Quay lại bản Việt dịch

Font chữ:
Font chữ:

128. Kinh Tùy Phiền Não

Dịch giả: Thích Minh Châu

Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở Kosambī (Kiều-thưởng-di), tại tịnh xá Ghosita (Cu-sư-la).

Lúc bấy giờ các Tỷ-kheo ở Kosambī sống cạnh tranh, luận tranh, đấu tranh nhau, đả thương nhau bằng những binh khí miệng lưỡi.

Rồi một Tỷ-kheo đến chỗ Thế Tôn ở, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi đứng một bên. Ðứng một bên, Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:

-- Ở đây, bạch Thế Tôn, các Tỷ-kheo ở Kosambī, sống cạnh tranh, luận tranh, đấu tranh nhau, đả thương nhau bằng những binh khí miệng lưỡi. Tốt lành thay, bạch Thế Tôn, nếu Thế Tôn vì lòng từ mẫn, đến các Tỷ-kheo ấy.
Thế Tôn im lặng nhận lời.

Rồi Thế Tôn đi đến các Tỷ-kheo ấy, sau khi đến liền nói với họ:

-- Thôi vừa rồi, các Tỷ-kheo! Chớ có cạnh tranh, luận tranh, phân tranh, đấu tranh nhau!

Khi nghe nói vậy, một Tỷ-kheo bạch Thế Tôn:

-- Bạch Thế Tôn, Thế Tôn là bậc Pháp Chủ, hãy dừng lại! Bạch Thế Tôn, Thế Tôn chớ có nhọc lòng! Thế Tôn hãy an trú, chú tâm và hiện tại lạc trú! Vì rằng chúng con chịu trách nhiệm về sự cạnh tranh, luận tranh, phân tranh, đấu tranh này.

Lần thứ hai, Thế Tôn nói với các Tỷ-kheo ấy:

-- Thôi vừa rồi, này các Tỷ-kheo! Chớ có cạnh tranh, luận tranh, phân tranh, đấu tranh nhau!

Lần thứ hai, Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:
-- Bạch Thế Tôn, Thế Tôn là bậc Pháp Chủ, hãy dừng lại! Bạch Thế Tôn, Thế Tôn chớ có nhọc lòng! Thế Tôn hãy an trú, chú tâm và hiện tại lạc trú! Vì rằng chúng con chịu trách nhiệm về sự cạnh tranh, luận tranh, phân tranh, đấu tranh này.

Lần thứ ba, Thế Tôn nói với các Tỷ-kheo ấy:
-- Thôi vừa rồi, này các Tỷ-kheo! Chớ có cạnh tranh, luận tranh, phân tranh, đấu tranh nhau!

Lần thứ ba, Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:

-- Bạch Thế Tôn, Thế Tôn là bậc Pháp Chủ, hãy dừng lại! Bạch Thế Tôn, Thế Tôn chớ có nhọc lòng! Thế Tôn hãy an trú, chú tâm vào hiện tại lạc trú!

Vì rằng chúng con chịu trách nhiệm về sự cạnh tranh, luận tranh, phân tranh, đấu tranh này.

Rồi Thế Tôn vào buổi sáng đắp y, cầm y bát và đi vào Kosambī để khất thực. Sau khi đi khất thực ở Kosambī, ăn xong, trên con đường khi khất thực trở về, sau khi dọn dẹp chỗ nằm, lấy y bát, Ngài đứng và nói bài kệ:

Giữa quần chúng la ó,
Không ai nghĩ mình ngu,
Giữa Tăng chúng phân ly
Có ai nghĩ hướng thượng?

Thất niệm kẻ trí nói,
Ba hoa trăm thứ chuyện,
Miệng há, nói thả dàn,
Dẫn đi đâu, ai biết?

"Nó mắng tôi, đánh tôi!
Nó hại tôi, cướp tôi!"
Ai ôm oán niệm ấy,
Hận thù không thể nguôi.

"Nó mắng tôi, đánh tôi!
Nó hại tôi, cướp tôi!"
Không ôm oán niệm ấy,
Hận thù sẽ tự nguôi.

Hận thù diệt hận thù,
Không đời nào diệt được,
Từ bi diệt hận thù,
Là định luật ngàn thu.

"Người khác không hiểu biết,
Ở đây ta bị diệt",
Những ai hiểu điều này,
Nhờ vậy, tranh luận tiêu.

Kẻ chủ xướng hại mạng,
Cướp bò, ngựa tài sản,
Kẻ cướp đoạt quốc độ,
Họ còn biết đoàn kết,
Sao các Ông không vậy?

Nếu được bạn hiền trí,
Ðồng hành, khéo an trú,
Ðả thắng mọi hiểm nạn,
Sống hoan hỷ chánh niệm.

Nếu không bạn hiền trí,
Như vua bỏ quốc độ,
Cô độc như voi rừng.


Tốt hơn, sống một mình,
Không bè bạn kẻ ngu,
Cô độc không làm ác,
Nhàn hạ, như voi rừng.

Rồi Thế Tôn đứng nói lên những câu kệ này, rồi đi đến làng Bālakaloṇakāra.

