Quay lại bản Việt dịch

Font chữ:
Font chữ:

117. Ðại Kinh Bốn Mươi

Dịch giả: Thích Minh Châu

Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở Sāvatthī (Xá-vệ), Jetavana (Kỳ-đà Lâm), tại tinh xá ông Anāthapiṇḍika (Cấp Cô Ðộc). Ở đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-kheo". -- "Bạch Thế Tôn".

-- "Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng cho các Ông Thánh chánh định cùng với các cận duyên và các tư trợ. Hãy lắng tai nghe và suy nghiệm kỹ, Ta sẽ giảng". -- "Thưa vâng, bạch Thế Tôn". Các vị Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

-- Này các Tỷ-kheo, thế nào là Thánh chánh định với các cận duyên và các tư trợ? Chính là chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm. Này các Tỷ-kheo, phàm có nhất tâm nào (ekaggatā) được tư trợ với bảy chi phần này, này các Tỷ-kheo, như vậy gọi là Thánh chánh định cùng với các cận duyên và các tư trợ.

(Chánh kiến)

Ở đây, này các Tỷ-kheo, chánh kiến đi hàng đầu. Và như thế nào, này các Tỷ-kheo, là chánh kiến đi hàng đầu? Tuệ tri tà kiến là tà kiến, tuệ tri chánh kiến là chánh kiến. Như vậy là chánh kiến của vị ấy.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tà kiến? Không có bố thí, không có cúng dường, không có tế tự, không có quả báo các nghiệp thiện ác, không có đời này, không có đời khác, không có mẹ, không có cha, không có các loại hóa sanh;

ở đời không có các vị Sa-môn, Bà-la-môn, chánh hướng, chánh hạnh, sau khi với thượng trí tự mình chứng đạt lại tuyên bố lên. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là tà kiến.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh kiến? Chánh kiến, này các Tỷ-kheo, Ta nói có hai loại. Này các Tỷ-kheo, có loại chánh kiến hữu lậu, thuộc phước báo, đưa đến quả sanh y (upadhivepakkā); có loại chánh kiến, này các Tỷ-kheo, thuộc bậc Thánh, vô lậu, siêu thế, thuộc đạo chi (maggaṅgā).

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh kiến hữu lậu, thuộc phước báo, đưa đến quả sanh y? Có bố thí, có cúng dường, có tế tự, có quả báo các nghiệp thiện ác, có đời này, có đời khác, có mẹ, có cha, có các loại hóa sanh;

ở đời có các vị Sa-môn, Bà-la-môn, chánh hướng, chánh hạnh, sau khi với thượng trí tự mình chứng đạt đời này và đời khác lại tuyên bố lên. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là chánh kiến hữu lậu, thuộc phước báo, đưa đến quả sanh y.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh kiến thuộc bậc Thánh, vô lậu, siêu thế, thuộc đạo chi? Phàm cái gì, này các Tỷ-kheo, thuộc trí tuệ, tuệ căn, tuệ lực, trạch pháp giác chi, chánh kiến, đạo chi của một vị tu tập Thánh đạo, thành thục trong Thánh đạo, có vô lậu tâm, có Thánh tâm. Chánh kiến như vậy, này các Tỷ-kheo, thuộc bậc Thánh, vô lậu, siêu thế, thuộc đạo chi.

Ai tinh tấn đoạn trừ tà kiến, thành tựu chánh kiến; như vậy là chánh tinh tấn của vị ấy. Ai chánh niệm đoạn trừ tà kiến, chánh niệm đạt được và an trú chánh kiến; như vậy là chánh niệm của vị ấy. Như vậy ba pháp này chạy theo, chạy vòng theo chánh kiến, tức là chánh kiến, chánh tinh tấn, chánh niệm.

