Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn trú ở Icchānankala (Y-xa-năng-già-la), tại khu rừng Icchānankala.
Lúc bấy giờ có rất nhiều Bà-la-môn danh tiếng và giàu có trú tại Icchānankala như Bà-la-môn Cankī, Bà-la-môn Tārukkha, Bà-la-môn Pokkharasāti, Bà-la-môn Jāṇussoṇi, Bà-la-môn Todeyya cùng rất nhiều Bà-la-môn danh tiếng và giàu có khác.
Rồi trong khi các thanh niên Bà-la-môn Vāseṭṭha và Bhāradvāja đang tản bộ du hành, câu chuyện sau đây được khởi lên: "Thế nào là một vị Bà-la-môn?"
Thanh niên Bhāradvāja nói như sau:
-- Nếu ai thiện sanh từ mẫu hệ và phụ hệ, huyết thống thanh tịnh cho đến bảy đời tổ phụ, không bị một vết nhơ nào, không bị một dèm pha nào về vấn đề huyết thống thọ sanh, như vậy là làm một vị Bà-la-môn.
Thanh niên Vāseṭṭha nói như sau:
-- Nếu ai có giới hạnh và thành tựu các cấm giới, như vậy là một vị Bà-la-môn.
Thanh niên Bà-la-môn Bhāradvāja không thể thuyết phục thanh niên Bà-la-môn Vāseṭṭha, và thanh niên Bà-la-môn Vāseṭṭha không thể thuyết phục thanh niên Bhāradvāja. Rồi thanh niên Bà-la-môn Vāseṭṭha nói với thanh niên Bà-la-môn Bhāradvāja:
-- Này Bhāradvāja, Sa-môn Gotama này là Thích tử, xuất gia từ dòng họ Thích-ca, nay đang trú ở Icchānankala, tại khu rừng Icchānankala. Tiếng đồn tốt đẹp sau đây được truyền đi về Tôn giả Gotama: "Ðây là Thế Tôn... Phật, Thế Tôn".
Này Tôn giả Bhāradvāja, chúng ta hãy đến Sa-môn Gotama, sau khi đến hãy hỏi Tôn giả Gotama về nghĩa lý này, và Sa-môn Gotama trả lời như thế nào, chúng ta sẽ như vậy thọ trì.
-- Thưa vâng.
Thanh niên Bà-la-môn Bhāradvāja vâng đáp thanh niên Vāseṭṭha.
Rồi thanh niên Bà-la-môn Vāseṭṭha và Bhāradvāja cùng đi đến Thế Tôn, sau khi đến, nói lên với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, thanh niên Bà-la-môn Vāseṭṭha dùng những bài kệ bạch Thế Tôn:
Chúng con cả hai người,
Ðược tôn xưng, tự nhận,
Là những bậc thông thái
Cả ba tập Vệ-đà.
Con là đệ tử Ngài,
Pokkharasati,
Còn vị thanh niên này,
Ðệ tử Tarukkha.
Ba Vệ-đà nói gì,
Chúng con đều thông đạt,
Văn cú và văn phạm,
Chúng con đều thấu hiểu,
Thuyết giảng và giải thích,
Thật giống bậc Ðạo sư.
Tôn giả Gotama,
Giữa hai người chúng con
Có sự tranh luận này,
Về huyết thống thọ sanh.
Bhāradvāja nói:
"Chính do sự thọ sanh".
Con nói: "Do hành động,
Mới thành Bà-la-môn".
Mong bậc có Pháp nhãn,
Hiểu cho là như vậy.
Cả hai người chúng con,
Không thể thuyết phục nhau.
Chúng con đến hỏi Ngài,
Bậc Chánh Giác tôn xưng.
Như trăng được tròn đầy,
Quần chúng đến chấp tay,
Ðảnh lễ và chiêm ngưỡng.
Cũng vậy, ở trong đời,
Quần chúng đến đảnh lễ,
Gotama Tôn giả.
