Quay lại bản Việt dịch

Font chữ:
Font chữ:

104. Kinh Làng Sāma

Dịch giả: Thích Minh Châu

Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn trú ở giữa các vị Sakka (Thích Ca), tại Sāmagāma (Xá-di thôn).

Lúc bấy giờ, Nigaṇṭha Nātaputta vừa mới tạ thế ở Pava. Sau khi vị này tạ thế, các vị Nigaṇṭha chia ra làm hai phái, chia rẽ nhau, tranh chấp nhau, tranh luận nhau và sống tàn hại nhau với binh khí miệng lưỡi.

"Ông không biết Pháp và Luật này, ta biết Pháp và Luật này. Sao Ông có thể biết Pháp và Luật này? Ông theo tà hạnh, ta theo chánh hạnh. Lời nói ta tương ưng, lời nói Ông không tương ưng. Ðiều đáng nói trước, Ông nói sau; điều đáng nói sau, Ông nói trước. Ðiều Ông quan niệm, trình bày đã bị đảo lộn. Quan điểm của Ông đã bị thách đố. Ông đã bị đánh bại. Hãy đi giải tỏa quan điểm của Ông. Hãy tự thoát khỏi bế tắc nếu Ông có thể làm được!"

Hình như các đệ tử của Nigaṇṭha Nātaputta muốn tàn hại lẫn nhau. Chính các đệ tử cư sĩ mặc đồ trắng của Nigaṇṭha Nātaputta cũng chán ngấy, cơ hiềm, và phản đối (paṭivānarūpā) các Nigaṇṭha, vì pháp luật của họ đã được trình bày, tuyên bố một cách vụng về, không có hiệu năng hướng dẫn, không hướng đến an tịnh, không do vị Chánh Ðẳng Giác tuyên thuyết, tháp y chỉ đã bị đổ vỡ, không có chỗ y chỉ.

Rồi Sa-di Cunda, sau khi an cư mùa mưa ở Pāvā, đến thăm Tôn giả Ānanda ở Samagama, sau khi đến, đảnh lễ Tôn giả Ānanda và ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, Sa-di Cunda bạch Tôn giả Ānanda:

-- Bạch Tôn giả, Nigaṇṭha Nataputtta đã từ trần ở Pava. Sau khi vị này tạ thế, các Nigaṇṭha chia ra làm hai phái... tháp y chỉ đã bị đổ vỡ, không có chỗ y chỉ.

Khi nghe nói vậy, Tôn giả Ānanda nói với Sa-di Cunda:

-- Này Hiền giả Cunda, đây là vấn đề đáng đưa ra để yết kiến Thế Tôn. Này Hiền giả Cunda, chúng ta hãy đi yết kiến Thế Tôn; sau khi đến, chúng ta hãy trình bày vấn đề này để Thế Tôn biết.

-- Thưa vâng, Tôn giả .

Sa di Cunda vâng lời Tôn giả Ānanda. Rồi Tôn giả Ānanda cùng với Sa di Cunda đi đến yết kiến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Ngài và ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, Tôn giả Ānanda bạch Thế Tôn:

-- Bạch Thế Tôn, Sa di Cunda có nói: "Nigaṇṭha Nātaputta đã từ trần ở Pava. Sau khi vị này từ trần, các vị Nigaṇṭha chia ra làm hai phái... tháp y chỉ đã bị đổ vỡ, không có chỗ y chỉ". Bạch Thế Tôn, con nghĩ như sau: "Sau khi Thế Tôn nhập diệt, chớ để cho tranh luận khởi lên giữa Tăng chúng. Tranh luận ấy đưa đến sự bất an cho đa số, bất hạnh cho đa số, thất lợi cho đa số, bất an, đau khổ cho loài Trời, loài người".

-- Này Ānanda, Ông nghĩ thế nào? Những pháp Ta dạy cho các Ông với thượng trí, như Bốn niệm xứ, Bốn chánh cần, Bốn như ý túc, Năm căn, Năm lực, Bảy Bồ đề phần, Thánh đạo tám ngành. Ông có thấy chăng, này Ānanda, có hai Tỷ-kheo đối với những pháp này tuyên bố sai khác nhau?

-- Bạch Thế Tôn, những pháp Thế Tôn dạy cho con với thượng trí, như Bốn niệm xứ, Bốn chánh cần, Bốn như ý túc, Năm căn, Năm lực, Bảy Bồ đề phần, Thánh đạo tám ngành, con không thấy cho đến hai Tỷ-kheo đối với những pháp này tuyên bố sai khác nhau. Bạch Thế Tôn, và những người nào sống y cứ sùng kính Thế Tôn, những người ấy sau khi Thế Tôn nhập diệt, có thể khởi lên những tranh luận giữa tăng chúng, hoặc về Tăng thượng hoạt mạng, hoặc về Tăng thượng Giới bổn (adhipātimokkha). Tranh luận ấy đem đến bất an cho đa số, bất hạnh cho đa số, bất an, đau khổ cho loài Trời, loài Người.

