Quay lại bản Việt dịch

Font chữ:
Font chữ:

13. Kinh Tam Minh

Dịch giả: Thích Minh Châu

1. Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn đang du hành ở Kosala (Câu-tát-la) cùng với đại chúng Tỷ-kheo khoảng năm trăm vị và đi đến một làng Bà-la-môn ở Kosala tên là Manasākata. Tại đây, ở Manasākata, Thế Tôn trú tại một vườn xoài trên bờ sông Aciravatī (A-trí-la-phạt-để), phía Bắc làng Manasākata.

2. Lúc bấy giờ, nhiều Bà-la-môn trứ danh, đại phú hào ở tại Manasākata như Bà-la-môn Caṅkī (Thường-già), Bà-la-môn Tārukkha (Ða-lê-xa) Bà-la-môn Pokkharasāti (Phí-già-la-bà-la), Bà-la-môn Jāṇussoṇi (Sanh Lậu), Bà-la-môn Todeyya (Ðạo-đề-da) và nhiều Bà-la-môn trứ danh, đại phú hào khác.

3. Lúc bấy giờ, một cuộc nghị luận về chánh đạo và tà đạo khởi lên giữa Vāseṭṭha (Bà-tất-sá) và Bhāradvāja (Bạt-la-đà-phạn-xà) trong khi đi bách bộ để tĩnh dưỡng, vừa đi vừa suy nghĩ tư duy.

4. Thanh niên Bà-la-môn Vāseṭṭha nói:

- Ðây là trực đạo, đây là chánh đạo hướng đến, dẫn đến cộng trú với Phạm thiên cho những ai thực hành theo. Ðó là con đường do Bà-la-môn Pokkharasāti giảng dạy;

5. Thanh niên Bà-la-môn Bhāradvāja nói:

- Ðây là trực đạo, đây là chánh đạo hướng đến, dẫn đến cộng trú với Phạm thiên cho những ai thực hành theo, đó là con đường do Bà-la-môn Tārukkha giảng dạy.

6. Thanh niên Bà-la-môn Vāseṭṭha không thể thuyết phục được thanh niên Bà-la-môn Bhāradvāja và thanh niên Bà-la-môn Bhāradvāja, cũng không thể thuyết phục được thanh niên Bà-la-môn Vāseṭṭha.

7. Khi ấy thanh niên Bà-la-môn Vāseṭṭha nói với thanh niên Bà-la-môn Bhāradvāja:

- Này Bhāradvāja, Sa-môn Gotama là Thích tử, xuất gia từ dòng họ Thích-ca, nay trú ở Manasākata, tại một vườn xoài trên bờ sông Aciravatī, phía Bắc làng Manasākata. Tiếng đồn tốt đẹp sau đây được truyền đi về Tôn giả Gotama: "Ngài là Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn".

Này Bhāradvāja, hãy đến Sa-môn Gotama và hỏi Sa-môn Gotama về nghĩa lý này, và Sa-môn Gotama trả lời như thế nào, chúng ta sẽ như vậy thọ trì.

- Tôn giả, xin vâng!

Thanh niên Bà-la-môn Bhāradvāja trả lời với thanh niên Bà-la-môn Vāseṭṭha.

8. Lúc bấy giờ hai thanh niên Bà-la-môn Vāseṭṭha và Bhāradvāja đến Thế Tôn, khi đã đến liền nói những lời chào đón hỏi thăm xã giao với Thế Tôn và ngồi xuống một bên, khi ngồi xuống một bên, thanh niên Bà-la-môn Vāseṭṭha bạch Thế Tôn:

- Tôn giả Gotama, một cuộc nghị luận về chánh đạo và tà đạo khởi lên giữa hai chúng tôi trong khi đi bách bộ để tĩnh dưỡng vừa đi vừa suy nghĩ, tư duy.

Tôi nói như vầy: "Ðây là trực đạo, đây là chánh đạo, hướng đến, dẫn đến cộng trú với Phạm thiên cho những ai thực hành theo, đó là con đường do Bà-la-môn Pokkharasāti giảng dạy".

Thanh niên Bà-la-môn Bhāradvāja nói như vầy: "Ðây là trực đạo, đây là chánh đạo hướng đến, dẫn đến cộng trú với Phạm thiên cho những ai thực hành theo, đó là con đường do Bà-la-môn Tārukkha giảng dạy". Tôn giả Gotama , đó là sự tranh luận, sự luận chấp, đó là sự bất đồng ý kiến.

