Như vầy tôi nghe.
Một thời Tôn giả Ānanda trú ở Rājagaha (Vương Xá) tại Veluvana (Trúc Lâm), chỗ nuôi dưỡng các con sóc, khi Thế Tôn thị tịch không bao lâu.
Lúc bấy giờ, Vua Ajātasattu con bà Videhi nước Magadha (Ma-kiệt-đà), vì nghi ngờ Pajjota (Ðăng Quang Vương), nên cho xây kiên cố thành Rājagaha.
Tôn giả Ānanda buổi sáng đắp y, cầm y bát đi vào Rājagaha để khất thực. Rồi Tôn giả Ānanda suy nghĩ: "Nay còn quá sớm để vào Rājagaha khất thực. Vậy ta hãy đi đến Bà-la-môn Gopaka Moggallāna và chỗ làm việc của vị này".
Rồi Tôn giả Ānanda đi đến Bà-la-môn Gopaka Moggallāna và chỗ làm việc của vị này. Bà-la-môn Gopaka Moggallāna thấy Tôn giả Ānanda từ xa đi đến, sau khi thấy, liền nói với Tôn giả Ānanda:
-- Hãy đến, Tôn giả Ānanda! Thiện lai, Tôn giả Ānanda! Ðã lâu rồi Tôn giả Ānanda mới tạo được cơ hội này, tức là đến đây. Tôn giả Ānanda hãy ngồi xuống, đây là chỗ ngồi đã soạn sẵn.
Tôn giả Ānanda ngồi xuống trên chỗ ngồi đã soạn sẵn. Còn Bà-la-môn Gopaka Moggallāna chọn một chỗ ngồi thấp khác rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Bà-la-môn Gopaka Moggallāna thưa với Tôn giả Ānanda:
-- Có thể chăng, một Tỷ-kheo thành tựu một cách trọn vẹn, một cách đầy đủ tất cả các pháp mà Tôn giả Gotama, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác đã thành tựu?
-- Không thể có một Tỷ-kheo, này Bà-la-môn, thành tựu một cách trọn vẹn, một cách đầy đủ tất cả các pháp mà Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác đã thành tựu.
Này Bà-la-môn, Thế Tôn là bậc làm khởi dậy con đường trước đây chưa được hiện khởi, làm cho biết con đường trước đây chưa từng được biết, nói lên con đường trước đây chưa từng được nói; là bậc hiểu đạo, biết đạo và thiện xảo về đạo.
Và nay các đệ tử là những vị sống hành đạo và tùy hành, và sẽ thành tựu (những pháp ấy) về sau.
Nhưng cuộc nói chuyện giữa Tôn giả Ānanda và Bà-la-môn Gopaka Moggallāna bị gián đoạn. Bà-la-môn Vassakara, bậc đại thần nước Magadha, đi thị sát các công sự Rājagaha (Vương Xá), đến công trường của Bà-la-môn Gopaka Moggallāna, đến chỗ Tôn giả Ānanda; sau khi đến, nói lên với Tôn giả Ānanda những lời chào đón hỏi thăm; sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Bà-la-môn Vassakara, bậc đại thần nước Magadha, thưa với Tôn giả Ānanda:
-- Ở đây, thưa Tôn giả Ānanda, Tôn giả đang ngồi đàm luận câu chuyện gì? Và câu chuyện gì của Tôn giả bị gián đoạn?
-- Này Bà-la-môn, ở đây, Bà-la-môn Gopaka Moggallāna nói với tôi như sau: "Có thể có chăng, Tôn giả Ānanda, một Tỷ-kheo thành tựu một cách trọn vẹn, một cách đầy đủ tất cả các pháp mà Tôn giả Gotama, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác đã thành tựu?"
Khi được nói vậy, này Bà-la-môn, tôi nói với Bà-la-môn Gopaka Moggallāna như sau: "Này Bà-la-môn, không thể có một vị Tỷ-kheo nào thành tựu một cách trọn vẹn, một cách đầy đủ tất cả các pháp mà Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác đã thành tựu.
Này Bà-la-môn, Thế Tôn là bậc làm khởi dậy con đường trước đây chưa được hiện khởi, làm cho biết con đường trước đây chưa từng được biết, nói lên con đường trước đây chưa từng được nói; là bậc hiểu đạo, biết đạo và thiện xảo về đạo. Và các đệ tử Ngài là những vị sống hành đạo và tùy hành đạo và sẽ thành tựu (những pháp ấy) về sau".