Chúng con đến hỏi Ngài,
Bậc Pháp nhãn thế gian,
Bà-la-môn do sanh,
Hay chính do hành động?
Chúng con không được biết,
Hãy nói chúng con biết.
Ðức Thế Tôn bèn nói:
Này Ông Vāseṭṭha,
Ta trả lời cho Ông,
Thuận thứ và như thật,
Sự phân loại do sanh,
Của các loại hữu tình,
Chính do sự sanh đẻ,
Do sanh, có dị loại.
Hãy xem cỏ và cây,
Dầu chúng không nhận thức,
Chúng có tướng thọ sanh,
Do sanh, có dị loại.
Hãy xem loại côn trùng,
Bướm đêm, các loại kiến,
Chúng có tướng thọ sanh,
Do sanh, có dị loại.
Hãy xem loại bốn chân,
Loại nhỏ và loại lớn,
Chúng có tướng thọ sanh,
Do sanh, có dị loại.
Hãy xem loài bò sát,
Loại rắn, loại lưng dài,
Chúng có tướng thọ sanh,
Do sanh, có dị loại.
Hãy xem các loại cá,
Loại sinh sống trong nước,
Chúng có tướng thọ sanh,
Do sanh, có dị loại.
Hãy xem các loại chim,
Loại có cánh trên trời,
Chúng có tướng thọ sanh,
Do sanh, có dị loại.
Tùy theo sự thọ sanh,
Chúng có tướng tùy sanh.
Trong thế giới loài Người,
Tướng sanh không có nhiều.
Không ở đầu mái tóc,
Không ở tai, ở mắt,
Không ở miệng, ở mũi,
Không ở môi, ở mày,
Không ở cổ, ở nách,
Không ở bụng, ở lưng,
Không ở ngực, ở vú,
Không âm hộ, hành dâm.
Không ở tay, ở chân,
Không ở ngón, ở móng,
Không ở cổ chân, vế,
Không ở sắc, ở tiếng.
Không tướng, do tùy sanh,
Tùy sanh, loại sai khác.
Trên tự thân con người,
Không có gì đặc biệt.
Chỉ tùy theo danh xưng,
Loài Người được kêu gọi.
Ðối người tự sinh sống.
Chăn bò, lo ruộng đất,
Vāseṭṭha hãy biết,
Kẻ ấy là nông phu,
Không phải Bà-la-môn.
Ai sống theo nghề nghiệp,
Vāseṭṭha hãy biết,
Kẻ ấy là công thợ,
Không phải Bà-la-môn.
Ai sống nghề buôn bán,
Vāseṭṭha hãy biết,
Kẻ ấy là thương nhân,
Không phải Bà-la-môn.
Ai sống hầu hạ người,
Vāseṭṭha hãy biết,
Kẻ ấy là nô bộc,
Không phải Bà-la-môn.
Ai sống lấy của người,
Vāseṭṭha hãy biết,
Kẻ ấy là kẻ trộm,
Không phải Bà-la-môn.
Ai sống nghề cung tên,
Vāseṭṭha hãy biết,
Kẻ ấy là nhà binh,
Không phải Bà-la-môn.
Ai sống nghề tế tự,
Vāseṭṭha hãy biết,
Kẻ ấy là tế quan,
Không phải Bà-la-môn.
Ai sống giữa loài Người,
Thọ hưởng làng, quốc độ,
Vāseṭṭha hãy biết,
Kẻ ấy là vua chúa,
Không phải Bà-la-môn.
Và Ta không có gọi,
Kẻ ấy Bà-la-môn.
Chỉ vì do thọ sanh,
Dầu vị ấy cao sang,
Dầu vị ấy giàu có,
Nhưng còn ham thế lợi.
Không tham lam thế lợi,
Không chấp thủ sở hữu,
Kẻ ấy Ta mới gọi,
Chánh danh Bà-la-môn.