Khi ấy, Tôn giả Bhagu sống ở trong làng Bālakaloṇakāra. Tôn giả Bhagu thấy Thế Tôn từ xa đi đến, liền sắp đặt chỗ ngồi và nước rửa chân. Thế Tôn ngồi trên chỗ ngồi đã soạn sẵn; sau khi ngồi, Ngài rửa chân. Tôn giả Bhagu đảnh lễ Thế Tôn, rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với Tôn giả Bhagu đang ngồi một bên:

-- Này Tỷ-kheo, có được an lành không? Có được sống yên vui không? Ði khất thực, có khỏi mệt nhọc không?

-- Bạch Thế Tôn, con được an lành. Bạch Thế Tôn, con sống yên vui. Bạch Thế Tôn, con đi khất thực khỏi có mệt nhọc.

Rồi Thế Tôn sau khi với thời thuyết pháp khích lệ Tôn giả Bhagu, làm cho hân hoan, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ, từ chỗ ngồi đứng dậy, đi đến Pacinavamsadaya.

Lúc bấy giờ, Tôn giả Anuruddha (A-na-luật), Tôn giả Nandiya (Nan-đề) và Tôn giả Kimbila (Kim-ty-la) trú ở Pacinavamasadaya. Người giữ vườn thấy Thế Tôn từ xa đi đến, khi thấy vậy liền bạch Thế Tôn:

Này Sa-môn, chớ có vào khu vườn này. Có ba Thiện gia nam tử, rất ái luyến tự ngã (attakamanipa) trú tại đây. Chớ có phiền nhiễu các vị ấy.

Tôn giả Anuruddha nghe người giữ khu vườn nói chuyện với Thế Tôn, liền nói với người giữ vườn:

-- Này Người giữ vườn, chớ có ngăn chặn Thế Tôn! Thế Tôn là bậc Ðạo sư của chúng tôi đã đến.

Rồi Tôn giả Anuruddha đi đến Tôn giả Nandiya và Tôn giả Kimbila và nói:

-- Chư Tôn giả hãy đến! Chư Tôn giả hãy đến! Thế Tôn, bậc Ðạo sư của chúng ta đã đến.

Rồi Tôn giả Anuruddha, Tôn giả Nandiya và Tôn giả Kimbila ra đón Thế Tôn, một người cầm y bát Thế Tôn, một người sửa soạn chỗ ngồi, một người đặt sẵn nước rửa chân. Thế Tôn ngồi trên chỗ ngồi đã soạn sẵn; sau khi ngồi, Thế Tôn rửa chân. Rồi các Tôn giả ấy đảnh lễ Thế Tôn và ngồi xuống một bên. Rồi Thế Tôn nói với Tôn giả Anuruddha đang ngồi xuống một bên:

-- Này các Anuruddha, các Ông có được an lành không? Có được sống yên vui không? Ði khất thực có khỏi mệt nhọc không?

-- Bạch Thế Tôn, chúng con được an lành. Bạch Thế Tôn, chúng con sống yên vui. Bạch Thế Tôn, chúng con đi khất thực khỏi có mệt nhọc.

-- Này các Anuruddha, các Ông có sống hòa hợp, hoan hỷ với nhau, không có cãi nhau. Như nước với sữa, sống nhìn nhau với cặp mắt thiện cảm không?

-- Bạch Thế Tôn, thật sự chúng con sống hòa hợp, hoan hỷ với nhau, không có cãi nhau, như nước với sữa, sống nhìn nhau với cặp mắt thiện cảm.

-- Này các Anuruddha, như thế nào các Ông sống hòa hợp, hoan hỷ với nhau, như nước với sữa, sống nhìn nhau với cặp mắt thiện cảm?

-- Bạch Thế Tôn, ở đây chúng con nghĩ như sau: "Thật lợi ích thay cho ta! Thật khéo lợi ích thay cho ta, khi ta được sống với các đồng Phạm hạnh như vậy! Bạch Thế Tôn, do vậy đối với các vị đồng Phạm hạnh này, con khởi lên từ thân nghiệp, trước mặt và sau lưng; con khởi lên từ khẩu nghiệp, trước mặt và sau lưng, con khởi lên từ ý nghiệp, trước mặt và sau lưng.

Bạch Thế Tôn, do vậy chúng con nghĩ như sau: "Ta hãy từ bỏ tâm của ta và sống thuận theo tâm của những Tôn giả này". Và bạch Thế Tôn, con từ bỏ tâm của con, và sống thuận theo tâm của những Tôn giả ấy. Bạch Thế Tôn, chúng con tuy khác thân nhưng giống như đồng một tâm.

Rồi Tôn giả Nandiya... Rồi Tôn giả Kimbila bạch Thế Tôn:

-- Bạch Thế Tôn, ở đây chúng con nghĩ như sau: "Thật lợi ích thay cho ta! Thật khéo lợi ích thay cho ta, khi ta được sống với các vị đồng Phạm hạnh như vậy!" Bạch Thế Tôn, do vậy đối với các vị đồng Phạm hạnh này, con khởi lên từ thân nghiệp, trước mặt và sau lưng; con khởi lên từ khẩu nghiệp, trước mặt và sau lưng, con khởi lên từ ý nghiệp, trước mặt và sau lưng.

