Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn trú ở Rājagaha (Vương Xá), Veluvana (Trúc Lâm), tại chỗ nuôi dưỡng sóc.
Rồi Tôn giả Bhūmija (Phù-di) vào buổi sáng đắp y, cầm y bát, đi đến trú xứ của vương tử Jayasena, sau khi đến ngồi trên chỗ đã soạn sẵn.
Rồi vương tử Jayasena đi đến Tôn giả Bhūmija, sau khi đến nói lên với Tôn giả Bhūmija những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, vương tử Jayasena thưa với Tôn giả Bhūmija:
-- Thưa Tôn giả Bhūmija, có một số Sa-môn, Bà-la-môn có lý thuyết như sau, có quan điểm như sau: "Nếu có ước nguyện hành Phạm hạnh, thời không đạt được quả vị; nếu không có ước nguyện hành Phạm hạnh, thời không đạt được quả vị; nếu có và không có ước nguyện hành Phạm hạnh, thời không đạt được quả vị; nếu không có và không không có ước nguyện hành Phạm hạnh, thời không đạt được quả vị". Ở đây, bậc Ðạo sư của Tôn giả Bhūmija có nói gì, và có lập luận gì?
-- Thưa Vương tử, tôi không tận mặt Thế Tôn được nghe như vậy, được ghi nhớ như vậy. Và sự việc này xảy ra, Thế Tôn có giải thích như sau:
"Nếu có ước nguyện, hành Phạm hạnh không chánh đáng (ayoni so), thời không đạt được quả vị; nếu không có ước nguyện, hành Phạm hạnh không chánh đáng, thời không đạt được quả vị; nếu có và không có ước nguyện, hành Phạm hạnh không chánh đáng, thời không đạt được quả vị; nếu không có và không không có ước nguyện, hành Phạm hạnh không chánh đáng, thời không đạt được quả vị.
Còn nếu có ước nguyện, hành Phạm hạnh một cách chánh đáng, thời đạt được quả vị; nếu không có ước nguyện, hành Phạm hạnh một cách chánh đáng, thời đạt được quả vị; nếu có và không có ước nguyện, hành Phạm hạnh một cách chánh đáng, thời đạt được quả vị; nếu không có và không không có ước nguyện, hành Phạm hạnh một cách chánh đáng, thời đạt được quả vị".
Thưa Vương tử, tôi không tận mặt Thế Tôn được nghe như vậy, được ghi nhớ như vậy. Sự việc xảy ra, Thế Tôn có giải thích như vậy.
-- Nếu Ðạo sư của Tôn giả Bhūmija thuyết lý như vậy, lập luận như vậy, thời tôi nghĩ rằng chắc chắn vị Ðạo sư của Tôn giả Bhūmija, đứng cao hơn trên đầu tất cả Sa-môn, Bà-la-môn tầm thường.
Rồi vương tử Jayasena mời Tôn giả Bhūmija, dùng với bát ăn (thalipaka) của mình.
Rồi Tôn giả Bhūmija, sau bữa ăn khất thực trở về đi đến chỗ Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Bhūmija bạch Thế Tôn:
-- Bạch Thế Tôn, ở đây, vào buổi sáng con đắp y, cầm y bát, đi đến trú xứ của vương tử Jayasena, sau khi đến con ngồi trên chỗ đã soạn sẵn, bạch Thế Tôn, vương tử Jayasena đến chỗ con, sau khi đến nói lên với con những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, bạch Thế Tôn, vương tử Jayasena nói với con như sau: "Thưa Tôn giả Bhūmija, một số Sa-môn, Bà-la-môn, .... bậc Ðạo sư của Tôn giả có nói gì, có lập luận gì?"
Khi được nghe nói vậy, bạch Thế Tôn, con có nói với vương tử Jayasena, như sau: "Này Vương tử, tôi không tận mặt Thế Tôn, được nghe như sau, được ghi nhớ như sau:... ". -- "Nếu Ðạo sư của Tôn giả Bhūmija... Tôi nghĩ rằng chắc chắn Ðạo sư của Tôn giả Bhūmija, đứng cao hơn trên đầu tất cả Sa-môn, Bà-la-môn tầm thường".
Bạch Thế Tôn, không hiểu hỏi như vậy, trả lời như vậy, con có nói đúng lời Thế Tôn nói, con không xuyên tạc lời Thế Tôn với điều không đúng sự thực, nhưng con đã giải thích đúng pháp, tùy pháp, và một vị đồng Phạm hạnh nói đúng pháp, tùy pháp sẽ không có lý do để chỉ trích?