9. Này Vāseṭṭha, Ngươi nói như vầy: "Ðây là trực đạo, đây là chánh đạo, hướng đến, dẫn đến cộng trú với Phạm thiên cho những ai thực hành theo. Ðó là con đường do Bà-la-môn Pokkharasāti giảng dạy". Còn thanh niên Bà-la-môn Bhāradvāja nói như vầy: "Ðây là trực đạo, đây là chánh đạo hướng đến, dẫn đến cộng trú với Phạm thiên cho những ai thực hành theo, đó là con đường do Bà-la-môn Tārukkha giảng dạy". Này Vāseṭṭha, ở nơi đây tranh biện về vấn đề gì, luận chấp về vấn đề gì và bất đồng ý kiến về vấn đề gì?

10. - Tôn giả Gotama, về vấn đề chánh đạo và tà đạo. Tôn giả Gotama, nhiều Bà-la-môn thuyết dạy nhiều con đường sai khác như các vị Bà-la-môn Addhāriyā, các vị Bà-la-môn Tittiriyā, và các vị Bà-la-môn Chandokā, các vị Bà-la-môn Chandavā, các vị Bà-la-môn Brāhmacariyā - tất cả con đường này hướng đến, dẫn đến cộng trú với Phạm thiên cho những ai thực hành theo.

Tôn giả Gotama, như gần làng hay gần trị trấn có nhiều con đường sai khác, nhưng tất cả con đường này đều dẫn đến làng. Cũng vậy, Tôn giả Gotama, nhiều Bà-la-môn thuyết dạy nhiều con đường sai khác - như các Bà-la-môn Addhāriyā, các vị Bà-la-môn Tittiriyā, các vị Bà-la-môn Chandokā, các vị Bà-la-môn Chandāvā, các vị Bà-la-môn Brāhmacariyā. Tất cả con đường này hướng đến, dẫn đến cộng trú với Phạm thiên cho những ai thực hành theo.

- Này Vāseṭṭha, có phải Ngươi nói: "Chúng dẫn đến?" - Tôn giả Gotama, vâng, tôi nói: "Chúng dẫn đến".

- Này Vāseṭṭha, có phải Ngươi nói: "Chúng dẫn đến". - Tôn giả Gotama, vâng, tôi nói: "Chúng dẫn đến".

- Này Vāseṭṭha, có phải Ngươi nói: "Chúng dẫn đến". - Tôn giả Gotama, vâng, tôi nói: "Chúng dẫn dến".

12. - Thế nào Vāseṭṭha? Có Bà-la-môn nào trong những Bà-la-môn tinh thông ba tập Vệ-đà tận mặt đã thấy Phạm thiên?

- Tôn giả Gotama, không có vị nào.

- Thế nào Vāseṭṭha? Có tôn sư nào của các Bà-la-môn tinh thông ba tập Vệ-đà đã tận mặt thấy Phạm thiên?

- Tôn giả Gotama, không có vị nào.

- Thế nào Vāseṭṭha? Có Bà-la-môn nào cho đến bảy đời tôn sư và đại tôn sư của những vị Bà-la-môn tinh thông ba tập Vệ-đà đã tận mặt nhìn thấy Phạm thiên?

- Tôn giả Gotama, không có vị nào.

13. - Thế nào, này Vāseṭṭha. Những vị tu sĩ thời cổ trong các Bà-la-môn tinh thông ba tập Vệ-đà, những vị sáng tác các thần chú, những vị trì tụng thần chú mà xưa kia những thần chú được hát lên, được trì tụng, được ngâm vịnh và ngày nay những vị Bà-la-môn tinh thông ba tập Vệ-đà cũng hát lên, trì tụng và ngâm giảng như các vị Aṭṭhaka (A-sá-ca) Vāmaka (Bà-ma), Vāmadeva (Bà-ma-đề-bà), Vessāmitta (Tì-bà-thẩm-sá), Yamataggi (Gia-bà-đề-bà), Aṅgirasa (Ương-kỳ-sá), Bhāradvāja (Bạt-la-đà-phan-xà), Vāseṭṭha (Bà-tất-sá), Kassapa (Ca-diếp), Bhagu (Bà-cữu), những vị này có nói: "Chúng tôi biết, chúng tôi thấy chỗ ở Phạm thiên, chỗ đến Phạm thiên, chỗ đi Phạm thiên?"

- Tôn giả Gotama, không có vị nào.

