Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở tại Sāvatthī (Xá-vệ), Pubbarama (Ðông Viên), Migāramatupasada (Lộc Mẫu Giảng đường).
Lúc bấy giờ trong ngày Bố-tát, ngày trăng tròn, trong đêm trăng rằm, Thế Tôn đang ngồi giữa trời, xung quanh có chúng Tỷ-kheo đoanh vây.
Rồi một Tỷ-kheo từ chỗ ngồi đứng dậy, đắp y vào một bên vai, chấp tay vái Thế Tôn và bạch Thế Tôn:
-- Con muốn hỏi Thế Tôn một vấn đề đặc biệt, nếu Thế Tôn cho con được phép nói lên câu hỏi.
-- Vậy này Tỷ-kheo, hãy ngồi trên chỗ của Ông và hỏi như ý Ông muốn.
Rồi vị Tỷ-kheo ấy, sau khi ngồi xuống trên chỗ ngồi của mình, bạch Thế Tôn:
-- Bạch Thế Tôn, có phải có năm thủ uẩn này, tức là sắc thủ uẩn, thọ thủ uẩn, tưởng thủ uẩn, hành thủ uẩn và thức thủ uẩn?
-- Này Tỷ-kheo, có năm thủ uẩn này, tức là sắc thủ uẩn, thọ thủ uẩn, tưởng thủ uẩn, hành thủ uẩn, thức thủ uẩn.
-- Lành thay, bạch Thế Tôn.
Tỷ-kheo ấy sau khi hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn nói, hỏi Thế Tôn một câu hỏi khác:
-- Bạch Thế Tôn, năm thủ uẩn này, lấy gì làm căn bản?
-- Này Tỷ-kheo, năm thủ uẩn này lấy dục làm căn bản.
-- Bạch Thế Tôn, có phải chính chấp thủ ấy là năm thủ uẩn, hay là ngoài năm thủ uẩn, có một chấp thủ (khác)?
-- Này Tỷ-kheo, không phải chính chấp thủ ấy là năm thủ uẩn, cũng không phải ngoài năm thủ uẩn có sự chấp thủ. Này Tỷ-kheo, khi nào có lòng dục, lòng tham đối với năm thủ uẩn, ở đấy chính là chấp thủ.
-- Bạch Thế Tôn, phải chăng có thể có sự sai khác trong lòng dục, lòng tham đối với năm thủ uẩn?
Thế Tôn trả lời:
-- Này Tỷ-kheo, có thể có. Ở đây, này Tỷ-kheo có người nghĩ như sau: "Mong rằng có sắc như thế này trong tương lai! Mong rằng có thọ như thế này trong tương lai! Mong rằng có tưởng như thế này trong tương lai! Mong rằng có hành như thế này trong tương lai! Mong rằng có thức như thế này trong tương lai!" Như vậy, này Tỷ-kheo, có sự sai khác trong lòng dục, lòng tham đối với năm uẩn.
-- Nhưng bạch Thế Tôn, cho đến như thế nào là ý nghĩa chữ uẩn trong các uẩn?
-- Này Tỷ-kheo, phàm sắc gì, quá khứ, vị lai hay hiện tại, nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần, như vậy là sắc uẩn.
Phàm cảm thọ gì, quá khứ, vị lai hay hiện tại, nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần, như vậy là thọ uẩn.
Phàm tưởng gì, quá khứ, vị lai hay hiện tại... xa hay gần, như vậy là tưởng uẩn.
Phàm những hành gì, quá khứ, vị lai hay hiện tại... xa hay gần, như vậy là hành uẩn.
Phàm thức gì, quá khứ, vị lai hay hiện tại... xa hay gần, như vậy là thức uẩn.
Cho đến như vậy, này Tỷ-kheo, là ý nghĩa chữ uẩn trong các uẩn.
-- Do nhân gì, bạch Thế Tôn, do duyên gì được chấp nhận gọi là sắc uẩn?
Do nhân gì, duyên gì được chấp nhận gọi là thọ uẩn?
Do nhân gì, duyên gì được chấp nhận gọi là tưởng uẩn?
Do nhân gì, duyên gì được chấp nhận gọi hành uẩn?
Do nhân gì, duyên gì được chấp nhận gọi là thức uẩn?
-- Bốn đại là nhân, này Tỷ-kheo, bốn đại là duyên được chấp nhận gọi là sắc uẩn.
