Như vầy tôi nghe.
Một thời, Thế Tôn trú ở Rājagaha (Vương Xá), tại Tinh xá Tapoda.
Lúc bấy giờ, Tôn giả Samiddhi, thức dậy vừa lúc bình minh đi đến Tapoda để tắm rửa tay chân. Tắm rửa tay chân ở Tapoda xong, sau khi lên khỏi nước, vị ấy đứng mặc một y để tay chân cho khô. Rồi sau khi đêm vừa mãn, một Thiên thần, chói sáng với dung sắc thù thắng cả vùng Tapoda, đi đến Tôn giả Samiddhi, sau khi đến, liền đứng một bên. Ðứng một bên, Thiên Thần ấy thưa Tôn giả Samiddhi:
-- Này Tỷ-kheo, Ngài có thọ trì tổng thuyết và biệt thuyết về Nhất Dạ Hiền Giả không?
-- Này Hiền giả, tôi không có thọ trì tổng thuyết và biệt thuyết về Nhất Dạ Hiền Giả. Nhưng này Hiền giả, Hiền giả có thọ trì tổng thuyết và biệt thuyết về Nhất Dạ Hiền Giả không?
-- Này Tỷ-kheo, tôi cũng không có thọ trì tổng thuyết và biệt thuyết về Nhất Dạ Hiền Giả. Nhưng này Tỷ-kheo, Ngài có thọ trì bài kệ về Nhất Dạ Hiền Giả không?
-- Này Hiền giả, tôi không có thọ trì bài kệ về Nhất Dạ Hiền Giả. Nhưng này Hiền giả, Hiền giả có thọ trì bài kệ về Nhất Dạ Hiền Giả không?
-- Này Tỷ-kheo, tôi không có thọ trì bài kệ về Nhất Dạ Hiền Giả. Này Tỷ-kheo, hãy học tổng thuyết và biệt thuyết về Nhất Dạ Hiền Giả. Này Tỷ-kheo, hãy học cho thuần thục tổng thuyết và biệt thuyết về Nhất Dạ Hiền Giả. Này Tỷ-kheo, hãy thọ trì tổng thuyết và biệt thuyết về Nhất Dạ Hiền Giả. Vì rằng, này Tỷ-kheo, tổng thuyết và biệt thuyết về Nhất Dạ Hiền Giả là liên hệ đến mục đích và căn bản của Phạm hạnh.
Thiên thần ấy nói như vậy. Sau khi nói vậy, vị ấy biến mất ở đấy.
Rồi Tôn giả Samiddhi sau khi đêm ấy đã mãn, liền đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Samiddhi bạch Thế Tôn:
-- Ở đây, bạch Thế Tôn, con thức dậy vừa lúc bình mình đi đến Tapoda để tắm rửa tay chân. Tắm rửa tay chân ở Tapoda xong, sau khi lên khỏi nước, con đứng mặc một y để tay chân cho khô. Rồi bạch Thế Tôn, sau khi đêm vừa mãn, một Thiên thần, chói sáng với dung sắc thù thắng cả vùng Tapoda, ... và là căn bản Phạm hạnh". Thiên thần ấy nói như vậy. Sau khi nói như vậy, vị ấy biến mất ở đấy.
Lành thay, bạch Thế Tôn, nếu Thế Tôn thuyết giảng cho tổng thuyết và biệt thuyết về Nhất Dạ Hiền Giả!
-- Vậy này Tỷ-kheo, hãy nghe và suy nghiệm kỹ, Ta sẽ nói.
-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Tôn giả Samiddhi vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau :
Quá khứ không truy tìm
Tương lai không ước vọng,
Quá khứ đã đoạn tận,
Tương lai lại chưa đến,
Chỉ có pháp hiện tại,
Tuệ quán chính ở đây.
Không động, không rung chuyển,
Biết vậy nên tu tập
Hôm nay nhiệt tâm làm
Ai biết chết ngày mai?
Không ai điều đình được
Với đại quân thần chết,
Trú như vậy nhiệt tâm
Ðêm ngày không mệt mỏi,
Xứng gọi Nhất Dạ Hiền,
Bậc an tịnh, trầm lặng.
