Thích Minh Châu

Như vầy tôi nghe.
Một thời, Thế Tôn ở Sāvatthī (Xá-vệ) Jetavana (Kỳ-đà-lâm), tại tinh xá ông Anāthapiṇḍika (Cấp Cô Ðộc).

Rồi thanh niên Subha Todeyyaputta đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nói lên với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm; sau khi nói lên những lời chào hỏi thăm thân hữu, liền ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, thanh niên Subha Todeyyaputta bạch Thế Tôn:

-- Thưa Tôn giả Gotama, do nhân gì, do duyên gì giữa loài Người với nhau, khi họ là loài Người, lại thấy có người liệt, có người ưu?

Thưa Tôn giả Gotama, chúng tôi thấy có người đoản thọ, có người trường thọ; chúng tôi thấy có người nhiều bệnh, có người ít bệnh; chúng tôi thấy có người xấu sắc, có người đẹp sắc; chúng tôi thấy có người quyền thế nhỏ, có người quyền thế lớn; chúng tôi thấy có người tài sản nhỏ, có người tài sản lớn; chúng tôi thấy có người thuộc gia đình hạ liệt, có người thuộc gia đình cao quý; chúng tôi thấy có người trí tuệ yếu kém, có người có đầy đủ trí tuệ.

Thưa Tôn giả Gotama, do nhân gì, do duyên gì, giữa loài Người với nhau, khi họ là loài Người, lại thấy có người liệt, có người ưu?

-- Này Thanh niên, các loài hữu tình là chủ nhân của nghiệp, là thừa tự của nghiệp. Nghiệp là thai tạng, nghiệp là quyến thuộc, nghiệp là điểm tựa, nghiệp phân chia các loài hữu tình; nghĩa là có liệt, có ưu.

-- Tôi không hiểu nghĩa một cách rộng rãi điều mà Tôn giả Gotama nói một cách vắn tắt, không có giải nghĩa rộng rãi. Lành thay, nếu Tôn giả Gotama thuyết pháp cho tôi để tôi có thể hiểu nghĩa một cách rộng rãi điều mà Tôn giả Gotama nói một cách vắn tắt, không có giải nghĩa rộng rãi.

-- Vậy này Thanh niên, hãy nghe và suy nghiệm kỹ, Ta sẽ nói.

-- Thưa vâng, Tôn giả.
Thanh niên Subha Todeyyaputta vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

-- Ở đây, này Thanh niên, có người đàn bà hay người đàn ông, sát sanh, tàn nhẫn, tay lấm máu, tâm chuyên sát hại đả thương, tâm không từ bi đối với các loại chúng sanh. Do nghiệp ấy, thành đạt như vậy, thành tựu như vậy, sau khi thân hoại mạng chung, bị sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục.

Nếu sau khi thân hoại mạng chung, người ấy không sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục, nếu được đi đến loài Người, chỗ nào người ấy sanh ra, người ấy phải đoản mạng.

Con đường ấy đưa đến đoản mạng, này Thanh niên, tức là sát sanh, tàn nhẫn, tay lấm máu, tâm chuyên sát hại đả thương, tâm không từ bi đối với các loài hữu tình.

Nhưng ở đây, này Thanh niên, có người đàn bà hay đàn ông, từ bỏ sát sanh, tránh xa sát sanh, bỏ trượng, bỏ kiếm, biết tàm quý, có lòng từ, sống thương xót đến hạnh phúc tất cả chúng sanh và loài hữu tình. Do nghiệp ấy, thành đạt như vậy, thành tựu như vậy, sau khi thân hoại mạng chung, người ấy được sanh vào thiện thú, Thiên giới, ở đời.

Nếu sau khi thân hoại mạng chung, người ấy không sanh vào thiện thú, Thiên giới, ở đời, nếu người ấy đi đến loài Người, chỗ nào người ấy sanh ra, người ấy được trường thọ.

Con đường ấy đưa đến trường thọ, này Thanh niên, tức là từ bỏ sát sanh, tránh xa sát sanh, bỏ trượng, bỏ kiếm, biết tàm quý, có lòng từ, sống thương xót đến hạnh phúc tất cả chúng sanh và loài hữu tình.

Ở đây, này Thanh niên, có người đàn bà hay người đàn ông, tánh hay não hại các loài hữu tình, với tay, hay với cục đất, hay với cây gậy, hay với cây đao. Do nghiệp ấy, thành đạt như vậy, thành tựu như vậy, sau khi thân hoại mạng chung, người ấy sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục.