Bạch Thế Tôn, do vậy chúng con nghĩ như sau: "Ta hãy từ bỏ tâm của ta và sống thuận theo tâm của những Tôn giả này". Và bạch Thế Tôn, con từ bỏ tâm của con và sống thuận theo tâm của những Tôn giả ấy. Bạch Thế Tôn, chúng con tuy khác thân nhưng giống như đồng một tâm. Bạch Thế Tôn, như vậy chúng con sống hòa hợp, hoan hỷ với nhau, như nước với sữa, sống nhìn nhau với cặp mắt thiện cảm.

-- Lành thay, lành thay, này các Anuruddha! Và này các Anuruddha, các Ông có sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần không?

-- Bạch Thế Tôn, thật sự chúng con sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần.

-- Này các Anuruddha, như thế nào, các Ông sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần?

-- Ở đây, bạch Thế Tôn, chúng con ai đi vào làng khất thực về trước, người ấy sắp đặt các chỗ ngồi, soạn sẵn nước uống, nước rửa chân, soạn sẵn một bát để bỏ đồ dư. Ai đi vào làng khất thực về sau, người ấy, còn đồ ăn để lại, nếu muốn thì ăn, nếu không muốn thời bỏ vào chỗ không có cỏ xanh hay đổ vào nước không có loài côn trùng.

Người ấy xếp dọn lại các chỗ ngồi, cất đi nước uống, nước rửa chân, cất đi cái bát để bỏ đồ dư và quét sạch nhà ăn. Ai thấy ghè nước uống, ghè nước rửa chân, hay ghè nước trong nhà cầu hết nước trống không, người ấy sẽ lo liệu (nước).

Nếu làm không nỗi với sức bàn tay của mình, người ấy dùng tay ra hiệu gọi người thứ hai: "Chúng ta hãy lo liệu (nước)". Dầu vậy, bạch Thế Tôn, chúng con không vì vậy gây ra tiếng động. Và đến ngày thứ năm, bạch Thế Tôn, suốt cả một đêm chúng con ngồi đàm luận về đạo pháp. Như vậy, bạch Thế Tôn, chúng con sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần.

-- Lành thay, lành thay, này các Anurudda! Này các Anuruddha, các Ông sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần như vậy, các Ông có chứng được pháp thượng nhân tri kiến thù thắng, xứng đáng bậc Thánh, sống thoải mái an lạc không?

-- Ở đây, bạch Thế Tôn, chúng con sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần như vậy, chúng con nhận thấy được hào quang, cũng như sự hiện khởi các sắc pháp. Nhưng hào quang ấy không bao lâu biến mất cùng với sự hiện khởi các sắc pháp. Chúng con không được hiểu rõ tướng ấy là gì.

-- Này các Anuruddha, tướng ấy các Ông cần phải hiểu rõ. Ta cũng vậy, này các Anuruddha, trước khi giác ngộ, chưa chứng Chánh Ðẳng Giác, còn là Bồ-tát, Ta nhận thấy hào quang và sự hiện khởi các sắc pháp. Nhưng hào quang ấy không bao lâu biến mất nơi Ta cùng với sự hiện khởi các sắc pháp.

Này các Anuruddha, Ta suy nghĩ như sau: "Do nhân gì, do duyên gì hào quang biến mất đối với Ta, cùng với sự hiện khởi các sắc pháp?" Này các Anuruddha, Ta suy nghĩ như sau: "Nghi hoặc khởi lên nơi Ta. Vì có nghi hoặc nên định của Ta bị biến diệt; khi định biến diệt, hào quang biến mất cùng với sự hiện khởi các sắc pháp. Vậy Ta sẽ phải làm thế nào để nghi hoặc không khởi lên nơi Ta nữa".

Rồi này các Anuruddha, Ta sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, nhận thấy được hào quang cùng với sự hiện khởi các sắc pháp. Nhưng hào quang ấy không bao lâu biến mất nơi Ta, cùng với sự hiện khởi các sắc pháp.

Rồi này các Anuruddha, Ta suy nghĩ như sau: "Do nhân gì, do duyên gì, hào quang biến mất nơi Ta, cùng với sự hiện khởi của các sắc pháp?" Rồi này các Anuruddha, Ta suy nghĩ như sau: "Không tác ý khởi lên nơi Ta. Vì không có tác ý, nên định bị biến diệt nơi Ta; khi định bị biến diệt, hào quang biến mất cùng với sự hiện khởi các sắc pháp. Vậy Ta phải làm như thế nào để nghi hoặc và không tác ý không khởi lên nơi Ta nữa".

Rồi này các Anuruddha, Ta sống không phóng dật... Rồi này các Anuruddha, Ta suy nghĩ như sau: "Hôn trầm, thụy miên, khởi lên nơi Ta. Vì có hôn trầm, thụy miên nên định của Ta bị biến diệt; khi định bị biến diệt, hào quang biến mất cùng với sự hiện khởi các sắc pháp. Vậy Ta phải làm như thế nào để nghi hoặc, không tác ý và hôn trầm, thụy miên không khởi lên nơi Ta nữa".