Vị đoạn tận kiết sử,
Không ai không sợ hãi,
Siêu việt mọi chấp trước,
Thoát ly các hệ phược,
Kẻ ấy Ta mới gọi,
Chánh danh Bà-la-môn.
Cắt dây thừng, dây ách,
Dây cương, cùng dây trói,
Quăng đi cây chắn ngang,
Kẻ ấy Ta mới gọi,
Bậc sáng suốt, giác ngộ,
Chánh danh Bà-la-môn.
Ai không lỗi, chịu đựng,
Nhiếc mắng cùng đánh trói,
Trang bị với nhẫn lực,
Kẻ ấy Ta mới gọi,
Chánh danh Bà-la-môn.
Không phẫn nộ, giữ luật,
Có giới hạnh không kiêu,
Nhiếp phục, thân tối hậu,
Kẻ ấy Ta mới gọi,
Chánh danh Bà-la-môn.
Như nước trên lá sen,
Hột cải trên đỉnh nhọn,
Không tham luyến dục vọng,
Kẻ ấy Ta mới gọi,
Chánh danh Bà-la-môn.
Ai biết ngay đời này
Khổ vì ngã đoạn tận,
Gánh nặng được đặt xuống,
Xa lìa các hệ phược,
Kẻ ấy Ta mới gọi,
Chánh danh Bà-la-môn.
Tuệ thâm sâu, có trí
Thiện xảo đạo phi đạo,
Ðích tối thượng đạt được,
Kẻ ấy Ta mới gọi,
Chánh danh Bà-la-môn.
Ai không còn liên hệ,
Cả tại gia, xuất gia,
Không nhà trú, thiểu dục,
Kẻ ấy Ta mới gọi,
Chánh danh Bà-la-môn.
Bỏ gậy đối chúng sanh,
Kẻ yếu cùng kẻ mạnh,
Không giết, không hại ai,
Kẻ ấy Ta mới gọi,
Chánh danh Bà-la-môn.
Giữa kẻ thù, không thù,
Giữa hung bạo, an tịnh,
Giữa chấp thủ, không chấp,
Kẻ ấy Ta mới gọi,
Chánh danh Bà-la-môn.
Dối, tham, sân, mạn, phú,
Ai bỏ rơi được chúng,
Như hột cải rơi khỏi.
Ðầu nhọn của mũi kim,
Kẻ ấy Ta mới gọi,
Chánh danh Bà-la-môn.
Ai dạy thật nhỏ nhẹ,
Nói lên lời chơn thực,
Không xúc chạm một ai,
Kẻ ấy Ta mới gọi,
Chánh danh Bà-la-môn.
Dài ngắn hay lớn nhỏ,
Thanh tịnh hay bất tịnh,
Ở đời vật dài ngắn,
Lớn, nhỏ, tịnh, bất tịnh,
Không lấy vật không cho,
Kẻ ấy Ta mới gọi,
Chánh danh Bà-la-môn.
Với ai không tham cầu,
Ðời này và đời sau,
Từ bỏ mọi tham cầu,
Ðoạn rời mọi hệ phược,
Kẻ ấy Ta mới gọi,
Chánh danh Bà-la-môn.
Ai không có chấp tàng,
Với trí đoạn nghi hoặc,
Ðạt nhập đáy bất tử.
Kẻ ấy Ta mới gọi,
Chánh danh Bà-la-môn.
Ở đời ai vượt khỏi,
Mọi buộc ràng thiện ác,
Không sầu, không bụi uế,
Kẻ ấy Ta mới gọi,
Chánh danh Bà-la-môn.
Ai không uế, thanh tịnh,
Không gợn, sáng như trăng,
Hỷ, hữu được đoạn trừ,
Kẻ ấy Ta mới gọi,
Chánh danh Bà-la-môn.
Ai vượt qua hiểm lộ,
Ác lộ, luân hồi, si,
Vượt khỏi, đến bờ kia,
Thiền tư, không dao động,
Ðoạn trừ mọi nghi hoặc,
An tịnh, không chấp trước,
Kẻ ấy Ta mới gọi,
Chánh danh Bà-la-môn.