-- Thật vậy, này Bhūmija, được hỏi vậy, được trả lời vậy, Ông nói đúng lời Thế Tôn nói, Ông không xuyên tạc Thế Tôn với điều không đúng sự thực, Ông đã giải thích đúng pháp, tùy pháp, và một vị đồng Phạm hạnh nói đúng pháp, tùy pháp không có lý do gì để chỉ trích.
Này Bhūmija, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào có tà kiến, tà tư duy, tà ngữ, tà nghiệp, tà mạng, tà tinh tấn, tà niệm, tà định, nếu họ có ước nguyện hành Phạm hạnh, thời không đạt được quả vị; nếu họ không có ước nguyện, hành Phạm hạnh, thời không đạt được quả vị;
nếu họ có và không có ước nguyện, hành Phạm hạnh, thời không đạt được quả vị; nếu họ không có và không không có ước nguyện, hành Phạm hạnh, thời không đạt được quả vị. Vì sao vậy? Ðây không phải là phương pháp, này Bhūmija, để đạt được quả vị.
Ví như, này Bhūmija, một người cần dầu, tìm cầu dầu, đi chỗ này chỗ kia để tìm dầu. Sau khi đổ cát vào thùng, tiếp tục rưới nước rồi ép (cát cho ra dầu).
Nếu người ấy có ước nguyện, sau khi đổ cát vào thùng, tiếp tục rưới nước rồi ép (cát cho ra dầu), người ấy không lấy được dầu. Nếu người ấy không có ước nguyện, sau khi đổ cát vào thùng, tiếp tục rưới nước rồi ép (cát cho ra dầu), người ấy không lấy được dầu. Nếu người ấy có và không có ước nguyện, sau khi đổ cát vào thùng, tiếp tục rưới nước rồi ép (cát cho ra dầu), người ấy không lấy được dầu. Nếu người ấy không có và không không có ước nguyện, sau khi đổ cát vào thùng, tiếp tục rưới nước rồi ép (cát cho ra dầu), người ấy không lấy được dầu. Vì sao vậy? Ðây không phải là phương pháp, này Bhūmija, để lấy được dầu.
Cũng vậy, này Bhūmija, những vị Sa-môn hay Bà-la-môn có tà kiến, tà tư duy... tà định, nếu họ có ước nguyện, hành Phạm hạnh, họ không đạt được quả vị; nếu họ không ước nguyện... có và không có ước nguyện... không có và không không có ước nguyện, hành Phạm hạnh, thời họ không đạt được quả vị. Vì sao vậy? Ðây không phải là phương pháp này Bhūmija, để đạt được quả vị.
Ví như, này Bhūmija, một người cần sữa, tìm cầu sữa, đi chỗ này chỗ kia để tìm sữa, nắm sừng con bò cái trẻ để vắt sữa.
Nếu người ấy có ước nguyện, nắm sừng con bò cái trẻ để vắt sữa, người ấy không lấy được sữa. Nếu người ấy không có ước nguyện... Nếu người ấy có và không có ước nguyện... Nếu người ấy không có và không không có ước nguyện, nắm sừng con bò cái trẻ để vắt sữa, người ấy không lấy được sữa. Vì sao vậy? Này Bhūmija, đây không phải là phương pháp để lấy sữa.
Cũng vậy, này Bhūmija, các vị Sa-môn hay Bà-la-môn, có tà kiến... có tà định, nếu họ có ước nguyện, hành Phạm hạnh, họ không đạt được quả vị; nếu họ không có ước nguyện ... ; nếu họ có và không có ước nguyện ...; nếu họ không có và không không có ước nguyện, hành Phạm hạnh, họ không đạt được quả vị. Vì sao vậy? Ðây không phải là phương pháp, này Bhūmija, để đạt được quả vị.
Ví như, này Bhūmija, một người cần sanh tô, tìm cầu sanh tô, đi chỗ này chỗ kia để tìm cầu sanh tô, sau khi đổ nước vào một cái ghè, rồi lấy que khuấy đánh.
