Quay lại bản Việt dịch

Font chữ:
Font chữ:

15. Kinh Ðại Duyên

Dịch giả: Thích Minh Châu

1. Như vậy tôi nghe. Một thời, Thế Tôn trụ tại bộ lạc Kuru (Câu-lâu), ở ấp Kuru tên là Kammāsadhamma (Kiếm-ma-sắt-đàm). Tôn giả Ānanda (A Nan) đến tại chỗ Thế Tôn ở, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn và ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, Tôn giả Ānanda bạch Thế Tôn:

- Hy hữu thay, bạch Thế Tôn! Kỳ diệu thay, bạch Thế Tôn! Bạch Thế Tôn, giáo pháp Duyên khởi này thâm thúy, thật sự thâm thúy, và giáo pháp này đối với con hết sức minh bạch rõ ràng.

- Này Ānanda, chớ có nói vậy! Này Ānanda chớ có nói vậy! Này Ānanda, giáo pháp Duyên khởi này thâm thúy, thật sự thâm thúy. Này Ānanda, chính vì không giác ngộ, không thâm hiểu giáo pháp này mà chúng sanh hiện tại bị rối loạn như một ổ kén, rối ren như một ống chỉ, giống như cỏ munja và lau sậy babaja (ba-ba-la) không thể nào ra khỏi khổ xứ, ác thú, đọa xứ, sanh tử.

2. Này Ānanda, nếu có ai hỏi: "Già và chết do duyên nào không?" Hãy đáp: "Có".

Nếu có hỏi: "Già và chết do duyên gì?" Hãy đáp: "Già và chết do duyên sanh".

Này Ānanda, nếu có ai hỏi: "Sanh có duyên nào không?" Hãy đáp: "Có". Nếu có hỏi: "Sanh do duyên gì?" Hãy đáp: "Sanh do duyên hữu".

Này Ānanda, nếu có ai hỏi: "Hữu có do duyên nào không? Hãy đáp: "Có". Nếu có hỏi: "Hữu do duyên gì?" Hãy đáp: "Hữu do duyên thủ".

Này Ānanda, nếu có ai hỏi. "Thủ có do duyên nào không?" Hãy đáp: "Có". Nếu có hỏi: "Thủ do duyên gì?" Hãy đáp: "Thủ do duyên ái".

Này Ānanda, nếu có ai hỏi: "Ái có duyên nào không?" Hãy đáp: "Có". Nếu có hỏi: "Ái do duyên gì?" Hãy đáp: "Ái do duyên thọ".

Này Ānanda, nếu có ai hỏi: "Thọ có do duyên nào không?" Hãy đáp: "Có". Nếu có hỏi: "Thọ do duyên gì?" Hãy đáp: "Thọ do duyên xúc".

Này Ānanda, nếu có ai hỏi: "Xúc có do duyên nào không?" Hãy đáp: "Có". Nếu có hỏi: "Xúc do duyên gì?" Hãy đáp: "Xúc do duyên danh sắc".

Này Ānanda, nếu có ai hỏi: "Danh sắc có duyên nào không?" Hãy đáp: "Có". Nếu có hỏi: "Danh sắc do duyên gì? Hãy đáp: "Danh sắc do duyên thức".

Này Ānanda, nếu có ai hỏi: "Thức có do duyên nào không?" Hãy đáp: "Có". Nếu có hỏi: "Thức do duyên gì?" Hãy đáp: "Thức do duyên danh sắc".

3. Này Ānanda, như vậy do duyên danh sắc, thức sanh; do duyên thức, danh sắc sanh; do duyên danh sắc, xúc sanh; do duyên xúc, thọ sanh; do duyên thọ; ái sanh; do duyên ái, thủ sanh; do duyên thủ, hữu sanh; do duyên hữu, sanh sanh; do duyên sanh, lão tử sanh, do duyên lão tử, sầu, bi, khổ, ưu não sanh. Như vậy là toàn bộ khổ uẩn tập khởi.

4. Trước đã nói: "Do duyên sanh; lão tử sanh". Này Ānanda, phải hiểu như thế nào câu nói: "Do duyên sanh; lão tử sanh"? Này Ānanda, nếu sanh không có bất cứ loại nào, bất cứ chỗ nào, như chư Thiên hay Thiên giới, Càn-thát-bà hay Càn-thát-bà-giới, Dạ-xoa hay Dạ Xoa giới. Quỷ thần hay Quỷ thần giới, loài Người hay Nhân giới, loại bốn chân hay tứ túc giới, loài chim hay điểu giới, loài trùng xà hay trùng xà giới. Này Ānanda, nếu không có sanh cho tất cả, do sanh diệt thời lão tử có thể hiện hữu không?

- Bạch Thế Tôn, không!

- Này Ānanda, như vậy là nhân, như vậy là duyên, như vậy là tập khởi, như vậy là nhân duyên của lão tử, tức là sanh.

5. Trước đã nói: "Do duyên hữu, sanh sanh ra". Này Ānanda, phải hiểu như thế nào câu nói: "Do duyên hữu, sanh sanh ra"? Này Ānanda, nếu hữu không có bất cứ loại nào giới nào, bất cứ chỗ nào xứ nào, như dục hữu, sắc hữu hay vô sắc hữu. Nếu không có hữu cho tất cả, do hữu diệt thời sanh có thể hiện hữu không?

- Bạch Thế Tôn, không!

- Này Ānanda, như vậy là nhân, như vậy là duyên, như vậy là tập khởi, như vậy là nhân duyên của sanh, tức là hữu.

6. Trước đã nói: "Do duyên thủ, hữu sanh". Này Ānanda, phải hiểu như thế nào câu hỏi: "Do duyên thủ, hữu sanh"? Này Ānanda, nếu thủ không có bất cứ loại nào, bất cứ chỗ nào, như dục thủ, kiến thủ, giới cấm thủ hay ngã chấp thủ. Nếu không có thủ cho tất cả, do thủ diệt thời hữu có thể hiện hữu không?

- Bạch Thế Tôn, không!

- Này Ānanda, như vậy là nhân, như vậy là duyên, như vậy là tập khởi, như vậy là nhân duyên của hữu, tức là thủ.

7. Trước đã nói: "Do duyên ái, thủ sanh". Này Ānanda, phải hiểu như thế nào câu nói: "Do duyên ái, thủ sanh"? Này Ānanda, nếu ái không có bất cứ loại nào, bất cứ chỗ nào, như sắc ái, thanh ái, hương ái, vị ái, xúc ái hay pháp ái. Nếu không có ái cho tất cả, do ái diệt thời thủ có thể hiện hữu không?