(Chánh tư duy)

Ở đây, này các Tỷ-kheo, chánh kiến đi hàng đầu. Và như thế nào, này các Tỷ-kheo, là chánh kiến đi hàng đầu? Tuệ tri tà tư duy là tà tư duy, tuệ tri chánh tư duy là chánh tư duy, như vậy là chánh kiến của các vị ấy.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tà tư duy? Dục tư duy, sân tư duy, hại tư duy, này các Tỷ-kheo, như vậy là tà tư duy.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh tư duy? Chánh tư duy, này các Tỷ-kheo, Ta nói có hai loại: có loại chánh tư duy, này các Tỷ-kheo, hữu lậu, thuộc phước báo, đưa đến quả sanh y; có loại chánh tư duy, này các Tỷ-kheo, thuộc bậc Thánh vô lậu, siêu thế, thuộc đạo chi.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh tư duy hữu lậu, thuộc phước báo, đưa đến quả sanh y? Ly dục tư duy, vô sân tư duy, bất hại tư duy, như vậy, này các Tỷ-kheo là chánh tư duy, hữu lậu, thuộc phước báo, đưa đến quả sanh y.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh tư duy, thuộc bậc Thánh, vô lậu, siêu thế, thuộc đạo chi? Phàm cái gì này các Tỷ-kheo thuộc suy tư, tầm cầu, tư duy, một ngữ hành do sự hoàn toàn chú tâm chuyên tâm của một vị tu tập Thánh đạo, thành thục trong Thánh đạo, có vô lậu tâm, có Thánh tâm; chánh tư duy như vậy, này các Tỷ-kheo, thuộc bậc Thánh, vô lậu, siêu thế, thuộc đạo chi.

Ai tinh tấn đoạn trừ tà tư duy, thành tựu chánh tư duy, như vậy là chánh tinh tấn của vị ấy. Ai chánh niệm đoạn trừ tà tư duy, chánh niệm đạt được và an trú chánh tư duy, như vậy là chánh niệm của vị ấy. Như vậy ba pháp này chạy theo, chạy vòng theo chánh tư duy, tức là chánh kiến, chánh tinh tấn, chánh niệm.

(Chánh ngữ)

Ở đây, này các Tỷ-kheo, chánh kiến đi hàng đầu. Và như thế nào, này các Tỷ-kheo, chánh kiến đi hàng đầu? Tuệ tri tà ngữ là tà ngữ, tuệ tri chánh ngữ là chánh ngữ; như vậy là chánh kiến của vị ấy.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tà ngữ? Vọng ngữ, nói hai lưỡi, ác khẩu, nói lời phù phiếm; như vậy, này các Tỷ-kheo, là tà ngữ.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh ngữ? Chánh ngữ, này các Tỷ-kheo, Ta nói có hai loại: có loại chánh ngữ, này các Tỷ-kheo, hữu lậu, thuộc phước báo, đưa đến quả sanh y; có loại chánh ngữ, này các Tỷ-kheo, thuộc bậc Thánh, vô lậu, siêu thế, thuộc đạo chi.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh ngữ hữu lậu, thuộc phước báo, đưa đến quả sanh y? Viễn ly vọng ngữ, viễn ly nói hai lưỡi, viễn ly ác khẩu, viễn ly phù phiếm ngữ; như vậy, này các Tỷ-kheo, là chánh ngữ hữu lậu thuộc phước báo, đưa đến quả sanh y.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh ngữ thuộc bậc Thánh, vô lậu, siêu thế, thuộc đạo chi? Cái gì, này các Tỷ-kheo, thuộc về từ bỏ, từ đoạn, từ khước, viễn ly bốn ngữ ác hành, đối với một vị tu tập Thánh đạo, thuần thục trong Thánh đạo, có vô lậu tâm, có Hiền Thánh tâm; như vậy, này các Tỷ-kheo là chánh ngữ thuộc bậc Thánh, vô lậu, siêu thế, thuộc đạo chi.

