Quay lại bản Việt dịch

Font chữ:
Font chữ:

112. Kinh Sáu Thanh Tịnh

Dịch giả: Thích Minh Châu

Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn trú ở Sāvatthī, Jetavana, tại tinh xá ông Anāthapiṇḍika. Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo, "Này các Tỷ-kheo". -- "Thưa vâng, bạch Thế Tôn". Các vị Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau :

-- Ở đây, này các Tỷ-kheo, có Tỷ-kheo nói lên chánh trí (annam) như sau: "Ta tuệ tri như vầy: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa"".

Này các Tỷ-kheo, lời nói của vi Tỷ-kheo ấy, không nên tán thán cũng không nên bác bỏ. Không tán thán, không bác bỏ, cần hỏi câu hỏi: "Này Hiền giả, có bốn hình thức tuyên bố này được Thế Tôn, bậc Tri Giả, Kiến Giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác chân chánh nói lên. Thế nào là bốn?

Cái gì được thấy được nói lên như là được thấy.

Cái gì được nghe được nói lên là được nghe.

Cái gì được cảm giác được nói lên như là cảm giác.

Cái gì được nhận thức được nói lên như là được nhận thức.

Bốn hình thức tuyên bố này, Này Hiền giả, được Thế Tôn, bậc Tri Giả, Kiến Giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác chơn chánh nói lên.

Nhưng biết cái gì, thấy cái gì, đối với bốn hình thức tuyên bố này, Tôn giả có thể nói là tâm của Tôn giả được giải thoát khỏi các lậu hoặc không có chấp thủ?"

Này các Tỷ-kheo, với Tỷ-kheo, các lậu hoặc đã đoạn tận, tu hành thành mãn, những việc phải làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã thành đạt mục đích, đã đoạn trừ hữu kiết sử, và đã được giải thoát nhờ chánh trí, câu trả lời tùy pháp (anudhamma) của vị ấy phải như sau:

"Này chư Hiền, tôi không cảm thấy luyến ái, không chống đối, độc lập, không trói buộc, giải thoát, không hệ lụy, an trú với tâm không có hạn chế, đối với những vật được thấy... được nghe... được cảm giác... được nhận thức.

Chư Hiền, vì rằng tôi biết như vậy, thấy như vậy, đối với bốn hình thức tuyên bố này, tôi có thể nói tâm tôi được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ".

Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy cần phải được tán thán, phải được tùy hỷ với lời nói: "Lành thay!" Sau khi tán thán, tùy hỷ với lời nói: "Lành thay", một câu hỏi nữa cần phải được hỏi:

"Này Hiền giả, năm thủ uẩn này được Thế Tôn, bậc Tri Giả, Kiến Giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác chân chánh nói lên. Thế nào là năm?

Tức là sắc thủ uẩn, tưởng thủ uẩn, thọ thủ uẩn, hành thủ uẩn, thức thủ uẩn. Năm thủ uẩn này, này Hiền giả, được Thế Tôn, bậc Tri Giả, Kiến Giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác chân chánh nói lên.



Nhưng biết cái gì, thấy cái gì, đối với năm thủ uẩn này, Tôn giả có thể nói tâm của Tôn giả được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ?"

Này các Tỷ-kheo, với Tỷ-kheo các lậu hoặc đã đoạn tận, tu hành thành mãn, những việc phải làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã thành đạt mục đích, đã đoạn trừ hữu kiết sử, và đã được giải thoát nhờ chánh trí, câu trả lời tùy pháp của vị ấy phải như sau:

"Này chư Hiền, sau khi biết sắc này là vô lực, biến hoại, không an ổn, đối với những sắc là những chấp thủ phương tiện (upayupadana), là những tâm cố chấp, thiên chấp, tùy miên, đối với những sắc ấy, với sự đoạn tận, đoạn ly, đoạn diệt, đoạn trừ, đoạn xả, tôi tuệ tri tâm tôi được giải thoát.