Rồi này các Anuruddha, Ta sống không phóng dật... Rồi này các Anuruddha, Ta suy nghĩ như sau: "Sự sợ hãi khởi lên nơi Ta. Vì có sợ hãi, nên định bị biến diệt nơi Ta; khi định bị biến diệt, hào quang biến mất cùng với sự hiện khởi các sắc pháp".

Ví như, này các Anuruddha, một người đang đi trên con đường, có kẻ giết người nhảy đến (công kích) từ hai phía. Do nhân duyên từ hai phía, người ấy khởi lên sợ hãi. Cũng vậy, này các Anuruddha, sợ hãi khởi lên nơi Ta. Vì có sợ hãi, nên định bị biến diệt nơi Ta; khi định bị biến diệt, hào quang biến mất cùng với sự hiện khởi các sắc pháp. Vậy Ta phải làm thế nào để nghi hoặc, không tác ý, hôn trầm, thụy miên và sự sợ hãi không khởi lên nơi Ta nữa".

Rồi này các Anuruddha, Ta sống không phóng dật.. Rồi này các Anuruddha, Ta suy nghĩ như sau: "Sự phấn chấn (ubbilla) khởi lên nơi Ta. Vì có sự phấn chấn, nên định bị biến diệt nơi Ta; khi định bị biến diệt, hào quang biến mất cùng với sự hiện khởi các sắc pháp.

Ví như, này các Anuruddha, một người đi tìm cửa miệng một kho tàng, và trong một lần tìm được năm cửa miệng kho tàng, do nhân duyên này phấn chấn khởi lên. Cũng vậy, này các Anuruddha, phấn chấn khởi lên nơi Ta. Vì có phấn chấn nên định bị biến diệt nơi Ta; khi định bị biến diệt mất cùng với sự hiện khởi các sắc pháp. Vậy Ta phải làm thế nào, để nghi hoặc, không tác ý, hôn trầm, thụy miên, sợ hãi và sự phấn chấn không khởi lên nơi Ta nữa".

Rồi này các Anuruddha, Ta sống không phóng dật... Rồi này các Anuruddha, Ta suy nghĩ như sau: "Dâm ý (dutthullam) khởi lên nơi Ta. Vì có dâm ý, nên định bị biến diệt nơi Ta; khi định bị biến diệt, hào quang biến mất cùng với sự hiện khởi các sắc pháp. Vậy Ta phải làm thế nào để nghi hoặc, không tác ý, hôn trầm, thụy miên, sợ hãi, phấn chấn, dâm ý không khởi lên nơi Ta nữa".

Rồi này các Anuruddha, Ta sống không phóng dật.... Rồi này các Anuruddha, Ta suy nghĩ như sau: "Sự tinh cần quá độ khởi lên nơi Ta, và vì có tinh cần quá độ, nên định lực biến diệt nơi Ta; khi định bị biến diệt, hào quang biến mất cùng với sự hiện khởi các sắc pháp.

Ví như, này các Anuruddha, một người với hai tay bắt nắm quá chặt một con chim cáy khiến con chim chết liền tại chỗ. Cũng vậy, này các Anuruddha, tinh cần quá độ khởi lên nơi Ta. Vì có tinh cần quá độ... cùng với sự hiện khởi các sắc pháp. Vậy Ta phải làm thế nào để nghi hoặc, không tác ý, hôn trầm, thụy miên, sợ hãi, phấn chấn, dâm ý, và tinh cần quá độ không khởi lên nơi Ta nữa".

Rồi này các Anuruddha, Ta sống không phóng dật... Rồi này các Anuruddha, Ta suy nghĩ như sau: "Tinh cần quá yếu đuối khởi lên nơi Ta. Vì có tinh cần quá yếu đuối, nên định biến diệt nơi Ta; khi định biến diệt, hào quang biến mất cùng với sự hiện khởi các sắc pháp.

Ví như, này các Anuruddha, một người bắt một con chim cáy quá lỏng lẻo, con chim ấy bay khỏi hai tay của người ấy. Cũng vậy, này các Anuruddha,... cùng với sự hiện khởi các sắc pháp. Vậy Ta phải làm thế nào để nghi hoặc, không tác ý, hôn trầm, thụy miên, sợ hãi, phấn chấn, dâm ý, tinh cần quá độ và tinh cần quá yếu đuối không khởi lên nơi Ta nữa".

Rồi này các Anuruddha, Ta sống không phóng dật... Rồi này các Anuruddha, Ta suy nghĩ như sau: "Ái dục khởi lên nơi Ta. Vì có ái dục.. với sự hiện khởi các sắc pháp... Vậy Ta phải làm thế nào để nghi hoặc, không tác ý... tinh cần quá yếu đuối và ái dục không khởi lên nơi Ta nữa".

Rồi này các Anuruddha, Ta sống không phóng dật... Rồi này các Anuruddha, Ta nghĩ như sau: "Sai biệt tưởng khởi lên nơi Ta... cùng với sự hiện khởi các sắc pháp. Vậy Ta phải làm thế nào để nghi hoặc... ái dục và sai biệt tưởng không khởi lên nơi Ta nữa".