Xúc là nhân, xúc là duyên được chấp nhận gọi là thọ uẩn.
Xúc là nhân, xúc là duyên được chấp nhận gọi là tưởng uẩn.
Xúc là nhân, xúc là duyên được chấp nhận gọi là hành uẩn.
Danh sắc là nhân, này Tỷ-kheo, danh sắc là duyên được chấp nhận gọi là thức uẩn.
-- Nhưng bạch Thế Tôn, thế nào là thân kiến?
-- Ở đây, này Tỷ-kheo, có kẻ vô văn phàm phu không hiểu rõ các bậc Thánh, không thuần thục pháp các bậc Thánh, không tu tập pháp các bậc Thánh, không hiểu rõ các bậc Chơn nhân, không thuần thục pháp các bậc Chơn nhân, không tu tập pháp các bậc Chơn nhân,
xem sắc như là tự ngã, hay xem tự ngã như là có sắc, hay xem sắc như là trong tự ngã, hay xem tự ngã như là trong sắc;
xem thọ như là tự ngã, hay xem tự ngã như là có thọ, hay xem thọ như là trong tự ngã, hay xem tự ngã như là trong thọ;
xem tưởng như là tự ngã, hay xem tự ngã như là có tưởng, hay xem tưởng như là trong tự ngã, hay xem tự ngã như là trong trưởng;
xem hành như là tự ngã, hay xem tự ngã như là có hành, hay xem hành như là trong tự ngã, hay xem tự ngã như là trong hành;
xem thức như là tự ngã, hay xem tự ngã như là có thức, hay xem có thức như là trong tự ngã, hay xem tự ngã như là trong thức.
-- Nhưng bạch Thế Tôn, thế nào là không thân kiến?
-- Ở đây, này Tỷ-kheo, vị Ða văn Thánh đệ tử, đi đến các bậc Thánh, thuần thục pháp các bậc Thánh, tu tập pháp các bậc Thánh, đi đến các bậc Chơn nhân, thuần thục pháp các bậc Chơn nhân, tu tập pháp các bậc Chơn nhân,
không xem sắc như là tự ngã, hay không xem tự ngã như là có sắc, hay không xem sắc như là trong tự ngã, hay không xem tự ngã như là trong sắc;
không xem thọ như là tự ngã...., không xem tự ngã như là trong thọ;
không xem tưởng như là tự ngã... , hay không xem tự ngã như là trong tưởng;
không xem hành như là tự ngã... , hay không xem tự ngã như là trong hành;
không xem thức như là tự ngã... , không xem tự ngã như là trong thức.
Như vậy, này Tỷ-kheo, là không thân kiến.
-- Bạch Thế Tôn, cái gì là vị ngọt của sắc, cái gì là sự nguy hiểm, cái gì là sự xuất ly?
Cái gì là vị ngọt của thọ, cái gì là sự nguy hiểm, cái gì là sự xuất ly?
Cái gì là vị ngọt của tưởng, cái gì là sự nguy hiểm, cái gì là sự xuất ly?
Cái gì là vị ngọt của hành, cái gì là sự nguy hiểm, cái gì là sự xuất ly?
Cái gì là vị ngọt của thức, cái gì là sự nguy hiểm, cái gì là sự xuất ly?
-- Này Tỷ-kheo, lạc hỷ gì duyên sắc khởi lên, như vậy là vị ngọt của sắc.
Cái gì vô thường, khổ, bị biến hoại trong sắc như vậy là sự nguy hiểm của sắc. Sự nhiếp phục dục tham đối với sắc, sự đoạn diệt dục tham, như vậy là sự xuất ly của sắc.
Này Tỷ-kheo, lạc hỷ gì duyên thọ khởi lên, như vậy là vị ngọt của thọ... như vậy là sự xuất ly của thọ.
Này Tỷ-kheo, lạc hỷ gì duyên tưởng khởi lên, như vậy là vị ngọt của tưởng.... là sự xuất ly của tưởng.
Này Tỷ-kheo, lạc hỷ gì duyên hành khởi lên như vậy là vị ngọt của hành... là sự xuất ly của hành.
Này Tỷ-kheo, lạc hỷ gì duyên thức khởi lên, như vậy là vị ngọt của thức.
