Quay lại bản Việt dịch

Font chữ:
Font chữ:

129. Kinh Hiền Ngu

Dịch giả: Thích Minh Châu

Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở Sāvatthī (Xá-vệ), Jetavana (Kỳ-đà viên), tại tinh xá ông Anāthapiṇḍika (Cấp Cô Ðộc).

Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-kheo". -- "Thưa vâng, bạch Thế Tôn", các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

(Người Ngu)

-- Này các Tỷ-kheo, có ba đặc điểm, đặc tướng, và đặc ấn này của người ngu. Thế nào là ba?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, người ngu tư duy ác tư duy, nói lời ác ngữ và hành các ác hạnh. Này các Tỷ-kheo, nếu người ngu không tư duy ác tư duy, không nói lời ác ngữ, không hành ác hạnh, thời làm sao kẻ trí biết được người ấy: "Người này là người ngu, không phải là Chân nhân"?

Và vì rằng, này các Tỷ-kheo, người ngu tư duy ác tư duy, nói lời ác ngữ, hành ác hạnh, do vậy, người trí biết người ấy: "Người này là người ngu, không phải là Chân nhân".

Người ngu ấy, này các Tỷ-kheo, ngay trong hiện tại cảm thọ ba loại khổ ưu.

Này các Tỷ-kheo, nếu người ngu ngồi giữa hội chúng, hay ngồi bên đường có xe cộ qua lại, hay tại ngã (ba, ngã tư) đường, tại đấy (nếu) có người nghĩ đến câu chuyện thích hợp về người ấy. Nếu người ngu, này các Tỷ-kheo, sát sanh, lấy của không cho, theo tà hạnh trong dâm dục, nói láo, say rượu men, rượu nấu, thường ở đây, này các Tỷ-kheo, người ngu ấy suy nghĩ như sau: "Các người ấy nghĩ đến câu chuyện thích hợp về ta, vì những pháp ấy thật có nơi ta và ta có những pháp ấy".

Này các Tỷ-kheo, đây là loại khổ ưu thứ nhất, người ngu cảm thọ ngay trong hiện tại.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, người ngu thấy các vua chúa sau khi bắt tên trộm cướp có phạm tội, liền áp dụng nhiều hình phạt sai khác. Họ đánh bằng roi, họ đánh bằng gậy, họ đánh bằng côn, họ chặt tay, họ chặt chân, họ chặt tay chân, họ xẻo tai, họ cắt mũi, họ xẻo tai cắt mũi;

họ dùng hình phạt vạc dầu, họ dùng hình phạt bối đồi hình (xẻo đỉnh đầu thành hình con sò) họ dùng hình phạt la hầu khẩu hình, hỏa man hình (lấy lửa đốt thành vòng hoa), chúc thủ hình (đốt tay), khu hành hình (lấy rơm bện lại rồi siết chặt), bì y hình (lấy vỏ cây làm áo), linh dương hình (hình phạt con dê núi), câu nhục hình (lấy câu móc vào thịt), tiền hình (cắt thịt thành hình đồng tiền), khối trấp hình, chuyển hình, cao đạp đài, họ tưới bằng dầu sôi, họ cho chó ăn, họ đóng cọc những người sống, họ lấy gươm chặt đầu.

Ở đây, này các Tỷ-kheo, người ngu nghĩ như sau: "Do nhân các ác hành như vậy, các vua chúa sau khi bắt tên trộm cướp có phạm tội, liền áp dụng những hình phạt sai khác. Họ đánh bằng roi, họ đánh bằng gậy, họ đánh bằng côn, họ chặt tay, họ chặt chân, họ chặt tay chân.. họ lấy gươm chặt đầu. Những pháp ấy có thật nơi ta và ta có những pháp ấy. Nếu các vua chúa biết về ta, các vua chúa ấy sau khi bắt ta liền áp dụng nhiều hình phạt sai khác. Họ đánh bằng roi, họ đánh bằng gậy, họ đánh bằng côn... họ lấy gươm chặt đầu."

Này các Tỷ-kheo, đây là loại khổ ưu thứ hai, người ngu cảm thọ ngay trong hiện tại.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, khi người ngu leo ngồi trên ghế, hay trên giường, hay nằm trên đất, lúc bấy giờ, những ác nghiệp người ấy làm từ trước, như thân ác hành, khẩu ác hành, ý ác hành, treo nằm, treo áp, treo đè lên người ấy.

Ví như, này các Tỷ-kheo, vào buổi chiều, những bóng các đỉnh núi treo nằm, treo áp, treo đè trên đất; cũng vậy, này các Tỷ-kheo, khi người ngu ngồi trên ghế, hay ngồi trên giường, hay nằm dưới đất, trong khi ấy các nghiệp quá khứ của người ấy, tức là thân ác hành, khẩu ác hành, ý ác hành, treo nằm, treo áp, treo đè trên người ấy.

Ở đây, này các Tỷ-kheo, người ngu suy nghĩ như sau: "Thật sự ta không làm điều phước, không làm điều thiện, không làm điều chống lại sợ hãi, làm điều ác, làm điều hung bạo, làm điều tội lỗi. Do không làm điều phước, không làm điều thiện, không làm điều chống lại sợ hãi, do làm điều ác, làm điều hung bạo, làm điều tội lỗi nên phải đi đến ác thú; ác thú ấy sau khi chết ta phải đi". Người ấy sầu muộn, than van, than khóc, đấm ngực, rên la và rơi vào bất tỉnh.

Này các Tỷ-kheo, đây là sự khổ ưu thứ ba, ngay trong hiện tại, người ngu (phải) cảm thọ.

Này các Tỷ-kheo, kẻ ngu kia sau khi làm thân ác hành, sau khi làm khẩu ác hành, sau khi làm ý ác hành, khi thân hoại mạng chung, sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục.

(Ðịa ngục)

Này các Tỷ-kheo, nếu có ai nói một cách đúng đắn về người ấy, phải nói rằng người ấy hoàn toàn không tốt đẹp, hoàn toàn không khả ái, hoàn toàn không thích ý. Cũng như muốn nói một cách đúng đắn về Ðịa ngục, phải nói rằng Ðịa ngục, hoàn toàn không tốt đẹp, hoàn toàn không khả ái, hoàn toàn không thích ý. Về vấn đề này, này các Tỷ-kheo, cho đến một ví dụ cũng không dễ gì, vì rất nhiều là sự đau khổ của Ðịa ngục.

Khi được nói vậy, một Tỷ-kheo khác bạch Thế Tôn:

-- Bạch Thế Tôn, Thế Tôn có thể cho con một ví dụ được không?

Thế Tôn đáp:
-- Có thể được, này Tỷ-kheo.


Ví như, này Tỷ-kheo, có người bắt được một tên trộm cắp, dẫn đến trước mặt vua và thưa: "Tâu Ðại vương, đây là một tên trộm cướp phạm tội cho Ngài! Hãy hình phạt nó như Ðại vương muốn". Và vị vua ấy nói như sau về tên trộm cướp ấy: "Này các Ông, hãy đi và vào buổi sáng hãy đâm người này với một trăm ngọn giáo". Và vào buổi sáng, họ đâm người ấy với một trăm ngọn giáo. Rồi đến trưa, vua nói như sau: "Này các Ông, người ấy ra sao?"

-- "Tâu Ðại vương, nó vẫn còn sống". Rồi vua lại nói như sau về tên trộm cướp ấy: "Này các Ông, hãy đi và vào buổi trưa, hãy đâm người này với một trăm ngọn giáo". Và vào buổi trưa, họ đâm người ấy với một trăm ngọn giáo. Rồi đến chiều, vua nói như sau: "Này các Ông, người ấy ra sao?"

-- "Tâu Ðại vương, nó vẫn còn sống". Rồi vua lại nói như sau về người kia: "Này các Ông, hãy đi và vào buổi chiều, hãy đâm người này với một trăm ngọn giáo". Và vào buổi chiều, họ đâm người ấy với một trăm ngọn giáo.

Này các Tỷ-kheo, Ông nghĩ thế nào? Người ấy bị đâm ba trăm ngọn giáo, do nhân duyên ấy, có cảm thọ khổ ưu không?