Ai tinh tấn đoạn trừ tà ngữ, thành tựu chánh ngữ; như vậy là chánh tinh tấn của vị ấy. Ai chánh niệm đoạn trừ tà ngữ, chánh niệm đạt được và an trú chánh ngữ; như vậy là chánh niệm của vị ấy. Như vậy, ba pháp này chạy theo, chạy vòng theo chánh ngữ, tức là chánh kiến, chánh tinh tấn, chánh niệm.

(Chánh nghiệp)

Ở đây, này các Tỷ-kheo, chánh kiến đi hàng đầu. Và như thế nào, này các Tỷ-kheo, là chánh kiến đi hàng đầu? Tuệ tri tà nghiệp là tà nghiệp, tuệ tri chánh nghiệp là chánh nghiệp; như vậy là chánh kiến của vị ấy.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tà nghiệp? Sát sanh, lấy của không cho, tà hạnh trong các dục; như vậy, này các Tỷ-kheo, là tà nghiệp.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh nghiệp? Chánh nghiệp, này các Tỷ-kheo, Ta nói có hai loại: Có loại chánh nghiệp, này các Tỷ-kheo, hữu lậu, thuộc phước báo, đưa đến quả sanh y; có loại chánh nghiệp, này các Tỷ-kheo, thuộc bậc Thánh, vô lậu, siêu thế, thuộc đạo chi.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh nghiệp thuộc hữu lậu thuộc phước báo, đưa đến quả sanh y? Viễn ly sát sanh, viễn ly lấy của không cho, viễn ly tà hạnh trong các dục; như vậy, này các Tỷ-kheo, là chánh nghiệp, thuộc hữu lậu thuộc phước báo, đưa đến quả sanh y.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh nghiệp thuộc bậc Thánh, vô lậu, siêu thế, thuộc đạo chi? Cái gì, này các Tỷ-kheo, thuộc về từ bỏ, từ đoạn, từ khước, viễn ly ba thân ác hành đối với một vị tu tập Thánh đạo, thành thục trong Thánh đạo, có vô lậu tâm, có Hiền Thánh tâm; như vậy, này các Tỷ-kheo, là chánh nghiệp thuộc bậc Thánh, vô lậu, siêu thế, thuộc đạo chi.

Ai tinh tấn đoạn trừ tà nghiệp, thành tựu chánh nghiệp; như vậy là chánh tinh tấn của vị ấy. Ai chánh niệm đoạn trừ tà nghiệp, chánh niệm đạt được và an trú chánh nghiệp; như vậy là chánh niệm của vị ấy. Như vậy ba pháp này chạy theo, chạy vòng theo chánh nghiệp, tức là chánh kiến, chánh tinh tấn, chánh niệm.

(Chánh mạng)

Ở đây, này các Tỷ-kheo, chánh kiến đi hàng đầu. Và như thế nào, này các Tỷ-kheo, là chánh kiến đi hàng đầu? Tuệ tri được tà mạng là tà mạng, tuệ tri được chánh mạng là chánh mạng; như vậy là chánh kiến của vị ấy.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tà mạng? Lừa đảo, nói lời mê ly, hiện tướng, gian trá, lấy lợi cầu lợi; như vậy, này các Tỷ-kheo, là tà mạng.

Và thế nào, này các Tỷ-kheo, là chánh mạng? Chánh mạng, này các Tỷ-kheo, Ta nói có hai loại: có loại chánh mạng, này các Tỷ-kheo, hữu lậu, thuộc phước báo, đưa đến quả sanh y; có loại chánh mạng, này các Tỷ-kheo, thuộc bậc Thánh, vô lậu, siêu thế, thuộc đạo chi.