Này chư Hiền, sau khi biết thọ này...

Này chư Hiền, sau khi biết tưởng này..

Này chư Hiền, sau khi biết hành này..

Này chư Hiền, sau khi biết thức này là vô lực, biến hoại, không an ổn, đối với thức là những chấp thủ phương tiện, là những tâm cố chấp, thiên chấp, tùy miên. Ðối với những thức ấy, với sự đoạn tận, đoạn ly, đoạn diệt, đoạn trừ, đoạn xả, tôi tuệ tri tâm tôi được giải thoát.

Chư Hiền, vì rằng tôi biết như vậy, thấy như vậy, đối với năm thủ uẩn này, tôi có thể nói tâm tôi được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ".

Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy cần phải được tán thán, phải được tùy hỷ với lời nói: "Lành thay!". Sau khi tán thán, tùy hỷ với lời nói: "Lành thay", một câu hỏi nữa cần phải được hỏi thêm:

"Này Hiền giả, sáu giới này được Thế Tôn, bậc Tri Giả, Kiến Giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác chơn chánh nói lên. Thế nào là sáu?

Ðịa giới, thủy giới, hỏa giới, phong giới, không giới, thức giới.

Sáu giới này, này Hiền giả, được Thế Tôn, bậc Tri Giả, Kiến Giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác nói lên.

Nhưng biết cái gì, thấy cái gì với sáu giới này, Tôn giả có thể nói tâm của Tôn giả được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ?"

Này các Tỷ-kheo, với Tỷ-kheo các lậu hoặc đã đoạn tận, tu hành thành mãn, những việc phải làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã thành đạt mục địch, đã đoạn trừ hữu kiết sử, và đã được giải thoát nhờ chánh trí, câu trả lời tùy pháp của vị ấy phải như sau:

"Chư Hiền, tôi đã đi đến địa giới như là không phải tự ngã, và (đi đến) tự ngã như là không tùy thuộc địa giới. Ðối với những pháp là những chấp thủ phương tiện tùy thuộc địa giới, là những tâm cố chấp, thiên chấp, tùy miên; đối với những pháp ấy, với sự đoạn tận, đoạn ly, đoạn diệt, đoạn trừ, đoạn xả, tôi tuệ tri tâm tôi được giải thoát.

Này chư Hiền, sau khi tôi đã đi đến thủy giới...

Này chư Hiền, sau khi tôi đã đi đến hỏa giới...

Này chư Hiền, sau khi tôi đã đi đến phong giới...

Này chư Hiền, sau khi tôi đã đi đến không giới...

Này chư Hiền, sau khi tôi đã đi đến thức giới như là không phải tự ngã, và (đi đến) tự ngã như là không tùy thuộc thức giới. Ðối với những pháp là những chấp thủ phương tiện tùy thuộc thức giới, là những tâm cố chấp, thiên chấp, tùy miên; đối với những pháp ấy, với sự đoạn tận, đoạn ly, đoạn diệt, đoạn trừ, đoạn xả, tôi tuệ tri tâm tôi được giải thoát.

Chư Hiền, vì rằng tôi biết như vậy, thấy như vậy, đối với sáu giới này, tôi có thể nói tâm tôi được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ".

Này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo ấy cần phải được tán thán, cần phải được tùy hỷ với lời nói: "Lành thay!". Sau khi tán thán tùy hỷ với lời nói: "Lành thay", một câu hỏi nữa cần phải được hỏi:

"Này Hiền giả, sáu nội ngoại xứ này được Thế Tôn, bậc Tri Giả, Kiến Giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác chơn chánh nói lên. Thế nào là sáu?

Mắt và sắc, tai và tiếng, mũi và hương, lưỡi và vị, thân và xúc, ý và pháp.

Sáu nội ngoại xứ này, này Hiền giả, được Thế Tôn, bậc Tri Giả, Kiến Giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác nói lên.

