Quay lại bản Việt dịch

Font chữ:
Font chữ:

127. Kinh A-na-luật

Dịch giả: Thích Minh Châu

Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn trú ở Sāvatthī (Xá vệ), tại Jetavana (Kỳ-đà viên), chỗ tinh xá của ông Anāthapiṇḍika (Cấp cô độc). Rồi thợ mộc Pañcakanga bảo một người:

-- Hãy đến, này Người kia, hãy đi đến Tôn giả Anuruddha (A-na-luật), nhân danh ta, cúi đầu đảnh lễ chân Tôn giả Anuruddha và thưa như sau: "Thưa Tôn giả, thợ mộc Pañcakanga cúi đầu đảnh lễ Tôn giả Anuruddha, và thưa: Mong rằng Tôn giả Anuruddha cùng ba vị nữa, ngày mai nhận lời dùng bữa ăn với thợ mộc Pañcakanga. Mong rằng Tôn giả Anuruddha đến thật sớm, vì thợ mộc Pañcakanga có nhiều công việc, có nhiều bổn phận phải làm đối với vua".

-- Thưa vâng, Tôn giả.
Người ấy vâng đáp thợ mộc Pañcakanga, đi đến Tôn giả Anuruddha, sau khi đến đảnh lễ Tôn giả Anuruddha, rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, người ấy thưa Tôn giả Anuruddha:

-- Thợ mộc Pañcakanga cúi đầu đảnh lễ Tôn giả Anuruddha và thưa như sau: "Thưa Tôn giả, mong rằng Tôn giả Anuruddha với ba vị nữa ngày mai đến dùng bữa ăn với thợ mộc Pañcakanga. Thưa Tôn giả, mong rằng Tôn giả Anuruddha đến cho thật sớm, vì thợ mộc Pañcakanga có nhiều công việc, có nhiều bổn phận phải làm đối với vua".

Tôn giả Anuruddha im lặng nhận lời.

Rồi Tôn giả Anuruddha, sau khi đêm ấy đã mãn, vào buổi sáng đắp y, cầm y bát, đi đến trú xứ thợ mộc Pañcakanga, sau khi đến liền ngồi trên chỗ đã soạn sẵn. Rồi thợ mộc Pañcakanga tự tay mời mọc và làm cho thỏa mãn Tôn giả Anuruddha với các món ăn thượng vị, loại cứng và loại mềm. Và sau khi Tôn giả Anuruddha đã ăn xong, đã cất tay khỏi bình bát, thợ mộc Pañcakanga lấy một ghế thấp rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, thợ mộc Pañcakanga thưa cùng Tôn giả Anuruddha:

-- Ở đây, thưa Tôn giả, các Trưởng lão Tỷ-kheo đến và nói như sau: "Này Gia chủ, hãy tu tập vô lượng tâm giải thoát". Có một số vị Trưởng lão lại nói như sau: "Này Gia chủ, hãy tu tập đại hành tâm giải thoát". Thưa Tôn giả, vô lượng tâm giải thoát và đại hành tâm giải thoát, các pháp này vừa khác nghĩa vừa khác văn, hay đồng nghĩa, chỉ khác biệt về văn?

-- Này Gia chủ, hãy nói lên những điều gì Ông nghĩ về vấn đề này; nhờ vậy, vấn đề này sẽ trở thành xác thật cho Ông.

-- Thưa Tôn giả, con nghĩ như sau: "Vô lượng tâm giải thoát và đại hành tâm giải thoát, các pháp này đồng nghĩa nhưng khác văn".

-- Này Gia chủ, vô lượng tâm giải thoát và đại hành tâm giải thoát, những pháp này vừa khác nghĩa vừa khác văn. Do vậy, này Cư sĩ, đây cần phải hiểu đúng với pháp môn, nghĩa là các pháp này vừa khác nghĩa vừa khác văn.

Và này Cư sĩ, thế nào là vô lượng tâm giải thoát?

Ở đây, này Cư sĩ, Tỷ-kheo an trú, biến mãn một phương với tâm câu hữu với từ, cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư. Như vậy, cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú biến mãn với tâm câu hữu với từ, quảng đại, vô biên, không hận, không sân.