Và thế nào, này các Tỷ-kheo là chánh mạng hữu lậu, thuộc phước báo, đưa đến quả sanh y? Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử bỏ tà mạng, nuôi sống với chánh mạng; như vậy, này các Tỷ-kheo là chánh mạng hữu lậu, thuộc phước báo, đưa đến quả sanh y.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh mạng thuộc bậc Thánh, vô lậu, siêu thế, thuộc đạo chi? Cái gì, này các Tỷ-kheo thuộc về từ bỏ, từ đoạn, từ khước, viễn ly tà mạng đối với một vị tu tập Thánh đạo, thuần thục trong Thánh đạo. Có vô lậu tâm, có Hiền Thánh tâm; như vậy, này các Tỷ-kheo, là chánh mạng thuộc bậc Thánh, vô lậu, siêu thế, thuộc đạo chi.

Ai tinh tấn đoạn trừ tà mạng, thành tựu chánh mạng; như vậy là chánh tinh tấn của vị ấy. Ai chánh niệm đoạn trừ tà mạng, chánh niệm đạt được và an trú chánh mạng, như vậy là chánh niệm của vị ấy. Như vậy, ba pháp này chạy theo, chạy vòng theo chánh mạng, tức là chánh kiến, chánh tinh tấn, chánh niệm.

(Ðại pháp môn Bốn mươi)

Ở đây, này các Tỷ-kheo chánh kiến đi hàng đầu. Và thế nào, này các Tỷ-kheo, là chánh kiến đi hàng đầu?

Chánh tư duy, này các Tỷ-kheo, do chánh kiến, được khởi lên.

Chánh ngữ do chánh tư duy được khởi lên.

Chánh nghiệp do chánh ngữ được khởi lên.

Chánh mạng do chánh nghiệp được khởi lên.

Chánh tinh tấn do chánh mạng được khởi lên.

Chánh niệm do chánh tinh tấn được khởi lên.

Chánh định do chánh niệm được khởi lên.

Chánh trí do chánh định được khởi lên.

Chánh giải thoát do chánh trí được khởi lên.

Như vậy, này các Tỷ-kheo, đạo lộ của vị hữu học gồm có tám chi phần, và đạo lộ của vị A-la-hán gồm có mười chi phần.

Ở đây, này các Tỷ-kheo, chánh kiến đi hàng đầu. Và như thế nào, này các Tỷ-kheo, là chánh kiến đi hàng đầu? Tà kiến, này các Tỷ-kheo, do chánh kiến làm cho tiêu diệt. Và những ác bất thiện pháp được tà kiến duyên khởi, các pháp ấy bị tiêu diệt trong vị có chánh kiến. Và những thiện pháp được chánh kiến duyên khởi, các pháp ấy được tu tập và trở thành viên mãn.

Tà tư duy, này các Tỷ-kheo, do chánh tư duy làm cho tiêu diệt và những ác bất thiện pháp, được tà tư duy duyên khởi, các pháp ấy bị tiêu diệt trong người có chánh tư duy. Và những thiện pháp được chánh tư duy duyên khởi, các pháp ấy được phát triển trở thành viên mãn.

Tà ngữ, này các Tỷ-kheo, do chánh ngữ làm cho tiêu diệt và những ác bất thiện pháp được tà ngữ duyên khởi, các pháp ấy bị tiêu diệt trong người có chánh ngữ. Và những thiện pháp được chánh ngữ duyên khởi, các pháp ấy được tu tập và trở thành viên mãn.

Tà nghiệp, này các Tỷ-kheo, do chánh nghiệp làm cho tiêu diệt, và những ác bất thiện pháp được tà nghiệp duyên khởi, các pháp ấy bị tiêu diệt trong người có chánh nghiệp. Và những thiện pháp được chánh nghiệp duyên khởi, các pháp ấy được tu tập và trở thành viên mãn.

Tà mạng, này các Tỷ-kheo, do chánh mạng làm cho tiêu diệt. Và những ác bất thiện pháp được tà mạng duyên khởi, các pháp ấy được tiêu diệt trong người có chánh mạng. Và những thiện pháp được chánh mạng duyên khởi, các pháp ấy được tu tập và trở thành viên mãn.

