Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn trú ở Sāvatthī (Xá-vệ), Jetavana, tại tinh xá ông Anāthapiṇḍika (Cấp Cô Ðộc).
Lúc bấy giờ, thanh niên Bà-la-môn Subha Todeyyaputta trú ở Sāvatthī, tại nhà một gia chủ vì một vài công vụ. Thanh niên Bà-la-môn Subha Todeyyaputta trú tại nhà gia chủ, nói với vị gia chủ ấy:
-- Này Gia chủ, tôi nghe như sau: "Sāvatthī không phải không có các bậc A-la-hán lui tới". Hôm nay chúng ta nên đến chiêm ngưỡng vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào?
-- Thưa Tôn giả, Thế Tôn hiện trú tại Sāvatthī, Jetavana, tịnh xá ông Anāthapiṇḍika. Thưa Tôn giả, hãy đi đến chiêm ngưỡng Thế Tôn ấy.
Rồi thanh niên Bà-la-môn Subha Todeyyaputta vâng theo lời gia chủ ấy, đi đến Thế Tôn, sau khi đến nói lên với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, thanh niên Bà-la-môn Subha Todeyyaputta bạch Thế Tôn:
-- Thưa Tôn giả Gotama, các Bà-la-môn đã nói như sau: "Người tại gia thành tựu chánh đạo thiện pháp. Người xuất gia không thành tựu chánh đạo thiện pháp". Ở đây, Tôn giả Gotama có nói gì?
-- Này thanh niên Bà-la-môn, ở đây, Ta chủ trương phân tích; ở đây, Ta không chủ trương nói một chiều. Này Thanh niên Bà-la-môn, Ta không tán thán tà đạo của kẻ tại gia hay kẻ xuất gia. Này Thanh niên Bà-la-môn, kẻ tại gia hay kẻ xuất gia hành tà đạo, do nhân duyên hành tà đạo, không thành tựu được chánh đạo thiện pháp.
Này Thanh niên Bà-la-môn, Ta tán thán chánh đạo của kẻ tại gia hay kẻ xuất gia. Này Thanh niên Bà-la-môn, kẻ tại gia hay kẻ xuất gia hành chánh đạo, do nhân duyên hành chánh đạo, thành tựu được chánh đạo thiện pháp.
-- Thưa Tôn giả Gotama, do dịch vụ nhiều, công tác nhiều, tổ chức nhiều, lao lực nhiều, nên nghiệp sự của kẻ tại gia có quả báo lớn; do dịch vụ ít, công tác ít, tổ chức ít, lao lực ít nên nghiệp sự của kẻ xuất gia không có quả lớn. Ở đây, Tôn giả Gotama, có nói gì?
-- Này Thanh niên Bà-la-môn, ở đây, Ta chủ trương pháp phân tích; ở đây, Ta không chủ trương nói một chiều. Này Thanh niên Bà-la-môn, có nghiệp sự (kammatthanam) với dịch vụ lớn, công tác lớn, tổ chức lớn, lao lực lớn, nếu làm hỏng, làm sai sẽ có kết quả nhỏ. Này Thanh niên Bà-la-môn, có nghiệp sự với dịch vụ lớn, công tác lớn, tổ chức lớn, lao lực lớn, nếu làm thành tựu, làm đúng, sẽ có kết quả lớn.
Này Thanh niên Bà-la-môn, có nghiệp sự với dịch vụ nhỏ, công tác nhỏ, tổ chức nhỏ, lao lực nhỏ, nếu làm hỏng, làm sai sẽ có kết quả nhỏ. Này Thanh niên Bà-la-môn, có nghiệp sự với dịch vụ nhỏ, công tác nhỏ, tổ chức nhỏ, lao lực nhỏ, nếu làm thành tựu, làm đúng, sẽ có kết quả lớn.
Này Thanh niên Bà-la-môn, thế nào là nghiệp sự với dịch vụ lớn, công tác lớn, tổ chức lớn, lao lực lớn, nếu làm hỏng, làm sai sẽ có kết quả nhỏ? Này Thanh niên Bà-la-môn, nghiệp sự nông nghiệp với dịch vụ lớn, công tác lớn, tổ chức lớn, lao lực lớn, nếu làm hỏng, làm sai sẽ có kết quả nhỏ.
Và này Thanh niên Bà-la-môn, thế nào là nghiệp sự với dịch vụ lớn, công tác lớn, tổ chức lớn, lao lực lớn, nếu làm thành tựu, làm đúng sẽ có kết quả lớn? Này Thanh niên Bà-la-môn, nghiệp sự nông nghiệp với dịch vụ lớn, công tác lớn, tổ chức lớn, lao lực lớn, nếu làm thành tựu, làm đúng sẽ có kết quả lớn.
Này Thanh niên Bà-la-môn, thế nào là nghiệp sự với dịch vụ nhỏ, công tác nhỏ, tổ chức nhỏ, lao lực nhỏ, nếu làm hỏng, làm sai sẽ có kết quả nhỏ? Này Thanh niên Bà-la-môn, nghiệp sự buôn bán với dịch vụ nhỏ, công tác nhỏ, tổ chức nhỏ, lao lực nhỏ, nếu làm hỏng, làm sai sẽ có kết quả nhỏ.
Này Thanh niên Bà-la-môn, thế nào là nghiệp sự với dịch vụ nhỏ, công tác nhỏ, tổ chức nhỏ, lao lực nhỏ, nếu làm thành tựu, làm đúng sẽ có kết quả lớn? Này Thanh niên Bà-la-môn, nghiệp sự buôn bán với dịch vụ nhỏ, công tác nhỏ, tổ chức nhỏ, lao lực nhỏ, nếu làm thành tựu, làm đúng sẽ có kết quả lớn.
Ví như, này Thanh niên Bà-la-môn, nghiệp sự buôn bán với dịch vụ lớn, công tác lớn, tổ chức lớn lao lực lớn, nếu làm hỏng, làm sai sẽ có kết quả nhỏ; cũng vậy, này Thanh niên Bà-la-môn, nghiệp sự của một cư sĩ, dịch vụ lớn, công tác lớn, tổ chức lớn, lao lực lớn, nếu làm hỏng, làm sai sẽ có kết quả nhỏ.
Ví như, này thanh niên Bà-la-môn, nghiệp sự nông nghiệp, dịch vụ lớn, công tác lớn, tổ chức lớn, lao lực lớn,
nếu làm thành tựu, làm đúng sẽ có kết quả lớn; cũng vậy, này Thanh niên Bà-la-môn, nghiệp sự của một cư sĩ, dịch vụ lớn, công tác lớn, tổ chức lớn, lao lực lớn nếu làm thành tựu, làm đúng sẽ có kết quả lớn.
Ví như, này Thanh niên Bà-la-môn, nghiệp sự buôn bán, dịch vụ nhỏ, công tác nhỏ, tổ chức nhỏ, lao lực nhỏ, nếu làm hỏng, làm sai sẽ có kết quả nhỏ; cũng vậy, này Thanh niên Bà-la-môn, nghiệp sự của người xuất gia, dịch vụ nhỏ, công tác nhỏ, tổ chức nhỏ, lao lực nhỏ, nếu làm hỏng, làm sai sẽ có kết quả nhỏ.