Thế Tôn nói như vậy. Sau khi nói như vậy, Thiện Thệ từ chỗ ngồi đứng dậy và đi vào tinh xá,
Rồi các Tỷ-kheo ấy, sau khi Thế Tôn đi không bao lâu, liền suy nghĩ: "Này chư Hiền, Thế Tôn sau khi thuyết giảng phần tổng thuyết một cách vắn tắt cho chúng ta, không giải nghĩa một cách rộng rãi, từ chỗ ngồi đứng dậy và đi vào tinh xá:
Quá khứ không truy tìm
Tương lai không ước vọng,
Quá khứ đã đoạn tận,
Tương lai lại chưa đến,
Chỉ có pháp hiện tại,
Tuệ quán chính ở đây.
Không động, không rung chuyển,
Biết vậy nên tu tập
Hôm nay nhiệt tâm làm
Ai biết chết ngày mai?
Không ai điều đình được
Với đại quân thần chết,
Trú như vậy nhiệt tâm
Ðêm ngày không mệt mỏi,
Xứng gọi Nhất Dạ Hiền,
Bậc an tịnh, trầm lặng.
Nay không biết ai có thể giải nghĩa một cách rộng rãi tổng thuyết này, phần này chỉ được Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt, không được giải nghĩa một cách rộng rãi".
Rồi các Tỷ-kheo ấy suy nghĩ như sau: "Tôn giả Mahā Kaccāna (Ðại Ca-chiên-diên) này đã được Thế Tôn tán thán và được các đồng Phạm hạnh có trí kính trọng; Tôn giả Mahā Kaccāna có thể giải nghĩa một cách rộng rãi tổng thuyết này, phần này chỉ được Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt, không giải nghĩa một cách rộng rãi. Vậy chúng ta hãy đến Tôn giả Mahā Kaccāna, sau khi đến chúng ta hãy hỏi Tôn giả Mahā Kaccāna về ý nghĩa này".
Rồi các Tỷ-kheo ấy đi đến Tôn giả Mahā Kaccāna, sau khi đến nói lên với Tôn giả Mahā Kaccāna những lời chào đón hỏi thăm; sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, các Tỷ-kheo ấy thưa với Tôn giả Mahā Kaccāna :
-- Thưa Hiền giả Kaccana, Thế Tôn sau khi đọc tổng thuyết này, không giải nghĩa một cách rộng rãi, từ chỗ ngồi đứng dậy và đi vào tinh xá :
Quá khứ không truy tìm
Tương lai không ước vọng,
Quá khứ đã đoạn tận,
Tương lai lại chưa đến,
Chỉ có pháp hiện tại,
Tuệ quán chính ở đây.
Không động, không rung chuyển,
Biết vậy nên tu tập
Hôm nay nhiệt tâm làm
Ai biết chết ngày mai?
Không ai điều đình được
Với đại quân thần chết,
Trú như vậy nhiệt tâm
Ðêm ngày không mệt mỏi,
Xứng gọi Nhất Dạ Hiền,
Bậc an tịnh, trầm lặng.
Nay không biết ai có thể giải nghĩa một cách rộng rãi tổng thuyết này, phần này chỉ được Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt, không được giải nghĩa một cách rộng rãi. Rồi này Hiền giả Kaccana, chúng tôi suy nghĩ như sau: "Tôn giả Mahā Kaccāna này đã được Thế Tôn tán thán ... chúng ta hãy hỏi Tôn giả Mahā Kaccāna về ý nghĩa này".
Tôn giả Mahā Kaccāna hãy giải thích cho.
-- Này chư Hiền, ví như một người cần thiết lõi cây, tìm cầu lõi cây, đang đi tìm cầu lõi cây, đứng trước một cây lớn có lõi cây. Người ấy bỏ rễ, bỏ thân cây, nghĩ rằng lõi cây cần phải tìm trong các nhánh cây, lá cây.