Cái gì vô thường, khổ, bị biến hoại trong thức, như vậy là sự nguy hiểm của thức. Sự nhiếp phục dục tham đối với thức, sự đoạn diệt dục tham, như vậy là sự xuất ly của thức.
-- Bạch Thế Tôn, do biết gì, do thấy gì, mà không có mạn tùy miên rằng: "Ta là người làm, sở thuộc của ta là người làm", đối với tự thân có ý thức, và đối với cả tưởng ở ngoài?
-- Này Tỷ-kheo, phàm có sắc gì, quá khứ, vị lai hay hiện tại, nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần, đối với tất cả sắc, thấy được như thật với trí tuệ là:
"Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi".
Phàm có thọ gì... tưởng gì... hành gì... phàm có thức gì,
quá khứ vị lai hay hiện tại, nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần,
đối với tất cả thức, thấy được như thật với trí tuệ là:
"Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi".
Này Tỷ-kheo, do biết như vậy, thấy như vậy, nên không có mạn tùy miên rằng: "Ta là người làm, sở thuộc của ta là người làm", đối với tự thân có ý thức, và đối với tất cả tướng ở ngoài.
Rồi một Tỷ-kheo khác khởi lên sự suy tư như sau: "Nếu được nói rằng, chư Tôn giả, sắc là vô ngã, thọ là vô ngã, tưởng là vô ngã, hành là vô ngã, thức là vô ngã; như vậy những hành động do vô ngã làm đã được ngã nào cảm thọ kết quả?"
Thế Tôn biết được tâm tư của Tỷ-kheo ấy với tâm tư của mình, liền nói với các Tỷ-kheo:
-- Này các Tỷ-kheo, sự kiện này xảy ra, khi ở đây có kẻ ngu si, vô tri, vô minh, với tâm bị tham dục chi phối, lại nghĩ cần phải vượt qua lời dạy của bậc Ðạo sư với câu hỏi:
"Nếu được nói rằng, chư Tôn giả, sắc là vô ngã, thọ là vô ngã, tưởng là vô ngã, hành là vô ngã, thức là vô ngã; như vậy những hành động do vô ngã làm đã được ngã nào cảm thọ kết quả?"
Này các Tỷ-kheo, các Ông đã được Ta huấn luyện tìm kiếm nhân duyên, chỗ này chỗ kia, đối với những pháp này, pháp khác.
Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, sắc là thường hay vô thường?
-- Vô thường, bạch Thế Tôn.
-- Những gì vô thường là khổ hay lạc?
-- Là khổ, bạch Thế Tôn.
-- Những gì vô thường, khổ, bị biến hoại, có hợp lý chăng khi xem: "Cái này của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi?"
-- Thưa không vậy, bạch Thế Tôn.
-- Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, thọ... tưởng... hành... thức là thường hay vô thường?
-- Vô thường, bạch Thế Tôn.
-- Những gì vô thường, là khổ hay lạc?
-- Là khổ, bạch Thế Tôn.
-- Những gì vô thường, khổ, bị biến hoại, có hợp lý chăng khi xem: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi?"
-- Thưa không vậy, bạch Thế Tôn.
-- Do vậy, này các Tỷ-kheo, phàm có sắc gì, quá khứ, vị lai hay hiện tại, nội hay ngoại... tất cả loại sắc, cần phải như thật quán:
"Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi".
Phàm có thọ gì, phàm có tưởng gì, phàm có hành gì, phàm có thức gì quá khứ, vị lai hay hiện tại, nội hay ngoại.. tất cả loại thức, cần phải như thật quán:
"Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi".
Như vậy, này các Tỷ-kheo, vị Ða văn Thánh đệ tử yếm ly đối với sắc, yếm ly đối với thọ, yếm ly đối với tưởng, yếm ly đối với hành, yếm ly đối với thức.
Do yếm ly nên ly tham, do ly tham nên được giải thoát. Trong sự giải thoát, vị ấy biết được vị ấy đã giải thoát. Vị ấy biết: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những gì nên làm đã làm. Từ nay không còn trở lại đời sống thế này nữa".
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy. Trong khi sự giảng giải này được nói lên, tâm của sáu mươi vị Tỷ-kheo được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ.
109. The Greater Discourse on the Full-Moon Night
Translated by:
Bhikkhu Ñāṇamoli & Bhikkhu Bodhi
1. THUS HAVE I HEARD. On one occasion the Blessed One was living at Sāvatthī in the Eastern Park, in the Palace of Migāra’s Mother.