Nếu sau khi thân hoại mạng chung, người ấy không sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục, nếu người ấy đi đến loài Người, chỗ nào người ấy sanh ra, người ấy phải bị nhiều bệnh hoạn.

Con đường ấy đưa đến nhiều bệnh hoạn, này Thanh niên, tức là tánh hay não hại các loài hữu tình với tay, hay với cục đất, hay với cây gậy, hay với cây đao.

Nhưng ở đây, này Thanh niên, có người đàn bà hay người đàn ông, tánh không hay não hại các loài hữu tình, với tay, hay với cục đất, hay với cây gậy, hay với cây đao.

Do nghiệp ấy thành đạt như vậy.. thiện thú... người ấy được ít bệnh hoạn.

Con đường ấy đưa đến ít bệnh hoạn... tánh không não hại... hay với cây đao.

Ở đây, này Thanh niên, có người đàn bà hay người đàn ông, phẫn nộ, nhiều phật ý, bị nói đến một chút thời bất bình, phẫn nộ, sân hận, chống đối, và tỏ lộ phẫn nộ, sân hận, bất mãn.

Do nghiệp ấy, thành đạt như vậy... cõi dữ... xấu sắc.

Con đường ấy đưa đến xấu sắc, này Thanh niên, tức là phẫn nộ... bất mãn.

Ở đây, này Thanh niên, có người đàn bà hay người đàn ông, không phẫn nộ, không nhiều phật ý, dầu cho bị nói đến nhiều, cũng không bất bình, phẫn nộ, sân hận, chống đối, và không tỏ lộ phẫn nộ, sân hận, bất mãn.

Do nghiệp ấy, thành đạt như vậy.... thiện thú... đẹp sắc (pasadika: hoan hỷ).

Con đường ấy đưa đến đẹp sắc, này Thanh niên, tức là không phẫn nộ... không bất mãn.

Ở đây, này Thanh niên, có người đàn bà hay người đàn ông, tật đố, đối với người khác được quyền lợi, được tôn trọng, cung kính, tôn sùng, đảnh lễ, cúng dường, sanh tật đố, sanh tâm, ôm ấp tâm tật đố.

Do nghiệp ấy, thành đạt như vậy... ác thú... quyền thế nhỏ.

Con đường ấy đưa đến quyền thế nhỏ, này thanh niên, tức là tật đố... ôm ấp tâm tật đố.

Nhưng ở đây, này Thanh niên, có người đàn bà hay người đàn ông, không có tật đố, đối với những người khác được quyền lợi, được tôn trọng, cung kính, tôn sùng, đảnh lễ, cúng dường, không sanh tật đố, không sanh tâm, không ôm ấp tâm tật đố.

Do nghiệp ấy... thiện thú... quyền thế lớn.

Con đường ấy đưa đến quyền thế lớn, này Thanh niên, tức là không tật đố... không ôm ấp tật đố.

Ở đây, này Thanh niên, có người đàn bà hay người đàn ông, không bố thí cho Sa-môn hay Bà-la-môn, đồ ăn uống, y phục, xe cộ, vòng hoa, hương liệu, phấn sáp, ngọa cụ, nhà cửa, đèn đuốc.

Do nghiệp ấy.. đọa xứ... tài sản nhỏ.

Con đường đưa đến tài sản nhỏ, ngọa cụ, nhà cửa, đèn đuốc.

Nhưng ở đây, này Thanh niên, có người đàn bà hay người đàn ông có bố thí cho Sa-môn hay cho Bà-la-môn các đồ ăn uống... ngọa cụ, nhà cửa, đèn đuốc. Do nghiệp ấy... thiện thú... nhiều tài sản. Con đường đưa đến nhiều tài sản nhỏ... ngọa cụ, nhà cửa, đèn đuốc.

Ở đây, này Thanh niên, có người đàn bà hay người đàn ông ngạo nghễ, kiêu mạn, không đảnh lễ những người đáng đảnh lễ, không đứng dậy đối với người đáng đứng dậy, không mời ngồi những người đáng mời ngồi, không nhường chỗ đi cho những người đáng được nhường chỗ đi, không tôn trọng những người đáng tôn trọng, không cung kính những người đáng cung kính, không cúng dường những người đáng cúng dường.