- Bạch Thế Tôn, không!

- Này Ānanda, như vậy là nhân, như vậy là duyên, như vậy là tập khởi, như vậy là nhân duyên của thủ, tức là ái.

8. Trước đã nói: "Do duyên thọ, ái sanh". Này Ānanda, nếu thọ không có bất cứ loại nào, bất cứ chỗ nào, như nhãn xúc sở sanh thọ, nhĩ xúc sở sanh thọ, tỷ xúc sở sanh thọ, thiệt xúc sở sanh thọ, tỷ xúc sở sanh thọ, ý xúc sở sanh thọ. Nếu không có thọ cho tất cả, nếu thọ diệt thời ái có thể hiện hữu không?

- Bạch Thế Tôn, không!

- Này Ānanda, như vậy là nhân, như vậy là duyên, như vậy là tập khởi, như vậy là nhân duyên của ái, tức là thọ.

9. Này Ānanda, như vậy do duyên thọ, ái sanh; do duyên ái, tìm cầu sanh; do duyên tìm cầu, lợi sanh; do duyên lợi, quyết định (sở dụng của lợi) sanh; do duyên quyết định, tham dục sanh; do duyên tham dục, đam trước sanh; do duyên đam trước, chấp thủ sanh; do duyên chấp thủ, hà tiện sanh; do duyên hà tiện, thủ hộ sanh; do duyên thủ hộ, phát sanh một số ác, bất thiện pháp như chấp trượng, chấp kiếm, tranh đấu, tranh luận, đấu khẩu, khẩu chiến, ác khẩu, vọng ngữ.

10. Trước đã nói: "Do duyên thủ hộ, phát sanh một số ác, bất thiện pháp, như chấp trượng, chấp kiếm, tranh đấu, tranh luận, đấu khẩu, khẩu chiến, ác khẩu, vọng ngữ". Này Ānanda, phải hiểu như thế nào câu nói: "Do duyên thủ hộ, phát sanh một số ác, bất thiện pháp, như chấp trượng, chấp kiếm, tranh đấu, tranh luận, đấu khẩu, khẩu chiến, ác khẩu, vọng ngữ"? Này Ānanda, nếu thủ hộ không có bất cứ loại nào, bất cứ chỗ nào, nếu không có thủ hộ cho tất cả, nếu thủ hộ diệt thời một số ác, bất thiện pháp như chấp trượng, chấp kiếm, tranh đấu, tranh luận, đấu khẩu, khẩu chiến, ác khẩu, vọng ngữ có thể hiện hữu được không?

- Bạch Thế Tôn, không!

- Này Ānanda, như vậy là nhân, như vậy là duyên, như vậy là tập khởi, như vậy là nhân duyên của một số ác, bất thiện pháp như chấp trượng, chấp kiếm, tranh đấu, tranh luận, đấu khẩu, khẩu chiến, ác khẩu, vọng ngữ, tức là thủ hộ.

11. Trước đã nói: "Do duyên hà tiện, thủ hộ sanh". Này Ānanda, phải hiểu như thế nào câu nói: "Do duyên hà tiện thủ hộ sanh"? Này Ānanda, nếu hà tiện không có bất cứ loại nào, bất cứ chỗ nào, nếu không có hà tiện, cho tất cả, nếu hà tiện diệt thời thủ hộ có thể hiện hữu không?

- Bạch Thế Tôn, không!

- Này Ānanda, như vậy là nhân, như vậy là duyên, như vậy là tập khởi, như vậy là nhân duyên của thủ hộ, tức là hà tiện.

12. Trước đã nói: "Do duyên chấp thủ, hà tiện sanh". Này Ānanda, phải hiểu như thế nào câu nói: "Do duyên chấp thủ, hà tiện sanh"? Này Ānanda, nếu chấp thủ không có bất cứ loại nào, bất cứ chỗ nào, nếu không chấp thủ cho tất cả, nếu chấp thủ diệt thời hà tiện có thể hiện hữu được không?

- Bạch Thế Tôn, không!

- Này Ānanda, như vậy là nhân, như vậy là duyên, như vậy là tập khởi, như vậy là nhân duyên của hà tiện, tức là chấp thủ.

13. Trước đã nói: "Do duyên đam trước, chấp thủ sanh". Này Ānanda, phải hiểu như thế nào câu nói: "Do duyên đam trước, chấp thủ sanh"? Này Ānanda, nếu đam trước không có bất cứ loại nào, bất cứ chỗ nào, nếu không có đam trước cho tất cả, nếu đam trước diệt thời chấp thủ có thể hiện hữu được không?

- Bạch Thế Tôn, không!

- Này Ānanda, như vậy là nhân, như vậy là duyên, như vậy là tập khởi, như vậy là nhân duyên của chấp thủ, tức là đam mê.

14. Trước đã nói: "Do duyên tham dục, đam trước sanh". Này Ānanda, phải hiểu như thế nào câu nói: "Do duyên tham dục, đam trước sanh"? Này Ānanda, nếu tham dục không có bất cứ loại nào, bất cứ chỗ nào, nếu không có tham dục cho tất cả, nếu tham dục diệt thời đam trước có thể hiện hữu được không?

- Bạch Thế Tôn, không!

- Này Ānanda, như vậy là nhân, như vậy là duyên, như vậy là tập khởi, như vậy là nhân duyên của đam trước, tức là tham dục.

15. Trước đã nói: "Do duyên quyết định, tham dục sanh". Này Ānanda, phải hiểu như thế nào câu nói: "Do duyên quyết định tham dục sanh"? Này Ānanda, nếu quyết định không có bất cứ loại nào, bất cứ chỗ nào, nếu không có quyết định cho tất cả, nếu quyết định diệt thời tham dục có thể hiện hữu được không?

- Bạch Thế Tôn, không!

- Này Ānanda, như vậy là nhân, như vậy là duyên, như vậy là tập khởi, như vậy là nhân duyên của tham dục tức là quyết định.

16. Trước đã nói: "Do duyên lợi, quyết định sanh". Này Ānanda, phải hiểu như thế nào câu nói: "Do duyên lợi quyết định sanh"? Này Ānanda, nếu lợi không có không có bất cứ loại nào, bất cứ chỗ nào, nếu lợi không có cho tất cả, nếu lợi diệt thời quyết định có thể hiện hữu được không?