-- Bạch Thế Tôn, chỉ bị ngọn giáo đâm một lần, người kia do nhân duyên ấy cũng cảm thấy khổ ưu, còn nói gì đến ba trăm ngọn giáo!

Rồi Thế Tôn lượm lên một hòn đá nhỏ, lớn bằng bàn tay và nói với các Tỷ-kheo:

-- Này các Tỷ-kheo, các Ông nghĩ thế nào? Cái gì lớn hơn, hòn đá này, to bằng bàn tay do ta lượm lên, hay núi Tuyết Sơn (Himalaya), vua các loại núi?

-- Thật là quá nhỏ, bạch Thế Tôn, hòn đá này lớn bằng bàn tay do Thế Tôn lượm lên. So sánh với Tuyết Sơn vua các loại núi, nó không đáng kể gì, nó không bằng một phần ngàn vạn lần (của núi Tuyết), không thể so sánh được!

-- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, người ấy bị đâm bởi ba trăm ngọn giáo, do nhân duyên ấy cảm thọ khổ ưu. Khổ ưu ấy so sánh với khổ ưu ở Ðịa ngục không đáng kể gì, không bằng một phần ngàn vạn lần, không thể so sánh được.

Này các Tỷ-kheo, các người giữ địa ngục bắt người ấy chịu hình phạt gọi là năm cọc (pancavidhabandhanam). Họ lấy cọc sắt nung đỏ đóng vào một bàn tay, họ lấy cọc sắt nung đỏ đóng vào bàn tay thứ hai, họ lấy cọc sắt nung đỏ đóng vào bàn chân, họ lấy cọc sắt nung đỏ đóng vào bàn chân thứ hai, họ lấy cọc sắt nung đỏ đóng vào giữa ngực. Người ấy ở đây thọ lãnh các cảm giác đau đớn, thống khổ, khốc liệt. Nhưng người ấy không có thể mệnh chung cho đến khi ác nghiệp của người ấy chưa được tiêu trừ.

Này các Tỷ-kheo, các người giữ Ðịa ngục bắt người ấy nằm xuống và lấy búa chặt người ấy. Người ấy ở đây thọ lãnh các cảm giác đau đớn, thống khổ, khốc liệt. Nhưng người ấy không thể mệnh chung cho đến khi ác nghiệp của người ấy chưa được tiêu trừ.

Này các Tỷ-kheo, các người giữ Ðịa ngục dựng ngược người ấy chân phía trên, đầu phía dưới và lấy búa chặt người ấy. Người ấy ở đây cảm thọ... chưa được tiêu trừ.

Này các Tỷ-kheo, các người giữ Ðịa ngục cột người ấy vào một chiếc xe, kéo người ấy chạy tới chạy lui trên đất được đốt cháy đỏ, cháy thành ngọn, cháy đỏ rực. Người ấy ở đây cảm thọ... chưa được tiêu trừ.

Rồi này các Tỷ-kheo, các người giữ Ðịa ngục đẩy người ấy lên kéo người ấy xuống trên một sườn núi đầy than hừng, cháy đỏ, cháy thành ngọn, cháy đỏ rực. Người ấy ở đây cảm thọ... chưa được tiêu trừ.

Rồi này các Tỷ-kheo, các người giữ Ðịa ngục dựng ngược người ấy chân phía trên, đầu phía dưới và quăng người ấy vào một vạc dầu bằng đồng nung đỏ, cháy đỏ, cháy thành ngọn, cháy đỏ rực. Người ấy ở đây bị nấu với bọt nước sôi sùng sục, ở đây bị nấu với vạc nước sôi sùng sục; khi thì nổi lên trên, khi thì chìm xuống đáy, khi thì trôi dạt ngang. Người ấy ở đây thọ lãnh các cảm giác đau đớn, thống khổ, khốc liệt. Nhưng người ấy không có thể mệnh chung cho đến khi ác nghiệp của người ấy chưa được tiêu trừ.

Rồi này các Tỷ-kheo, những người giữ Ðịa ngục quăng người ấy vào Ðại địa ngục.

Này các Tỷ-kheo, Ðại địa ngục ấy, có bốn góc, bốn cửa, chia thành phần bằng nhau; xung quanh có tường sắt; mái sắt lợp lên trên.

Nền Ðịa ngục bằng sắt nung đỏ, cháy đỏ rực; đứng thẳng, luôn có mặt, rộng một trăm do tuần.

Này các Tỷ-kheo, với rất nhiều pháp môn, Ta nói về Ðịa ngục, nhưng thật khó nói cho được đầy đủ, này các Tỷ-kheo, vì đau khổ ở Ðịa ngục quá nhiều.

(Cõi thú)

Này các Tỷ-kheo, có những loại sanh vật thuộc loại bàng sanh, có hơi thở, ăn cỏ. Chúng ăn những cỏ ướt và khô, với răng nhai nghiền, cỏ ấy. Này các Tỷ-kheo, những sanh vật ấy thuộc loại bàng sanh, có hơi thở, ăn cỏ là gì? Các loại ngựa, trâu, bò, lừa, dê, nai hay các sanh vật khác, thuộc loại bàng sanh, có hơi thở, ăn cỏ.

Này các Tỷ-kheo, người ngu ấy do trước kia hưởng thọ ở đây, do trước kia làm các ác nghiệp ở đây, sau khi thân hoại mạng chung, sanh ra cọng trú với các loài hữu tình ấy, những loại hữu tình ăn cỏ.

Này các Tỷ-kheo, có các sanh vật thuộc loại bàng sanh, có hơi thở và ăn phân. Chúng ngửi được mùi phân từ đường xa, liền chạy tới, nghĩ rằng: "Chúng ta sẽ ăn ở đây, chúng ta sẽ ăn ở đây".

Ví như các Bà-la-môn chạy đến, ngửi được mùi lễ tế sanh, nghĩ rằng: "Chúng ta sẽ ăn ở đây, chúng ta sẽ ăn ở đây".

Cũng vậy này các Tỷ-kheo, có các loại sanh vật, thuộc loại bàng sanh, có hơi thở, và ăn phân. Chúng ngửi được mùi phân từ đường xa, liền chạy tới, nghĩ rằng: "Chúng ta sẽ ăn ở đây, chúng ta sẽ ăn ở đây". Và này các Tỷ-kheo, các sanh vật ấy, thuộc loại bàng sanh, có hơi thở và ăn phân là gì? Các loại gà, heo, chó, chó rừng (giả can), hay tất cả các sanh vật khác, thuộc loại bàng sanh, có hơi thở, ăn phân.

Này các Tỷ-kheo, người ngu ấy do trước kia hưởng thọ ở đây, do trước kia làm các ác nghiệp ở đây, sau khi thân hoại mạng chung, sanh ra cọng trú với các loại hữu tình ấy, những loại hữu tình ăn phân.

Này các Tỷ-kheo, có các loại sanh vật thuộc loại bàng sanh, có hơi thở, sanh ra trong bóng tối, già trong bóng tối và chết trong bóng tối. Này các Tỷ-kheo, những sanh vật ấy, thuộc loại bàng sanh, có hơi thở, sanh ra trong bóng tối, già trong bóng tối và chết trong bóng tối là gì? Các loại côn trùng, con sùng, con dòi, con sâu đôm đốm và các loại sanh vật khác thuộc loại bàng sanh, có hơi thở, sống trong bóng tối.

Này các Tỷ-kheo, người ngu ấy do trước kia hưởng thọ ở đây, do trước kia làm các ác nghiệp ở đây, sau khi thân hoại mạng chung, sanh ra cọng trú với các loài hữu tình ấy tức là các loại hữu tình sinh ra trong bóng tối, già trong bóng tối, chết trong bóng tối.

Này các Tỷ-kheo, có những sanh vật, thuộc loại bàng sanh, có hơi thở, sinh ra trong nước, già trong nước, chết trong nước. Và này các Tỷ-kheo, các sanh vật ấy thuộc loại bàng sanh, có hơi thở, sanh ra trong nước, già trong nước, chết trong nước là gì? Các loại cá, rùa, cá sấu, hay các sanh vật khác, thuộc loại bàng sanh, có hơi thở, sanh ra trong nước, già trong nước, chết trong nước.