Rồi này các Anuruddha, Ta sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, và Ta nhận thấy được hào quang cùng với sự hiện khởi sắc pháp. Những hào quang ấy không bao lâu biến mất nơi Ta cùng với sự hiện khởi các sắc pháp.

Rồi này các Anuruddha, Ta suy nghĩ như sau: "Do nhân gì, do duyên gì, hào quang biến mất nơi Ta cùng với sự hiện khởi các sắc pháp?" Rồi này các Anuruddha, Ta suy nghĩ như sau: "Một trạng thái quá chú tâm vào các sắc pháp khởi lên nơi Ta... cùng với sự hiện khởi các sắc pháp. Vậy Ta phải làm như thế nào để nghi hoặc.. (như trên)... các tưởng sai biệt và trạng thái quá chú tâm vào các sắc pháp không khởi lên nơi Ta nữa".

Rồi này các Anuruddha, sau khi biết được nghi hoặc là một phiền não của tâm, Ta đoạn trừ nghi hoặc, phiền não của tâm; sau khi biết được không tác ý là một phiền não của tâm, Ta đoạn trừ không tác ý, phiền não của tâm; sau khi biết được hôn trầm, thụy miên... sau khi biết được sợ hãi... sau khi biết được phấn chấn.... sau khi biết được dâm ý... sau khi biết được sự tinh cần quá độ... sau khi biết được sự tinh cần quá yếu đuối... sau khi biết được dục ái... sau khi biết được tưởng sai biệt;

sau khi biết được trạng thái quá chú tâm đến sắc pháp là một phiền não của tâm, Ta đoạn trừ trạng thái quá chú trọng vào các sắc pháp, một phiền não của tâm.

Rồi này các Anuruddha, Ta sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, nhận thấy được hào quang nhưng Ta không thấy các sắc pháp cả đêm, cả ngày, cả đêm và cả ngày. Ta thấy các sắc pháp nhưng không nhận thấy hào quang.

Về vấn đề này, này các Anuruddha, Ta suy nghĩ như sau: "Do nhân gì, do duyên gì, Ta chỉ nhận thấy hào quang, nhưng không thấy sắc pháp: cả đêm, cả ngày, cả đêm và cả ngày?" Ta chỉ thấy các sắc pháp nhưng không nhận thấy hào quang.

Về vấn đề này, này các Anuruddha, Ta suy nghĩ như sau: "Trong khi Ta không tác ý sắc tướng, nhưng có tác ý hào quang tướng, trong khi ấy ta nhận thấy hào quang, nhưng không thấy sắc pháp. Còn trong khi Ta không tác ý hào quang tướng, nhưng tác ý sắc tướng; trong khi ấy Ta thấy các sắc pháp, nhưng không nhận thấy hào quang, cả đêm, cả ngày, cả đêm và cả ngày".

Rồi này các Anuruddha, Ta sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, nhận thấy hào quang có hạn lượng và thấy được các sắc pháp có hạn lượng; nhận thấy hào quang vô lượng và nhận thấy được các sắc pháp vô lượng, cả đêm, cả ngày, cả đêm và cả ngày.

Về vấn đề này, này các Anuruddha, Ta suy nghĩ như sau: "Do nhân gì, do duyên gì, Ta nhận thấy hào quang có hạn lượng và thấy các sắc pháp có hạn lượng; nhận thấy hào quang vô lượng và thấy được các sắc pháp vô lượng, cả đêm, cả ngày, cả đêm và cả ngày?"

Về vấn đề này, này các Anuruddha, Ta suy nghĩ như sau: "Khi nào định có hạn lượng, khi ấy mắt của Ta có hạn lượng; với con mắt có hạn lượng ấy, Ta nhận thấy hào quang có hạn lượng và thấy sắc pháp có hạn lượng. Nhưng khi nào định của Ta không hạn lượng, trong khi ấy mắt của Ta thành vô lượng, và với con mắt vô lượng ấy, Ta nhận thấy hào quang vô lượng và thấy các sắc pháp vô lượng cả đêm, cả ngày, cả đêm và cả ngày".

Này các Anuruddha, khi nào biết được nghi hoặc là một phiền não của tâm, thời nghi hoặc phiền não của tâm được đoạn trừ; khi nào biết được không tác ý là một phiền não của tâm, thời không tác ý phiền não của tâm được đoạn trừ; khi nào biết được hôn trầm, thụy miên... ; khi nào biết được sợ hãi... ; khi nào biết được phấn chấn... ; khi nào biết được dâm ý... ; khi nào biết được tinh cần quá độ... ; khi nào biết được sự tinh cần quá yếu đuối... ; khi nào biết được dục ái... ; khi nào biết được tưởng sai biệt... ;

khi nào biết được trạng thái quá chú tâm đến các sắc pháp là một phiền não của tâm, thời trạng thái quá chú tâm đến các sắc pháp phiền não của tâm được đoạn trừ. Rồi này các Anuruddha, Ta suy nghĩ như sau: "Những phiền não tâm của Ta đã được đoạn trừ. Nay Ta tu tập ba loại định".