- Bạch Thế Tôn, không!

- Này Ānanda, như vậy là nhân, như vậy là duyên, như vậy là tập khởi, như vậy là nhân duyên của quyết định, tức là lợi.

17. Trước đã nói: "Do duyên tầm cầu, lợi sanh". Này Ānanda, phải hiểu như thế nào câu nói: "Do duyên tầm cầu, lợi sanh"? Này Ānanda, nếu tầm cầu không có bất cứ loại nào, bất cứ chỗ nào, nếu tầm cầu không có cho tất cả, nếu tầm cầu diệt thời lợi có thể hiện hữu được không?

- Bạch Thế Tôn, không!

- Này Ānanda, như vậy là nhân, như vậy là duyên, như vậy là tập khởi, như vậy là nhân duyên của lợi, tức là tầm cầu.

18. Trước đã nói: "Do duyên ái, tầm cầu sanh". Này Ānanda, phải hiểu như thế nào câu nói: "Do duyên ái, tầm cầu sanh"? Này Ānanda, nếu không có bất cứ loại nào, bất cứ chỗ nào, nếu ái không có cho tất cả, nếu ái diệt thời tầm cầu có thể hiện hữu được không?

- Bạch Thế Tôn, không!

- Này Ānanda, như vậy là nhân, như vậy là duyên, như vậy là tập khởi, như vậy là nhân duyên của tầm cầu, tức là ái.

Này Ānanda, như vậy hai phương diện (của ái) tuy hai nhưng hòa hợp thành một, nhờ thọ (làm duyên sanh).

19. Trước đã nói: "Do duyên xúc, thọ sanh". Này Ānanda, phải hiểu như thế nào câu nói: "Do duyên xúc, thọ sanh"? Này Ānanda, nếu xúc không có bất cứ loại nào, bất cứ chỗ nào, như nhãn xúc, nhĩ xúc, tỷ xúc, thiệt xúc, thân xúc, ý xúc, nếu xúc không có cho tất cả, nếu xúc diệt thời thọ có thể hiện hữu không?

- Bạch Thế Tôn, không!

- Này Ānanda, như vậy là nhân, như vậy là duyên, như vậy là tập khởi, như vậy là nhân duyên của thọ, tức là xúc.

20. Trước đã nói: "Do duyên danh sắc, xúc sanh". Này Ānanda, phải hiểu như thế nào câu nói: "Do duyên danh sắc, xúc sanh"? Này Ānanda, nếu những hình, những sắc, những tướng, những mạo, nhờ đó mà danh thân và sắc thân thi thiết; nếu những hình, những sắc, những tướng, những mạo ấy không có, thời danh mục xúc trong sắc thân có thể hiện hữu được không?

- Bạch Thế Tôn, không!

- Này Ānanda, những hình, những sắc, những tướng, những mạo ấy nhờ đó mà sắc thân được thi thiết, nếu những hình, những sắc, những tướng, những mạo ấy không có, thời hữu đối xúc trong danh thân có thể hiện hữu được không?

- Bạch Thế Tôn, không!

- Này Ānanda, những hình, những sắc, những tướng, những mạo nhờ đó mà danh thân và sắc thân được thi thiết, nếu những hình, những sắc, những tướng, những mạo ấy không có, thời danh mục xúc hay hữu đối xúc có thể hiện hữu được không?

- Bạch Thế Tôn, không!

- Này Ānanda, những hình, những sắc, những tướng, những mạo nhờ đó mà danh sắc được thi thiết, nếu những hình, những sắc, những tướng, những mạo ấy không có thì xúc có thể hiện hữu được không?

- Bạch Thế Tôn, không!

Do vậy, này Ānanda, như vậy là nhân, như vậy là duyên, như vậy là tập khởi, như vậy là nhân duyên của xúc, tức là danh sắc.

21. Trước đã nói: "Do duyên thức, danh sắc sanh". Này Ānanda, phải hiểu như thế nào câu nói: "Do duyên thức, danh sắc sanh"? Này Ānanda, nếu thức không đi vào trong bụng của người mẹ, thời danh sắc có thể hình thành trong bụng bà mẹ không?

- Bạch Thế Tôn, không!

- Này Ānanda, nếu thức đi vào trong bụng bà mẹ rồi bị tiêu diệt, thời danh sắc có thể hình thành trạng thái này, trạng thái khác không?

- Bạch Thế Tôn, không!

- Này Ānanda, nếu thức bị đoạn trừ trong đứa con nít, hoặc là đồng nam hay đồng nữ, thời danh sắc có thể lớn hơn, trưởng thành và thành mãn được không?

- Bạch Thế Tôn, không!

- Do vậy, này Ānanda, như vậy là nhân, như vậy là duyên, như vậy là tập khởi, như vậy là nhân duyên của danh sắc, tức là thức.

22. Trước đã nói: "Do duyên danh sắc, thức sanh". Này Ānanda, phải hiểu như thế nào câu nói: "Do duyên sanh sắc thức sanh "? Này Ānanda, nếu thức không an trú được trong danh sắc, thời trong tương lai, có thể hiện hữu sự hình thành của sanh, lão, tử, khổ, tập không?

- Bạch Thế Tôn, không!

- Do vậy, này Ānanda, như vậy là nhân, như vậy là duyên, như vậy là tập khởi, như vậy là nhân duyên của thức, tức là danh sắc.

- Này Ānanda, trong giới hạn con người được sanh, con người được già, con người được chết, con người được diệt, hay con người được tái sanh, trong giới hạn ấy là danh mục đạo, trong giới hạn ấy là ngôn ngữ đạo, trong giới hạn ấy là thi thiết đạo, trong giới hạn ấy là tuệ giới, trong giới hạn ấy là lưu chuyển luân hồi hiện hữu trạng thái này trạng thái khác nghĩa là danh sắc và thức.

23. Này Ānanda, có bao nhiêu lời tuyên bố về ngã? Này Ānanda, hoặc ngã được tuyên bố là có sắc và hạn lượng trong câu: "Ngã của tôi có sắc và hạn lượng". Này Ānanda, hoặc ngã được tuyên bố là có sắc và vô lượng trong câu: "Ngã của tôi có sắc và vô lượng". Này Ānanda, hoặc ngã được tuyên bố là không có sắc và có hạn lượng trong câu: "Ngã của tôi không có sắc và có hạn lượng". Này Ānanda, hoặc ngã được tuyên bố là không có sắc và vô lượng trong câu: "Ngã của tôi không có sắc và vô lượng".