Cũng vậy, là việc làm của chư Tôn giả... Chư Tôn giả đứng trước mặt Thế Tôn, chư Tôn giả lại vượt qua Thế Tôn, và nghĩ rằng cần phải hỏi tôi về ý nghĩa này. Nhưng này chư Hiền, Thế Tôn biết những gì cần biết, thấy những gì cần thấy, bậc có mắt, bậc Trí giả, bậc Pháp giả, bậc Phạm thiên, bậc Thuyết giả, bậc Tuyên thuyết giả, bậc dẫn đến mục đích, bậc đem cho bất tử, bậc Pháp chủ, bậc Như Lai.
Nay đã đến thời, chư Hiền hãy đến hỏi Thế Tôn về ý nghĩa này. Thế Tôn giải thích cho chư Hiền như thế nào, chư Hiền hãy như vậy thọ trì.
-- Thưa Hiền giả Kaccana, chắc chắn Thế Tôn biết những gì cần biết, thấy những gì cần thấy, bậc có mắt, bậc Trí giả, bậc Pháp giả, bậc Phạm thiên, bậc Thuyết giả, bậc Tuyên thuyết giả, bậc dẫn đến mục đích, bậc đem cho bất tử, bậc Pháp chủ, bậc Như Lai.. Nay đã đến thời chúng tôi đến hỏi Thế Tôn về ý nghĩa này. Thế Tôn giải thích cho chúng tôi như thế nào, chúng tôi sẽ như vậy thọ trì.
Nhưng Tôn giả Mahā Kaccāna được Thế Tôn tán thán, được các vị đồng Phạm hạnh kính trọng. Tôn giả Mahā Kaccāna có thể giải thích một cách rộng rãi tổng thuyết này, phần này chỉ được Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt, không được giải nghĩa một cách rộng rãi. Mong Tôn giả Mahā Kaccāna giải thích cho nếu Tôn giả không cảm thấy phiền phức.
-- Vậy chư hiền, hãy nghe và suy nghiệm kỹ, tôi sẽ nói.
-- Thưa vâng, Hiền giả.
Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Tôn giả Mahā Kaccāna. Tôn giả Mahā Kaccāna nói như sau:
-- Này Hiền giả, phần tổng thuyết Thế Tôn đọc lên một cách vắn tắt, không giải nghĩa một cách rộng rãi, từ chỗ ngồi đứng dậy và đã đi vào trong tinh xá:
Quá khứ không truy tìm
Tương lai không ước vọng,
Quá khứ đã đoạn tận,
Tương lai lại chưa đến,
Chỉ có pháp hiện tại,
Tuệ quán chính ở đây.
Không động, không rung chuyển,
Biết vậy nên tu tập
Hôm nay nhiệt tâm làm
Ai biết chết ngày mai?
Không ai điều đình được
Với đại quân thần chết,
Trú như vậy nhiệt tâm
Ðêm ngày không mệt mỏi,
Xứng gọi Nhất Dạ Hiền,
Bậc an tịnh, trầm lặng.
Về phần tổng thuyết này chỉ được Thế Tôn đọc lên một cách vắn tắt, không được giải nghĩa một cách rộng rãi, này chư Hiền, tôi hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi như sau :
Này chư Hiền, thế nào là truy tìm quá khứ? "Mắt của tôi trong thời quá khứ là như vậy, các sắc pháp là như vậy", và thức ở đây bị dục và ái trói chặt.
Vì thức bị dục và ái trói chặt, vị ấy hân hoan trong ấy. Vì hân hoan trong ấy, vị ấy truy tìm quá khứ.
"Tai của tôi trong quá khứ là như vậy, các tiếng là như vậy"... "Mũi của tôi trong quá khứ là như vậy, các hương là như vậy"... "Lưỡi của tôi trong quá khứ là như vậy, các vị là như vậy"... "Thân của tôi trong quá khứ là như vậy, các xúc là như vậy"... "Ý của tôi trong quá khứ là như vậy, các pháp là như vậy", và thức ở đây, bị dục và ái trói chặt.
Vì rằng thức bị dục và ái trói chặt, vị ấy hân hoan trong ấy. Vì hân hoan trong ấy, vị ấy truy tìm quá khứ.