2. On that occasion — on the Uposatha day of the fifteenth,1036 on the full-moon night — the Blessed One was seated in the open surrounded by the Sangha of bhikkhus.
3. Then a certain bhikkhu rose from his seat,1037 arranged his upper robe on one shoulder, and extending his hands in reverential salutation towards the Blessed One, said to him:
“Venerable sir, I would ask the Blessed One about a certain point, if the Blessed One would grant me an answer to my question.”
— “Sit on your own seat, bhikkhu, and ask what you like.”
So the bhikkhu sat on his own seat and said to the Blessed One:
4. “Are these not, venerable sir, the five aggregates affected by clinging; [16] that is, the material form aggregate affected by clinging, the feeling aggregate affected by clinging, the perception aggregate affected by clinging, the formations aggregate affected by clinging, and the consciousness aggregate affected by clinging?”
“These, bhikkhus, are the five aggregates affected by clinging; that is, the material form aggregate affected by clinging… and the consciousness aggregate affected by clinging.”
Saying, “Good, venerable sir,” the bhikkhu delighted and rejoiced in the Blessed One’s words. Then he asked him a further question:
5. “But, venerable sir, in what are these five aggregates affected by clinging rooted?”
“These five aggregates affected by clinging are rooted in desire,1038 bhikkhu.”
6. “Venerable sir, is that clinging the same as these five aggregates affected by clinging, or is the clinging something apart from the five aggregates affected by clinging?”1039
“Bhikkhu, that clinging is neither the same as these five aggregates affected by clinging, nor is the clinging something apart from the five aggregates affected by clinging. It is the desire and lust in regard to the five aggregates affected by clinging that is the clinging there.”
7. “But, venerable sir, can there be diversity in the desire and lust regarding these five aggregates affected by clinging?”
“There can be, bhikkhu,” the Blessed One said. “Here, bhikkhu, someone thinks thus: ‘May my material form be thus in the future; may my feeling be thus in the future; may my perception be thus in the future; may my formations be thus in the future; may my consciousness be thus in the future.’ Thus there is diversity in the desire and lust regarding these five aggregates affected by clinging.”
8. “But, venerable sir, in what way does the term ‘aggregates’ apply to the aggregates?”
“Bhikkhu, any kind of material form whatever, whether past, future, or present, internal or external, gross or subtle, inferior or superior, far or near — this is the material form aggregate. [17]
Any kind of feeling whatever… far or near — this is the feeling aggregate.
Any kind of perception whatever… far or near — this is the perception aggregate.
Any kind of formations whatever… far or near — this is the formations aggregate.
Any kind of consciousness whatever… far or near — this is the consciousness aggregate.
It is in this way, bhikkhu, that the term ‘aggregate’ applies to the aggregates.”
9. “What is the cause and condition, venerable sir, for the manifestation of the material form aggregate?
What is the cause and condition for the manifestation of the feeling aggregate…
the perception aggregate…
the formations aggregate…
the consciousness aggregate?”
“The four great elements, bhikkhu, are the cause and condition for the manifestation of the material form aggregate.
Contact is the cause and condition for the manifestation of the feeling aggregate.
Contact is the cause and the condition for the manifestation of the perception aggregate.
Contact is the cause and condition for the manifestation of the formations aggregate.
Mentality-materiality is the cause and condition for the manifestation of the consciousness aggregate.”1040
10. “Venerable sir, how does identity view come to be?”1041
“Here, bhikkhu, an untaught ordinary person, who has no regard for noble ones and is unskilled and undisciplined in their Dhamma, who has no regard for true men and is unskilled and undisciplined in their Dhamma,
regards material form as self, or self as possessed of material form, or material form as in self, or self as in material form.
He regards feeling as self…
perception as self…
formations as self…
consciousness as self, or self as possessed of consciousness, [18] or consciousness as in self, or self as in consciousness.
That is how identity view comes to be.”
11. “But, venerable sir, how does identity view not come to be?”
“Here, bhikkhu, a well-taught noble disciple, who has regard for noble ones and is skilled and disciplined in their Dhamma, who has regard for true men and is skilled and disciplined in their Dhamma,
does not regard material form as self, or self as possessed of material form, or material form as in self, or self as in material form.