Nếu người ấy có ước nguyện, sau khi đổ nước vào một cái ghè, lấy que khuấy đánh, người ấy không lấy được sanh tô. Nếu người ấy không có ước nguyện...; nếu người ấy có và không có ước nguyện...; nếu người ấy không có và không không có ước nguyện, đổ nước vào một cái ghè, lấy que khuấy đánh, người ấy không lấy được sanh tô. Vì sao vậy? Này Bhūmija, đây không phải là phương pháp để lấy sanh tô.
Cũng vậy, này Bhūmija, những Sa-môn hay Bà-la-môn có tà kiến... có tà định, nếu họ có ước nguyện, hành Phạm hạnh, họ không đạt được quả vị; nếu họ không có ước nguyện...; nếu họ có và không có ước nguyện...; nếu họ không có và không không có ước nguyện, hành Phạm hạnh, thời họ không đạt được quả vị. Vì sao vậy? Này Bhūmija, đây không phải là phương pháp để đạt được quả vị.
Ví như, này Bhūmija, một người cần lửa, tìm cầu lửa, đi chỗ này chỗ kia để tìm lửa. Người ấy đem phần phía trên đồ quay lửa, rồi cọ xát với một khúc que ướt và có nhựa.
Nếu người ấy có ước nguyện, đem phần phía trên đồ quay lửa, rồi cọ xát với một khúc que ướt và có nhựa, thời người ấy không lấy được lửa; nếu người ấy không có ước nguyện...; nếu người ấy có và không có ước nguyện ...; nếu người ấy không có và không không có ước nguyện, đem phần trên đồ quay lửa, rồi cọ xát với một khúc que ướt và có nhựa, thời người ấy không lấy được lửa. Vì sao vậy? Ðây không phải là phương pháp, này Bhūmija, để lấy được lửa.
Cũng vậy, này Bhūmija, có những Sa-môn, hay Bà-la-môn có tà kiến... có tà định; nếu họ có ước nguyện, hành Phạm hạnh, họ không đạt được quả vị; nếu họ không có ước nguyện...; nếu họ có và không có ước nguyện...; nếu họ không có và không không có ước nguyện, hành Phạm hạnh, thời họ không thể đạt được quả vị. Vì cớ sao? Ðây không phải là phương pháp, này Bhūmija, để đạt được quả vị.
Này Bhūmija, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào có chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định;
nếu họ có ước nguyện, hành Phạm hạnh, họ đạt được quả vị; nếu họ không có ước nguyện ...; nếu họ có và không có ước nguyện ...; nếu họ không có và không không có ước nguyện, hành Phạm hạnh, thời họ đạt được quả vị. Vì cớ sao? Ðây là phương pháp, này Bhūmija, để đạt được quả vị.
Ví như, này Bhūmija, một người cần dầu, cầu tìm dầu, đi chỗ này chỗ kia để tìm dầu, sau khi đổ những hột giống dầu vào cái thùng, tiếp tục rưới nước rồi ép (cho ra dầu).
Nếu người ấy có ước nguyện, sau khi đổ những giống dầu vào trong cái thùng, tiếp tục rưới nước rồi ép (cho ra dầu), thời người ấy lấy được dầu. Nếu người ấy không có ước nguyện ...; nếu người ấy có và không có ước nguyện ...; nếu người ấy không có và không không có ước nguyện, sau khi đổ những hột giống dầu vào trong cái thùng, tiếp tục rưới nước rồi ép (cho ra dầu), thời người ấy lấy được dầu. Vì cớ sao? Này Bhūmija, đây là phương pháp để lấy được dầu.
Cũng vậy, này Bhūmija, những vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào có chánh kiến... có chánh định. Nếu họ có ước nguyện, hành Phạm hạnh, thời họ đạt được quả vị; nếu họ không có ước nguyện ...; nếu họ có và không có ước nguyện ...; nếu họ không có và không không có ước nguyện, hành Phạm hạnh, thời họ đạt được quả vị. Vì cớ sao? Này Bhūmija, đây là phương pháp để đạt được quả vị.
Ví như, này Bhūmija, một người cần sữa, tìm cầu sữa, đi chỗ này chỗ kia để tìm sữa. Và người ấy vắt sữa từ nơi vú con bò cái còn trẻ.
Nếu người ấy có ước nguyện, vắt sữa từ nơi vú con bò cái còn trẻ, thời người ấy lấy được sữa. Nếu người ấy không có ước nguyện ...; nếu người ấy có và không có ước nguyện ...; nếu người ấy không có và không không có ước nguyện, người ấy vắt sữa từ nơi vú con bò cái còn trẻ, thời người ấy lấy được sữa. Vì cớ sao? Này Bhūmija, đây là phương pháp để lấy được sữa.
