Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn trú ở Kusinārā, tại khu rừng Baliharana. Ở đây, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-kheo", --"Thưa vâng, bạch Thế Tôn". Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:
-- Này các Tỷ-kheo, đối với Ta, các Ông nghĩ như thế nào? Có phải vì nhân y áo, Sa-môn Gotama thuyết pháp? Hay có phải vì nhân đồ ăn khất thực, Sa-môn Gotama thuyết pháp? Hay có phải vì nhân sàng tọa, Sa-môn Gotama thuyết pháp? Hay có phải vì nhân thành bại, Sa-môn Gotama thuyết pháp?
-- Thưa không phải vậy, bạch Thế Tôn! Chúng con không nghĩ rằng: "Vì nhân y áo, Sa-môn Gotama thuyết pháp. Hay vì nhân đồ ăn khất thực, Sa-môn Gotama thuyết pháp. Hay vì nhân sàng tọa, Sa-môn Gotama thuyết pháp. Hay vì nhân thành bại, Sa-môn Gotama thuyết pháp".
-- Và như vậy, này các Tỷ-kheo, đối với Ta, các Ông không nghĩ như sau: "Vì nhân y áo, Sa-môn Gotama thuyết pháp... vì nhân thành bại, Sa-môn Gotama thuyết pháp". Vậy này các Tỷ-kheo, đối với ta, các Ông nghĩ như thế nào?"
-- Như thế này, bạch Thế Tôn, đối với Thế Tôn, chúng con nghĩ như sau: "Với từ tâm, vì lợi tha và do lòng từ, Thế Tôn thuyết pháp".
-- Như vậy, này các Tỷ-kheo, đối với Ta, các Ông nghĩ như sau: "Với từ tâm, vì lợi tha và do lòng từ, Thế Tôn thuyết pháp".
Do vậy, này các Tỷ-kheo, những pháp Ta giảng cho các Ông với thượng trí, như là Bốn niệm xứ, Bốn chánh cần, Bốn như ý túc, Năm căn, Năm lực, Bảy Bồ đề phần, Thánh đạo tám ngành. Ở đây, các ông phải học tập tất cả, trong tinh thần hòa đồng, hoan hỷ, không cãi lộn với nhau.
Và này các Tỷ-kheo, khi các Ông học tập trong các pháp ấy, trong tinh thần hòa đồng, hoan hỷ, không cãi lộn với nhau, có thể có hai vị Tỷ-kheo nói khác nhau về Thắng pháp (Abhidhamma).
Ở đây, nếu các Ông nghĩ như sau: "Giữa các vị Tôn giả này, có sự sai khác về nghĩa, có sự sai khác về văn";
ở đây, Tỷ-kheo nào các Ông nghĩ là nhu thuận dễ nói hơn, hãy đến vị ấy nói như sau: "Giữa các Tôn giả có sự sai khác về nghĩa, có sự sai khác về văn. Về vấn đề này các Tôn giả phải biết có sự sai khác về nghĩa, có sự sai khác về văn như thế này. Các Tôn giả chớ có cãi lộn với nhau".
Rồi một Tỷ-kheo nào của phái bên kia mà các Ông nghĩ là nhu thuận dễ nói hơn, hãy đến vị ấy và nói như sau: "Giữa các Tôn giả có sự sai khác về nghĩa, có sự sai khác về văn. Về vấn đề này, các Tôn giả phải biết có sự sai khác về nghĩa, có sự sai khác về văn như thế này. Các Tôn giả chớ có cãi lộn với nhau".
Như vậy, cái gì khó nắm giữ, cần phải thọ trì là khó nắm giữ. Sau khi thọ trì là khó nắm giữ cái gì khó nắm giữ, cái gì thuộc về Pháp, cái gì thuộc về Luật phải được nói lên.
Ở đây, nếu các Ông suy nghĩ như sau: "Giữa các bậc Tôn giả này, có sự sai khác về nghĩa, có sự đồng nhất về văn".
Ở đây, Tỷ-kheo nào các Ông nghĩ là nhu thuận dễ nói hơn, hãy đến vị ấy và nói như sau. "Giữa các Tôn giả, có sự sai khác về nghĩa, có sự đồng nhất về văn. Về vấn đề này, các Tôn giả phải biết có sự sai khác về nghĩa, có sự đồng nhất về văn như thế này. Các Tôn giả chớ có cãi lộn với nhau".
Rồi một Tỷ-kheo nào của phe bên kia mà các Ông nghĩ là nhu thuận dễ nói hơn, hãy đến vị ấy và nói như sau: "Giữa các Tôn giả có sự sai khác về nghĩa, có sự đồng nhất về văn. Về vấn đề này, các Tôn giả phải biết có sự sai khác về nghĩa, có sự đồng nhất về văn như thế này. Các Tôn giả chớ có cãi lộn với nhau".
Như vậy, cái gì khó nắm giữ, cần phải thọ trì là khó nắm giữ, cái gì dễ nắm giữ phải thọ trì là dễ nắm giữ. Sau khi thọ trì là khó nắm giữ cái gì khó nắm giữ, sau khi thọ trì là dễ nắm giữ cái gì dễ nắm giữ, cái gì thuộc về Pháp, cái gì thuộc về Luật phải được nói lên.
Ở đây, nếu các Ông nghĩ như sau: "Giữa các Tôn giả này, có sự đồng nhất về nghĩa, có sự sai khác về văn".
Ở đây, Tỷ-kheo nào các Ông nghĩ là nhu thuận dễ nói hơn, hãy đến vị ấy và nói như sau: "Giữa các Tôn giả, có sự đồng nhất nghĩa, có sự sai khác về văn. Về vấn đề này, các Tôn giả phải biết có sự đồng nhất về nghĩa, có sự sai khác về văn như thế này. Nhưng đây chỉ là một vấn đề nhỏ nhặt tức là văn: Các Tôn giả chớ có cãi lộn với nhau vì một vấn đề nhỏ nhặt".
Rồi một Tỷ-kheo nào của phe bên kia mà các Ông nghĩ là nhu thuận dễ nói hơn, hãy nghĩ đến vị ấy và nói như sau: "Giữa các Tôn giả, có sự đồng nhất về nghĩa, có sự sai khác về văn. Về vấn đề này, các Tôn giả phải biết có sự đồng nhất về nghĩa, có sự sai khác về văn như thế này. Nhưng đây chỉ là một vấn đề nhỏ nhặt, tức là văn. Các Tôn giả chớ có cãi lộn với nhau, vì một vấn đề nhỏ nhặt".
Như vậy, cái gì dễ nắm giữ, phải thọ trì là dễ nắm giữ, cái gì khó nắm giữ, phải thọ trì là khó nắm giữ. Sau khi thọ trì là dễ nắm giữ cái gì dễ nắm giữ, sau khi thọ trì là khó nắm giữ cái gì khó nắm giữ, cái gì thuộc về Pháp, cái gì thuộc về Luật phải được nói lên.
Ở đây, nếu các Ông nghĩ như sau: "Giữa các Tôn giả này có sự đồng nhất về nghĩa có sự đồng nhất về văn";
ở đây, vị Tỷ-kheo nào các Ông nghĩ là nhu thuận dễ nói hơn, hãy đến vị ấy và nói như sau: "Giữa các Tôn giả có sự đồng nhất về nghĩa và cũng có sự đồng nhất về văn. Về vấn đề này, các Tôn giả phải biết có sự đồng nhất về nghĩa và cũng có sự đồng nhất về văn như thế này. Các Tôn giả chớ có cãi lộn nhau".
Rồi một Tỷ-kheo nào của phe bên kia mà các Ông nghĩ là nhu thuận dễ nói hơn, hãy đến vị ấy và nói như sau: "Giữa các Tôn giả, có sự đồng nhất về nghĩa và có sự đồng nhất về văn. Về vấn đề này, các Tôn giả phải biết có sự đồng nhất về nghĩa và cũng có sự đồng nhất về văn như thế này. Các Tôn giả chớ có cãi lộn với nhau".
Như vậy, cái gì dễ nắm giữ phải thọ trì là dễ nắm giữ. Sau khi thọ trì là dễ nắm giữ cái gì dễ nắm giữ, cái gì thuộc về Pháp, cái gì thuộc về Luật hãy được nói lên".
Và này các Tỷ-kheo, khi các Ông học tập các pháp ấy trong tinh thần hòa đồng, hoan hỷ, không cãi lộn với nhau, có thể có một Tỷ-kheo khác phạm giới, phạm luật.
Ở đây, này các Tỷ-kheo, chớ có khiển trách hấp tấp, cá nhân người kia cần phải giác sát. Các Ông phải suy nghĩ: "Sẽ không có hại gì cho ta, và sẽ không có tổn hại gì cho người kia. Nếu người kia không phẫn nộ, không uất hận, có ý kiến lanh lợi, và dễ thuyết phục, và ta có thể khiến người ấy vượt khỏi bất thiện, an trú vào thiện". Này các Tỷ-kheo, nếu các Ông nghĩ như vậy, thời các Ông nên nói là phải.
Nhưng nếu, này các Tỷ-kheo, các Ông nghĩ như sau: "Sẽ không có hại gì cho ta, và sẽ có tổn hại cho người kia. Người kia phẫn nộ, uất hận, có ý kiến chậm chạp, nhưng dễ thuyết phục, và ta có thể khiến người ấy vượt khỏi bất thiện, an trú vào thiện.
Nhưng đây chỉ là một vấn đề nhỏ nhặt, tức là sự tổn hại cho người kia. Và đây là sự việc to lớn hơn, là ta có thể khiến người này vượt khỏi bất thiện, an trú vào thiện". Này các Tỷ-kheo, nếu các Ông nghĩ như vậy, thời các Ông nên nói là phải.
Nhưng này các Tỷ-kheo, nếu các Ông suy nghĩ như sau: "Sẽ có hại cho ta và không có tổn hại cho người kia. Người kia không có phẫn nộ, uất hận, có ý kiến lanh lợi, nhưng khó thuyết phục, và ta có thể khiến người ấy vượt khỏi bất thiện, an trú vào thiện.
Nhưng đây chỉ là một vấn đề nhỏ nhặt, tức là sự tổn hại cho ta. Và đây là sự việc to lớn hơn, là ta có thể khiến người này vượt khỏi bất thiện, an trú vào thiện". Này các Tỷ-kheo, nếu các Ông suy nghĩ như vậy, thời các Ông nên nói là phải.
Nhưng này các Tỷ-kheo, nếu các Ông suy nghĩ như sau: "Sẽ có hại cho ta và sẽ có tổn hại cho người kia. Người khác phẫn nộ, uất hận, có ý kiến chậm chạp, khó thuyết phục và ta có thể khiến người này vượt khỏi bất thiện, an trú vào thiện.
Nhưng đây chỉ là một vấn đề nhỏ nhặt, tức là hại cho ta và tổn hại cho người kia. Và đây là sự việc to lớn hơn, là ta có thể khiến người này vượt khỏi bất thiện, an trú vào thiện". Này các Tỷ-kheo, nếu các Ông suy nghĩ như vậy, thời các Ông nên nói là phải.
Nhưng này các Tỷ-kheo, nếu các Ông suy nghĩ như sau: "Ta sẽ bị hại và người kia cũng bị tổn hại. Người kia phẫn nộ, uất hận, có ý kiến chậm chạp, khó thuyết phục, và ta không có thể khiến người này vượt khỏi bất thiện, an trú vào thiện". Ðối với một người như vậy, này các Tỷ-kheo, hãy xã, chớ có nên khinh miệt.
Và này các Tỷ-kheo, khi các Ông học tập các pháp ấy trong tinh thần hòa đồng, hoan hỷ, không cãi lộn với nhau, có thể khởi lên giữa các Ông, một khẩu hành, một ý kiến ngoan cố, một tâm hiềm hận, ưu não, phẫn nộ.
Ở đây, một Tỷ-kheo nào của phe bên kia mà các Ông nghĩ là nhu thuận dễ nói hơn, hãy đến vị ấy và nói như sau: "Này Hiền giả, dầu chúng tôi học tập các pháp ấy trong tinh thần hòa đồng, hoan hỷ, không cãi lộn nhau, có khởi lên một khẩu hành, một ý kiến ngoan cố, một tâm hiềm hận, ưu não, phẫn nộ.
Nếu biết được như thế, vị Sa-môn sẽ quở trách". Trả lời một cách chơn chánh, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo phải trả lời như sau: "Này Hiền giả, dầu cho, chúng tôi học tập các pháp ấy trong tinh thần hòa đồng, hoan hỷ, không cãi lộn nhau... , vị Sa-môn sẽ quở trách."
Nhưng này Hiền giả, nếu không từ bỏ điều kiện ấy, Niết-bàn có thể chứng được chăng?" Nếu trả lời một cách chơn chánh, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo phải trả lời như sau: "Này Hiền giả, nếu không từ bỏ điều kiện ấy, Niết-bàn không có thể chứng được".
Rồi một Tỷ-kheo nào của phe bên kia mà các Ông nghĩ là nhu thuận dễ nói hơn hãy đến vị ấy và nói như sau: "Này Hiền giả, dầu chúng tôi học tập các pháp ấy... , vị Sa-môn sẽ quở trách".
Trả lời một cách chơn chánh, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo phải trả lời như sau: "Này Hiền giả, dầu cho chúng tôi ... , vị Sa-môn sẽ quở trách."
Nhưng này Hiền giả, nếu không từ bỏ điều kiện ấy, Niết-bàn có thể chứng được chăng?" Nếu trả lời một cách chơn chánh, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo phải trả lời như sau: "Này Hiền giả, nếu không từ bỏ điều kiện ấy, Niết-bàn không có thể chứng được".
Nhưng này các Tỷ-kheo, nếu các Ông khác hỏi Tỷ-kheo ấy, nói rằng: "Các Tỷ-kheo ấy có được Tôn giả khiến cho vượt khỏi bất thiện, an trú vào thiện chăng?" Nếu trả lời một cách chơn chánh, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo phải trả lời như sau: "Ở đây, này Hiền giả, tôi đi đến Thế Tôn và Thế Tôn thuyết pháp của Ngài cho tôi. Sau khi nghe pháp ấy, tôi đã nói lại cho các Tỷ-kheo ấy. Khi các Tỷ-kheo ấy nghe pháp ấy xong, các vị ấy tự vượt khỏi bất thiện và an trú vào thiện".
Trả lời như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không tự khen mình chê người. Vị ấy giải thích tùy pháp đúng với pháp, và không một ai trong các Pháp hữu nói lời tùy thuyết, có thể đưa đến phỉ báng.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.
103. What Do You Think About Me?
Translated by:
Bhikkhu Ñāṇamoli & Bhikkhu Bodhi
1. THUS HAVE I HEARD. On one occasion the Blessed One was living at Kusinārā, in the Grove of Offerings. There he addressed the bhikkhus thus: “Bhikkhus.” — “Venerable sir,” they replied. The Blessed One said this:
2. “What do you think about me, bhikkhus? That the recluse Gotama teaches the Dhamma for the sake of robes? Or that the recluse Gotama teaches the Dhamma for the sake of almsfood? Or that the recluse Gotama teaches the Dhamma for the sake of a resting place? Or that the recluse Gotama teaches the Dhamma for the sake of some better state of being?”969
“We do not think thus about the Blessed One: ‘The recluse Gotama teaches the Dhamma for the sake of robes, or for the sake of almsfood, or for the sake of a resting place, or for the sake of some better state of being.’”
“So, bhikkhus, you do not think thus about me: ‘The recluse Gotama teaches the Dhamma for the sake of robes… or for the sake of some better state of being.’ Then what do you think about me?”
“Venerable sir, we think thus about the Blessed One: ‘The Blessed One is compassionate and seeks our welfare; he teaches the Dhamma out of compassion.’”
“So, bhikkhus, you think thus about me: ‘The Blessed One is compassionate and seeks our welfare; he teaches the Dhamma out of compassion.’
3. “So, bhikkhus, these things that I have taught you after directly knowing them — that is, the four foundations of mindfulness, the four right kinds of striving, the four bases for spiritual power, the five faculties, the five powers, the seven [239] enlightenment factors, the Noble Eightfold Path — in these things you should all train in concord, with mutual appreciation, without disputing.
4. “While you are training in concord, with mutual appreciation, without disputing, two bhikkhus might make different assertions about the higher Dhamma.970
5. “Now if you should think thus: ‘These venerable ones differ about both the meaning and the phrasing,’971
then whichever bhikkhu you think is the more reasonable should be approached and addressed thus: ‘The venerable ones differ about both the meaning and the phrasing.
The venerable ones should know that it is for this reason that there is difference about the meaning and difference about the phrasing; let them not fall into a dispute.’ Then whichever bhikkhu you think is the most reasonable of those who side together on the opposite part should be approached and addressed thus: ‘The venerable ones differ about the meaning and the phrasing. The venerable ones should know that it is for this reason that there is difference about the meaning and difference about the phrasing; let them not fall into a dispute.’
So what has been wrongly grasped should be borne in mind as wrongly grasped. Bearing in mind what has been wrongly grasped as wrongly grasped, what is Dhamma and what is Discipline should be expounded
6. “Now if you should think thus: ‘These venerable ones differ about the meaning but agree about the phrasing,’
then whichever bhikkhu you think is the more reasonable should be approached and addressed thus: ‘The venerable ones differ about the meaning but agree about the phrasing. The venerable ones should know that it is for this reason that there is difference about the meaning but agreement about the phrasing; let them not fall into a dispute.’
Then whichever bhikkhu you think is the most reasonable of those who side together on the opposite part should be approached and addressed thus: ‘The venerable ones differ about the meaning but agree about the phrasing. The venerable ones should know that it is for this reason that there is difference about the meaning but agreement about the phrasing; let them not fall into a dispute.’ [240]
So what has been wrongly grasped should be borne in mind as wrongly grasped and what has been rightly grasped should be borne in mind as rightly grasped. Bearing in mind what has been wrongly grasped as wrongly grasped, and bearing in mind what has been rightly grasped as rightly grasped, what is Dhamma and what is Discipline should be expounded.
7. “Now if you think thus: ‘These venerable ones agree about the meaning but differ about the phrasing,’
then whichever bhikkhu you think is the more reasonable should be approached and addressed thus: ‘The venerable ones agree about the meaning but differ about the phrasing. The venerable ones should know that it is for this reason that there is agreement about the meaning but difference about the phrasing. But the phrasing is a mere trifle. Let the venerable ones not fall into a dispute over a mere trifle.’972
Then whichever bhikkhu you think is the most reasonable of those who side together on the opposite part should be approached and addressed thus: ‘The venerable ones agree about the meaning but differ about the phrasing. The venerable ones should know that it is for this reason that there is agreement about the meaning but difference about the phrasing. But the phrasing is a mere trifle. Let the venerable ones not fall into a dispute over a mere trifle.’
So what has been rightly grasped should be borne in mind as rightly grasped and what has been wrongly grasped should be borne in mind as wrongly grasped. Bearing in mind what has been rightly grasped as rightly grasped, and bearing in mind what has been wrongly grasped as wrongly grasped, what is Dhamma and what is Discipline should be expounded.
8. “Now if you should think thus: ‘These venerable ones agree about both the meaning and the phrasing,’
then whichever bhikkhu you think is the more reasonable should be approached and addressed thus: ‘The venerable ones agree about both the meaning and the phrasing. The venerable ones should know that it is for this reason that there is agreement about both the meaning and the phrasing; let the venerable ones not fall into a dispute.’
Then whichever bhikkhu you think is the most reasonable of those who side together on the opposite part should be approached and addressed thus: ‘The venerable ones agree about both the meaning and the phrasing. The venerable ones should know that it is for this reason that there is agreement about both the meaning and the phrasing; let the venerable ones not [241] fall into a dispute.’
So what has been rightly grasped should be borne in mind as rightly grasped. Bearing in mind what has been rightly grasped as rightly grasped, what is Dhamma and what is Discipline should be expounded.
