Quay lại bản Việt dịch

Font chữ:
Font chữ:

105. Kinh Thiện Tinh

Dịch giả: Thích Minh Châu

Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn trú tại Vesālī (Tỳ-xá-ly), ở Ðại Lâm, tại Trùng Các giảng đường (Kutagarasala).

Lúc bấy giờ nhiều Tỷ-kheo, trước mặt Thế Tôn tuyên bố đã chứng trí giác: "Chúng tôi biết rằng sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những điều nên làm đã làm, không còn trở lại trạng thái này nữa".

Sunakkhatta Licchaviputta (Thiện Tinh Ly-xa Tử) được nghe: "Nhiều Tỷ-kheo, trước mặt Thế Tôn tuyên bố đã chứng trí giác: 'Chúng tôi biết rằng sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những điều nên làm đã làm, không còn trở lại trạng thái này nữa'". Rồi Sunakkhatta Licchaviputta đi đến chỗ Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Sunakkhatta Licchaviputta bạch Thế Tôn:

-- Bạch Thế Tôn, con có được nghe như sau: "Nhiều Tỷ-kheo, trước mặt Thế Tôn tuyên bố đã chứng trí giác: 'Chúng tôi biết rằng sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những điều nên làm đã làm, không còn trở lại trạng thái này nữa'". Bạch Thế Tôn, không biết các Tỷ-kheo ấy đã tuyên bố một cách chơn chánh chứng trí giác, hay ở đây có một số Tỷ-kheo, vì tăng thượng mạn đã tuyên bố chứng trí giác?

-- Này Sunakkhatta, những vị Tỷ-kheo trước mặt Ta đã tuyên bố chứng trí giác: "Chúng tôi biết rằng, sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lại trạng thái này nữa". Ở đây, có một số Tỷ-kheo đã chơn chánh tuyên bố chứng trí giác; nhưng ở đây, cũng có một số Tỷ-kheo chính vì tăng thượng mạn, đã tuyên bố chứng trí giác.

Ở đây, này Sunakkhatta, những vị Tỷ-kheo nào đã chơn chánh tuyên bố chứng trí giác, thời đối với các vị ấy, thật là đúng như vậy. Nhưng đối với các vị Tỷ-kheo nào, vì tăng thượng mạn đã tuyên bố chứng tri giác, ở đây, này Sunakkhatta, Như Lai nghĩ như sau: "Ta hãy thuyết pháp cho những vị ấy".

Và như vậy, ở đây, này Sunakkhatta, Như Lai suy nghĩ: "Ta hãy thuyết pháp cho những vị ấy". Nhưng ở đây, nếu có một số người ngu si, bày đặt câu hỏi, đến hỏi Như Lai; ở đây, này Sunakkhatta, Như Lai suy nghĩ như sau: "Ta hãy thuyết pháp cho những người ấy". Như Lai suy nghĩ như vậy, không có làm khác.

-- Nay đã đúng thời để thuyết pháp, bạch Thế Tôn! Nay đã đúng thời để thuyết pháp, bạch Thiện Thệ! Thế Tôn thuyết pháp như thế nào, sau khi nghe Thế Tôn xong, các Tỷ-kheo sẽ thọ trì.

-- Vậy này Sunakkhatta, hãy nghe và khéo tác ý kỹ, Ta sẽ giảng.

-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Sunakkhatta Licchaviputta vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

-- Này Sunakkhatta, có năm dục trưởng dưỡng này. Thế nào là năm?

Các sắc do mắt nhận thức, khả ái, khả hỷ, khả lạc, khả ý, liên hệ đến dục, hấp dẫn;

các tiếng do tai nhận thức... ;

các hương do mũi nhận thức... ;

các vị do lưỡi nhận thức... ;

các xúc do thân cảm xúc khả ái, khả hỷ, khả lạc, khả ý, liên hệ đến dục, hấp dẫn.

Này Sunakkhatta, những pháp này là năm dục trưởng dưỡng.

Nhưng này Sunakkhatta, sự tình này xảy ra khi ở đây có số người thiên nặng về vật chất thế gian. Ðối với người thiên nặng về vật chất thế gian, này Sunakkhatta, câu chuyện (thích hợp với người ấy) phải tùy thuộc như thế nào để phù hợp với điều người ấy suy tầm và suy tư, và người ấy chỉ giao thiệp với người nào người ấy thích thú.

Nhưng nếu câu chuyện chỉ nói liên hệ đến bất động, thời người ấy không nghe, không lóng tai, và tâm không an trú vào trí giác. Và người ấy không giao thiệp với người mà người ấy không thích thú.

Ví như, này Sunakkhatta, có người đã lâu không trú ở trong làng hay thị trấn của mình, và có thể thấy một người vừa mới từ làng ấy hay thị trấn ấy lại. Người này sẽ hỏi người ấy về sự an ninh của làng hay thị trấn ấy, về đồ ăn uống sung túc và về ít bệnh tật, và người ấy sẽ nói cho người này biết về sự an ổn của làng hay thị trấn ấy, về đồ ăn uống sung túc và về ít bệnh tật.