24. Này Ānanda, có người tuyên bố ngã có sắc và có hạn lượng trong hiện tại, người này tuyên bố hoặc ngã có sắc và có hạn lượng trong tương lai. Hoặc như thế này: "Ngã của tôi không phải như vậy, tôi sẽ uốn nắn cho như vậy". Này Ānanda, sự việc là như vậy thời lời tuyên bố về tà kiến ngã có sắc và có hạn lượng như vậy là quá đủ rồi.

Này Ānanda, có người tuyên bố ngã có sắc và vô lượng người này tuyên bố hoặc ngã có sắc và vô lượng trong hiện tại, hoặc ngã có sắc và vô lượng trong tương lai. Hoặc như thế này: "Ngã của tôi không phải như vậy, tôi sẽ uốn nắn cho như vậy". Này Ānanda, sự việc là như vậy thời lời tuyên bố về tà kiến ngã có sắc và vô lượng như vậy là quá đủ rồi.

Này Ānanda, có người tuyên bố ngã không có sắc và có hạn lượng, người này tuyên bố hoặc ngã không có sắc và có hạn lượng trong hiện tại hoặc ngã không có sắc và có hạn lượng trong tương lai... hoặc ngã không có sắc và vô lượng trong tương lai. Hoặc như thế này: "Ngã của tôi không phải như vậy, tôi sẽ uốn nắn cho như vậy". Này Ānanda, sự việc là như vậy thời lời tuyên bố về tà kiến ngã có sắc và vô lượng như vậy là quá đủ rồi. Này Ānanda, như vậy, là có bấy nhiêu lời tuyên bố về ngã.

25. Này Ānanda, có bao nhiêu lời không tuyên bố về ngã? Này Ānanda, hoặc ngã không được tuyên bố là có sắc và có hạn lượng trong câu: "Ngã của tôi có sắc và có hạn lượng". Này Ānanda, hoặc ngã không được tuyên bố là có sắc và vô lượng trong câu: "Ngã của tôi có sắc và vô lượng". Này Ānanda, hoặc ngã không được tuyên bố là không có sắc và có hạn lượng trong câu: "Ngã của tôi không có sắc và có hạn lượng". Này Ānanda, hoặc ngã không được tuyên bố là không có sắc và vô lượng trong câu: "Ngã của tôi không có sắc và vô lượng".

26. Này Ānanda, có người không tuyên bố ngã có sắc và có hạn lượng, người này không tuyên bố, hoặc ngã có sắc và có hạn lượng trong hiện tại, hoặc ngã có sắc và có hạn lượng trong tương lai. Hoặc không như thế này: "Ngã của tôi không phải như vậy, tôi sẽ uốn nắn cho như vậy". Này Ānanda, sự việc là như vậy thời lời không tuyên bố về tà kiến ngã có sắc và có hạn lượng như vậy là quá đủ rồi.

Này Ānanda, có người không tuyên bố ngã có sắc và vô lượng, người này không tuyên bố hoặc ngã có sắc và vô lượng trong hiện tại, hoặc ngã có sắc và vô lượng trong tương lai. Hoặc không như thế này. "Ngã của tôi không phải như vậy, tôi sẽ uốn nắn cho như vậy". Này Ānanda, sự việc là như vậy thời lời không tuyên bố về tà kiến ngã có sắc và vô lượng như vậy là quá đủ rồi.

Này Ānanda, có người không tuyên bố ngã không có sắc và có hạn lượng, người này tuyên bố, hoặc ngã không có sắc và có hạn lượng trong hiện tại, hoặc ngã không có sắc và có hạn lượng trong tương lai. Hoặc không như thế này: "Ngã của tôi không phải như vậy, tôi sẽ uốn nắn cho như vậy". Này Ānanda, sự việc là như vậy thời lời không tuyên bố về tà kiến ngã không có sắc và có hạn lượng như vậy là quá đủ rồi.

Này Ānanda, có người không tuyên bố ngã không có sắc và vô lượng, người này không tuyên bố ngã không có sắc và vô lượng trong hiện tại, hoặc ngã không có sắc và vô lượng trong tương lai. Hoặc không như thế này: "Ngã của tôi không phải như vậy, tôi sẽ uốn nắn cho như vậy". Này Ānanda, sự việc là như vậy thời lời không tuyên bố về tà kiến ngã có sắc và vô lượng như vậy là quá đủ rồi.

Này Ānanda, như vậy là có bấy nhiêu lời không tuyên bố về ngã.

27. Này Ānanda, dưới bao nhiêu hình thức, ngã được quan niệm? Này Ānanda, ngã được quan niệm như thọ trong câu: "Ngã của tôi là thọ". Hay trái lại: "Ngã của tôi không phải là thọ, ngã của tôi không có cảm thọ". Này Ānanda, hoặc ngã được quan niệm như trong câu: "Ngã của tôi không phải là thọ, cũng không phải là không có cảm thọ; ngã của tôi có cảm thọ, ngã của tôi có khả năng cảm thọ". Như vậy, này Ānanda, ngã được quan niệm.

28. Này Ānanda, ai nói: "ngã của tôi là thọ". Người ấy cần được trả lời: "Này Hiền giả, có ba loại cảm thọ, lạc thọ, khổ thọ, bất khổ bất lạc thọ. Trong ba loại thọ này, loại nào ông xem là ngã?"

Này Ānanda, khi cảm giác một lạc thọ, chúng ta không cảm giác một khổ thọ, không cảm giác một bất khổ bất lạc thọ, khi ấy chỉ cảm giác một lạc thọ thôi. Này Ānanda, khi cảm giác một khổ thọ, chúng ta không cảm giác một lạc thọ, không cảm giác một bất khổ bất lạc thọ, khi ấy chỉ cảm giác một khổ thọ thôi. Này Ānanda, khi cảm giác một bất khổ bất lạc thọ, chúng ta không cảm giác một lạc thọ, không cảm giác một khổ thọ, khi ấy chỉ cảm giác một bất khổ bất lạc thọ thôi.