Ví như, này Thanh niên Bà-la-môn, nghiệp sự buôn bán, dịch vụ nhỏ, công tác nhỏ, tổ chức nhỏ, lao lực nhỏ, nếu làm thành tựu, làm đúng sẽ có kết quả lớn; cũng vậy, này Thanh niên Bà-la-môn, nghiệp sự của người xuất gia, dịch vụ nhỏ, công tác nhỏ, tổ chức nhỏ, lao lực nhỏ, nếu làm thành tựu, làm đúng sẽ có kết quả lớn.
-- Thưa Tôn giả Gotama, các Bà-la-môn chủ trương năm pháp tác phước, đắc thiện.
-- Này Thanh niên Bà-la-môn, năm pháp được các Bà-la-môn chủ trương tác phước, đắc thiện, nếu Ông không thấy nặng nhọc, lành thay. Ông hãy nói về năm pháp ấy trong hội chúng này.
-- Thưa Tôn giả Gotama, không có nặng nhọc gì cho con, khi ở đây có vị như Tôn giả, đang ngồi hay các vị giống như Tôn giả.
-- Vậy này Thanh niên Bà-la-môn, hãy nói đi.
-- Chân thực, thưa Tôn giả Gotama, là pháp thứ nhất, các Bà-la-môn chủ trương pháp này tác phước, đắc thiện. Khổ hạnh, thưa Tôn giả Gotama, là pháp thứ hai, các Bà-la-môn chủ trương pháp này tác phước, đắc thiện. Phạm hạnh, thưa Tôn giả Gotama là pháp thứ ba, các Bà-la-môn chủ trương pháp này tác phước, đắc thiện. Tụng đọc, thưa Tôn giả Gotama, là pháp thứ tư, các Bà-la-môn chủ trương pháp này tác phước, đắc thiện. Thí xả, thưa Tôn giả Gotama, là pháp thứ năm, các Bà-la-môn chủ trương pháp này tác phước, đắc thiện.
Thưa Tôn giả Gotama, các vị Bà-la-môn chủ trương năm pháp này tác phước, đắc thiện. Ở đây, Tôn giả Gotama có nói gì?
-- Thế nào, này Thanh niên Bà-la-môn? Có một Bà-la-môn nào trong những Bà-la-môn đã nói như sau: "Sau khi chứng tri với thượng trí, tôi tuyên thuyết quả dị thục của năm pháp này?"
-- Thưa không, Tôn giả Gotama.
-- Thế nào, này Thanh niên Bà-la-môn? Có một Ðạo sư nào trong những Bà-la-môn, một Ðại tôn sư, cho đến bảy đời Tôn sư, Ðại tôn sư, vị ấy đã nói: "Sau khi tự mình chứng tri với thượng trí, tôi tuyên thuyết quả dị thục của năm pháp này"?
-- Thưa không, Tôn giả Gotama.
-- Thế nào, này Thanh niên Bà-la-môn? Những vị tu sĩ thời cổ trong các Bà-la-môn, những vị sáng tác các thần chú, những vị trì tụng thần chú mà xưa kia những thần chú được hát lên, được trì tụng, được ngâm vịnh, và ngày nay những vị Ba La Môn cũng hát lên, trì tụng và giảng dạy như các vị Atthaka, Vamaka, Vamadeva, Vessamita, Yamataggi, Angirasa, Bhāradvāja, Vesettha, Kassapa, Bhagu, những vị ấy đã nói như sau: "Sau khi tự chứng tri với thượng trí, chúng tôi tuyên thuyết kết quả dị thục của năm pháp này"?
-- Thưa không, Tôn giả Gotama.
-- Như vậy, này Thanh niên Bà-la-môn, không có một vị Bà-la-môn nào trong các vị Bà-la-môn đã nói như sau: "Sau khi tự chứng tri với thượng trí, tôi tuyên thuyết kết quả dị thục của năm pháp này". Không có một Ðạo sư nào trong các Bà-la-môn, một Ðại tôn sư, cho đến bảy đời Tôn sư, Ðại tôn sư nào nói như sau: "Sau khi tự chứng tri với thượng trí, chúng tôi tuyên thuyết kết quả dị thục của năm pháp này".
Những vị tu sĩ thời cổ trong các vị Bà-la-môn, những vị sáng tác các thần chú... không có một vị nào đã nói như sau: "Sau khi tự chứng tri với thượng trí, chúng tôi tuyên thuyết kết quả dị thục của năm pháp này".
Ví như, này Thanh niên Bà-la-môn, một chuỗi người mù ôm lưng nhau, người trước không thấy, người giữa cũng không thấy, người cuối cùng cũng không thấy; cũng vậy, này Thanh niên Bà-la-môn, chúng tôi nghĩ lời nói của những Bà-la-môn trở thành giống như một chuỗi người mù, người đầu không thấy, người giữa không thấy, người cuối cùng cũng không thấy.
Khi nghe nói vậy, thanh niên Bà-la-môn Subha Todeyyaputta phẫn nộ, không hoan hỷ vì bị Thế Tôn dùng ví dụ một chuỗi người mù, liền mạ lỵ Thế Tôn, hủy báng Thế Tôn và nói về Thế Tôn: "Sa-môn Gotama sẽ bị quả ác độc (papika)".
Rồi nói với Thế Tôn như sau:
-- Tôn giả Gotama, Bà-la-môn Pokkharasāti thuộc dòng họ Upamanna trú ở rừng Subhaga đã nói: "Cũng vậy, một số Sa-môn, Bà-la-môn tự cho đã chứng được các pháp thượng nhân, tri kiến thù thắng xứng đáng bậc Thánh này". Lời nói này của vị ấy thật sự đáng chê cười, thật sự chỉ là lời nói suông, thật sự chỉ là trống không, thật sự chỉ là trống rỗng. Làm sao còn là người còn lại có thể biết được, hay thấy được, hay chứng được các pháp thượng nhân, tri kiến thù thắng, xứng đáng bậc Thánh? Sự kiện như vậy không thể xảy ra.
-- Thế nào, này Thanh niên Bà-la-môn? Bà-la- môn Pokkharasāti thuộc dòng họ Upamanna, trú tại rừng Subhaga có thể biết tâm tư cả Sa-môn, Bà-la-môn với tâm tư của mình?
-- Thưa Tôn giả Gotama, Bà-la-môn Pokkharasāti thuộc dòng họ Upamanna, trú ở rừng Subhaga, với tâm tư của mình không thể biết được tâm tư của Punnika, người đầy tớ gái của mình, làm sao lại có thể biết được tâm tư tất cả Sa-môn, Bà-la-môn với tâm tư của mình?