Và này chư Hiền, thế nào là không truy tìm quá khứ? "Mắt của tôi trong thời quá khứ là như vậy, các sắc pháp là như vậy", và thức ở đây không bị dục và ái trói chặt.
Vì thức không bị dục và ái trói chặt, vị ấy không hân hoan trong ấy. Vì không hân hoan trong ấy, vị ấy không truy tìm quá khứ.
"Tai của tôi trong quá khứ là như vậy, các tiếng là như vậy",... "Mũi của tôi trong quá khứ là như vậy, các hương là như vậy",... "Lưỡi của tôi trong quá khứ là như vậy, các vị là như vậy",... "Thân của tôi trong quá khứ là như vậy, các xúc là như vậy", ... "Ý của tôi trong quá khứ là như vậy, các pháp là như vậy", và thức ở đây không bị dục và ái trói chặt.
Vì thức không bị dục và ái trói chặt, vị ấy không hân hoan trong ấy. Vì không hân hoan trong ấy, vị ấy không truy tìm quá khứ. Như vậy, này chư Hiền, là không truy tìm quá khứ.
Và này chư Hiền, thế nào là ước vọng tương lai? "Mong rằng mắt của tôi trong tương lai sẽ là như vậy, các sắc pháp là như vậy", và vị ấy hướng tâm lấy cho được cái gì chưa được.
Vì duyên hướng tâm như vậy, vị ấy hân hoan trong ấy. Do hân hoan trong ấy, vị ấy ước vọng tương lai.
"Mong rằng tai của tôi trong tương lai sẽ là như vậy, các tiếng là như vậy",... "Mong rằng mũi của tôi trong tương lai sẽ là như vậy, các hương là như vậy",... "Mong rằng lưỡi của tôi trong tương lai sẽ là như vậy, các vị là như vậy",... "Mong rằng thân của tôi trong tương lai sẽ là như vậy, các xúc là như vậy",... "Mong rằng ý của tôi trong tương lai sẽ là như vậy, các pháp là như vậy", và vị ấy hướng tâm lấy cho được cái gì chưa được.
Vì duyên hướng tâm như vậy, vị ấy hân hoan trong ấy. Do hân hoan trong ấy, vị ấy ước vọng tương lai. Như vậy, này chư Hiền, là ước vọng tương lai.
Và này chư Hiền, thế nào là không ước vọng tương lai? "Mong rằng mắt của tôi trong tương lai sẽ là như vậy, các sắc pháp là như vậy", vị ấy không hướng tâm lấy cho được cái gì chưa được.
Do duyên không hướng tâm, vị ấy không hân hoan trong ấy, vị ấy không có ước vọng tương lai.
"Mong rằng tai của tôi trong tương lai sẽ là như vậy, các tiếng là như vậy",... "Mong rằng mũi của tôi trong tương lai sẽ là như vậy, các hương là như vậy", ... "Mong rằng lưỡi của tôi trong tương lai sẽ là như vậy, các vị là như vậy",... "Mong rằng thân của tôi trong tương lai sẽ là như vậy, các xúc là như vậy", ... "Mong rằng ý của tôi trong tương lai sẽ là như vậy, các pháp là như vậy", vị ấy không hướng tâm lấy cho được cái gì chưa được.
Do duyên không hướng tâm, vị ấy không hân hoan trong ấy. Do không hân hoan trong ấy, vị ấy không có ước vọng tương lai. Như vậy, này chư Hiền, là không ước vọng tương lai.
Và này chư Hiền, thế nào là bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại? Này chư Hiền, nếu mắt và các sắc pháp, cả hai đều có mặt trong hiện tại này, và thức của vị ấy bị dục và ái trói chặt cũng trong hiện tại này.
Vì thức của vị ấy bị dục và ái trói chặt, vị ấy hân hoan trong ấy. Do hân hoan trong ấy, vị ấy bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại.
Này chư Hiền, nếu tai và các tiếng... nếu mũi và các hương ... nếu lưỡi và các vị... nếu thân và các xúc... Này chư Hiền nếu ý và các pháp, cả hai đều có mặt trong hiện tại này, và thức của vị ấy bị dục và ái trói chặt cũng trong hiện tại này.