29. Lại nữa, này Ānanda, lạc thọ là vô thường, hữu vi, là pháp duyên khởi, là pháp đoạn hoại, là pháp đoạn diệt, là pháp ly dục, là pháp diệt tận. Này Ānanda, khổ thọ là vô thường, hữu vi, là pháp duyên khởi, là pháp đoạn hoại, là pháp đoạn diệt, là pháp ly dục, là pháp diệt tận. Này Ānanda, bất khổ bất lạc thọ là vô thường, hữu vi, là pháp duyên khởi, là pháp đoạn hoại, là pháp đoạn diệt, là pháp ly dục, là pháp diệt tận. Khi cảm giác một lạc thọ mà nói rằng: "Ðó là ngã của tôi", thời khi lạc thọ ấy diệt mất người ấy cũng nghĩ rằng: "Ngã của tôi cũng diệt". Khi cảm giác một khổ thọ mà nói rằng: "Ðó là ngã của tôi", thời khi khổ thọ ấy diệt mất người ấy cũng nghĩ rằng: "Ngã của tôi cũng diệt". Khi cảm giác một bất khổ bất lạc thọ mà nói rằng: "Ðó là ngã của tôi", thời khi bất khổ bất lạc thọ ấy diệt mất, người ấy cũng nghĩ rằng: "Ngã của tôi cũng diệt".

Vậy những ai nói rằng: "Ngã của tôi là thọ", người ấy sẽ xem ngã của mình như một cái gì trong hiện tại, cái gì ấy là vô thường, lạc khổ xen lẫn, là pháp sanh diệt. Do vậy, này Ānanda, không thể chấp nhận quan niệm "Ngã của tôi là thọ".

30. Này Ānanda, ai nói như sau: "Ngã của tôi không phải là thọ, ngã của tôi không có cảm thọ", người ấy cần được trả lời: "Này Hiền giả, chỗ nào không có một cảm thọ gì cả, chỗ ấy có thể xem là "Tôi có" được không?

- Bạch Thế Tôn, không!

- Do vậy, này Ānanda, không thể chấp nhận quan niệm "Ngã của tôi không phải là thọ, ngã của tôi không có cảm thọ".

31. Này Ānanda, ai nói như sau: "Ngã của tôi không phải là thọ, ngã của tôi không phải không có cảm thọ; ngã của tôi có cảm thọ, ngã của tôi có khả năng cảm thọ", người ấy cần được trả lời: "Này Hiền giả nếu tất cả mọi loại cảm thọ đều đoạn diệt hoàn toàn, khi không còn một loại cảm thọ nào cả, khi thọ đã tận diệt, thời ở tại chỗ ấy, có thể nói: "Tôi là như vậy" chăng?"

- Bạch Thế Tôn, không!

- Do vậy, này Ānanda, không thể chấp nhận quan niệm "Ngã của tôi không phải là thọ, ngã của tôi không phải không có cảm thọ; ngã của tôi có cảm thọ, ngã của tôi có khả năng cảm thọ".

32. Này Ānanda, khi có một vị Tỷ-kheo không quan niệm ngã là thọ, không quan niệm ngã không phải thọ, không quan niệm: "Ngã của tôi là thọ, ngã của tôi có khả năng cảm thọ", khi ấy vị này sẽ không chấp trước một điều gì ở trên đời, vì không chấp trước nên không sợ hãi; vì không sợ hãi nên hoàn toàn tự mình tịch diệt. Vị ấy biết sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, những việc cần làm đã làm, sau đời này không còn đời nào khác nữa.

Này Ānanda, với vị Tỷ-kheo có tâm giải thoát như vậy, nếu có ai nói vị Tỷ-kheo ấy có tà kiến như sau: "Như Lai có tồn tại sau khi chết" thời thật hoàn toàn phi lý. Hoặc có tà kiến như sau: "Như Lai không có tồn tại sau khi chết", thời thật hoàn toàn phi lý. Hoặc có tà kiến như sau: "Như Lai có tồn tại và không có tồn tại sau khi chết", thời thật hoàn toàn phi lý. Hoặc có tà kiến như sau: "Như Lai không có tồn tại và không không có tồn tại sau khi chết", thời thật hoàn toàn phi lý.

Tại sao vậy? Này Ānanda, ví dầu có bao nhiêu danh mục, bao nhiêu danh mục đạo, dầu có bao nhiêu ngôn ngữ, bao nhiêu ngôn ngữ đạo, dầu có bao nhiêu thi thiết, bao nhiêu thi thiết đạo, dầu có bao nhiêu trí tuệ, bao nhiêu trí tuệ giới, dầu có bao nhiêu luân chuyển, bao nhiêu vận hành, với thắng trí hiểu biết tất cả, vị Tỷ-kheo được giải thoát. Với vị Tỷ-kheo thắng trí giải thoát như vậy mà nói rằng vị Tỷ-kheo ấy không biết, không thấy, thời thật là một sự phi lý.

33. Này Ānanda, có bảy trú xứ của thức và hai xứ. Thế nào là bảy? Này Ānanda, có những loại hữu tình, thân dị loại và tưởng dị loại, như loài Người, một số chư Thiên và một số trong địa ngục. Ðó là trú xứ thứ nhất của thức.

Này Ānanda, có những loại hữu tình, thân dị loại nhưng tưởng nhất loại, như các vị Phạm Chúng thiên được sanh vào cõi ấy, nhờ sơ Thiền. Ðó là trú xứ thứ hai của thức.

Này Ānanda, có những loại hữu tình, thân nhất loại nhưng tưởng dị loại, như các vị Quang Âm thiên (Abhassarā). Ðó là trú xứ thứ ba của thức.

Này Ānanda, có những loại hữu tình, thân nhất loại và tưởng cũng nhất loại, như các vị Biến Tịnh thiên (Subhakinna). Ðó là trú xứ thứ tư của thức.

Này Ānanda, có những loại hữu tình, vượt ra khỏi tất cả sắc tưởng, đoạn trừ tất cả hữu đối tưởng, không suy tư đến mọi dị loại tưởng, chỉ có tưởng "Hư không là vô biên", được sanh vào cõi Hư không vô biên xứ. Ðó là trú xứ thứ năm của thức.

Này Ānanda, có những loại hữu tình hoàn toàn vượt ra khỏi Không vô biên xứ, chỉ có tưởng "Thức là vô biên", được sanh vào cõi Thức vô biên xứ. Ðó là trú xứ thứ sáu của thức.

Này Ānanda, có những loại hữu tình, hoàn toàn vượt ra khỏi Thức vô biên xứ, chỉ có tưởng "Vô sở hữu", được sanh vào cõi Vô sở hữu xứ. Ðó là trú xứ thứ bảy của thức.