Cũng vậy, này Bhūmija, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào có chánh kiến... có chánh định, nếu họ có ước nguyện, hành Phạm hạnh, thời họ đạt được quả vị. Nếu họ không có ước nguyện ...; nếu họ có và không có ước nguyện ...; nếu họ không có và không không có ước nguyện, hành Phạm hạnh, thời họ đạt được quả vị. Vì cớ sao? Này Bhūmija, đây là phương pháp để đạt được quả vị.
Ví như, này Bhūmija, một người cần sanh tô, tìm cầu sanh tô, đi chỗ này chỗ kia tìm cầu sanh tô; sau khi đổ lạc (dadhi) vào trong một cái ghè, rồi lấy cây que khuấy, đánh. Nếu người ấy có ước nguyện, sau khi đổ lạc (dadhi) vào trong một cái ghè, rồi lấy cây que khuấy, đánh, thời người ấy lấy được sanh tô.
Nếu người ấy không có ước nguyện ...; nếu người ấy có và không có ước nguyện ...; nếu người ấy không có và không không có ước nguyện, thời sau khi đổ lạc (dadhi) vào trong một cái ghè, rồi lấy que khuấy, đánh, người ấy lấy được sanh tô. Vì cớ sao? Này Bhūmija, đây là phương pháp để lấy được sanh tô.
Cũng vậy, này Bhūmija, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào có chánh kiến... có chánh định; nếu họ có ước nguyện, hành Phạm hạnh, thời họ đạt được quả vị. Nếu họ không có ước nguyện ...; nếu họ có và không có ước nguyện ...; nếu họ không có và không không có ước nguyện, hành Phạm hạnh, thời họ đạt được quả vị. Vì cớ sao? Này Bhūmija, đây là phương pháp để đạt được quả vị.
Ví như, này Bhūmija, có một người cần lửa, tìm cầu lửa, đi chỗ này chỗ kia để tìm lửa, sau khi mang phần trên đồ quay lửa rồi cọ xát với một khúc cây khô không có nhựa.
Nếu người ấy có ước nguyện, đem phần phía trên đồ quay lửa rồi cọ xát với một khúc cây khô không có nhựa, thời người ấy lấy được lửa. Nếu người ấy không có ước nguyện ...; nếu người ấy có và không có ước nguyện ...; nếu người ấy không có và không không có ước nguyện, đem phần phía trên đồ quay lửa rồi cọ xát với một khúc cây khô không có nhựa, thời người ấy lấy được lửa. Vì cớ sao? Này Bhūmija, đây là phương pháp để lấy được lửa.
Cũng vậy, này Bhūmija, những vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào có chánh kiến... chánh định. Nếu họ có ước nguyện, hành Phạm hạnh, thời họ đạt được quả vị; nếu họ không có ước nguyện ...; nếu họ có và không có ước nguyện ..., nếu họ không có và không không có ước nguyện, hành Phạm hạnh, thời họ đạt được quả vị. Vì sao vậy? Này Bhūmija, đây là phương pháp để đạt được quả vị.
Nếu bốn ví dụ này, này Bhūmija, khởi đến từ nơi Ông cho vương tử Jayasena, thời vương tử Jayasena tự nhiên tin tưởng Ông, và khi đã tin tưởng, sẽ hành động đúng theo cung cách một người đã tin tưởng Ông.
-- Nhưng làm sao, bạch Thế Tôn, bốn ví dụ này khởi đến từ nơi con cho vương tử Jayasena, khởi lên một cách tự nhiên, từ trước chưa từng được nghe, như Thế Tôn được?
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Tôn giả Bhumja hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.
126. Bhūmija
Translated by:
Bhikkhu Ñāṇamoli & Bhikkhu Bodhi
[138] 1. THUS HAVE I HEARD. On one occasion the Blessed One was living at Rājagaha in the Bamboo Grove, the Squirrels’ Sanctuary.