Nhưng biết cái gì, thấy cái gì, thấy cái gì đối với sáu nội ngoại xứ này, Tôn giả có thể nói tâm của Tôn giả được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ?"

Này các Tỷ-kheo, với Tỷ-kheo các lậu hoặc đã đoạn tận, tu hành thành mãn, những việc phải làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã thành đạt mục đích, đã đoạn trừ hữu kiết sử, và đã được giải thoát nhờ chánh trí, câu trả lời tùy pháp của vị ấy phải như sau:

"Chư Hiền, đối với mắt, đối với sắc, đối với nhãn thức, đối với những pháp được nhận thức bởi nhãn thức, phàm có dục gì, tham gì, hỷ gì, ái gì, phàm có những pháp chấp thủ phương tiện, những tâm cố chấp, thiên chấp, tùy miên. Ðối với những pháp ấy, với sự đoạn tận, đoạn ly, đoạn diệt, đoạn trừ, đoạn xả, tôi tuệ tri tâm tôi được giải thoát.

Chư Hiền, vì rằng tôi biết như vậy, thấy như vậy, đối với sáu nội ngoại xứ này, tôi có thể nói tâm tôi được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ.



Chư Hiền, đối với tai, đối với tiếng, đối với nhĩ thức...;

chư Hiền, đối với mũi, đối với hương, đối với tỷ thức...;

chư Hiền, đối với lưỡi, đối với vị, đối với thiệt thức...;

chư Hiền, đối với thân, đối với xúc, đối với thân thức...;

chư Hiền, đối với ý, đối với pháp, đối với ý thức, đối với các pháp được nhận thức bởi ý thức, phàm có dục gì, tham gì, hỷ gì, ái gì, phàm có những chấp thủ phương tiện, những tâm cố chấp, thiên chấp, tùy miên; đối với những pháp ấy, với sự đoạn tận, đoạn ly, đoạn diệt, đoạn trừ, đoạn xả, tôi tuệ tri tâm tôi được giải thoát.

Chư Hiền, vì rằng tôi biết như vậy, thấy như vậy, đối với sáu nội ngoại xứ này, tôi có thể nói tâm tôi được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ".

Này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo ấy cần phải được tán thán, cần phải được tùy hỷ với lời nói: "Lành thay!" Sau khi tán thán, tùy hỷ với lời nói: "Lành thay", một câu hỏi nữa cần phải được hỏi thêm:

"Nhưng này Hiền giả, do biết gì, thấy gì, do đối với các thân có nhận thức này và đối với tất cả tướng ở ngoài, Tôn giả có thể nói về mạn tùy miên: "Ta là người làm, sở thuộc của ta là người làm", mạn tùy miên của Tôn giả được đoạn trừ một cách hoàn toàn?".

Chư Tỷ-kheo, đối với Tỷ-kheo các lậu hoặc đã đoạn tận, tu hành thành mãn, những việc phải làm, đã làm, đã đặt gánh xuống, đã thành đạt mục đích, đã đoạn trừ hữu kiết sử, và đã được giải thoát nhờ chánh trí, câu trả lời tùy pháp của vị ấy phải như sau:

"Chư Hiền, thuở xưa, khi tôi chưa xuất gia, tôi còn ngu muội. Tôi được Như Lai, đệ tử Như Lai thuyết pháp. Sau khi nghe pháp. Tôi có lòng tịnh tín đối với Như Lai. Thành tựu được tịnh tín ấy, tôi suy nghĩ: "Ðời sống gia đình đầy những triền phược, con đường đầy những bụi đời. Ðời sống xuất gia phóng khoáng như hư không.

Thật rất khó cho một người sống ở gia đình có thể sống theo Phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ, hoàn toàn thanh tịnh, trắng bạch như vỏ ốc. Vậy ta nên cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình".