Rồi này các Anuruddha, Ta tu tập định có tầm, có tứ; Ta tu tập định không có tầm, chỉ có tứ; Ta tu tập định không tầm, không tứ; Ta tu tập định có hỷ; Ta tu tập định không có hỷ; Ta tu tập định câu hữu với lạc; Ta tu tập định câu hữu với xả.

Này các Anuruddha, khi nào Ta tu tập định có tầm, có tứ; khi nào Ta tu tập định không tầm, chỉ có tứ; khi nào Ta tu tập định không có tầm, không có tứ; khi nào Ta tu tập định có hỷ; khi nào Ta tu tập định không có hỷ; khi nào Ta tu tập định câu hữu với xả, thời tri kiến khởi lên nơi Ta: "Giải thoát của Ta là bất động, đây là đời sống cuối cùng của Ta, nay không còn hiện hữu".

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Tôn giả Anuruddha hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.


128. Imperfections

Translated by: Bhikkhu Ñāṇamoli & Bhikkhu Bodhi

1. THUS HAVE I HEARD. On one occasion the Blessed One was living at Kosambī in Ghosita’s Park.

2. Now on that occasion the bhikkhus at Kosambī had taken to quarrelling and brawling and were deep in disputes, stabbing each other with verbal daggers.1186

3. Then a certain bhikkhu went to the Blessed One, [153] and after paying homage to him, he stood at one side and said:

“Venerable sir, the bhikkhus here at Kosambī have taken to quarrelling and brawling and are deep in disputes, stabbing each other with verbal daggers. It would be good, venerable sir, if the Blessed One would go to those bhikkhus out of compassion.” The Blessed One consented in silence.

4. Then the Blessed One went to those bhikkhus and said to them:

“Enough, bhikkhus, let there be no quarrelling, brawling, wrangling, or dispute.”

When this was said, a certain bhikkhu said to the Blessed One:

“Wait, venerable sir! Let the Blessed One, the Lord of the Dhamma, live at ease devoted to a pleasant abiding here and now. We are the ones who will be responsible for this quarrelling, brawling, wrangling, and dispute.”

For a second time… For a third time the Blessed One said:

“Enough, bhikkhus, let there be no quarrelling, brawling, wrangling, or dispute.”





For a third time that bhikkhu said to the Blessed One:

“Wait, venerable sir!…

We are the ones who will be responsible for this quarrelling, brawling, wrangling, and dispute.”

5. Then, when it was morning, the Blessed One dressed, and taking his bowl and outer robe, entered Kosambī for alms. When he had wandered for alms in Kosambī and had returned from his almsround, after his meal he set his resting place in order, took his bowl and outer robe, and while standing uttered these stanzas: [154]

6. “When many voices shout at once
None considers himself a fool;
Though the Sangha is being split
None thinks himself to be at fault.

They have forgotten thoughtful speech,
They talk obsessed by words alone.
Uncurbed their mouths, they bawl at will;
None knows what leads him so to act.

‘He abused me, he struck me,1187
He defeated me, he robbed me’ —
In those who harbour thoughts like these
Hatred will never be allayed.

‘He abused me, he struck me,
He defeated me, he robbed me.’
In those who do not harbour thoughts like these
Hatred will readily be allayed.

For in this world hatred is never
Allayed by further acts of hate.
It is allayed by non-hatred:
That is the fixed and ageless law.

Those others do not recognise
That here we should restrain ourselves.
But those wise ones who realise this
At once end all their enmity.

Breakers of bones and murderers,
Those who steal cattle, horses, wealth,
Those who pillage the entire realm —
When even these can act together
Why can you not do so too?

If one can find a worthy friend,
A virtuous, steadfast companion,
Then overcome all threats of danger
And walk with him content and mindful.

But if one finds no worthy friend,
No virtuous, steadfast companion,
Then as a king leaves his conquered realm,
Walk like a tusker in the woods alone.

Better it is to walk alone,
There is no companionship with fools.
Walk alone and do no evil,
At ease like a tusker in the woods.”

7. Then, having uttered these stanzas while standing, the Blessed One went to the village of Bālakaloṇakāra.

On that occasion [155] the venerable Bhagu was living at the village of Bālakaloṇakāra. When the venerable Bhagu saw the Blessed One coming in the distance, he prepared a seat and set out water for washing the feet. The Blessed One sat down on the seat made ready and washed his feet. The venerable Bhagu paid homage to the Blessed One and sat down at one side, and the Blessed One said to him:

“I hope you are keeping well, bhikkhu, I hope you are comfortable, I hope you are not having any trouble getting almsfood.”

“I am keeping well, Blessed One, I am comfortable, and I am not having any trouble getting almsfood.”

Then the Blessed One instructed, urged, roused, and gladdened the venerable Bhagu with talk on the Dhamma, after which he rose from his seat and went to the Eastern Bamboo Park.

8. Now on that occasion the venerable Anuruddha, the venerable Nandiya and the venerable Kimbila were living at the Eastern Bamboo Park.1188 The park keeper saw the Blessed One coming in the distance and told him:

“Do not enter this park, recluse. There are three clansmen here seeking their own good. Do not disturb them.”

9. The venerable Anuruddha heard the park keeper speaking to the Blessed One and told him:

“Friend park keeper, do not keep the Blessed One out. It is our Teacher, the Blessed One, who has come.”