Do nghiệp ấy... đọa xứ... thuộc gia đình hạ liệt.

Con đường đưa đến gia đình hạ liệt.. không cúng dường những người đáng cúng dường.

Nhưng ở đây, này Thanh niên, có người đàn bà hay người đàn ông, không có ngạo nghễ quá mạn, đảnh lễ những người đáng đảnh lễ... cúng dường những người đáng cúng dường.

Do nghiệp ấy... thiện thú... vào gia đình cao quý.

Con đường đưa đến gia đình cao quý... cúng dường những người đáng cúng dường.

Ở đây, này Thanh niên, có người đàn bà hay người đàn ông, sau khi đi đến Sa-môn hay Bà-la-môn, không hỏi: "Thưa Tôn giả, thế nào là thiện? Thế nào là bất thiện? Thế nào là phạm tội? Thế nào là không phạm tội? Thế nào là cần phải thực hành? Thế nào là không cần phải thực hành? Tôi đã làm gì để phải không lợi ích và đau khổ lâu dài? Hay tôi đã làm gì để được lợi ích và an lạc lâu dài? Do nghiệp ấy... đọa xứ... trí tuệ yếu kém. Con đường đưa đến trí tuệ yếu kém... lợi ích, hạnh phúc lâu dài?"





Nhưng ở đây, này Thanh niên, có người đàn bà hay người đàn ông, sau khi đến Sa-môn hay Bà-la-môn, có hỏi: "Thưa Tôn giả, thế nào là thiện? Thế nào là bất thiện... lợi ích, an lạc lâu dài? Do nghiệp ấy... thiện thú... đầy đủ trí tuệ. Con đường đưa đến đầy đủ trí tuệ... lợi ích, an lạc lâu dài?".

Ở đây, này Thanh niên, con đường đưa đến đoản thọ, dẫn đến đoản thọ, con đường đưa đến trường thọ, dẫn đến trường thọ; con đường đưa đến nhiều bệnh, dẫn đến nhiều bệnh; con đường đưa đến ít bệnh, dẫn đến ít bệnh; con đường đưa đến xấu sắc, dẫn đến xấu sắc; con đường đưa đến đẹp sắc, dẫn đến đẹp sắc;

con đường đưa đến quyền thế nhỏ, dẫn đến quyền thế nhỏ; con đường đưa đến quyền thế lớn dẫn đến quyền thế lớn; con đường đưa đến tài sản nhỏ, dẫn đến tài sản nhỏ; con đường đưa đến tài sản lớn, dẫn đến tài sản lớn;

con đường đưa đến gia đình hạ liệt, dẫn đến gia đình hạ liệt; con đường đưa đến gia đình cao quý, dẫn đến gia đình cao quý, con đường đưa đến trí tuệ yếu kém, dẫn đến trí tuệ yếu kém; con đường đưa đến đầy đủ trí tuệ, dẫn đến trí tuệ đầy đủ.

Này Thanh niên, các loài hữu tình là chủ nhân của nghiệp, là thừa tự của nghiệp. Nghiệp là thai tạng, nghiệp là quyến thuộc, nghiệp là điểm tựa, nghiệp phân chia các loài hữu tình; nghĩa là có liệt, có ưu.

Khi nghe nói vậy, thanh niên Subha Todeyyaputta nói với Thế Tôn:

-- Thật vi diệu thay, thưa Tôn giả Gotama! Thật vi diệu thay, thưa Tôn giả Gotama! Như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày những gì bị che kín, chỉ đường cho những người bị lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc; cũng vậy, Chánh pháp đã được Tôn giả Gotama dùng nhiều phương tiện trình bày giải thích.

Con xin quy y Tôn giả Gotama, quy y Pháp và chúng Tỷ-kheo Tăng. Mong Tôn giả Gotama nhận con làm đệ tử, từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng.


135. The Shorter Exposition of Action

Translated by: Bhikkhu Ñāṇamoli & Bhikkhu Bodhi

1. THUS HAVE I HEARD. On one occasion the Blessed One was living at Sāvatthī in Jeta’s Grove, Anāthapiṇḍika’s Park.

2. Then the brahmin student Subha, Todeyya’s son, went to the Blessed One and exchanged greetings with him.1223 When this courteous and amiable talk was finished, he sat down at one side and asked the Blessed One:

3. “Master Gotama, what is the cause and condition why human beings are seen to be inferior and superior?