Chư Hiền, một thời gian sau, tôi từ bỏ tài sản nhỏ hay từ bỏ tài sản lớn, từ bỏ bà con quyến thuộc nhỏ hay từ bỏ bà con quyến thuộc lớn, cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, và xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình.

Khi đã xuất gia như vậy, tôi thành tựu học giới và nếp sống các vị Tỷ-kheo, tôi từ bỏ sát sanh, tránh xa sát sanh, bỏ trượng bỏ kiếm, biết tàm quý, có lòng từ, sống thương xót tất cả chúng sanh và các loại hữu tình. Tôi từ bỏ lấy của không cho, tránh xa lấy của không cho, chỉ lấy những vật đã cho, chỉ mong những vật đã cho, tự sống thanh tịnh không có trộm cướp. Tôi từ bỏ phi Phạm hạnh, sống theo Phạm hạnh, sống tránh xa phi Phạm hạnh, từ bỏ dâm dục tục pháp.

Tôi từ bỏ nói láo, tránh xa nói láo, nói những lời chơn thật, y chỉ trên sự thật, chắc chắn, đáng tin cậy, không phản lại đời. Tôi từ bỏ nói hai lưỡi, tránh xa nói hai lưỡi; nghe điều gì ở chỗ này, không đến nói chỗ kia để sanh chia rẽ ở những người này; nghe điều này ở chỗ kia, không đi nói với những người này, để sinh chia rẽ ở những người kia. Tôi sống hòa hợp những kẻ ly gián, khuyến khích những kẻ hòa hợp, hoan hỷ trong hòa hợp, thoải mái trong hòa hợp, hân hoan trong hòa hợp, nói những lời đưa đến hòa hợp.

Tôi từ bỏ nói lời độc ác, tránh xa nói lời độc ác, tôi nói những lời nhẹ nhàng, thuận tai, dễ thương, thông cảm đến tâm, tao nhã, đẹp lòng nhiều người, tôi nói những lời nói như vậy. Tôi từ bỏ nói lời phù phiếm, tránh xa nói phù phiếm, nói đúng thời, nói những lời chân thật, nói những lời có ý nghĩa, nói những lời về Chánh pháp, nói những lời về luật, nói những lời đáng được gìn giữ, những lời hợp thời thuận lý, có mạch lạc hệ thống, có ích lợi.

Tôi từ bỏ, không làm hại đến các hột giống và các loại cây cỏ, dùng một ngày một bữa, không ăn ban đêm, từ bỏ không ăn phi thời. Tôi từ bỏ, không đi xem múa, hát, nhạc, các cuộc trình diễn. Tôi từ bỏ, không trang sức bằng vòng hoa, hương liệu, dầu thoa, các thời trang, các thời sức. Tôi từ bỏ, không dùng giường cao và giường lớn. Tôi từ bỏ, không nhận các hạt sống. Tôi từ bỏ, không nhận thịt sống. Tôi từ bỏ, không nhận đàn bà, con gái. Tôi từ bỏ, không nhận nô tỳ gái và trai. Tôi từ bỏ, không nhận cừu dê. Tôi từ bỏ, không nhận gia cầm và heo. Tôi từ bỏ, không nhận voi, bò, ngựa và ngựa cái.

Tôi từ bỏ, không nhận ruộng nương và đất đai. Tôi từ bỏ, không nhận người môi giới hoặc tự mình làm môi giới. Tôi từ bỏ, không buôn bán. Tôi từ bỏ các sự gian lận bằng cân tiền bạc và đo lường. Tôi từ bỏ các tà hạnh như hối lộ, gian trá, lừa đảo. Tôi từ bỏ, không làm thương tổn, sát hại, câu thúc, bức đoạt, trộm cắp, cướp phá.