Hai xứ là Vô tưởng hữu tình xứ và Phi tưởng phi phi tưởng xứ.

34. Này Ānanda, trong thức trú xứ thứ nhất có thân dị loại và tưởng dị loại này, như loài Người, một số chư Thiên và một số hữu tình trong địa ngục. Này Ānanda nếu có ai hiểu được trú xứ này, hiểu được sự tập khởi, hiểu được sự đoạn diệt, hiểu được vị ngọt, hiểu được sự nguy hiểm và hiểu được sự xuất ly của trú xứ này, một vị như vậy có thể còn hoan hỷ ưa thích trú xứ này không?

- Bạch Thế Tôn, không!

- Này Ānanda, trong thức trú xứ thứ hai ... thứ ba ... thứ tư ... thứ năm ... thứ sáu ... Này Ānanda, trong thức trú xứ thứ bảy, hoàn toàn vượt ra khỏi Thức vô biên xứ, chỉ có tưởng "Vô sở hữu", được sanh vào cõi Vô sở hữu xứ. Này Ānanda nếu có ai hiểu được trú xứ này, hiểu được sự tập khởi, hiểu được sự đoạn diệt, hiểu được sự tập khởi, hiểu được sự đoạn diệt, hiểu được vị ngọt, hiểu được sự nguy hiểm và hiểu được sự xuất ly của trú xứ này, một vị như vậy có thể còn hoan hỷ ưa thích trú xứ này không?

- Bạch Thế Tôn, không!

- Này Ānanda, với Vô tưởng hữu tình xứ này, này Ānanda, nếu có ai hiểu được trú xứ này, hiểu được sự tập khởi, hiểu được sự đoạn diệt, hiểu được vị ngọt, hiểu được sự nguy hiểm và hiểu được sự xuất ly của trú xứ này, một vị như vậy có thể còn hoan hỷ ưa thích trú xứ này không? - Bạch Thế Tôn, không!

- Này Ānanda, với Phi tưởng phi phi tưởng xứ này, này Ānanda nếu có ai hiểu được trú xứ này, hiểu được sự tập khởi, hiểu được sự đoạn diệt, hiểu được vị ngọt, hiểu được sự nguy hiểm và hiểu được sự xuất ly của trú xứ này, một vị như vậy có thể còn hoan hỷ ưa thích trú xứ này không? - Bạch Thế Tôn, không!

- Này Ānanda, bởi bảy thức trú xứ và hai xứ này, nếu có vị Tỷ-kheo đã như chơn hiểu được tập khởi, đoạn trừ, vị ngọt, sự nguy hiểm, xuất ly của chúng, nhờ không còn chấp thủ, vị này được giải thoát. Này Ānanda, vị Tỷ-kheo như vậy được gọi là Tuệ giải thoát.

35. Này Ānanda, có tám giải thoát. Thế nào là tám?

Tự mình có sắc, thấy các sắc; đó là sự giải thoát thứ nhất.

Quán tưởng nội sắc là vô sắc, thấy các ngoại sắc; đó là sự giải thoát thứ hai.

Quán tưởng (sắc là) tịnh, chú tâm trên suy tưởng ấy; đó là sự giải thoát thứ ba.

Vượt khỏi hoàn toàn sắc tưởng, diệt trừ các tưởng hữu đối, không tác ý đến những tưởng khác biệt, với suy tư "hư không là vô biên", chứng và trú Không vô biên xứ; đó là sự giải thoát thứ tư.

Vượt khỏi hoàn toàn Không vô biên xứ, với suy tư "thức là vô biên", chứng và trú Thức vô biên xứ; đó là giải thoát thứ năm.

Vượt khỏi hoàn toàn Thức vô biên xứ, với suy tư "không có vật gì", chứng và trú Vô sở hữu xứ; đó là sự giải thoát thứ sáu.

Vượt khỏi hoàn toàn Vô sở hữu xứ, chứng và trú Phi tưởng phi phi tưởng xứ; đó là sự giải thoát thứ bảy.

Vượt khỏi hoàn toàn Phi tưởng phi phi tưởng xứ, chứng và trú Diệt thọ tưởng; đó là sự giải thoát thứ tám.

Này Ānanda, như vậy là tám giải thoát.

36. Này Ānanda, khi một vị Tỷ-kheo thuận thứ thể nhập tám giải thoát này, có thể nhập và có thể xuất khỏi bất cứ giải thoát nào khi nào mình muốn, chỗ nào mình muốn và dài bao lâu mình muốn - và với các lậu hoặc được đoạn trừ, vị Tỷ-kheo chứng và an trú trong tám giải thoát và tuệ giải thoát, không còn lậu hoặc ngay trong thời hiện tại, tự mình thấu đạt và chứng ngộ. Này Ānanda, không còn có một Câu giải thoát nào khác cao hơn và thù thắng hơn Câu giải thoát này.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Tôn giả Ānanda hoan hỷ tín thọ lời dạy của Thế Tôn.

15. The Great Discourse on Origination

Translated by: Maurice Walshe

[55] 1. THUS HAVE I HEARD.318 Once the Lord was staying among the Kurus. There is a market town there called Kammāsadhamma. 319 And the Venerable Ānanda came to the Lord, saluted him, sat down to one side, and said:

‘It is wonderful, Lord, it is marvellous how profound this dependent origination is, and how profound it appears! And yet it appears to me as clear as clear!’

‘Do not say that, Ānanda, do not say that! This dependent origination is profound and appears profound. It is through not understanding, not penetrating this doctrine that this generation has become like a tangled ball of string, covered as with a blight,320 tangled like coarse grass, unable to pass beyond states of woe, the ill destiny, ruin and the round of birth-and-death.321

2. ‘If, Ānanda, you are asked: “Has ageing-and-death a condition for its existence?״322 you should answer: “Yes.”

If asked: “What conditions ageing-and-death?” you should answer: “Ageing-and-death is conditioned by birth.”... [56]

“What conditions birth?”... “Becoming conditions birth.”...

“Clinging conditions becoming.”...

“Craving conditions clinging.”...

“Feeling conditions craving.”...

“Contact conditions feeling.” ...

“Mind-and-body conditions contact.”323...

“Consciousness conditions mind-and-body.”...