Vì thức của vị ấy bị dục và ái trói chặt, vị ấy hân hoan trong ấy. Do hân hoan trong ấy, vị ấy bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại. Như vậy, này chư Hiền, là bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại.
Và này chư Hiền, thế nào là không bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại? Này chư Hiền, nếu mắt và các sắc pháp, cả hai đều có mặt trong hiện tại này, và thức của vị ấy không bị dục và ái trói chặt cũng trong hiện tại này.
Vì thức của vị ấy không bị dục và ái trói chặt, vị ấy không hân hoan trong ấy. Do không hân hoan trong ấy, vị ấy không bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại.
Này chư Hiền, nếu tai và các tiếng... Này chư Hiền, nếu mũi và các hương... Này chư Hiền, nếu lưỡi và các vị... Này chư Hiền, nếu thân và các xúc... Này chư Hiền, nếu ý và các pháp, cả hai đều có mặt trong hiện tại này, và thức của vị ấy không bị dục và ái trói chặt cũng trong hiện tại này.
Vì thức của vị ấy không bị dục và ái trói chặt, vị ấy không hân hoan trong ấy. Do không hân hoan trong ấy, vị ấy không bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại. Như vậy, này chư Hiền là không bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại.
Này chư Hiền, phần tổng thuyết Thế Tôn đọc lên một cách vắn tắt, không giải nghĩa một cách rộng rãi, từ chỗ ngồi đứng dậy và đã đi vào trong tinh xá:
Quá khứ không truy tìm
Tương lai không ước vọng,
Quá khứ đã đoạn tận,
Tương lai lại chưa đến,
Chỉ có pháp hiện tại,
Tuệ quán chính ở đây.
Không động, không rung chuyển,
Biết vậy nên tu tập
Hôm nay nhiệt tâm làm
Ai biết chết ngày mai?
Không ai điều đình được
Với đại quân thần chết,
Trú như vậy nhiệt tâm
Ðêm ngày không mệt mỏi,
Xứng gọi Nhất Dạ Hiền,
Bậc an tịnh, trầm lặng.
Phần tổng thuyết này, này chư Hiền, được Thế Tôn đọc lên một cách vắn tắt, không được giải nghĩa một cách rộng rãi; này chư Hiền, tôi hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi như vậy. Và nếu chư Tôn giả muốn, hãy đi đến Thế Tôn và hỏi ý nghĩa này. Thế Tôn giải thích các Tôn giả như thế nào, hãy như vậy thọ trì.
Rồi các Tỷ-kheo ấy, sau khi hoan hỷ tín thọ lời Tôn giả Mahā Kaccāna giảng, từ chỗ ngồi đứng dậy đi đến Thế Tôn; sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, các Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:
-- Bạch Thế Tôn, Thế Tôn sau khi đọc phần tổng thuyết một cách vắn tắt cho chúng con, không giải nghĩa một cách rộng rãi, từ chỗ ngồi đứng dậy, và đi vào tinh xá :
Quá khứ không truy tìm
Tương lai không ước vọng,
Quá khứ đã đoạn tận,
Tương lai lại chưa đến,
Chỉ có pháp hiện tại,
Tuệ quán chính ở đây.
Không động, không rung chuyển,
Biết vậy nên tu tập
Hôm nay nhiệt tâm làm
Ai biết chết ngày mai?
Không ai điều đình được
Với đại quân thần chết,
Trú như vậy nhiệt tâm
Ðêm ngày không mệt mỏi,
Xứng gọi Nhất Dạ Hiền,
Bậc an tịnh, trầm lặng.
Bạch Thế Tôn, sau khi Thế Tôn đi không bao lâu, chúng con suy nghĩ như sau : "Thế Tôn sau khi đọc phần tổng thuyết một cách vắn tắt cho chúng con, không giải nghĩa một cách rộng rãi, và đã đi vào tinh xá :
Quá khứ không truy tìm
Tương lai không ước vọng,
Quá khứ đã đoạn tận,
Tương lai lại chưa đến,
Chỉ có pháp hiện tại,
Tuệ quán chính ở đây.