Này các Tỷ-kheo, người ngu ấy, do trước kia hưởng thọ ở đây, do trước kia làm các ác nghiệp ở đây, sau khi thân hoại mạng chung, sanh ra cọng trú với các loài hữu tình ấy, tức là các loài hữu tình sanh ra trong nước, già trong nước, chết trong nước.

Này các Tỷ-kheo, có các sanh vật thuộc loài bàng sanh, có hơi thở, sanh ra trong bất tịnh, già trong bất tịnh, chết trong bất tịnh. Và này các Tỷ-kheo, các sanh vật ấy, các loại thuộc bàng sanh, có hơi thở, sanh ra trong bất tịnh, già trong bất tịnh, chết trong bất tịnh là gì? Này các Tỷ-kheo, các loài hữu tình nào sanh ra trong cá thúi hay già trong cá thúi, hay chết trong cá thúi, hay trong tử thi thúi, hay trong đồ ăn thúi, hay trong vũng nước, hay sinh ra trong đầm nước (nhớp)... già... hay chết trong đầm nước (nhớp).

Này các Tỷ-kheo, người ngu ấy, do trước kia hưởng thọ ở đây, do trước kia làm các ác nghiệp ở đây, sau khi thân hoại mạng chung, sanh ra cọng trú với các loài hữu tình ấy, tức là các loài hữu tình sanh ra trong bất tịnh, già trong bất tịnh, chết trong bất tịnh.

Này các Tỷ-kheo, với rất nhiều pháp môn, Ta nói về các loại bàng sanh, nhưng thật khó nói cho được đầy đủ, này các Tỷ-kheo, vì đau khổ ở loài bàng sanh quá nhiều.

Ví như, này các Tỷ-kheo, một người quăng một khúc cây có một cái lỗ trên biển, một ngọn gió từ phương Ðông thổi nó trôi qua phía tây; một ngọn gió từ phương Tây thổi nó trôi qua phía đông; một ngọn gió từ phương Bắc thổi nó trôi qua phía nam; một ngọn gió từ phương Nam thổi nó trôi qua phía bắc.

Rồi có một con rùa mù, cứ một trăm năm mới trồi đầu lên một lần. Này các Tỷ-kheo, các Ông nghĩ thế nào? Con rùa mù ấy có thể đút cổ nó vào trong lỗ cây này được không?

-- Nếu có được chăng nữa, bạch Thế Tôn, thời chỉ được một lần, sau một thời gian rất lâu dài.

-- Còn mau hơn, này các Tỷ-kheo, con rùa mù ấy có thể chui cổ vào khúc cây có lỗ hổng kia; nhưng này các Tỷ-kheo, Ta tuyên bố rằng còn khó hơn được làm người trở lại, một khi người ngu bị rơi vào đọa xứ. Vì sao vậy? Vì ở đấy, này các Tỷ-kheo, không có pháp hành, an tịnh hành, thiện hành, phước hành. Này các Tỷ-kheo, ở đây chỉ có ăn lẫn nhau và ăn thịt kẻ yếu.

Và này các Tỷ-kheo, nếu người ngu ấy sau một thời gian rất lâu dài, có được làm người trở lại, thời người ấy sẽ sanh trong gia đình thấp hèn, trong gia đình hạ cấp, trong gia đình kẻ đi săn, trong gia đình kẻ đan tre, trong gia đình người làm xe, hay trong gia đình người đổ phân, trong những gia đình nghèo khốn, không đủ để uống hay để ăn, cho đến miếng vải che lưng cũng khó tìm được.

Lại nữa, người ấy thô xấu, khó nhìn, lùn thấp, hay bệnh, mù hay có tật, què hay bị bại, người ấy không có thể được các đồ ăn, đồ uống, vải mặc, xe cộ, vòng hoa, hương liệu, giường nằm, chỗ trú xứ và ánh sáng. Người ấy hành thân ác hành, khẩu ác hành, ý ác hành; vì hành thân ác hành, khẩu ác hành, ý ác hành; sau khi thân hoại mạng chung, sinh ra trong cõi dữ, ác thú, đọa xứ, Ðịa ngục.

Ví như, này các Tỷ-kheo, một người đánh bạc, trong canh đổ bạc đầu tiên, mất con, mất vợ, mất tất cả tài sản, lại cuối cùng phải tù tội. Nhưng này các Tỷ-kheo, còn nhỏ bé canh đổ bạc ấy, do canh đổ bạc đầu tiên này, người ấy mất con, mất vợ, mất tất cả tài sản, lại cuối cùng phải tù tội. Và canh bạc này to lớn hơn, với canh bạc ấy, người ngu, do thân ác hành, khẩu ác hành, ý ác hành, sau khi thân hoại mạng chung, phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, Ðịa ngục. Này các Tỷ-kheo, đây là địa xứ hoàn toàn viên mãn của kẻ ngu.

(Người Hiền trí)

Này các Tỷ-kheo, có ba đặc điểm, đặc tướng, và đặc ấn này của người trí. Thế nào là ba?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, người trí tư duy thiện tư duy, nói lời thiện ngữ, và hành các thiện hành. Này các Tỷ-kheo, nếu người trí không tư duy thiện tư duy, không nói lời thiện ngữ, không hành các thiện hành, thời làm sao kẻ trí biết được người ấy: "Vị này là người trí, là bậc Chân nhân"?

Và vì rằng, này các Tỷ-kheo, người trí tư duy thiện tư duy, nói lời thiện ngữ, hành thiện hành, do vậy người trí biết người ấy: "Vị này là người có trí, là bậc Chân nhân".

Người trí ấy, này các Tỷ-kheo, ngay trong hiện tại cảm thọ ba loại lạc hỷ.

Này các Tỷ-kheo, nếu người trí ngồi giữa hội chúng, hay ngồi bên đường có xe cộ qua lại, hay tại ngã (ba, ngã tư) đường, tại đấy (nếu) có người nghĩ đến câu chuyện thích hợp về người ấy; nếu người trí, này các Tỷ-kheo, từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà hạnh trong dâm dục, từ bỏ nói láo, từ bỏ say rượu men rượu nấu, thời ở đây, này các Tỷ-kheo, người trí ấy suy nghĩ như sau: "Các người ấy nghĩ đến câu chuyện thích hợp về ta, vì những pháp ấy thật có nơi ta và ta có những pháp ấy".

Này các Tỷ-kheo, đây là loại lạc hỷ thứ nhất, người trí cảm thọ ngay trong hiện tại.

Lại nữa này các Tỷ-kheo, người trí thấy các vua chúa, sau khi bắt tên trộm cướp phạm tội, liền áp dụng nhiều hình phạt sai khác. Họ đánh bằng roi, họ đánh bằng gậy, họ đánh bằng côn... họ lấy gươm chặt đầu. Ở đây, này các Tỷ-kheo, người trí suy nghĩ như sau: "Do nhân các ác hành như vậy, các vua chúa sau khi bắt tên trộm cướp có phạm tội, liền áp dụng những hình phạt sai khác. Họ đánh bằng roi, họ đánh bằng gậy... họ lấy gươm chặt đầu, những pháp ấy thật không có nơi ta, và ta không có những pháp ấy".

Này các Tỷ-kheo, đây là loại lạc hỷ thứ hai, người trí cảm thọ ngay trong hiện tại.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, khi người trí leo ngồi trên ghế, hay trên giường, hay nằm trên đất, lúc bấy giờ những thiện nghiệp người ấy làm từ trước, như thân thiện hành, khẩu thiện hành, ý thiện hành treo nằm, treo áp, treo đè trên người ấy.

Ví như, này các Tỷ-kheo, vào buổi chiều, những bóng các đỉnh núi treo nằm, treo áp, treo đè trên đất; cũng vậy, này các Tỷ-kheo, khi người trí ngồi trên ghế hay ngồi trên giường, hay nằm dưới đất, trong khi các nghiệp quá khứ của người ấy tức là thân ác hành, khẩu ác hành, ý ác hành treo nằm, treo áp, treo đè trên người ấy.