-- Là nhỏ nhặt, này Ānanda, là sự tranh luận ấy, tức là tranh luận về Tăng thượng hoạt mạng hay Tăng thượng giới bổn. Này Ānanda, sự tranh luận khởi lên giữa Tăng chúng về con đường (magga) hay về đường hướng tu hành (paṭipadā), sự tranh luận ấy mới đưa đến bất an cho đa số, thất lợi cho đa số, bất an, đau khổ cho loài Trời, loài Người.

Này Ānanda, có sáu căn bản tranh chấp này. Thế nào là sáu?

Ở đây, Tỷ-kheo phẫn nộ, sân hận. Này Ānanda, vị Tỷ-kheo nào phẩn nộ, sân hận, vị ấy sống không cung kính, không tôn trọng bậc Ðạo sư; sống không cung kính, không tôn trọng Pháp; sống không cung kính, không tôn trọng Tăng chúng, và sống không viên mãn sự học tập.

Này Ānanda, Tỷ-kheo nào sống không cung kính, không tôn trọng bậc Ðạo sư; sống không cung kính, không tôn trọng Pháp; sống không cung kính, không tôn trọng Tăng chúng; và sống không viên mãn sự học tập, vị ấy khởi lên tranh luận giữa Tăng chúng. Sự tranh luận nào đưa đến bất an cho đa số, bất hạnh cho đa số, thất lợi cho đa số, bất an, đau khổ cho loài Trời, loài Người.

Này Ānanda, nếu Ông thấy căn bản tranh luận như vậy, giữa các Ông hay giữa các người khác, ở đây, này Ānanda, Ông phải tinh tấn đoạn trừ ác căn bản tranh luận ấy.

Này Ānanda, nếu Ông không thấy căn bản tranh luận như vậy, giữa các Ông hay giữa các người khác; ở đây, này Ānanda, Ông phải theo một đường hướng để không có sự tiếp tục diễn tiến đến tương lai về ác căn bản tranh luận ấy.

Có sự đoạn diệt ác căn bản tranh luận ấy, như vậy mới không có sự tiếp tục diễn tiến đến tương lai về ác căn bản tranh luận ấy như vậy.

Lại nữa này Ānanda, vị Tỷ-kheo hiềm hận não hại... tật đố, xan tham... gian manh, xảo trá... ác dục tà kiến... chấp thủ thế trí, cố chấp, khó thuyết phục. Này Ānanda, Tỷ-kheo nào chấp thủ thế trí, cố chấp khó thuyết phục, vị ấy sống không cung kính, không tôn trọng bậc Ðạo sư; sống không cung kính, không tôn trọng Pháp; sống không cung kính, không tôn trọng Tăng chúng; và sống không viên mãn sự học tập.

Này Ānanda, vị Tỷ-kheo nào sống không cung kính, không tôn trọng bậc Ðạo sư; sống không cung kính, không tôn trọng Pháp; sống không cung kính, không tôn trọng Tăng chúng; và sống không viên mãn sự học tập, vị ấy khởi lên sự tranh luận giữa Tăng chúng. Sự tranh luận nào đưa đến bất an cho đa số, bất hạnh cho đa số, thất lợi cho đa số, bất an, đau khổ cho loài Trời, loài Người,

này Ānanda, nếu Ông thấy căn bản tranh luận như vậy, giữa các Ông hay giữa các người khác, ở đây, này Ānanda, Ông phải tinh tấn đoạn trừ ác căn bản tranh luận ấy.


Này Ānanda, nếu Ông không thấy căn bản tranh luận như vậy, giữa các Ông hay giữa người khác, ở đây, này Ānanda, Ông phải theo một đường hướng để không có sự tiếp tục diễn tiến đến tương lai về ác căn bản tranh luận ấy.

Có sự đoạn diệt ác căn bản tranh luận ấy, như vậy mới không có sự tiếp tục diễn tiến đến tương lai về ác căn bản tranh luận như vậy. Những pháp này, này Ānanda, là sáu căn bản tranh chấp.

Này Ānanda, có bốn tránh sự này. Thế nào là bốn? Tránh sự khởi lên do tranh luận, tránh sự khởi lên do chỉ trích, tránh sự khởi lên do phạm giới tội, tránh sự khởi lên do trách nhiệm (kiccādhikaraṇaṃ: Hành tránh sự). Những pháp này, này Ānanda, là bốn tránh sự.

