Quay lại bản Việt dịch

Font chữ:
Font chữ:

122. Kinh Ðại Không

Dịch giả: Thích Minh Châu

Như vầy tôi nghe.
Một thời, Thế Tôn trú giữa các dòng họ Sakka (Thích-ca), tại Kapilavatthu (Ca-tỳ-la-vệ), ở tu viện Nigrodha (Ni-câu-luật Thọ Viên).

Rồi Thế Tôn vào buổi sáng đắp y, cầm y bát, đi vào Kapilavatthu để khất thực. Sau khi đi khất thực ở Kapilavatthu, ăn xong, trên đường đi khất thực trở về, Thế Tôn đi đến trú xứ của Thích-ca Kāḷakhemaka để ở ban ngày. Lúc bấy giờ, tại tu viện của Thích-ca Kāḷakhemaka, có sắp đặt rất nhiều sàng tọa.

Thế Tôn thấy rất nhiều sàng tọa tại trú xứ của Thích-ca Kāḷakhemaka, thấy vậy Thế Tôn suy nghĩ: "Rất nhiều sàng tọa được sắp đặt tại tu viện của Thích-ca Kāḷakhemaka. Không biết ở đấy có rất nhiều Tỷ-kheo ở không?"

Lúc bấy giờ Tôn giả Ānanda cùng với rất nhiều vị Tỷ-kheo đang làm y (civarakamma) ở trú xứ của Thích-ca Ghāṭāya. Rồi Thế Tôn vào buổi chiều, từ Thiền tịnh độc cư đứng dậy, đi đến trú xứ của Thích-ca Ghāṭāya, sau khi đến liền ngồi trên chỗ đã soạn sẵn. Sau khi ngồi, Thế Tôn bảo Tôn giả Ānanda:

-- Này Ānanda, có rất nhiều sàng tọa được sắp đặt tại trú xứ của Thích-ca Kāḷakhemaka. Không biết có nhiều Tỷ-kheo trú ở đấy không?

-- Bạch Thế Tôn, có rất nhiều sàng tọa được sắp đặt ở trú xứ của Thích-ca Kāḷakhemaka; có rất nhiều Tỷ-kheo trú tại chỗ ấy. Bạch Thế Tôn, nay là thời chúng con làm y.

-- Này Ānanda, một Tỷ-kheo không chói sáng nếu thích thú trong hội chúng của mình, nếu hân hoan trong hội chúng của mình, nếu hoan hỷ trong hội chúng của mình, nếu thích thú trong hội chúng của người, nếu hân hoan trong hội chúng của người, nếu hoan hỷ trong hội chúng của người.

Này Ānanda, nếu Tỷ-kheo nào thích thú trong hội chúng của mình, hân hoan trong hội chúng của mình, hoan hỷ trong hội chúng của mình, thích thú trong hội chúng của người, hân hoan trong hội chúng của người, hoan hỷ trong hội chúng của người, có thể là một vị chứng đắc tùy theo ý muốn, chứng đắc không khó khăn, chứng đắc không mệt nhọc, viễn ly lạc, độc cư lạc, an tịnh lạc, chánh giác lạc; sự kiện như vậy không xảy ra.

Nhưng này Ānanda, Tỷ-kheo nào sống một mình, xa lánh tụ hội, thời vị ấy có hy vọng chứng đắc tùy theo ý muốn, chứng đắc không khó khăn, chứng đắc không mệt nhọc, viễn ly lạc, độc cư lạc, an tịnh lạc, chánh giác lạc; sự kiện như vậy có thể xảy ra.

Này Ānanda, nếu Tỷ-kheo nào thích thú trong hội chúng của mình, hân hoan trong hội chúng của mình, hoan hỷ trong hội chúng của mình, thích thú trong hội chúng của người, hân hoan trong hội chúng của người, hoan hỷ trong hội chúng của người sẽ chứng đắc và an trú với tâm giải thoát có hạn kỳ và thoải mái, hay không có hạn kỳ và bất động; sự kiện như vậy không xảy ra.

Nhưng này Ānanda, Tỷ-kheo nào sống một mình, xa lánh tụ hội, thời vị ấy có hy vọng sẽ chứng đắc và an trú với tâm giải thoát có hạn kỳ và thoái mái, hay không có hạn kỳ và bất động; sự kiện như vậy có xảy ra.

Này Ānanda, Ta không quán thấy một sắc pháp nào trong ấy có hoan hỷ, trong ấy có hoan lạc, chịu sự biến dịch, chịu sự đổi khác mà không khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não.

Nhưng sự (an) trú này, này Ānanda, đã được Như Lai hoàn toàn giác ngộ, tức là sau khi không tác ý với tất cả tướng, chứng đắc và (an) trú nội không.

