Quay lại bản Việt dịch

Font chữ:
Font chữ:

111. Kinh Bất Đoạn

Dịch giả: Thích Minh Châu

Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn trú ở Sāvatthī (Xá-vệ), tại Jetavana (Kỳ-đà-lâm), tinh xá ông Anāthapiṇḍika (Cấp Cô Ðộc). Ở đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-kheo" --"Thưa vâng, bạch Thế Tôn". Các vị Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

-- Này các Tỷ-kheo, Sāriputta (Xá-lợi-phất) là bậc Hiền trí; này các Tỷ-kheo, Sāriputta là bậc Ðại tuệ; này các Tỷ-kheo, Sāriputta là bậc Quảng tuệ; này các Tỷ-kheo, Sāriputta là bậc Hỷ tuệ (hāsupaññā); này các Tỷ-kheo, Sāriputta là bậc Tiệp tuệ (javanapaññā); này các Tỷ-kheo, Sāriputta là bậc Lợi tuệ (tikkhapaññā); này các Tỷ-kheo, Sāriputta là bậc Quyết trạch tuệ (nibbedhikapaññā). Này các Tỷ-kheo, cho đến nửa tháng, Sāriputta quán bất đoạn pháp quán. Này các Tỷ-kheo, đây là do bất đoạn pháp quán của Sāriputta:

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Sāriputta ly dục, ly bất thiện pháp, chứng đạt và an trú sơ Thiền, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ.

Và những pháp thuộc về Thiền thứ nhất như tầm, tứ, hỷ, lạc, nhứt tâm, và xúc, thọ, tưởng, tư, tâm, dục, thắng giải, tinh tấn, niệm, xả, tác ý; các pháp ấy được an trú bất đoạn. Các pháp ấy được Sāriputta biết đến khi chúng khởi lên, được Sāriputta biết đến khi an trú, được Sāriputta biết đến khi đoạn diệt. Sāriputta biết rõ như sau: "Như vậy các pháp ấy trước không có nơi ta, nay có hiện hữu, sau khi hiện hữu, chúng đoạn diệt".

Sāriputta đối với những pháp ấy, cảm thấy không luyến ái, không chống đối, độc lập, không trói buộc, giải thoát, không hệ lụy, an trú với tâm không có hạn chế.

Sāriputta biết: "Còn có sự giải thoát hơn thế nữa. Ðối với Sāriputta, còn có nhiều việc phải làm hơn nữa".

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Sāriputta diệt tầm và tứ, chứng đạt và an trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tĩnh nhứt tâm.

Và những pháp thuộc về Thiền thứ hai như nội tĩnh, hỷ, lạc, nhứt tâm, và xúc, thọ, tưởng, tư, tâm, dục, thắng giải, tinh tấn, niệm, xả, tác ý, những pháp ấy được an trú bất đoạn. Các pháp ấy được Sāriputta biết đến khi chúng khởi lên, được Sāriputta biết đến khi chúng an trú, được Sāriputta biết đến khi chúng đoạn diệt.

Sāriputta biết rõ như sau: "Như vậy các pháp ấy trước không có nơi ta, nay có hiện hữu, sau khi hiện hữu, chúng đoạn diệt". Sāriputta đối với những pháp ấy, không luyến ái, không chống đối, độc lập, không trói buộc, giải thoát, không hệ lụy, an trú với tâm không có hạn chế.

Sāriputta biết: "Còn có sự giải thoát hơn thế nữa. Ðối với Sāriputta, còn có nhiều việc phải làm hơn thế nữa".

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Sāriputta ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và an trú Thiền thứ ba.

Và những pháp thuộc về Thiền thứ ba, như xả, lạc, niệm, tỉnh giác, nhứt tâm, và xúc, thọ, tưởng, tư, tâm, dục, thắng giải, tinh tấn, xả, tác ý; những pháp ấy được Sāriputta an trú bất đoạn, các pháp ấy được Sāriputta biết đến khi chúng khởi lên, được Sāriputta biết đến khi chúng an trú, được Sāriputta biết đến khi chúng đoạn diệt.