-- Ví như, này Thanh niên Bà-la-môn, một người sanh ra đã mù không thể thấy các sắc màu đen, màu trắng, không thể thấy các sắc màu xanh, không thể thấy các sắc màu vàng, không thể thấy các sắc màu đỏ, không thể thấy các sắc màu đỏ tía, không thể thấy những gì bằng phẳng, không bằng phẳng, không thể thấy các vì sao, không thể thấy mặt trăng, mặt trời, người ấy nói như sau:
"Không có các sắc màu đen, màu trắng, không có người thấy các sắc màu đen, màu trắng; không có các sắc màu xanh, không có người thấy các sắc màu xanh; không có các sắc màu vàng, không có người thấy các sắc màu vàng; không có các sắc màu đỏ, không có người thấy các sắc màu đỏ; không có các sắc màu đỏ tía, không có người thấy các sắc màu đỏ tía; không có những gì bằng phẳng, không bằng phẳng, không có người thấy cái gì bằng phẳng, không bằng phẳng; không có các vì sao, không có người thấy các vì sao; không có mặt trăng, mặt trời, không có người thấy mặt trăng, mặt trời.
Tôi không biết như vậy; tôi không thấy như vậy, do vậy nên không có". Này Thanh niên Bà-la-môn, người ấy nói một cách chân chánh có nói như vậy không?
-- Thưa không vậy, Tôn giả Gotama. Có các sắc màu đen trắng, có người thấy các sắc màu đen trắng; có các sắc màu xanh, có người thấy các sắc màu xanh,... có mặt trăng, mặt trời, có người thấy mặt trăng, mặt trời".Tôi không biết như vậy; tôi không thấy như vậy. Do vậy, không có". Thưa Tôn giả Gotama, nếu người ấy nói một cách chân chánh thì sẽ không nói như vậy.
-- Cũng vậy, này Thanh niên Bà-la-môn, Bà-la-môn Pokkharasāti thuộc dòng họ Upamanna, trú ở rừng Subhaga là người mù, không có mắt. Vị ấy có thể biết được, hay thấy được, hay chứng được các pháp thượng nhân, tri kiến thù thắng xứng đáng bậc Thánh; sự kiện như vậy không xảy ra. Này Thanh niên Bà-la-môn, Ông nghĩ thế nào? Những vị Bà-la-môn giàu sang ở Kosala, như Bà-la-môn Canki, Bà-la-môn Tarukkha, Bà-la-môn Pokkharasāti, Bà-la-môn Janussoni, và thân phụ của Ông Todeyya, cái gì tốt hơn cho những vị ấy, lời nói của các vị ấy được thế tục chấp nhận (sammusa) hay không được thế tục chấp nhận?
-- Ðược thế tục chấp nhận, thưa Tôn giả Gotama.
-- Cái gì tốt hơn cho họ, lời họ nói lên cần phải được suy tư hay không suy tư?
-- Cần phải được suy tư, thưa Tôn giả Gotama.
-- Cái gì tốt hơn cho họ, lời họ nói lên cần phải được phân tích, cân nhắc hay không cần phải phân tích, cân nhắc?
-- Cần phải phân tích, cân nhắc, thưa Tôn giả Gotama.
-- Cái gì tốt hơn cho họ, lời họ nói lên cần phải liên hệ đến mục đích, hay không cần phải liên hệ đến mục đích?
-- Cần phải liên hệ đến mục đích, thưa Tôn giả Gotama.
-- Này Thanh niên Bà-la-môn, Ông nghĩ thế nào? Nếu là như vậy thời lời nói của Bà-la-môn Pokkharasāti thuộc dòng họ Upamanna, trú tại rừng Subhaga được thế tục chấp nhận hay không được thế tục chấp nhận?
-- Không được thế tục chấp nhận, thưa Tôn giả Gotama.
-- Lời nói được nói lên là có suy tư, hay không suy tư?
-- Không suy tư, thưa Tôn giả Gotama.
-- Lời nói được nói lên có phân tích, cân nhắc, hay không phân tích cân nhắc?
-- Không phân tích, cân nhắc, thưa Tôn giả Gotama.
-- Lời nói được nói lên liên hệ đến mục đích, hay không liên hệ đến mục đích?
-- Không liên hệ đến mục đích, thưa Tôn giả Gotama.
-- Này Thanh niên Bà-la-môn, có năm triền cái này. Thế nào là năm? Tham dục triền cái, sân triền cái, hôn trầm thụy miên triền cái, trạo hối triền cái, nghi triền cái. Này Thanh niên Bà-la-môn, như vậy là năm triền cái. Này Thanh niên Bà-la-môn, Bà-la-môn Pokkharasāti thuộc dòng họ Upamanna, trú ở rừng Subhaga đã bị trùm che, ngăn chận, bao phủ, và bao trùm bởi năm triền cái này. Vị ấy biết được, thấy được, hay chứng tri được các pháp Thượng nhân, tri kiến thù thắng xứng đáng bậc Thánh; sự kiện như vậy không xảy ra.
Này Thanh niên Bà-la-môn, có năm dục trưởng dưỡng này. Thế nào là năm? Các sắc do mắt nhận thức, sắc này khả ái, khả hỷ, khả lạc, khả ý, kích thích lòng dục, hấp dẫn; tiếng do tai nhận thức... hương do mũi nhận thức... vị do lưỡi nhận thức... xúc do thân nhận thức khả ái, khả hỷ, khả lạc, khả ý, kích thích lòng dục, hấp dẫn.
Này Thanh niên Bà-la-môn, như vậy là năm dục trưởng dưỡng. Này Thanh niên Bà-la-môn, Bà-la-môn Pokkharasāti thuộc dòng họ Upamanna, trú ở rừng Subhaga bị trói buộc, bị đam mê, bị tham trước bởi năm dục trưởng dưỡng này, thụ hưởng chúng mà không thấy sự nguy hiểm, không soi thấu sự thoát ly khỏi chúng. Vị ấy thật sự biết được, hay thấy được, hay chứng được các pháp thượng nhân, tri kiến thù thắng xứng đáng bậc Thánh; sự kiện như vậy không xảy ra.
Này Thanh niên Bà-la-môn, Ông nghĩ thế nào? Trong những loại lửa này, loại lửa nào có ngọn, có màu sắc hay có ánh sáng? Ngọn lửa được đốt lên nhờ cỏ và củi khô, hay ngọn lửa được đốt lên, không nhờ cỏ và củi khô?
-- Thưa Tôn giả Gotama, nếu có sự kiện có thể đốt lửa mà không nhờ cỏ và củi khô, thì ngọn lửa ấy có ngọn, có sắc và có ánh sáng.
-- Này Thanh niên Bà-la-môn, không có sự kiện, không có trường hợp có thể đốt lửa mà không nhờ cỏ và củi khô, trừ phi dùng thần thông.