Nhưng này Ānanda, có bảy diệt tránh pháp này để giải quyết diệt trừ các tránh pháp thỉnh thoảng khởi lên:

phán quyết với sự hiện diện cần được ban cho (sammukhāvinayo dātabbo: Ưng dữ hiện tiền Tỳ-ni),

phán quyết ức niệm cần được ban cho (sativinaya dātabbo: Ưng dữ ức niệm Tỳ-ni),


phán quyết bất si cần được ban cho (amūḹhavinayo dātabbo: ưng dữ bất si tỳ-ni),

quyết định tùy theo thú nhận (paṭiññāya kāretabbaṃ),


quyết định đa số (yebhuyyasikā: đa nhân mích tội),

quyết định tùy theo giới tội người phạm (tassa pāpiyyasikā),


trải cỏ che lấp (tiṇavatthārako: Như thảo phú địa).

Này Ānanda, thế nào là phán quyết với sự hiện diện cần được ban cho?

Ở đây, này Ānanda, các Tỷ-kheo tranh chấp nhau: "Ðây là pháp, hay đây là phi pháp, hay đây là luật, hay đây là phi luật". Này Ānanda, tất cả các Tỷ-kheo ấy phải tập hợp hòa hợp với nhau, sau khi tập hợp, pháp quy chế (dhammanetti) phải được thảo luận, phân tích.

Sau khi pháp quy chế được thảo luận, phân tích, ở đây, làm thế nào để đồng nhất đạt được, như vậy, tránh sự phải được giải quyết. Như vậy, này Ānanda, là phán quyết với sự hiện diện; và như vậy, ở đây là sự giải quyết một số tránh sự tức là dùng phán quyết với sự hiện diện.

Và này Ānanda, thế nào là quyết định đa số (yebbuyyasikā)?

Này Ānanda, nếu các Tỷ-kheo kia không có thể giải quyết tránh ấy tại trú xứ ấy, thời này Ānanda, các vị Tỷ-kheo kia cần phải đi đến chỗ trú xứ có nhiều Tỷ-kheo hơn, tại đấy tất cả các Tỷ-kheo phải hòa đồng tập hợp lại; sau khi tập hợp, pháp quy chế (dhammanetti) phải được thảo luận, phân tích.

Sau khi pháp quy chế được thảo luận, phân tích, ở đây làm thế nào, để đồng nhất đạt được như vậy, tránh sự phải được giải quyết. Như vậy, này Ānanda, là sự giải quyết một số tránh sự tức là dùng sự quyết định đa số.

Và này Ānanda, thế nào phán quyết ức niệm?

Ở đây, này Ānanda, các Tỷ-kheo buộc tội một Tỷ-kheo về một trọng tội như thế này, hoặc Ba-la-di, hoặc gần Ba-la-di (Pārājika), nói rằng: "Tôn giả có nhớ Tôn giả đã phạm trọng tội như thế này không, hoặc Ba-la-di, hoặc gần Ba-la-di?" Vị ấy trả lời như sau: "Chư Hiền, tôi không nhớ tôi đã phạm trọng tội như vậy, hoặc Ba-la-di, hoặc gần Ba-la-di".

Như vậy, này Ānanda, một phán quyết ức niệm cần phải cho Tỷ-kheo ấy. Như vậy, này Ānanda, là phán quyết ức niệm. Như vậy, ở đây là sự giải quyết một số tránh sự tức là nhờ phán quyết ức niệm.

Và này Ānanda, thế nào là phán quyết bất si?

Ở đây, này Ānanda, các Tỷ-kheo buộc tội một Tỷ-kheo về một trọng tội như thế này, hoặc Ba-la-di, hoặc gần Ba-la-di nói rằng: "Tôn giả có nhớ Tôn giả đã phạm trọng tội như thế này không, hoặc Ba-la-di, hoặc gần Ba-la-di?" Vị ấy trả lời như sau: "Chư Hiền, tôi không nhớ tôi đã phạm trọng tội như vậy, hoặc Ba-la-di, hoặc gần Ba-la-di".

Tỷ-kheo ấy bị các vị Tỷ-kheo kia dồn ép phải thú nhận: "Tôn giả hãy biết cho rõ ràng, nếu Tôn giả có nhớ có phạm trọng tội như thế này, hoặc Ba-la-di, hoặc gần Ba-la-di". Tỷ-kheo ấy trả lời như sau: "Này Chư Hiền, tôi đã bị cuồng si, tâm trí tôi điên đảo; do tôi cuồng si như vậy, nhiều việc đã được tôi làm, tôi nói không xứng Sa-môn hạnh. Vì bị cuồng si, tôi không nhớ đã làm như vậy".

Này Ānanda, phán quyết bất si cần phải cho Tỷ-kheo ấy. Như vậy, này Ānanda, là phán quyết bất si. Và như vậy, ở đây là sự giải quyết một số tránh pháp, tức là nhờ phán quyết bất si.

Và này Ānanda, thế nào là quyết định tùy theo thú nhận?