-- Thưa Tôn giả Ānanda, có một vị Tỷ-kheo nào được Tôn giả Gotama sắp đặt: "Vị này, sau khi Ta diệt độ, sẽ là chỗ nương tựa cho các Ông, và các Ông nay sẽ y chỉ vị này".
-- Này Bà-la-môn, không có một vị Tỷ-kheo nào được Thế Tôn, bậc Tri Giả, Kiến Giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác sắp đặt: "Vị này, sau khi Ta diệt độ, sẽ là chỗ nương tựa cho các Ông, và các Ông sẽ y chỉ vị này".
-- Thưa Tôn giả Ānanda, có một vị Tỷ-kheo nào được chúng Tăng thỏa thuận và một số đông các vị Tỷ-kheo Trưởng lão sắp đặt: "Vị này, sau khi Thế Tôn diệt độ, sẽ là chỗ nương tựa cho các Ông, và các Ông nay sẽ y chỉ vị này?"
-- Không có một vị Tỷ-kheo nào, này Bà-la-môn, được chúng Tăng thỏa thuận và được số đông các vị Tỷ-kheo Trưởng lão sắp đặt: "Vị này, sau khi Thế Tôn diệt độ, sẽ là chỗ nương tựa cho chúng tôi, và chúng tôi nay sẽ y chỉ vị này".
-- Và như vậy là không có chỗ nương tựa, thưa Tôn giả Ānanda, như vậy do nhân gì, Quý vị có thể hòa hợp?
-- Này Bà-la-môn, chúng tôi không phải không có chỗ nương tựa. Này Bà-la-môn, chúng tôi có chỗ nương tựa, và Pháp là chỗ nương tựa của chúng tôi.
-- Khi được hỏi: "Có một vị Tỷ-kheo nào được Tôn giả Gotama sắp đặt: "Vị này, sau khi Ta diệt độ, sẽ là chỗ nương tựa cho các Ông, và các Ông nay sẽ y chỉ vị này?"", Tôn giả trả lời: "Này Bà-la-môn, không có một vị Tỷ-kheo nào được Thế Tôn, bậc Tri Giả, Kiến Giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác sắp đặt: "Vị này, sau khi Ta diệt độ, sẽ là chỗ nương tựa cho các Ông, và chúng tôi nay sẽ y chỉ vị này".
Khi được hỏi: "Có một vị Tỷ-kheo nào được chúng Tăng thỏa thuận và một số đông các vị Tỷ-kheo Trưởng lão sắp đặt: "Vị này, sau khi Thế Tôn diệt độ, sẽ là chỗ nương tựa cho các Ông, các Ông nay sẽ y chỉ vị này". Và Tôn giả trả lời: "Không có một vị Tỷ-kheo nào, này Bà-la-môn, được chúng Tăng thỏa thuận và được số đông các vị Tỷ-kheo Trưởng lão sắp đặt: "Vị này, sau khi Thế Tôn diệt độ, sẽ là chỗ nương tựa cho chúng tôi, và chúng tôi nay sẽ y chỉ vị này".
Khi được hỏi: "Và như vậy là không có chỗ nương tựa, thưa Tôn giả Ānanda, như vậy do nhân gì, Quý vị có thể hòa hợp?" Tôn giả trả lời: "Này Bà-la-môn, chúng tôi không phải không có chỗ nương tựa. Chúng tôi có chỗ nương tựa, này Bà-la-môn, và Pháp là chỗ nương tựa của chúng tôi". Nhưng thưa Tôn giả Ānanda, ý nghĩa lời nói này cần phải hiểu như thế nào?
-- Này Bà-la-môn, Thế Tôn, bậc Tri Giả, Kiến Giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác đã thi thiết học pháp, đã tuyên bố giới bổn Pātimokkha (Ba-la-đề-mộc-xoa) cho các Tỷ-kheo. Trong những ngày Bố-tát (Uposatha) chúng tôi cận trú ở chung một thôn điền, tất cả chúng tôi hội họp với nhau tại một chỗ; sau khi tụ họp, chúng tôi hỏi những gì đã xảy ra cho mỗi một người. Nếu trong khi hỏi nhau như vậy, có Tỷ-kheo phạm tội, phạm giới, chúng tôi bảo vị ấy làm đúng Pháp, đúng lời dạy. Thật vậy, không phải các Tôn giả xử sự chúng tôi, chính pháp xử sự chúng tôi.
