Quay lại bản Việt dịch

Font chữ:
Font chữ:

89. Kinh Pháp Trang Nghiêm

Dịch giả: Thích Minh Châu

Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở giữa dân chúng Sakka (Thích-ca). Medaḷumpa là một thị trấn của dân chúng Sakka.

Lúc bấy giờ, vua Pasenadi nước Kosala đi đến Nangaraka vì có một vài công việc. Rồi vua Pasenadi nước Kosala nói với Dīgha Kārāyaṇa:

-- Này Kārāyaṇa, hãy sửa soạn các cỗ xe thù thắng, ta muốn đi đến các thượng uyển để ngắm phong cảnh.

-- Thưa vâng, Ðại vương.
Dīgha Kārāyaṇa vâng đáp vua Pasenadi nước Kosala, cho sửa soạn các cỗ xe thù thắng, rồi thưa với vua Pasenadi nước Kosala:

-- Tâu Ðại vương, các cỗ xe thù thắng của Ðại vương đã sửa soạn xong, nay Ðại vương hãy làm những gì Ðại vương nghĩ là hợp thời.

Rồi vua Pasenadi nước Kosala, leo lên một cỗ xe thù thắng, đi ra khỏi Nangaraka cùng nhiều cỗ xe thù thắng khác, với tất cả uy vệ của vua chúa, và đi đến vườn thượng uyển, đi xe cho đến chỗ còn đi xe được, rồi xuống xe đi bộ, vào vườn thượng uyển, trong khi đi qua đi lại trong vườn thượng uyển,

trong khi tản bộ thưởng ngoạn, vua Pasenadi nước Kosala thấy những gốc cây khả ái, đẹp mắt, lặng tiếng, ít ồn, vắng người, thoáng gió, xa lánh mọi tụ hội đông đảo, thích hợp với trầm tư mặc tưởng.

Thấy vậy, vua liền nghĩ đến Thế Tôn: "Những gốc cây khả ái, đẹp mắt, lặng tiếng, ít ồn, vắng người, thoáng gió, xa lánh mọi tụ hội đông đảo, thích hợp với trầm tư mặc tưởng này, chính tại đây, chúng ta đảnh lễ Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác". Rồi vua Pasenadi nước Kosala nói với Dīgha Kārāyaṇa:

-- Này Kārāyaṇa, những gốc cây khả ái... Chánh Ðẳng Giác. Này Kārāyaṇa, nay Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác trú tại chỗ nào?

-- Tâu Ðại vương, có một thị trấn của dân chúng Sakka tên là Medalumpa. Tại đấy, Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác đang trú.

-- Này Kārāyaṇa, Medalumpa, thị trấn của dân chúng Sakka, cách xa Nangaraka bao nhiêu?

-- Tâu Ðại vương, cách không xa, có ba yojana (do tuần). Có thể đi đến chỗ ấy trong ngày.

-- Vậy này Kārāyaṇa, hãy sửa soạn các cỗ xe thù thắng, chúng ta sẽ đi yết kiến Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác.

-- Thưa vâng, tâu Ðại vương.
Dīgha Kārāyaṇa vâng đáp vua Pasenadi nước Kosala, cho sửa soạn các cỗ xe thù thắng, sau khi sửa soạn xong các cỗ xe thù thắng, liền tâu với vua Pasenadi nước Kosala:

-- Tâu Ðại vương các cỗ xe thù thắng đã sửa soạn xong, nay Ðại vương hãy làm những gì Ðại vương nghĩ là hợp thời.

Rồi vua Pasenadi nước Kosala, leo lên một cỗ xe thù thắng, và cùng với các cỗ xe thù thắng khác, từ Nangaraka đi đến Medaḷumpa, thị trấn của dân chúng Sakka, đến nơi đó nội trong ngày, rồi đi đến tinh xá. Vua đi xe cho đến chỗ nào có thể đi xe được, rồi xuống xe đi bộ vào tinh xá.