2. Then, when it was morning, the venerable Bhūmija dressed, and taking his bowl and outer robe, went to the house of Prince Jayasena and sat down on a seat made ready.1178
3. Then Prince Jayasena went to the venerable Bhūmija and exchanged greetings with him. When this courteous and amiable talk was finished, he sat down at one side and said to the venerable Bhūmija:
“Master Bhūmija, there are some recluses and brahmins who make such assertions and hold such views as this: ‘If one makes an aspiration1179 and one leads the holy life, one is unable to procure any fruit; if one makes no aspiration and one leads the holy life, one is still unable to procure any fruit; if one both makes an aspiration and makes no aspiration and one leads the holy life, one is still unable to procure any fruit; if one neither makes an aspiration nor makes no aspiration and one leads the holy life, one is still unable to procure any fruit.’ What does the venerable Bhūmija’s teacher say here, what does he declare?”
4. “I have not heard and learned that from the Blessed One’s own lips, prince. But it is possible that the Blessed One might say this:
‘If one makes an aspiration and one leads the holy life unwisely, one is unable to procure any fruit; if one makes no aspiration and one leads the holy life unwisely, one is still unable to procure any fruit; if one both makes an aspiration and makes no aspiration and one leads the holy life unwisely, one is still unable to procure any fruit; if one neither makes an aspiration nor makes no aspiration and one leads the holy life unwisely, one is still unable to procure any fruit.
However, if one makes an aspiration and one leads the holy life wisely, one is able to procure fruit; [139] if one makes no aspiration and one leads the holy life wisely, one is still able to procure fruit; if one both makes an aspiration and makes no aspiration and one leads the holy life wisely, one is still able to procure fruit; if one neither makes an aspiration nor makes no aspiration and one leads the holy life wisely, one is still able to procure fruit.’
I have not heard and learned this from the Blessed One’s own lips, prince, but it is possible that the Blessed One would answer as I have stated.”
5. “If Master Bhūmija’s teacher speaks thus, if he declares thus, then it certainly seems that the venerable Bhūmija’s teacher stands ahead of all the ordinary recluses and brahmins.”
6. Then Prince Jayasena served the venerable Bhūmija from his own dish of milk rice.
7. Then, when the venerable Bhūmija had returned from his almsround after his meal, he went to the Blessed One. After paying homage to him, he sat down at one side and told the Blessed One what had occurred, adding:
“Venerable sir, I hope that when I was asked such a question and answered thus, I said what has been said by the Blessed One and did not misrepresent him with what is contrary to fact. I hope I explained in accordance with the Dhamma in such a way that nothing which provides a ground for censure can be legitimately deduced from my assertion.” [140]
8. “Surely, Bhūmija, when you were asked such a question and answered thus, you said what has been said by me and did not misrepresent me with what is contrary to fact. You explained in accordance with the Dhamma in such a way that nothing which provides a ground for censure can be legitimately deduced from your assertion.
9. “Whatever recluses and brahmins have wrong view, wrong intention, wrong speech, wrong action, wrong livelihood, wrong effort, wrong mindfulness, and wrong concentration, if they make an aspiration and they lead the holy life, they are unable to procure any fruit; if they make no aspiration and they lead the holy life, they are still unable to procure any fruit;
if they both make an aspiration and make no aspiration and they lead the holy life, they are still unable to procure any fruit; if they neither make an aspiration nor make no aspiration and they lead the holy life, they are still unable to procure any fruit. Why is that? Because that [wrong path] is not a proper method for procuring fruit.
10. “Suppose a man needing oil, seeking oil, wandering in search of oil, were to heap up gravel in a tub, sprinkle it all over with water, and press it.
Then, if he made an aspiration and acted thus, he would be unable to procure any oil; if he made no aspiration and acted thus, he would still be unable to procure any oil; if he both made an aspiration and made no aspiration and acted thus, he would still be unable to procure any oil; if he neither made an aspiration nor made no aspiration and acted thus, he would still be unable to procure any oil. Why is that? Because that [way of acting] is not a proper method for procuring oil.
So too, whatever recluses and brahmins have wrong view… they are still unable to procure any fruit. [141] Why is that? Because that [wrong path] is not a proper method for procuring fruit.
11. “Suppose a man needing milk, seeking milk, wandering in search of milk, were to pull a recently-calved cow by her horn.
Then, if he made an aspiration… if he made no aspiration… if he both made an aspiration and made no aspiration… if he neither made an aspiration nor made no aspiration and acted thus, he would still be unable to procure any milk. Why is that? Because that [way of acting] is not a proper method for procuring milk.
So too, whatever recluses and brahmins have wrong view… they are still unable to procure any fruit. Why is that? Because that [wrong path] is not a proper method for procuring fruit.