-- Thưa Tôn giả Ānanda, có Tỷ-kheo nào mà nay Quý vị cung kính, tôn trọng, lễ bái, cúng dường, sau khi cung kính, tôn trọng, Quý vị nương tựa?
-- Này Bà-la-môn, có Tỷ-kheo mà nay chúng tôi cung kính, tôn trọng, lễ bái, cúng dường, và sau khi chúng tôi cung kính, tôn trọng, chúng tôi nương tựa.
-- Thưa Tôn giả Ānanda, khi được hỏi: "Có một vị Tỷ-kheo nào được Tôn giả Gotama sắp đặt: "Sau khi Ta diệt độ, vị này sẽ là chỗ nương tựa cho các Ông và các Ông nay sẽ y chỉ vị này?"". Và Tôn giả trả lời: "Này Bà-la-môn, không có một vị Tỷ-kheo nào được Thế Tôn, bậc Tri Giả, Kiến Giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác sắp đặt: "Vị này, sau khi Ta diệt độ, sẽ là chỗ nương tựa cho các Ông", và chúng tôi nay y chỉ vị này".
Khi được hỏi: "Thưa Tôn giả Ānanda, có một vị Tỷ-kheo nào được chúng Tăng thỏa thuận, được một số đông Tỷ-kheo Trưởng lão sắp đặt: "Vị này, sau khi Thế Tôn diệt độ, sẽ là chỗ nương tựa cho các Ông, và các Ông nay sẽ y chỉ vị này", và Tôn giả trả lời: "Không có một Tỷ-kheo nào được chúng Tăng thỏa thuận, được một số đông Tỷ-kheo Trưởng lão sắp đặt: "Vị này sau khi Thế Tôn diệt độ sẽ là chỗ nương tựa cho chúng tôi, và chúng tôi nay sẽ y chỉ vị này".
Khi được hỏi: "Có một Tỷ-kheo nào, thưa Tôn giả Ānanda, nay quý vị cung kính, tôn trọng, đảnh lễ, cúng dường vị ấy và sau khi cung kính, tôn trọng, quý vị an trú, nương tựa vị ấy?", và Tôn giả trả lời: "Này Bà-la-môn, có Tỷ-kheo, chúng tôi cung kính, tôn trọng, đảnh lễ, cúng dường và sau khi cung kính, tôn trọng, chúng tôi an trú, nương tựa vị ấy". Thưa Tôn giả Ānanda, ý nghĩa lời nói ấy cần phải hiểu như thế nào?
-- Này Bà-la-môn, có mười khả hỷ pháp được Thế Tôn, bậc Tri Giả, Kiến Giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác tuyên bố. Giữa chúng tôi, vị nào có đầy đủ mười pháp này, chúng tôi nay cung kính, tôn trọng, lễ bái, cúng dường vị ấy; sau khi cung kính, tôn trọng, chúng tôi an trú, nương tựa vị ấy. Thế nào là mười?
Ở đây, này Bà-la-môn, Tỷ-kheo có giới hạnh, sống chế ngự với sự chế ngự của giới bổn Pātimokkha, đầy đủ oai nghi chánh hạnh, thấy sự nguy hiểm trong những lỗi nhỏ nhặt, sau khi thọ trì, học tập trong các học pháp.
Vị ấy là bậc đa văn, thọ trì những điều đã nghe, cất chứa những điều đã nghe; những pháp nào sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, với nghĩa, với văn, nói lên Phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ thanh tịnh, những pháp ấy đều được nghe nhiều, được thọ trì, được lời nói làm cho quen thuộc, được ý tư niệm, được chánh kiến khéo ngộ nhập.
Vị ấy biết đủ đối với các vật thực dụng như y, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh.
Vị ấy là người tùy theo ý muốn, không có khó khăn, không có mệt nhọc, chứng được bốn Thiền, thuộc tăng thượng tâm hiện tại lạc trú.
Vị ấy thực hiện các loại thần thông sai biệt, một thân hiện ra nhiều thân, nhiều thân hiện ra một thân, hiện hình, biến hình đi ngang qua vách, qua tường, qua núi, như đi ngang hư không; độn thổ trồi lên ngang qua đất liền như ở trong nước; đi trên nước không chìm như trên đất liền; ngồi kiết-già đi trên hư không như chim có cánh; với bàn tay, vị ấy chạm và rờ mặt trăng và mặt trời, những vật có đại oai lực, đại oai thần như vậy; có thể tự thân bay đến Phạm thiên.