Này Sunakkhatta, Ông nghĩ thế nào? Có phải người này sẽ nghe người kia, lóng tai, tâm an trú vào trí giác và người này sẽ giao thiệp với người ấy mà người này thích thú?

-- Thưa phải vậy, bạch Thế Tôn.

-- Cũng vậy, này Sunakkhatta, sự tình này xảy ra khi ở đây có số người thiên nặng về vật chất thế gian. Ðối với người thiên nặng về vật chất thế gian, này Sunakkhatta, câu chuyện thích hợp với người ấy phải tùy thuộc như thế nào để phù hợp với điều người ấy suy tầm và suy tư, và người ấy chỉ giao thiệp với người mà người ấy thích thú.

Nhưng nếu câu chuyện chỉ nói liên hệ đến Bất động, thời người ấy không nghe, không lóng tai và tâm không an trú vào thượng trí, và người ấy không giao thiệp với người mà người ấy không thích thú. Người ấy cần được hiểu như vầy: "Là hạng người thiên nặng về vật chất thế gian".

Này Sunakkhatta, sự tình này xảy ra, khi một số người thiên nặng về Bất động. Ðối với người thiên nặng về Bất động, này Sunakkhatta, câu chuyện thích hợp (với người ấy) phải tùy thuộc như thế nào để phù hợp với điều người ấy suy tầm và suy tư, và người ấy chỉ giao thiệp với người mà người ấy thích thú.

Nhưng nếu câu chuyện chỉ nói liên hệ đến vật chất thế gian, thời người ấy không nghe, không lóng tai và tâm không an trú vào thượng trí, và người ấy không giao thiệp với người mà người ấy không thích thú.

Ví như, này Sunakkhatta, một lá vàng khô đã rời khỏi cành, không còn xanh trở lại; cũng vậy, này Sunakkhatta, đối với hạng người thiên nặng về Bất động, đã rời khỏi kiết sử vật chất thế gian. Người ấy cần được hiểu như sau: "Ðây là hạng người không liên hệ với kiết sử vật chất thế gian, thiên nặng về Bất động".

Này Sunakkhatta, sự tình này xảy ra. Ở đây, có một số người thiên nặng về Vô sở hữu. Ðối với người thiên nặng về Vô sở hữu, này Sunakkhatta, câu chuyện thích hợp với người ấy phải tùy thuộc như thế nào để phù hợp với điều người ấy suy tầm và suy tư, và người ấy chỉ giao thiệp với người mà người ấy thích thú.

Nhưng nếu câu chuyện chỉ nói liên hệ đến Bất động, thời người ấy không nghe, không lóng tai, và tâm không an trú vào trí giác, và người ấy không giao thiệp với người mà người ấy không thích thú.

Ví như, này Sunakkhatta, một hòn đá bị vỡ làm đôi không thể nối liền lại được; cũng vậy, này Sunakkhatta, đối với hạng người thiên nặng về Vô sở hữu, đã bị chặt đứt khỏi kiết sử Bất động, người ấy cần được hiểu như sau: "Ðây là hạng người không liên hệ với kiết sử Bất động, thiên nặng về Vô sở hữu".

Này Sunakkhatta, sự tình này xảy ra. Ở đây, có một số người thiên nặng về Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Ðối với người thiên nặng về Phi tưởng phi phi tưởng xứ, này Sunakkhatta, câu chuyện thích hợp với người ấy phải tùy thuộc như thế nào để phù hợp với điều người ấy suy tầm và suy tư, và người ấy chỉ giao thiệp với người mà người ấy thích thú.

Nhưng nếu câu chuyện chỉ nói liên hệ đến Vô sở hữu xứ, thời người ấy không nghe, không lóng tai, và tâm không an trú vào trí giác, và người ấy không giao thiệp với người mà người ấy không thích thú.

Ví như, này Sunakkhatta, một người đã ăn các món ăn mỹ vị và đã quăng bỏ. Này Sunakkhatta, Ông nghĩ thế nào? Người ấy có ưa ăn lại món ăn ấy không?

-- Bạch Thế Tôn không. Vì sao vậy? Vì rằng, bạch Thế Tôn, món ăn ấy được xem là ghê tởm rồi.

-- Cũng vậy, này Sunakkhatta, đối với hạng người thiên nặng về Phi tưởng phi phi tưởng xứ, đã để một bên kiết sử Vô sở hữu xứ. Người ấy cần được hiểu như sau: "Ðây là hạng người không liên hệ với kiết sử Vô sở hữu xứ, thiên nặng về Phi tưởng phi phi tưởng xứ".

Này Sunakkhatta sự tình này xảy ra, khi ở đây, có số người thiên nặng về chánh Niết-bàn. Ðối với hạng người thiên nặng về chánh Niết-bàn, này Sunakkhatta, câu chuyện thích hợp với người ấy phải tùy thuộc như thế nào để phù hợp với điều người ấy suy tầm và suy tư, và người ấy chỉ giao thiệp với người mà người ấy thích thú.