Này Thanh niên Bà-la-môn, Ta nói hỷ này, hỷ do năm dục trưởng dưỡng đem lại, hỷ này ví như ngọn lửa đốt lên nhờ cỏ và củi khô. Này Thanh niên Bà-la-môn, Ta nói hỷ này, hỷ do ly dục, ly các bất thiện pháp đem lại, hỷ này ví như ngọn lửa đốt lên, không nhờ cỏ và củi khô. Và này Thanh niên Bà-la-môn, thế nào là hỷ do ly dục, ly các bất thiện pháp đem lại?
Ở đây, nay thanh niên Bà-la-môn, vị Tỷ-kheo ly dục, ly bất thiện pháp, chứng và trú Thiền thứ nhất. Hỷ này, này Thanh niên Bà-la-môn, là hỷ ly dục, ly bất thiện pháp đem lại.
Lại nữa, này Thanh niên Bà-la-môn, vị Tỷ-kheo diệt tầm và tứ,... chứng và trú Thiền thứ hai. Hỷ này, này Thanh niên Bà-la-môn, là hỷ ly dục, ly bất thiện pháp đem lại.
Này thanh niên Bà-la-môn, các vị Bà-la-môn ấy chủ trương năm pháp tác phước, đắc thiện. Ở đây, các Bà-la-môn chủ trương pháp tác phước, đắc thiện nào có kết quả lớn hơn?
-- Thưa Tôn giả Gotama, những vị Bà-la-môn chủ trương năm pháp tác phước, đắc thiện này. Ở đây, các Bà-la-môn chủ trương pháp thí xả (caga) tác phước, đắc thiện có quả báo lớn.
-- Này Thanh niên Bà-la-môn, Ông nghĩ thế nào? Ở đây, một tế đàn lớn được một vị Bà-la-môn lập lên và có hai vị Bà-la-môn đi đến và nghĩ như sau: "Chúng ta sẽ thọ hưởng đại tế đàn của vị Bà-la-môn với danh tánh thế này". Ở đây, một vị Bà-la-môn suy nghĩ như sau: "Mong rằng trong phòng ăn, ta sẽ được chỗ ngồi tốt nhất, nước tốt nhất, món ăn khất thực tốt nhất; còn vị Bà-la-môn kia, trong phòng ăn, không được chỗ ngồi tốt nhất, nước tốt nhất, món ăn khất thực tốt nhất".
Này Thanh niên Bà-la-môn, sự kiện này xảy ra. Người Bà-la-môn ấy trong phòng ăn có thể được chỗ ngồi tốt nhất, nước tốt nhất, món ăn khất thực tốt nhất. Còn người Bà-la-môn kia, trong phòng ăn, không được chỗ ngồi tốt nhất, nước tốt nhất, món ăn khất thực tốt nhất. Vị Bà-la-môn kia nghĩ như sau: "Vị Bà-la-môn ấy, trong phòng ăn, được chỗ ngồi tốt nhất, nước tốt nhất, món ăn khất thực tốt nhất. Còn ta, trong phòng ăn không được chỗ ngồi tốt nhất, nước tốt nhất, đồ ăn khất thực tốt nhất". Vị ấy phẫn nộ, không hoan hỷ. Này Thanh niên Bà-la-môn, các Bà-la-môn chủ trương quả dị thục gì cho người Bà-la-môn này?
-- Thưa Tôn giả Gotama, các Bà-la-môn không bố thí với ý nghĩ: "Do bố thí này, người kia phẫn nộ, không hoan hỷ. Các Bà-la-môn bố thí chỉ vì lòng ái mẫn".
-- Sự kiện là như vậy, này Thanh niên Bà-la-môn, thời đây có phải là tác phước sự thứ sáu, nghĩa là lòng ái mẫn?
-- Sự kiện là như vậy, thưa Tôn giả Gotama, thời đây là tác phước sự thứ sáu, nghĩa là lòng ái mẫn.
-- Này Thanh niên Bà-la-môn, các vị Bà-la-môn ấy chủ trương năm pháp tác phước, đắc thiện này. Ông thấy năm pháp này nhiều nhất ở đâu, ở những người tại gia, hay ở những người xuất gia?
-- Thưa Tôn giả Gotama, những vị Bà-la-môn chủ trương năm pháp tác phước, đắc thiện này, tôi nhận thấy năm pháp này có nhiều ở những người xuất gia, có ít ở những người tại gia.
Người tại gia, thưa Tôn giả Gotama, dịch vụ lớn, công tác lớn, tổ chức lớn, lao lực lớn không có thường hằng, liên tục, không nói lời chân thật. Người xuất gia, thưa Tôn giả Gotama , dịch vụ nhỏ, công tác nhỏ, tổ chức nhỏ, lao lực nhỏ, nhưng thường hằng liên tục, nói lời chân thật. Người tại gia, thưa Tôn giả Gotama, dịch vụ lớn, công tác lớn, tổ chức lớn, lao lực lớn không có thường hằng liên tục sống khổ hạnh, sống Phạm hạnh, đọc tụng nhiều, thí xả nhiều.
Người xuất gia, thưa Tôn giả Gotama, dịch vụ nhỏ, công tác nhỏ, tổ chức nhỏ, lao lực nhỏ, nhưng thường hằng liên tục sống khổ hạnh, sống Phạm hạnh, đọc tụng nhiều, thí xả nhiều. Thưa Tôn giả Gotama, năm pháp tác phước, đắc thiện này được các vị Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương, tôi nhận thấy năm pháp này có nhiều ở những vị xuất gia, có ít ở những vị tại gia.
-- Này Thanh niên Bà-la-môn, năm pháp tác phước, đắc thiện này được các vị Bà-la-môn chủ trương, Ta nói những pháp này là những tư cụ của tâm, nghĩa là để tâm tu tập không hận, không sân.
Ở đây, này Thanh niên Bà-la-môn, vị Tỷ-kheo nói lời chân thật, vị ấy nghĩ: "Ta nói lời chân thật", chứng được nghĩa tín thọ (atthavedam), chứng được pháp tín thọ, chứng được hân hoan liên hệ đến pháp. Ta nói sự hân hoan liên hệ đến thiện này là tư cụ của tâm, nghĩa là để tâm của vị ấy tu tập không hận, không sân.
Ở đây, này Thanh niên Bà-la-môn, vị Tỷ-kheo sống khổ hạnh, sống Phạm hạnh, đọc tụng nhiều, thí xả nhiều vị ấy nghĩ rằng: "Ta thí xả nhiều", chứng được nghĩa tín thọ, chứng được pháp tín thọ, chứng được hân hoan liên hệ đến pháp, Ta nói rằng sự hân hoan liên hệ đến thiện này là tư cụ của tâm, nghĩa là để tâm của vị ấy tu tập không hận, không sân.
Này Thanh niên Bà-la-môn, những vị Bà-la-môn chủ trương năm pháp tác phước, đắc thiện này, Ta nói các pháp ấy là tư cụ của tâm, nghĩa là để tâm của vị ấy tu tập không hận, không sân.
Khi nghe nói vậy, thanh niên Bà-la-môn Subha Todeyyaputta thưa với Thế Tôn:
-- Thưa Tôn giả Gotama, tôi nghe như sau: "Sa-môn Gotama biết con đường đưa đến cọng trú với Phạm thiên".