Lúc bấy giờ một số đông Tỷ-kheo đang đi kinh hành ngoài trời. Vua Pasenadi nước Kosala đi đến các Tỷ-kheo ấy, sau khi đến, thưa với các Tỷ-kheo ấy:

-- Chư Tôn giả, nay Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác ở đâu? Chúng tôi muốn yết kiến Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác.

-- Thưa Ðại vương, Thế Tôn ở trong ngôi nhà này với các cửa khép kín. Hãy im lặng đến gần, bước vào hành lang nhưng không vượt qua, sau khi đằng hắng, hãy gõ vào khóa cửa. Thế Tôn sẽ mở cửa cho Ðại vương.

Rồi vua Pasenadi nước Kosala, ngay tại chỗ ấy, trao kiếm và vành khăn cho Dīgha Kārāyaṇa. Rồi Dīgha Kārāyaṇa tự nghĩ: "Nay vua muốn đi một mình. Ở đây, ta phải dừng lại". Rồi vua Pasenadi nước Kosala im lặng đi đến căn nhà đóng cửa, sau khi đến, bước vào hành lang nhưng không vượt qua, đằng hắng và gõ vào khóa cửa. Thế Tôn mở cửa.

Rồi vua Pasenadi nước Kosala bước vào căn nhà, cúi đầu đảnh lễ chân Thế Tôn, miệng hôn xung quanh chân Thế Tôn, tay xoa rờ xung quanh chân và tự xưng tên:

-- Bạch Thế Tôn, con là vua Pasenadi nước Kosala. Bạch Thế Tôn, con là vua Pasenadi nước Kosala.

-- Thưa Ðại vương, do thấy nguyên nhân gì, Ðại vương lại hạ mình tột bực như vậy đối với thân này và biểu lộ tình thân ái như vậy?

-- Bạch Thế Tôn, con có pháp truyền thống (Dhammanvaya) này đối với Thế Tôn. "Thế Tôn là bậc Chánh Ðẳng Giác, Pháp được Thế Tôn khéo giảng, chư Tăng đệ tử của Thế Tôn khéo tu tập hành trì".

Ở đây, bạch Thế Tôn, con thấy nhiều vị Sa-môn, Bà-la-môn hành trì Phạm hạnh có giới hạn trong mười năm, hai mươi năm, ba mươi năm, bốn mươi năm. Những vị này, sau một thời gian, khéo tắm, khéo phấn sáp, với râu tóc khéo chải chuốt, sống thụ hưởng một cách sung mãn, đầy đủ năm dục trưởng dưỡng. Ở đây, Bạch Thế Tôn, con thấy các Tỷ-kheo sống hành trì Phạm hạnh viên mãn, thanh tịnh cho đến trọn đời, cho đến hơi thở cuối cùng.

Bạch Thế Tôn, con không thấy ngoài đây ra có một Phạm hạnh nào khác viên mãn, thanh tịnh như vậy. Bạch Thế Tôn, đây là pháp truyền thống của con đối với Thế Tôn. "Thế Tôn là bậc Chánh Ðẳng Giác. Pháp được Thế Tôn khéo giảng, chư Tăng đệ tử của Thế Tôn khéo tu tập, hành trì".

Lại nữa bạch Thế Tôn, vua chúa cãi lộn với vua chúa, Sát-đế-lị cãi lộn với Sát-đế-lị, Bà-la-môn cãi lộn với Bà-la-môn, gia chủ cãi lộn với gia chủ, mẹ cãi lộn với con, con cãi lộn với mẹ, cha cãi lộn với con, con cãi lộn với cha, anh em cãi lộn với anh em, anh em cãi lộn với chị em, chị em cãi lộn với anh em, bạn bè cãi lộn với bạn bè.

Còn ở đây, bạch Thế Tôn, con thấy các Tỷ-kheo sống với nhau thuận hòa, thân hữu, không cãi lộn nhau, hòa hợp như nước với sữa, nhìn nhau với cặp mắt ái kính. Bạch Thế Tôn, con không thấy ngoài đây ra, có một Phạm hạnh nào khác viên mãn, thanh tịnh như vậy.