Nhưng nếu câu chuyện chỉ nói liên hệ đến Phi tưởng phi phi tưởng xứ, thời người ấy không nghe, không lóng tai, và tâm không an trú vào trí giác. Và người ấy không giao thiệp với người mà người mà ấy không thích.

Ví như, này Sunakkhatta, cây sa-la ngọn cây đã bị chặt đứt không thể lớn được nữa; cũng vậy, này Sunakkhatta, đối với hạng người thiên nặng về chánh Niết-bàn, đã cắt đứt kiết sử Phi tưởng phi phi tưởng xứ, đã cắt đứt từ rễ, làm cho như cây sa-la không thể tái sanh, không thể khởi lên lại trong tương lai. Người ấy cần phải được hiểu như sau: "Ðây là hạng người không liên hệ với kiết sử Phi tưởng phi phi tưởng xứ, thiên nặng về chánh Niết-bàn".

Này Sunakkhatta, sự tình này xảy ra, khi ở đây, có một số người suy nghĩ như sau: "Tham ái được vị Sa-môn gọi là mũi tên. Thuốc độc vô minh làm não hại con người với dục, tham, sân. Mũi tên tham ái đã được ta đoạn diệt; thuốc độc vô minh đã được trừ khử; ta thiên nặng về chánh Niết-bàn".

Vị ấy có thể tự hào với mục đích hiện tại. Vị ấy có thể truy cầu những gì không thích hợp với khuynh hướng chánh Niết-bàn, mắt vị ấy có thể truy cầu sắc không thích hợp, tai có thể truy cầu tiếng không thích hợp, mũi có thể truy cầu hương không thích hợp, lưỡi có thể truy cầu vị không thích hợp, thân có thể truy cầu xúc không thích hợp, ý có thể truy cầu pháp không thích hợp.

Khi mắt truy cầu sắc không thích hợp, tai truy cầu tiếng không thích hợp, mũi truy cầu hương không thích hợp, lưỡi truy cầu vị không thích hợp, thân truy cầu xúc không thích hợp, ý truy cầu pháp không thích hợp, thời tham dục nhiễu loạn tâm vị ấy. Vị ấy do tâm bị tham dục nhiễu loạn đi đến chết hay đi đến khổ gần như chết.

Ví như, này Sunakkhatta, một người bị mũi tên bắn, tên ấy có tẩm thuốc độc rất dày. Bạn bè thân hữu, bà con huyết thống người ấy cho mời một y sĩ giải phẫu.

Vị y sĩ giải phẫu ấy có thể cắt xung quanh miệng vết thương với con dao; sau khi cắt xung quanh miệng vết thương với con dao, vị y sĩ giải phẫu có thể dò tìm mũi tên với một vật dụng dò tìm. Sau khi dò tìm mũi tên với một vật dụng dò tìm, y sĩ có thể rút mũi tên ra. Y sĩ có thể trừ khử hết thuốc độc, còn để lại một ít nhưng nghĩ không có thuốc độc nào còn lại, y sĩ nói như sau:

"Này Hiền giả, mũi tên của Bạn đã được rút ra, thuốc độc đã được trừ khử, không còn dư tàn, và không còn gì nguy hiểm nữa cho Bạn, nhưng Bạn phải chỉ ăn các đồ ăn thích hợp, và hãy gìn giữ, nếu ăn đồ ăn không thích hợp, vết thương của Bạn sẽ làm mủ lại, và thường thường phải cho rửa vết thương, thường thường phải xức thuốc cho miệng vết thương. Trong khi thường thường cho rửa vết thương, thường thường xức thuốc cho miệng vết thương, chớ có để máu cũ đóng khô trên miệng vết thương và hãy cẩn thận khi đi ra giữa gió và nắng;

hãy cẩn thận khi đi ra giữa gió và nắng, nếu không, bụi và nhớp có thể nhiễu hại miệng vết thương. Và này Bạn, nếu Bạn chăm sóc vết thương, thời vết thương sẽ được lành".

Người ấy suy nghĩ như sau: "Mũi tên đã được rút khỏi (thân) ta, nọc độc đã được trừ khử, không còn dư tàn, và ta đã thoát khỏi nguy hiểm". Và người ấy ăn những đồ ăn không thích hợp. Vì người ấy ăn những đồ ăn không thích hợp, nên vết thương làm mủ lại. Và thường thường người ấy không rửa vết thương, thường thường không xức thuốc miệng vết thương. Vì người ấy thường thường không rửa vết thương, vì người ấy thường thường không xức thuốc miệng vết thương, nên máu cũ đông lại trên miệng vết thương.

Và người ấy thường hay đi giữa gió và nắng. Do người ấy thường hay đi giữa gió và nắng, bụi và nhớp nhiễu hại miệng vết thương; và vì người ấy không chăm sóc vết thương nên vết thương không được lành. Vì người ấy làm chính những việc không thích hợp, và do thuốc độc được trừ khử nhưng còn dư tàn, do cả hai điều ấy nên miệng vết thương có thể lở to hơn trước. Do vết thương lở to, người ấy có thể đi đến chết hay đau khổ gần như chết.