Không động, không rung chuyển,
Biết vậy nên tu tập
Hôm nay nhiệt tâm làm
Ai biết chết ngày mai?
Không ai điều đình được
Với đại quân thần chết,
Trú như vậy nhiệt tâm
Ðêm ngày không mệt mỏi,
Xứng gọi Nhất Dạ Hiền,
Bậc an tịnh, trầm lặng.
Nay không biết ai có thể giải nghĩa một cách rộng rãi tổng thuyết này, phần này chỉ được Thế Tôn đọc lên một cách vắn tắt, không được giải nghĩa một cách rộng rãi".
Rồi bạch Thế Tôn, chúng con suy nghĩ như sau : "Tôn giả Mahā Kaccāna (Ðại Ca chiên diên) này... chúng ta hãy hỏi Tôn giả Mahā Kaccāna về ý nghĩa này.
"Rồi bạch Thế Tôn, chúng con đi đến Tôn giả Mahā Kaccāna, sau khi đến chúng con hỏi Tôn giả Mahā Kaccāna về ý nghĩa này. Ý nghĩa của những chữ ấy đã được Tôn giả Mahā Kaccāna giải thích cho chúng con với những phương pháp này, các những câu này, với những chữ này.
-- Này các Tỷ-kheo, Mahā Kaccāna là bậc Hiền trí. Này các Tỷ-kheo, Mahā Kaccāna là bậc Ðại trí tuệ. Này các Tỷ-kheo, nếu các Ông hỏi Ta về ý nghĩa này, Ta cũng giải thích cho các Ông như vậy, như Mahā Kaccāna đã giải thích. Thật sự ý nghĩa ấy là vậy, và các Ông hãy thọ trì như vậy.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy
133. Mahā Kaccāna and A Single Excellent Night
Translated by:
Bhikkhu Ñāṇamoli & Bhikkhu Bodhi
[192] 1. THUS HAVE I HEARD. On one occasion the Blessed One was living at Rājagaha in the Park of the Hot Springs.
Then, when it was near dawn, the venerable Samiddhi went to the hot springs to bathe his limbs. After bathing he came up out of the water and stood dressed in one robe, drying his limbs. Then, when the night was well advanced, a certain deity of beautiful appearance who illuminated the whole of the Hot Springs, approached the venerable Samiddhi. Standing at one side, the deity said to him:
2. “Bhikkhu, do you remember the summary and exposition of ‘One Who Has Had a Single Excellent Night’?”
“Friend, I do not remember the summary and exposition of ‘One Who Has Had a Single Excellent Night.’ But, friend, do you remember the summary and exposition of ‘One Who Has Had a Single Excellent Night’?”
“Bhikkhu, I too do not remember the summary and exposition of ‘One Who Has Had a Single Excellent Night.’ But, bhikkhu, do you remember the stanzas of ‘One Who Has Had a Single Excellent Night’?”
“Friend, I do not remember the stanzas of ‘One Who Has Had a Single Excellent Night.’ But, friend, do you remember the stanzas of ‘One Who Has Had a Single Excellent Night’?”
“Bhikkhu, I too do not remember the stanzas of ‘One Who Has Had a Single Excellent Night.’ But, bhikkhu, learn the summary and exposition of ‘One Who Has Had a Single Excellent Night.’ Bhikkhu, master the summary and exposition of ‘One Who Has Had a Single Excellent Night.’ Bhikkhu, remember the summary and exposition of ‘One Who Has Had a Single Excellent Night.’ Bhikkhu, the summary and exposition of ‘One Who Has Had a Single Excellent Night’ is beneficial, it belongs to the fundamentals of the holy life.”
That is what was said by the deity, who thereupon vanished at once.
3. Then, when the night was over, the venerable Samiddhi went to the Blessed One. After paying homage to him, he sat down at one side, [193] told the Blessed One all that had occurred, and said:
“It would be good, venerable sir, if the Blessed One would teach me the summary and exposition of ‘One Who Has Had a Single Excellent Night.’”
4. “Then, bhikkhu, listen and attend closely to what I shall say.” — “Yes, venerable sir,” the venerable Samiddhi replied. The Blessed One said:
5. “Let not a person revive the past
Or on the future build his hopes;
For the past has been left behind
And the future has not been reached.