...với tâm câu hữu với bi, ... với tâm câu hữu với hỷ, ... an trú, biến mãn, một phương với tâm câu hữu với xả, ... quảng đại, vô biên, không hận, không sân. Như vậy, này Cư sĩ, được gọi là vô lượng tâm giải thoát.

Này Cư sĩ, thế nào là đại hành tâm giải thoát?

Ở đây, này Cư sĩ, Tỷ-kheo cho đến một gốc cây, an trú, biến mãn và thấm nhuần lớn cho đến như vậy (trong khi tu Thiền). Như vậy, này Cư sĩ, được gọi là đại hành tâm giải thoát. Ở đây, này Cư sĩ, Tỷ-kheo cho đến hai hay ba gốc cây, an trú, biến mãn và thấm nhuần lớn cho đến như vậy (trong khi tu Thiền). Như vậy, này Cư sĩ, được gọi là đại hành tâm giải thoát.

Ở đây, này Cư sĩ, Tỷ-kheo cho đến một ruộng làng an trú, biến mãn và thấm nhuần lớn cho đến như vậy (trong khi tu Thiền). Như vậy, này Cư sĩ, được gọi là đại hành tâm giải thoát. Ở đây, này Cư sĩ, Tỷ-kheo cho đến hai hay ba ruộng làng, an trú, biến mãn và thấm nhuần lớn cho đến như vậy (trong khi tu Thiền). Như vậy, này Cư sĩ, được gọi là đại hành tâm giải thoát.

Ở đây, này Cư sĩ, Tỷ-kheo cho đến một đại vương quốc, an trú, biến mãn và thấm nhuần lớn cho đến như vậy (trong khi tu Thiền). Như vậy, này Cư sĩ, được gọi là đại hành tâm giải thoát. Ở đây, này Cư sĩ, Tỷ-kheo cho đến hai hay ba đại vương quốc, an trú, biến mãn và thấm nhuần lớn cho đến như vậy (trong khi tu Thiền). Như vậy, này Cư sĩ, được gọi là đại hành tâm giải thoát. Do vậy, này Cư sĩ, đây cần phải hiểu đúng với pháp môn này, nghĩa là các pháp này vừa khác nghĩa, vừa khác văn.

Này Cư sĩ, có bốn hữu sanh này (bhavuppattiyo: bốn sự sanh khởi cho một đời sống mới). Thế nào là bốn?

Ở đây, này Cư sĩ, có người, với hào quang hạn lượng (parittabha) an trú, biến mãn và thấm nhuần. Vị ấy sau khi thân hoại mạng chung được sanh cọng trú với chư Thiểu Quang thiên.

Ở đây, này Cư sĩ, có người với hào quang vô lượng, an trú, biến mãn và thấm nhuần. Vị ấy sau khi thân hoại mạng chung được sanh cọng trú với chư Vô Lượng Quang thiên.

Ở đây, này Cư sĩ, có người với hào quang tạp nhiễm, an trú, biến mãn và thấm nhuần. Vị ấy sau khi thân hoại mạng chung được sanh cọng trú với chư Tạp Nhiễm Quang thiên.

Ở đây, này Cư sĩ, có người với hào quang thanh tịnh, an trú, biến mãn và thấm nhuần. Vị ấy sau khi thân hoại mạng chung được sanh cộng trú với chư Biến Tịnh Quang thiên.

Này Cư sĩ, có bốn loại hữu sanh này.

Có thời, này Cư sĩ, chư Thiên kia tập họp tại một chỗ. Khi các vị này tập họp tại một chỗ, có thấy sự sai khác về màu sắc, không có thấy sự sai khác về hào quang.

Ví như, này Cư sĩ, có người cầm nhiều cây đèn dầu đi vào trong một nhà. Khi các cây đèn dầu ấy được đem vào trong nhà, có thấy sự sai khác về ngọn lửa, nhưng không có thấy sự sai khác về ánh sáng.

Cũng vậy, này Cư sĩ, có thời chư Thiên kia tập họp tại một chỗ. Khi các vị này tập họp tại một chỗ, có thấy sự sai khác về màu sắc, không có thấy sự sai khác về hào quang.

Có thời, này Cư sĩ, chư Thiên ấy, đi ra khỏi từ chỗ kia. Khi chư Thiên ấy đi ra khỏi từ chỗ kia, có thấy sự sai khác về màu sắc và cũng có thấy sự sai khác về hào quang.