12. “Suppose a man needing butter, seeking butter, wandering in search of butter, were to pour water into a churn and churn it with a churning-stick.
Then, if he made an aspiration… if he made no aspiration… if he both made an aspiration and made no aspiration… if he neither made an aspiration nor made no aspiration and acted thus, he would still be unable to procure any butter. Why is that? Because that [way of acting] is not a proper method for procuring butter.
So too, whatever recluses and brahmins have wrong view… they are still unable to procure any fruit. Why is that? Because that [wrong path] is not a proper method for procuring fruit.
13. “Suppose a man needing fire, seeking fire, wandering in search of fire, were to take an [142] upper fire-stick and rub a wet sappy piece of wood with it.
Then, if he made an aspiration… if he made no aspiration… if he both made an aspiration and made no aspiration… if he neither made an aspiration nor made no aspiration and acted thus, he would still be unable to procure any fire. Why is that? Because that [way of acting] is not a proper method for procuring fire.
So too, whatever recluses and brahmins have wrong view… they are still unable to procure any fruit. Why is that? Because that [wrong path] is not a proper method for procuring fruit.
14. “Whatever recluses and brahmins have right view, right intention, right speech, right action, right livelihood, right effort, right mindfulness, and right concentration,
if they make an aspiration and they lead the holy life, they are able to procure fruit; if they make no aspiration and they lead the holy life, they are still able to procure fruit; if they both make an aspiration and make no aspiration and they lead the holy life, they are still able to procure fruit; if they neither make an aspiration nor make no aspiration and they lead the holy life, they are still able to procure fruit. Why is that? Because that [right path] is a proper method for procuring fruit.
15. “Suppose a man needing oil, seeking oil, wandering in search of oil, were to heap up sesamum flour in a tub, sprinkle it all over with water, and press it.
Then, if he made an aspiration and acted thus, he would be able to procure oil; if he made no aspiration and acted thus, he would still be able to procure oil; if he both made an aspiration and made no aspiration and acted thus, he would still be able to procure oil; if he neither made an aspiration nor made no aspiration and acted thus, he would still be able to procure oil. Why is that? Because that [way of acting] is a proper method for procuring oil.
So too, whatever recluses and brahmins have right view [143]… they are still able to procure fruit. Why is that? Because that [right path] is a proper method for procuring fruit.
16. “Suppose a man needing milk, seeking milk, wandering in search of milk, were to pull a recently-calved cow by her udder.
Then, if he made an aspiration… if he made no aspiration… if he both made an aspiration and made no aspiration… if he neither made an aspiration nor made no aspiration and acted thus, he would still be able to procure milk. Why is that? Because that [way of acting] is a proper method for procuring milk.
So too, whatever recluses and brahmins have right view… they are still able to procure fruit. Why is that? Because that [right path] is a proper method for procuring fruit.
17. “Suppose a man needing butter, seeking butter, wandering in search of butter, were to pour curd into a churn and churn it with a churning-stick.
Then, if he made an aspiration… if he made no aspiration… if he both made an aspiration and made no aspiration… if he neither made an aspiration nor made no aspiration and acted thus, he would still be able to procure butter. Why is that? Because that [way of acting] is a proper method for procuring butter.
So too, whatever recluses and brahmins have right view… they are still able to procure fruit. Why is that? Because that [right path] is a proper method for procuring fruit.
18. “Suppose a man needing fire, seeking fire, wandering in search of fire, were to take an upper fire-stick and rub a dry sapless piece of wood with it.
Then, if he made an aspiration… [144] if he made no aspiration… if he both made an aspiration and made no aspiration… if he neither made an aspiration nor made no aspiration and acted thus, he would still be able to procure fire. Why is that? Because that [way of acting] is a proper method for procuring fire.
So too, whatever recluses and brahmins have right view… they are still able to procure fruit. Why is that? Because that [right path] is a proper method for procuring fruit.
19. “Bhūmija, if these four similes had occurred to you [with reference] to Prince Jayasena, he would have spontaneously acquired confidence in you, and being confident, would have shown his confidence to you.”
“Venerable sir, how could these four similes have occurred to me [with reference] to Prince Jayasena as they occur to the Blessed One, since they are spontaneous and have never been heard before?”
That is what the Blessed One said. The venerable Bhūmija was satisfied and delighted in the Blessed One’s words.