14. - Này Vāseṭṭha, như vậy Ngươi nói không có một Bà-la-môn nào trong những vị tinh thông ba tập Vệ-đà đã tận mặt thấy Phạm thiên - không có một tôn sư nào của các Bà-la-môn tinh thông ba tập Vệ-đà đã tận mặt thấy Phạm thiên, không có một đại tôn sư nào của các Bà-la-môn tinh thông ba tập và đã tận mặt thấy Phạm thiên - không có một Bà-la-môn nào cho đến bảy đời đại tôn sư, tôn sư của những Bà-la-môn tinh thông ba tập Vệ-đà đã tận mắt thấy Phạm thiên, trong những tu sĩ thời cổ, trong các Bà-la-môn tinh thông ba tập Vệ-đà, những vị sáng tác các thần chú, những vị trì tụng thần chú mà xưa kia những thần chú được hát lên, được trì tụng, được ngâm vịnh và ngày nay những Bà-la-môn tinh thông ba tập Vệ-đà cũng hát lên, trì tụng và giảng dạy như các vị Aṭṭhaka, Vāmaka, Vāmadeva, Vessāmita, Yamataggi, Aṅgirasa, Bhāradvāja, Vāseṭṭha, Kassapa, Bhagu,

không có một vị nào đã nói: "Chúng tôi biết, chúng tôi thấy Phạm thiên ở đâu, Phạm thiên từ đâu đến, Phạm thiên sẽ đi đâu".

Như vậy, các Bà-la-môn tinh thông ba tập Vệ-đà đã nói: "Chúng tôi không biết, chúng tôi không thấy con đường đưa đến cộng trú với Phạm thiên, nhưng chúng tôi thuyết dạy con đường ấy: "Ðây là trực đạo, đây là chánh đạo hướng đến, dẫn đến cộng trú với Phạm thiên cho những ai thực hành theo".

Này Vāseṭṭha, Ngươi nghĩ thế nào? Sự kiện là như vậy thời có phải lời nói của những Bà-la-môn tinh thông ba tập Vệ-đà là không chánh xác, hợp lý?

- Tôn giả Gotama, sự kiện là như vậy thời lời nói của những Bà-la-môn tinh thông ba tập Vệ-đà là không chánh xác, hợp lý.

15. - Này Vāseṭṭha, những Bà-la-môn tinh thông ba tập Vệ-đà không biết, không thấy con đường đưa đến cộng trú với Phạm thiên mà thuyết dạy: "Ðây là trực đạo, đây là chánh đạo hướng đến, dẫn đến cộng trú với Phạm thiên cho những ai thực hành theo", thật không thể có sự kiện ấy.

Này Vāseṭṭha, ví như một chuỗi người mù ôm lưng nhau, người trước không thấy, người giữa cũng không thấy, người cuối cùng cũng không thấy.

Như vậy, này Vāseṭṭha lời nói của những Bà-la-môn tinh thông ba tập Vệ-đà, người đầu không thấy, giữa cũng không thấy, người cuối cùng cũng không thấy, giống như lời nói mù quáng. Lời nói của những Bà-la-môn tinh thông ba tập Vệ-đà như vậy là lời nói đáng chê cười, là lời nói suông, là lời nói không tưởng, là lời nói trống rỗng.

16. - Này Vāseṭṭha, nhà Ngươi nghĩ thế nào? Các Bà-la-môn tinh thông ba tập Vệ-đà như phần đông nhiều người khác - có thể thấy mặt trăng, mặt trời không, trong khi các vị này cầu khẩn, tán thán, vừa đi xung quanh, vừa chấp tay và đảnh lễ chỗ mặt trăng, mặt trời mọc và lặn?

- Thưa vâng, Tôn giả Gotama, các Bà-la-môn tinh thông ba tập Vệ-đà như phần đông nhiều người khác có thể thấy mặt trăng, mặt trời, trong khi các vị này cầu khẩn, tán thán, vừa đi xung quanh, vừa chấp tay đảnh lễ chỗ mặt trăng, mặt trời mọc và lặn.

17. - Này Vāseṭṭha, nhà Ngươi nghĩ thế nào? Các Bà-la-môn tinh thông ba tập Vệ-đà - như phần đông nhiều người khác thấy mặt trăng, mặt trời, trong khi các vị này cầu khẩn, tán thán, vừa đi xung quanh, vừa chấp tay và đảnh lễ chỗ mặt trăng mặt trời mọc và lặn, những vị này có thể thuyết dạy con đường đưa đến sự cộng trú với mặt trăng mặt trời không? Ðây là trực đạo, đây là chánh đạo hướng đến, dẫn đến cộng trú với mặt trăng, mặt trời cho những ai thực hành theo?