Tà tinh tấn, này các Tỷ-kheo, do chánh tinh tấn làm cho tiêu diệt. Và những ác bất thiện pháp được tà tinh tấn duyên khởi, các pháp ấy được tiêu diệt trong người có chánh tinh tấn. Và những thiện pháp được khởi lên do duyên chánh tinh tấn, các pháp ấy được tu tập và trở thành viên mãn.

Tà niệm, này các Tỷ-kheo, do chánh niệm làm cho tiêu diệt. Và những ác bất thiện pháp được tà niệm duyên khởi, các pháp ấy được tiêu diệt trong người có chánh niệm. Và những thiện pháp được chánh niệm duyên khởi, các pháp ấy được tu tập và trở thành viên mãn.

Tà định, này các Tỷ-kheo do chánh định làm cho tiêu diệt. Và những ác bất thiện pháp được tà định duyên khởi, các pháp ấy được tiêu diệt trong người có chánh định. Và những thiện pháp được chánh định duyên khởi, các pháp ấy được tu tập và trở thành viên mãn.

Tà trí, này các Tỷ-kheo, do chánh trí làm cho tiêu diệt. Và những ác bất thiện pháp được tà trí duyên khởi, các pháp ấy được tiêu diệt trong người có chánh trí. Và những thiện pháp được chánh trí duyên khởi, các pháp ấy được phát triển và trở thành viên mãn.

Tà giải thoát, này các Tỷ-kheo, do chánh giải thoát làm cho tiêu diệt. Và những ác bất thiện pháp được tà giải thoát duyên khởi, các pháp ấy được tiêu diệt trong người có chánh giải thoát. Và các thiện pháp được chánh giải thoát duyên khởi, các pháp ấy được phát triển và trở thành viên mãn.

Như vậy, này các Tỷ-kheo, có hai mươi thiện phần, hai mươi bất thiện phần. Ðại pháp môn Bốn mươi đã được chuyển vận không bị chận đứng lại bởi một Sa-môn, Bà-la-môn, Thiên, Ma, Phạm thiên hay một ai ở đời.

Nếu có Sa-môn hay Bà-la-môn nào, này các Tỷ-kheo, nghĩ rằng đại pháp môn Bốn mươi này đáng bị phê bình, đáng bị phỉ báng, thời ngay hiện tại, mười thuận thuyết tùy thuyết hợp pháp được nói lên để chỉ trích người ấy.

Nếu Tôn giả chỉ trích chánh kiến, thời các Sa-môn có tà kiến, các Tôn giả ấy là những vị đáng được cúng dường, các Tôn giả ấy là những vị đáng được tán thán.

Nếu Tôn giả chỉ trích chánh tư duy, thời các Sa-môn, Bà-la-môn có tà tư duy, các Tôn giả ấy là những vị đáng được cúng dường, các Tôn giả ấy là những vị đáng được tán thán.

Nếu Tôn giả chỉ trích chánh ngữ... chánh nghiệp... chánh mạng... chánh tinh tấn... chánh niệm... chánh định... chánh trí...

Nếu Tôn giả chỉ trích chánh giải thoát, thời các Sa-môn, Bà-la-môn có tà giải thoát, các Tôn giả ấy là những vị đáng cúng dường, các Tôn giả ấy là những vị đáng được tán thán.

Nếu có Sa-môn hay Bà-la-môn nào, này các Tỷ-kheo, nghĩ rằng đại pháp môn Bốn mươi này đáng bị phê bình, đáng bị phỉ báng, thời ngay hiện tại, mười thuận thuyết hợp pháp được nói lên để chỉ trích người ấy.

Này các Tỷ-kheo, cho đến các dân chúng ở Ukkala và dân chúng Vassa, dân chúng Bhanna theo vô nhân luận, theo vô tác luận, theo hư vô luận, những vị ấy cũng không nghĩ rằng đại pháp môn Bốn mươi đáng chỉ trích, đáng bị phỉ báng. Vì sao vậy? Vì sợ quở trách, phẫn nộ, công kích.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các vị Tỷ-kheo ấy hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.