Instead with insight let him see
Each presently arisen state;
Let him know that and be sure of it,
Invincibly, unshakeably.
Today the effort must be made;
Tomorrow Death may come, who knows?
No bargain with Mortality
Can keep him and his hordes away.
But one who dwells thus ardently,
Relentlessly, by day, by night —
It is he, the Peaceful Sage has said,
Who has had a single excellent night.”
6. That is what the Blessed One said. Having said this, the Sublime One rose from his seat and went into his dwelling.
7. Then, soon after the Blessed One had gone, the bhikkhus considered:1219 “Now, friends, the Blessed One has risen from his seat and gone into his dwelling after giving a summary in brief without expounding the detailed meaning.
Now who will expound this in detail?”
[194] Then they considered: “The venerable Mahā Kaccāna is praised by the Teacher and esteemed by his wise companions in the holy life. He is capable of expounding the detailed meaning. Suppose we went to him and asked him the meaning of this.”
8. Then the bhikkhus went to the venerable Mahā Kaccāna and exchanged greetings with him. When this courteous and amiable talk was finished, they sat down to one side and they told him what had taken place, adding:
“Let the venerable Mahā Kaccāna expound it to us.”
9. [The venerable Mahā Kaccāna replied:] “Friends, it is as though a man needing heartwood, seeking heartwood, wandering in search of heartwood, [195] thought that heartwood should be sought for among the branches and leaves of a great tree standing possessed of heartwood, after he had passed over the root and the trunk.
And so it is with you, venerable sirs, that you think that I should be asked about the meaning of this, after you passed the Blessed One by when you were face to face with the Teacher. For knowing, the Blessed One knows; seeing, he sees; he is vision, he is knowledge, he is the Dhamma, he is the holy one; he is the sayer, the proclaimer, the elucidator of meaning, the giver of the Deathless, the lord of the Dhamma, the Tathāgata.
That was the time when you should have asked the Blessed One the meaning. As he told you, so you should have remembered it.”
10. “Surely, friend Kaccāna, knowing, the Blessed One knows; seeing, he sees; he is vision… the Tathāgata. That was the time when we should have asked the Blessed One the meaning. As he told us, so we should have remembered it.
Yet the venerable Mahā Kaccāna is praised by the Teacher and esteemed by his wise companions in the holy life. The venerable Mahā Kaccāna is capable of expounding the detailed meaning of this summary given in brief by the Blessed One without expounding the detailed meaning. Let the venerable Mahā Kaccāna expound it without finding it troublesome.”
11. “Then listen, friends, and attend closely to what I shall say.” — “Yes, friend,” the bhikkhus replied. The venerable Mahā Kaccāna said this:
12. “Friends, when the Blessed One rose from his seat and went into his dwelling after giving a summary in brief without expounding the detailed meaning, that is:
‘Let not a person revive the past…
Who has had a single excellent night,’
I understand the detailed meaning of it to be as follows.
13. “How, friends, does one revive the past? [196] One’s consciousness becomes bound up with desire and lust there thinking, ‘My eye was thus in the past and forms were thus.’1220
Because one’s consciousness is bound up with desire and lust, one delights in that. When one delights in that, one revives the past.
“One’s consciousness becomes bound up with desire and lust there thinking, ‘My ear was thus in the past and sounds were thus… My nose and odours… My tongue and flavours… My body and tangibles… My mind was thus in the past and mind-objects were thus.’
Because one’s consciousness is bound up with desire and lust, one delights in that. When one delights in that, one revives the past. That is how one revives the past.
14. “How does one not revive the past? One’s consciousness does not become bound up with desire and lust there thinking, ‘My eye was thus in the past and forms were thus.’
Because one’s consciousness is not bound up with desire and lust, one does not delight in that. When one does not delight in that, one does not revive the past.
“One’s consciousness does not become bound up with desire and lust there thinking, ‘My ear was thus in the past and sounds were thus… My nose and odours… My tongue and flavours… My body and tangibles… My mind was thus in the past and mind-objects were thus.’