Ở đời, bỏ dục vọng,
Không nhà, sống xuất gia,
Ðoạn trừ dục và hữu,
Kẻ ấy Ta mới gọi,
Chánh danh Bà-la-môn.
Ở đời, bỏ tham ác,
Không nhà, sống xuất gia,
Ðoạn trừ ác và hữu,
Kẻ ấy Ta mới gọi,
Chánh danh Bà-la-môn.
Ai từ bỏ nhân ách,
Vượt qua cả thiên ách,
Ðoạn trừ mọi ách nạn,
Thoát ly mọi hệ phược,
Kẻ ấy Ta mới gọi,
Chánh danh Bà-la-môn.
Từ bỏ lạc, bất lạc,
Thanh lương, không y trú,
Chiến thắng mọi thế giới,
Bậc anh hùng dũng mãnh,
Kẻ ấy Ta mới gọi,
Chánh danh Bà-la-môn.
Ai biết thật hoàn toàn,
Sự sanh diệt chúng sanh,
Không tham trước, Thiện Thệ,
Giác ngộ, đạt chánh giác,
Kẻ ấy Ta mới gọi,
Chánh danh Bà-la-môn.
Không biết chỗ sở thủ,
Thiên, Nhân, Càn-thát-bà,
Lậu hoặc được đoạn trừ,
Bậc Ứng Cúng, La-Hán,
Kẻ ấy Ta mới gọi,
Chánh danh Bà-la-môn.
Ai không có chấp trước,
Ðời trước, sau, đời này,
Không chấp, không sở hữu,
Kẻ ấy Ta mới gọi,
Chánh danh Bà-la-môn.
Ngưu vương, bậc Tối thắng,
Anh hùng, bậc Ðại sĩ,
Bậc Chinh phục, Bất động,
Tắm sạch, bậc Giác Ngộ,
Kẻ ấy Ta mới gọi,
Chánh danh Bà-la-môn.
Ai biết được đời trước,
Thấy được thiện, ác thú,
Ðạt được sanh diệt đoạn,
Kẻ ấy Ta mới gọi,
Chánh danh Bà-la-môn.
Ðiều thế giới cho gọi,
Là "tên" và "gia tộc",
Chỉ tục danh, thông danh,
Danh từ khởi nhiều chỗ.
Ðã lâu đời chấp trước,
Tà kiến của kẻ ngu,
Kẻ ngu tự tuyên bố,
Bà-la-môn do sanh.
Không phải do sanh đẻ,
Ðược gọi Bà-la-môn,
Không phải do sanh đẻ,
Gọi phi Bà-la-môn.
Chính do sự hành động
Ðược gọi Bà-la-môn,
Chính do sự hành động
Gọi phi Bà-la-môn.
Hành động làm nông phu,
Hành động làm công thợ,
Hành động làm lái buôn,
Hành động làm nô bộc.
Hành động làm ăn trộm,
Hành động làm nhà binh.
Hành động làm tế quan,
Hành động làm vua chúa.
Kẻ trí thấy hành động,
Như thật là như vậy.
Thấy rõ lý duyên khởi,
Biết rõ nghiệp dị thục.
Do nghiệp, đời luân chuyển
Do nghiệp, người luân hồi.
Nghiệp trói buộc chúng sanh,
Như trục xe quay bánh.
Do khổ hạnh, Phạm hạnh,
Tiết chế và chế ngự,
Tác thành Bà-la-môn.
Bà-la-môn như vậy,
Mới thật là tối thượng,
Ba Vệ-đà thành tựu,
An tịnh, tái sanh đoạn,
Vesettha nên biết,
Kẻ ấy được Phạm thiên,
Ðược Thiên chủ Sakka,
Biết đến thật tường tận.