Tôi bằng lòng (tri túc) với tấm y để che thân, với đồ ăn khất thực để nuôi bụng, đi tại chỗ nào cũng mang theo y bát. Ví như con chim bay đến chỗ nào cũng mang theo hai cánh; cũng vậy, tôi bằng lòng với tấm y để che thân, với đồ ăn khất thực để nuôi bụng, đi tại chỗ nào cũng mang theo y bát. Tôi thành tựu Thánh giới uẩn này, cảm giác lạc thọ thuộc nội tâm, không lỗi lầm.

Khi mắt thấy sắc, tôi không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì, vì con mắt không được chế ngự khiến tham ái, ưu bi, các ác bất thiện pháp khởi lên, tôi tự chế ngự nguyên nhân ấy, hộ trì con mắt, thực hành sự hộ trì con mắt. Khi tai nghe tiếng... mũi ngửi hương... lưỡi nếm vị... thân cảm xúc...

ý nhận thức các pháp, tôi không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì, vì ý căn không được chế ngự khiến tham ái ưu bi, các ác bất thiện pháp khởi lên, tôi tự chế ngự nguyên nhân ấy, hộ trì ý căn, thực hành sự hộ trì ý căn. Tôi thành tựu Thánh hộ trì các căn này, cảm giác lạc thọ thuộc nội tâm, không vẩn đục.

Khi đi tới, khi đi lui, tôi đều tỉnh giác. Khi nhìn thẳng, khi nhìn quanh, tôi đều tỉnh giác. Khi co tay, khi duỗi tay, tôi đều tỉnh giác. Khi mang y kép, y bát, tôi đều tỉnh giác. Khi ăn, uống, nhai, nuốt, tôi đều tỉnh giác. Khi đi đại tiện, tiểu tiện, tôi đều tỉnh giác. Khi đi, đứng, ngồi, nằm, thức, nói, yên lặng, tôi đều tỉnh giác.

Và tôi đều thành tựu Thánh giới uẩn này, thành tựu Thánh hộ trì các căn này và thành tựu Thánh chánh niệm tỉnh giác này, chọn một chỗ thanh vắng, tịch mịch như rừng, gốc cây, khe núi, hang đá, bãi tha ma, lùm cây, ngoài trời, đống rơm.

Sau khi đi khất thực về và ăn xong, tôi ngồi kiết-già, lưng thẳng tại chỗ nói trên và an trú chánh niệm trước mặt. Tôi từ bỏ tham ái ở đời, sống với tâm thoát ly tham ái, gột rửa tâm hết tham ái. Từ bỏ sân hận, tôi sống với tâm không sân hận, lòng từ mẫn thương xót tất cả chúng hữu tình, gột rửa tâm hết sân hân.

Từ bỏ hôn trầm thụy miên, tôi sống thoát ly hôn trầm thụy miên, với tâm tưởng hướng về ánh sáng, chánh niệm tỉnh giác, gột rửa tâm hết hôn trâm thụy miên. Trừ bỏ trạo cử hối quá, tôi sống không trạo cử, hối quá, nội tâm trầm lặng, gột rửa tâm hết trạo cử, hối quá.

Từ bỏ nghi ngờ, tôi sống thoát khỏi nghi ngờ, không phân vân lưỡng lự, gột rửa tâm hết nghi ngờ đối với thiện pháp.

Tôi từ bỏ năm triền cái, các pháp làm cho tâm ô uế, làm cho trí tuệ muội lược này, ly dục, ly bất thiện pháp, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ.


Tôi diệt tầm và tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tĩnh nhất tâm.

Tôi ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và trú Thiền thứ ba.

Tôi xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh.

Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy, tôi dẫn tâm, hướng tâm đến lậu tận trí. Tôi biết như thật: "Ðây là khổ", biết như thật: "Ðây là nguyên nhân của khổ", biết như thật: "Ðây là khổ diệt", biết như thật: "Ðây là con đường đưa đến khổ diệt",

biết như thật: "Ðây là những lậu hoặc", biết như thật: "Ðây là nguyên nhân của lậu hoặc", biết như thật: "Ðây là các lậu hoặc được đoạn trừ", biết như thật: "Ðây là con đường đưa đến các lậu hoặc được diệt trừ".