Ví như, này Cư sĩ, có người đem nhiều cây đèn dầu ra khỏi ngôi nhà ấy, khi các cây đèn dầu ấy được đem ra khỏi ngôi nhà kia, có thấy sự sai khác về màu sắc và cũng có thấy sự sai khác về ánh sáng.

Cũng vậy, này Cư sĩ, có thời chư Thiên ấy đi ra khỏi từ chỗ kia. Khi chư Thiên ấy đi ra khỏi từ chỗ kia, có thấy sự sai khác về màu sắc và cũng có thấy sự sai khác về hào quang.

Này Cư sĩ, chư Thiên ấy không có nghĩ: "Ðây là thường còn, thường trú, thường hằng cho chúng tôi". Nhưng chỗ nào chư Thiên ấy an trú, tại chỗ ấy, chư Thiên ấy sống trong thoải mái.

Ví như, này Cư sĩ, khi các con ruồi bị mang đi trong đòn gánh hay trong cái giỏ, chúng nó không có nghĩ: "Ðây là sự thường còn, thường trú hay thường hằng cho chúng tôi". Nhưng chỗ nào, chỗ nào các con ruồi kia an trú, tại chỗ ấy, các con ruồi ấy sống trong thoải mái.

Cũng vậy, này Cư sĩ, chư Thiên ấy không có nghĩ: "Ðây là thường còn, thường trú hay thường hằng cho chúng tôi". Nhưng chỗ nào, chỗ nào chư Thiên ấy an trú, tại chỗ ấy, chư Thiên ấy sống trong thoải mái.

Khi được nghe nói vậy, Tôn giả Abhiya Kaccāna thưa với Tôn giả Anuruddha:

-- Tốt lành thay, Tôn giả Anuruddha! Ở đây, tôi có câu này cần phải hỏi thêm. Thưa Tôn giả, chư Thiên có hào quang, tất cả đều có hào quang có hạn lượng? Hay là ở đây có một số chư Thiên có hào quang vô lượng?

-- Này Hiền giả Kaccāna, tùy theo trường hợp, ở đây một số chư Thiên có hào quang có hạn lượng, nhưng ở đây cũng có một số chư Thiên có hào quang vô lượng.

-- Thưa Tôn giả Anuruddha, do nhân gì, do duyên gì, dầu cho chư Thiên ấy được sanh khởi trong một Thiên chúng, lại có một số chư Thiên có hào quang hạn lượng và có một số chư Thiên khác có hào quang vô lượng?

-- Này Hiền giả Kaccāna, ở đây Ta sẽ hỏi Hiền giả. Nếu Hiền giả kham nhẫn, Hiền giả sẽ trả lời. Này Hiền giả Kaccāna, Hiền giả nghĩ thế nào? Tỷ-kheo cho đến một gốc cây, an trú, biến mãn và thấm nhuần lớn cho đến như vậy (trong khi tu Thiền), và Tỷ-kheo cho đến hai hay ba gốc cây, an trú, biến mãn và thấm nhuần lớn cho đến như vậy (trong khi tu Thiền), trong hai sự tu tập tâm này, sự tu tập tâm nào rộng lớn hơn?

-- Thưa Tôn giả, Tỷ-kheo cho đến hai hay ba gốc cây, an trú, biến mãn và thấm nhuần lớn cho đến như vậy (trong khi tu Thiền), trong hai sự tu tập tâm ấy, sự tu tập tâm này rộng lớn hơn.

-- Này Hiền giả Kaccāna, Hiền giả nghĩ thế nào? Tỷ-kheo cho đến hai hay ba gốc cây, an trú, biến mãn và thấm nhuần lớn cho đến như vậy (trong khi tu Thiền), và Tỷ-kheo, cho đến một ruộng làng, an trú, biến mãn và thấm nhuần lớn cho đến như vậy (trong khi tu Thiền), trong hai sự tu tập tâm này, sự tu tập tâm nào rộng lớn hơn?

-- Thưa Tôn giả, Tỷ-kheo cho đến một ruộng làng, an trú, biến mãn, và thấm nhuần lớn cho đến như vậy (trong khi tu Thiền), trong hai sự tu tập tâm ấy, sự tu tập tâm này rộng lớn hơn.