If asked: “Has consciousness a condition for its existence?” you should answer: “Yes.” If asked: “What conditions consciousness?” you should answer: “Mind-and-body conditions consciousness.”324

3. ‘Thus, Ānanda, mind-and-body conditions consciousness and consciousness conditions mind-and-body, mind-and-body conditions contact, contact conditions feeling, feeling conditions craving, craving conditions clinging, clinging conditions becoming, becoming conditions birth, birth conditions ageing-and-death, sorrow, [57] lamentation, pain, grief and distress.325 Thus this whole mass of suffering comes into existence.

4. ‘I have said: “Birth conditions ageing-and-death”, and this is the way that should be understood. If, Ānanda, there were no birth at all, anywhere, of anybody or anything: of devas to the deva-state, of gandhabbas..., of yakkhas..., of ghosts... ,326 of humans..., of quadrupeds..., of birds..., of reptiles to the reptile state, if there were absolutely no birth at all of all these beings, then, with the absence of all birth, the cessation of birth, could ageing-and-death appear?’

‘No, Lord.’

’Therefore, Ānanda, just this is the root, the cause, the origin, the condition for ageing-and-death - namely birth.

5. ‘I have said: “Becoming conditions birth.״...If there were absolutely no becoming: in the World of Sense-Desires, of Form or the Formless World...could birth appear?’

‘No, Lord.’

‘Therefore just this is the condition of birth — namely becoming.

6. ״Clinging conditions becoming.״... If there were absolutely no clinging: sensuous [58] clinging, clinging to views, to rite-and-ritual, to personality-belief..., could becoming appear?





7. “Craving conditions clinging.״... If there were absolutely no craving: for sights, sounds, smells, tastes, tangibles, mind-objects..., could clinging appear?





8. “Feeling conditions craving.״...If there were absolutely no feeling: feeling born of eye-contact, ear-contact, nose-contact, tongue-contact, body-contact, mind-contact - in the absence of all feeling, with the cessation of feeling, could craving appear?’

‘No, Lord.’

‘Therefore, Ānanda, just this is the root, the cause, the origin, the condition for craving — namely feeling.

9. ‘And so, Ānanda, feeling conditions craving, craving conditions seeking,327 seeking conditions acquisition,328 acquisition conditions decision-making,329 decision-making conditions lustful desire,330 lustful desire conditions attachment,331 attachment conditions appropriation,332 appropriation conditions avarice,333 avarice [59] conditions guarding of possessions, 334 and because of the guarding of possessions there arise the taking up of stick and sword, quarrels, disputes, arguments, strife, abuse, lying and other evil unskilled states.

10. ‘I have said: “All these evil unskilled states arise because of the guarding of possessions.” For if there were absolutely no guarding of possessions... would there be the taking up of stick or sword...?’

‘No, Lord.’

‘Therefore, Ānanda, the guarding of possessions is the root, the cause, the origin, the condition for all these evil unskilled states.

11. ‘I have said: “Avarice conditions the guarding of possessions... ״





12 — 17. ״ ׳Appropriation conditions avarice,... [60]





attachment conditions appropriation,...





lustful desire conditions attachment,...





decision-making conditions lustful desire,...





acquisition conditions decision-making,...





seeking conditions acquisition...״[61]





18. ‘I have said: “Craving conditions seeking.”...If there were no craving,... would there be any seeking?’

‘No, Lord.’

‘Therefore, Ānanda, craving is the root, the cause, the origin, the condition for all seeking.

Thus these two things become united in one by feeling.335 [62]

19. ‘I have said: “Contact conditions feeling.”...



Therefore contact is the root, the cause, the origin, the condition for feeling.

20. “Mind-and-body conditions contact.” By whatever properties, features, signs or indications the mind-factor336 is conceived of, would there, in the absence of such properties... pertaining to the mind-factor, be manifest any grasping at the idea of the body-factor?׳337

‘No, Lord.’

‘Or in the absence of any such properties pertaining to the body-factor, would there be any grasping at sensory reaction on the part of the mind-factor?’

‘No, Lord.’

‘By whatever properties the mind-factor and the body-factor are designated — in their absence is there manifested any grasping at the idea, or at sensory reaction?’

‘No, Lord.’

‘By whatever properties, features, signs or indications the mind-factor is conceived of, in the absence of these is there any contact to be found?’

‘No, Lord.’

‘Then, Ānanda, just this, namely mind-and-body, is the root, the cause, the origin, the condition for all contact.

21. ‘I have said: “Consciousness conditions mind-and-body.” ... [63] If consciousness were not to come into the mother׳s womb, would mind-and-body develop there?’

‘No, Lord.’

‘Or if consciousness, having entered the mother’s womb, were to be deflected, would mind-and-body come to birth in this life?’

‘No, Lord.’

‘And if the consciousness of such a tender young being, boy or girl, were thus cut off, would mind-and-body grow, develop and mature?’

‘No, Lord.’

‘Therefore, Ānanda, just this, namely consciousness, is the root, the cause, the origin, the condition of mind-and-body.

22. ‘I have said: “Mind-and-body conditions consciousness.” ...If consciousness did not find a resting-place in mind-and-body, would there subsequently be an arising and coming-to-be of birth, ageing, death and suffering?’

‘No, Lord.’

‘Therefore, Ānanda, just this, namely mind-and-body, is the root, the cause, the origin, the condition of consciousness.

Thus far then, Ānanda, we can trace338 birth and decay, death and falling into other states and being reborn,339 thus far extends the way of designation, of concepts, thus far is the sphere of understanding, thus far the round goes [64] as far as can be discerned in this life,340 namely to mind-and-body together with consciousness.

23. ‘In what ways, Ānanda, do people explain the nature of the self? Some declare the self to be material and limited,341 saying: “My self is material and limited”; some declare it to be material and unlimited...; some declare it to be immaterial and limited...; some declare it to be immaterial and unlimited, saying: “My self is immaterial and unlimited.”

24. ‘Whoever declares the self to be material and limited, considers it to be so either now, or in the next world, thinking: “Though it is not so now, I shall acquire it there.״342 That being so, that is all we need say about the view that the self is material and limited, and the same applies to the other [65] theories.

So much, Ānanda, for those who proffer an explanation of the self.



25. — 26. ‘How is it with those who do not explain the nature of the self?... (as verses 23 — 24 but negated). [66]











27. ‘In what ways, Ānanda, do people regard the self? They equate the self with feeling: “Feeling is my self״,343 or: ”Feeling is not my self, my self is impercipient״,344 or: “Feeling is not my self, but my self is not impercipient, it is of a nature to feel.״345

28. ‘Now, Ānanda, one who says: “Feeling is my self” should be told: “There are three kinds of feeling, friend: pleasant, painful, and neutral. Which of the three do you consider to be your self?”