Ở đây, này các Tỷ-kheo, người trí suy nghĩ như sau: "Thật sự ta không làm điều ác, không làm điều hung bạo, không làm điều tội lỗi, lại làm điều phước, làm điều thiện, làm điều chống sợ hãi. Do không làm điều ác, không làm điều hung bạo, không làm điều tội lỗi, do làm điều phước, làm điều thiện, làm điều chống sợ hãi, được đi đến (thiện) thú nào, (thiện) thú ấy sau khi chết, ta được đi". Vị ấy không sầu muộn, không than van, không than khóc, không đấm ngực, rên la và rơi vào bất tỉnh.

Này các Tỷ-kheo, đây là sự lạc hỷ thứ ba, ngay trong hiện tại người trí được cảm thọ.

Này các Tỷ-kheo, kẻ trí kia sau khi làm thân thiện hành, sau khi làm khẩu thiện hành, sau khi làm ý thiện hành, sau khi thân hoại mạng chung, sanh ra trong thiện thú, Thiên giới, cõi đời này.

(Cõi Thiên)

Này các Tỷ-kheo, nếu có ai nói một cách đúng đắn về vị ấy phải nói rằng vị ấy hoàn toàn tốt đẹp, hoàn toàn khả ái, hoàn toàn thích ý. Cũng như muốn nói một cách đúng đắn về Thiên giới phải nói rằng Thiên giới hoàn toàn tốt đẹp, hoàn toàn khả ái, hoàn toàn thích ý. Về vấn đề này, này các Tỷ-kheo, cho đến một ví dụ cũng không dễ gì, vì rất nhiều là sự (an) lạc của Thiên giới.

Khi được nói vậy, một Tỷ-kheo khác bạch Thế Tôn: -- Bạch Thế Tôn, Thế Tôn có thể làm cho con một ví dụ được không?

-- Có thể được, này Tỷ-kheo. Ví như, này các Tỷ-kheo, vị vua Chuyển luân có đầy đủ bảy món báu và bốn như ý đức, do nhân duyên ấy cảm thọ lạc hỷ.

Thế nào là bảy?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, vua Sát đế lỵ, đã làm lễ quán đảnh, vào ngày Bố-tát trăng rằm sau khi gội đầu, lên cao điện để trai giới, thời Thiên luân báu hiện ra, đủ một ngàn cọng xa, với vành xe, trục xe, đầy đủ mọi bộ phận.

Thấy vậy, vua Sát đế lỵ đã làm lễ quán đảnh suy nghĩ: "Ta nghe như vầy: Khi một vị vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh vào ngày Bố-tát trăng rằm, sau khi gội đầu, lên cao điện để trai giới, nếu có Thiên luân báu hiện ra, đủ một ngàn cọng xe, với vành xe và trục xe, đầy đủ mọi bộ phận, thời vị vua ấy là Chuyển luân vương. Như vậy, ta có thể là Chuyển luân vương".

Này các Tỷ-kheo, rồi vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh, từ chỗ ngồi đứng dậy, đắp thượng y trên một vai, tay trái cầm bình nước và với tay phải rưới nước trên xe báu và nói: "Này xe báu hãy lăn khắp. Này xe báu hãy chinh phục!" Và này các Tỷ-kheo, xe báu lăn về hướng Ðông và vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh cùng với bốn loại binh chủng đi theo sau. Và này các Tỷ-kheo, chỗ nào xe báu dừng lại, chỗ ấy vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh, an trú cùng với bốn loại binh chủng.

Này các Tỷ-kheo, các địch vương ở phương Ðông đến yết kiến vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh, và nói: "Hãy đến đây, Ðại vương!" Hoan nghênh, đón mừng Ðại vương! Tâu Ðại vương, tất cả đều thuộc của Ngài. Ðại vương hãy giáo huấn cho chúng tôi!"

Vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh, nói rằng: "Không được sát sanh. Không được lấy của không cho. Không được tà dâm. Không được nói láo. Không được uống rượu. Hãy ăn uống cho thích nghi".

Này các Tỷ-kheo, tất cả địch vương ở phương Ðông đều trở thành chư hầu vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh.

Này các Tỷ-kheo, rồi xe báu ấy lặn xuống biển lớn ở phương Ðông rồi nổi lên và lặn về phương Nam... lặn xuống biển lớn ở phương Nam, rồi nổi lên và lặn về phương Tây... lặn xuống biển lớn ở phương Tây.. , rồi nổi lên và lặn về phương Bắc và vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh cùng với bốn loại binh chủng đi theo sau. Này các Tỷ-kheo, chỗ nào xe báu dừng lại, chỗ ấy vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh an trú cùng với bốn loại binh chủng.

Này các Tỷ-kheo, các địch vương ở phương Bắc đến yết kiến vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh và nói: "Hãy đến đây, Ðại vương! Hoan nghênh, đón mừng Ðại vương! Tâu Ðại vương, tất cả đều thuộc của Ngài, tất cả đều thuộc của Ngài. Ðại vương hãy giáo huấn cho chúng tôi!"

Này các Tỷ-kheo, tất cả địch vương ở phương Bắc đều trở thành chư hầu vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh.

Này các Tỷ-kheo, xe báu ấy sau khi chinh phục trái đất cho đến hải biên, liền trở về kinh đô Kusavati, và đứng trước pháp đình, trên cửa nội cung như một trang bảo cho nội cung của vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh. Này các Tỷ-kheo, như vậy là sự xuất hiện của xe báu của vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, voi báu xuất hiện cho vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh, thuần trắng, bảy xứ kiên cường, có thần lực, phi hành trên hư không và tên là Uposatha (Bố-tát). Thấy voi báu, vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh, sanh tâm hoan hỷ và nghĩ: "Lành thay được cỡi con voi này, nếu nó chịu sự điều ngự". Và này các Tỷ-kheo, như một con hiền tượng quý phái chịu sự điều ngự lâu ngày, con voi báu ấy tự đến để chịu điều ngự.

Này các Tỷ-kheo, thuở xưa, vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh, để thử voi báu này, sáng sớm cỡi voi đi khắp quả đất cho đến hải biên, rồi về lại kinh đô Kusavati kịp giờ ăn sáng. Này các Tỷ-kheo, như vậy là sự xuất hiện voi báu của vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, ngựa báu xuất hiện cho vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh, thuần trắng, đầu đen như quạ, bờm ngựa màu đen, có thần lực, phi hành trên hư không và tên là Valāhaka. Thấy ngựa báu, vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh, sanh tâm hoan hỷ và nghĩ: "Tốt đẹp thay được cỡi con ngựa này nếu nó chịu sự điều ngự". Và này các Tỷ-kheo, như một con hiền mã quý phái, chịu sự điều ngự lâu ngày, con ngựa báu ấy tự đến để chịu sự điều ngự.

Này các Tỷ-kheo, thuở xưa, vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh để thử con ngựa báu này, sáng sớm liền cỡi ngựa, đi khắp quả đất cho đến hải biên, rồi về lại kinh đô Kusavati kịp giờ ăn sáng. Này các Tỷ-kheo, như vậy là sự xuất hiện ngựa báu của vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, châu báu lại xuất hiện cho vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh. Châu báu ấy là lưu ly châu, sáng suốt, thuần chất, có tám mặt, khó dũa, khó mài, thanh tịnh, trong suốt, hoàn hảo mọi phương diện. Này các Tỷ-kheo, hào quang châu báu này chiếu sáng cùng khắp một do tuần.

Này các Tỷ-kheo, thuở xưa, vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh để thử châu báu này đã cho dàn bày bốn binh chủng, đặt bảo châu cao trên quân kỳ và có thể tiến quân trong đêm tối âm u. Này các Tỷ-kheo, mọi người trong làng ở xung quanh đều bắt đầu làm việc, tưởng rằng trời đã sáng rồi. Này các Tỷ-kheo, như vậy là sự xuất hiện châu báu của vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh.

Này các Tỷ-kheo, nữ báu lại xuất hiện cho vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh, mỹ miều, khả ái, cử chỉ đoan trang, màu da tuyệt mỹ, không quá cao, không quá thấp, không béo, không gầy, không quá đen, không quá trắng, vượt trên dung sắc loài Người, ánh sáng bằng dung sắc chư Thiên.