Và nếu này Ānanda, trong khi Như Lai an trú trong an trú này, nếu có những Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ni, nam cư sĩ, nữ cư sĩ, quốc vương, đại thần, ngoại đạo, ngoại đạo đệ tử đến yết kiến, trong khi ấy, này Ānanda, Như Lai với tâm hướng đến viễn ly, thiên về viễn ly, nặng nề viễn ly, sống độc cư, hoan hỷ trong ly dục, làm cho đoạn tận tất cả các pháp dựa trên các lậu hoặc an trú, nói lên tại chỗ ấy những lời thuần túy liên hệ đến khích lệ.

Do vậy, này Ānanda, nếu Tỷ-kheo ước vọng: "Sau khi chứng đạt nội không, ta sẽ an trú", vị Tỷ-kheo ấy, này Ānanda, cần phải an chỉ, an tọa, chuyên nhất và an định nội tâm. Và này Ānanda, như thế nào Tỷ-kheo an chỉ, an tọa, chuyên nhất và an định nội tâm?

Ở đây, này Ānanda, Tỷ-kheo ly dục, ly bất thiện pháp, chứng đạt và an trú Sơ thiền, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ. Diệt tầm và tứ, chứng và trú Nhị thiền, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tĩnh nhứt tâm... Tam thiền... chứng và trú Tứ thiền. Như vậy, này Ānanda, Tỷ-kheo an chỉ, an tọa, chuyên nhất và an định nội tâm.

Vị ấy tác ý nội không. Trong khi vị ấy tác ý nội không, tâm không thích thú, không tịnh tín, không an trú, không hướng đến nội không. Sự kiện là như vậy, này Ānanda, Tỷ-kheo biết như sau: "Trong khi ta tác ý nội không, tâm không thích thú, không tịnh tín, không an trú, không hướng đến nội không". Ở đây, vị ấy ý thức rõ ràng như vậy.

Vị ấy tác ý ngoại không. Vị ấy tác ý nội ngoại không. Vị ấy tác ý bất động.

Trong khi vị ấy tác ý bất động thời tâm không thích thú, không tịnh tín, không an trú, không hướng đến bất động". Sự kiện là như vậy, này Ānanda, Tỷ-kheo biết như sau: "Trong khi ta tác ý bất động, tâm không thích thú, không tịnh tín, không an trú, không hướng đến bất động". Ở đây, vị ấy ý thức rõ ràng như vậy.

Này Ānanda, Tỷ-kheo ấy cần phải an trú, an tọa, chuyên nhất, và an định nội tâm trên định tướng (samadhinimitte) đã đề cập về trước ấy. Vị ấy tác ý nội không.

Trong khi vị ấy tác ý nội không, tâm thích thú, tịnh tín, an trú, hướng đến nội không. Sự kiện là như vậy, này Ānanda, Tỷ-kheo biết như sau: "Trong khi ta tác ý nội không, tâm thích thú, tịnh tín, an trú, hướng đến nội không". Ở đây, vị ấy ý thức rõ ràng như vậy.

Vị ấy tác ý ngoại không. Vị ấy tác ý nội ngoại không. Vị ấy tác ý bất động.

Trong khi vị ấy tác ý bất động, tâm thích thú, tịnh tín, an trú hướng đến bất động. Sự kiện là như vậy, này Ānanda, vị Tỷ-kheo biết như sau: "Trong khi ta tác ý bất động, tâm thích thú, tịnh tín, an trú, hướng đến bất động". Ở đây, vị ấy ý thức rõ ràng như vậy.

Này Ānanda, nếu Tỷ-kheo ấy đang an trú trong an trú này, tâm vị ấy hướng đến đi kinh hành, vị ấy đi kinh hành (cankamati), và nghĩ rằng: "Trong khi ta đang đi kinh hành, thời tham và ưu, các ác bất thiện pháp không có chảy vào". Ở đây, vị ấy ý thức rõ ràng như vậy. Này Ānanda, nếu Tỷ-kheo đang an trú trong an trú này, tâm vị ấy hướng đến đứng lại, vị ấy đứng lại và nghĩ rằng: "Trong khi ta đang đứng lại thời tham và ưu, các ác bất thiện pháp không có chảy vào". Ở đây, vị ấy ý thức rõ ràng như vậy.

Này Ānanda, nếu trong khi Tỷ-kheo ấy an trú trong sự an trú này, tâm vị ấy hướng đến ngồi, vị ấy ngồi và nghĩ rằng: "Trong khi ta đang ngồi, thời tham và ưu, các ác bất thiện pháp không có chảy vào". Ở đây, vị ấy ý thức rõ ràng như vậy. Này Ānanda, nếu trong khi Tỷ-kheo ấy an trú trong sự an trú này, tâm vị ấy hướng đến nằm, vị ấy nằm và nghĩ rằng: "Trong khi ta đang nằm, thời tham và ưu, các ác bất thiện pháp không chảy vào". Ở đây, vị ấy ý thức rõ ràng như vậy.