Sāriputta đối với những pháp ấy, không luyến ái, không chống đối, độc lập, không trói buộc, giải thoát không hệ lụy, an trú với tâm không có hạn chế.

Sāriputta biết: "Còn có sự giải thoát hơn thế nữa. Ðối với Sāriputta, còn có nhiều việc phải làm hơn thế nữa".

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Sāriputta xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm, thanh tịnh.

Và những pháp thuộc về Thiền thứ tư, như xả bất khổ bất lạc thọ (upekkhā adukkhamasukhā vedana), vô quán niệm tâm (cetaso anābhogo), thanh tịnh nhờ niệm, nhứt tâm, và xúc, thọ, tưởng, tư, tâm, dục, thắng giải, tinh tấn, niệm, xả, tác ý; những pháp ấy được Sāriputta an trú bất đoạn, các pháp ấy được Sāriputta biết đến khi chúng khởi lên, được Sāriputta biết đến khi chúng an trú, được Sāriputta biết đến khi chúng đoạn diệt.

Sāriputta đối với những pháp ấy, không luyến ái, không chống đối, độc lập, không trói buộc, giải thoát, không hệ lụy, an trú với tâm không có hạn chế.

Sāriputta biết: "Còn có sự giải thoát hơn thế nữa. Ðối với Sāriputta, còn có nhiều việc phải làm hơn thế nữa".

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Sāriputta vượt lên hoàn toàn sắc tưởng, diệt trừ mọi chướng ngại tưởng, không tác ý đối với dị tưởng, nghĩ rằng: "Hư không là vô biên", chứng và trú Không vô biên xứ.

Và những pháp thuộc về Không vô biên xứ như hư không, vô biên xứ tưởng, nhứt tâm, và xúc, thọ, tưởng, tư, tâm, dục, thắng giải, tinh tấn, niệm, xả, tác ý; những pháp ấy được Sāriputta an trú bất đoạn, các pháp ấy được Sāriputta biết đến khi chúng khởi lên, được Sāriputta biết đến khi chúng an trú, được Sāriputta biết đến khi chúng đoạn diệt.

Sāriputta đối với những pháp ấy, không luyến ái, không chống đối, độc lập, không trói buộc, giải thoát, không hệ lụy, an trú với tâm không có hạn chế.

Sāriputta biết: "Còn có sự giải thoát hơn thế nữa. Ðối với Sāriputta, còn có nhiều việc phải làm hơn thế nữa".

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Sāriputta vượt lên hoàn toàn Không vô biên xứ, nghĩ rằng: "Thức là vô biên", chứng và trú Thức vô biên xứ.

Và những pháp thuộc về Thức vô biên xứ như Thức vô biên xứ tưởng, nhất tâm, và xúc, thọ, tưởng, tư, tâm, dục, thắng giải, tinh tấn, niệm, xả, tác ý; những pháp ấy được Sāriputta an trú bất đoạn; các pháp ấy được Sāriputta biết đến khi chúng khởi lên, được Sāriputta biết đến khi chúng đoạn diệt.

Sāriputta đối với những pháp ấy không luyến ái, không chống đối, độc lập, không trói buộc, giải thoát, không hệ lụy, an trú với tâm không có hạn chế.

Sāriputta biết: "Còn có sự giải thoát hơn thế nữa. Ðối với Sāriputta, còn có nhiều việc phải làm hơn thế nữa".

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Sāriputta vượt lên hoàn toàn Thức vô biên xứ, nghĩ rằng: "Không có vật gì", chứng và trú Vô sở hữu xứ.