Này các Tỷ-kheo, thân xác nữ báu này là (êm mịn) như bông, như nhung. Này các Tỷ-kheo, khi trời lạnh, chân tay nữ báu này trở thanh ấm áp; khi trời nóng, trở thành lạnh mát. Này các Tỷ-kheo, thân nữ báu tỏa mùi thơm chiên đàn, miệng tỏa mùi thơm hoa sen.

Này các Tỷ-kheo, nữ báu này dậy trước và đi ngủ sau vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh, mọi hành động làm vua thỏa thích, yên lành khả ái. Này các Tỷ-kheo, nữ báu này không có môt tư tưởng nào bất tín đối với vua Sát đế lỵ đã làm lễ quán đảnh, huống nữa là về thân thể. Này các Tỷ-kheo, như vậy là sự xuất hiện nữ báu của vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, cư sĩ báu xuất hiện cho vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh, chứng được thiên nhãn, do nghiệp dị thục sanh và nhờ thiên nhãn này có thể thấy châu báu chôn cất có chủ hay không có chủ. Cư sĩ báu này đến vua Sát-đế-lỵ đã làm quán đảnh và nói:

-- "Tâu Ðại vương, Ðại vương chớ có lo âu, thần sẽ xử lý thích nghi tài sản Ðại vương".

Này các Tỷ-kheo, thuở xưa vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh, muốn thử cư sĩ báu này, liền cỡi thuyền, chèo ra giữa sông Hằng và bảo cư sĩ báu:

"- Này cư sĩ, ta cần vàng."

"- Tâu Ðại vương, hãy cho chèo thuyền gần bờ nào cũng được."

"- Này cư sĩ, ta cần vàng ngay tại đây."

Này các Tỷ-kheo, khi ấy cư sĩ báu thọc hai tay xuống nước nhắc lên một ghè đầy cả vàng ròng, rồi tâu với vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh:

"- Tâu Ðại vương, như vậy đã đủ chưa? Tâu Ðại vương, làm như vậy đã được chưa?"

Vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh trả lời:
"- Này Cư sĩ, như vậy là đủ. Này Cư sĩ, làm như vậy là được rồi. Này Cư sĩ, cúng dường như vậy là được rồi".

Này các Tỷ-kheo, như vậy là sự xuất hiện cư sĩ báu của vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, tướng quân báu xuất hiện cho vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh, có học thức, thông minh, sáng suốt, có khả năng khuyến cáo vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh, khi đáng tiến thì tiến, khi đáng lùi thì lùi, khi đáng dừng thì dừng:

Vị này đến tâu vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh:

"- Tâu Ðại vương, Ðại vương chớ có lo âu, thần sẽ cố vấn Ðại vương".

Này các Tỷ-kheo, như vậy là sự xuất hiện tướng quân báu của vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh.

Này các Tỷ-kheo, vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh có đầy đủ bảy báu như vậy.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh có đầy đủ bốn như ý đức. Thế nào là bốn?

Này các Tỷ-kheo, vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh đẹp trai, khả ái, cử chỉ thanh lịch, sắc diện tuyệt luân, thấy xa hơn mọi người. Này các Tỷ-kheo, đó là như ý đức thứ nhất của vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh.

Này các Tỷ-kheo, lại nữa, vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh sống lâu, tuổi thọ thắng xa các người khác. Này các Tỷ-kheo, đó là như ý đức thứ hai của vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh ít bệnh tật, ít tai ương, thể nhiệt không quá lạnh, không quá nóng, được quân phân để điều hòa sự tiêu hóa, thắng xa các người khác. Này các Tỷ-kheo, đó là như ý đức thứ ba của vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, vua Sát-đế-lỵ, đã làm lễ quán đảnh được các Bà-la-môn và Gia chủ ái kính và yêu mến. Này các Tỷ-kheo, như người cha được các người con ái kính và yêu mến; cũng vậy, này các Tỷ-kheo, vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh được các Bà-la-môn và Gia chủ ái kính và yêu mến. Này các Tỷ-kheo, các vị Bà-la-môn và Gia chủ được vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh ái kính và yêu mến.

Này các Tỷ-kheo, như những người con được người cha ái kính và yêu mến; cũng vậy, này các Tỷ-kheo, các Bà-la-môn và Gia chủ được vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh ái kính và yêu mến. Thuở xưa, này các Tỷ-kheo, vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh đi đến hoa viên cùng với bốn loại binh chủng. Này các Tỷ-kheo, các Bà-la-môn và Gia chủ đến vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh và tâu rằng:

"- Tâu Ðại vương, hãy cho đi chậm chậm để chúng tôi có thể chiêm ngưỡng lâu dài hơn."

Này các Tỷ-kheo, nhưng vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh lại ra lệnh cho người đánh xe:

"- Này anh Ðánh xe, hãy đánh xe chậm chậm đủ để ta có thể thấy các vị Bà-la-môn và Gia chủ lâu dài hơn".

Này các Tỷ-kheo, như vậy là như ý đức thứ tư của vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh.

Và này các Tỷ-kheo, vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh suy nghĩ: "Nay ta hãy cho xây những hồ sen giữa các hàng cây sa-la, cứ cách khoảng một trăm cung tầm!"

Này các Tỷ-kheo, vua Chuyển luân có đầy đủ bốn như ý đức này.

Này các Tỷ-kheo, các Ông nghĩ thế nào? Vua Chuyển luân, đầy đủ bảy món báu và bốn như ý đức; do nhân duyên ấy, có cảm thọ lạc hỷ không?

-- Bạch Thế Tôn, vua Chuyển luân chỉ đầy đủ một món báu, do nhân duyên ấy, có cảm thọ lạc hỷ; còn nói gì đầy đủ bảy món báu và bốn như ý đức.

Rồi Thế Tôn lượm lên một hòn đá nhỏ, lớn bằng bàn tay và nói với các Tỷ-kheo:

-- Này các Tỷ-kheo, các Ông nghĩ thế nào? Cái gì lớn hơn? Hòn đá này, to bằng bàn tay do Ta lượm lên hay núi Tuyết Sơn, vua các loại núi?

-- Thật là quá nhỏ, bạch Thế Tôn, là hòn đá này, lớn bằng bàn tay, do Thế Tôn lượm lên, so sánh với Tuyết Sơn, vua các loại núi, nó không đáng kể gì, nó không bằng một phần ngàn vạn lần (của núi Tuyết), không thể so sánh được.

-- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, vua Chuyển luân với bảy món báu và bốn như ý đức, do nhân duyên ấy cảm thọ lạc hỷ, lạc hỷ ấy so sánh với Thiên lạc không đáng kể gì, không bằng một phần ngàn vạn lần, không thể so sánh được.

Này các Tỷ-kheo, người có trí ấy, nếu sau một thời gian rất lâu dài, được sinh làm người, người ấy sẽ sinh ra trong một gia đình cao quí Sát-đế-lỵ đại gia, hay Bà-la-môn đại gia, hay Cư sĩ đại gia giàu có, tài sản nhiều, tài nguyên nhiều, vàng và bạc phong phú, tài vật phong phú, lúa thóc phong phú.

Hơn nữa, vị ấy đẹp trai, khả ái, dễ thương, đầy đủ dung sắc tối thượng. Vị ấy nhận được đồ ăn, đồ uống, vải mặc, xe cộ, vòng hoa, hương liệu, giường nằm, chỗ trú xứ và ánh sáng. Vị ấy sống với thân thiện hành, khẩu thiện hành, ý thiện hành. Sống với thân thiện hành, khẩu thiện hành, ý thiện hành, sau khi thân hoại mạng chung, vị ấy được sanh lên thiện thú, Thiên giới.

Ví như, này các Tỷ-kheo, một người đánh bạc, chính trong canh bạc thứ nhất (đổ xúc sắc) được tiền bạc rất nhiều. Thật là quá nhỏ, này các Tỷ-kheo, là canh bạc ấy, nhờ canh bạc đầu tiên này, người đánh bạc ấy được tiền bạc rất nhiều. Lớn hơn canh bạc ấy là canh bạc, nhờ đó, người trí sau khi hành thân thiện hành, khẩu thiện hành, ý thiện hành, sau khi thân hoại mạng chung, sanh lên thiện thú, Thiên giới, cõi đời này. Này các Tỷ-kheo, đây là địa vức hoàn toàn viên mãn của bậc có trí.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.