-- Này Thanh niên Bà-la-môn, Ông nghĩ thế nào? Làng Nalakara có gần đây không? Có phải làng Nalakara không xa ở đây?
-- Thưa vâng, Tôn giả, làng Nalakara ở gần đây. Làng Nalakara không xa ở đây.
-- Này Thanh niên Bà-la-môn, Ông nghĩ thế nào? Ở đây, có người sanh trưởng tại làng Nalakara, chưa rời khỏi làng Nalakara, và có người tới hỏi người ấy con đường đưa đến làng Nalakara. Này Thanh niên Bà-la-môn, người sanh trưởng tại làng Nalakara ấy phân vân hay ngập ngừng khi được hỏi về con đường đến làng Nalakara?
-- Thưa không, Tôn giả Gotama. Vì sao vậy? Thưa Tôn giả Gotama, vì người ấy sanh trưởng tại làng Nalakara. Người ấy biết rõ tất cả con đường đưa đến làng Nalakara.
-- Tuy vậy, này Thanh niên Bà-la-môn, rất có thể người sanh trưởng tại làng Nalakara này khi được hỏi con đường đưa đến làng Nalakara còn có thể phân vân hay ngập ngừng. Nhưng Như Lai thì không vậy, khi được hỏi về Phạm thiên giới, hay về con đường đưa đến Phạm thiên giới, Như Lai không phân vân hay ngập ngừng.
Và này Thanh niên Bà-la-môn, Ta biết Phạm thiên giới và con đường đưa đến Phạm thiên giới, và Ta cũng biết phải thành tựu như thế nào để được sanh vào Phạm thiên giới.
-- Thưa Tôn giả Gotama, con có nghe như sau: "Sa-môn Gotama thuyết dạy con đường đưa đến cọng trú với Phạm thiên". Tốt lành thay, nếu Tôn giả Gotama thuyết giảng cho con, con đường đưa đến cọng trú với Phạm thiên.
-- Vậy này Thanh niên Bà-la-môn, hãy nghe và khéo tác ý Ta sẽ giảng.
-- Thưa vâng, Tôn giả.
Thanh niên Bà-la-môn Subha Todeyyaputta vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn giảng như sau:
-- Và này Thanh niên Bà-la-môn, thế nào là con đường đưa đến cọng trú với Phạm thiên? Ở đây, này Thanh niên Bà-la-môn, Tỷ-kheo an trú biến mãn một phương với tâm câu hữu với từ, cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư.
Như vậy cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú biến mãn với tâm câu hữu với từ, quảng đại vô biên, không hận, không sân. Này Thanh niên Bà-la-môn, khi từ tâm giải thoát được tu tập như vậy, thì hành động được làm có tánh cách hạn lượng như vậy, không có trú ở nơi đây, không có dừng lại ở nơi đây.
Ví như, này Thanh niên Bà-la-môn, một người lực sĩ thổi tù và làm cho bốn phương nghe được, không gì khó khăn; cũng vậy, này Thanh niên Bà-la-môn, khi từ tâm giải thoát được tu tập như vậy, thì hành động được làm có tánh cách hạn lượng, không có trú ở nơi đây, không có dừng lại ở nơi đây. Này Thanh niên Bà-la-môn, đây là con đường đưa đến cọng trú với Phạm thiên.
Lại nữa, này Thanh niên Bà-la-môn, vị Tỷ-kheo biến mãn một phương với tâm câu hữu với bi... (như trên)... với tâm câu hữu với hỷ... (như trên)... với tâm câu hữu với xả, cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư.
Như vậy cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú biến mãn với tâm câu hữu với xả, quảng đại, vô biên, không hận, không sân. Này Thanh niên Bà-la-môn, khi xả tâm giải thoát được tu tập như vậy, thì hành động được làm có tánh cách hạn lượng như vậy, không có trú ở nơi đây, không có dừng lại ở nơi đây.
Ví như, này Thanh niên Bà-la-môn, một người lực sĩ thổi tù và làm cho bốn phương nghe được, không gì khó khăn; cũng vậy, này Thanh niên Bà-la-môn, khi xả tâm giải thoát được tu tập như vậy, thì hành động được làm có tánh cách hạn lượng như vậy, không có trú ở nơi đây, không có dừng lại ở nơi đây. Này Thanh niên Bà-la-môn, đây là con đường đưa đến cọng trú với Phạm thiên.
Khi nghe nói vậy, thanh niên Bà-la-môn Subha Todeyyaputta bạch Thế Tôn:
-- Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho người bị lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc; cũng vậy, Chánh pháp đã được Thế Tôn dùng nhiều phương tiện trình bày, giải thích.
Thưa Tôn giả Gotama, nay con xin quy y Tôn giả Gotama, quy y Pháp và quy y chúng Tỷ-kheo. Mong Tôn giả Gotama nhận con làm cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng.
Thưa Tôn giả Gotama, nay chúng con xin đi, chúng con có nhiều công việc phải làm.
-- Này Thanh niên Bà-la-môn, nay Ông hãy làm những gì Ông nghĩ là hợp thời.
Rồi thanh niên Bà-la-môn Subha Todeyyaputta hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Thế Tôn, thân bên hữu hướng về Ngài rồi ra đi.
Lúc bấy giờ Bà-la-môn Janussoni, với cỗ xe do toàn ngựa cái trắng kéo, đi ra khỏi Sāvatthī để nghỉ trưa. Bà-la-môn Janussoni thấy thanh niên Bà-la-môn Subha Todeyyaputta từ xa đi lại, sau khi thấy, liền nói với thanh niên Bà-la-môn Subha Todeyyaputta:
-- Tôn giả Bhāradvāja đi từ đâu lại, quá sớm như vậy?
-- Thưa Tôn giả, tôi vừa từ Sa-môn Gotama lại.
-- Này Tôn giả Bhāradvāja, Tôn giả nghĩ thế nào? Tôn giả có nghĩ Sa-môn Gotama là bậc có trí, có trí tuệ sáng suốt (pannaveyyattiyam) không?
-- Thưa Tôn giả, tôi là ai mà có thể biết được trí tuệ sáng suốt của Sa-môn Gotama? Chỉ có vị nào như Ngài mới có thể biết được trí tuệ sáng suốt của Sa-môn Gotama.
-- Tôn giả Bhāradvāja thật đã tán thán Sa-môn Gotama với sự tán thán tối thượng.
-- Nhưng tôi là ai mà tôi lại tán thán Sa-môn Gotama? Tán thán bởi những người được tán thán là Sa-môn Gotama, là bậc tối thượng giữa các hàng Thiên Nhân. Thưa Tôn giả, các vị Bà-la-môn chủ trương năm pháp tác phước, đắc thiện này, Sa-môn Gotama nói rằng năm pháp ấy là tư cụ cho tâm, nghĩa là để tu tập, trở thành không hận, không sân.