-- Này Hiền giả Kaccāna, Tỷ-kheo cho đến hai hay ba ruộng làng, an trú, biến mãn và thấm nhuần lớn cho đến như vậy (trong khi tu Thiền), và Tỷ-kheo cho đến một đại vương quốc, an trú, biến mãn và thấm nhuần lớn cho đến như vậy (trong khi tu Thiền), trong hai sự tu tập tâm ấy, sự tu tập tâm nào rộng lớn hơn?

-- Thưa Tôn giả, Tỷ-kheo, cho đến một đại vương quốc, an trú, biến mãn và thấm nhuần lớn cho đến như vậy (trong khi tu Thiền), trong hai sự tu tập tâm ấy, sự tu tập tâm này rộng lớn hơn.

-- Này Hiền giả Kaccāna, Tỷ-kheo cho đến một đại vương, an trú, biến mãn và thấm nhuần lớn cho đến như vậy (trong khi tu Thiền), và Tỷ-kheo cho đến hai hay ba một đại vương quốc, an trú, biến mãn và thấm nhuần lớn cho đến như vậy (trong khi tu Thiền), trong hai sự tu tập tâm ấy, sự tu tập tâm nào rộng lớn hơn?

-- Thưa Tôn giả Anuruddha, Tỷ-kheo cho đến hai hay ba đại vương quốc, an trú, biến mãn và thấm nhuần rộng lớn cho đến như vậy (trong khi tu Thiền), trong hai sự tu tập tâm ấy, sự tu tập tâm này rộng lớn hơn.

-- Này Hiền giả Kaccāna, Hiền giả nghĩ thế nào? Tỷ-kheo cho đến hai hay ba đại vương quốc, an trú, biến mãn và thấm nhuần lớn cho đến như vậy (trong khi tu Thiền), và Tỷ-kheo cho đến giải đất tận hải biên, an trú, biến mãn và thấm nhuần lớn cho đến như vậy (trong khi tu Thiền), trong hai sự tu tập tâm ấy, sự tu tập tâm nào rộng lớn hơn?

-- Thưa Tôn giả, Tỷ-kheo cho đến giải đất tận hải biên, an trú, biến mãn và thấm nhuần lớn như vậy (trong khi tu Thiền), trong hai sự tu tập tâm ấy, sự tu tập tâm này rộng lớn hơn.

-- Này Hiền giả Kaccāna, do nhân này, do duyên này, giữa các chư Thiên ấy được sanh khởi trong một Thiên chúng, có một số chư Thiên có hào quang có hạn lượng, nhưng có một số chư Thiên có hào quang vô lượng.

-- Lành thay, Tôn giả Anuruddha ! Tôi có một câu cần phải hỏi thêm nữa. Thưa Tôn giả, về hào quang chư Thiên, có phải tất cả hào quang là tạp nhiễm hay có một số chư Thiên có hào quang thanh tịnh?

-- Tùy theo trường hợp, này Hiền giả Kaccāna, ở đây có một số chư Thiên có hào quang tạp nhiễm, nhưng ở đây cũng có một số chư Thiên có hào quang thanh tịnh.

-- Thưa Tôn giả Anuruddha, do nhân gì, do duyên gì, trong chư Thiên ấy được sanh khởi trong một Thiên chúng, có một số hào quang tạp nhiễm, nhưng có một số chư Thiên có hào quang thanh tịnh?

Này Hiền giả Kaccāna, Ta sẽ cho Hiền giả một ví dụ. Nhờ ví dụ ở đây, người có trí hiểu được ý nghĩa của lời nói.

Ví như, này Hiền giả Kaccāna, một cây đèn đang cháy với dầu không được sạch sẽ, với tim đèn cũng không được sạch sẽ. Vì dầu không được sạch sẽ, và cũng vì tim đèn không được sạch sẽ, nên cây đèn cháy rất lu mờ.

Cũng vậy, này Hiền giả Kaccāna, ở đây Tỷ-kheo an trú, biến mãn và thấm nhuần với hào quang tạp nhiễm. Thân dâm hạnh của vị ấy không được khéo chấm dứt, hôn trầm thụy miên không được khéo đoạn trừ, trạo cử hối quá không được khéo nhiếp phục. Vì không được khéo chấm dứt thân dâm hạnh, vì không khéo đoạn trừ hôn trầm thụy miên, vì không khéo nhiếp phục trạo cử hối quá, nên vị ấy được cháy lên một cách lu mờ. Vị ấy sau khi thân hoại mạng chung được sanh cọng trú với chư Thiên có hào quang tạp nhiễm.