Khi được nghe nói vậy, hai thanh niên Bà-la-môn Vāseṭṭha và Bhāradvāja bạch Thế Tôn:
-- Thật vi diệu thay, tôn giả Gotama ! Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama ! Như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho người bị lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc; cũng vậy, Chánh pháp đã được Thế Tôn dùng nhiều phương tiện trình bày, giải thích.
Thưa Tôn giả Gotama, nay con xin quy y Tôn giả Gotama, quy y Pháp và quy y chúng Tỷ-kheo. Mong Tôn giả Gotama nhận chúng con làm cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, chúng con trọn đời quy ngưỡng.
98. To Vāseṭṭha
Translated by: Bhikkhu Ñāṇamoli & Bhikkhu Bodhi
[115] 1. THUS HAVE I HEARD.900 On one occasion the Blessed One was living at Icchānangala, in the wood near Icchānangala.
2. Now on that occasion a number of well-known, well-to-do brahmins were staying at Icchānangala, that is, the brahmin Cankī, the brahmin Tārukkha, the brahmin Pokkharasāti, the brahmin Jāṇussoṇi, the brahmin Todeyya, and other well-known, well-to-do brahmins.
3. Then, while the brahmin students Vāseṭṭha and Bhāradvāja were walking and wandering for exercise, this discussion arose between them: “How is one a brahmin?” The brahmin student Bhāradvāja said:
“When one is well born on both sides, of pure maternal and paternal descent seven generations back, unassailable and impeccable in respect of birth, then one is a brahmin.”
The brahmin student Vāseṭṭha said: “When one is virtuous and fulfils the observances, then one is a brahmin.”
4. But the brahmin student Bhāradvāja could not [116] convince the brahmin student Vāseṭṭha, nor could the brahmin student Vāseṭṭha convince the brahmin student Bhāradvāja.
5. Then the brahmin student Vāseṭṭha addressed the brahmin student Bhāradvāja: “Sir, the recluse Gotama, the son of the Sakyans who went forth from a Sakyan clan, is living at Icchānangala, in the wood near Icchānangala. Now a good report of Master Gotama has been spread to this effect: ‘That Blessed One is accomplished, fully enlightened, perfect in true knowledge and conduct, sublime, knower of worlds, incomparable leader of persons to be tamed, teacher of gods and humans, enlightened, blessed.’
Come, Bhāradvāja, let us go to the recluse Gotama and ask him about this matter. As he answers, so we will remember it.” — “Yes, sir,” the brahmin student Bhāradvāja replied.
6. Then the two brahmin students, Vāseṭṭha and Bhāradvāja, went to the Blessed One and exchanged greetings with him. When this courteous and amiable talk was finished, they sat down at one side and the brahmin student Vāseṭṭha addressed the Blessed One in stanzas thus:
7. Vāseṭṭha
1. “We are both acknowledged to possess
The knowledge we claim of the Triple Veda,
For I am Pokkharasāti’s pupil
And he a pupil of Tārukkha.
2. We have attained full mastery
Over all that the Vedic experts teach;
Skilled in philology and grammar
We match our teachers in recitation. [117]
3. A dispute has arisen between us, Gotama,
Concerning the question of birth and class:
Bhāradvāja says one is a brahmin by birth,
While I hold one is a brahmin by action.901
Know this, O Seer, as our debate.
4. Since neither of us could convince the other,
Or make him see his point of view,
We have come to ask you, sir,
Widely famed to be a Buddha.
5. As people turn with palms upraised
Towards the moon when it starts to wax,
So in the world do they venerate you
And pay homage to you, Gotama.
6. So now we ask of you, Gotama,
The eye uprisen in the world:
Is one a brahmin by birth or action?
Explain to us who do not know
How we should recognise a brahmin.”
8. Buddha
7. “I teach you in order as they really are,
Vāseṭṭha,” said the Blessed One,
“The generic divisions of living beings;
For many are the kinds of birth.