Then the venerable Anuruddha went to the venerable Nandiya and the venerable Kimbila and said:

“Come out, venerable sirs, come out! Our Teacher, the Blessed One, has come.”

10. Then all three went to meet the Blessed One. One took his bowl and outer robe, one prepared a seat, and one set out water for washing the feet. The Blessed One sat down on the seat made ready and washed his feet. Then those three venerable ones paid homage to the Blessed One and sat down at one side, and the Blessed One said to them:

“I hope you are all keeping well, Anuruddha, I hope you are comfortable, I hope you are not having any trouble getting almsfood.” [156]

“We are keeping well, Blessed One, we are comfortable, and we are not having any trouble getting almsfood.”

11. “I hope, Anuruddha, that you are all living in concord, with mutual appreciation, without disputing, blending like milk and water, viewing each other with kindly eyes.”

“Surely, venerable sir, we are living in concord, with mutual appreciation, without disputing, blending like milk and water, viewing each other with kindly eyes.”

“But, Anuruddha, how do you live thus?”

12. “Venerable sir, as to that, I think thus: ‘It is a gain for me, it is a great gain for me that I am living with such companions in the holy life.’ I maintain bodily acts of loving-kindness towards these venerable ones both openly and privately; I maintain verbal acts of loving-kindness towards them both openly and privately; I maintain mental acts of loving-kindness towards them both openly and privately.

I consider: ‘Why should I not set aside what I wish to do and do what these venerable ones wish to do?’ Then I set aside what I wish to do and do what these venerable ones wish to do. We are different in body, venerable sir, but one in mind.”

The venerable Nandiya and the venerable Kimbila each spoke likewise, adding:



“That is how, venerable sir, we are living in concord, with mutual appreciation, without disputing, blending like milk and water, viewing each other with kindly eyes.”

13. “Good, good, Anuruddha. I hope that you all abide diligent, ardent, and resolute.” [157]

“Surely, venerable sir, we abide diligent, ardent, and resolute.”

“But, Anuruddha, how do you abide thus?”

14. “Venerable sir, as to that, whichever of us returns first from the village with almsfood prepares the seats, sets out the water for drinking and for washing, and puts the refuse bucket in its place. Whichever of us returns last eats any food left over, if he wishes; otherwise he throws it away where there is no greenery or drops it into water where there is no life.

He puts away the seats and the water for drinking and for washing. He puts away the refuse bucket after washing it, and he sweeps out the refectory. Whoever notices that the pots of water for drinking, washing, or the latrine are low or empty takes care of them.

If they are too heavy for him, he calls someone else by a signal of the hand and they move it by joining hands, but because of this we do not break out into speech. But every five days we sit together all night discussing the Dhamma. That is how we abide diligent, ardent, and resolute.”

15. “Good, good, Anuruddha. But while you abide thus diligent, ardent, and resolute, have you attained any superhuman states, a distinction in knowledge and vision worthy of the noble ones, a comfortable abiding?”

“Venerable sir, as we abide here diligent, ardent, and resolute, we perceive both light and a vision of forms.1189 Soon afterwards the light and the vision of forms disappear, but we have not discovered the cause for that.”

16. “You should discover the cause for that,1190 Anuruddha. Before my enlightenment, while I was still only an unenlightened Bodhisatta, I too perceived both light and a vision of forms. Soon afterwards the light [158] and the vision of forms disappeared.

I thought: ‘What is the cause and condition why the light and the vision of forms have disappeared?’ Then I considered thus: ‘Doubt arose in me, and because of the doubt my concentration fell away; when my concentration fell away, the light and the vision of forms disappeared. I shall so act that doubt will not arise in me again.’

17. “As, Anuruddha, I was abiding diligent, ardent, and resolute, I perceived both light and a vision of forms. Soon afterward the light and the vision of forms disappeared.

I thought: ‘What is the cause and condition why the light and the vision of forms have disappeared?’ Then I considered thus: ‘Inattention arose in me, and because of inattention my concentration fell away; when my concentration fell away, the light and the vision of forms disappeared. I shall so act that neither doubt nor inattention will arise in me again.’

18. “As, Anuruddha, I was abiding diligent… I considered thus: ‘Sloth and torpor arose in me, and because of sloth and torpor my concentration fell away; when my concentration fell away, the light and the vision of forms disappeared. I shall so act that neither doubt nor inattention nor sloth and torpor will arise in me again.’

19. “As, Anuruddha, I was abiding diligent… I considered thus: ‘Fear arose in me, and because of fear my concentration fell away; when my concentration fell away, the light and the vision of forms disappeared.’

Suppose a man set out on a journey and murderers leaped out on both sides of him; then fear would arise in him because of that. So too, fear arose in me… the light and the vision of forms disappeared. [I considered thus:] ‘I shall so act [159] that neither doubt nor inattention nor sloth and torpor nor fear will arise in me again.’

20. “As, Anuruddha, I was abiding diligent… I considered thus: ‘Elation arose in me, and because of elation my concentration fell away; when my concentration fell away, the light and the vision of forms disappeared.’