117. The Great Forty

Translated by: Bhikkhu Ñāṇamoli & Bhikkhu Bodhi

1. THUS HAVE I HEARD. On one occasion the Blessed One was living at Sāvatthī in Jeta’s Grove, Anāthapiṇḍika’s Park. There he addressed the bhikkhus thus: “Bhikkhus.” — “Venerable sir,” they replied. The Blessed One said this:

2. “Bhikkhus, I shall teach you noble right concentration with its supports and its requisites.1099 Listen and attend closely to what I shall say.” — “Yes, venerable sir,” the bhikkhus replied. The Blessed One said this:

3. “What, bhikkhus, is noble right concentration with its supports and its requisites, that is, right view, right intention, right speech, right action, right livelihood, right effort, and right mindfulness? Unification of mind equipped with these seven factors is called noble right concentration with its supports and its requisites.

(VIEW)

4. “Therein, bhikkhus, right view comes first.1100 And how does right view come first? One understands wrong view as wrong view and right view as right view: this is one’s right view.1101

5. “And what, bhikkhus, is wrong view? ‘There is nothing given, nothing offered, nothing sacrificed; no fruit or result of good and bad actions; no this world, no other world; no mother, no father; no beings who are reborn spontaneously; c

ở đời có các vị Sa-môn, Bà-la-môn, chánh hướng, chánh hạnh, sau khi với thượng trí tự mình chứng đạt đời này và đời khác lại tuyên bố lên. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là chánh kiến hữu lậu, thuộc phước báo, đưa đến quả sanh y.

6. “And what, bhikkhus, is right view? Right view, I say, is twofold: there is right view that is affected by taints, partaking of merit, ripening in the acquisitions;1102 and there is right view that is noble, taintless, supramundane, a factor of the path.

7. “And what, bhikkhus, is right view that is affected by the taints, partaking of merit, ripening in the acquisitions? ‘There is what is given and what is offered and what is sacrificed; there is fruit and result of good and bad actions; there is this world and the other world; there is mother and father; there are beings who are reborn spontaneously;

there are in the world good and virtuous recluses and brahmins who have realised for themselves by direct knowledge and declare this world and the other world.’ This is right view affected by taints, partaking of merit, ripening in the acquisitions.

8. “And what, bhikkhus, is right view that is noble, taintless, supramundane, a factor of the path? The wisdom, the faculty of wisdom, the power of wisdom, the investigation-of-states enlightenment factor, the path factor of right view in one whose mind is noble, whose mind is taintless, who possesses the noble path and is developing the noble path:1103 this is right view that is noble, taintless, supramundane, a factor of the path.

9. “One makes an effort to abandon wrong view and to enter upon right view: this is one’s right effort. Mindfully one abandons wrong view, mindfully one enters upon and abides in right view: this is one’s right mindfulness. Thus these three states run and circle around right view, that is, right view, right effort, and right mindfulness.1104

(INTENTION)

10. “Therein, bhikkhus, right view comes first. And how does right view come first? One understands wrong intention as wrong intention and right intention as right intention: this is one’s [73] right view.1105

11. “And what, bhikkhus, is wrong intention? The intention of sensual desire, the intention of ill will, and the intention of cruelty: this is wrong intention.

12. “And what, bhikkhus, is right intention? Right intention, I say, is twofold: there is right intention that is affected by taints, partaking of merit, ripening in the acquisitions, and there is right intention that is noble, taintless, supramundane, a factor of the path.

13. “And what, bhikkhus, is right intention that is affected by taints, partaking of merit, ripening in the acquisitions? The intention of renunciation, the intention of non-ill will, and the intention of non-cruelty:1106 this is right intention that is affected by taints… ripening in the acquisitions.

14. “And what, bhikkhus, is right intention that is noble, taintless, supramundane, a factor of the path? The thinking, thought, intention, mental absorption, mental fixity, directing of mind, verbal formation in one whose mind is noble, whose mind is taintless, who possesses the noble path and is developing the noble path:1107 this is right intention that is noble… a factor of the path.