129. Fools and Wise Men

Translated by: Bhikkhu Ñāṇamoli & Bhikkhu Bodhi

[163] 1. THUS HAVE I HEARD. On one occasion the Blessed One was living at Sāvatthī in Jeta’s Grove, Anāthapiṇḍika’s Park.

There he addressed the bhikkhus thus: “Bhikkhus.” — “Venerable sir,” they replied. The Blessed One said this:

(THE FOOL)

2. “Bhikkhus, there are these three characteristics of a fool, signs of a fool, attributes of a fool. What three?

Here a fool is one who thinks bad thoughts, speaks bad words, and does bad deeds. If a fool were not so, how would the wise know him thus: ‘This person is a fool, an untrue man’?

But because a fool is one who thinks bad thoughts, speaks bad words, and does bad deeds, the wise know him thus: ‘This person is a fool, an untrue man.’

3. “A fool feels pain and grief here and now in three ways.

If a fool is seated in an assembly or along a street or in a square and people there are discussing certain pertinent and relevant matters, then, if the fool is one who kills living beings, takes what is not given, misconducts himself in sensual pleasures, speaks falsehood, and indulges in wine, liquor, and intoxicants, which are the basis of negligence, he thinks: ‘These people are discussing certain pertinent and relevant matters; these things are found in me, and I am seen engaging in those things.’

This is the first kind of pain and grief that a fool feels here and now.

4. “Again, when a robber culprit is caught, a fool sees kings having many kinds of torture inflicted on him:1198 [164] having him flogged with whips, beaten with canes, beaten with clubs; having his hands cut off, his feet cut off, his hands and feet cut off; his ears cut off, his nose cut off, his ears and nose cut off;

having him subjected to the ‘porridge pot,’ to the ‘polished-shell shave,’ to the ‘Rāhu’s mouth,’ to the ‘fiery wreath,’ to the ‘flaming hand,’ to the ‘blades of grass,’ to the ‘bark dress,’ to the ‘antelope,’ to the ‘meat hooks,’ to the ‘coins,’ to the ‘lye pickling,’ to the ‘pivoting pin,’ to the ‘rolled-up palliasse’; and having him splashed with boiling oil, and having him thrown to be devoured by dogs, and having him impaled alive on stakes, and having his head cut off with a sword.

Then the fool thinks thus: ‘Because of such evil actions as those, when a robber culprit is caught, kings have many kinds of tortures inflicted on him: they have him flogged with whips… and have his head cut off with a sword. Those things are found in me, and I am seen engaging in those things.’

This is the second kind of pain and grief that a fool feels here and now.

5. “Again, when a fool is on his chair or on his bed or resting on the ground, then the evil actions that he did in the past — his bodily, verbal, and mental misconduct — cover him, overspread him, and envelop him.

Just as the shadow of a great mountain peak in the evening covers, overspreads, and envelops the earth, so too, when a fool is on his chair or on his bed or resting on the ground, [165] then the evil actions that he did in the past — his bodily, verbal, and mental misconduct — cover him, overspread him, and envelop him.

Then the fool thinks: ‘I have not done what is good, I have not done what is wholesome, I have not made myself a shelter from anguish. I have done what is evil, I have done what is cruel, I have done what is wicked. When I pass away, I shall go to the destination of those who have not done what is good… who have done what is wicked.’ He sorrows, grieves, and laments, he weeps beating his breast and becomes distraught.

This is the third kind of pain and grief that a fool feels here and now.

6. “A fool who has given himself over to misconduct of body, speech, and mind, on the dissolution of the body, after death, reappears in a state of deprivation, in an unhappy destination, even in hell.

(HELL)

7. “Were it rightly speaking to be said of anything: ‘That is utterly unwished for, utterly undesired, utterly disagreeable,’ it is of hell that, rightly speaking, this should be said, so much so that it is hard to find a simile for the suffering in hell.”

When this was said, a bhikkhu asked the Blessed One:

“But, venerable sir, can a simile be given?”

8. “It can, bhikkhu,” the Blessed One said.1199


“Bhikkhus, suppose men caught a robber culprit and presented him to the king, saying: ‘Sire, here is a robber culprit. Order what punishment you will for him.’ Then the king said: ‘Go and strike this man in the morning with a hundred spears.’ And they struck him in the morning with a hundred spears. Then at noon the king asked: ‘How is that man?’

— ‘Sire, he is still alive.’ Then the king said: ‘Go and strike that man at noon with a hundred spears.’ And they struck him at noon with a hundred spears. Then in the evening the king asked: ‘How is that man?’

— ‘Sire, he is still alive.’ Then the king said: ‘Go and strike that man in the evening with a hundred spears.’ And they struck him in the evening with a hundred spears. [166]

What do you think, bhikkhus? Would that man experience pain and grief because of being struck with the three hundred spears?”

“Venerable sir, that man would experience pain and grief because of being struck with even one spear, let alone three hundred.”

9. Then, taking a small stone the size of his hand, the Blessed One addressed the bhikkhus thus:

“What do you think, bhikkhus? Which is the greater, this small stone that I have taken, the size of my hand, or Himalaya, the king of mountains?”

“Venerable sir, the small stone that the Blessed One has taken, the size of his hand, does not count beside Himalaya, the king of mountains; it is not even a fraction, there is no comparison.”

“So too, bhikkhus, the pain and grief that the man would experience because of being struck with the three hundred spears does not count beside the suffering of hell; it is not even a fraction, there is no comparison.

10. “Now the wardens of hell torture him with the fivefold transfixing. They drive a red-hot iron stake through one hand, they drive a red-hot iron stake through the other hand, they drive a red-hot iron stake through one foot, they drive a red-hot iron stake through the other foot, they drive a red-hot iron stake in the middle through his breast. There he feels painful, racking, piercing feelings. Yet he does not die so long as that evil action has not exhausted its result.

11. “Next the wardens of hell throw him down and pare him with axes. There he feels painful, racking, piercing feelings. Yet he does not die so long as that evil action has not exhausted its result.

12. “Next the wardens of hell set him with his feet up and his head down and pare him with adzes. There he feels painful, racking, piercing feelings. Yet he does not die so long as that evil action has not exhausted its result.

13. “Next the wardens of hell harness him to a chariot and drive him back and forth across ground that is burning, blazing, and glowing. [167] There he feels painful, racking, piercing feelings. Yet he does not die so long as that evil action has not exhausted its result.

14. “Next the wardens of hell make him climb up and down a great mound of coals that are burning, blazing, and glowing. There he feels painful, racking, piercing feelings. Yet he does not die so long as that evil action has not exhausted its result.

15. “Next the wardens of hell take him feet up and head down and plunge him into a red-hot metal cauldron that is burning, blazing, and glowing. He is cooked there in a swirl of froth. And as he is being cooked there in a swirl of froth, he is swept now up, now down, and now across. There he feels painful, racking, piercing feelings. Yet he does not die so long as that evil action has not exhausted its result.

16. “Next the wardens of hell throw him into the Great Hell. Now as to that Great Hell, bhikkhus:

It has four corners and is built
With four doors, one set in each side,
Walled up with iron and all around
And shut in with an iron roof.

Its floor as well is made of iron
And heated till it glows with fire.
The range is a full hundred leagues
Which it covers all-pervasively.

17. “Bhikkhus, I could tell you in many ways about hell.1200 So much so that it is hard to finish describing the suffering in hell.

(THE ANIMAL KINGDOM)

18. “Bhikkhus, there are animals that feed on grass. They eat by cropping fresh or dried grass with their teeth. And what animals feed on grass? Horses, cattle, donkeys, goats, and deer, and any other such animals.

A fool who formerly delighted in tastes here and did evil actions here, on the dissolution of the body, after death, reappears in the company of animals that feed on grass.

19. “There are animals that feed on dung. They smell dung from a distance and run to it, thinking: ‘We can eat, we can eat!’