Cũng vậy, này Sunakkhatta, sự kiện này xảy ra, khi ở đây một số Tỷ-kheo nghĩ như sau: "Tham ái được bậc Sa-môn gọi là mũi tên, thuốc độc vô minh làm não hại (con người) với dục, tham, sân. Mũi tên tham ái đã được ta đoạn diệt; thuốc độc vô minh đã được trừ khử. Ta thiên nặng về chánh Niết-bàn".

Vị ấy có thể tự hào với mục đích hiện tại. Vị ấy có thể truy cầu những gì không thích hợp với khuynh hướng chánh Niết-bàn. Mắt có thể truy cầu sắc không thích hợp, tai có thể truy cầu tiếng không thích hợp, mũi có thể truy cầu hương không thích hợp, lưỡi có thể truy cầu vị không thích hợp, thân có thể truy cầu xúc không thích hợp, ý có thể truy cầu pháp không thích hợp.

Khi mắt truy cầu sắc không thích hợp, tai truy cầu tiếng không thích hợp, mũi truy cầu hương không thích hợp, lưỡi truy cầu vị không thích hợp, thân truy cầu xúc không thích hợp, ý truy cầu pháp không thích hợp, thời tham dục nhiễu loạn tâm vị ấy. Vị ấy do tham dục nhiễu loạn tâm, đi đến chết hay đi đến khổ gần như chết.

Như vậy, này Sunakkhatta, là chết trong giới luật của bậc Thánh, khi vị ấy từ bỏ tu tập, trở về hoàn tục, và như vậy, này Sunakkhatta, là khổ như chết, khi vị ấy phạm một ô uế tội nào.

Này Sunakkhatta, sự tình này xảy ra, khi ở đây một số Tỷ-kheo suy nghĩ như sau: "Tham ái được bậc Sa-môn gọi là mũi tên, thuốc độc vô minh làm não hại con người với dục, tham, sân. Mũi tên tham ái đã được ta đoạn diệt, thuốc độc vô minh đã được trừ khử. Ta thiên nặng về chánh Niết-bàn".

Chính vì thiên nặng về chánh Niết-bàn, vị ấy không truy cầu những gì không thích hợp với khuynh hướng thiên nặng về Niết-bàn, mắt không truy cầu sắc không thích hợp, tai không truy cầu tiếng không thích hợp, mũi không truy cầu hương không thích hợp, lưỡi không truy cầu vị không thích hợp, thân không truy cầu xúc không thích hợp, ý không truy cầu pháp không thích hợp.

Vì mắt vị ấy không truy cầu sắc không thích hợp, vì tai không truy cầu tiếng không thích hợp, vì mũi không truy cầu hương không thích hợp, vì lưỡi không truy cầu vị không thích hợp, vì thân không truy cầu xúc không thích hợp, vì ý không truy cầu pháp không thích hợp, nên tham dục không nhiễu loạn tâm, vì tham dục không nhiễu loạn tâm; nên vị ấy không đi đến chết hay đi đến khổ gần như chết.

Ví như, này Sunakkhatta, một người bị tên bắn, và mũi tên bị tẩm thuốc độc rất dày. Bạn bè thân hữu, bà con huyết thống người ấy cho mời một y sĩ giải phẫu.

Vị y sĩ giải phẫu ấy có thể cắt xung quanh miệng vết thương với con dao; sau khi cắt xung quanh miệng vết thương với con dao, vị y sĩ giải phẫu có thể dò tìm tên với một vật dụng dò tìm. Sau khi dò tìm mũi tên với một vật dụng dò tìm, y sĩ có thể rút mũi tên ra... Y sĩ có thể trừ khử hết thuốc độc không còn để dư lại và biết rằng không còn để dư lại. Vị ấy nói như sau:

"Này Bạn, mũi tên của Bạn đã được rút ra, thuốc độc đã được trừ khử, không có dư tàn, nhưng vẫn còn nguy hiểm cho Bạn. Và Bạn hãy ăn những đồ ăn thích hợp, chớ ăn những đồ ăn không thích hợp khiến vết thương có thể làm mủ; và thường thường hãy rửa vết thương, thường thường hãy xức thuốc miệng vết thương, thường thường rửa vết thương, thường thường xức thuốc miệng vết thương, chớ để máu cũ đóng khô lại trên miệng vết thương.

Và chớ có đi ra giữa gió và nắng; đi ra giữa gió và nắng, chớ để bụi và nhớp làm nhiễu hại miệng vết thương, hãy sống gìn giữ vết thương, này Bạn, và vết thương sẽ lành".