Bạch Thế Tôn, đây là pháp truyền thống của con đối với Thế Tôn: "Thế Tôn là bậc Chánh Ðẳng Giác, Pháp được Thế Tôn khéo giảng, đệ tử chúng Tăng của Thế Tôn khéo tu tập, hành trì".

Lại nữa, bạch Thế Tôn, con đi du hành tản bộ từ công viên này đến công viên khác, từ cung uyển này đến cung uyển khác. Ở đấy, con thấy một số Sa-môn, Bà-la-môn gầy mòn, khốn khổ, da xấu, bạc nhợt, tay chân gân nổi, hình như không có gì đẹp mắt để người ta nhìn.

Bạch Thế Tôn, con suy nghĩ như sau: "Thật sự các bậc Tôn giả này sống Phạm hạnh không được hoan hỷ hay có những ác nghiệp được giấu kín. Do vậy, các vị Tôn giả này mới gầy mòn, khốn khổ, da xấu, bạc nhợt, tay chân gân nổi, hình như không có gì đẹp mắt để người ta nhìn. Con đi đến các vị ấy và nói:

"-- Vì sao chư Tôn giả lại gầy mòn, khốn khổ, da xấu, bạc nhợt, tay chân gân nổi, hình như không có gì đẹp mắt để người ta nhìn?"

Các vị ấy trả lời như sau:
"-- Tâu Ðại vương, chúng tôi bị bệnh gia truyền".

Còn ở đây, bạch Thế Tôn, con thấy các Tỷ-kheo hân hoan, phấn khởi, hỷ lạc, các căn thoải mái, không dao động, bình tĩnh, sống dựa vào sự hỷ cúng của người khác, với tâm tư như con thú rừng.

Bạch Thế Tôn, con suy nghĩ như sau: "Thật sự các bậc Tôn giả này ý thức được một sự tối thắng thù diệu nào trong giáo lý Thế Tôn, một sự thành đạt tuần tự nên các bậc Tôn giả này hân hoan, phấn khởi, hỷ lạc, các căn thoải mái, không dao động, bình tĩnh, sống dựa vào sự hỷ cúng của người khác, với tâm tư như con thú rừng.

Bạch Thế Tôn, đây là pháp truyền thống của con đối với Thế Tôn: "Thế Tôn là bậc Chánh Ðẳng Giác, Pháp được Thế Tôn khéo giảng, đệ tử chúng Tăng của Thế Tôn khéo tu tập hành trì".

Lại nữa, bạch Thế Tôn, con là một vị vua Sát-đế-lị, đã làm lễ quán đảnh, có thể hành quyết những ai đáng bị hành quyết, gia phạt những ai đáng bị gia phạt, trục xuất những ai đáng bị trục xuất.

Nhưng bạch Thế Tôn, khi con ngồi xử kiện, có người đôi khi nói ngắt lời của con. Và con không có dịp để nói: "Này Quý vị, chớ có ngắt lời nói của ta, khi ta đang ngồi xử kiện. Quý vị hãy chờ cho đến khi ta nói xong".

Bạch Thế Tôn, thế mà có người vẫn ngắt lời nói của con. Còn ở đây, bạch Thế Tôn, con thấy các Tỷ-kheo, trong khi Thế Tôn thuyết pháp cho đồ chúng hàng trăm người, trong khi ấy không có một tiếng nhảy mũi hay tiếng ho khởi lên.

Bạch Thế Tôn, thuở xưa, trong khi Thế Tôn thuyết pháp cho đồ chúng hàng trăm người, có người đệ tử Thế Tôn ho lên. Một đồng Phạm hạnh khẽ đập vào đầu gối và nói: "Tôn giả hãy im lặng, Tôn giả chớ có làm ồn. Thế Tôn, bậc Ðạo Sư của chúng ta đang thuyết pháp".