Tôi nhờ biết như vậy, nhờ thấy như vậy, tâm của tôi thoát khỏi dục lậu, thoát khỏi hữu lậu, thoát khỏi vô minh lậu. Ðối với tự thân đã giải thoát như vậy, tôi khởi lên sự hiểu biết: "Ta đã giải thoát"". Tôi biết: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, việc cần làm đã làm; không còn trở lui trạng thái này nữa".

Chư Hiền do biết như vậy, thấy như vậy, đối với các thân có nhận thức này và đối với tất cả tướng ở ngoài, mạn tùy miên: "Ta là người làm, sở thuộc của ta là người làm", mạn tùy miên này được đoạn trừ một cách hoàn toàn"."

Này các Tỷ-kheo Tỷ-kheo ấy cần phải được tán thán, cần phải được tùy hỷ với lời nói: "Lành thay!" Sau khi tán thán, tùy hỷ với lời nói: "Lành thay!", vị ấy cần phải nói thêm như sau: "Thật lợi ích thay cho chúng tôi, thật khéo lợi ích thay cho chúng tôi, khi chúng tôi được thấy một vị sống Phạm hạnh như Tôn giả".

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

112. The Sixfold Purity

Translated by: Bhikkhu Ñāṇamoli & Bhikkhu Bodhi

1. THUS HAVE I HEARD. On one occasion the Blessed One was living at Sāvatthī in Jeta’s Grove, Anāthapiṇḍika’s Park. There he addressed the bhikkhus thus: “Bhikkhus.” — “Venerable sir,” they replied. The Blessed One said this:

2. “Here, bhikkhus, a bhikkhu makes a declaration of final knowledge thus: ‘I understand: Birth is destroyed, the holy life has been lived, what had to be done has been done, there is no more coming to any state of being.’

3. “That bhikkhu’s words should neither be approved nor disapproved. Without approving or disapproving, a question should be put thus: ‘Friend, there are four kinds of expression rightly proclaimed by the Blessed One who knows and sees, accomplished and fully enlightened. What four?

One speaks of the seen as it was seen;

one speaks of the heard as it was heard;

one speaks of the sensed as it was sensed;

one speaks of the cognized as it was cognized.1056 [30]

These, friend, are the four kinds of expression rightly proclaimed by the Blessed One who knows and sees, accomplished and fully enlightened.

How does the venerable one know, how does he see, regarding these four kinds of expression, so that through not clinging his mind is liberated from the taints?’

4. “Bhikkhus, when a bhikkhu is one with taints destroyed, who has lived the holy life, done what had to be done, laid down the burden, reached the true goal, destroyed the fetters of being, and is completely liberated through final knowledge, this is the natural way for him to answer.

“‘Friends, regarding the seen I abide unattracted, unrepelled, independent, detached, free, dissociated, with a mind rid of barriers.1057 Regarding the heard… Regarding the sensed… Regarding the cognized I abide unattracted, unrepelled, independent, detached, free, dissociated, with a mind rid of barriers.

It is by knowing thus, seeing thus, regarding these four kinds of expression, that through not clinging my mind is liberated from the taints.’

5. “Saying ‘good,’ one may delight and rejoice in that bhikkhu’s words. Having done so, a further question may be put thus:

“‘Friend, there are these five aggregates affected by clinging, rightly proclaimed by the Blessed One who knows and sees, accomplished and fully enlightened. What five?

They are the material form aggregate affected by clinging, the feeling aggregate affected by clinging, the perception aggregate affected by clinging, the formations aggregate affected by clinging, and the consciousness aggregate affected by clinging.

These, friend, are the five aggregates affected by clinging, rightly proclaimed by the Blessed One who knows and sees, accomplished and fully enlightened.