15. “One makes an effort to abandon wrong intention and to enter upon right intention: this is one’s right effort. Mindfully one abandons wrong intention, mindfully one enters upon and abides in right intention: this is one’s right mindfulness. Thus these three states run and circle around right intention, that is, right view, right effort, and right mindfulness.1108

(SPEECH)

16. “Therein, bhikkhus, right view comes first. And how does right view come first? One understands wrong speech as wrong speech and right speech as right speech: this is one’s right view.

17. “And what, bhikkhus, is wrong speech? False speech, malicious speech, harsh speech, and gossip: this is wrong speech.

18. “And what, bhikkhus, is right speech? Right speech, I say, is twofold: there is right speech that is affected by taints, partaking of merit, ripening in the acquisitions; and there is [74] right speech that is noble, taintless, supramundane, a factor of the path.

19. “And what, bhikkhus, is right speech that is affected by taints, partaking of merit, ripening in the acquisitions? Abstinence from false speech, abstinence from malicious speech, abstinence from harsh speech, abstinence from gossip: this is right speech that is affected by taints… ripening in the acquisitions.

20. “And what, bhikkhus, is right speech that is noble, taintless, supramundane, a factor of the path? The desisting from the four kinds of verbal misconduct, the abstaining, refraining, abstinence from them in one whose mind is noble, whose mind is taintless, who possesses the noble path and is developing the noble path:1109 this is right speech that is noble… a factor of the path.

21. “One makes an effort to abandon wrong speech and to enter upon right speech: this is one’s right effort. Mindfully one abandons wrong speech, mindfully one enters upon and abides in right speech: this is one’s right mindfulness. Thus these three states run and circle around right speech, that is, right view, right effort, and right mindfulness.

(ACTION)

22. “Therein, bhikkhus, right view comes first. And how does right view come first? One understands wrong action as wrong action and right action as right action: this is one’s right view.

23. “And what, bhikkhus, is wrong action? Killing living beings, taking what is not given, and misconduct in sensual pleasures: this is wrong action.

24. “And what, bhikkhus, is right action? Right action, I say, is twofold: there is right action that is affected by taints, partaking of merit, ripening in the acquisitions; and there is right action that is noble, taintless, supramundane, a factor of the path.

25. “And what, bhikkhus, is right action that is affected by taints, partaking of merit, ripening in the acquisitions? Abstinence from killing living beings, abstinence from taking what is not given, abstinence from misconduct in sensual pleasures: this is right action that is affected by taints… ripening in the acquisitions.

26. “And what, bhikkhus, is right action that is noble, taintless, supramundane, a factor of the path? The desisting from the three kinds of bodily misconduct, the abstaining, refraining, abstinence from them in one whose mind is noble, whose mind is taintless, who possesses the noble path and is developing the noble path: this is right action [75] that is noble… a factor of the path.

27. “One makes an effort to abandon wrong action and to enter upon right action: this is one’s right effort. Mindfully one abandons wrong action, mindfully one enters upon and dwells in right action: this is one’s right mindfulness. Thus these three states run and circle around right action, that is, right view, right effort, and right mindfulness.

(LIVELIHOOD)

28. “Therein, bhikkhus, right view comes first. And how does right view come first? One understands wrong livelihood as wrong livelihood and right livelihood as right livelihood: this is one’s right view.

29. “And what, bhikkhus, is wrong livelihood? Scheming, talking, hinting, belittling, pursuing gain with gain: this is wrong livelihood.1110

30. “And what, bhikkhus, is right livelihood? Right livelihood, I say, is twofold: there is right livelihood that is affected by taints, partaking of merit, ripening in the acquisitions; and there is right livelihood that is noble, taintless, supramundane, a factor of the path.