- Tôn giả Gotama, không thể được!

18. - Này Vāseṭṭha, Ngươi nói rằng các Bà-la-môn tinh thông ba tập Vệ-đà như phần đông nhiều người khác, thấy mặt trăng, mặt trời trong khi các vị này cầu khẩn tán thán, vừa đi xung quanh, vừa chấp tay và đảnh lễ chỗ mặt trăng, mặt trời mọc và lặn, những vị này không có thể thuyết dạy con đường đưa đến sự cộng trú với mặt trăng mặt trời: "Ðây là trực đạo, đây là chánh đạo hướng đến, dẫn đến cọng trú với mặt trăng, mặt trời cho những ai thực hành theo".

Ngươi cũng nói các Bà-la-môn tinh thông ba tập Vệ-đà không thể tận mắt thấy được Phạm thiên, các tôn sư của những Bà-la-môn tinh thông ba tập Vệ-đà không thể tận mắt thấy được Phạm thiên, các đại tôn sư các Bà-la-môn tinh thông ba tập Vệ-đà không thể tận mắt thấy được Phạm thiên, các Bà-la-môn cho đến bảy đời đại tôn sư, tôn sư của những Bà-la-môn tinh thông ba tập Vệ-đà không thể tận mắt thấy được Phạm thiên.

Ngươi cũng nói trong những tu sĩ thời cổ trong các Bà-la-môn tinh thông ba tập Vệ-đà, những vị sáng tác các thần chú, được hát lên, được trì tụng, được ngâm vịnh và ngày nay những Bà-la-môn cũng hát lên, trì tụng và giảng dạy - như các vị Atthaka, Vāmaka, Vāmadeva, Vessāmitta, Yamataggi, Anigirasa, Bhāradvāja, Vāseṭṭha, Kassapa, Bhagu,

không có một vị nào đã nói: "Chúng tôi biết, chúng tôi thấy Phạm thiên ở đâu, Phạm thiên từ đâu đến, Phạm thiên sẽ đi đâu". Như vậy các Bà-la-môn tinh thông ba tập Vệ-đà đã nói: "Chúng tôi không biết, chúng tôi không thấy con đường đưa đến cộng trú với Phạm thiên, nhưng chúng tôi thuyết dạy con đường ấy: "Ðây là trực đạo, đây là chánh đạo hướng đến, dẫn đến cộng trú với Phạm thiên cho những ai thực hành theo". Này Vāseṭṭha, nhà Ngươi nghĩ thế nào?

Sự kiện là như vậy, thời có phải lời nói của những Bà-la-môn tinh thông ba tập Vệ-đà là không chánh xác, hợp lý?"

- Tôn giả Gotama, sự kiện là như vậy, thời lời nói của những Bà-la-môn tinh thông ba tập Vệ-đà là không chánh xác, hợp lý.

- Lành thay, này Vāseṭṭha! Những Bà-la-môn tinh thông ba tập Vệ-đà không biết, không thấy con đường đưa đến cọng trú với Phạm thiên mà thuyết dạy: "Ðây là trực đạo, đây là chánh đạo hướng đến, dẫn đến cộng trú với Phạm thiên cho những ai thực hành theo". Thật không có sự kiện ấy.

19. Này Vāseṭṭha, như có người nói: "Tôi yêu và ái luyến một cô gái đẹp trong nước này". Có người hỏi: "Này bạn, cô gái đẹp mà Ông yêu và ái luyến ấy, Ông có biết là người giai cấp nào, là Sát-đế-lỵ, hay Bà-la-môn, hay Phệ-xá, hay Thủ-đà?" Khi được hỏi, người ấy trả lời không biết. Có người hỏi: "Này bạn, cô gái đẹp Ông yêu và ái luyến ấy, Ông có biết tên gì, họ gì, lớn người, thấp người hay người bậc trung? Da đen sẩm, da ngăm ngăm đen hay da hồng hào? Ở tại làng nào, ấp nào, hay thành phố nào?" Khi được hỏi vậy, người ấy trả lời không biết. Có người hỏi: "Này bạn, như vậy có phải Ông đã yêu và đã ái luyến một người Ông không biết, không thấy?"

Ðược hỏi vậy, vị ấy trả lời phải. Này Vāseṭṭha, Ngươi nghĩ thế nào? Sự kiện là như vậy, thời có phải lời nói của người kia là không chánh xác, hợp lý?