Ở đây, này Ānanda, bị buộc tội hay không bị buộc tội, Tỷ-kheo nhớ một giới tội, tỏ lộ, trình bày. Tỷ-kheo ấy phải đến một Tỷ-kheo lớn tuổi hơn, đắp y phía một bên vai, đảnh lễ chân vị ấy, ngồi gối hai chân, chấp tay và nói như sau: "Bạch Tôn giả, tôi có phạm giới tội tên như thế này, nay xin sám hối". Tỷ-kheo kia nói như sau: "Ông có thấy chăng?"- "Tôi có thấy" -- "Ông có gìn giữ trong tương lai không?" -- "Tôi sẽ gìn giữ".

Như vậy, này Ānanda, là quyết định tùy theo thú nhận, như vậy, ở đây là sự giải quyết một số tránh sự tức là nhờ quyết định tùy theo thú nhận.

Và này Ānanda, thế nào là quyết định tùy theo giới tội người phạm?

Ở đây, này Ānanda, các Tỷ-kheo buộc tội một Tỷ-kheo về một trọng tội như thế này, hoặc Ba-la-di, hoặc gần Ba-la-di, nói rằng: "Tôn giả có nhớ Tôn giả đã phạm trọng tội như thế này không, hoặc Ba-la-di, hoặc gần Ba-la-di?" Vị ấy trả lời như sau: "Chư Hiền, tôi không nhớ tôi đã phạm trọng tội như vậy, hoặc Ba-la-di, hoặc gần Ba-la-di".

Tỷ-kheo ấy bị các Tỷ-kheo kia dồn ép phải tỏ lộ ra: "Tôn giả hãy biết cho rõ ràng, nếu Tôn giả có nhớ có phạm trọng tội như thế này, hoặc Ba-la-di, hoặc gần Ba-la-di?" Tỷ-kheo ấy trả lời như sau: "Chư Hiền, tôi không có nhớ tôi có phạm trọng tội như thế này, hoặc Ba-la-di, hoặc gần Ba-la-di. Chư Hiền, tôi nhớ tôi có phạm khinh tội như thế này".

Tỷ-kheo ấy bị các Tỷ-kheo kia dồn ép phải tỏ lộ: "Tôn giả hãy biết cho rõ ràng, nếu Tôn giả nhớ có phạm trọng tội như thế này, hoặc Ba-la-di hoặc gần Ba-la-di?"

Vị ấy trả lời như sau: "Chư Hiền, dầu không ai hỏi tội, tôi sẽ thú nhận có phạm khinh tội như thế này, làm sao tôi có thể, khi có người hỏi tôi, lại không thú nhận có phạm trọng tội như thế này, hoặc Ba la di, hoặc gần Ba-la-di?" Vị kia nói như sau: "Này Hiền giả, dầu Ông có phạm khinh tội này, nếu không hỏi, Ông sẽ không thú nhận, làm sao khi đã phạm trọng tội như thế này, hoặc Ba-la-di, hoặc gần Ba-la-di, nếu có hỏi, Ông lại có thể thú nhận?

Tôn giả hãy biết rõ ràng, nếu Tôn giả nhớ có phạm trọng tội như thế này không, hoặc Ba-la-di, hoặc gần Ba-la-di?" Vị ấy trả lời như sau: "Chư Hiền, tôi nhớ, tôi có phạm trọng tội như thế này, hoặc Ba-la-di, hoặc gần Ba-la-di.

Ðiều tôi đã nói như vậy, là nói chơi, điều tôi đã nói như vậy là để cười (rava). Tôi không có nhớ tôi đã phạm trọng tội như thế này, hoặc Ba-la-di, hoặc gần Ba-la-di".

Như vậy, này Ānanda, là quyết định tùy theo giới tội người phạm. Và như vậy, ở đây là sự giải quyết một số tránh tội, tức là nhờ quyết định tùy theo giới tội người phạm.

Và này Ānanda, thế nào là trải cỏ che lấp?

Ở đây, này Ānanda, một số Tỷ-kheo sống tranh chấp, tranh cãi, tranh luận với nhau, có nhiều việc đã làm, đã nói không xứng Sa-môn hạnh.

Tất cả các Tỷ-kheo ấy phải tập hợp hòa đồng với nhau. Sau khi tập hợp, một Tỷ-kheo thông minh có kinh nghiệm hơn của một phe nhóm Tỷ-kheo, từ chỗ ngồi đứng dậy, đắp y về phía một bên vai, chắp tay, bạch Tăng chúng, nói rằng:

"Chư Tôn giả, Tăng chúng hãy nghe tôi. Khi chúng tôi sống tranh chấp, tranh cãi, tranh luận với nhau, nhiều việc đã làm, đã nói không xứng Sa-môn hạnh. Nếu Tăng chúng xem là phải thời, tôi xin tỏ lộ bất cứ giới tội nào của các Tôn giả này và bất cứ giới tội nào của tôi. Vì lợi ích cho chư Tôn giả và cũng vì lợi ích cho tự thân, tôi xin tỏ lộ giữa Tăng chúng, như lấy cỏ trải ra, trừ các trọng tội, trừ tội liên hệ đến cư sĩ".