Khi được nghe nói vậy, Bà-la-môn, Jāṇussoṇi bước xuống cỗ xe do toàn ngựa cái trắng kéo, đắp áo vào một phía bên vai, chắp tay hướng đến Thế Tôn và thốt ra lời cảm hứng như sau: "Lợi ích thay cho vua Pasenadi nước Kosala! Tốt đẹp, lợi ích thay cho vua Pasenadi nước Kosala được Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác trú ở trong nước!"
99. To Subha
Translated by:
Bhikkhu Ñāṇamoli & Bhikkhu Bodhi
1. THUS HAVE I HEARD. On one occasion the Blessed One was living at Sāvatthī in Jeta’s Grove, Anāthapiṇḍika’s Park.
2. Now on that occasion the brahmin student Subha, Todeyya’s son, was staying at the residence of a certain householder in Sāvatthī for some business or other.908 Then the brahmin student Subha, Todeyya’s son, asked the householder in whose residence he was staying:
“Householder, I have heard that Sāvatthī is not devoid of arahants. What recluse or brahmin may we go to today to pay our respects?”
“Venerable sir, this Blessed One is living at Sāvatthī in Jeta’s Grove, Anāthapiṇḍika’s Park. You may go to pay your respects to that Blessed One, venerable sir.” [197]
3. Then, having assented to the householder, the brahmin student Subha, Todeyya’s son, went to the Blessed One and exchanged greetings with him. When this courteous and amiable talk was finished, he sat down at one side and asked the Blessed One:
4. “Master Gotama, the brahmins say this: ‘The householder is accomplishing the true way, the Dhamma that is wholesome. The one gone forth [into homelessness] is not accomplishing the true way, the Dhamma that is wholesome.’ What does Master Gotama say about this?”
“Student, I speak about this after making an analysis;909 I do not speak about this one-sidedly. I do not praise the wrong way of practice on the part either of a householder or one gone forth; for whether it be a householder or one gone forth, one who has entered on the wrong way of practice, by reason of his wrong way of practice, is not accomplishing the true way, the Dhamma that is wholesome.
I praise the right way of practice on the part either of a householder or one gone forth; for whether it be a householder or one gone forth, one who has entered on the right way of practice, by reason of his right way of practice, is accomplishing the true way, the Dhamma that is wholesome.”
5. “Master Gotama, the brahmins say this: ‘Since the work of the household life involves a great deal of activity, great functions, great engagements, and great undertakings, it is of great fruit. Since the work of those gone forth involves a small amount of activity, small functions, small engagements, and small undertakings, it is of small fruit.’ What does Master Gotama say about this?”
“Again, student, I speak about this after making an analysis; I do not speak about this one-sidedly. There is work involving a great deal of activity, great functions, great engagements, and great undertakings, which, when it fails, is of small fruit. There is work involving a great deal of activity, great functions, great engagements, and great undertakings, which, when it succeeds, is of great fruit.
There is work involving a small amount of activity, small functions, small engagements, and small undertakings, which, when it fails, is of small fruit. There is work involving a small amount of activity, small functions, small engagements, and small undertakings, which, when it succeeds, is of great fruit.
6. “What, [198] student, is that work involving a great deal of activity… which, when it fails, is of small fruit? Agriculture is that work involving a great deal of activity… which, when it fails, is of small fruit.
And what, student, is that work involving a great deal of activity… which, when it succeeds, is of great fruit? Agriculture again is that work involving a great deal of activity… which, when it succeeds, is of great fruit.
And what, student, is that work involving a small amount of activity… which, when it fails, is of small fruit? Trade is that work involving a small amount of activity… which, when it fails, is of small fruit.910
And what, student, is that work involving a small amount of activity… which, when it succeeds, is of great fruit? Trade again is that work involving a small amount of activity… which, when it succeeds, is of great fruit.
7. “Just as agriculture, student, is work that involves a great deal of activity… but is of small fruit when it fails, so the work of the household life involves a great deal of activity, great functions, great engagements, and great undertakings, but is of small fruit when it fails.
Just as agriculture is work that involves a great deal of activity… and is of great fruit when it succeeds, so the work of the household life involves a great deal of activity, great functions, great engagements, and great undertakings, and is of great fruit when it succeeds.
Just as trade is work that involves a small amount of activity… and is of small fruit when it fails, so the work of those gone forth involves a small amount of activity, small functions, small engagements, and small undertakings, and is of small fruit when it fails.
Just as trade is work that involves a small amount of activity… but is of great fruit when it succeeds, so [199] the work of those gone forth involves a small amount of activity, small functions, small engagements, and small undertakings, but is of great fruit when it succeeds.”
8. “Master Gotama, the brahmins prescribe five things for the performance of merit, for accomplishing the wholesome.”
“If it is not troublesome for you, student, please state in this assembly the five things that the brahmins prescribe for the performance of merit, for accomplishing the wholesome.”
“It is not troublesome for me, Master Gotama, when such venerable ones as yourself and others are sitting [in the assembly].”
“Then state them, student.”
9. “Master Gotama, truth is the first thing that the brahmins prescribe for the performance of merit, for accomplishing the wholesome. Asceticism is the second thing… Celibacy is the third thing… Study is the fourth thing… Generosity is the fifth thing that the brahmins prescribe for the performance of merit, for accomplishing the wholesome.
These are the five things that the brahmins prescribe for the performance of merit, for accomplishing the wholesome. What does Master Gotama say about this?”
“How then, student,911 among the brahmins is there even a single brahmin who says thus: ‘I declare the result of these five things having realised it myself with direct knowledge’?” — “No, Master Gotama.”
“How then, student, among the brahmins is there even a single teacher or teacher’s teacher back to the seventh generation of teachers who says thus: ‘I declare the result of these five things having realised it myself with direct knowledge’?” — “No, Master Gotama.” [200]
“How then, student, the ancient brahmin seers, the creators of the hymns, the composers of the hymns, whose ancient hymns that were formerly chanted, uttered, and compiled the brahmins nowadays still chant and repeat, repeating what was spoken, reciting what was recited — that is, Aṭṭhaka, Vāmaka, Vāmadeva, Vessāmitta, Yamataggi, Angirasa, Bhāradvāja, Vāseṭṭha, Kassapa, and Bhagu — did even these ancient brahmin seers say thus: ‘We declare the result of these five things having realised it ourselves with direct knowledge’?” — “No, Master Gotama.”
“So, student, it seems that among the brahmins there is not even a single brahmin who says thus: ‘I declare the result of these five things having realised it myself with direct knowledge.’ And among the brahmins there is not even a single teacher or a single teacher’s teacher back to the seventh generation of teachers, who says thus: ‘I declare the result of these five things having realised it myself with direct knowledge.’
And the ancient brahmin seers, the creators of the hymns, the composers of the hymns… even these ancient brahmin seers did not say thus: ‘We declare the result of these five things having realised it ourselves with direct knowledge.’