Người ấy suy nghĩ như sau: "Mũi tên đã được rút ra khỏi ta, thuốc độc đã được trừ khử, không có dư tàn. Và ta chưa thoát khỏi nguy hiểm". Và vị ấy có thể chỉ ăn các đồ ăn thích hợp. Do chỉ ăn các đồ ăn thích hợp miệng vết thương có thể không làm mủ. Và thường thường vị ấy có thể rửa vết thương, thường thường có thể xức thuốc miệng vết thương. Do thường thường rửa vết thương, do thường thường xức thuốc miệng vết thương, máu cũ không có thể đóng khô lại trên miệng vết thương.

Người ấy không sốt sắng đi giữa gió và nắng. Do người ấy không sốt sắng đi giữa gió và nắng, bụi và nhớp không có thể nhiễu hại miệng vết thương và người ấy sống gìn giữ vết thương, và vết thương được lành. Vì người ấy chỉ làm những điều thích hợp và vì thuốc độc được trừ khử không còn dư tàn, do hai nhân duyên ấy vết thương được khép kín lại. Khi vết thương được da che kín lại, người ấy không đi đến chết hay không đi đến khổ gần như chết.

Cũng vậy, này Sunakkhatta, sự kiện này xảy ra, khi ở đây một số Tỷ-kheo suy nghĩ như sau: "Tham ái được bậc Sa-môn gọi là mũi tên, thuốc độc vô minh làm não hại con người với dục, tham, sân. Mũi tên tham ái đã được ta đoạn diệt.... không có truy cầu những gì không thích hợp.



Mắt không truy cầu sắc không thích hợp, tai không truy cầu tiếng không thích hợp, mũi không truy cầu hương không thích hợp, lưỡi không truy cầu vị không thích hợp, thân không truy cầu xúc không thích hợp, ý không truy cầu pháp không thích hợp.

Do mắt người ấy không truy cầu sắc không thích hợp, do tai không truy cầu tiếng không thích hợp, do mũi không truy cầu hương không thích hợp, do lưỡi không truy cầu vị không thích hợp, do thân không truy cầu xúc không thích hợp, do ý không truy cầu pháp không thích hợp, tham dục có thể không nhiễu hại tâm. Do tâm không bị tham dục nhiễu hại, nên người ấy không đi đến chết, hay không đi đến khổ gần như chết.

Này Sunakkhatta, Ta nói ví dụ này với mục đích làm sáng tỏ ý nghĩa. Nghĩa ở đây như sau: Vết thương, này Sunakkhatta, là đồng nghĩa với sáu xúc xứ (phassayatana); thuốc độc, này Sunakkhatta, là đồng nghĩa với vô minh; mũi tên, này Sunakkhatta, là đồng nghĩa với ái; vật dụng dò tìm, này Sunakkhatta, là đồng nghĩa với niệm; con dao, này Sunakkhatta, là đồng nghĩa với Thánh trí tuệ. Vị y sĩ giải phẫu, này Sunakkhatta, là đồng nghĩa với Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác.

Thật vậy, này Sunakkhatta, Tỷ-kheo tự mình phòng hộ đối với sáu xúc xứ, nghĩ rằng: "Sanh y (Upadhi) là căn bản của khổ", sau khi biết như vậy, vị ấy trở thành vô sanh y, giải thoát nhờ đoạn diệt sanh y. Vị ấy còn chú thân của mình trên sanh y hay để tâm đến sanh y, sự tình như vậy không xảy ra.

Ví như, này Sunakkhatta, một chén uống nước bằng đồng, đẹp đẽ và hương thơm, và chén ấy lại tẩm thuốc độc. Rồi một người đến, muốn sống, muốn không chết, muốn lạc, yếm ly khổ. Này Sunakkhatta, Ông nghĩ thế nào? Người ấy có uống chén bằng đồng này không, nếu người ấy biết: "Sau khi tôi uống từ đây, tôi sẽ đi đến chết hoặc đi đến gần như chết?"

-- Thưa không, bạch Thế Tôn.

-- Cũng vậy, này Sunakkhatta, Tỷ-kheo ấy chắc chắn phòng hộ đối với sáu xúc xứ. "Sanh y là căn bản của đau khổ", sau khi biết vậy, vị ấy trở thành vô sanh y, giải thoát nhờ đoạn diệt sanh y. Còn chú thân của vị ấy trên sanh y, để tâm đến sanh y, sự tình như vậy không xảy ra.

Ví như, này Sunakkhatta, một con rắn độc hết sức độc hại, và có một người đến, muốn sống, muốn không chết, muốn lạc, yếm ly khổ. Này Sunakkhatta, Ông nghĩ thế nào? Người ấy có đưa tay hay gót chân cho con rắn độc hại này không, nếu người ấy biết: "Nếu ta bị con rắn này cắn, ta sẽ đi đến chết hay khổ gần như chết?"

-- Thưa không, bạch Thế Tôn.

-- Cũng vậy, này Sunakkhatta, Tỷ-kheo ấy chắc chắn phòng hộ sáu xúc xứ. "Sanh y là căn bản đau khổ", sau khi biết vậy, vị ấy trở thành vô sanh y, giải thoát nhờ đoạn diệt sanh y. Còn chú thân của vị ấy trên sanh y, hay để tâm đến sanh y, sự tình như vậy không xảy ra.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Sunakkhatta Licchaviputta hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.