How does the venerable one know, how does he see, regarding these five aggregates affected by clinging, so that through not clinging his mind is liberated from the taints?’

6. “Bhikkhus, when a bhikkhu is one with taints destroyed… and is completely liberated through final knowledge, this is the natural way for him to answer.

“‘Friends, having known material form to be feeble, fading away, and comfortless, [31] with the destruction, fading away, cessation, giving up, and relinquishing of attraction and clinging regarding material form, of mental standpoints, adherences, and underlying tendencies regarding material form,1058 I have understood that my mind is liberated.

“‘Friends, having known feeling…

Having known perception…

Having known formations…

Having known consciousness to be feeble, fading away, and comfortless, with the destruction, fading away, cessation, giving up, and relinquishing of attraction and clinging regarding consciousness, of mental standpoints, adherences, and underlying tendencies regarding consciousness, I have understood that my mind is liberated.

“‘It is by knowing thus, seeing thus, regarding these five aggregates affected by clinging, that through not clinging my mind is liberated from the taints.’

7. “Saying ‘good,’ one may delight and rejoice in that bhikkhu’s words. Having done so, a further question may be put thus:

“‘Friend, there are these six elements rightly proclaimed by the Blessed One who knows and sees, accomplished and fully enlightened. What six?

They are the earth element, the water element, the fire element, the air element, the space element, and the consciousness element.

These, friend, are the six elements rightly proclaimed by the Blessed One who knows and sees, accomplished and fully enlightened.

How does the venerable one know, how does he see, regarding these six elements, so that through not clinging his mind is liberated from the taints?’

8. “Bhikkhus, when a bhikkhu is one with taints destroyed… and is completely liberated through final knowledge, this is the natural way for him to answer.

“‘Friends, I have treated the earth element as not self, with no self based on the earth element.1059 And with the destruction, fading away, cessation, giving up, and relinquishing of attraction and clinging based on the earth element, of mental standpoints, adherences, and underlying tendencies based on the earth element, I have understood that my mind is liberated.

“‘Friends, I have treated the water element…

the fire element…

the air element…

the space element…

the consciousness element as not self, with no self based on the consciousness element. And with the destruction, fading away, cessation, giving up, and relinquishing of attraction and clinging based on the consciousness element, of mental standpoints, adherences, and underlying tendencies based on the consciousness element, I have understood that my mind is liberated.

“‘It is by knowing thus, seeing thus, regarding these six elements, that through not clinging my mind is liberated from the taints.’

9. “Saying ‘good,’ [32] one may delight and rejoice in that bhikkhu’s words. Having done so, a further question may be put thus:

“‘But, friend, there are these six internal and external bases rightly proclaimed by the Blessed One who knows and sees, accomplished and fully enlightened. What six?

They are the eye and forms, the ear and sounds, the nose and odours, the tongue and flavours, the body and tangibles, the mind and mind-objects.

These, friend, are the six internal and external bases rightly proclaimed by the Blessed One who knows and sees, accomplished and fully enlightened.

How does the venerable one know, how does he see, regarding these six internal and external bases, so that through not clinging his mind is liberated from the taints?’

10. “Bhikkhus, when a bhikkhu is one with taints destroyed… and is completely liberated through final knowledge, this is the natural way for him to answer.

“‘Friends, with the destruction, fading away, cessation, giving up, and relinquishing of desire, lust, delight, craving, attraction, and clinging, and of mental standpoints, adherences, and underlying tendencies regarding the eye, forms, eye-consciousness, and things cognizable [by the mind] through eye-consciousness, I have understood that my mind is liberated.1060



“‘With the destruction, fading away, cessation, giving up, and relinquishing of desire, lust, delight, craving, attraction, and clinging, and of mental standpoints, adherences, and underlying tendencies

regarding the ear, sounds, ear-consciousness, and things cognizable [by the mind] through ear-consciousness…

regarding the nose, odours, nose-consciousness, and things cognizable [by the mind] through nose-consciousness…

regarding the tongue, flavours, tongue-consciousness, and things cognizable [by the mind] through tongue consciousness…

regarding the body, tangibles, body-consciousness, and things cognizable [by the mind] through body-consciousness…

regarding the mind, mind-objects, mind-consciousness, and things cognizable [by the mind] through mind-consciousness, I have understood that my mind is liberated.