Because one’s consciousness is not bound up with desire and lust, one does not delight in that. When one does not delight in that, one does not revive the past. That is how one does not revive the past.
15. “How, friends, does one build up hope upon the future? One sets one’s heart on obtaining what has not yet been obtained, thinking, ‘May my eye be thus in the future and forms be thus!’
Because one sets one’s heart thus, one delights in that. When one delights in that, one builds up hope upon the future.
“One sets one’s heart on obtaining what has not yet been obtained, thinking, ‘May my ear be thus in the future and sounds be thus!… May my nose and odours… May my tongue and flavours… May my body and tangibles… May my mind be thus in the future and [197] mind-objects be thus!’
Because one sets one’s heart thus, one delights in that. When one delights in that, one builds up hope upon the future. That is how one builds up hope upon the future.
16. “How, friends, does one not build up hope upon the future? One does not set one’s heart on obtaining what has not yet been obtained, thinking, ‘May my eye be thus in the future and forms be thus!’
Because one does not set one’s heart thus, one does not delight in that. When one does not delight in that, one does not build up hope upon the future.
“One does not set one’s heart on obtaining what has not yet been obtained, thinking, ‘May my ear be thus in the future and sounds be thus!… May my nose and odours… May my tongue and flavours… May my body and tangibles… May my mind be thus in the future and mind-objects be thus!’
Because one does not set one’s heart thus, one does not delight in that. When one does not delight in that, one does not build up hope upon the future. That is how one does not build up hope upon the future.
17. “How is one vanquished in regard to presently arisen states? In regard to the eye and forms that are presently arisen, one’s consciousness is bound up with desire and lust for that which is presently arisen.
Because one’s consciousness is bound up with desire and lust, one delights in that. When one delights in that, one is vanquished in regard to presently arisen states.
“In regard to the ear and sounds that are presently arisen… the nose and odours… the tongue and flavours… the body and tangibles… the mind and mind-objects that are presently arisen, one’s consciousness is bound up with desire and lust for that which is presently arisen.
Because one’s consciousness is bound up with desire and lust, one delights in that. When one delights in that, one is vanquished in regard to presently arisen states. That is how one is vanquished in regard to presently arisen states.
18. “How is one invincible in regard to presently arisen states? In regard to the eye and forms that are presently arisen, one’s consciousness is not bound up with desire and lust for that which is presently arisen.
Because one’s consciousness is not bound up with desire and lust, one does not delight in that. When one does not delight in that, one is invincible in regard to presently arisen states.
“In regard to the ear and sounds that are presently arisen… the nose and odours… the tongue and flavours… the body and tangibles… the mind and mind-objects that are presently arisen, [198] one’s consciousness is not bound up with desire and lust for that which is presently arisen.
Because one’s consciousness is not bound up with desire and lust, one does not delight in that. When one does not delight in that, one is invincible in regard to presently arisen states. That is how one is invincible in regard to presently arisen states.
19. “Friends, when the Blessed One rose from his seat and went into his dwelling after giving a summary in brief without expounding the detailed meaning, that is:
‘Let not a person revive the past…
Who has had a single excellent night,’
I understand the detailed meaning of this summary to be thus. Now, friends, if you wish, go to the Blessed One and ask him about the meaning of this. As the Blessed One explains it to you, so you should remember it.”
20. Then the bhikkhus, having delighted and rejoiced in the venerable Mahā Kaccāna’s words, rose from their seats and went to the Blessed One.
After paying homage to him, they sat down at one side and told the Blessed One all that had taken place after he had left, adding: [199]
“Then, venerable sir, we went to the venerable Mahā Kaccāna and asked him about the meaning. The venerable Mahā Kaccāna expounded the meaning to us with these terms, statements, and phrases.”
21. “Mahā Kaccāna is wise, bhikkhus, Mahā Kaccāna has great wisdom. If you had asked me the meaning of this, I would have explained it to you in the same way that Mahā Kaccāna has explained it. Such is its meaning, and so you should remember it.”
That is what the Blessed One said. The bhikkhus were satisfied and delighted in the Blessed One’s words.