105. To Sunakkhatta

Translated by: Bhikkhu Ñāṇamoli & Bhikkhu Bodhi

[252] 1. THUS HAVE I HEARD. On one occasion the Blessed One was living at Vesālī in the Great Wood in the Hall with the Peaked Roof.

2. Now on that occasion a number of bhikkhus had declared final knowledge in the presence of the Blessed One thus: “We understand: Birth is destroyed, the holy life has been lived, what had to be done has been done, there is no more coming to any state of being.”

3. Sunakkhatta, son of the Licchavis,995 heard: “A number of bhikkhus, it seems, have declared final knowledge in the presence of the Blessed One thus: ‘We understand: Birth is destroyed … there is no more coming to any state of being.’” Then Sunakkhatta, son of the Licchavis, went to the Blessed One, and after paying homage to him, he sat down at one side and said to the Blessed One:

4. “I have heard, venerable sir, that a number of bhikkhus have declared final knowledge in the presence of the Blessed One. Did they do so rightly or are there some bhikkhus here who declare final knowledge because they overestimate themselves?”

5. “When those bhikkhus, Sunakkhatta, declared final knowledge in my presence, there were some bhikkhus who declared final knowledge rightly and there were some who declared final knowledge because they overestimated themselves.996

Therein, when bhikkhus declare final knowledge rightly, their declaration is true. But when bhikkhus declare final knowledge because they overestimate themselves, the Tathāgata thinks: ‘I should teach them the Dhamma.’997

Thus it is in this case, Sunakkhatta, that the Tathāgata thinks: ‘I should teach them the Dhamma.’ But some misguided men here formulate a question, come to the Tathāgata, and ask it. In that case, Sunakkhatta, [253] though the Tathāgata has thought: ‘I should teach them the Dhamma,’ he changes his mind.”998

6. “This is the time, Blessed One, this is the time, Sublime One, for the Blessed One to teach the Dhamma. Having heard it from the Blessed One, the bhikkhus will remember it.”

“Then listen, Sunakkhatta, and attend closely to what I shall say.”

“Yes, venerable sir,” Sunakkhatta, son of the Licchavis, replied to the Blessed One. The Blessed One said this:

7. “There are, Sunakkhatta, these five cords of sensual pleasure. What are the five?

Forms cognizable by the eye that are wished for, desired, agreeable, and likeable, connected with sensual desire and provocative of lust.

Sounds cognizable by the ear…

Odours cognizable by the nose…

Flavours cognizable by the tongue…

Tangibles cognizable by the body that are wished for, desired, agreeable, and likeable, connected with sensual desire and provocative of lust.

These are the five cords of sensual pleasure.

8. “It is possible, Sunakkhatta, that some person here may be intent on worldly material things.999 When a person is intent on worldly material things, only talk concerning that interests him, and his thinking and pondering are in line with that, and he associates with that kind of person, and he finds satisfaction in that.

But when talk about the imperturbable is going on, he will not listen to it or give it ear or exert his mind to understand it. He does not associate with that kind of person, and he does not find satisfaction in that.

9. “Suppose, Sunakkhatta, a man had left his own village or town a long time ago, and he were to see another man who had only recently left that village or town. He would ask that man whether the people of that village or town were safe, prosperous, and healthy, and that man would tell him whether the people of that village or town were safe, prosperous, [254] and healthy.

What do you think, Sunakkhatta? Would that first man listen to him, give him ear, and exert his mind to understand?”

— “Yes, venerable sir.”

— “So too, Sunakkhatta, it is possible that some person here may be intent on worldly material things. When a person is intent on worldly material things…

and he does not find satisfaction in that. He should be understood as a person who is intent on worldly material things.

10. “It is possible, Sunakkhatta, that some person here may be intent on the imperturbable.1000 When a person is intent on the imperturbable, only talk concerning that interests him, and his thinking and pondering are in line with that, and he associates with that kind of person, and he finds satisfaction in that.

But when talk about worldly material things is going on, he will not listen to it or give it ear or exert his mind to understand it. He does not associate with that kind of person, and he does not find satisfaction in that.

11. “Just as a yellow leaf that has fallen from its stalk is incapable of becoming green again, so too, Sunakkhatta, when a person is intent on the imperturbable he has shed the fetter of worldly material things. He should be understood as a person detached from the fetter of worldly material things who is intent on the imperturbable.

12. “It is possible, Sunakkhatta, that some person here may be intent on the base of nothingness. When a person is intent on the base of nothingness, only talk concerning that interests him, and his thinking and pondering are in line with that, and he associates with that kind of person, and he finds satisfaction in that. [255]

But when talk about the imperturbable is going on, he will not listen to it or give it ear or exert his mind to understand it. He does not associate with that kind of person, and he does not find satisfaction in that.