Và những pháp thuộc về Vô sở hữu xứ, như Vô sở hữu xứ tưởng, nhứt tâm, và xúc, thọ, tưởng, tư, tâm, dục, thắng giải, tinh tấn, niệm, xả, tác ý; những pháp ấy được Sāriputta an trú bất đoạn; các pháp ấy được Sāriputta biết đến khi chúng khởi lên, được Sāriputta biết đến khi chúng an trú, được Sāriputta biết đến khi chúng đoạn diệt.

Sāriputta đối với những pháp ấy không luyến ái, không chống đối, độc lập, không trói buộc, giải thoát, không hệ lụy, an trú với tâm không có hạn chế.

Sāriputta biết: "Còn có sự giải thoát hơn thế nữa. Ðối với Sāriputta, còn có nhiều việc phải làm hơn thế nữa".

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Sāriputta vượt lên hoàn toàn Vô sở hữu xứ, chứng và trú Phi tưởng phi phi tưởng xứ.

Với chánh niệm, Sāriputta xuất khỏi định ấy. Sau khi với chánh niệm xuất khỏi định ấy, Sāriputta thấy các pháp ấy thuộc về quá khứ, bị đoạn diệt, bị biến hoại: "Như vậy các pháp ấy trước không có nơi ta, nay có hiện hữu, sau khi hiện hữu chúng đoạn diệt".

Sāriputta đối với những pháp ấy cảm thấy không luyến ái, không chống đối, độc lập, không trói buộc, giải thoát, không hệ lụy, an trú với tâm không hạn chế.

Sāriputta biết: "Còn có sự giải thoát hơn thế nữa. Ðối với Sāriputta, còn có nhiều việc phải làm hơn thế nữa".

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Sāriputta vượt khỏi hoàn toàn Phi tưởng phi phi tưởng xứ, chứng và an trú Diệt thọ tưởng (định). Sau khi thấy với trí tuệ, các lậu hoặc được đoạn tận.

Với chánh niệm, Sāriputta xuất khỏi định ấy. Sau khi với chánh niệm xuất khỏi định ấy, Sāriputta thấy các pháp ấy thuộc về quá khứ, bị đoạn diệt, bị biến hoại: "Như vậy các pháp ấy, trước không có nơi ta, sau có hiện hữu, sau khi hiện hữu, chúng đoạn diệt".

Sāriputta đối với các pháp ấy cảm thấy không luyến ái, không chống đối, độc lập, không trói buộc, giải thoát, không hệ lụy, an trú với tâm không hạn chế.

Sāriputta biết: "Không có sự giải thoát nào vô thượng hơn thế nữa. Ðối với Sāriputta, không có việc phải làm nhiều hơn thế nữa".

Này các Tỷ-kheo, nếu nói một cách chơn chánh, một người có thể nói về người ấy như sau: "Người này được tự tại, được cứu cánh trong Thánh giới, được tự tại, được cứu cánh trong Thánh định, được tự tại, được cứu cánh trong Thánh tuệ, được tự tại, được cứu cánh trong Thánh giải thoát. Nói một cách chơn chánh về Sāriputta, người ấy có thể nói như sau: "Sāriputta được tự tại, được cứu cánh trong Thánh giới, được tự tại, được cứu cánh trong Thánh định, được tự tại, được cứu cánh trong Thánh tuệ, được tự tại, được cứu cánh trong Thánh giải thoát".

Này các Tỷ-kheo, nếu nói một cách chơn chánh, một người có thể nói về người ấy như sau: "Người này là con chánh tông của Thế Tôn, sanh ra từ miệng, sanh ra từ Pháp, do Pháp hóa thành, thừa tự Chánh pháp, không thừa tự vật chất". Nói một cách chơn chánh về Sāriputta, người ấy có thể nói như sau: "Sāriputta là con chánh tông của Thế Tôn, sanh ra từ miệng, sanh ra từ Pháp, do Pháp hóa thành, thừa tự Chánh pháp, không thừa tự vật chất".