9. “While you are training in concord, with mutual appreciation, without disputing, some bhikkhu might commit an offence or a transgression.973
10. “Now, bhikkhus, you should not hurry to reprove him; rather, the person should be examined thus: ‘I shall not be troubled and the other person will not be hurt; for the other person is not given to anger and resentment, he is not firmly attached to his view and he relinquishes easily, and I can make that person emerge from the unwholesome and establish him in the wholesome.’ If such occurs to you, bhikkhus, it is proper to speak.
11. “Then it may occur to you, bhikkhus: ‘I shall not be troubled, but the other person will be hurt, for the other person is given to anger and resentment. However, he is not firmly attached to his view and he relinquishes easily, and I can make that person emerge from the unwholesome and establish him in the wholesome.
It is a mere trifle that the other person will be hurt, but it is a much greater thing that I can make that person emerge from the unwholesome and establish him in the wholesome.’ If such occurs to you, bhikkhus, it is proper to speak.
12. “Then it may occur to you, bhikkhus: ‘I shall be troubled, but the other person will not be hurt; for the other person is not given to anger and resentment, though he is firmly attached to his view and he relinquishes with difficulty; yet I can make that person emerge from the unwholesome and establish him in the wholesome.
It is a mere trifle that I shall be troubled, but it is a much greater thing that I can make that person emerge from the unwholesome and establish him in the wholesome.’ If such occurs to you, bhikkhus, it is proper to speak.
13. “Then it may occur to you, bhikkhus: ‘I shall be troubled and the other person will be hurt; [242] for the other person is given to anger and resentment, and he is firmly attached to his view and he relinquishes with difficulty; yet I can make that person emerge from the unwholesome and establish him in the wholesome.
It is a mere trifle that I shall be troubled and the other person hurt, but it is a much greater thing that I can make that person emerge from the unwholesome and establish him in the wholesome.’ If such occurs to you, bhikkhus, it is proper to speak.
14. “Then it may occur to you, bhikkhus: ‘I shall be troubled and the other person will be hurt; for the other person is given to anger and resentment, and he is firmly attached to his view and he relinquishes with difficulty; and I cannot make that person emerge from the unwholesome and establish him in the wholesome.’ One should not underrate equanimity towards such a person.
15. “While you are training in concord, with mutual appreciation, without disputing, there might arise mutual verbal friction, insolence in views, mental annoyance, bitterness, and dejection.
Then whichever bhikkhu you think is the most reasonable of those who side together on the one part should be approached and addressed thus: ‘While we were training in concord, friend, with mutual appreciation, without disputing, there arose mutual verbal friction, insolence in views, mental annoyance, bitterness, and dejection.
If the Recluse knew, would he censure that?’974 Answering rightly, the bhikkhu would answer thus: ‘While we were training… If the Recluse knew, he would censure that.’
“‘But, friend, without abandoning that thing, can one realise Nibbāna?’ Answering rightly, the bhikkhu would answer thus: ‘Friend, without abandoning that thing, one cannot realise Nibbāna.’975
16. “Then whichever bhikkhu you think is the most reasonable of those who side together on the opposite part should be approached and addressed thus: ‘While we were training in concord, friend, with mutual appreciation, without disputing, there arose mutual verbal friction, insolence in views, mental annoyance, bitterness, and dejection.
If the Recluse knew, would he censure that?’ Answering rightly, the bhikkhu would answer thus: ‘While we were training… If the Recluse knew, he would censure that.’
“‘But, friend, without abandoning that thing, can one realise Nibbāna?’ Answering rightly, the bhikkhu would answer thus: [243] ‘Friend, without abandoning that thing, one cannot realise Nibbāna.’
17. “If others should ask that bhikkhu thus: ‘Was it the venerable one who made those bhikkhus emerge from the unwholesome and established them in the wholesome?’ answering rightly, the bhikkhu would answer thus: ‘Here, friends, I went to the Blessed One. The Blessed One taught me the Dhamma. Having heard that Dhamma, I spoke to those bhikkhus. The bhikkhus heard that Dhamma, and they emerged from the unwholesome and became established in the wholesome.’
Answering thus, the bhikkhu neither exalts himself nor disparages others; he answers in accordance with the Dhamma in such a way that nothing which provides a ground for censure can be legitimately deduced from his assertion.”
That is what the Blessed One said. The bhikkhus were satisfied and delighted in the Blessed One’s words.