Suppose a man seeking one entrance to a hidden treasure came all at once upon five entrances to a hidden treasure;1191 then elation would arise in him because of that. So too, elation arose in me… the light and the vision of forms disappeared. [I considered thus:] ‘I shall so act that neither doubt nor inattention… nor fear nor elation will arise in me again.’

21. “As, Anuruddha, I was abiding diligent… I considered thus: ‘Inertia arose in me, and because of inertia my concentration fell away; when my concentration fell away, the light and the vision of forms disappeared. I shall so act that neither doubt nor inattention… nor elation nor inertia will arise in me again.’

22. “As, Anuruddha, I was abiding diligent… I considered thus: ‘Excess of energy arose in me, and because of excess of energy my concentration fell away; when my concentration fell away, the light and the vision of forms disappeared.’

Suppose a man were to grip a quail tightly with both hands; it would die then and there. So too, an excess of energy arose in me… the light and the vision of forms disappeared. [I considered thus:] ‘I shall so act that neither doubt nor inattention… nor inertia nor excess of energy will arise in me again.’

23. “As, Anuruddha, I was abiding diligent… I considered thus: ‘Deficiency of energy arose in me, [160] and because of deficiency of energy my concentration fell away; when my concentration fell away, the light and the vision of forms disappeared.’

Suppose a man were to grip a quail loosely; it would fly out of his hands. So too, a deficiency of energy arose in me… the light and the vision of forms disappeared. [I considered thus:] ‘I shall so act that neither doubt nor inattention… nor excess of energy nor deficiency of energy will arise in me again.’

24. “As, Anuruddha, I was abiding diligent… I considered thus: ‘Longing arose in me, and because of that longing my concentration fell away; when my concentration fell away, the light and the vision of forms disappeared. I shall so act that neither doubt nor inattention… nor deficiency of energy nor longing will arise in me again.’

25. “As, Anuruddha, I was abiding diligent… I considered thus: ‘Perception of diversity arose in me,1192 and because of perception of diversity my concentration fell away; when my concentration fell away, the light and the vision of forms disappeared. I shall so act that neither doubt nor inattention… nor longing nor perception of diversity will arise in me again.’

26. “As, Anuruddha, I was abiding diligent…

I considered thus: ‘Excessive meditation upon forms arose in me,1193 and because of excessive meditation upon forms my concentration fell away; when my concentration fell away, the light and the vision of forms disappeared. I shall so act that neither doubt nor inattention… nor perception of diversity nor excessive meditation upon forms will arise in me again.’

27. “When, Anuruddha, I understood that doubt is an imperfection of the mind,1194 I abandoned doubt, an imperfection of the mind. When I understood that inattention… sloth and torpor… fear… elation… inertia… excess of energy… deficiency of energy… longing… perception of diversity…

excessive meditation upon forms [161] is an imperfection of the mind, I abandoned excessive meditation upon forms, an imperfection of the mind.

28. “As, Anuruddha, I was abiding diligent, ardent, and resolute, I perceived light but I did not see forms; I saw forms but I did not perceive light, even for a whole night or a whole day or a whole day and night.

I thought: ‘What is the cause and condition for this?’ Then I considered thus: ‘On the occasion when I do not attend to the sign of forms but attend to the sign of light, I then perceive light but do not see forms.

On the occasion when I do not attend to the sign of light but attend to the sign of forms, I then see forms but do not perceive light, even for a whole night or a whole day or a whole day and night.’

29. “As, Anuruddha, I was abiding diligent, ardent, and resolute, I perceived limited light and saw limited forms; I perceived immeasurable light and saw immeasurable forms, even for a whole night or a whole day or a whole day and night.

I thought: ‘What is the cause and condition for this?’ Then I considered thus: ‘On the occasion when concentration is limited, my vision is limited, and with limited vision I perceive limited light and limited forms.

But on the occasion when concentration is immeasurable, my vision is immeasurable, and with immeasurable vision I perceive immeasurable light and see immeasurable forms, even for a whole night or a whole day or a whole day and night.’

30. “When, [162] Anuruddha, I understood that doubt is an imperfection of the mind and had abandoned doubt, an imperfection of the mind; when I understood that inattention is an imperfection of the mind and had abandoned inattention… abandoned sloth and torpor… abandoned fear… abandoned elation… abandoned inertia… abandoned excess of energy… abandoned deficiency of energy… abandoned longing… abandoned perception of diversity…

abandoned excessive meditation upon forms, an imperfection of the mind; then I thought: ‘I have abandoned those imperfections of the mind. Let me now develop concentration in three ways.’1195

31. “Thereupon, Anuruddha, I developed concentration with applied thought and sustained thought; I developed concentration without applied thought but with sustained thought only; I developed concentration without applied thought and without sustained thought; I developed concentration with rapture; I developed concentration without rapture; I developed concentration accompanied by enjoyment; I developed concentration accompanied by equanimity.1196

32. “When, Anuruddha, I had developed concentration with applied thought and sustained thought… when I had developed concentration accompanied by equanimity, the knowledge and vision arose in me: ‘My deliverance is unshakeable; this is my last birth; now there is no renewal of being.’”1197

That is what the Blessed One said. The venerable Anuruddha was satisfied and delighted in the Blessed One’s words.





Close
Close