Này Ānanda, nếu trong khi Tỷ-kheo ấy an trú trong sự an trú này, tâm vị ấy hướng đến nói, vị ấy suy nghĩ như sau: "Ta sẽ không nói những câu chuyện hạ liệt, đê tiện, thuộc phàm phu, không thuộc bậc Thánh, không liên hệ đến mục đích, không đưa đến yếm ly, ly dục, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ. Niết-bàn,

như quốc vương luận, đạo tặc luận, đại thần luận, quân luận, bố úy luận, chiến tranh luận, thực vật luận, ẩm liệu luận, y phục luận, ngọa cụ luận, hoan man luận, hương liệu luận, thân thích luận, xa thừa luận, thôn luận, thị trấn luận, đô thị luận, quốc độ luận, nữ luận, anh hùng luận, hạng trung luận, thủy bình xứ luận, tiên linh luận, sai biệt luận, thế giới luận, hải thuyết luận, hữu vô hữu luận". Ở đây, vị ấy ý thức rõ ràng như vậy.

Nhưng này Ānanda, đối với những lời nói nào khắc khổ, khai tâm, đưa đến nhứt hướng yếm ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn, như thiểu dục luận, tri túc luận, độc cư luận, bất chúng hội luận, tinh cần luận, giới luận, định luận, tuệ luận, giải thoát luận, giải thoát tri kiến luận, vị ấy nghĩ: "Ta sẽ nói các luận như vậy". Ở đây, vị ấy ý thức rõ ràng như vậy.

Này Ānanda, nếu Tỷ-kheo ấy trong khi an trú với sự an trú này, tâm hướng đến suy tầm (vitakka), vị ấy suy nghĩ: "Ðối với những suy tầm hạ liệt, đê tiện, phàm phu, không thuộc bậc Thánh, không liên hệ đến mục đích, không đưa đến yếm ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn, như là dục tầm, sân tầm, hại tầm, ta sẽ không suy nghĩ các loại suy tầm ấy". Ở đây, vị ấy ý thức rõ ràng như vậy.

Nhưng này Ānanda, đối với những suy tầm này, thuộc bậc Thánh, có khả năng cầu tiến, hướng dẫn (người suy nghĩ các suy tầm ấy) đến sự đoạn trừ hoàn toàn đau khổ, như là ly dục tầm, vô sân tầm, bất hại tầm, vị ấy nghĩ: "Ta sẽ suy tư các loại suy tầm này". Ở đây, vị ấy ý thức rõ ràng như vậy.

Này Ānanda, có năm dục trưởng dưỡng này.

Thế nào là năm? Các sắc do mắt nhận thức, khả ái, khả hỷ, khả lạc, khả ý, liên hệ đến dục, hấp dẫn; các tiếng do tai nhận thức; các hương do mũi nhận thức; các vị do lưỡi nhận thức; các xúc do thân nhận thức, khả ái, khả hỷ, khả lạc, khả ý, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Này Ānanda, có năm dục trưởng dưỡng này.

Từ đây Tỷ-kheo cần phải thường thường quán sát tự tâm như sau: "Trong tâm ta, có khởi lên tâm hành gì với xứ (ayatana) này hay xứ khác của năm dục trưởng dưỡng".

Này Ānanda, nếu Tỷ-kheo trong khi quán sát như vậy, tuệ tri rằng: "Trong tâm ta, có khởi lên tâm hành với xứ này hay xứ khác của năm dục trưởng dưỡng... ". Sự kiện là như vậy, Tỷ-kheo tuệ tri như sau: "Dục ái (chandaraga) này đối với năm dục trưởng dưỡng đối với ta, chưa đoạn diệt được". Ở đây, vị ấy ý thức rõ ràng như vậy.

Này Ānanda, nếu Tỷ-kheo trong khi quán sát như vậy, tuệ tri rằng: "Trong tâm ta, không có khởi lên tâm hành với xứ này hay xứ khác của năm dục trưởng dưỡng...". Sự kiện là như vậy, Tỷ-kheo tuệ tri như sau: "Dục tham này đối với năm dục trưởng dưỡng đối với ta, đã được đoạn diệt". Ở đây, vị ấy ý thức rõ ràng như vậy.

Này Ānanda, có năm thủ uẩn.

Ở đây, Tỷ-kheo cần phải đoạn tận chúng, khi vị ấy tùy quán sự sanh diệt. Ðây là sắc, đây là sự tập khởi của sắc, đây là sự đoạn diệt của sắc. Ðây là thọ, đây là sự tập khởi của thọ, đây là sự đoạn diệt của thọ. Ðây là tưởng... Ðây là hành... Ðây là thức, đây là sự tập khởi của thức, đây là sự đoạn diệt của thức.

Trong khi vị ấy an trú, tùy quán sự sanh diệt của năm thủ uẩn này, nếu có ngã mạn nào (asmimmano) (khởi lên) đối với năm thủ uẩn, ngã mạn ấy được đoạn tận. Sự kiện là như vậy, này Ānanda, Tỷ-kheo tuệ tri như sau: "Phàm có ngã mạn nào đối với năm thủ uẩn (khởi lên) nơi ta, ta đã đoạn tận ngã mạn ấy". Ở đây, vị ấy ý thức rõ ràng như vậy.