Suppose there were a file of blind men each in touch with the next: the first one does not see, the middle one does not see, and the last one does not see. So too, student, in regard to their statement the brahmins seem to be like a file of blind men: the first one does not see, the middle one does not see, and the last one does not see.”
10. When this was said, the brahmin student Subha, Todeyya’s son, was angry and displeased with the simile of the file of blind men, and he reviled, disparaged, and censured the Blessed One, saying: “The recluse Gotama will be worsted.”
Then he said to the Blessed One:
“Master Gotama, the brahmin Pokkharasāti of the Upamaññā clan, lord of the Subhaga Grove, says thus:912 ‘Some recluses and brahmins here claim superhuman states, distinctions in knowledge and vision worthy of the noble ones. But what they say [201] turns out to be ridiculous; it turns out to be mere words, empty and hollow. For how could a human being know or see or realise a superhuman state, a distinction in knowledge and vision worthy of the noble ones? That is impossible.’”
11. “How then, student, does the brahmin Pokkharasāti understand the minds of all recluses and brahmins, having encompassed them with his own mind?”
“Master Gotama, the brahmin Pokkharasāti does not even understand the mind of his slavewoman Puṇṇikā, having encompassed it with his own mind, so how could he understand thus the minds of all recluses and brahmins?”
12. “Student, suppose there were a man born blind who could not see dark and light forms, who could not see blue, yellow, red, or carmine forms, who could not see what was even and uneven, who could not see the stars or the sun and moon. He might say thus:
‘There are no dark and light forms, and no one who sees dark and light forms; there are no blue, yellow, red, or carmine forms, and no one who sees blue, yellow, red, or carmine forms; there is nothing even and uneven, and no one who sees anything even and uneven; there are no stars and no sun and moon, and no one who sees stars and the sun and moon.
I do not know these, I do not see these, therefore these do not exist.’ Speaking thus, student, would he be speaking rightly?”
“No, Master Gotama. There are dark and light forms, and those who see dark and light forms… there are the stars and the sun and moon, and those who see the stars and the sun and moon. [202] Saying, ‘I do not know these, I do not see these, therefore these do not exist,’ he would not be speaking rightly.”
13. “So too, student, the brahmin Pokkharasāti is blind and visionless. That he could know or see or realise a superhuman state, a distinction in knowledge and vision worthy of the noble ones — this is impossible. What do you think, student? What is better for those well-to-do brahmins of Kosala such as the brahmin Cankī, the brahmin Tārukkha, the brahmin Pokkharasāti, the brahmin Jāṇussoṇi, or your father, the brahmin Todeyya — that the statements they make accord with worldly convention or flaunt worldly convention?”
— “That they accord with worldly convention, Master Gotama.”
“What is better for them, that the statements they make be thoughtful or thoughtless?”
— “Thoughtful, Master Gotama.”
— “What is better for them, that they make their statements after reflecting or without reflecting?”
— “After reflecting, Master Gotama.”
— “What is better for them, that the statements they make be beneficial or unbeneficial?”
— “Beneficial, Master Gotama.”
14. “What do you think, student? If that is so, did the statement made by the brahmin Pokkharasāti accord with worldly convention or flaunt worldly convention?”
— “Was the statement made thoughtful or thoughtless?”
— “Thoughtless, Master Gotama.”
— “Was the statement made after reflecting or without reflecting?”
— “Without reflecting, Master Gotama.”
— “Was the statement made beneficial or unbeneficial?”
— “Unbeneficial, Master Gotama.” [203]
15. “Now there are these five hindrances, student. What are the five? The hindrance of sensual desire, the hindrance of ill will, the hindrance of sloth and torpor, the hindrance of restlessness and remorse, and the hindrance of doubt. These are the five hindrances. The brahmin Pokkharasāti is obstructed, hindered, blocked, and enveloped by these five hindrances. That he could know or see or realise a superhuman state, a distinction in knowledge and vision worthy of the noble ones — this is impossible.
16. “Now there are these five cords of sensual pleasure, student. What are the five? Forms cognizable by the eye that are wished for, desired, agreeable, and likeable, connected with sensual desire and provocative of lust. Sounds cognizable by the ear… Odours cognizable by the nose… Flavours cognizable by the tongue… Tangibles cognizable by the body that are wished for, desired, agreeable, and likeable, connected with sensual desire and provocative of lust.
These are the five cords of sensual pleasure. The brahmin Pokkharasāti is tied to these five cords of sensual pleasure, infatuated with them and utterly committed to them; he enjoys them without seeing the danger in them or understanding the escape from them. That he could know or see or realise a superhuman state, a distinction in knowledge and vision worthy of the noble ones — this is impossible.
17. “What do you think, student? Which of these two fires would have a [better] flame, colour, and radiance — a fire that might burn in dependence on fuel, such as grass and wood, or a fire that might burn independent of fuel, such as grass and wood?”
“If it were possible, Master Gotama, for a fire to burn independent of fuel such as grass and wood, that fire would have a [better] flame, colour, and radiance.”
“It is impossible, student, it cannot happen that a fire could burn independent of fuel such as grass or wood except through [the exercise of] supernormal power.
Like the fire that burns dependent on fuel such as grass and wood, I say, is the rapture [204] that is dependent on the five cords of sensual pleasure. Like the fire that burns independent of fuel such as grass and wood, I say, is the rapture that is apart from sensual pleasures, apart from unwholesome states. And what, student, is the rapture that is apart from sensual pleasures, apart from unwholesome states?
Here, quite secluded from sensual pleasures, secluded from unwholesome states, a bhikkhu enters upon and abides in the first jhāna, which is accompanied by applied and sustained thought, with rapture and pleasure born of seclusion. This is a rapture apart from sensual pleasures, apart from unwholesome states.
Again, with the stilling of applied and sustained thought, a bhikkhu enters upon and abides in the second jhāna, which has self-confidence and singleness of mind without applied and sustained thought, with rapture and pleasure born of concentration. This too is a rapture apart from sensual pleasures, apart from unwholesome states.
18. “Of those five things, student, that the brahmins prescribe for the performance of merit, for accomplishing the wholesome, which of the five do they prescribe as the most fruitful for the performance of merit, for accomplishing the wholesome?”
“Of those five things, Master Gotama, that the brahmins prescribe for the performance of merit, for accomplishing the wholesome, they prescribe generosity as the most fruitful for the performance of merit, for accomplishing the wholesome.”
19. “What do you think, student? Here a brahmin might be holding a great sacrifice, and two other brahmins would go there thinking to take part in that great sacrifice. One brahmin among them would think: ‘Oh, that only I might get the best seat, the best water, the best almsfood in the refectory; that no other brahmin might get the best seat, the best water, the best almsfood in the refectory!’
And it is possible that the other brahmin, not that brahmin, gets the best seat, the best water, the best almsfood in the refectory. Thinking about this, [205] the first brahmin might become angry and displeased. What kind of result do the brahmins describe for this?”
“Master Gotama, brahmins do not give gifts in such a way, thinking: ‘Let the others become angry and displeased because of this.’ Rather, brahmins give gifts motivated by compassion.”