Vị ấy với thiên nhĩ thuần tịnh siêu nhân, nghe được âm thanh của chư Thiên và loài người, gần cũng như xa.
Sau khi đi sâu vào tâm chúng sanh, tâm loài Người với tâm của mình, vị ấy được biết như sau: Tâm có tham, biết tâm có tham. Tâm không tham, biết tâm không tham. Tâm có sân, biết tâm có sân. Tâm không sân, biết tâm không sân. Tâm có si, biết tâm có si. Tâm không si, biết tâm không si.
Tâm chuyên chú, biết tâm chuyên chú. Tâm tán loạn, biết tâm tán loạn. Ðại hành tâm, biết là đại hành tâm; không phải đại hành tâm, biết không phải đại hành tâm. Tâm chưa vô thượng, biết tâm chưa vô thượng. Tâm vô thượng, biết tâm vô thượng. Tâm Thiền định, biết tâm Thiền định. Tâm không Thiền định, biết tâm không Thiền định. Tâm giải thoát, biết tâm giải thoát. Tâm không giải thoát, biết tâm không giải thoát.
Vị ấy nhớ đến các đời sống quá khứ như một đời, hai đời... nhớ đến các đời sống quá khứ.
Vị ấy với thiên nhãn thuần tịnh siêu nhân, thấy sự sống và chết của chúng sanh. Vị ấy biết, chúng sanh người hạ liệt, kẻ cao sang, người đẹp đẽ, kẻ thô xấu, người may mắn, kẻ bất hạnh đều do hạnh nghiệp của họ.
Với sự đoạn diệt các lậu hoặc, sau khi với thượng trí đã chứng ngộ, vị ấy chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát.
Này Bà-la-môn, mười pháp khả hỷ này đã được Thế Tôn, bậc Tri Giả, Kiến Giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác nói lên giữa chúng tôi. Vị nào có đầy đủ mười pháp này, chúng tôi nay cung kính, tôn trọng, đảnh lễ, cúng dường vị ấy; sau khi cung kính, tôn trọng, chúng tôi an trú, nương tựa vị ấy.
Khi nghe nói vậy, Bà-la-môn Vassakara (Vũ Thế), đại thần nước Magadha, nói với tướng quân Upānanda:
-- Tướng quân nghĩ thế nào? Nếu là như vậy, này tướng quân, những vị Tôn giả này cung kính những ai đáng cung kính, tôn trọng những ai đáng tôn trọng, lễ bái những ai đáng lễ bái, cúng dường những ai đáng cúng dường; thời chắc chắn những Tôn giả này cung kính những ai đáng cung kính, tôn trọng những ai đáng tôn trọng, lễ bái những ai đáng lễ bái, cúng dường những ai đáng cúng dường.
Và nếu những Tôn giả ấy không cung kính, không tôn trọng, không lễ bái, không cúng dường Tỷ-kheo này, thời những Tôn giả ấy cung kính, tôn trọng, lễ bái, cúng dường ai?
Rồi Bà-la-môn Vassakara, vị đại thần nước Magadha, thưa với Tôn giả Ānanda:
-- Tôn giả Ānanda nay trú tại đâu?
-- Này Bà-la-môn, tôi trú ở Veluvana (Trúc Lâm).
-- Thưa Tôn giả Ānanda, có phải Veluvana là một chỗ khả ái, ít tiếng động, ít tiếng ồn, được che khỏi gió, xa lánh dân cư đông đúc, thích hợp Thiền tịnh?
-- Thật vậy, này Bà-la-môn, Veluvana (Trúc Lâm) là một khả ái, ít tiếng động, ít tiếng ồn, được che khỏi gió, xa cách dân cư đông đúc, thích hợp Thiền tịnh, xứng đáng với những vị hộ trì và thủ hộ như Ngài.
-- Thật vậy, thưa Tôn giả Ānanda, Veluvana là một chỗ khả ái, ít tiếng động, ít tiếng ồn, được che khỏi gió, xa lánh dân cư đông đúc, thích hợp Thiền tịnh, xứng đáng với những người tu Thiền và tánh thiên về Thiền định như quý vị Tôn giả. Và chư vị Tôn giả là những vị tu Thiền và tánh thiên về Thiền định. Thưa Tôn giả Ānanda, một thời Tôn giả Gotama ở tại Vesali, Ðại Lâm, ở Kutagarasala (Trùng Các giảng đường).
Rồi, thưa Tôn giả Ānanda, tôi đi đến Mahavana (Ðại Lâm), Kutagarasala, đến Tôn giả Gotama. Ở đấy, Tôn giả Gotama dùng nhiều phương tiện nói về Thiền định luận. Tôn giả Gotama thật là vị tu Thiền và tánh thiên về Thiền định. Và Tôn giả Gotama tán thán tất cả Thiền định.
-- Này Bà-la-môn, Thế Tôn ấy không tán thán tất cả Thiền định, không không tán thán tất cả Thiền định. Và này Bà-la-môn, loại Thiền định nào Thế Tôn ấy không tán thán?
Ở đây, này Bà-la-môn, một số vị sống với tâm thấm nhuần dục tham, bị dục tham chi phối, và không như thật biết sự giải thoát khỏi dục tham đã được khởi lên. Vị ấy lấy dục tham làm đối tượng tối hậu, Thiền tu, Thiền tư, Thiền định, Thiền nhập. Vị ấy sống với tâm thấm nhuần sân hận, bị sân hận chi phối, và không như thật biết sự giải thoát khỏi sân hận đã được khởi lên.
Vị ấy lấy sân hận làm đối tượng tối hậu, Thiền tu, Thiền tư, Thiền định, Thiền nhập. Vị ấy sống với tâm thấm nhuần hôn trầm thụy miên, bị hôn trầm thụy miên chi phối, và không như thật biết sự giải thoát khỏi hôn trầm thụy miên đã được khởi lên.
Vị ấy lấy hôn trầm thụy miên làm đối tượng tối hậu, Thiền tu, Thiền tư, Thiền định, Thiền nhập. Vị ấy sống với tâm thấm nhuần trạo hối, bị trạo hối chi phối và không như thật biết sự giải thoát khỏi trạo hối đã được khởi lên. Vị ấy lấy trạo hối làm đối tượng tối hậu, Thiền tu, Thiền tư, Thiền định, Thiền nhập.
Vị ấy sống với tâm thấm nhuần nghi hoặc, bị nghi hoặc chi phối và không như thật biết sự giải thoát khỏi nghi hoặc đã được khởi lên. Vị ấy lấy nghi hoặc làm đối tượng tối hậu, Thiền tu, Thiền tư, Thiền định, Thiền nhập. Này Bà-la-môn, Thế Tôn ấy không tán thán loại Thiền định như vậy.
Và này Bà-la-môn, loại Thiền định nào Thế Tôn ấy tán thán?
Ở đây, này Bà-la-môn, Tỷ-kheo ly dục, ly bất thiện pháp chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, với tầm với tứ.
Vị ấy diệt tầm và tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tĩnh nhất tâm.
Vị ấy ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và trú Thiền thứ ba.
Xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh.
Này Bà-la-môn, loại Thiền như vậy, Thế Tôn ấy tán thán.
-- Thật vậy, thưa Tôn giả Ānanda, Tôn giả Gotama khiển trách Thiền đáng được khiển trách, tán thán Thiền đáng được tán thán. Nay thưa Tôn giả Ānanda, chúng tôi phải đi. Chúng tôi có những việc, có nhiều phận sự phải làm.
-- Này Bà-la-môn, hãy làm gì Bà-la-môn nghĩ là hợp thời.
Rồi Bà-la-môn Vassakara, đại thần nước Magadha, hoan hỷ tín thọ lời Tôn giả Ānanda giảng, từ chỗ ngồi đứng dậy và ra đi.
Rồi Bà-la-môn Gopaka Moggalana, khi Bà-la-môn Vassakara, đại thần nước Magadha đi không bao lâu, thưa với Tôn giả Ānanda:
-- Nếu chúng tôi không hỏi Tôn giả Ānanda, thời Tôn giả Ānanda đã không trả lời.
-- Này Bà-la-môn, có phải chúng tôi đã nói với Ông: "Không có một Tỷ-kheo nào, này Bà-la-môn, thành tựu mười pháp ấy một cách trọn vẹn, một cách đầy đủ, những pháp mà Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác đã thành tựu.
Này Bà-la-môn, vị Thế Tôn ấy là bậc làm cho khởi dậy con đường trước đây chưa từng được hiện khởi, làm cho biết con đường trước đây chưa từng được biết, nói lên con đường trước đây chưa từng được nói; là bậc hiểu đạo, biết đạo và thiện xảo về đạo.
Và nay các đệ tử Ngài là những vị sống hành đạo và tùy hành đạo, và sẽ thành tựu những pháp ấy về sau".
108. With Gopaka Moggallāna
Translated by:
Bhikkhu Ñāṇamoli & Bhikkhu Bodhi
1. THUS HAVE I HEARD. On one occasion the venerable Ānanda was living at Rājagaha in the Bamboo Grove, the Squirrels’ Sanctuary, not long after the Blessed One had attained to final Nibbāna.1031
2. Now on that occasion King Ajātasattu Vedehiputta of Magadha, being suspicious of King Pajjota, was having Rājagaha fortified.1032
3. Then, when it was morning, the venerable Ānanda dressed, and taking his bowl and outer robe, went into Rājagaha for alms. Then the venerable Ānanda thought: “It is still too early to wander for alms in Rājagaha. Suppose I went to the brahmin Gopaka Moggallāna at his workplace.”
4. So the venerable Ānanda went to the brahmin Gopaka Moggallāna at his workplace. The brahmin Gopaka Moggallāna saw the venerable Ānanda coming in the distance and said to him:
“Let Master Ānanda come! Welcome to Master Ānanda! It is long since Master Ānanda found an opportunity to come here. Let Master Ānanda be seated; this seat is ready.”
The venerable Ānanda sat down on the seat made ready. [8] The brahmin Gopaka Moggallāna took a low seat, sat down at one side, and asked the venerable Ānanda:
5. “Master Ānanda, is there any single bhikkhu who possesses in each and every way all those qualities that were possessed by Master Gotama, accomplished and fully enlightened?”
“There is no single bhikkhu, brahmin, who possesses in each and every way all those qualities that were possessed by the Blessed One, accomplished and fully enlightened.
For the Blessed One was the arouser of the unarisen path, the producer of the unproduced path, the declarer of the undeclared path; he was the knower of the path, the finder of the path, the one skilled in the path.
But his disciples now abide following that path and become possessed of it afterwards.”
6. But this discussion between the venerable Ānanda and the brahmin Gopaka Moggallāna was interrupted; for then the brahmin Vassakāra, the chief minister of Magadha,1033 while supervising the work at Rājagaha, went to the venerable Ānanda at the workplace of the brahmin Gopaka Moggallāna. He exchanged greetings with the venerable Ānanda, and when this courteous and amiable talk was finished, he sat down at one side and asked the venerable Ānanda:
“For what discussion are you sitting together here now, Master Ānanda? And what was your discussion that was interrupted?”
“Brahmin, the brahmin Gopaka Moggallāna asked me: ‘Master Ānanda, is there any single bhikkhu who possesses in each and every way all those qualities that were possessed by Master Gotama, accomplished and fully enlightened?’
I replied to the brahmin Gopaka Moggallāna: ‘There is no single bhikkhu, brahmin, who possesses in each and every way all those qualities that were possessed by the Blessed One, accomplished and fully enlightened.
For the Blessed One was the arouser of the unarisen path [9]… But his disciples now abide following that path and become possessed of it afterwards.’ This was our discussion that was interrupted when you arrived.”
7. “Is there, Master Ānanda, any single bhikkhu who was appointed by Master Gotama thus: ‘He will be your refuge when I am gone,’ and whom you now have recourse to?”
“There is no single bhikkhu, brahmin, who was appointed by the Blessed One who knows and sees, accomplished and fully enlightened, thus: ‘He will be your refuge when I am gone,’ and whom we now have recourse to.”
8. “But is there, Master Ānanda, any single bhikkhu who has been chosen by the Sangha and appointed by a number of elder bhikkhus thus: ‘He will be our refuge after the Blessed One has gone,’ and whom you now have recourse to?”
“There is no single bhikkhu, brahmin, who has been chosen by the Sangha and appointed by a number of elder bhikkhus thus: ‘He will be our refuge after the Blessed One has gone,’ and whom we now have recourse to.”
9. “But if you have no refuge, Master Ānanda, what is the cause for your concord?”
“We are not without a refuge, brahmin. We have a refuge; we have the Dhamma as our refuge.”
10. “But when you were asked: ‘Is there, Master Ānanda, any single bhikkhu who was appointed by Master Gotama thus: “He will be your refuge when I am gone,” and whom you now have recourse to?’ you answered: ‘There is no such single bhikkhu… whom we now have recourse to.’
When you were asked: ‘Is there, Master Ānanda, any single bhikkhu who has been chosen by the Sangha and appointed by a number of elder bhikkhus thus: “He will be our refuge after the Blessed One has gone,” and whom you now have recourse to?’ you answered: ‘There is no such single bhikkhu… [10]… whom we now have recourse to.’
When you were asked: ‘But if you have no refuge, Master Ānanda, what is the cause for your concord?’ you answered: ‘We are not without a refuge, brahmin. We have a refuge; we have the Dhamma as our refuge.’ Now how should the meaning of these statements be regarded, Master Ānanda?”
“Brahmin, the Blessed One who knows and sees, accomplished and fully enlightened, has prescribed the course of training for bhikkhus and he has laid down the Pātimokkha. On the Uposatha day as many of us as live in dependence upon a single village district meet together in unison, and when we meet we ask one who knows the Pātimokkha to recite it.
If a bhikkhu remembers an offence or a transgression while the Pātimokkha is being recited, we make him act in accordance with the Dhamma, in accordance with the instructions. It is not the worthy ones that make us act; it is the Dhamma that makes us act.”1034
11. “Is there, Master Ānanda, any single bhikkhu whom you now honour, respect, revere, and venerate, and on whom you live in dependence honouring and respecting him?”
“There is a single bhikkhu, brahmin, whom we now honour, respect, revere, and venerate, and on whom we live in dependence honouring and respecting him.”
12. “But when you were asked: ‘Is there, Master Ānanda, any single bhikkhu who was appointed by Master Gotama… ?’ you answered ‘There is no such single bhikkhu… ’
When you were asked: ‘Is there, Master Ānanda, any single bhikkhu who has been chosen by the Sangha… ?’ [11] you answered: ‘There is no such single bhikkhu… ’
When you were asked: ‘Is there, Master Ānanda, any single bhikkhu whom you honour, respect, revere, and venerate, and on whom you live in dependence honouring and respecting him?’ you answered: ‘There is such a single bhikkhu whom we now honour… and on whom we live in dependence honouring and respecting him.’ Now how should the meaning of these statements be regarded, Master Ānanda?”
13. “There are, brahmin, ten qualities inspiring confidence that have been declared by the Blessed One who knows and sees, accomplished and fully enlightened. When these qualities are found in anyone among us, we honour, respect, revere, and venerate him, and live in dependence on him honouring and respecting him. What are the ten?
14. (1) “Here, brahmin, a bhikkhu is virtuous, he dwells restrained with the restraint of the Pātimokkha, he is perfect in conduct and resort, and seeing fear in the slightest faults, he trains himself by undertaking the training precepts.
15. (2) “He has learned much, remembers what he has learned, and consolidates what he has learned. Such teachings as are good in the beginning, good in the middle, and good in the end, with the right meaning and phrasing, and which affirm a holy life that is utterly perfect and pure — such teachings as these he has learned much of, remembered, mastered verbally, investigated with the mind, and penetrated well by view.
16. (3) “He is content with his robes, almsfood, resting place, and medicinal requisites.
17. (4) “He obtains at will, without trouble or difficulty, the four jhānas that constitute the higher mind and provide a pleasant abiding here and now.
18. (5) “He wields the various kinds of supernormal power: having been one, he becomes many; having been many, he becomes one; he appears and vanishes; he goes unhindered through a wall, through an enclosure, through a mountain as though through space; he dives in and out of the earth as though it were water; he walks on water without sinking as though it were earth; [12] seated cross-legged, he travels in space like a bird; with his hand he touches and strokes the moon and sun so powerful and mighty; he wields bodily mastery even as far as the Brahma-world.
19. (6) “With the divine ear element, which is purified and surpasses the human, he hears both kinds of sounds, the divine and the human, those that are far as well as near.
20. (7) “He understands the minds of other beings, of other persons, having encompassed them with his own mind. He understands a mind affected by lust as affected by lust and a mind unaffected by lust as unaffected by lust; he understands a mind affected by hate as affected by hate and a mind unaffected by hate as unaffected by hate; he understands a mind affected by delusion as affected by delusion and a mind unaffected by delusion as unaffected by delusion;
he understands a contracted mind as contracted and a distracted mind as distracted; he understands an exalted mind as exalted and an unexalted mind as unexalted; he understands a surpassed mind as surpassed and an unsurpassed mind as unsurpassed; he understands a concentrated mind as concentrated and an unconcentrated mind as unconcentrated; he understands a liberated mind as liberated and an unliberated mind as unliberated.
21. (8) “He recollects his manifold past lives, that is, one birth, two births… (as Sutta 51, §24)… Thus with their aspects and particulars he recollects his manifold past lives.
22. (9) “With the divine eye, which is purified and surpasses the human, he sees beings passing away and reappearing, inferior and superior, fair and ugly, fortunate and unfortunate, and he understands how beings pass on according to their actions.
23. (10) “By realising for himself with direct knowledge, he here and now enters upon and abides in the deliverance of mind and deliverance by wisdom that are taintless with the destruction of the taints.
“These, brahmin, are the ten qualities inspiring confidence that have been declared by the Blessed One who knows and sees, accomplished and fully enlightened. When these qualities are found in anyone among us, we honour, respect, revere, and venerate him, and live in dependence on him honouring and respecting him.” [13]
24. When this was said, the brahmin Vassakāra, the minister of Magadha, said to General Upānanda:
“What do you think, general? When these worthy ones honour one who should be honoured, respect one who should be respected, revere one who should be revered, and venerate one who should be venerated, surely they honour one who should be honoured… and venerate one who should be venerated.
For if these worthy ones did not honour, respect, revere, and venerate such a person, then whom could they honour, respect, revere, and venerate, and on whom could they live in dependence honouring and respecting?”
25. Then the brahmin Vassakāra, the minister of Magadha, said to the venerable Ānanda:
“Where is Master Ānanda living now?”
“Now I am living in the Bamboo Grove, brahmin.”
“I hope, Master Ānanda, that the Bamboo Grove is pleasant, quiet and undisturbed by voices, with an atmosphere of seclusion, remote from people, favourable for retreat.”
“Indeed, brahmin, that the Bamboo Grove is pleasant… favourable for retreat is because of such guardian protectors as yourself.”
“Indeed, Master Ānanda, that the Bamboo Grove is pleasant… favourable for retreat is because of the worthy ones who are meditators and cultivate meditation. The worthy ones are meditators and cultivate meditation. On one occasion, Master Ānanda, Master Gotama was living at Vesālī in the Hall with the Peaked Roof in the Great Wood.
Then I went there and approached Master Gotama, and in many ways he gave a talk about meditation. Master Gotama was a meditator and cultivated meditation, and he praised every type of meditation.”
26. “The Blessed One, brahmin, did not praise every type of meditation, nor did he condemn every type of meditation. What kind [14] of meditation did the Blessed One not praise?
Here, brahmin, someone abides with his mind obsessed by sensual lust, a prey to sensual lust, and he does not understand as it actually is the escape from arisen sensual lust. While he harbours sensual lust within, he meditates, premeditates, out-meditates, and mismeditates.1035
He abides with his mind obsessed by ill will, a prey to ill will… with his mind obsessed by sloth and torpor, a prey to sloth and torpor… with his mind obsessed by restlessness and remorse, a prey to restlessness and remorse…
with his mind obsessed by doubt, a prey to doubt, and he does not understand as it actually is the escape from arisen doubt. While he harbours doubt within, he meditates, premeditates, out-meditates, and mismeditates. The Blessed One did not praise that kind of meditation.
27. “And what kind of meditation did the Blessed One praise?
Here, brahmin, quite secluded from sensual pleasures, secluded from unwholesome states, a bhikkhu enters upon and abides in the first jhāna…
With the stilling of applied and sustained thought, he enters upon and abides in the second jhāna…
With the fading away as well of rapture… he enters upon and abides in the third jhāna…
With the abandoning of pleasure and pain… he enters upon and abides in the fourth jhāna…
The Blessed One praised that kind of meditation.”
28. “It seems, Master Ānanda, that Master Gotama censured that kind of meditation that should be censured and praised that kind of meditation that should be praised. And now, Master Ānanda, we depart. We are busy and have much to do.”
“You may go, brahmin, at your own convenience.” [15]
Then the brahmin Vassakāra, the minister of Magadha, having delighted and rejoiced in the venerable Ānanda’s words, rose from his seat and departed.
29. Then, soon after he had left, the brahmin Gopaka Moggallāna said to the venerable Ānanda:
“Master Ānanda has not yet answered what we asked him.”
“Did we not tell you, brahmin: ‘There is no single bhikkhu, brahmin, who possesses in each and every way all those qualities that were possessed by the Blessed One, accomplished and fully enlightened.
For the Blessed One was the arouser of the unarisen path, the producer of the unproduced path, the declarer of the undeclared path; he was the knower of the path, the finder of the path, the one skilled in the path.
But his disciples now abide following that path and become possessed of it afterwards’?”