Những pháp này, này Ānanda, thuần nhất liên hệ đến thiện, đều thuộc hiền, Thánh, siêu thế, vượt ngoài tầm của ác ma.

-- Này Ānanda, Ông nghĩ thế nào? Vì thấy lý do gì, một Thanh văn Ðệ tử tự nghĩ là xứng đáng (hợp lý) để đi theo một Ðạo sư dầu cho bị hất hủi?

-- Bạch Thế Tôn, đối với chúng con, các pháp dựa Thế Tôn làm căn bản, hướng Thế Tôn làm lãnh đạo, nương tựa Thế Tôn làm y cứ. Bạch Thế Tôn, tốt lành thay nếu Thế Tôn thuyết giảng cho ý nghĩa này. Sau khi được nghe Thế Tôn, các Tỷ-kheo sẽ hành trì.

-- Này Ānanda, thật không xứng đáng cho một đệ tử bám sát theo vị đạo sư, nếu vì lý do được nghe giải thích khế kinh và phúng tụng.

Vì cớ sao? Trong một thời gian lâu dài, các pháp đã được các Ông nghe, thọ trì, đọc lớn tiếng, suy tư với ý, khéo thấu hiểu với chánh trí. Nhưng này Ānanda, đối với những lời nói nào, khắc khổ, khai tâm đưa đến nhất hướng viễn ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn như là thiểu dục luận, tri túc luận, độc cư luận, bất chúng hội luận, tinh cần luận, giới luận, định luận, tuệ luận, giải thoát luận, giải thoát tri kiến luận.

Này Ānanda, do nhân duyên những loại thuyết luận như vậy, thật xứng đáng cho một Thanh văn đệ tử bám sát vị Ðạo sư dầu cho bị hất hủi.

Sự kiện là như vậy, này Ānanda, thời có sự phiền lụy (upaddava) cho vị Ðạo sư; sự kiện là như vậy, thời có sự phiền lụy do đệ tử; sự kiện là như vậy, thời có sự phiền lụy cho các vị tu Phạm hạnh.

Và này Ānanda, như thế nào là sự phiền lụy cho vị Ðạo sư?

Ở đây, này Ānanda, có Ðạo sư lựa một trú xứ (senasanam) xa vắng trong rừng, dưới gốc cây, trên sườn núi, chỗ hoang vu, trong hang núi, tại bãi tha ma, tại khu rừng, ngoài trời hay trên một đống rơm.

Trong khi vị ấy sống viễn ly như vậy, các Bà-la-môn, gia chủ, cả thị dân và quốc dân bao vây xung quanh. Ðược các Bà-la-môn, gia chủ, cả thị dân và quốc dân bao vây xung quanh, vị ấy khởi lên nhiễm tâm, rơi vào dục vọng, khởi lên tham ái, trở lui lại đời sống sung túc.

Như vậy, này Ānanda, được gọi là sự phiền lụy của Ðạo sư. Vì sự phiền lụy của Ðạo sư, các ác bất thiện pháp, tạp nhiễm, dẫn đến tái sanh, đáng sợ hãi, đưa đến khổ quả, dẫn đến sanh, già, chết trong tương lai, các pháp ấy tấn công vị ấy. Như vậy, này Ānanda, là sự phiền lụy của Ðạo sư.

Này Ānanda, thế nào là sự phiền lụy của đệ tử?

Này Ānanda, đệ tử của một Ðạo sư, bắt chước đời sống viễn ly của Ðạo sư mình, lựa một trú xứ xa vắng, trong rừng, dưới gốc cây, trên sườn núi, chỗ hoang vu, trong hang núi, tại bãi tha ma, tại khu rừng, ngoài trời hay trên một đống rơm.

Trong khi vị ấy sống viễn ly như vậy, các Bà-la-môn, gia chủ, cả thị dân với quốc dân bao vây xung quanh. Ðược các Bà-la-môn, gia chủ, cả thị dân và quốc dân bao vây cung quanh, vị ấy khởi lên nhiễm tâm, rơi vào dục vọng, khởi lên tham ái, trở lui lại đời sống sung túc.

Như vậy, này Ānanda, được gọi là sự phiền lụy của đệ tử. Vì sự phiền lụy của đệ tử, các ác bất thiện pháp, tạp nhiễm, dẫn đến tái sanh, đáng sợ hãi, đưa đến khổ quả, dẫn đến sanh, già, chết trong tương lai; các pháp ấy tấn công vị ấy. Như vậy, này Ānanda, là sự phiền lụy của đệ tử.

Và này Ānanda, như thế nào là sự phiền lụy của các vị tu Phạm hạnh?