“That being so, student, isn’t this the brahmins’ sixth basis for the performance of merit, that is, the motive of compassion?”913
“That being so, Master Gotama, this is the brahmins’ sixth basis for the performance of merit, that is, the motive of compassion.”
20. “Those five things, student, that the brahmins prescribe for the performance of merit, for accomplishing the wholesome — where do you often see those five things, among householders or among those gone forth?”
“Those five things, Master Gotama, that the brahmins prescribe for the performance of merit, for accomplishing the wholesome, I often see among those gone forth, seldom among householders.
For the householder has a great deal of activity, great functions, great engagements, and great undertakings: he does not constantly and invariably speak the truth, practise asceticism, observe celibacy, engage in study, or engage in generosity.
But one gone forth has a small amount of activity, small functions, small engagements, and small undertakings: he constantly and invariably speaks the truth, practises asceticism, observes celibacy, engages in study, and engages in generosity. Thus those five things that the brahmins prescribe for the performance of merit, for accomplishing the wholesome, I often see among those gone forth, seldom among householders.”
21. “Those five things, student, that the brahmins prescribe for the performance of merit, for accomplishing the wholesome, [206] I call equipment of the mind, that is, for developing a mind that is without hostility and without ill will.
Here, student, a bhikkhu is a speaker of truth. Thinking, ‘I am a speaker of truth,’ he gains inspiration in the meaning, gains inspiration in the Dhamma, gains gladness connected with the Dhamma. It is that gladness connected with the wholesome that I call an equipment of the mind.
Here, student, a bhikkhu is an ascetic… one who is celibate… one who engages in study… one who engages in generosity. Thinking, ‘I am one who engages in generosity,’ he gains inspiration in the meaning, gains inspiration in the Dhamma, gains gladness connected with the Dhamma. It is that gladness connected with the wholesome that I call an equipment of the mind.
Thus those five things that the brahmins prescribe for the performance of merit, for accomplishing the wholesome, I call equipment of the mind, that is, for developing a mind that is without hostility and without ill will.”
22. When this was said, the brahmin student Subha, Todeyya’s son, said to the Blessed One:
“Master Gotama, I have heard that the recluse Gotama knows the path to the company of Brahmā.”
“What do you think, student? Is the village of Naḷakāra near here, not far from here?”
“Yes, sir, the village of Naḷakāra is near here, not far from here.”
“What do you think, student? Suppose there was a man born and raised in the village of Naḷakāra, and as soon as he had left Naḷakāra they asked him about the path to the village. Would that man be slow or hesitant in answering?”
“No, Master Gotama. Why is that? Because that man has been born and raised in Naḷakāra, and is well acquainted with all the paths to the village.”
“Still, a man born and raised in the village of Naḷakāra [207] might be slow or hesitant in answering when asked about the path to the village, but a Tathāgata, when asked about the Brahma-world or the way leading to the Brahma-world, would never be slow or hesitant in answering.
I understand Brahmā, student, and I understand the Brahma-world, and I understand the way leading to the Brahma-world, and I understand how one should practise to reappear in the Brahma-world.”914
23. “Master Gotama, I have heard that the recluse Gotama teaches the path to the company of Brahmā. It would be good if Master Gotama would teach me the path to the company of Brahmā.”
“Then, student, listen and attend closely to what I shall say.”
“Yes, sir,” he replied. The Blessed One said this:
24. “What, student, is the path to the company of Brahmā?
Here a bhikkhu abides pervading one quarter with a mind imbued with loving-kindness, likewise the second, likewise the third, likewise the fourth;
so above, below, around, and everywhere, and to all as to himself, he abides pervading the all-encompassing world with a mind imbued with loving-kindness, abundant, exalted, immeasurable, without hostility, and without ill will. When the deliverance of mind by loving-kindness is developed in this way, no limiting action remains there, none persists there.
Just as a vigorous trumpeter could make himself heard without difficulty in the four quarters, so too, when the deliverance of mind by loving-kindness is developed in this way, no limiting action remains there, none persists there.915 This is the path to the company of Brahmā.
25–27. “Again, a bhikkhu abides pervading one quarter with a mind imbued with compassion… with a mind imbued with altruistic joy… with a mind imbued with equanimity, likewise the second, likewise the third, likewise the fourth;
so above, below, around, and everywhere, and to all as to himself, he abides pervading the all-encompassing world with a mind imbued with equanimity, abundant, exalted, [208] immeasurable, without hostility, and without ill will. When the deliverance of mind by equanimity is developed in this way, no limiting action remains there, none persists there.
Just as a vigorous trumpeter could make himself heard without difficulty in the four quarters, so too, when the deliverance of mind by equanimity is developed in this way, no limiting action remains there, none persists there. This too is the path to the company of Brahmā.”
28. When this was said, the brahmin student Subha, Todeyya’s son, said to the Blessed One:
“Magnificent, Master Gotama! Magnificent, Master Gotama! Master Gotama has made the Dhamma clear in many ways, as though he were turning upright what had been overturned, revealing what was hidden, showing the way to one who was lost, or holding up a lamp in the dark for those with eyesight to see forms.
I go to Master Gotama for refuge and to the Dhamma and to the Sangha of bhikkhus. Let Master Gotama remember me as a lay follower who has gone to him for refuge for life.
29. “And now, Master Gotama, we depart. We are busy and have much to do.”
“You may go, student, at your own convenience.”
Then the brahmin student Subha, Todeyya’s son, having delighted and rejoiced in the Blessed One’s words, rose from his seat, and after paying homage to the Blessed One, keeping him on his right, he departed.
30. Now on that occasion the brahmin Jāṇussoṇi was driving out of Sāvatthī in the middle of the day in an all-white chariot drawn by white mares.916 He saw the brahmin student Subha, Todeyya’s son, coming in the distance and asked him:
“Now where is Master Bhāradvāja coming from in the middle of the day?”
“Sir, I am coming from the presence of the recluse Gotama.”
“What does Master Bhāradvāja think of the recluse Gotama’s lucidity of wisdom? He is wise, is he not?” [209]
“Sir, who am I to know the recluse Gotama’s lucidity of wisdom? One would surely have to be his equal to know the recluse Gotama’s lucidity of wisdom.”
“Master Bhāradvāja praises the recluse Gotama with high praise indeed.”
“Sir, who am I to praise the recluse Gotama? The recluse Gotama is praised by the praised as best among gods and humans. Sir, those five things that the brahmins prescribe for the performance of merit, for accomplishing the wholesome, the recluse Gotama calls equipment of the mind, that is, for developing a mind that is without hostility and without ill will.”
31. When this was said, the brahmin Jāṇussoṇi got down from his all-white chariot drawn by white mares, and after arranging his upper robe on one shoulder, he extended his hands in reverential salutation towards the Blessed One and uttered this exclamation: “It is a gain for King Pasenadi of Kosala, it is a great gain for King Pasenadi of Kosala that the Tathāgata, accomplished and fully enlightened, lives in his realm.”