Bạch Thế Tôn, con khởi lên ý nghĩ như sau: "Thật vi diệu thay! Thật hy hữu thay! Thính chúng này thật khéo được huấn luyện, không gậy, không kiếm. Bạch Thế Tôn, con không thấy ngoài đồ chúng này có một đồ chúng nào khác được khéo huấn luyện như đồ chúng này.

Bạch Thế Tôn, đây là pháp truyền thống của con đối với Thế Tôn: "Thế Tôn là bậc Chánh Ðẳng Giác, Pháp được Thế Tôn khéo giảng, đệ tử chúng Tăng của Thế Tôn khéo tu tập hành trì".

Lại nữa, bạch Thế Tôn, con thấy ở đây một số Sát-đế-lị bác học, tế nhị, nghị luận biện tài, biện bác như chia chẻ sợi tóc. Những vị này đi chỗ này, chỗ kia, như muốn đả phá các tà kiến với trí tuệ của họ.

Những vị này nghe: "Sa-môn Gotama sẽ đến thăm ngôi làng này hay thị trấn này". Họ sắp đặt câu hỏi: "Chúng ta sau khi đến sẽ hỏi Sa-môn Gotama câu hỏi này. Khi bị chúng ta hỏi như vậy, nếu Sa-môn Gotama trả lời như thế này, thì chúng ta sẽ chất vấn như thế này. Khi bị ta hỏi như vậy, nếu Sa-môn Gotama trả lời như thế kia, thì chúng ta sẽ chất vấn như thế kia".

Những vị này nghe: "Sa-môn Gotama đã đến thăm ngôi làng hay thị trấn này". Những vị này đến chỗ Sa-môn Gotama ở. Sa-môn Gotama với pháp thoại khai thị cho các vị này, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ. Ðược Sa-môn Gotama, với pháp thoại khai thị, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ, họ không hỏi Sa-môn Gotama câu hỏi (đã định trước), huống nữa là chất vấn! Trái lại, họ trở thành đệ tử của Sa-môn Gotama.

Bạch Thế Tôn, như vậy là pháp truyền thống của con đối với Thế Tôn: "Thế Tôn là bậc Chánh Ðẳng Giác, Pháp được Thế Tôn khéo giảng, đệ tử chúng Tăng của Thế Tôn khéo tu tập hành trì".

Lại nữa, bạch Thế Tôn, con thấy ở đây một số Bà-la-môn bác học...

Gia chủ bác học,

Sa-môn bác học, tế nhị, nghị luận biện tài, biện bác như chia chẻ sợi tóc, những vị này đi chỗ này chỗ kia như muốn đả phá các tà kiến... họ không hỏi Sa-môn Gotama câu hỏi (đã định trước), huống nữa là chất vấn.

Trái lại, họ xin xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Thế Tôn cho họ được xuất gia. Ðược xuất gia như vậy, một số các vị ấy sống một mình, không phóng dật, nỗ lực, tinh cần và không bao lâu sau, tự chứng với thắng trí, chứng ngộ chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại mục đích tối thượng của Phạm hạnh mà những Thiện nam tử chơn chánh xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình hướng đến.

Họ nói như sau: "Thật sự chúng ta gần hoại vong! Thật sự chúng ta gần hoại diệt! Xưa kia chúng ta không phải Sa-môn lại tự xem là Sa-môn, không phải Bà-la-môn lại tự xem là Bà-la-môn, không phải bậc A-la-hán lại tự xem là bậc A-la-hán. Nay chúng ta mới thật là Sa-môn. Nay chúng ta mới thật là Bà-la-môn. Nay chúng ta mới thật là A-la-hán".

Bạch Thế Tôn, đây là pháp truyền thống của con đối với Thế Tôn: "Thế Tôn là bậc Chánh Ðẳng Giác, Pháp được Thế Tôn khéo giảng, đệ tử chúng Tăng của Thế Tôn khéo tu tập hành trì".

Lại nữa, bạch Thế Tôn, Isidatta và Purāṇa là hai quan giữ ngựa, ăn cơm của con, đi xe của con, sinh sống do con cho, và chính con đem danh vọng lại cho họ. Nhưng họ không hạ mình đối với con như họ hạ mình đối với Thế Tôn.

Thuở xưa, bạch Thế Tôn, trong khi hành quân chống với đội quân đối nghịch, và muốn thử thách Isidatta và Purāṇa, hai quan giữ ngựa, con đến ở tại một căn nhà chật hẹp. Rồi bạch Thế Tôn, hai quan giữ ngựa, Isidatta và Purāṇa, sau khi cùng nhau đàm luận về chánh pháp hơn nửa đêm, rồi nằm xuống ngủ, với đầu của họ hướng về phía mà họ được nghe là chỗ Thế Tôn ở và với chân hướng về chỗ con.

Bạch Thế Tôn, con suy nghĩ như sau: "Thật vi diệu thay! Thật hy hữu thay! Hai quan giữ ngựa Isidatta và Purāṇa này ăn cơm của ta, đi xe của ta, sinh sống do ta cho, và chính ta đem danh vọng lại cho họ. Nhưng họ không hạ mình đối với ta như họ hạ mình đối với Thế Tôn. Thật sự những vị này ý thức được một sự tối thắng thù diệu nào trong giáo lý Thế Tôn, một sự thành đạt tuần tự".

Bạch Thế Tôn, đây là pháp truyền thống của con đối với Thế Tôn: "Thế Tôn là bậc Chánh Ðẳng Giác, Pháp được Thế Tôn khéo giảng, đệ tử chúng Tăng của Thế Tôn khéo tu tập hành trì".

Lại nữa, bạch Thế Tôn, Thế Tôn thuộc dòng Sát-đế-lị, con cũng thuộc dòng Sát-đế-lị. Thế Tôn là người nước Kosala, con cũng thuộc người nước Kosala. Thế Tôn được tám mươi tuổi, con cũng được tám mươi tuổi. Vì Thế Tôn thuộc dòng Sát-đế-lị và con cũng thuộc dòng Sát-đế-lị; vì Thế Tôn là người nước Kosala, con cũng thuộc người Kosala; vì Thế Tôn được tám mươi tuổi, con cũng được tám mươi tuổi; nên con sẵn sàng hạ mình tột bực đối với Thế Tôn, và biểu lộ tình thân ái.

Bạch Thế Tôn, nay chúng con phải đi, chúng con nhiều công việc, có nhiều bổn phận phải làm.

-- Thưa Ðại vương, Ðại vương hãy làm những gì Ðại vương nghĩ là hợp thời.

Rồi vua Pasenadi nước Kosala từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Thế Tôn, thân phía hữu hướng về Ngài rồi ra đi.

Khi vua Pasenadi nước Kosala ra đi không bao lâu, Thế Tôn cho gọi các Tỷ-kheo:

-- Này các Tỷ-kheo, đấy là vua Pasenadi nước Kosala. Sau khi nói lên những pháp trang nghiêm, vua đã từ chỗ ngồi đứng dậy và ra đi. Này các Tỷ-kheo, hãy học các pháp trang nghiêm. Hãy thấu triệt các pháp trang nghiêm. Này các Tỷ-kheo, hãy thọ trì các pháp trang nghiêm. Này các Tỷ-kheo, các pháp trang nghiêm này liên hệ đến mục tiêu, là căn bản của Phạm hạnh.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.


89. Monuments to the Dhamma

Translated by: Bhikkhu Ñāṇamoli & Bhikkhu Bodhi

[118] 1. THUS HAVE I HEARD. On one occasion the Blessed One was living in the Sakyan country where there was a town of the Sakyans named Medaḷumpa.

2. Now on that occasion King Pasenadi of Kosala had arrived at Nagaraka for some business or other. Then he addressed Dīgha Kārāyaṇa:835

“Dear Kārāyaṇa, have the state carriages prepared. Let us go to the pleasure garden to see a pleasing spot.”

“Yes, sire,” Dīgha Kārāyaṇa replied. When the state carriages were prepared, he informed the king:

“Sire, the state carriages are ready for you. You may go at your own convenience.”

3. Then King Pasenadi mounted a state carriage, and accompanied by the other carriages, he drove out from Nagaraka with the full pomp of royalty and proceeded towards the park. He went thus as far as the road was passable for carriages and then dismounted from his carriage and entered the park on foot.

4. As he walked and wandered in the park for exercise, King Pasenadi saw roots of trees that were lovely and inspiring, quiet and undisturbed by voices, with an atmosphere of seclusion, remote from people, favourable for retreat.

The sight of these reminded him of the Blessed One thus: “These roots of trees are lovely and inspiring, quiet and undisturbed by voices, with an atmosphere of seclusion, remote from people, favourable for retreat, like the places where we used to pay respect to the Blessed One, accomplished and fully enlightened.” Then he told Dīgha Kārāyaṇa what he had thought and asked:

“Where is he living now, [119] the Blessed One, accomplished and fully enlightened?”

5. “There is, sire, a town of the Sakyans named Medaḷumpa. The Blessed One, accomplished and fully enlightened, is now living there.”

“How far is it from Nagaraka to Medaḷumpa?”

“It is not far, sire, three leagues.836 There is still daylight enough to go there.”

“Then, dear Kārāyaṇa, have the state carriages prepared. Let us go and see the Blessed One, accomplished and fully enlightened.”

“Yes, sire,” he replied. When the state carriages were prepared, he informed the king:

“Sire, the state carriages are ready for you. You may go at your own convenience.”

6. Then King Pasenadi mounted a state carriage, and accompanied by the other carriages, set out from Nagaraka towards the Sakyan town of Medaḷumpa. He arrived there while it was still daylight and proceeded towards the park. He went thus as far as the road was passable for carriages, and then he dismounted from his carriage and entered the park on foot.

7. Now on that occasion a number of bhikkhus were walking up and down in the open. Then King Pasenadi went to them and asked:

“Venerable sirs, where is he living now, the Blessed One, accomplished and fully enlightened? We want to see the Blessed One, accomplished and fully enlightened.”

8. “That is his dwelling, great king, with the closed door. Go up to it quietly, without hurrying, enter the porch, clear your throat, and tap on the panel. The Blessed One will open the door for you.”

King Pasenadi handed over his sword and turban to Dīgha Kārāyaṇa then and there. Then Dīgha Kārāyaṇa thought: “So the king is going into secret session now! And I have to wait here alone now!”837 Without hurrying, King Pasenadi went quietly up to the dwelling with the closed door, entered the porch, cleared his throat, and tapped on the panel. The Blessed One opened the door.

9. Then King Pasenadi [120] entered the dwelling. Prostrating himself with his head at the Blessed One’s feet, he covered the Blessed One’s feet with kisses and caressed them with his hands, pronouncing his name:

“I am King Pasenadi of Kosala, venerable sir; I am King Pasenadi of Kosala, venerable sir.”

“But, great king, what reason do you see for doing such supreme honour to this body and for showing such friendship?”

10. “Venerable sir, I infer according to Dhamma about the Blessed One: ‘The Blessed One is fully enlightened, the Dhamma is well proclaimed by the Blessed One, the Sangha of the Blessed One’s disciples is practising the good way.’

Now, venerable sir, I see some recluses and brahmins leading a limited holy life for ten years, twenty years, thirty years, or forty years, and then on a later occasion I see them well groomed and well anointed, with trimmed hair and beards, enjoying themselves provided and endowed with the five cords of sensual pleasure. But here I see bhikkhus leading the perfect and pure holy life as long as life and breath last.

Indeed, I do not see any other holy life elsewhere as perfect and pure as this. This is why, venerable sir, I infer according to Dhamma about the Blessed One: ‘The Blessed One is fully enlightened, the Dhamma is well proclaimed by the Blessed One, the Sangha of the Blessed One’s disciples is practising the good way.’

11. “Again, venerable sir, kings quarrel with kings, nobles with nobles, brahmins with brahmins, householders with householders; mother quarrels with son, son with mother, father with son, son with father; brother quarrels with brother, brother with sister, sister with brother, friend with friend.838

But here I see bhikkhus living in concord, with mutual appreciation, without disputing, blending like milk and water, [121] viewing each other with kindly eyes. I do not see any other assembly elsewhere with such concord.

This too, venerable sir, is why I infer according to Dhamma about the Blessed One: ‘The Blessed One is fully enlightened, the Dhamma is well proclaimed by the Blessed One, the Sangha of the Blessed One’s disciples is practising the good way.’

12. “Again, venerable sir, I have walked and wandered from park to park and from garden to garden. There I have seen some recluses and brahmins who are lean, wretched, unsightly, jaundiced, with veins standing out on their limbs, such that people would not want to look at them again.

I have thought: ‘Surely these venerable ones are leading the holy life in discontent, or they have done some evil deed and are concealing it, so lean and wretched are they… such that people would not want to look at them again.’ I went up to them and asked:

‘Why are you venerable ones so lean and wretched… such that people would not want to look at you again?’

Their reply was: ‘It is our family sickness, great king.’

But here I see bhikkhus smiling and cheerful, sincerely joyful, plainly delighting, their faculties fresh, living at ease, unruffled, subsisting on what others give, abiding with mind [as aloof] as a wild deer’s.

I have thought: ‘Surely these venerable ones perceive successive states of lofty distinction in the Blessed One’s Dispensation, since they abide thus smiling and cheerful… with mind [as aloof] as a wild deer’s.’

This too, venerable sir, is why I infer according to Dhamma about the Blessed One: ‘The Blessed One is fully enlightened, the Dhamma is well proclaimed by the Blessed One, the Sangha of the Blessed One’s disciples is practising the good way.’

13. “Again, venerable sir, being a head-anointed noble king, [122] I am able to have executed those who should be executed, to fine those who should be fined, to exile those who should be exiled.

Yet when I am sitting in council, they break in and interrupt me. Though I say: ‘Gentlemen, do not break in and interrupt me when I am sitting in council; wait till the end of my speech,’ still they break in and interrupt me.

But here I see bhikkhus while the Blessed One is teaching the Dhamma839 to an assembly of several hundred followers and then there is not even the sound of a disciple of the Blessed One coughing or clearing his throat.

Once the Blessed One was teaching the Dhamma to an assembly of several hundred followers and there a disciple of his cleared his throat. Thereupon one of his companions in the holy life nudged him with his knee to indicate: ‘Be quiet, venerable sir, make no noise; the Blessed One, the Teacher, is teaching us the Dhamma.’

I thought: ‘It is wonderful, it is marvellous how an assembly can be so well disciplined without force or weapon!’ Indeed, I do not see any other assembly elsewhere so well disciplined.

This too, venerable sir, is why I infer according to Dhamma about the Blessed One: ‘The Blessed One is fully enlightened, the Dhamma is well proclaimed by the Blessed One, the Sangha of the Blessed One’s disciples is practising the good way.’

14. “Again, venerable sir, I have seen here certain learned nobles who were clever, knowledgeable about the doctrines of others, as sharp as hairsplitting marksmen;840 they wander about, as it were, demolishing the views of others with their sharp wits.

When they hear: ‘The recluse Gotama will visit such and such a village or town,’ they formulate a question thus: ‘We will go to the recluse Gotama and ask him this question. If he is asked like this, he will answer like this, and so we will refute his doctrine in this way; and if he is asked like that, he will answer like that, and so we will refute his doctrine in that way.’

They hear: ‘The recluse Gotama has come to visit such and such a village or town.’ They go to the Blessed One, and the Blessed One instructs, urges, rouses, [123] and gladdens them with a talk on the Dhamma. After they have been instructed, urged, roused, and gladdened by the Blessed One with a talk on the Dhamma, they do not so much as ask him the question, so how should they refute his doctrine? In actual fact, they become his disciples.

This too, venerable sir, is why I infer according to Dhamma about the Blessed One: ‘The Blessed One is fully enlightened, the Dhamma is well proclaimed by the Blessed One, the Sangha of the Blessed One’s disciples is practising the good way.’

15. “Again, venerable sir, I have seen here certain learned brahmins…

16. “Again, venerable sir, I have seen here certain learned householders…

17. “Again, venerable sir, I have seen here certain learned recluses… They do not so much as ask him the question, so how should they refute his doctrine?

In actual fact, they ask the Blessed One to allow them to go forth from the home life into homelessness, and he gives them the going forth. Not long after they have thus gone forth, dwelling alone, withdrawn, diligent, ardent, and resolute, by realising for themselves with direct knowledge they here and now enter upon and abide in that supreme goal of the holy life for the sake of which clansmen rightly go forth from the home life into homelessness.

They say thus: ‘We were very nearly lost, we very nearly perished, for formerly we claimed that we were recluses though we were not really recluses; we claimed that we were brahmins though we were not really brahmins; we claimed that we were arahants though we were not really arahants. But now we are recluses, now we are brahmins, now we are arahants.’

This too, venerable sir, is why I infer according to Dhamma about the Blessed One: ‘The Blessed One is fully enlightened, the Dhamma is well proclaimed by the Blessed One, the Sangha of the Blessed One’s disciples is practising the good way.’

18. “Again, venerable sir, Isidatta and Purāṇa,841 my two inspectors, eat my food and use my carriages; I provide them with a livelihood and bring them fame. Yet despite this, they do not do such honour to me [124] as they do to the Blessed One.

Once when I had gone out leading an army and was testing these inspectors, Isidatta and Purāṇa, I happened to put up in very cramped quarters. Then these two inspectors, Isidatta and Purāṇa, after spending much of the night in talk on the Dhamma, lay down with their heads in the direction where they had heard that the Blessed One was staying and with their feet towards me.

I thought: ‘It is wonderful, it is marvellous! These two inspectors, Isidatta and Purāṇa, eat my food and use my carriages; I provide them with a livelihood and bring them fame. Yet in spite of this, they are less respectful towards me than they are towards the Blessed One. Surely these good people perceive successive states of lofty distinction in the Blessed One’s Dispensation.’

This too, venerable sir, is why I infer according to Dhamma about the Blessed One: ‘The Blessed One is fully enlightened, the Dhamma is well proclaimed by the Blessed One, the Sangha of the Blessed One’s disciples is practising the good way.’

19. “Again, venerable sir, the Blessed One is a noble and I am a noble; the Blessed One is a Kosalan and I am a Kosalan; the Blessed One is eighty years old and I am eighty years old.842 Since that is so, I think it proper to do such supreme honour to the Blessed One and to show such friendship.

20. “And now, venerable sir, we depart. We are busy and have much to do.”

“You may go, great king, at your own convenience.”

Then King Pasenadi of Kosala rose from his seat, and after paying homage to the Blessed One, keeping him on his right, he departed.843

21. Then soon after he had left, the Blessed One addressed the bhikkhus thus:

“Bhikkhus, before rising from his seat and departing, this King Pasenadi uttered monuments to the Dhamma.844 Learn the monuments to the Dhamma, bhikkhus; master [125] the monuments to the Dhamma; remember the monuments to the Dhamma. The monuments to the Dhamma are beneficial, bhikkhus, and they belong to the fundamentals of the holy life.”

That is what the Blessed One said. The bhikkhus were satisfied and delighted in the Blessed One’s words.





Close
Close