Ở đây, này Ānanda, Như Lai xuất hiện ở đời, là bậc A-la-hán, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. Ngài lựa một trú xứ xa vắng, trong rừng, dưới gốc cây, trên sườn núi, chỗ hoang vu, trong hang núi, tại bãi tha ma, tại khu rừng, ngoài trời hay trên một đống rơm.

Trong khi Ngài sống viễn ly như vậy, các Bà-la-môn, gia chủ, cả thị dân và quốc dân bao vây xung quanh. Ðược các Bà-la-môn, gia chủ, cả thị dân và quốc dân bao vây xung quanh, Ngài không khởi lên nhiễm tâm, không rơi vào dục vọng, không khởi lên tham ái, không trở lui lại đời sống sung túc.

Nhưng này Ānanda, vị đệ tử của bậc Ðạo sư chủ tâm theo hạnh viễn ly của bậc Ðạo sư, bắt chước (theo hạnh ấy) lựa một trú xứ xa vắng, trong rừng, dưới gốc cây, trên sườn núi, chỗ hoang vu, trong hang núi, tại bãi tha ma, tại khu rừng, ngoài trời, trên một đống rơm.

Trong khi vị ấy sống viễn ly như vậy, các Bà-la-môn, gia chủ, cả thị dân và quốc dân bao vây xung quanh. Ðược các Bà-la-môn, gia chủ, cả thị dân và quốc dân bao vây xung quanh, vị ấy khởi lên nhiễm tâm, rơi vào dục vọng, khởi lên tham ái, trở lại đời sống sung túc.

Như vậy, này Ānanda, được gọi là sự phiền lụy của các vị tu Phạm hạnh. Vì sự phiền lụy của Phạm hạnh, các ác bất thiện pháp, tạp nhiễm, dẫn đến tái sanh đáng sợ hãi, đưa đến khổ quả, dẫn đến sanh, già, chết trong tương lai, các pháp ấy tấn công vị ấy. Như vậy, này Ānanda, là sự phiền lụy của các vị tu Phạm hạnh.

Nhưng này Ānanda, sự phiền lụy của các vị tu Phạm hạnh là nhiều quả khổ hơn, nhiều quả não hơn đối với phiền lụy của Ðạo sư này và phiền lụy của đệ tử này, hơn nữa nó dẫn đến đọa lạc.

Do vậy, này Ānanda, hãy đối xử với Ta với tâm thân hữu, không với tâm thù nghịch, và như vậy các Ông sẽ được hạnh phúc an lạc lâu dài.

Và như thế nào là các đệ tử đối xử vị Ðạo sư với tâm thù nghịch, không với tâm thân hữu?

Ở đây, này Ānanda, vị Ðạo sư ấy với lòng từ mẫn thuyết pháp cho các đệ tử, mong cầu hạnh phúc cho họ, vì lòng từ mẫn nói rằng: "Ðây là hạnh phúc cho các Ông, đây là an lạc cho các Ông". Nhưng các đệ tử của vị ấy không chịu nghe theo, không chịu lóng tai, chú tâm vào hướng khác (annan), ngược lại, họ đi xa lời giảng dạy của vị Ðạo sư.

Như vậy, này Ānanda, là các đệ tử đối xử với bậc Ðạo sư với tâm thù nghịch, không với tâm thân hữu.

Và như thế nào, này Ānanda, là các đệ tử đối xử với bậc Ðạo sư với tâm thân hữu, không với tâm thù nghịch?

Ở đây, này Ānanda, vị Ðạo sư với lòng từ mẫn thuyết pháp cho các đệ tử, tìm cầu hạnh phúc cho họ, vì lòng từ mẫn nói rằng: "Ðây là hạnh phúc cho các Ông, đây là an lạc cho các Ông".

Các đệ tử của vị ấy chịu nghe theo, chịu lóng tai, không chú tâm vào hướng khác, và không ngược lại đi xa lời dạy của bậc Ðạo sư. Như vậy, này Ānanda, là các đệ tử đối xử với bậc Ðạo sư, với tâm thân hữu, không phải với tâm thù nghịch.

Do vậy, này Ānanda, hãy đối xử với Ta với tâm thân hữu, chớ với tâm thù nghịch và như vậy sẽ là hạnh phúc, là an lạc lâu dài cho các Ông.

Ta không sách tấn các Ông như người thợ gốm đối với các đồ gốm chưa nung, chưa được nung chín. Ta sẽ nói hết lời chỉ trích này đến lời chỉ trích khác, hết lời tán thán này đến lời tán thán khác. Cái gì là lõi cây, cái ấy sẽ đứng vững tồn tại.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Tôn giả Ānanda hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.


122. The Greater Discourse on Voidness

Translated by: Bhikkhu Ñāṇamoli & Bhikkhu Bodhi

1. THUS HAVE I HEARD.1145 On one occasion the Blessed One was living in the Sakyan country at Kapilavatthu in Nigrodha’s Park.

2. Then, when it was morning, the Blessed One dressed, and taking his bowl and outer robe, went into Kapilavatthu for alms. When he had wandered for alms in Kapilavatthu and had returned from his almsround, after his meal he went for his daytime abiding to the dwelling of Kāḷakhemaka the Sakyan. Now on that occasion there were many resting places prepared in Kāḷakhemaka the Sakyan’s dwelling.1146

When the Blessed One saw this, [110] he thought: “There are many resting places prepared in Kāḷakhemaka the Sakyan’s dwelling. Do many bhikkhus live there?”

Now on that occasion the venerable Ānanda, along with many bhikkhus, was busy making robes at Ghāṭā the Sakyan’s dwelling. Then, when it was evening, the Blessed One rose from retreat and went to Ghāṭā the Sakyan’s dwelling. There he sat down on a seat made ready and asked the venerable Ānanda:

“Ānanda, there are many resting places prepared in Kāḷakhemaka the Sakyan’s dwelling. Do many bhikkhus live there?”1147

“Venerable sir, many resting places have been prepared in Kāḷakhemaka the Sakyan’s dwelling. Many bhikkhus are living there. This is our time for making robes, venerable sir.”1148

3. “Ānanda, a bhikkhu does not shine by delighting in company, by taking delight in company, by devoting himself to delight in company; by delighting in society, by taking delight in society, by rejoicing in society.

Indeed, Ānanda, it is not possible that a bhikkhu who delights in company, takes delight in company, and devotes himself to delight in company, who delights in society, takes delight in society, and rejoices in society, will ever obtain at will, without trouble or difficulty, the bliss of renunciation, the bliss of seclusion, the bliss of peace, the bliss of enlightenment.1149

But it can be expected that when a bhikkhu lives alone, withdrawn from society, he will obtain at will, without trouble or difficulty, the bliss of renunciation, the bliss of seclusion, the bliss of peace, the bliss of enlightenment.

4. “Indeed, Ānanda, it is not possible that a bhikkhu who delights in company, takes delight in company, and devotes himself to delight in company, who delights in society, takes delight in society, and rejoices in society, will ever enter upon and abide in either the deliverance of mind that is temporary and delectable or in [the deliverance of mind] that is perpetual and unshakeable.1150

But it can be expected that when a bhikkhu lives alone, withdrawn from society, he will enter upon and abide in the deliverance of mind that is temporary and delectable or in [the deliverance of mind] that is perpetual and unshakeable. [111]

5. “I do not see even a single kind of form, Ānanda, from the change and alteration of which there would not arise sorrow, lamentation, pain, grief, and despair in one who lusts for it and takes delight in it.

6. “However, Ānanda, there is this abiding discovered by the Tathāgata: to enter and abide in voidness internally by giving no attention to all signs.1151

If, while the Tathāgata is abiding thus, he is visited by bhikkhus or bhikkhunīs, by men or women lay followers, by kings or kings’ ministers, by other sectarians or their disciples, then with a mind leaning to seclusion, tending and inclining to seclusion, withdrawn, delighting in renunciation, and altogether done away with things that are the basis for taints, he invariably talks to them in a way concerned with dismissing them.

7. “Therefore, Ānanda, if a bhikkhu should wish: ‘May I enter upon and abide in voidness internally,’ he should steady his mind internally, quiet it, bring it to singleness, and concentrate it. And how does he steady his mind internally, quiet it, bring it to singleness, and concentrate it?

8. “Here, Ānanda, quite secluded from sensual pleasures, secluded from unwholesome states, a bhikkhu enters upon and abides in the first jhāna… the second jhāna… the third jhāna… the fourth jhāna, which has neither-pain-nor-pleasure and purity of mindfulness due to equanimity. That is how a bhikkhu steadies his mind internally, quiets it, brings it to singleness, and concentrates it. [112]

9. “Then he gives attention to voidness internally.1152 While he is giving attention to voidness internally, his mind does not enter into voidness internally or acquire confidence, steadiness, and decision. When that is so, he understands thus: ‘While I am giving attention to voidness internally, my mind does not enter into voidness internally or acquire confidence, steadiness, and decision.’ In this way he has full awareness of that.

“He gives attention to voidness externally… He gives attention to voidness internally and externally… He gives attention to imperturbability.1153

While he is giving attention to imperturbability, his mind does not enter into imperturbability or acquire confidence, steadiness, and decision. When that is so, he understands thus: ‘While I am giving attention to imperturbability, my mind does not enter into imperturbability or acquire confidence, steadiness, and decision.’ In this way he has full awareness of that.

10. “Then that bhikkhu should steady his mind internally, quiet it, bring it to singleness, and concentrate it on that same sign of concentration as before.1154 Then he gives attention to voidness internally.

While he is giving attention to voidness internally, his mind enters into voidness internally and acquires confidence, steadiness, and decision. When that is so, he understands thus: ‘While I am giving attention to voidness internally, my mind enters into voidness internally and acquires confidence, steadiness, and decision.’ In this way he has full awareness of that.