When a pleasant feeling is felt, no painful or neutral feeling is felt, but only pleasant feeling. When a painful feeling is felt, no pleasant or neutral feeling is felt, but only painful feeling. And when a neutral feeling is felt, no pleasant or painful feeling is felt, but only neutral feeling.

29. ‘Pleasant feeling is impermanent, conditioned,346 dependently-arisen, bound to decay, to vanish, to fade away, to cease — and so too are painful feeling [67] and neutral feeling. So anyone who, on experiencing a pleasant feeling, thinks: “This is my self”, must, at the cessation of that pleasant feeling, think: “My self has gone!” and the same with painful and neutral feelings. Thus whoever thinks: “Feeling is my self” is contemplating something in this present life that is impermanent, a mixture of happiness and unhappiness, subject to arising and passing away.

Therefore it is not fitting to maintain: “Feeling is my self.”

30. ‘But anyone who says: “Feeling is not my self, my self is impercipient” should be asked: “If, friend, no feelings at all were to be experienced, would there be the thought: ‘I am’?” [to which he would have to reply:]

“No, Lord.״347

Therefore it is not fitting to maintain: “Feeling is not my self, my self is impercipient.”

31. ‘And anyone who says: “Feeling is not my self, but my self is not impercipient, my self is of a nature to feel” should be asked: “Well, friend, if all feelings absolutely and totally ceased, could there be the thought: ‘I am this?” ’348 [to which he would have to reply:]

“No, Lord.”

Therefore it is not fitting to maintain: [68] “Feeling is not my self, but my self is not impercipient, my self is of a nature to feel.”

32. ‘From the time, Ānanda, when a monk no longer regards feeling as the self, or the self as being impercipient, or as being percipient and of a nature to feel, by not so regarding, he clings to nothing in the world; not clinging, he is not excited by anything, and not being excited he gains personal liberation,349 and he knows: “Birth is finished, the holy life has been led, done was what had to be done, there is nothing more here.”

‘And if anyone were to say to a monk whose mind was thus freed: “The Tathāgata exists after death״,350 that would be [seen by him as] a wrong opinion and unfitting, likewise: “The Tathāgata does not exist..., both exists and does not exist..., neither exists nor does not exist after death.”

Why so? As far, Ānanda, as designation and the range of designation reaches, as far as language and the range of language reaches, as far as concepts and the range of concepts reaches, as far as understanding and the range of understanding reaches, as far as the cycle reaches and revolves — that monk is liberated from all that by super-knowledge,351 and to maintain that such a liberated monk does not know and see would be a wrong view and incorrect.

33. ‘Ānanda, there are seven stations of consciousness352 and two realms.353 Which are the seven? There are beings different in [69] body and different in perception, such as human beings, some devas and some in states of woe. That is the first station of consciousness.

There are beings different in body and alike in perception, such as the devas of Brahmā׳s retinue, born there [on account of having attained] the first jhāna. That is the second station.

There are beings alike in body and different in perception, such as the Abhassara devas. 354 That is the third station.

There are beings alike in body and alike in perception, such as the Subhakinna devas. That is the fourth station.

There are beings who have completely transcended all perception of matter, by the vanishing of the perception of sense-reactions and by non-attention to the perception of variety; thinking: “Space is infinite”, they have attained to the Sphere of Infinite Space. That is the fifth station.

There are beings who, by transcending the Sphere of Infinite Space, thinking: “Consciousness is infinite”, have attained to the Sphere of Infinite Consciousness. That is the sixth station.

There are beings who, having transcended the Sphere of Infinite Consciousness, thinking: “There is no thing״, have attained to the Sphere of No-Thingness. That is the seventh station of consciousness.

[The two realms are:] The Realm of Unconscious Beings and, secondly, the Realm of Neither-Perception-Nor-Non-Perception.

34. ‘Now, Ānanda, as regards this first station of consciousness, with difference of body and difference of perception, as in the case of human beings and so on, if anyone were to understand it, its origin, its cessation, its attraction and its peril, and the deliverance from it, would it be fitting for him to take pleasure in it?’ [70]

‘No, Lord.’

‘And as regards the other stations, and ‘the two spheres likewise?’

‘No, Lord.’

‘Ānanda, insofar as a monk, having known as they really are these seven stations of consciousness and these two spheres, their origin and cessation, their attraction and peril, is freed without attachment, that monk, Ānanda, is called one who is liberated by wisdom.355





35. ‘There are, Ānanda, these eight liberations.356 What are they?’

(1) Possessing form, one sees forms.357 That is the first liberation.

(2) Not perceiving material forms in oneself, one sees them outside.358 That is the second liberation. [71]

(3) Thinking: “It is beautiful”, one becomes intent on it.359 That is the third.

(4) By completely transcending all perception of matter, by the vanishing of the perception of sense-reactions and by non-attention to the perception of variety, thinking: “Space is infinite”, one enters and abides in the Sphere of Infinite Space. That is the fourth.

(5) By transcending the Sphere of Infinite Space, thinking: “Consciousness is infinite”, one enters and abides in the Sphere of Infinite Consciousness. That is the fifth.

(6) By transcending the Sphere of Infinite Consciousness, thinking: “There is no thing״, one enters and abides in the Sphere of No-Thingness. That is the sixth.

(7) By transcending the Sphere of No-Thingness, one reaches and abides in the Sphere of Neither-Perception-Nor-Non-Perception. That is the seventh.

(8) By transcending the Sphere of Neither-Perception-Nor-Non-Perception one enters and abides in the Cessation of Perception and Feeling.360 That is the eighth liberation.



36. ‘Ānanda, when once a monk attains these eight liberations in forward order, in reverse order, and in forward-and-reverse order, entering them and emerging from them as and when, and for as long as he wishes, and has gained by his own super-knowledge here and now both the destruction of the corruptions and the uncorrupted liberation of heart and liberation by wisdom,361 that monk is called “both-ways liberatedʺ, 362 and, Ānanda, there is no other way of ʺboth-ways-liberationʺ that is more excellent or perfect than this.’

Thus the Lord spoke. And the Venerable Ānanda rejoiced and was delighted at his words.




Close
Close