31. “And what, bhikkhus, is right livelihood that is affected by taints, partaking of merit, ripening in the acquisitions? Here, bhikkhus, a noble disciple abandons wrong livelihood and gains his living by right livelihood: this is right livelihood that is affected by taints… ripening in the acquisitions.

32. “And what, bhikkhus, is right livelihood that is noble, taintless, supramundane, a factor of the path? The desisting from wrong livelihood, the abstaining, refraining, abstinence from it in one whose mind is noble, whose mind is taintless, who possesses the noble path and is developing the noble path: this is right livelihood that is noble… a factor of the path.

33. “One makes an effort to abandon wrong livelihood and to enter upon right livelihood: this is one’s right effort. Mindfully one abandons wrong livelihood, mindfully one enters upon and dwells in right livelihood: this is one’s right mindfulness. Thus these three states run and circle around right livelihood, that is, right view, right effort, and right mindfulness.

(THE GREAT FORTY)

34. “Therein, bhikkhus, right view comes first. And how does right view come first? [76]

In one of right view, right intention comes into being;1111

in one of right intention, right speech comes into being;

in one of right speech, right action comes into being;

in one of right action, right livelihood comes into being;

in one of right livelihood, right effort comes into being;

in one of right effort, right mindfulness comes into being;

in one of right mindfulness, right concentration comes into being;

in one of right concentration, right knowledge comes into being;

in one of right knowledge, right deliverance comes into being.

Thus, bhikkhus, the path of the disciple in higher training possesses eight factors, the arahant possesses ten factors.1112

35. “Therein, bhikkhus, right view comes first. And how does right view come first? In one of right view, wrong view is abolished, and the many evil unwholesome states that originate with wrong view as condition are also abolished, and the many wholesome states that originate with right view as condition come to fulfillment by development.

“In one of right intention, wrong intention is abolished, and the many evil unwholesome states that originate with wrong intention as condition are also abolished, and the many wholesome states that originate with right intention as condition come to fulfillment by development.

“In one of right speech, wrong speech is abolished…

In one of right action, wrong action is abolished…

In one of right livelihood, wrong livelihood is abolished [77]…

In one of right effort, wrong effort is abolished…

In one of right mindfulness, wrong mindfulness is abolished…

In one of right concentration, wrong concentration is abolished…

In one of right knowledge, wrong knowledge is abolished…

In one of right deliverance, wrong deliverance is abolished, and the many evil unwholesome states that originate with wrong deliverance as condition are also abolished, and the many wholesome states that originate with right deliverance as condition come to fulfillment by development.

36. “Thus, bhikkhus, there are twenty factors on the side of the wholesome, and twenty factors on the side of the unwholesome.1113 This Dhamma discourse on the Great Forty has been set rolling and cannot be stopped by any recluse or brahmin or god or Māra or Brahmā or anyone in the world.

37. “Bhikkhus, if any recluse or brahmin thinks that this Dhamma discourse on the Great Forty should be censured and rejected, then there are ten legitimate deductions from his assertions that would provide grounds for censuring him here and now.

If that worthy one censures right view, then he would honour and praise those recluses and brahmins who are of wrong view.

If that worthy one censures right intention, [78] then he would honour and praise those recluses and brahmins who are of wrong intention.

If that worthy one censures right speech… right action… right livelihood… right effort… right mindfulness… right concentration… right knowledge…

right deliverance, then he would honour and praise those recluses and brahmins who are of wrong deliverance.

If any recluse or brahmin thinks that this Dhamma discourse on the Great Forty should be censured and rejected, then these are ten legitimate deductions from his assertions that would provide grounds for censuring him here and now.

38. “Bhikkhus, even those teachers from Okkala, Vassa and Bhañña,1114 who held the doctrine of non-causality, the doctrine of non-doing, and the doctrine of nihilism, would not think that this Dhamma discourse on the Great Forty should be censured and rejected. Why is that? For fear of blame, attack, and confutation.”

That is what the Blessed One said. The bhikkhus were satisfied and delighted in the Blessed One’s words.





Close
Close