“He gives attention to voidness externally… He gives attention to voidness internally and externally… He gives attention to imperturbability.

While he is giving attention to imperturbability, his mind enters into imperturbability and acquires confidence, steadiness, and decision. When that is so, he understands thus: ‘While I am giving attention to imperturbability, my mind enters into imperturbability and acquires confidence, steadiness, and decision.’ In this way he has full awareness of that.

11. “When a bhikkhu abides thus, if his mind inclines to walking, he walks, thinking: ‘While I am walking thus, no evil unwholesome states of covetousness and grief will beset me.’ [113] In this way he has full awareness of that. And when a bhikkhu abides thus, if his mind inclines to standing, he stands…

If his mind inclines to sitting, he sits… If his mind inclines to lying down, he lies down, thinking: ‘While I am lying down thus, no evil unwholesome states will beset me.’ In this way he has full awareness of that.

12. “When a bhikkhu abides thus, if his mind inclines to talking, he resolves: ‘Such talk as is low, vulgar, coarse, ignoble, unbeneficial, and which does not lead to disenchantment, dispassion, cessation, peace, direct knowledge, enlightenment, and Nibbāna,

that is, talk of kings, robbers, ministers, armies, dangers, battles, food, drink, clothing, beds, garlands, perfumes, relatives, vehicles, villages, towns, cities, countries, women, heroes, streets, wells, the dead, trivialities, the origin of the world, the origin of the sea, whether things are so or are not so: such talk I shall not utter.’ In this way he has full awareness of that.

“But he resolves: ‘Such talk as deals with effacement, as favours the mind’s release, and which leads to complete disenchantment, dispassion, cessation, peace, direct knowledge, enlightenment, and Nibbāna, that is, talk on wanting little, on contentment, seclusion, aloofness from society, arousing energy, virtue, concentration, wisdom, deliverance, knowledge and vision of deliverance: such talk I shall utter.’ In this way he has full awareness of that.

13. “When a bhikkhu abides thus, [114] if his mind inclines to thinking, he resolves: ‘Such thoughts as are low, vulgar, coarse, ignoble, unbeneficial, and which do not lead to disenchantment, dispassion, cessation, peace, direct knowledge, enlightenment, and Nibbāna, that is, thoughts of sensual desire, thoughts of ill will, and thoughts of cruelty: such thoughts I shall not think.’ In this way he has full awareness of that.

“But he resolves: ‘Such thoughts as are noble and emancipating, and lead the one who practises in accordance with them to the complete destruction of suffering, that is, thoughts of renunciation, thoughts of non-ill will, and thoughts of non-cruelty: such thoughts I shall think.’ In this way he has full awareness of that.

14. “Ānanda, there are these five cords of sensual pleasure.1155

What five? Forms cognizable by the eye that are wished for, desired, agreeable, and likeable, connected with sensual desire and provocative of lust. Sounds cognizable by the ear… Odours cognizable by the nose… Flavours cognizable by the tongue… Tangibles cognizable by the body that are wished for, desired, agreeable, and likeable, connected with sensual desire and provocative of lust. These are the five cords of sensual pleasure.

15. “Herein a bhikkhu should constantly review his own mind thus: ‘Does any mental excitement concerning any base among these five cords of sensual pleasure ever arise in me?’

If, on reviewing his mind, the bhikkhu understands: ‘Mental excitement concerning a certain base among these five cords of sensual pleasure does arise in me,’ then he understands: ‘Desire and lust for the five cords of sensual pleasure are unabandoned in me.’ In this way he has full awareness of that.

But if, on reviewing his mind, the bhikkhu understands: ‘No mental excitement concerning any base among these five cords of sensual pleasure arises in me,’ then he understands: ‘Desire and lust for the five cords of sensual pleasure are abandoned in me.’ In this way he has full awareness of that.

16. “Ānanda, there are these five aggregates affected by clinging,1156

in regard to which a bhikkhu should abide contemplating rise and fall thus: ‘Such is material form, such its arising, such its disappearance; such is feeling, such [115] its arising, such its disappearance; such is perception, such its arising, such its disappearance; such are formations, such their arising, such their disappearance; such is consciousness, such its arising, such its disappearance.’

17. “When he abides contemplating rise and fall in these five aggregates affected by clinging, the conceit ‘I am’ based on these five aggregates affected by clinging is abandoned in him. When that is so, that bhikkhu understands: ‘The conceit “I am” based on these five aggregates affected by clinging is abandoned in me.’ In that way he has full awareness of that.

18. “These states are entirely wholesome and have a wholesome outcome; they are noble, supramundane, and inaccessible to the Evil One.

19. “What do you think, Ānanda? What good does a disciple see that he should seek the Teacher’s company even if he is told to go away?”