8. Know first the grass and trees:
Though they lack self-awareness,
Their birth is their distinctive mark;
For many are the kinds of birth. [118]
9. Next come the moths and butterflies
And so on through to ants and termites:
Their birth is their distinctive mark;
For many are the kinds of birth.
10. Then know the kinds of quadrupeds
[Of varied sorts] both small and large:
Their birth is their distinctive mark;
For many are the kinds of birth.
11. Know those whose bellies are their feet,
To wit, the long-backed class of snakes:
Their birth is their distinctive mark;
For many are the kinds of birth.
12. Know too the water-dwelling fish
That pasture in the liquid world:
Their birth is their distinctive mark;
For many are the kinds of birth.
13. Next know the birds that wing their way
As they range in open skies:
Their birth is their distinctive mark;
For many are the kinds of birth.
9
14. “While in these births the differences
Of birth make their distinctive mark,
With humans no differences of birth
Make a distinctive mark in them.
15. Nor in the hairs nor in the head
Nor in the ears nor in the eyes
Nor in the mouth nor in the nose
Nor in the lips nor in the brows;
16. Nor in the shoulders or the neck
Nor in the belly or the back
Nor in the buttocks or the breast
Nor in the genitals or ways of mating;
17. Nor in the hands nor in the feet
Nor in the fingers or the nails
Nor in the knees nor in the thighs
Nor in their colour or in voice:
Here birth makes no distinctive mark
As with the other kinds of birth. [119]
18. In human bodies in themselves
Nothing distinctive can be found.
Distinction among human beings
Is purely verbal designation.902
10
19. “Who makes his living among men903
By agriculture, you should know
Is called a farmer, Vāseṭṭha;
He is not a brahmin.
20. Who makes his living among men
By varied crafts, you should know
Is called a craftsman, Vāseṭṭha;
He is not a brahmin.
21. Who makes his living among men
By merchandise, you should know
Is called a merchant, Vāseṭṭha;
He is not a brahmin.
22. Who makes his living among men
By serving others, you should know
Is called a servant, Vāseṭṭha;
He is not a brahmin.
23. Who makes his living among men
By stealing, you should know
Is called a robber, Vāseṭṭha;
He is not a brahmin.
24. Who makes his living among men
By archery, you should know
Is called a soldier, Vāseṭṭha;
He is not a brahmin.
25. Who makes his living among men
By priestly craft, you should know
Is called a chaplain, Vāseṭṭha;
He is not a brahmin.
26. Whoever governs among men
The town and realm, you should know
Is called a ruler, Vāseṭṭha;
He is not a brahmin.
11
27. “I call him not a brahmin
Because of his origin and lineage.
If impediments still lurk in him,
He is just one who says ‘Sir.’904
Who is unimpeded and clings no more:
He is the one I call a brahmin.
28. Who has cut off all fetters
And is no more by anguish shaken,
Who has overcome all ties, detached:
He is the one I call a brahmin. [120]
29. Who has cut each strap and thong,
The reins and bridle-band as well,
Whose cross-bar is lifted, the awakened one:
He is the one I call a brahmin.
30. Who endures without a trace of hate
Abuse, violence, and bondage too,
With strength of patience well arrayed:
He is the one I call a brahmin.
31. Who does not flare up with anger,
Dutiful, virtuous, and humble,
Subdued, bearing his final body:
He is the one I call a brahmin.
32. Who, like the rain on lotus leaves,
Or mustard seed on the point of an awl,
Clings not at all to sensual pleasures:
He is the one I call a brahmin.
33. Who knows right here within himself
The destruction of all suffering,
With burden lowered, and detached:
He is the one I call a brahmin.
34. Who with deep understanding, wise,
Can tell the path from the not-path
And has attained the goal supreme:
He is the one I call a brahmin.
35. Aloof alike from householders
And those gone into homelessness,
Who wanders without home or wish:
He is the one I call a brahmin.
36. Who has laid aside the rod
Against all beings frail or bold,
Who does not kill or have them killed:
He is the one I call a brahmin.