Ví như, này Hiền giả Kaccāna, một ngọn đèn dầu được đốt cháy, với dầu sạch sẽ và với tim đèn cũng được sạch sẽ. Do dầu được sạch sẽ và cũng do tim đèn được sạch sẽ, nên cây đèn ấy được cháy không có mù mờ.

Cũng vậy, này Hiền giả Kaccāna, ở đây Tỷ-kheo an trú, biến mãn và thấm nhuần với hào quang thanh tịnh. Thân dâm hạnh của vị này được khéo chấm dứt, hôn trầm thụy miên được khéo đoạn trừ, trạo cử hối quá được khéo nhiếp phục. Do thân dâm hạnh được khéo chấm dứt, do hôn trầm thụy miên được khéo đoạn trừ, do trạo cử hối quá được khéo nhiếp phục, nên vị ấy được cháy lên không có mù mờ. Sau khi thân hoại mạng chung, vị ấy được sanh cọng trú với chư Thiên có hào quang thanh tịnh.

Này Hiền giả Kaccāna, do nhân này, do duyên này, giữa chư Thiên ấy sanh khởi cùng trong một Thiên chúng, có một số chư Thiên có hào quang tạp nhiễm, nhưng có một số chư Thiên có hào quang thanh tịnh.

Khi được nghe nói vậy, Tôn giả Abhiya Kaccāna thưa với Tôn giả Anuruddha:

-- Thật lành thay, Tôn giả Anuruddha! Thưa Tôn giả, Tôn giả Anuruddha không có nói như sau: "Như vậy tôi nghe", hay "Sự việc đúng như vậy". Trái lại, thưa Tôn giả, Tôn giả Anuruddha chỉ nói: "Chư Thiên này là như vậy và chư Thiên kia là như vậy". Thưa Tôn giả, tôi nghĩ như sau: "Tôn giả Anuruddha chắc chắn đã sống từ trước, đã đàm thoại từ trước, đã đàm luận từ trước với chư Thiên ấy".

-- Này Hiền giả Kaccāna, lời nói này của Hiền giả đến gần như thử thách Ta phải tuyên bố, nhưng Ta sẽ trả lời cho Hiền giả. Này Hiền giả Kaccāna, đã từ lâu, Ta đã sống từ trước, đã đàm thoại từ trước, đã đàm luận từ trước với chư Thiên ấy.

Khi nghe nói vậy, Tôn giả Abhiya Kaccāna nói với thợ mộc Pañcakanga:

-- Thật lợi ích thay cho Ông, này Cư sĩ, rằng Ông đã đoạn trừ được điều nghi ngờ từ trước, và cũng được dịp nghe pháp môn này.


127. Anuruddha

Translated by: Bhikkhu Ñāṇamoli & Bhikkhu Bodhi

1. THUS HAVE I HEARD. On one occasion the Blessed One was living at Sāvatthī in Jeta’s Grove, Anāthapiṇḍika’s Park.

2. Then the carpenter Pañcakanga addressed a certain man thus: “Come, good man, go to the venerable Anuruddha, [145] pay homage in my name with your head at his feet, and say: ‘Venerable sir, the carpenter Pañcakanga pays homage with his head at the venerable Anuruddha’s feet and says: “Venerable sir, let the venerable Anuruddha with three others consent to accept tomorrow’s meal from the carpenter Pañcakanga; and let the venerable Anuruddha arrive punctually as the carpenter Pañcakanga is very busy and has much work to do for the king.”’”

“Yes, sir,” that man replied, and he went to the venerable Anuruddha. After paying homage to the venerable Anuruddha, he sat down at one side and delivered his message.



The venerable Anuruddha consented in silence.