Rồi một vị Tỷ-kheo thông minh, kinh nghiệm của nhóm Tỷ-kheo khác, từ chỗ ngồi đứng dậy, đắp y về phía một bên vai, chấp tay bạch Tăng chúng, nói rằng:

"Chư Tôn giả, Tăng chúng hãy nghe tôi. Khi chúng tôi sống tranh chấp, tranh cãi, tranh luận với nhau, nhiều việc đã làm, đã nói không xứng Sa-môn hạnh. Nếu Tăng chúng xem là phải thời, tôi xin tỏ lộ bất cứ giới tội nào của các Tôn giả này và bất cứ giới tội nào của tôi. Vì lợi ích cho chư Tôn giả và cũng vì lợi ích cho tự thân, tôi xin tỏ lộ giữa Tăng chúng, như lấy cỏ trải ra, trừ các trọng tội, trừ tội liên hệ đến cư sĩ".

Như vậy, này Ānanda, là trải cỏ che lấp, và như vậy, ở đây là sự giải quyết một số tránh pháp, tức là nhờ trải cỏ che lấp.

Này Ānanda, có sáu khả niệm pháp này, tác thành khả ái, tác thành tôn kính, đưa đến đoàn tụ, không tranh luận, hòa hợp, đồng nhất. Thế nào là sáu?

Ở đây, này Ānanda, Tỷ-kheo an trú từ thân nghiệp, đối với các vị đồng Phạm hạnh, chỗ đông người và chỗ vắng người. Khả niệm pháp này, tác thành khả ái, tác thành tôn kính đưa đến đoàn tụ, không tranh luận, hòa hợp, đồng nhất.

Và lại nữa, này Ānanda, Tỷ-kheo an trú từ khẩu nghiệp, đối với các vị đồng Phạm hạnh, chỗ đông người và chỗ vắng người. Khả niệm pháp này, tác thành khả ái, tác thành tôn kính đưa đến đoàn tụ, không tranh luận, hòa hợp, đồng nhất.

Và lại nữa, này Ānanda, Tỷ-kheo an trú từ ý nghiệp đối với các vị đồng Phạm hạnh, chỗ đông người và chỗ vắng người. Khả niệm pháp này tác thành khả ái, tác thành tôn kính, đưa đến đoàn tụ, không tranh luận, hòa hợp, đồng nhất.

Và lại nữa, này Ānanda, với mọi sở đắc như pháp, mọi lợi dưỡng đúng pháp cho đến những thọ lãnh trong bình bát, Tỷ-kheo là vị san sẻ các lợi dưỡng như vậy, là vị thọ hưởng chúng cùng với các vị đồng Phạm hạnh có giới đức. Khả niệm pháp này cũng tác thành khả ái, tác thành tôn kính, đưa đến đoàn tụ, không tranh luận, hòa hợp, đồng nhất.

Và lại nữa, này Ānanda, đối với mọi giới luật nào, không sứt mẻ, không tỳ, không vết, không ô uế, giải thoát, được người trí tán thán, không chấp thủ, đưa đến Thiền định, Tỷ-kheo sống thành tựu những giới luật như vậy cùng với các vị đồng Phạm hạnh giữa chỗ đông người và tại chỗ vắng người. Khả niệm pháp này cũng tác thành khả ái, tác thành tôn kính, đưa đến đoàn tụ, không tranh luận, hòa hợp, đồng nhất.

Và lại nữa, này Ānanda, đối với mọi tri kiến thánh thiện, đưa đến xuất ly, dẫn đến sự chơn chánh, đoạn diệt khổ đau cho những ai thực hành theo, Tỷ-kheo sống thành tựu những tri kiến như vậy cùng với các vị đồng Phạm hạnh trước chỗ đông người và tại chỗ vắng người. Khả niệm pháp này cũng tác thành khả ái, tác thành tôn kính đưa đến đoàn tụ, không tranh luận, hòa đồng, đồng nhất.

Này Ānanda, sáu pháp khả niệm này tác thành khả ái, tác thành tôn kính, đưa đến đoàn tụ, không tranh luận, hòa đồng, đồng nhất.

Này Ānanda, nếu Ông thọ trì và thực hành sáu pháp khả niệm này, thời này Ānanda, Ông thấy có những cách nói nào, hoặc tế hoặc thô, khiến Ông không có thể kham nhẫn?

-- Thưa không, bạch Thế Tôn.