He does not regard feeling as self…
perception as self…
formations as self…
consciousness as self, or self as possessed of consciousness, or consciousness as in self, or self as in consciousness.
That is how identity view does not come to be.”
12. “What, venerable sir, is the gratification, what is the danger, and what is the escape in the case of material form?
What is the gratification, what is the danger, and what is the escape in the case of feeling…
in the case of perception…
in the case of formations…
in the case of consciousness?”
“The pleasure and joy, bhikkhu, that arise in dependence on material form — this is the gratification in the case of material form.
Material form is impermanent, suffering, and subject to change — this is the danger in the case of material form. The removal of desire and lust, the abandonment of desire and lust for material form — this is the escape in the case of material form.
“The pleasure and joy that arise in dependence on feeling…
in dependence on perception…
in dependence on formations…
in dependence on consciousness — this is the gratification in the case of consciousness.
Consciousness is impermanent, suffering, and subject to change — this is the danger in the case of consciousness. The removal of desire and lust, the abandonment of desire and lust for consciousness — this is the escape in the case of consciousness.”
13. “Venerable sir, how does one know, how does one see, so that in regard to this body with its consciousness and all external signs, there is no I-making, mine-making, and underlying tendency to conceit?”
“Bhikkhu, any kind of material form whatever, whether past or present, internal or external, gross or subtle, inferior [19] or superior, far or near — one sees all material form as it actually is with proper wisdom thus:
‘This is not mine, this I am not, this is not my self.’
Any kind of feeling whatever… Any kind of perception whatever… Any kind of formations whatever… Any kind of consciousness whatever…
one sees all consciousness as it actually is with proper wisdom thus:
‘This is not mine, this I am not, this is not my self.’
It is when one knows and sees thus that in regard to this body with its consciousness and all external signs there is no I-making, mine-making, or underlying tendency to conceit.”
14. Then, in the mind of a certain bhikkhu this thought arose: “So, it seems, material form is not self, feeling is not self, perception is not self, formations are not self, consciousness is not self. What self, then, will actions done by the not-self affect?”1042
Then the Blessed One, knowing in his mind the thought in the mind of that bhikkhu, addressed the bhikkhus thus:
“It is possible, bhikkhus, that some misguided man here, obtuse and ignorant, with his mind dominated by craving, might think that he can outstrip the Teacher’s Dispensation thus:
‘So, it seems, material form is not self… consciousness is not self. What self, then, will actions done by the not-self affect?’
Now, bhikkhus, you have been trained by me through interrogation on various occasions in regard to various things.1043
15. “Bhikkhus, what do you think? Is material form permanent or impermanent?”
— “Impermanent, venerable sir.”
— “Is what is impermanent suffering or happiness?”
— “Suffering, venerable sir.”
— “Is what is impermanent, suffering, and subject to change fit to be regarded thus: ‘This is mine, this I am, this is my self’?”
— “No, venerable sir.”
“Bhikkhus, what do you think: Is feeling… perception… formations… consciousness permanent or impermanent?”
— “Impermanent, venerable sir.”
— [20] “Is what is impermanent suffering or happiness?”
— “Suffering, venerable sir.”
— “Is what is impermanent, suffering, and subject to change fit to be regarded thus: ‘This is mine, this I am, this is my self’?”
— “No, venerable sir.”
16. “Therefore, bhikkhus, any kind of material form whatever, whether past, future, or present… all material form should be seen as it actually is with proper wisdom thus:
‘This is not mine, this I am not, this is not my self.’
Any kind of feeling whatever… Any kind of perception whatever… Any kind of formations whatever… Any kind of consciousness whatever… all consciousness should be seen as it actually is with proper wisdom thus:
‘This is not mine, this I am not, this is not my self.’
17. “Seeing thus, a well-taught noble disciple becomes disenchanted with material form, disenchanted with feeling, disenchanted with perception, disenchanted with formations, disenchanted with consciousness.
18. “Being disenchanted, he becomes dispassionate. Through dispassion [his mind] is liberated. When it is liberated there comes the knowledge: ‘It is liberated.’ He understands: ‘Birth is destroyed, the holy life has been lived, what had to be done has been done, there is no more coming to any state of being.’”
That is what the Blessed One said. The bhikkhus were satisfied and delighted in the Blessed One’s words. Now while this discourse was being spoken, through not clinging the minds of sixty bhikkhus were liberated from the taints.1044