3. Then, when the night had ended, it being morning, the venerable Anuruddha dressed, and taking his bowl and outer robe, he went to the carpenter Pañcakanga’s house and sat down on a seat made ready. Then, with his own hands, the carpenter Pañcakanga served and satisfied the venerable Anuruddha with the various kinds of good food. Then, when the venerable Anuruddha had eaten and had put his bowl aside, the carpenter Pañcakanga took a low seat, sat down at one side, and said to the venerable Anuruddha:

4. “Here, venerable sir, elder bhikkhus have come to me and said: ‘Householder, develop the immeasurable deliverance of mind’; and some elders have said: ‘Householder, develop the exalted deliverance of mind.’ Venerable sir, the immeasurable deliverance of mind and the exalted deliverance of mind1180 — are these states different in meaning and [146] different in name, or are they one in meaning and different only in name?”

5. “Explain it as you see it, householder. Afterwards it will be cleared up for you.”

“Venerable sir, I think thus: the immeasurable deliverance of mind and the exalted deliverance of mind — these states are one in meaning and different only in name.”

6. “Householder, the immeasurable deliverance of mind and the exalted deliverance of mind — these states are different in meaning and different in name. And it should be understood as follows how these states are different in meaning and different in name.

7. “What, householder, is the immeasurable deliverance of mind?

Here a bhikkhu abides pervading one quarter with a mind imbued with loving-kindness, likewise the second, likewise the third, likewise the fourth; so above, below, around, and everywhere, and to all as to himself, he abides pervading the all-encompassing world with a mind imbued with loving-kindness, abundant, exalted, immeasurable, without hostility and without ill will.

He abides pervading one quarter with a mind imbued with compassion… He abides pervading one quarter with a mind imbued with altruistic joy… He abides pervading one quarter with a mind imbued with equanimity… abundant, exalted, immeasurable, without hostility and without ill will. This is called the immeasurable deliverance of mind.

8. “And what, householder, is the exalted deliverance of mind?

Here a bhikkhu abides resolved upon an area the size of the root of one tree, pervading it as exalted: this is called the exalted deliverance of mind.1181 Here a bhikkhu abides resolved upon an area the size of the roots of two or three trees, pervading it as exalted: this too is called the exalted deliverance of mind.

Here a bhikkhu abides resolved upon an area the size of one village, pervading it as exalted… [147]… an area the size of two or three villages…

an area the size of one major kingdom… an area the size of two or three major kingdoms… an area the size of the earth bounded by the ocean, pervading it as exalted: this too is called the exalted deliverance of mind. It is in this way, householder, that it can be understood how these states are different in meaning and different in name.

9. “There are, householder, these four kinds of reappearance [in a future state of] being.1182 What four?

Here someone abides resolved upon and pervading ‘limited radiance’; on the dissolution of the body, after death, he reappears in the company of the gods of Limited Radiance.

Here someone abides resolved upon and pervading ‘immeasurable radiance’; on the dissolution of the body, after death, he reappears in the company of the gods of Immeasurable Radiance.

Here someone abides resolved upon and pervading ‘defiled radiance’; on the dissolution of the body, after death, he reappears in the company of the gods of Defiled Radiance.

Here someone abides resolved upon and pervading ‘pure radiance’; on the dissolution of the body, after death, he reappears in the company of the gods of Pure Radiance.

These are the four kinds of reappearance [in a future state of] being.1183

10. “There is an occasion, householder, when those deities assemble in one place. When they have assembled in one place, a difference in their colour can be discerned but no difference in their radiance.

Just as, if a man were to bring several oil-lamps into a house, a difference in the flames of the lamps might be discerned but no difference in their radiance;

so too, there is an occasion when those deities assemble in one place [148]… but no difference in their radiance.

11. “There is an occasion, householder, when those deities disperse from there. When they have dispersed, a difference in their colours can be discerned and also a difference in their radiance.

Just as, if the man were to remove those several oil-lamps from that house, a difference might be discerned in the flames of the lamps and also a difference in their radiance;

so too, there is an occasion when those deities disperse from there… and also a difference in their radiance.

12. “It does not occur to those deities: ‘This [life] of ours is permanent, everlasting, and eternal,’ yet wherever those deities settle down, there they find delight.

Just as, when flies are being carried along on a carrying-pole or on a basket, it does not occur to them: ‘This [life] of ours is permanent, everlasting, or eternal,’ yet wherever those flies settle down, there they find delight;

so too, it does not occur to those deities… yet wherever they settle down, there they find delight.”

13. When this was said, the venerable Abhiya Kaccāna said to the venerable Anuruddha:

“Good, venerable Anuruddha, yet I have something further to ask: Are all those radiant ones deities of Limited Radiance, or are some of them deities of Immeasurable Radiance?”

“By reason of the factor [responsible for rebirth], friend Kaccāna, some are deities of Limited Radiance, some deities of Immeasurable Radiance.”

14. “Venerable Anuruddha, what is the cause and reason why among those deities that have reappeared in a single order of gods, [149] some are deities of Limited Radiance, some deities of Immeasurable Radiance?”

“As to that, friend Kaccāna, I shall ask you a question in return. Answer it as you choose. What do you think, friend Kaccāna? When one bhikkhu abides resolved upon an area the size of the root of one tree, pervading it as exalted, and another bhikkhu abides resolved upon the area the size of the roots of two or three trees, pervading it as exalted — which of these types of mental development is more exalted?”

— “The second, venerable sir.”

“What do you think, friend Kaccāna?
When one bhikkhu abides resolved upon an area the size of the roots of two or three trees, pervading it as exalted, and another bhikkhu abides resolved upon an area the size of one village, pervading it as exalted… an area the size of one village and an area the size of two or three villages…



an area the size of two or three villages [150] and an area the size of one major kingdom…



an area the size of one major kingdom and an area the size of two or three major kingdoms…



an area the size of two or three major kingdoms and an area the size of the earth bounded by the ocean, pervading it as exalted — which of these two types of mental development is more exalted?”

— “The second, venerable sir.”

“This is the cause and reason, friend Kaccāna, why among those deities that have reappeared in a single order of gods, some are deities of Limited Radiance, some deities of Immeasurable Radiance.”

15. “Good, venerable Anuruddha, yet I have something further to ask: Are all those radiant ones deities of Defiled Radiance, or are some of them deities of Pure Radiance?” [151]

“By reason of the factor [responsible for rebirth], friend Kaccāna, some are deities of Defiled Radiance, some deities of Pure Radiance.”

16. “Venerable Anuruddha, what is the cause and reason why among those deities that have reappeared in a single order of gods, some are deities of Defiled Radiance, some deities of Pure Radiance?”

“As to that, friend Kaccāna, I shall give a simile, for some wise men here understand the meaning of a statement by means of a simile.

Suppose an oil-lamp is burning with impure oil and an impure wick; because of the impurity of its oil and its wick it burns dimly.

So too, here a bhikkhu abides resolved upon and pervading [an area with] a defiled radiance. His bodily inertia has not fully subsided, his sloth and torpor have not been fully eliminated, his restlessness and remorse have not been fully removed; because of this he meditates, as it were, dimly.1184 On the dissolution of the body, after death, he reappears in the company of the gods of Defiled Radiance.

“Suppose an oil-lamp is burning with pure oil and a pure wick; because of the purity of its oil and its wick it does not burn dimly.

So too, here a bhikkhu abides resolved upon and pervading [an area with] a pure radiance. His bodily inertia has fully subsided, his sloth and torpor have been fully eliminated, his restlessness and remorse have been fully removed; because of this he meditates, as it were, brightly. On the dissolution of the body, after death, he reappears in the company of the gods of Pure Radiance. [152]

“This is the cause and reason, friend Kaccāna, why among those deities that have reappeared in the same order of gods, some are deities of Defiled Radiance, some deities of Pure Radiance.”

17. When this was said, the venerable Abhiya Kaccāna said to the venerable Anuruddha:

“Good, venerable Anuruddha. The venerable Anuruddha does not say: ‘Thus have I heard’ or ‘It should be thus.’ Rather, the venerable Anuruddha says: ‘These gods are thus and those gods are such.’ It occurs to me, venerable sir, that the venerable Anuruddha certainly has previously associated with those deities and talked with them and held conversations with them.”

“Certainly, friend Kaccāna, your words are offensive and discourteous, but still I will answer you. Over a long time I have previously associated with those deities and talked with them and held conversations with them.”1185

18. When this was said, the venerable Abhiya Kaccāna said to the carpenter Pañcakanga:

“It is a gain for you, householder, it is a great gain for you that you have abandoned your state of doubt and have had the opportunity to hear this discourse on the Dhamma.”





Close
Close