13. “Just as a thick stone that has split in two cannot be joined together again, so too, Sunakkhatta, when a person is intent on the base of nothingness his fetter of the imperturbable has been split. He should be understood as a person detached from the fetter of the imperturbable who is intent on the base of nothingness.

14. “It is possible, Sunakkhatta, that some person here may be intent on the base of neither-perception-nor-non-perception. When a person is intent on the base of neither-perception-nor-non-perception, only talk concerning that interests him, and his thinking and pondering are in line with that, and he associates with that kind of person, and he finds satisfaction in that.

But when talk about the base of nothingness is going on, he will not listen to it or give it ear or exert his mind to understand it. He does not associate with that kind of person, and he does not find satisfaction in that.

15. “Suppose a person has eaten some delicious food and thrown it up. What do you think, Sunakkhatta? Could that man have any desire to eat that food again?”

“No, venerable sir. Why is that? Because that food is considered repulsive.”

“So too, Sunakkhatta, when a person is intent on the base of neither-perception-nor-non-perception, his fetter of the base of nothingness has been rejected. He should be understood as a person detached from the fetter of the base of nothingness who is intent on the base of neither-perception-nor-non-perception.

16. “It is possible, Sunakkhatta, that some person here may be completely intent on Nibbāna. When a person is completely intent on Nibbāna, only talk concerning that interests him, and his thinking and pondering are in line with that, and he associates with that kind of person, and he finds satisfaction in that.

But when talk about the base of neither-perception-nor-non-perception is going on, [256] he will not listen to it or give it ear or exert his mind to understand it. He does not associate with that kind of person, and he does not find satisfaction in that.

17. “Just as a palm tree with its top cut off is incapable of growing again, so too, Sunakkhatta, when a person is completely intent on Nibbāna, his fetter of the base of neither-perception-nor-non-perception has been cut off — cut off at the root, made like a palm stump, done away with so that it is no longer subject to future arising. He should be understood as a person detached from the fetter of the base of neither-perception-nor-non-perception who is completely intent on Nibbāna.

18. “It is possible, Sunakkhatta, that some bhikkhu here might think thus: ‘Craving has been called an arrow by the Recluse;1001 the poisonous humour of ignorance is spread about by desire, lust, and ill will. That arrow of craving has been removed from me; the poisonous humour of ignorance has been expelled. I am one who is completely intent on Nibbāna.’

Since he conceives himself thus, though it is contrary to fact,1002 he might pursue those things that are unsuitable for one completely intent on Nibbāna. He might pursue the sight of unsuitable forms with the eye, he might pursue unsuitable sounds with the ear, unsuitable odours with the nose, unsuitable flavours with the tongue, unsuitable tangibles with the body, or unsuitable mind-objects with the mind.

When he pursues the sight of unsuitable forms with the eye… unsuitable mind-objects with the mind, lust invades his mind. With his mind invaded by lust, he would incur death or deadly suffering.

19. “Suppose, Sunakkhatta, a man were wounded by an arrow thickly smeared with poison, and his friends and companions, his kinsmen and relatives, brought a surgeon.

The surgeon would cut around the opening of the wound with a knife, then he would probe for the arrow with a probe, [257] then he would pull out the arrow and would expel the poisonous humour, leaving a trace of it behind. Thinking that no trace was left behind,1003 he would say:

‘Good man, the arrow has been pulled out from you; the poisonous humour has been expelled with no trace left behind, and it is incapable of harming you. Eat only suitable food; do not eat unsuitable food or else the wound may suppurate. From time to time wash the wound and from time to time anoint its opening, so that pus and blood do not cover the opening of the wound.

Do not walk around in the wind and sun or else dust and dirt may infect the opening of the wound. Take care of your wound, good man, and see to it that the wound heals.’

20. “The man would think: ‘The arrow has been pulled out from me; the poisonous humour has been expelled with no trace left behind, and it is incapable of harming me.’ He would eat unsuitable food, and the wound would suppurate. He would not wash the wound from time to time nor would he anoint its opening from time to time, and pus and blood would cover the opening of the wound.

He would walk around in the wind and sun, and dust and dirt would infect the opening of the wound. He would not take care of his wound, nor would he see to it that the wound heals. Then, both because he does what is unsuitable and because a trace was left behind when the foul poisonous humour was expelled, the wound would swell, and with its swelling he would incur death or deadly suffering.



21. “So too, Sunakkhatta, it is possible that some bhikkhu here might think thus: ‘Craving has been called an arrow by the Recluse; the poisonous humour of ignorance is spread about by desire, lust, and ill will. That arrow of craving has been removed from me; [258] the poisonous humour of ignorance has been expelled. I am one who is completely intent upon Nibbāna.’

Because he conceives himself thus, though it is contrary to fact, he might pursue those things that are unsuitable for one completely intent on Nibbāna… (as above)…

With his mind invaded by lust, he would incur death or deadly suffering.