Just as brahmins run to the smell of a sacrifice, thinking: ‘We can eat here, we can eat here!’

so too these animals that feed on dung [168] smell dung from a distance and run to it, thinking: ‘We can eat here, we can eat here!’ And what animals feed on dung? Fowls, pigs, dogs, and jackals, and any other such animals.

A fool who formerly delighted in tastes here and did evil actions here, on the dissolution of the body, after death, reappears in the company of animals that feed on dung.

20. “There are animals that are born, age, and die in darkness. And what animals are born, age, and die in darkness? Moths, maggots, and earthworms, and any other such animals.

A fool who formerly delighted in tastes here and did evil actions here, on the dissolution of the body, after death, reappears in the company of animals that are born, age, and die in darkness.

21. “There are animals that are born, age, and die in water. And what animals are born, age, and die in water? Fish, turtles, and crocodiles, and any other such animals.

A fool who formerly delighted in tastes here and did evil actions here, on the dissolution of the body, after death, reappears in the company of animals that are born, age, and die in water.

22. “There are animals that are born, age, and die in filth. And what animals are born, age, and die in filth? Those animals that are born, age, and die in a rotten fish or in a rotten corpse or in rotten porridge or in a cesspit or in a sewer. [169]

A fool who formerly delighted in tastes here and did evil actions here, on the dissolution of the body, after death, reappears in the company of animals that are born, age, and die in filth.

23. “Bhikkhus, I could tell you in many ways about the animal kingdom, so much so that it is hard to finish describing the suffering in the animal kingdom.

24. “Suppose a man threw into the sea a yoke with one hole in it, and the east wind carried it to the west, and the west wind carried it to the east, and the north wind carried it to the south, and the south wind carried it to the north.

Suppose there were a blind turtle that came up once at the end of each century. What do you think, bhikkhus? Would that blind turtle put his neck into that yoke with one hole in it?”

“He might, venerable sir, sometime or other at the end of a long period.”

“Bhikkhus, the blind turtle would sooner put his neck into that yoke with a single hole in it than a fool, once gone to perdition, would take to regain the human state, I say. Why is that? Because there is no practising of the Dhamma there, no practising of what is righteous, no doing of what is wholesome, no performance of merit. There mutual devouring prevails, and the slaughter of the weak.

25. “If, sometime or other, at the end of a long period, that fool comes back to the human state, it is into a low family that he is reborn — into a family of outcasts or hunters or bamboo-workers or cartwrights or scavengers — one that is poor with little to eat and drink, surviving with difficulty, where he scarcely finds food and clothing;

and he is ugly, unsightly, and misshapen, sickly, blind, cripple-handed, lame, or paralysed; he gets no food, drink, clothes, [170] vehicles, garlands, scents and unguents, bed, lodging, and light; he misconducts himself in body, speech, and mind, and having done that, on the dissolution of the body, after death, he reappears in a state of deprivation, in an unhappy destination, in perdition, even in hell.

26. “Bhikkhus, suppose a gambler at the very first unlucky throw loses his child and his wife and all his property and furthermore goes into bondage himself, yet an unlucky throw such as that is negligible; it is a far more unlucky throw when a fool who misconducts himself in body, speech, and mind, on the dissolution of the body, after death, reappears in a state of deprivation, in an unhappy destination, in perdition, even in hell. This is the complete perfection of the fool’s grade.1201

(THE WISE MAN)

27. “Bhikkhus, there are these three characteristics of a wise man, signs of a wise man, attributes of a wise man. What three?

Here a wise man is one who thinks good thoughts, speaks good words, and does good deeds. If a wise man were not so, how would the wise know him thus: ‘This person is a wise man, a true man’?

But because a wise man is one who thinks good thoughts, speaks good words, and does good deeds, the wise know him thus: ‘This person is a wise man, a true man.’

28. “A wise man feels pleasure and joy here and now in three ways.

If a wise man is seated in an assembly or along a street or in a square and people there are discussing certain pertinent and relevant matters, then, if the wise man is one who abstains from killing living beings, from taking what is not given, from misconduct in sensual pleasures, [171] from false speech, from wine, liquor, and intoxicants, which are the basis of negligence, he thinks: ‘These people are discussing certain pertinent and relevant matters; those things are not found in me, and I am not seen engaging in them.’1202

This is the first kind of pleasure and joy that a wise man feels here and now.

29. “Again, when a robber culprit is caught, a wise man sees kings having many kinds of torture inflicted on him… (as in §4)… Then the wise man thinks thus: ‘Because of such evil actions as those, when a robber culprit is caught, kings have many kinds of tortures inflicted on him. Those things are not found in me, and I am not seen engaging in those things.’

This is the second kind of pleasure and joy that a wise man feels here and now.

30. “Again, when a wise man is on his chair or on his bed or resting on the ground, then the good actions that he did in the past — his good bodily, verbal, and mental conduct — cover him, overspread him, and envelop him.

Just as the shadow of a great mountain peak in the evening covers, overspreads, and envelops the earth, so too, when a wise man is on his chair or on his bed or resting on the ground, then the good actions that he did in the past — his good bodily, verbal, and mental conduct — cover him, overspread him, and envelop him.

Then the wise man thinks: ‘I have not done what is evil, I have not done what is cruel, I have not done what is wicked. I have done what is good, I have done what is wholesome, I have made myself a shelter from anguish. When I pass away, I shall go to the destination of those who have not done what is evil… who have made themselves a shelter from anguish.’ He does not sorrow, grieve, and lament, he does not weep beating his breast and become distraught.

This is the third kind of pleasure and joy that a wise man feels here and now.

31. “A wise man who has given himself over to good conduct of body, speech, and mind, [172] on the dissolution of the body, after death, reappears in a happy destination, even in heaven.

(HEAVEN)

32. “Were it rightly speaking to be said of anything: ‘That is utterly wished for, utterly desired, utterly agreeable,’ it is of heaven that, rightly speaking, this should be said, so much so that it is hard to finish describing the happiness of heaven.”

When this was said, a bhikkhu asked the Blessed One: “But, venerable sir, can a simile be given?”

33. “It can, bhikkhu,” the Blessed One said. “Bhikkhus, suppose that a Wheel-turning Monarch1203 possessed the seven treasures and the four kinds of success, and because of that experienced pleasure and joy.

34. “What are the seven treasures?

Here, when a head-anointed noble king has bathed his head on the Uposatha day of the fifteenth1204 and has ascended to the upper palace chamber for the Uposatha, there appears to him the divine wheel-treasure with its thousand spokes, its tire, and its nave, complete in every aspect.

On seeing it, the head-anointed noble king thinks thus: ‘Now it has been heard by me that when a head-anointed noble king has bathed his head on the Uposatha day of the fifteenth and has ascended to the upper palace chamber for the Uposatha, and there appears to him the divine wheel-treasure with its thousand spokes, its tire, and its nave, complete in every aspect, then that king becomes a Wheel-turning Monarch. Am I then a Wheel-turning Monarch?’

35. “Then the head-anointed noble king rises from his seat, and taking a water vessel in his left hand, he sprinkles the wheel-treasure with his right hand, saying: ‘Turn forward, good wheel-treasure; triumph, good wheel-treasure!’ Then the wheel-treasure turns forward rolling in the eastern direction and the Wheel-turning Monarch follows it with his four-constituent army. Now in whatever region the wheel-treasure pauses, there the Wheel-turning Monarch takes up his abode with his four-constituent army.

And [173] opposing kings in the eastern direction come to the Wheel-turning Monarch and speak thus: ‘Come, great king; welcome, great king; command, great king; advise, great king.’

The Wheel-turning Monarch speaks thus: ‘You should not kill living beings; you should not take what has not been given; you should not misconduct yourselves in sensual pleasures; you should not speak falsehood; you should not drink intoxicants; you should eat what you are accustomed to eat.’

And the opposing kings in the eastern direction submit to the Wheel-turning Monarch.

“Then the wheel-treasure plunges into the eastern ocean and emerges again. And then it turns forward rolling in the southern direction… And the opposing kings in the southern direction submit to the Wheel-turning Monarch. Then the wheel-treasure plunges into the southern ocean and emerges again. And then it turns forward rolling in the western direction…

And the opposing kings in the western direction submit to the Wheel-turning Monarch. Then the wheel-treasure plunges into the western ocean and emerges again. And then it turns forward rolling in the northern direction…

And the opposing kings in the northern direction submit to the Wheel-turning Monarch.