-- Do vậy, này Ānanda, hãy thọ trì và thực hành sáu pháp khả niệm này, như vậy sẽ đưa đến cho Ông an lạc và hạnh phúc lâu dài.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Tôn giả Ānanda hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.


104. At Sāmagāma

Translated by: Bhikkhu Ñāṇamoli & Bhikkhu Bodhi

1. THUS HAVE I HEARD. On one occasion the Blessed One was living in the Sakyan country at Sāmagāma.

2. Now on that occasion the Nigaṇṭha Nātaputta had just died at Pāvā.976 On his death the Nigaṇṭhas divided, split into two; and they had taken to quarrelling and brawling and were deep in disputes, stabbing each other with verbal daggers:

“You do not understand this Dhamma and Discipline. I understand this Dhamma and Discipline. How could you understand this Dhamma and Discipline? Your way is wrong. My way is right. I am consistent. You are inconsistent. What should have been said first [244] you said last. What should have been said last you said first. What you had so carefully thought up has been turned inside out. Your assertion has been shown up. You are refuted. Go and learn better, or disentangle yourself if you can!”

It seemed as if there were nothing but slaughter among the Nigaṇṭha Nātaputta’s pupils. And his white-clothed lay disciples were disgusted, dismayed, and disappointed with the Nigaṇṭha Nātaputta’s pupils, as they were with his badly proclaimed and badly expounded Dhamma and Discipline, which was unemancipating, unconducive to peace, expounded by one not fully enlightened, and was now with its shrine broken, left without a refuge.977

3. Then the novice Cunda,978 who had spent the Rains at Pāvā, went to the venerable Ānanda, and after paying homage to him, he sat down at one side and told him what was taking place.



The venerable Ānanda then said to the novice Cunda:

“Friend Cunda, this is news that should be told to the Blessed One. Come, let us approach the Blessed One and tell him this.”

“Yes, venerable sir,” the novice Cunda replied.

4. Then the venerable Ānanda and the novice Cunda went together to the Blessed One. After paying homage to him, they sat down at one side, and [245] the venerable Ānanda said to the Blessed One:

“This novice Cunda, venerable sir, says thus: ‘Venerable sir, the Nigaṇṭha Nātaputta has just died. On his death the Nigaṇṭhas divided, split into two… and is now with its shrine broken, left without a refuge.’ I thought, venerable sir: ‘Let no dispute arise in the Sangha when the Blessed One has gone. For such a dispute would be for the harm and unhappiness of many, for the loss, harm, and suffering of gods and humans.’”

5. “What do you think, Ānanda? These things that I have taught you after directly knowing them — that is, the four foundations of mindfulness, the four right kinds of striving, the four bases for spiritual power, the five faculties, the five powers, the seven enlightenment factors, the Noble Eightfold Path — do you see, Ānanda, even two bhikkhus who make differing assertions about these things?”

“No, venerable sir, I do not see even two bhikkhus who make differing assertions about these things. But, venerable sir, there are people who live deferential towards the Blessed One who might, when he has gone, create a dispute in the Sangha about livelihood and about the Pātimokkha.979 Such a dispute would be for the harm and unhappiness of many, for the loss, harm, and suffering of gods and humans.”

“A dispute about livelihood or about the Pātimokkha would be trifling, Ānanda. But should a dispute arise in the Sangha about the path or the way,980 such a dispute would be for the harm and unhappiness of many, for the loss, harm, and suffering of gods and humans.

6. “There are, Ānanda, these six roots of disputes.981 What six?

Here, Ānanda, a bhikkhu is angry and resentful. Such a bhikkhu dwells disrespectful and undeferential towards the Teacher, towards the Dhamma, and towards the Sangha, and he does not fulfil the training.

A bhikkhu who dwells disrespectful and undeferential towards the Teacher, towards the Dhamma, and towards the Sangha, [246] and who does not fulfil the training, creates a dispute in the Sangha, which would be for the harm and unhappiness of many, for the loss, harm, and suffering of gods and humans.

Now if you see any such root of dispute either in yourselves or externally, you should strive to abandon that same evil root of dispute.

And if you do not see any such root of dispute either in yourselves or externally, you should practise in such a way that that same evil root of dispute does not erupt in the future.

Thus there is the abandoning of that evil root of dispute; thus there is the non-eruption of that evil root of dispute in the future.

7–11. “Again, a bhikkhu is contemptuous and insolent… envious and avaricious… fraudulent and deceitful… has evil wishes and wrong view… adheres to his own views, holds on to them tenaciously, and relinquishes them with difficulty. Such a bhikkhu dwells disrespectful and undeferential towards the Teacher, towards the Dhamma, and towards the Sangha, and he does not fulfil the training.