Sāriputta, này các Tỷ-kheo, chơn chánh chuyển Pháp luân vô thượng đã được Như Lai chuyển vận.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các vị Tỷ-kheo hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.


111. One by One As They Occurred

Translated by: Bhikkhu Ñāṇamoli & Bhikkhu Bodhi

[25] 1. THUS HAVE I HEARD. On one occasion the Blessed One was living at Sāvatthī in Jeta’s Grove, Anāthapiṇḍika’s Park. There he addressed the bhikkhus thus: “Bhikkhus.” — “Venerable, sir,” they replied. The Blessed One said this:

2. “Bhikkhus, Sāriputta is wise; Sāriputta has great wisdom; Sāriputta has wide wisdom; Sāriputta has joyous wisdom; Sāriputta has quick wisdom; Sāriputta has keen wisdom; Sāriputta has penetrative wisdom. During half a month, bhikkhus, Sāriputta gained insight into states one by one as they occurred.1046 Now Sāriputta’s insight into states one by one as they occurred was this:

3. “Here, bhikkhus, quite secluded from sensual pleasures, secluded from unwholesome states, Sāriputta entered upon and abided in the first jhāna, which is accompanied by applied and sustained thought, with rapture and pleasure born of seclusion.

4. “And the states in the first jhāna — the applied thought, the sustained thought, the rapture, the pleasure, and the unification of mind; the contact, feeling, perception, volition, and mind; the zeal, decision, energy, mindfulness, equanimity, and attention — these states were defined by him one by one as they occurred;1047 known to him those states arose, known they were present, known they disappeared.

He understood thus: ‘So indeed, these states, not having been, come into being; having been, they vanish.’ Regarding those states, he abided unattracted, unrepelled, independent, detached, free, dissociated, with a mind rid of barriers.1048

He understood: ‘There is an escape beyond,’ and with the cultivation of that [attainment], he confirmed that there is.1049

5. “Again, bhikkhus, with the stilling of applied and sustained thought, Sāriputta entered and abided in [26] the second jhāna, which has self-confidence and singleness of mind without applied and sustained thought, with rapture and pleasure born of concentration.

6. “And the states in the second jhāna — the self-confidence, the rapture, the pleasure, and the unification of mind; the contact, feeling, perception, volition, and mind; the zeal, decision, energy, mindfulness, equanimity, and attention — these states were defined by him one by one as they occurred; known to him those states arose, known they were present, known they disappeared.



He understood thus:… and with the cultivation of that [attainment], he confirmed that there is.

7. “Again, bhikkhus, with the fading away as well of rapture, Sāriputta abided in equanimity, and mindful and fully aware, still feeling pleasure with the body, he entered upon and abided in the third jhāna, on account of which noble ones announce: ‘He has a pleasant abiding who has equanimity and is mindful.’

8. “And the states in the third jhāna — the equanimity, the pleasure, the mindfulness, the full awareness, and the unification of mind; the contact, feeling, perception, volition, and mind; the zeal, decision, energy, mindfulness, equanimity, and attention — these states were defined by him one by one as they occurred; known to him those states arose, known they were present, known they disappeared.



He understood thus:… and with the cultivation of that [attainment], he confirmed that there is.

9. “Again, bhikkhus, with the abandoning of pleasure and pain, and with the previous disappearance of joy and grief, Sāriputta entered upon and abided in the fourth jhāna, which has neither-pain-nor-pleasure and purity of mindfulness due to equanimity.

10. “And the states in the fourth jhāna — the equanimity, the neither-painful-nor-pleasant feeling, the mental unconcern due to tranquillity,1050 the purity of mindfulness, and the unification of mind; the contact, feeling, perception, volition, and mind; the zeal, decision, energy, mindfulness, equanimity, and attention — these states were defined by him one by one as they occurred; known to him those states arose, known they were present, [27] known they disappeared.