“Now when the wheel-treasure has triumphed over the earth to the ocean’s edge, it returns to the royal capital and remains as if fixed on its axle at the gate of the Wheel-turning Monarch’s inner palace, as an adornment to the gate of his inner palace. Such is the wheel-treasure that appears to a Wheel-turning Monarch.

36. “Again, the elephant-treasure appears to the Wheel-turning Monarch, all white, with sevenfold stance, with supernormal power, flying through the air, the king of elephants named ‘Uposatha.’ On seeing him, the Wheel-turning Monarch’s mind has confidence in him thus: ‘It would be wonderful to ride the elephant, if he would undergo taming!’ Then the elephant-treasure [174] undergoes taming just like a fine thoroughbred elephant well tamed for a long time.

And it so happens that the Wheel-turning Monarch, when testing the elephant-treasure, mounts him in the morning, and after traversing the whole earth to the edge of the ocean, he returns to the royal capital to take his morning meal. Such is the elephant-treasure that appears to a Wheel-turning Monarch.

37. “Again, the horse-treasure appears to the Wheel-turning Monarch, all white, with raven-black head, with mane like muñja grass, with supernormal power, flying through the air, the king of horses named ‘Valāhaka’ [‘Thundercloud’]. On seeing him, the Wheel-turning Monarch’s mind has confidence in him thus: ‘It would be wonderful to ride the horse, if he would undergo taming!’ Then the horse-treasure undergoes taming just like a fine thoroughbred horse well tamed for a long time.

And it so happens that the Wheel-turning Monarch, when testing the horse-treasure, mounts him in the morning, and after traversing the whole earth to the edge of the ocean, he returns to the royal capital to take his morning meal. Such is the horse-treasure that appears to a Wheel-turning Monarch.

38. “Again, the jewel-treasure appears to the Wheel-turning Monarch. The jewel is fine beryl of purest water, eight-faceted, and well cut. Now the radiance of the jewel-treasure spreads around for a whole league.

And it so happens that when the Wheel-turning Monarch is testing the jewel-treasure, he draws up his four-constituent army in array, and mounting the jewel on top of his banner, he sets forth in the darkness and gloom of the night. Then all the [inhabitants of the] villages nearby begin their work by its light, thinking that it is day. Such is the jewel-treasure that appears to a Wheel-turning Monarch.

39. “Again, the woman-treasure appears to the Wheel-turning Monarch, beautiful, comely and graceful, possessing the supreme beauty of complexion, neither too tall nor too short, [175] neither too slim nor too stout, neither too dark nor too fair, surpassing human beauty without reaching divine beauty.

The touch of the woman-treasure is such that it is like a tuft of kapok or a tuft of cotton-wool. When it is cool, her limbs are warm; when it is warm, her limbs are cool. From her body the scent of sandalwood comes forth, and from her mouth the scent of lotuses.

She rises before the Wheel-turning Monarch and retires after him. She is eager to serve, agreeable in conduct, and sweet in speech. Since she is never unfaithful to the Wheel-turning Monarch even in thought, how could she be so in body? Such is the woman-treasure that appears to a Wheel-turning Monarch.

40. “Again, the steward-treasure appears to the Wheel-turning Monarch. The divine eye born of past action is manifested in him whereby he sees hidden stores of treasure both with owners and ownerless. He approaches the Wheel-turning Monarch and says:

‘Sire, you remain at ease. I shall take care of your monetary affairs.’

And it so happens that when the Wheel-turning Monarch is testing the steward-treasure, he boards a boat, and putting out into the river Ganges, in midstream he tells the steward-treasure:

‘I need gold and bullion, steward.’

— ‘Then, sire, let the boat be steered towards one bank.’

— ‘Steward, it is actually here that I need gold and bullion.’

Then the steward-treasure plunges both hands into the water and draws up a pot full of gold and bullion, and he tells the Wheel-turning Monarch:

‘Is this enough, sire? Is enough done, enough offered?’

— ‘This is enough, steward, enough is done, enough offered.’

Such is the steward-treasure that appears to a Wheel-turning Monarch.

41. “Again, the counsellor-treasure appears [176] to the Wheel-turning Monarch, wise, shrewd, and sagacious, capable of getting the Wheel-turning Monarch to promote that which is worthy of being promoted, to dismiss that which should be dismissed, and to establish that which should be established.

He approaches the Wheel-turning Monarch and says:

‘Sire, you remain at ease. I shall govern.’

Such is the counsellor-treasure that appears to a Wheel-turning Monarch.

“These are the seven treasures that a Wheel-turning Monarch possesses.

42. “What are the four kinds of success?

Here a Wheel-turning Monarch is handsome, comely, and graceful, possessing the supreme beauty of complexion, and he surpasses other human beings in that respect. This is the first kind of success that a Wheel-turning Monarch possesses.

43. “Again, a Wheel-turning Monarch lives long and endures long, and he surpasses other human beings in that respect. This is the second kind of success that a Wheel-turning Monarch possesses.

44. “Again, a Wheel-turning Monarch is free from illness and affliction, possessing a good digestion that is neither too cool nor too warm, and he surpasses other human beings in that respect. This is the third kind of success that a Wheel-turning Monarch possesses.

45. “Again, a Wheel-turning Monarch is dear and agreeable to brahmins and householders. Just as a father is dear and agreeable to his children, so too a Wheel-turning Monarch is dear and agreeable to brahmins and householders. Brahmins and householders, too, are dear and agreeable to a Wheel-turning Monarch.

Just as children are dear and agreeable to a father, so too brahmins and householders are dear and agreeable to a Wheel-turning Monarch. Once a Wheel-turning Monarch was driving in a pleasure park with his four-constituent army. Then brahmins and householders went to him and spoke thus:

‘Sire, drive slowly that we may see you longer.’

And so he told his charioteer: [177]

‘Charioteer, drive slowly that I may see the brahmins and householders longer.’

This is the fourth kind of success that a Wheel-turning Monarch possesses.



“These are the four kinds of success that a Wheel-turning Monarch possesses.

46. “What do you think, bhikkhus? Would a Wheel-turning Monarch experience pleasure and joy because of possessing these seven treasures and these four kinds of success?”

“Venerable sir, a Wheel-turning Monarch would experience pleasure and joy because of possessing even one treasure, let alone seven treasures and four kinds of success.”

47. Then, taking a small stone the size of his hand, the Blessed One addressed the bhikkhus thus:

“What do you think, bhikkhus? Which is the greater, this small stone that I have taken, the size of my hand, or Himalaya, the king of mountains?”

“Venerable sir, the small stone that the Blessed One has taken, the size of his hand, does not count beside Himalaya, the king of mountains; it is not even a fraction, there is no comparison.”

“So too, bhikkhus, the pleasure and joy that a Wheel-turning Monarch would experience because of possessing the seven treasures and the four kinds of success does not count beside the happiness of heaven; it is not even a fraction, there is no comparison.

48. “If, some time or other, at the end of a long period, the wise man comes back to the human state, it is into a high family that he is reborn — into a family of well-to-do nobles, or well-to-do brahmins, or well-to-do householders — one that is rich, of great wealth, of great possessions, with abundant gold and silver, with abundant assets and means, and with abundant money and grain.

He is handsome, comely and graceful, possessing the supreme beauty of complexion. He obtains food and drink, clothes, vehicles, garlands, scents and unguents, bed, lodging, and light. He conducts himself well in body, speech, and mind, [178] and having done so, on the dissolution of the body, after death, he reappears in a happy destination, even in the heavenly world.

49. “Bhikkhus, suppose a gambler at the very first lucky throw won a great fortune, yet a lucky throw such as that is negligible; it is a far more lucky throw when a wise man who conducts himself well in body, speech, and mind, on the dissolution of the body, after death, reappears in a happy destination, even in the heavenly world.1205 This is the complete perfection of the wise man’s grade.”

That is what the Blessed One said. The bhikkhus were satisfied and delighted in the Blessed One’s words.





Close
Close