For people are seen to be short-lived and long-lived, sickly and healthy, ugly and beautiful, uninfluential and influential, poor and wealthy, low-born and high-born, stupid and [203] wise.

What is the cause and condition, Master Gotama, why human beings are seen to be inferior and superior?”

4. “Student, beings are owners of their actions, heirs of their actions; they originate from their actions, are bound to their actions, have their actions as their refuge. It is action that distinguishes beings as inferior and superior.”

“I do not understand in detail the meaning of Master Gotama’s statement, which he spoke in brief without expounding the meaning in detail. It would be good if Master Gotama would teach me the Dhamma so that I might understand in detail the meaning of Master Gotama’s statement.”

“Then, student, listen and attend closely to what I shall say.”

“Yes, sir,” the brahmin student Subha replied. The Blessed One said this:

5. “Here, student, some man or woman kills living beings and is murderous, bloody-handed, given to blows and violence, merciless to living beings. Because of performing and undertaking such action, on the dissolution of the body, after death, he reappears in a state of deprivation, in an unhappy destination, in perdition, even in hell.

But if on the dissolution of the body, after death, he does not reappear in a state of deprivation, in an unhappy destination, in perdition, in hell, but instead comes back to the human state, then wherever he is reborn he is short-lived.1224

This is the way, student, that leads to short life, namely, one kills living beings and is murderous, bloody-handed, given to blows and violence, merciless to living beings.

6. “But here, student, some man or woman, abandoning the killing of living beings, abstains from killing living beings; with rod and weapon laid aside, gentle and kindly, he abides compassionate to all living beings. Because of performing and undertaking such action, on the dissolution of the body, after death, he reappears in a happy destination, even in the heavenly world.

But if on the dissolution of the body, after death, he does not reappear in a happy destination, in the heavenly world, but instead comes back to the human state, then wherever he is reborn he is long-lived.1225

This is the way, student, that leads to long life, namely, abandoning the killing of living beings, [204] one abstains from killing living beings; with rod and weapon laid aside, gentle and kindly, one abides compassionate to all living beings.

7. “Here, student, some man or woman is given to injuring beings with the hand, with a clod, with a stick, or with a knife. Because of performing and undertaking such action, on the dissolution of the body, after death, he reappears in a state of deprivation…

But if instead he comes back to the human state, then wherever he is reborn he is sickly.

This is the way, student, that leads to sickliness, namely, one is given to injuring beings with the hand, with a clod, with a stick, or with a knife.

8. “But here, student, some man or woman is not given to injuring beings with the hand, with a clod, with a stick, or with a knife. Because of performing and undertaking such action, on the dissolution of the body, after death, he reappears in a happy destination…

But if instead he comes back to the human state, then wherever he is reborn he is healthy.

This is the way, student, that leads to health, namely, one is not given to injuring beings with the hand, with a clod, with a stick, or with a knife.

9. “Here, student, some man or woman is of an angry and irritable character; even when criticised a little, he is offended, becomes angry, hostile, and resentful, and displays anger, hate, and bitterness.

Because of performing and undertaking such action… he reappears in a state of deprivation… But if instead he comes back to the human state, then wherever he is reborn he is ugly.

This is the way, student, that leads to ugliness, namely, one is of an angry and irritable character… and displays anger, hate, and bitterness.

10. “But here, student, some man or woman is not of an angry and irritable character; even when criticised a lot, he is not offended, does not become angry, hostile, and resentful, and does not display anger, hate, and bitterness. Because of performing and undertaking such action… he reappears in a happy destination…

But if instead he comes back to the human state, then wherever he is reborn he is beautiful.

This is the way, student, that leads to being beautiful, namely, one is not of an angry and irritable character… and does not display anger, hate, and bitterness.

11. “Here, student, some man or woman is envious, one who envies, resents, and begrudges the gains, honour, respect, reverence, salutations, and veneration received by others. Because of performing and undertaking such action… he reappears in a state of deprivation…

But if instead he comes back to the human state, then wherever he is reborn he is uninfluential.

This is the way, student, that leads to being uninfluential, namely, one is envious… towards the gains, honour, respect, reverence, salutations, and veneration received by others. [205]

12. “But here, student, some man or woman is not envious, one who does not envy, resent, and begrudge the gains, honour, respect, reverence, salutations, and veneration received by others. Because of performing and undertaking such action… he reappears in a happy destination…

But if instead he comes back to the human state, then wherever he is reborn he is influential.