37. Who is unopposed among opponents,
Peaceful among those given to violence,
Who does not cling among those who cling:
He is the one I call a brahmin.
38. Who has dropped all lust and hate,
Dropped conceit and contempt,
Like mustard seed on the point of an awl:
He is the one I call a brahmin. [121]
39. Who utters speech free from harshness,
Full of meaning, ever truthful,
Which does not offend anyone:
He is the one I call a brahmin.
40. Who in the world will never take
What is not given, long or short,
Small or big or fair or foul:
He is the one I call a brahmin.
41. Who has no more inner yearnings
Regarding this world and the next,
Who lives unyearning and detached:
He is the one I call a brahmin.
42. Who has no more indulgences
No more perplexity since he knows;
Who has gained firm footing in the Deathless:
He is the one I call a brahmin.
43. Who has transcended all ties here
Of both merit and evil deeds,
Is sorrowless, stainless, and pure:
He is the one I call a brahmin.
44. Who, pure as the spotless moon,
Is clear and limpid, and in whom
Delight and being have been destroyed:
He is the one I call a brahmin.
45. Who has passed beyond the swamp,
The mire, saṁsāra, all delusion,
Who has crossed to the further shore
And meditates within the jhānas,
Is unperturbed and unperplexed,
Attained Nibbāna through no clinging:
He is the one I call a brahmin.
46. Who has abandoned sensual pleasures
And wanders here in homelessness
With sense desires and being destroyed:
He is the one I call a brahmin.
47. Who has abandoned craving too,
And wanders here in homelessness,
With craving and being both destroyed:
He is the one I call a brahmin.
48. Who leaves behind all human bonds
And has cast off the bonds of heaven,
Detached from all bonds everywhere:
He is the one I call a brahmin.
49. Who leaves behind delight and discontent,
Who is cool and acquisitionless,
The hero who has transcended the whole world:
He is the one I call a brahmin. [122]
50. Who knows how beings pass away
To reappear in many a mode,
Unclutching he, sublime, awake:
He is the one I call a brahmin.
51. Whose destination is unknown
To gods, to spirits, and to men,
An arahant with taints destroyed:
He is the one I call a brahmin.
52. Who has no impediments at all,
Before, behind, or in the middle,
Who is unimpeded and clings no more:
He is the one I call a brahmin.
53. The herd’s leader, perfected hero,
The great seer whose victory is won,
Unperturbed, cleansed, awakened:
He is the one I call a brahmin.
54. Who knows his manifold past lives
And sees the heavens and states of woe,
Who has reached the destruction of birth:
He is the one I call a brahmin.
12
55. “For name and clan are assigned
As mere designations in the world;
Originating in conventions,
They are assigned here and there.
56. For those who do not know this fact,
Wrong views have long underlain their hearts;
Not knowing, they declare to us:
‘One is a brahmin by birth.’
57. One is not a brahmin by birth,
Nor by birth a non-brahmin.
By action is one a brahmin,
By action is one a non-brahmin.
58. For men are farmers by their acts,905
And by their acts are craftsmen too;
And men are merchants by their acts,
And by their acts are servants too.
59. And men are robbers by their acts,
And by their acts are soldiers too;
And men are chaplains by their acts,
And by their acts are rulers too. [123]
13
60. “So that is how the truly wise
See action as it really is,
Seers of dependent origination,
Skilled in action and its results.906
61. Action makes the world go round,
Action makes this generation turn.
Living beings are bound by action
Like the chariot wheel by the linchpin.
62. Asceticism, the holy life,
Self-control and inner training —
By this one becomes a brahmin,
In this supreme brahminhood lies.907
63. One possessing the triple knowledge,
Peaceful, with being all destroyed:
Know him thus, O Vāseṭṭha,
As Brahmā and Sakka for those who understand.”
14. When this was said, the brahmin students Vāseṭṭha and Bhāradvāja said to the Blessed One: