Quay lại bản Việt dịch

Font chữ:
Font chữ:

97. Kinh Dhānañjāni

Dịch giả: Thích Minh Châu

Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở tại Rājagaha (Vương Xá), Veluvana (Trúc Lâm), tại Kalandakanivapa (chỗ nuôi dưỡng sóc).

Lúc bấy giờ, Tôn giả Sāriputta đang du hành tại Dakkhinagiri (Nam Sơn) cùng với đại chúng Tỷ-kheo. Một vị Tỷ-kheo sau khi an cư mùa mưa ở Rajagaha (Vương Xá) đi đến Dakkhinagiri và đi đến Tôn giả Sāriputta, sau khi đến nói lên với Tôn giả Sāriputta, những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, liền ngồi xuống một bên. Rồi Tôn giả Sāriputta nói với vị Tỷ-kheo ấy đang ngồi một bên:

-- Này Hiền giả, Thế Tôn có được không bệnh, mạnh khỏe không?

-- Thưa Hiền giả, Thế Tôn không bệnh và được mạnh khỏe.

-- Thưa Hiền giả, còn chúng Tỷ-kheo có được không bệnh và mạnh khỏe không?

-- Thưa Hiền giả, chúng Tỷ-kheo cũng không bệnh và được mạnh khỏe.

-- Ở đây, này Hiền giả, có Bà-la-môn tên là Dhānañjāni ở tại Tandulapala. Này Hiền giả, Bà-la-môn Dhānañjāni có được không bệnh và mạnh khỏe không?

-- Thưa Hiền giả, Bà-la-môn Dhānañjāni cũng không bệnh và được mạnh khỏe.

-- Này Hiền giả, Bà-la-môn Dhanajani có được không phóng dật không?

-- Thưa Hiền giả, làm sao Bà-la-môn Dhannajani có thể không phóng dật được! Thưa Hiền giả, Bà-la-môn Dhānañjāni ỷ thế vua, bóc lột các Bà-la-môn gia chủ, ỷ thế các Bà-la-môn gia chủ, bóc lột vua. Người vợ trước của Bà-la-môn có thành tín, cưới từ một gia đình có thành tín đã từ trần. Người vợ sau không có thành tín và cưới từ một gia đình không có thành tín.

-- Này Hiền giả, thật là một tin không tốt lành! Này Hiền giả, thật là một tin không tốt lành khi chúng ta được nghe Bà-la-môn Dhānañjāni phóng dật. Rất có thể chúng ta có dịp gặp Bà-la-môn Dhānañjāni, rất có thể sẽ có một cuộc đàm thoại.

Rồi Tôn giả Sāriputta sau khi ở tại Dakkhinagiri cho đến khi vừa ý, liền khởi hành đi Rajagaha (Vương Xá), tuần tự du hành và đến tại Vương Xá. Ở đây, Tôn giả Sāriputta trú ở Rajagaha, Veluvana, tại Kalandakanivapa.

Rồi Tôn giả Sāriputta đắp y vào buổi sáng, cầm y bát, đi vào Vương Xá để khất thực. Lúc bấy giờ Bà-la-môn Dhānañjāni đang cho vắt sữa bò ở ngoài thành. Tôn giả Sāriputta sau khi khất thực ở Vương Xá xong, sau buổi ăn, trên con đường khất thực trở về, đi đến Bà-la-môn Dhānañjāni. Bà-la-môn Dhānañjāni thấy Tôn giả Sāriputta từ xa đi tới, sau khi thấy, liền đi đến Tôn giả Sāriputta, sau khi đến liền thưa với Tôn giả Sāriputta:

-- Hãy uống sữa này và chờ cho đến giờ ăn cơm.

-- Thôi vừa rồi, Bà-la-môn. Hôm nay ta đã ăn xong. Ta sẽ ngồi nghỉ trưa ở một góc cây. Ông có thể đến đó.

-- Thưa vâng, Tôn giả.

Bà-la-môn Dhānañjāni vâng đáp Tôn giả Sāriputta. Rồi Bà-la-môn Dhānañjāni sau khi ăn sáng xong, liền đi đến Tôn giả Sāriputta, sau khi đến nói lên với Tôn giả Sāriputta những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, liền ngồi xuống một bên. Tôn giả Sāriputta nói với Bà-la-môn Dhānañjāni đang ngồi một bên:

-- Này Dhānañjāni, ông có không phóng dật không?

-- Thưa Tôn giả Sāriputta, làm sao chúng tôi có thể không phóng dật được, khi chúng tôi còn cha mẹ phải phụng dưỡng, còn vợ con phải nuôi dưỡng, còn đầy tớ, lao công phải nuôi dưỡng, còn có những trách nhiệm bạn bè thân hữu phải làm đối với bạn bè thân hữu, còn có những trách nhiệm bà con huyết thống phải làm đối với bà con huyết thống, còn có những trách nhiệm tân khách phải làm đối với tân khách, còn có những trách nhiệm tổ tiên phải làm đối với tổ tiên, còn có những trách nhiệm chư Thiên phải làm đối với chư Thiên, còn có những trách nhiệm vua chúa phải làm đối với vua chúa, lại còn thân này cần phải làm cho thỏa mãn và trưởng dưỡng!

-- Này Dhānañjāni, Ông nghĩ thế nào? Ở đây, có người vì cha mẹ làm các điều phi pháp, làm các điều bất chánh. Do nhân duyên làm các điều phi pháp, làm các điều bất chánh, các địa ngục quân kéo người ấy đến địa ngục. Người ấy làm được gì khi nói: "Tôi vì cha mẹ đã làm các điều phi pháp, đã làm các điều bất chánh. Chớ có để các địa ngục quân kéo tôi đến địa ngục"?

Hay cha mẹ của người ấy làm được gì khi nói: "Con chúng tôi vì cha mẹ đã làm các điều phi pháp, đã làm các điều bất chánh. Chớ có để các địa ngục quân kéo nó đến địa ngục"?

-- Thưa không được, Tôn giả Sāriputta. Các địa ngục quân vẫn quăng người ấy xuống địa ngục, dầu người ấy có khóc than.

-- Này Dhānañjāni, Ông nghĩ thế nào? Ở đây, có người vì vợ con làm các điều phi pháp, làm các điều bất chánh. Do nhân duyên làm các điều phi pháp, làm các điều bất chánh, các địa ngục quân kéo người ấy đến địa ngục. Người ấy làm được gì khi nói: "Tôi vì vợ con đã làm các điều phi pháp, đã làm điều bất chánh. Chớ có để các địa ngục quân kéo tôi đến địa ngục"?

Hay vợ con người ấy có làm được gì khi nói: "Chồng, cha tôi vì chúng tôi đã làm các điều phi pháp, đã làm các điều bất chánh. Chớ có để các địa ngục quân kéo chồng, cha tôi đến địa ngục"?

-- Thưa không được, Tôn giả Sāriputta. Các địa ngục quân vẫn quăng người ấy xuống địa ngục, dầu người ấy có khóc than.

-- Này Dhānañjāni, Ông nghĩ thế nào? Ở đây, có người vì đầy tớ lao công làm các điều phi pháp, làm các điều bất chánh. Do nhân duyên làm các điều phi pháp, làm các điều bất chánh, các địa ngục quân kéo người ấy đến địa ngục. Người ấy làm được gì khi nói: "Tôi vì các đầy tớ lao công đã làm các điều phi pháp, đã làm các điều bất chánh. Chớ có để các địa ngục quân kéo tôi đến địa ngục"? Hay các đầy tớ lao công có làm được gì khi nói: "Chủ chúng tôi vì chúng tôi đã làm các điều phi pháp, đã làm các điều bất chánh. Chớ có để các địa ngục quân kéo chủ chúng tôi đến địa ngục"?

-- Thưa không được, Tôn giả Sāriputta. Các địa ngục quân vẫn quăng người ấy xuống địa ngục, dầu người ấy có khóc than.

-- Này Dhānañjāni, Ông nghĩ thế nào? Ở đây, có người vì bạn bè thân hữu... dầu người ấy có khóc than.



Này Dhānañjāni, Ông nghĩ thế nào? Ở đây, có người vì các tân khách... dầu người ấy có khóc than.

Này Dhānañjāni, Ông nghĩ thế nào? Ở đây, có người vì tổ tiên... dầu người ấy có khóc than.

Này Dhānañjāni, Ông nghĩ thế nào? Ở đây, có người vì chư Thiên ... dầu người ấy có khóc than.

Này Dhānañjāni, Ông nghĩ thế nào? Ở đây, có người vì vua chúa... dầu người ấy có khóc than.

Này Dhānañjāni, Ông nghĩ thế nào? Ở đây, có người vì làm cho thỏa mãn, vì trưởng dưỡng cái thân làm các điều phi pháp, làm các điều bất chánh. Do nhân duyên làm các điều phi pháp, làm các điều bất chánh này, các địa ngục quân kéo người ấy đến địa ngục. Người ấy làm được gì khi người ấy nói: "Vì làm cho thỏa mãn, vì trưởng dưỡng cái thân, tôi đã làm các điều phi pháp, đã làm các điều bất chánh này. Chớ có để các địa ngục quân kéo tôi đến địa ngục"?

Hay các người khác có làm được gì khi họ nói: "Vì làm cho thỏa mãn, vì trưởng dưỡng cái thân, người này làm các điều phi pháp, làm các điều bất chánh này. Chớ có để các địa ngục quân kéo nó đến địa ngục"?

-- Thưa không được, Tôn giả Sāriputta. Các địa ngục quân vẫn quăng người ấy xuống địa ngục, dầu người ấy có khóc than.

-- Này Dhānañjāni, Ông nghĩ thế nào? Một người vì cha mẹ làm các điều phi pháp, làm các điều bất chánh, hay một người vì cha mẹ làm các điều đúng pháp, làm các điều chơn chánh, ai tốt đẹp hơn?

-- Thưa Tôn giả Sāriputta, người vì cha mẹ làm các điều phi pháp, làm các điều bất chánh, người ấy không tốt đẹp hơn. Và thưa Tôn giả Sāriputta, người vì cha mẹ làm các điều đúng pháp, làm các điều chơn chánh, người ấy tốt đẹp hơn. Thưa Tôn giả Sāriputta, hành trì đúng pháp, hành trì chơn chánh tốt đẹp hơn hành trì phi pháp, hành trì bất chánh.

-- Này Dhānañjāni, có những hành động khác có nhân, đúng pháp, với những hành động này có thể phụng dưỡng cha mẹ, không làm các điều ác, làm được các thiện hành.

Này Dhānañjāni, Ông nghĩ thế nào? Một người vì vợ con làm các điều phi pháp, làm các điều bất chánh, hay một người vì vợ con, làm các điều đúng pháp, làm các điều chơn chánh, ai tốt đẹp hơn?

-- Thưa Tôn giả Sāriputta, một người vì vợ con làm các điều phi pháp, làm các điều bất chánh, người ấy không tốt đẹp hơn. Và thưa Tôn giả Sāriputta, một người vì vợ con làm các điều đúng pháp, làm các điều chơn chánh, người ấy tốt đẹp hơn. Thưa Tôn giả Sāriputta, hành trì đúng pháp, hành trì chơn chánh tốt đẹp hơn hành trì phi pháp, hành trì bất chánh.

-- Này Dhānañjāni, có những hành động khác có nhân, đúng pháp, với những hành động này có thể nuôi dưỡng vợ con, không làm các điều ác, làm được các thiện hành.

Này Dhānañjāni, Ông nghĩ thế nào? Một người vì đầy tớ lao công làm các điều phi pháp, làm các điều bất chánh, hay một người vì đầy tớ lao công làm các điều đúng pháp, làm các điều chơn chánh, ai tốt đẹp hơn?

-- Thưa Tôn giả Sāriputta, người vì đầy tớ lao công làm các điều phi pháp, làm các điều bất chánh, người ấy không tốt đẹp hơn. Và thưa Tôn giả Sāriputta, người vì đầy tớ lao công làm các điều đúng pháp, làm các điều chơn chánh, người ấy tốt đẹp hơn. Thưa Tôn giả Sāriputta, hành trì đúng pháp, hành trì chơn chánh tốt đẹp hơn hành trì phi pháp, hành trì bất chánh.

-- Này Dhānañjāni, có những hành động khác có nhân, đúng pháp, với những hành động này có thể nuôi dưỡng đầy tớ lao công, không làm các điều ác, làm được các thiện hành.

Này Dhānañjāni, Ông nghĩ thế nào? Một người vì bạn bè thân hữu làm các điều phi pháp, làm các điều bất chánh, hay là người vì bạn bè thân hữu làm các điều đúng pháp, làm các điều chơn chánh, ai tốt đẹp hơn?

-- Thưa Tôn giả Sāriputta, người vị bạn bè thân hữu làm các điều phi pháp, làm các điều bất chánh, người ấy không tốt đẹp hơn. Và thưa Tôn giả Sāriputta, người vì bạn bè thân hữu làm các điều đúng pháp, làm các điều chơn chánh, người ấy tốt đẹp hơn. Thưa Tôn giả Sāriputta, hành trì đúng pháp, hành trì chơn chánh tốt đẹp hơn hành trì phi pháp, hành trì bất chánh.

-- Này Dhānañjāni, có những hành động khác có nhân, đúng pháp, với những hành động này có thể nuôi dưỡng bạn bè thân hữu, không làm các điều ác, làm được các thiện hành.

Này Dhānañjāni, Ông nghĩ thế nào? Một người vì bà con huyết thống làm các điều phi pháp, làm các điều bất chánh, hay một người vì bà con huyết thống làm các điều đúng pháp, làm các điều chơn chánh, ai tốt đẹp hơn?

-- Thưa Tôn giả Sāriputta, người vì bà con huyết thống làm các điều phi pháp, làm các điều bất chánh, người ấy không tốt đẹp hơn. Và thưa Tôn giả Sāriputta, người vì bà con huyết thống làm các điều đúng pháp, làm các điều chơn chánh, người ấy tốt đẹp hơn. Thưa Tôn giả Sāriputta, hành trì đúng pháp, hành trì chơn chánh tốt đẹp hơn hành trì phi pháp, hành trì bất chánh.

-- Này Dhānañjāni, có những hành động khác, có nhân, đúng pháp, với những hành động này có thể nuôi dưỡng bà con huyết thống, không làm các điều ác, làm được các thiện hành.

Này Dhānañjāni, Ông nghĩ thế nào? Một người vì tân khách làm các điều phi pháp, làm các điều bất chánh, hay một người vì tân khách làm các điều đúng pháp, làm các điều chơn chánh, ai tốt đẹp hơn?

-- Thưa Tôn giả Sāriputta, người vì tân khách làm các điều phi pháp, làm các điều bất chánh, người ấy không tốt đẹp hơn. Và thưa Tôn giả Sāriputta, người vì tân khách làm các điều đúng pháp, làm các điều chơn chánh, người ấy tốt đẹp hơn. Thưa Tôn giả Sāriputta, hành trì đúng pháp, hành trì chơn chánh tốt đẹp hơn hành trì phi pháp, hành trì bất chánh.

-- Này Dhānañjāni, có những hành động khác có nhân, đúng pháp, với những hành động này có thể làm các bổn phận tân khách đối với tân khách, không làm các điều ác, làm được các thiện hành.

Này Dhānañjāni, Ông nghĩ thế nào? Một người vì tổ tiên làm các điều phi pháp, làm các điều bất chánh, hay người vì tổ tiên làm các điều đúng pháp, làm các điều chơn chánh, ai tốt đẹp hơn?

-- Thưa Tôn giả Sāriputta, người vì tổ tiên làm các điều phi pháp, làm các điều bất chánh, người ấy không tốt đẹp hơn. Và thưa Tôn giả Sāriputta, người vì tổ tiên làm các điều đúng pháp, làm các điều chơn chánh, người ấy tốt đẹp hơn. Thưa Tôn giả Sāriputta, hành trì đúng pháp, hành trì chơn chánh tốt đẹp hơn hành trì phi pháp, hành trì bất chánh.

-- Này Dhānañjāni, có những hành động khác có nhân, đúng pháp, với những hành động này có thể làm được những trách nhiệm tổ tiên phải làm đối với các tổ tiên, không làm các điều ác, làm được các thiện hành.

Này Dhānañjāni, Ông nghĩ thế nào? Một người vì chư Thiên làm các điều phi pháp, làm các điều bất chánh, hay người vì chư Thiên làm các điều đúng pháp, làm các điều chơn chánh, ai tốt đẹp hơn?

-- Thưa Tôn giả Sāriputta, người vì chư Thiên làm các điều phi pháp, làm các điều bất chánh, người ấy không tốt đẹp hơn. Và thưa Tôn giả Sāriputta, người vì chư Thiên làm các điều đúng pháp, làm các điều chơn chánh, người ấy tốt đẹp hơn. Thưa Tôn giả Sāriputta, hành trì đúng pháp, hành trì chơn chánh tốt đẹp hơn hành trì phi pháp, hành trì bất chánh.

-- Này Dhānañjāni, có những hành động khác có nhân, đúng pháp, với những hành động này có thể làm được các trách nhiệm chư Thiên, phải làm đối với chư Thiên, không làm các điều ác, làm được các thiện hành.

Này Dhānañjāni, Ông nghĩ thế nào? Người vì vua chúa làm các điều phi pháp, làm các điều bất chánh, hay người vì vua chúa làm các điều đúng pháp, làm các điều chơn chánh, ai tốt đẹp hơn?

-- Thưa Tôn giả Sāriputta, người vì vua chúa làm các điều phi pháp, làm các điều bất chánh, người ấy không tốt đẹp hơn. Và thưa Tôn giả Sāriputta, người vì vua chúa làm các điều đúng pháp, làm các điều chơn chánh, người ấy tốt đẹp hơn. Thưa Tôn giả Sāriputta, hành trì đúng pháp, hành trì chơn chánh tốt đẹp hơn hành trì phi pháp, hành trì bất chánh.

-- Này Dhānañjāni, có những hành động khác có nhân, đúng pháp, có thể làm các trách nhiệm vua chúa phải làm đối với vua chúa, không làm các điều ác, làm được các thiện hành.

Này Dhānañjāni, Ông nghĩ thế nào? Người vì làm thỏa mãn, vì trưởng dưỡng cái thân làm điều phi pháp, làm các điều bất chánh, hay là người vì làm thỏa mãn, vì trưởng dưỡng cái thân, làm các điều đúng pháp, làm các điều chơn chánh, ai tốt đẹp hơn?

-- Thưa Tôn giả Sāriputta, người vì làm thỏa mãn, vì trưởng dưỡng cái thân làm các điều phi pháp, làm các điều bất chánh, người ấy không tốt đẹp hơn. Và thưa Tôn giả Sāriputta, người vì làm thỏa mãn, vì trưởng dưỡng cái thân làm các điều đúng pháp, làm các điều chơn chánh, người ấy tốt đẹp hơn. Thưa Tôn giả Sāriputta, hành trì đúng pháp, hành trì chơn chánh tốt đẹp hơn hành trì phi pháp, hành trì bất chánh.

-- Này Dhānañjāni, có những hành động khác có nhân, đúng pháp, với những hành động này có thể làm thỏa mãn, trưởng dưỡng cái thân, không làm các điều ác, làm được các thiện hành.

Bà-la-môn Dhānañjāni hoan hỷ tín thọ lời Tôn giả Sāriputta dạy, từ chỗ ngồi đứng dậy và ra đi.

Bà-la-môn Dhānañjāni sau một thời gian bị bệnh, khổ đau, bị trọng bệnh. Rồi Bà-la-môn Dhānañjāni cho gọi một người khác:

-- Ông hãy đi đến Thế Tôn, sau khi đến, hãy nhân danh ta cúi đầu đảnh lễ chân thế Tôn và thưa: "Bạch Thế Tôn, Bà-la-môn Dhānañjāni bị bệnh, khổ đau, bị bạo bệnh, xin cúi đầu đảnh lễ Thế Tôn".

Rồi Ông đi đến Tôn giả Sāriputta, sau khi đến, hãy nhân danh ta cúi đầu đảnh lễ Tôn giả Sāriputta, và thưa: "Thưa Tôn giả Sāriputta, Bà-la-môn Dhānañjāni bị bệnh, khổ đau, bị trọng bệnh, cúi đầu đảnh lễ Tôn giả Sāriputta và thưa: "Tôn giả, lành thay nếu Tôn giả Sāriputta vì lòng từ bi thương xót, đi đến trú xá của Bà-la-môn Dhānañjāni".

-- Thưa vâng, Tôn giả.
Người ấy vâng theo lời Bà-la-môn Dhānañjāni, đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ chân Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, người ấy bạch Thế Tôn:
-- Bạch Thế Tôn, Bà-la-môn Dhānañjāni bị bệnh, khổ đau, bị trọng bệnh, cúi đầu đảnh lễ chân Thế Tôn.

Rồi đi đến Tôn giả Sāriputta, sau khi đến đảnh lễ Tôn giả Sāriputta rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, người ấy thưa với Tôn giả Sāriputta:

-- Thưa Tôn giả, Bà-la-môn Dhānañjāni bị bệnh, khổ đau, bị trọng bệnh, cúi đầu đảnh lễ Tôn giả Sāriputta và thưa: "Thưa tôn giả, lành thay nếu Tôn giả Sāriputta vì lòng từ bi thương xót, đi đến trú xá của Bà-la-môn Dhānañjāni".
Tôn giả Sāriputta im lặng nhận lời.

Rồi Tôn giả Sāriputta đắp y, cầm y bát đi đến trú xá Bà-la-môn Dhānañjāni, sau khi đến, liền ngồi trên chỗ đã soạn sẵn. Sau khi ngồi, Tôn giả Sāriputta hỏi Bà-la-môn Dhānañjāni:

-- Ta mong, này Dhānañjāni, Ông có thể kham nhẫn; ta mong Ông có thể chịu đựng; ta mong khổ thọ được giảm thiểu, không có gia tăng, và sự giảm thiểu được rõ rệt, không có gia tăng!

-- Thưa Tôn giả Sāriputta, tôi không có thể kham nhẫn, tôi không có thể chịu đựng. Sự khổ thống của tôi gia tăng, không có giảm thiểu. Và sự gia tăng được rõ rệt, không có giảm thiểu.

Thưa Tôn giả Sāriputta, ví như một người lực sĩ chém đầu một người khác với một thanh kiếm sắc bén; cũng vậy, thưa Tôn giả Sāriputta, những ngọn gió kinh khủng thổi lên đau nhói trong đầu tôi. Thưa Tôn giả Sāriputta, tôi không có thể kham nhẫn, tôi không có thể chịu đựng. Những khổ thống của tôi gia tăng, không có giảm thiểu, sự gia tăng được rõ rệt, không có giảm thiểu.

Thưa Tôn giả Sāriputta, như một người lực sĩ lấy một dây nịt bằng da cứng quấn tròn quanh đầu rồi siết chặt; cũng vậy, thưa Tôn giả Sāriputta, tôi bị cảm đau đầu một cách kinh khủng. Thưa Tôn giả Sāriputta, tôi không có thể kham nhẫn, tôi không có thể chịu đựng. Những khổ thống của tôi gia tăng, không có giảm thiểu, sự gia tăng được rõ rệt, không có giảm thiểu.

Thưa Tôn giả Sāriputta, như một người đồ tể thiện xảo hay đệ tử người đồ tể cắt ngang bụng với con dao cắt thịt bò sắc bén; cũng vậy, thưa Tôn giả Sāriputta, một ngọn gió kinh khủng cắt ngang bụng của tôi. Thưa Tôn giả Sāriputta, tôi không có thể kham nhẫn, tôi không có thể chịu đựng. Những thống khổ của tôi gia tăng, không có giảm thiểu, sự gia tăng được rõ rệt, không có giảm thiểu.

Thưa Tôn giả Sāriputta, ví như hai người lực sĩ, sau khi nắm cánh tay của một người yếu hơn, nướng người ấy, đốt người ấy trên một hố than hừng; cũng vậy, thưa Tôn giả Sāriputta, một sức nóng kinh khủng khởi lên trong thân tôi. Thưa Tôn giả Sāriputta, tôi không có thể kham nhẫn, tôi không có thể chịu đựng. Những khổ thống của tôi gia tăng, không có giảm thiểu, sự gia tăng được rõ rệt, không có giảm thiểu.

-- Này Dhānañjāni, địa ngục hay bàng sanh, chỗ nào tốt hơn?

-- Thưa Tôn giả Sāriputta, bàng sanh tốt hơn địa ngục.

-- Này Dhānañjāni, bàng sanh hay cảnh ngạ quỷ, chỗ nào tốt hơn?

-- Thưa Tôn giả Sāriputta, cảnh ngạ quỷ tốt hơn bàng sanh.

-- Này Dhānañjāni, cảnh giới ngạ quỷ hay loài Người, chỗ nào tốt hơn?

-- Thưa Tôn giả Sāriputta, loài Người tốt hơn cảnh giới ngạ quỷ.

-- Này Dhānañjāni, loài Người hay Tứ thiên vương thiên, chỗ nào tốt hơn?

-- Thưa Tôn giả Sāriputta, Tứ thiên vương thiên tốt hơn loài Người.

-- Này Dhānañjāni, Tứ thiên vương thiên hay Tam thập tam thiên, chỗ nào tốt hơn?

-- Thưa Tôn giả Sāriputta, Tam thập tam thiên tốt hơn Tứ thiên vương thiên.

-- Này Dhānañjāni, Tam thập tam thiên hay Dạ-ma Thiên, chỗ nào tốt hơn?

-- Thưa Tôn giả Sāriputta, Dạ-ma thiên tốt hơn Tam thập tam thiên.

-- Này Dhānañjāni, Dạ-ma thiên hay Ðâu-suất-đà thiên (Tusita), chỗ nào tốt hơn?

-- Thưa Tôn giả Sāriputta, Ðâu-Suất-đà thiên tốt hơn Dạ-ma thiên.

-- Này Dhānañjāni, Ðâu-suất-đà thiên hay Hóa lạc thiên (Nimmanarati), chỗ nào tốt hơn?

-- Thưa Tôn giả Sāriputta, Hóa lạc thiên tốt hơn Ðâu-suất-đà thiên.

-- Này Dhānañjāni, Hóa lạc thiên hay Tha hóa tự tại thiên, chỗ nào tốt hơn?

-- Thưa Tôn giả Sāriputta, Tha hóa tự tại thiên tốt hơn Hóa lạc thiên.

-- Này Dhānañjāni, Tha hóa tự tại thiên hay Phạm thiên giới, chỗ nào tốt hơn?

-- Tôn giả Sāriputta đã nói: "Phạm thiên giới". Tôn giả Sāriputta đã nói: "Phạm thiên giới".

Rồi Tôn giả Sāriputta suy nghĩ: "Các vị Bà-la-môn này rất ái luyến Phạm thiên giới. Vậy ta hãy thuyết giảng con đường đưa đến cọng trú với Phạm thiên".

-- Này Dhānañjāni, ta sẽ thuyết giảng cho Ông con đường đưa đến cọng trú với Phạm thiên. Hãy nghe khéo tác ý, ta sẽ giảng.

-- Thưa vâng.
Bà-la-môn Dhānañjāni vâng đáp Tôn giả Sāriputta. Tôn giả Sāriputta thuyết như sau:

-- Này Dhānañjāni, thế nào là con đường đưa đến cọng trú với Phạm thiên? Ở đây, này Dhānañjāni, vị Tỷ-kheo an trú, biến mãn một phương với tâm câu hữu với từ, cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư. Như vậy cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú biến mãn với tâm câu hữu với từ quảng đại, vô biên, không hận, không sân. Này Dhānañjāni, như vậy là con đường đưa đến cọng trú với Phạm thiên.

Lại nữa, này Dhānañjāni, vị Tỷ-kheo an trú biến mãn một phương với tâm câu hữu với bi... an trú biến mãn một phương với tâm câu hữu với hỷ... an trú biến mãn một phương với tâm câu hữu với xả, cũng vậy phương thứ hai cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư. Như vậy cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú biến mãn với tâm câu hữu với xả, quảng đại, vô biên, không hận, không sân. Này Dhānañjāni, như vậy là con đường đưa đến cọng trú với Phạm thiên.

-- Vậy thưa Tôn giả Sāriputta, hãy nhân danh tôi cúi đầu đảnh lễ Thế Tôn và thưa: "Bạch Thế Tôn, Bà-la-môn Dhānañjāni bị bệnh, khổ đau, bị trọng bệnh, cúi đầu đảnh lễ chân Thế Tôn".

Rồi Tôn giả Sāriputta, dầu cho có những cảnh giới cao thượng hơn cần phải chứng, sau khi an trú Bà-la-môn vào Phạm thiên giới thấp kém, từ chỗ ngồi đứng dậy và ra đi. Và Bà-la-môn Dhānañjāni, sau khi Tôn giả Sāriputta ra đi không bao lâu, liền mệnh chung và được sanh lên Phạm thiên giới.

Rồi Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:

-- Này các Tỷ-kheo, dầu cho có những cảnh giới cao thượng hơn cần phải chứng, Sāriputta sau khi an trú Bà-la-môn Dhānañjāni vào Phạm thiên giới thấp kém, đã từ chỗ ngồi đứng dậy và ra đi.

Rồi Tôn giả Sāriputta đi đến Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn và ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Sāriputta bạch Thế Tôn:

-- Bạch Thế Tôn, Bà-la-môn Dhānañjāni bị bệnh, khổ đau, bị trọng bệnh, cúi đầu đảnh lễ chân Thế Tôn.

-- Này Sāriputta, vì sao, dầu cho có những cảnh giới cao thượng hơn cần phải chứng, Ông sau khi an trú Bà-la-môn Dhānañjāni vào Phạm thiên giới thấp kém, đã từ chỗ ngồi đứng dậy và ra đi?

-- Bạch Thế Tôn, con nghĩ như sau: "Những vị Bà-la-môn này rất luyến ái Phạm thiên giới". Do vậy con mới thuyết giảng con đường đưa đến cọng trú với Phạm thiên.

-- Và này Sāriputta, Bà-la-môn Dhānañjāni đã mệnh chung và sanh lên Phạm thiên giới.


97. To Dhānañjāni

Translated by: Bhikkhu Ñāṇamoli & Bhikkhu Bodhi

1. THUS HAVE I HEARD. On one occasion the Blessed One was living at Rājagaha in the Bamboo Grove, the Squirrels’ Sanctuary.

2. Now on that occasion the venerable Sāriputta was wandering in the Southern Hills with a large Sangha of bhikkhus. Then a certain [185] bhikkhu who had spent the Rains at Rājagaha went to the venerable Sāriputta in the Southern Hills and exchanged greetings with him. When this courteous and amiable talk was finished, he sat down at one side and the venerable Sāriputta asked him:

“Is the Blessed One well and strong, friend?”

“The Blessed One is well and strong, friend.”

“Is the Sangha of bhikkhus well and strong, friend?”

“The Sangha of bhikkhus too is well and strong, friend.”

“Friend, there is a brahmin named Dhānañjāni living at the Taṇḍulapāla Gate. Is that brahmin Dhānañjāni well and strong?”

“That brahmin Dhānañjāni too is well and strong, friend.”

“Is he diligent, friend?”

“How could he be diligent, friend? He plunders brahmin householders in the name of the king, and he plunders the king in the name of the brahmin householders. His wife, who had faith and came from a clan with faith, has died and he has taken another wife, a woman without faith who comes from a clan without faith.”

“This is bad news that we hear, friend. It is bad news indeed to hear that the brahmin Dhānañjāni has become negligent. Perhaps sometime or other we might meet the brahmin Dhānañjāni and have some conversation with him.”

3. Then, having stayed in the Southern Hills as long as he chose, the venerable Sāriputta set out to wander towards Rājagaha. Wandering by stages he eventually arrived at Rājagaha, and there he lived in the Bamboo Grove, the Squirrels’ Sanctuary.

4. Then, when it was morning, the venerable Sāriputta dressed, and taking his bowl and outer robe, went into Rājagaha for alms. [186] Now at that time the brahmin Dhānañjāni was having his cows milked in a cowshed outside the city. So when the venerable Sāriputta had wandered for alms in Rājagaha and had returned from his almsround, after his meal he went to the brahmin Dhānañjāni. The brahmin Dhānañjāni saw the venerable Sāriputta coming in the distance, and he went to him and said:

“Drink some of this fresh milk, Master Sāriputta, until it is time for the meal.”

“Enough, brahmin, I have finished my meal for today. I shall be at the root of that tree for the day’s abiding. You may come there.”

“Yes, sir,” he replied.

5. And then, after he had eaten his morning meal, the brahmin Dhānañjāni went to the venerable Sāriputta and exchanged greetings with him. When this courteous and amiable talk was finished, he sat down at one side and the venerable Sāriputta asked him:

“Are you diligent, Dhānañjāni?”

“How can we be diligent, Master Sāriputta, when we have to support our parents, our wife and children, and our slaves, servants, and workers; when we have to do our duty towards our friends and companions, towards our kinsmen and relatives, towards our guests, towards our departed ancestors, towards the deities, and towards the king; and when this body must also be refreshed and nourished?”

6. “What do you think, Dhānañjāni? Suppose someone here were to behave contrary to the Dhamma, to behave unrighteously for the sake of his parents, and then because of such behaviour the wardens of hell were to drag him off to hell. Would he be able [to free himself by pleading thus]: ‘It was for the sake of my parents that I behaved contrary to the Dhamma, that I behaved unrighteously, so let not the wardens of hell [drag me off] to hell’? [187]

Or would his parents be able [to free him by pleading thus]: ‘It was for our sake that he behaved contrary to the Dhamma, that he behaved unrighteously, so let not the wardens of hell [drag him off] to hell’?”

“No, Master Sāriputta. Even while he was crying out, the wardens of hell would fling him into hell.”

7–15. “What do you think, Dhānañjāni? Suppose someone here were to behave contrary to the Dhamma, to behave unrighteously for the sake of his wife and children…





for the sake of his slaves, servants, and workers…



for the sake of his friends and companions…

for the sake of his kinsmen and relatives…

for the sake of his guests… [188]

for the sake of his departed ancestors…

for the sake of the deities…

for the sake of the king…

for the sake of refreshing and nourishing this body, and because of such behaviour the wardens of hell were to drag him off to hell. Would he be able [to free himself by pleading thus]: ‘It was for the sake of refreshing and nourishing this body that I behaved contrary to the Dhamma, that I behaved unrighteously, so let not the wardens of hell [drag me off] to hell’?

Or would others be able [to free him by pleading thus]: ‘It was for the sake of refreshing and nourishing this body that he behaved contrary to the Dhamma, that he behaved unrighteously, so let not the wardens of hell [drag him off] to hell’?”

“No, Master Sāriputta. Even while he was crying out, the wardens of hell would fling him into hell.”

16. “What do you think, Dhānañjāni? Who is the better, one who for the sake of his parents behaves contrary to the Dhamma, behaves unrighteously, or one who for the sake of his parents behaves according to the Dhamma, behaves righteously?”

“Master Sāriputta, the one who for the sake of his parents behaves contrary to the Dhamma, behaves unrighteously, is not the better; the one who for the sake of his parents behaves according to the Dhamma, behaves righteously, is the better. Behavior in accordance with the Dhamma, righteous behavior, is better than behavior contrary to the Dhamma, unrighteous behavior.”

“Dhānañjāni, there are other kinds of work, profitable and in accordance with the Dhamma, by means of which one can support one’s parents and at the same time both avoid doing evil and practise merit. 17–25.

“What do you think, Dhānañjāni? Who is the better, one who for the sake of his wife and children… [189]…





for the sake of his slaves, servants, and workers…





for the sake of his friends and companions… [190]…





for the sake of his kinsmen and relatives…





for the sake of his guests…





for the sake of his departed ancestors…





for the sake of the deities…





[191]… for the sake of the king…





for the sake of refreshing and nourishing this body behaves contrary to the Dhamma, behaves unrighteously, or one who for the sake of refreshing and nourishing this body behaves according to the Dhamma, behaves righteously?”

“Master Sāriputta, the one who for the sake of refreshing and nourishing this body behaves contrary to the Dhamma, behaves unrighteously, is not the better; the one who for the sake of refreshing and nourishing this body behaves according to the Dhamma, behaves righteously, is the better. Behavior in accordance with the Dhamma, righteous behavior, is better than behavior contrary to the Dhamma, unrighteous behavior.”

“Dhānañjāni, there are other kinds of work, profitable and in accordance with the Dhamma, by means of which one can refresh and nourish this body and at the same time both avoid doing evil and practise merit.”

26. Then the brahmin Dhānañjāni, having delighted and rejoiced in the venerable Sāriputta’s words, rose from his seat and departed.

27. On a later occasion the brahmin Dhānañjāni became afflicted, suffering, and gravely ill. Then he told a man:

“Come, good man, [192] go to the Blessed One, pay homage in my name with your head at his feet, and say: ‘Venerable sir, the brahmin Dhānañjāni is afflicted, suffering, and gravely ill; he pays homage with his head at the Blessed One’s feet.’

Then go to the venerable Sāriputta, pay homage in my name with your head at his feet, and say: ‘Venerable sir, the brahmin Dhānañjāni is afflicted, suffering, and gravely ill; he pays homage with his head at the venerable Sāriputta’s feet.’ Then say thus: ‘It would be good, venerable sir, if the venerable Sāriputta would come to the house of the brahmin Dhānañjāni, out of compassion.’”

“Yes, venerable sir,” the man replied, and he went to the Blessed One, and after paying homage to the Blessed One, he sat down at one side and delivered his message.

Then he went to the venerable Sāriputta and after paying homage to the venerable Sāriputta, he delivered his message, saying:

“It would be good, venerable sir, if the venerable Sāriputta would come to the residence of the brahmin Dhānañjāni, out of compassion.” The venerable Sāriputta consented in silence.

28. Then the venerable Sāriputta dressed, and taking his bowl and outer robe, he went to the residence of the brahmin Dhānañjāni, sat down on a seat made ready, and said to the brahmin Dhānañjāni:

“I hope you are getting well, brahmin, I hope you are comfortable. I hope your painful feelings are subsiding and not increasing, and that their subsiding, not their increase, is apparent.”

29. “Master Sāriputta, I am not getting well, I am not comfortable. My painful feelings are increasing, not subsiding; their increase and not their subsiding is apparent.

Just as if [193] a strong man were splitting my head open with a sharp sword, so too, violent winds cut through my head. I am not getting well…

Just as if a strong man were tightening a tough leather strap around my head as a headband, so too, there are violent pains in my head. I am not getting well…

Just as if a skilled butcher or his apprentice were to carve up an ox’s belly with a sharp butcher’s knife, so too, violent winds are carving up my belly. I am not getting well…

Just as if two strong men were to seize a weaker man by both arms and roast him over a pit of hot coals, so too, there is a violent burning in my body. I am not getting well, I am not comfortable. My painful feelings are increasing, not subsiding; their increase and not their subsiding is apparent.”

30. “What do you think, Dhānañjāni? Which is better — hell or the animal realm?”

— “The animal realm, Master Sāriputta.”

— “Which is better — the animal realm or the realm of ghosts?”

— “The realm of ghosts, Master Sāriputta.”

— “Which is better — the realm of ghosts or the realm of human beings?”

— “Human beings, Master Sāriputta.” [194] “Which is better .

— Human beings or the gods of the heaven of the Four Great Kings?”

— “The gods of the heaven of the Four Great Kings, Master Sāriputta.”

— “Which is better — the gods of the heaven of the Four Great Kings or the gods of the heaven of the Thirty-three?”

— “The gods of the heaven of the Thirty-three, Master Sāriputta.”

— “Which is better — the gods of the heaven of the Thirty-three or the Yāma gods?”

— “The Yāma gods, Master Sāriputta.”

— “Which is better — the Yāma gods or the gods of the Tusita heaven?”

— “The gods of the Tusita heaven, Master Sāriputta.”

— “Which is better — the gods of the Tusita heaven or the gods who delight in creating?”

— “The gods who delight in creating, Master Sāriputta.”

— “Which is better — the gods who delight in creating or the gods who wield power over others’ creations?”

— “The gods who wield power over others’ creations, Master Sāriputta.”

31. “What do you think, Dhānañjāni? Which is better — the gods who wield power over others’ creations or the Brahma-world?”

— “Master Sāriputta said ‘the Brahma-world.’ Master Sāriputta said ‘the Brahma-world.’”

Then the venerable Sāriputta thought: “These brahmins are devoted to the Brahma-world. Suppose I teach the brahmin Dhānañjāni the path to the company of Brahmā?” [And he said:]

“Dhānañjāni, I shall teach you the path to the company of Brahmā. Listen and attend closely to what I shall say.”

— “Yes, sir,” he replied. [195] The venerable Sāriputta said this:

32. “What is the path to the company of Brahmā? Here, Dhānañjāni, a bhikkhu abides pervading one quarter with a mind imbued with loving-kindness, likewise the second, likewise the third, likewise the fourth; so above, below, around, and everywhere, and to all as to himself, he abides pervading the all-encompassing world with a mind imbued with loving-kindness, abundant, exalted, immeasurable, without hostility and without ill will. This is the path to the company of Brahmā.

33–35. “Again, Dhānañjāni, a bhikkhu abides pervading one quarter with a mind imbued with compassion… with a mind imbued with altruistic joy… with a mind imbued with equanimity, likewise the second, likewise the third, likewise the fourth; so above, below, around, and everywhere, and to all as to himself, he abides pervading the all-encompassing world with a mind imbued with equanimity, abundant, exalted, immeasurable, without hostility and without ill will. This too is the path to the company of Brahmā.”

36. “Then, Master Sāriputta, pay homage in my name with your head at the Blessed One’s feet, and say: ‘Venerable sir, the brahmin Dhānañjāni is afflicted, suffering, and gravely ill; he pays homage with his head at the Blessed One’s feet.’”

Then the venerable Sāriputta, having established the brahmin Dhānañjāni in the inferior Brahma-world, rose from his seat and departed while there was still more to be done.898 Soon after the venerable Sāriputta had left, the brahmin Dhānañjāni died and reappeared in the Brahma-world.

37. Then the Blessed One addressed the bhikkhus thus:

“Bhikkhus, Sāriputta, having established the brahmin Dhānañjāni in the inferior Brahma-world, rose from his seat and departed while there was still more to be done.”

38. Then the venerable Sāriputta went to the Blessed One, and after paying homage to him, he sat down at one side and said:

“Venerable sir, the brahmin Dhānañjāni is afflicted, suffering, and gravely ill; he pays homage with his head at the Blessed One’s feet.”

“Sāriputta, having established the brahmin Dhānañjāni [196] in the inferior Brahma-world, why did you rise from your seat and leave while there was still more to be done?”

“Venerable sir, I thought thus: ‘These brahmins are devoted to the Brahma-world. Suppose I teach the brahmin Dhānañjāni the path to the company of Brahmā.’”

“Sāriputta, the brahmin Dhānañjāni has died and has reappeared in the Brahma-world.”899





Close
Close