This is the way, student, that leads to being influential, namely, one is not envious… towards the gains, honour, respect, reverence, salutations, and veneration received by others.

13. “Here, student, some man or woman does not give food, drink, clothing, carriages, garlands, scents, unguents, beds, dwelling, and lamps to recluses or brahmins. Because of performing and undertaking such action… he reappears in a state of deprivation…

But if instead he comes back to the human state, then wherever he is reborn he is poor.

This is the way, student, that leads to poverty, namely, one does not give food… and lamps to recluses or brahmins.

14. “But here, student, some man or woman gives food… and lamps to recluses or brahmins. Because of performing and undertaking such action… he reappears in a happy destination… But if instead he comes back to the human state, then wherever he is reborn he is wealthy. This is the way, student, that leads to wealth, namely, one gives food… and lamps to recluses or brahmins.

15. “Here, student, some man or woman is obstinate and arrogant; he does not pay homage to one who should receive homage, does not rise up for one in whose presence he should rise up, does not offer a seat to one who deserves a seat, does not make way for one for whom he should make way, and does not honour, respect, revere, and venerate one who should be honoured, respected, revered, and venerated.

Because of performing and undertaking such action… he reappears in a state of deprivation… But if instead he comes back to the human state, then wherever he is reborn he is low-born.

This is the way, student, that leads to low birth, namely, one is obstinate and arrogant… and does not honour, respect, revere, and venerate one who should be honoured, respected, revered, and venerated.

16. “But here, student, some man or woman is not obstinate and arrogant; he pays homage to one who should receive homage, rises up for one in whose presence he should rise up, offers a seat to one who deserves a seat, makes way for one for whom he should make way, and honours, respects, reveres, and venerates one who should be honoured, respected, revered, and venerated.

Because of performing and undertaking such action… he reappears in a happy destination… But if instead he comes back to the human state, then wherever he is reborn he is high-born.

This is the way, student, that leads to high birth, namely, one is not obstinate and arrogant… and honours, respects, reveres, and venerates one who should be honoured, respected, revered, and venerated.

17. “Here, student, some man or woman does not visit a recluse or a brahmin and ask: ‘Venerable sir, what is wholesome? What is unwholesome? What is blameable? What is blameless? What should be cultivated? What should not be cultivated? What kind of action will lead to my harm and suffering for a long time? What kind of action will lead to my welfare and happiness for a long time?’

Because of performing and undertaking such action… he reappears in a state of deprivation… But if instead he comes back to the human state, then wherever he is reborn he is stupid.

This is the way, student, that leads to stupidity, namely, one does not visit a recluse or brahmin and ask such questions. [206]

18. “But here, student, some man or woman visits a recluse or a brahmin and asks: ‘Venerable sir, what is wholesome?… What kind of action will lead to my welfare and happiness for a long time?’ Because of performing and undertaking such action… he reappears in a happy destination… But if instead he comes back to the human state, then wherever he is reborn he is wise. This is the way, student, that leads to wisdom, namely, one visits a recluse or brahmin and asks such questions.

19. “Thus, student, the way that leads to short life makes people short-lived, the way that leads to long life makes people long-lived; the way that leads to sickliness makes people sickly, the way that leads to health makes people healthy; the way that leads to ugliness makes people ugly, the way that leads to beauty makes people beautiful;

the way that leads to being uninfluential makes people uninfluential, the way that leads to being influential makes people influential; the way that leads to poverty makes people poor, the way that leads to wealth makes people wealthy;

the way that leads to low birth makes people low-born, the way that leads to high birth makes people high-born; the way that leads to stupidity makes people stupid, the way that leads to wisdom makes people wise.

20. “Beings are owners of their actions, student, heirs of their actions; they originate from their actions, are bound to their actions, have their actions as their refuge. It is action that distinguishes beings as inferior and superior.”

21. When this was said, the brahmin student Subha, Todeyya’s son, said to the Blessed One:

“Magnificent, Master Gotama! Magnificent, Master Gotama! Master Gotama has made the Dhamma clear in many ways, as though he were turning upright what had been overturned, revealing what was hidden, showing the way to one who was lost, or holding up a lamp in the dark for those with eyesight to see forms.

I go to Master Gotama for refuge and to the Dhamma and to the Sangha of bhikkhus. Let Master Gotama remember me as a lay follower who has gone to him for refuge for life.”





Close
Close