He understood thus:… and with the cultivation of that [attainment], he confirmed that there is.

11. “Again, bhikkhus, with the complete surmounting of perceptions of form, with the disappearance of perceptions of sensory impact, with non-attention to perceptions of diversity, aware that ‘space is infinite,’ Sāriputta entered upon and abided in the base of infinite space.

12. “And the states in the base of infinite space — the perception of the base of infinite space and the unification of mind; the contact, feeling, perception, volition, and mind; the zeal, decision, energy, mindfulness, equanimity, and attention — these states were defined by him one by one as they occurred; known to him those states arose, known they were present, known they disappeared.



He understood thus:… and with the cultivation of that [attainment], he confirmed that there is.

13. “Again, bhikkhus, by completely surmounting the base of infinite space, aware that ‘consciousness is infinite,’ Sāriputta entered upon and abided in the base of infinite consciousness.

14. “And the states in the base of infinite consciousness — the perception of the base of infinite consciousness and the unification of mind; the contact, feeling, perception, volition, and mind; the zeal, decision, energy, mindfulness, equanimity, and attention — these states were defined by him one by one as they occurred; known to him those states arose, known they were present, known they disappeared.



He understood thus:… and with the cultivation of that [attainment], he confirmed that there is. [28]

15. “Again, bhikkhus, by completely surmounting the base of infinite consciousness, aware that ‘there is nothing,’ Sāriputta entered upon and abided in the base of nothingness.

16. “And the states in the base of nothingness — the perception of the base of nothingness and the unification of mind; the contact, feeling, perception, volition, and mind; the zeal, decision, energy, mindfulness, equanimity, and attention — these states were defined by him one by one as they occurred; known to him those states arose, known they were present, known they disappeared.



He understood thus:… and with the cultivation of that [attainment], he confirmed that there is.

17. “Again, bhikkhus, by completely surmounting the base of nothingness, Sāriputta entered upon and abided in the base of neither-perception-nor-non-perception.

18. “He emerged mindful from that attainment. Having done so, he contemplated the states that had passed, ceased, and changed, thus: ‘So indeed, these states, not having been, come into being; having been, they vanish.’1051

Regarding those states, he abided unattracted, unrepelled, independent, detached, free, dissociated, with a mind rid of barriers.

He understood: ‘There is an escape beyond,’ and with the cultivation of that [attainment], he confirmed that there is.

19. “Again, bhikkhus, by completely surmounting the base of neither-perception-nor-non-perception, Sāriputta entered upon and abided in the cessation of perception and feeling. And his taints were destroyed by his seeing with wisdom.1052

20. “He emerged mindful from that attainment. Having done so, he recalled the states that had passed, ceased, and changed, thus: ‘So indeed, these states, not having been, come into being; having been, they vanish.’1053

Regarding those states, he abided unattracted, unrepelled, independent, detached, free, dissociated, with a mind rid of barriers.

He understood: ‘There is no escape beyond,’ and with the cultivation of that [attainment], he confirmed that there is not.1054

21. “Bhikkhus, rightly speaking, were it to be said of anyone: ‘He has attained mastery and perfection1055 in noble virtue, [29] attained mastery and perfection in noble concentration, attained mastery and perfection in noble wisdom, attained mastery and perfection in noble deliverance,’ it is of Sāriputta indeed that rightly speaking this should be said.

22. “Bhikkhus, rightly speaking, were it to be said of anyone: ‘He is the son of the Blessed One, born of his breast, born of his mouth, born of the Dhamma, created by the Dhamma, an heir in the Dhamma, not an heir in material things,’ it is of Sāriputta indeed that rightly speaking this should be said.

23. “Bhikkhus, the matchless Wheel of the Dhamma set rolling by the Tathāgata is kept rolling rightly by Sāriputta.”

That is what the Blessed One said. The bhikkhus were satisfied and delighted in the Blessed One’s words.





Close
Close