“Venerable sir, our teachings are rooted in the Blessed One, guided by the Blessed One, have the Blessed One as their resort. It would be good if the Blessed One would explain the meaning of these words. Having heard it from the Blessed One, the bhikkhus will remember it.”

20. “Ānanda, a disciple should not seek the Teacher’s company for the sake of discourses, stanzas, and expositions.

Why is that? For a long time, Ānanda, you have learned the teachings, remembered them, recited them verbally, examined them with the mind, and penetrated them well by view. But such talk as deals with effacement, as favours the mind’s release, and which leads to complete disenchantment, dispassion, cessation, peace, direct knowledge, enlightenment, and Nibbāna, that is, talk on wanting little, on contentment, seclusion, aloofness from society, arousing energy, virtue, concentration, wisdom, deliverance, knowledge and vision of deliverance:

for the sake of such talk a disciple should seek the Teacher’s company even if he is told to go away.

21. “Since this is so, Ānanda, a teacher’s undoing may come about, a pupil’s undoing may come about, and the undoing of one who lives the holy life may come about.1157

22. “And how does a teacher’s undoing come about?

Here some teacher resorts to a secluded resting place: the forest, the root of a tree, a mountain, a ravine, a hillside cave, a charnel ground, [116] a jungle thicket, an open space, a heap of straw.

While he lives thus withdrawn, brahmins and householders from town and country visit him, and as a result he goes astray, becomes filled with desire, succumbs to craving, and reverts to luxury.

This teacher is said to be undone by the teacher’s undoing. He has been struck down by evil unwholesome states that defile, bring renewal of being, give trouble, ripen in suffering, and lead to future birth, ageing, and death. This is how the teacher’s undoing comes about.

23. “And how does a pupil’s undoing come about?

A pupil of that teacher, emulating the teacher’s seclusion, resorts to a secluded resting place: the forest… a heap of straw.

While he lives thus withdrawn, brahmins and householders from town and country visit him, and as a result he goes astray, becomes filled with desire, succumbs to craving, and reverts to luxury.

This pupil is said to be undone by the pupil’s undoing. He has been struck down by evil unwholesome states that defile, bring renewal of being, give trouble, ripen in suffering, and lead to future birth, ageing, and death. This is how the pupil’s undoing comes about.

24. “And how does the undoing of one who lives the holy life come about?

Here a Tathāgata appears in the world, accomplished and fully enlightened, perfect in true knowledge and conduct, sublime, knower of worlds, incomparable leader of persons to be tamed, teacher of gods and humans, enlightened, blessed. He resorts to a secluded resting place: the forest… a heap of straw.

While he lives thus withdrawn, brahmins and householders from town and country visit him, yet he does not go astray, or become filled with desire, succumb to craving, and revert to luxury.

[117] But a disciple of this teacher, emulating his teacher’s seclusion, resorts to a secluded resting place: the forest… a heap of straw.

While he lives thus withdrawn, brahmins and householders from town and country visit him, and as a result he goes astray, becomes filled with desire, succumbs to craving, and reverts to luxury.

This one who lives the holy life is said to be undone by the undoing of one who lives the holy life. He has been struck down by evil unwholesome states that defile, bring renewal of being, give trouble, ripen in suffering, and lead to future birth, ageing, and death. Thus there comes to be the undoing of one who leads the holy life.

And herein, Ānanda, the undoing of one who leads the holy life has a more painful result, a more bitter result, than the teacher’s undoing or the pupil’s undoing, and it even leads to perdition.1158

25. “Therefore, Ānanda, behave towards me with friendliness, not with hostility. That will lead to your welfare and happiness for a long time.

And how do disciples behave towards the Teacher with hostility, not with friendliness?

Here, Ānanda, compassionate and seeking their welfare, the Teacher teaches the Dhamma to the disciples out of compassion: ‘This is for your welfare, this is for your happiness.’ His disciples do not want to hear or give ear or exert their minds to understand; they err and turn aside from the Teacher’s Dispensation.

Thus do disciples behave towards the Teacher with hostility, not with friendliness.

26. “And how do disciples behave towards the Teacher with friendliness, not with hostility?

Here, Ānanda, compassionate and seeking their welfare, the Teacher teaches the Dhamma to the disciples out of compassion: ‘This is for your welfare, this is for your happiness.’

His disciples want to hear and give ear and exert their minds to understand; they do not err and turn aside from the Teacher’s Dispensation. Thus do disciples behave towards the Teacher with friendliness, not with hostility. [118]

Therefore, Ānanda, behave towards me with friendliness, not with hostility. That will lead to your welfare and happiness for a long time.

27. “I shall not treat you as the potter treats the raw damp clay. Repeatedly restraining you, I shall speak to you, Ānanda. Repeatedly admonishing you, I shall speak to you, Ānanda. The sound core will stand [the test].”1159

That is what the Blessed One said. The venerable Ānanda was satisfied and delighted in the Blessed One’s words.





Close
Close