A bhikkhu who dwells disrespectful and undeferential towards the Teacher, towards the Dhamma, and towards the Sangha, and who does not fulfil the training, creates a dispute in the Sangha, which would be for the harm and unhappiness of many, for the loss, harm, and suffering of gods and humans.

Now if you see any such root of dispute either in yourselves or externally, you should strive to abandon that same evil root of dispute.


And if you do not see any such root of dispute either in yourselves or externally, you should practise in such a way that that same evil root of dispute does not erupt in the future. [247]

Thus there is the abandoning of that evil root of dispute; thus there is the non-eruption of that evil root of dispute in the future. These are the six roots of dispute.

12. “Ānanda, there are these four kinds of litigation. What four? Litigation because of a dispute, litigation because of an accusation, litigation because of an offence, and litigation concerning proceedings. These are the four kinds of litigation.982

13. “Ānanda, there are these seven kinds of settlement of litigation.983 For the settlement and pacification of litigations whenever they arise:

removal of litigation by confrontation may be provided,

removal of litigation on account of memory may be provided,


removal of litigation on account of past insanity may be provided,

the effecting of acknowledgement of an offence,


the opinion of the majority,

the pronouncement of bad character against someone,


and covering over with grass.

14. “And how is there removal of litigation by confrontation?984

Here bhikkhus are disputing: ‘It is Dhamma,’ or ‘It is not Dhamma,’ or ‘It is Discipline,’ or ‘It is not Discipline.’ Those bhikkhus should all meet together in concord. Then, having met together, the guideline of the Dhamma should be drawn out.985

Once the guideline of the Dhamma has been drawn out, that litigation should be settled in a way that accords with it. Such is the removal of litigation by confrontation. And so there comes to be the settlement of some litigations here by removal of litigation by confrontation.

15. “And how is there the opinion of a majority?

If those bhikkhus cannot settle that litigation in that dwelling place, they should go to a dwelling place where there is a greater number of bhikkhus. There they should all meet together in concord. Then, having met together, the guideline of the Dhamma should be drawn out.

Once the guideline of the Dhamma has been drawn out, that litigation should be settled in a way that accords with it. Such is the opinion of a majority. And so there comes to be the settlement of some litigations here by the opinion of a majority.

16. “And how is there removal of litigation on account of memory?986

Here one bhikkhu reproves another bhikkhu for such and such a grave offence, one involving defeat or bordering on defeat:987 ‘Does the venerable one remember having committed such and such a grave offence, one involving defeat or bordering on defeat?’ He says: ‘I do not, friends, remember having committed such and such a grave offence, one involving defeat or bordering on defeat.’ [248]

In his case removal of litigation on account of memory should be pronounced. Such is the removal of litigation on account of memory. And so there comes to be the settlement of some litigations here by removal of litigation on account of memory.

17. “And how is there removal of litigation on account of past insanity?988

Here one bhikkhu reproves another bhikkhu for such and such a grave offence, one involving defeat or bordering on defeat: ‘Does the venerable one remember having committed such and such a grave offence, one involving defeat or bordering on defeat?’ He says: ‘I do not, friends, remember having committed such and such a grave offence, one involving defeat or bordering on defeat.’

Despite the denial, the former presses the latter further: ‘Surely the venerable one must know quite well if he remembers having committed such and such a grave offence, one involving defeat or bordering on defeat?’ He says: ‘I had gone mad, friend, I was out of my mind, and when I was mad I said and did many things improper for a recluse. I do not remember, I was mad when I did that.’

In his case removal of litigation on account of past insanity should be pronounced. Such is the removal of litigation on account of past insanity. And so there comes to be the settlement of some litigations here by removal of litigation on account of past insanity.

18. “And how is there the effecting of acknowledgement of an offence?

Here a bhikkhu, whether reproved or unreproved, remembers an offence, reveals it, and discloses it. He should go to a senior bhikkhu, and after arranging his robe on one shoulder, he should pay homage at his feet. Then, sitting on his heels, he should raise his hands palms together and say: ‘Venerable sir, I have committed such and such an offence; I confess it.’ The other says: ‘Do you see?’ — ‘Yes, I see.’ — ‘Will you practise restraint in the future?’ — ‘I will practise restraint in the future.’

Such is the effecting of acknowledgement of an offence.989 And so there comes to be the settlement of some litigations here by the effecting of acknowledgement of an offence. [249]

19. “And how is there the pronouncement of bad character against someone?990

Here one bhikkhu reproves another for such and such a grave offence, one involving defeat or bordering on defeat: ‘Does the venerable one remember having committed such and such a grave offence, one involving defeat or bordering on defeat?’ He says: ‘I do not, friends, remember having committed such and such a grave offence, one involving defeat or bordering on defeat.’

Despite the denial, the former presses the latter further: ‘Surely the venerable one must know quite well if he remembers having committed such and such a grave offence, one involving defeat or bordering on defeat?’ He says: ‘I do not, friends, remember having committed such and such a grave offence, one involving defeat or bordering on defeat. But, friends, I remember having committed such and such a minor offence.’

Despite the denial, the former presses the latter further: ‘Surely the venerable one must know quite well if he remembers having committed such and such a grave offence, one involving defeat or bordering on defeat?’

He says: ‘Friends, when not asked I acknowledge having committed this minor offence; so when asked, why shouldn’t I acknowledge having committed such and such a grave offence, one involving defeat or bordering on defeat?’ The other says: ‘Friend, if you had not been asked, you would not have acknowledged committing this minor offence; so why, when asked, would you acknowledge having committed such and such a grave offence, one involving defeat or bordering on defeat?

Surely the venerable one must know quite well if he remembers having committed such and such a grave offence, one involving defeat or bordering on defeat?’ He says: ‘I remember, friends, having committed such and such a grave offence, one involving defeat or bordering on defeat.

I was joking, I was raving, when I said that I did not remember having committed such and such a grave offence, one involving defeat or bordering on defeat.’

Such is the pronouncement of bad character against someone. And so there comes to be the settlement of some litigations here by the pronouncement of bad character against someone. [250]

20. “And how is there covering over with grass?991

Here when bhikkhus have taken to quarreling and brawling and are deep in disputes, they may have said and done many things improper for a recluse.

Those bhikkhus should all meet together in concord. When they have met together, a wise bhikkhu among the bhikkhus who side together on the one part should rise from his seat, and after arranging his robe on one shoulder, he should raise his hands, palms together, and call for an enactment of the Sangha thus:

‘Let the venerable Sangha hear me. When we took to quarreling and brawling and were deep in disputes, we said and did many things improper for a recluse. If it is approved by the Sangha, then for the good of these venerable ones and for my own good, in the midst of the Sangha I shall confess, by the method of covering over with grass, any offences of these venerable ones and any offences of my own, except for those which call for serious censure and those connected with the laity.’992

“Then a wise bhikkhu among the bhikkhus who side together on the other part should rise from his seat, and after arranging his robe on one shoulder, he should raise his hands, palms together, and call for an enactment of the Sangha thus:

‘Let the venerable Sangha hear me. When we took to quarreling and brawling and were deep in disputes, we said and did many things improper for a recluse. If it is approved by the Sangha, then for the good of these venerable ones and for my own good, in the midst of the Sangha I shall confess, by the method of covering over with grass, any offences of these venerable ones and any offences of my own, except for those which call for serious censure and those connected with the laity.’

Such is the covering over with grass. And so there comes to be the settlement of some litigations here by the covering over with grass.

21. “Ānanda, there are these six principles of cordiality that create love and respect, and conduce to cohesion, to non-dispute, to concord, and to unity.993 What are the six?

“Here a bhikkhu maintains bodily acts of loving-kindness both in public and in private towards his companions in the holy life. This is a principle of cordiality that creates love and respect, and conduces to cohesion, to non-dispute, to concord, and to unity.

“Again, a bhikkhu maintains verbal acts of loving-kindness both in public and in private towards his companions in the holy life. This too is a principle of cordiality that creates love and respect, and conduces to… unity.

“Again, a bhikkhu maintains mental acts of loving-kindness both in public and in private towards his companions in the holy life. This too is a principle of cordiality that creates love [251] and respect, and conduces to… unity.

“Again, a bhikkhu enjoys things in common with his virtuous companions in the holy life; without making reservations, he shares with them any gain of a kind that accords with the Dhamma and has been obtained in a way that accords with the Dhamma, including even what is in his bowl. This too is a principle of cordiality that creates love and respect, and conduces to… unity.

“Again, a bhikkhu dwells both in public and in private possessing in common with his companions in the holy life those virtues that are unbroken, untorn, unblotched, unmottled, liberating, commended by the wise, not misapprehended, and conducive to concentration. This too is a principle of cordiality that creates love and respect and conduces to… unity.

“Again, a bhikkhu dwells both in public and in private possessing in common with his companions in the holy life that view that is noble and emancipating, and leads the one who practises in accordance with it to the complete destruction of suffering. This too is a principle of cordiality that creates love and respect, and conduces to cohesion, to non-dispute, to concord, and to unity.

“These are the six principles of cordiality that create love and respect, and conduce to cohesion, to non-dispute, to concord, and to unity.

22. “If, Ānanda, you undertake and maintain these six principles of cordiality, do you see any course of speech, trivial or gross, that you could not endure?”994

— “No, venerable sir.”

— “Therefore, Ānanda, undertake and maintain these six principles of cordiality. That will lead to your welfare and happiness for a long time.”

That is what the Blessed One said. The venerable Ānanda was satisfied and delighted in the Blessed One’s words.





Close
Close