22. “For it is death in the Discipline of the Noble One, Sunakkhatta, when one abandons the training and reverts to the low life; and it is deadly suffering when one commits some defiled offence.1004

23. “It is possible, Sunakkhatta, that some bhikkhu here might think thus: ‘Craving has been called an arrow by the Recluse; the poisonous humour of ignorance is spread about by desire, lust, and ill will. That arrow of craving has been removed from me; the poisonous humour of ignorance has been expelled. I am one who is completely intent on Nibbāna.’

Being one who really is completely intent on Nibbāna, he would not pursue those things that are unsuitable for one completely intent on Nibbāna. He would not pursue the sight of unsuitable forms with the eye, he would not pursue unsuitable sounds with the ear, unsuitable odours with the nose, unsuitable flavours with the tongue, unsuitable tangibles with the body, or unsuitable mind-objects with the mind.

Because he does not pursue the sight of unsuitable forms with the eye… unsuitable mind-objects with the mind, lust does not invade his mind. [259] Because his mind is not invaded by lust, he would not incur death or deadly suffering.

24. “Suppose, Sunakkhatta, a man were wounded by an arrow thickly smeared with poison, and his friends and companions, his kinsmen and relatives, brought a surgeon.

The surgeon would cut around the opening of the wound with a knife, then he would probe for the arrow with a probe, then he would pull out the arrow and would expel the poisonous humour without leaving a trace of it behind. Knowing that no trace was left behind, he would say:

‘Good man, the arrow has been pulled out from you; the poisonous humour has been expelled with no trace left behind, and it is incapable of harming you. Eat only suitable food; do not eat unsuitable food or else the wound may suppurate. From time to time wash the wound and from time to time anoint its opening, so that pus and blood do not cover the opening of the wound.

Do not walk around in the wind and sun or else dust and dirt may infect the opening of the wound. Take care of your wound, good man, and see to it that the wound heals.’

25. “The man would think: ‘The arrow has been pulled out from me; the poisonous humour has been expelled with no trace left behind, and it is incapable of harming me.’ He would eat only suitable food, and the wound would not suppurate. From time to time he would wash the wound and from time to time he would anoint its opening, and pus and blood would not cover the opening of the wound.

He would not walk around in the wind and sun, and dust and dirt would not infect the opening of the wound. He would take care of his wound and would see to it that the wound heals. Then, both because he does what is suitable and because no trace was left behind when the foul poisonous humour was expelled, the wound would heal, and because it had healed and was covered with skin, he would not incur death or deadly suffering.

26. “So too, Sunakkhatta, it is possible that some bhikkhu here might think thus: ‘Craving has been called an arrow by the Recluse; [260] the poisonous humour of ignorance is spread about by desire, lust, and ill will. That arrow of craving has been pulled out from me; the poisonous humour of ignorance has been expelled.

I am one who is completely intent on Nibbāna.’ Being one who really is completely intent on Nibbāna, he would not pursue those things unsuitable for one completely intent on Nibbāna… (as above)…Because his mind is not invaded by lust, he would not incur death or deadly suffering.





27. “Sunakkhatta, I have given this simile in order to convey a meaning. This is the meaning here: ‘Wound’ is a term for the six internal bases. ‘Poisonous humour’ is a term for ignorance. ‘Arrow’ is a term for craving. ‘Probe’ is a term for mindfulness. ‘Knife’ is a term for noble wisdom. ‘Surgeon’ is a term for the Tathāgata, the Accomplished One, the Fully Enlightened One.

28. “That bhikkhu, Sunakkhatta, is one who practises restraint in the six bases of contact. Having understood that acquisition is the root of suffering,1005 being acquisitionless, liberated in the destruction of the acquisitions, it is not possible that he would direct his body or arouse his mind towards any acquisition.

29. “Suppose, Sunakkhatta, there were a bronze cup of beverage possessing a good colour, smell, and taste, but it was mixed with poison, and a man came who wanted to live, not to die, who wanted pleasure and recoiled from pain.1006 What do you think, Sunakkhatta, would that man drink that cup of beverage, knowing: ‘If I drink this I will incur death or deadly suffering’?”

— “No, venerable sir.” [261]

— “So too, that bhikkhu is one who practises restraint in the six bases of contact. Having understood that acquisition is the root of suffering, being acquisitionless, liberated in the destruction of acquisitions, it is not possible that he would direct his body or arouse his mind towards any acquisition.

30. “Suppose, Sunakkhatta, there were a deadly poisonous snake, and a man came who wanted to live, not to die, who wanted pleasure and recoiled from pain. What do you think, Sunakkhatta, would that man give that deadly poisonous snake his hand or his thumb, knowing: ‘If I am bitten by him I will incur death or deadly suffering’?”

— “No, venerable sir.”

— “So too, when a bhikkhu practises restraint in the six bases of contact, and having understood that attachment is the root of suffering, is without attachment, liberated by the destruction of attachment, it is not possible that he would direct his body or arouse his mind towards any object of attachment.”

That is what the Blessed One said. Sunakkhatta, son of the Licchavis, was satisfied and delighted in the Blessed One’s words.





Close
Close