“‘It is by knowing thus, seeing thus, regarding these six internal and external bases, that through not clinging my mind is liberated from the taints.’

11. “Saying ‘good,’ one may delight and rejoice in that bhikkhu’s words. Having done so, a further question may be put thus:

“‘But, friend, how does the venerable one know, how does he see, so that in regard to this body with its consciousness and all external signs, I-making, mine-making, and the underlying tendency to conceit have been eradicated in him?’1061 [33]

12. “Bhikkhus, when a bhikkhu is one with taints destroyed… and is completely liberated through final knowledge, this is the natural way for him to answer.

“‘Friends, formerly when I lived the home life I was ignorant. Then the Tathāgata or his disciple taught me the Dhamma. On hearing the Dhamma I acquired faith in the Tathāgata. Possessing that faith, I considered thus: “Household life is crowded and dusty; life gone forth is wide open.

It is not easy while living in a home to lead the holy life utterly perfect and pure as a polished shell. Suppose I shave off my hair and beard, put on the yellow robe, and go forth from the home life into homelessness.”

On a later occasion, abandoning a small or a large fortune, abandoning a small or a large circle of relations, I shaved off my hair and beard, put on the yellow robe, and went forth from the home life into homelessness.

13–17. “‘Having thus gone forth and possessing the bhikkhus’ training and way of life… (as Sutta 51, §§14–19) [34, 35]…























I purified my mind from doubt. [36]

18. “‘Having thus abandoned these five hindrances, imperfections of the mind that weaken wisdom, quite secluded from sensual pleasures, secluded from unwholesome states, I entered upon and abided in the first jhāna, which is accompanied by applied and sustained thought, with rapture and pleasure born of seclusion.


With the stilling of applied and sustained thought, I entered upon and abided in the second jhāna…

With the fading away as well of rapture… I entered upon and abided in the third jhāna…

With the abandoning of pleasure and pain… I entered upon and abided in the fourth jhāna, which has neither-pain-nor-pleasure and purity of mindfulness due to equanimity.

19. “‘When my concentrated mind was thus purified, bright, unblemished, rid of imperfections, malleable, wieldy, steady, and attained to imperturbability, I directed it to knowledge of the destruction of the taints.1062 I directly knew as it actually is: “This is suffering”… “This is the origin of suffering”… “This is the cessation of suffering”… “This is the way leading to the cessation of suffering.”

I directly knew as it actually is: “These are the taints”… “This is the origin of the taints”… “This is the cessation of the taints”… “This is the way leading to the cessation of the taints.”

20. “‘When I knew and saw thus, my mind was liberated from the taint of sensual desire, from the taint of being, and from the taint of ignorance. When it was liberated there came the knowledge: “It is liberated.” I directly knew: “Birth is destroyed, the holy life has been lived, what had to be done has been done, there is no more coming to any state of being.”

“‘It is by knowing thus, seeing thus, friends, that in regard to this body with its consciousness and all external signs, I-making, mine-making, and the underlying tendency to conceit have been eradicated in me.’

21. “Saying ‘good,’ bhikkhus, one may delight and rejoice in that bhikkhu’s words. Having done so, one should say to him: ‘It is a gain for us, friend, [37] it is a great gain for us, friend, that we see such a companion in the holy life as the venerable one.’”1063

That is what the Blessed One said. The bhikkhus were satisfied and delighted in the Blessed One’s words.




Close
Close