- Vâng phải, Tôn giả Gotama. Sự kiện là như vậy, thời lời nói của người kia không chánh xác, hợp lý.

20. - Cũng vậy, này Vāseṭṭha, Ngươi nói rằng các Bà-la-môn tinh thông ba tập Vệ-đà không thể tận mắt thấy được Phạm thiên, các đại tôn sư các Bà-la-môn tinh thông ba tập Vệ-đà không thể tận mắt thấy được Phạm thiên, các Bà-la-môn cho đến bảy đời đại tôn sư, tôn sư của những Bà-la-môn tinh thông ba tập Vệ-đà, không thể tận mắt thấy được Phạm thiên.

Ngươi cũng nói những tu sĩ thời cổ trong các Bà-la-môn tinh thông ba tập Vệ-đà, những vị sáng tác các thần chú, những vị trì tụng thần chú mà xưa kia các thần chú được hát lên, được trì tụng, được ngâm vịnh và ngày nay những Bà-la-môn tinh thông ba tập Vệ-đà cũng hát lên, cũng trì tụng và giảng dạy như các vị Atthaka, Vāmaka, Vāmadeva, Vessāmitta, Yamataggi, Angirasa, Bhāradvāja, Vāseṭṭha, Kassapa, Bhagu,

không có một vị nào đã nói: "Chúng tôi biết, chúng tôi thấy Phạm thiên ở đâu, Phạm thiên từ đâu đến, Phạm thiên sẽ đi đâu". Như vậy các Bà-la-môn tinh thông ba tập Vệ-đà đã nói: "Chúng tôi không biết, chúng tôi không thấy con đường đưa đến sự cộng trú với Phạm thiên nhưng chúng tôi thuyết dạy con đường ấy: "Ðây là trực đạo, đây là chánh đạo hướng đến, dẫn đến cộng trú với Phạm thiên cho những ai thực hành theo".

Này Vāseṭṭha, Ngươi nghĩ thế nào? Sự kiện là như vậy, thời có phải lời nói của những Bà-la-môn tinh thông ba tập Vệ-đà là không chánh xác, hợp lý?

- Tôn giả Gotama, sự kiện là như vậy thời lời nói của những Bà-la-môn tinh thông ba tập Vệ-đà là không chánh xác, hợp lý.

- Lành thay, Vāseṭṭha, những Bà-la-môn tinh thông ba tập Vệ-đà không biết, không thấy con đường đưa đến cộng trú với Phạm thiên mà thuyết dạy: "Ðây là trực đạo, đây là chánh đạo hướng đến, dẫn đến cộng trú với Phạm thiên cho những ai thực hành theo", thật không có sự kiện ấy.

21. Này Vāseṭṭha, như một người muốn xây tại ngã tư đường một cái thang để leo lên lầu. Có người hỏi: "Này bạn, Ông muốn xây một cái thang để leo lên lầu, vậy Ông có biết lầu ấy là về hướng Ðông, hay về hướng Tây, hay về hướng Bắc, hay về hướng Nam? Nhà lầu ấy cao hay thấp, hay trung bình?" Ðược hỏi vậy, vị ấy trả lời không biết. Có người hỏi: "Này bạn, như vậy có phải Ông xây một cái thang để leo lên một cái lầu mà Ông không biết, không thấy?" Hỏi vậy, vị ấy trả lời phải. Này Vāseṭṭha, ngươi nghĩ thế nào? Sự kiện là như vậy, thời có phải lời nói người kia không chánh xác, hợp lý?

- Vâng phải, bạch Thế Tôn. Sự kiện là như vậy thời lời nói của người kia là không chánh xác, hợp lý.

22. - Cũng vậy, này Vāseṭṭha. Ngươi nói rằng các Bà-la-môn tinh thông ba tập Vệ-đà không thể tận mắt thấy được Phạm thiên, các tôn sư các Bà-la-môn tinh thông ba tập Vệ-đà không thể tận mắt thấy được Phạm thiên, các đại tôn sư các Bà-la-môn tinh thông ba tập Vệ-đà không thể tận mắt thấy được Phạm thiên, các Bà-la-môn cho đến bảy đời đại tôn sư, tôn sư của những Bà-la-môn tinh thông ba tập Vệ-đà không thể tận mắt thấy được Phạm thiên.

Người cũng nói trong những ẩn sĩ thời cổ trong các Bà-la-môn tinh thông ba tập Vệ-đà, những vị sáng tác các thần chú, những vị trì tụng thần chú mà xưa kia những thần chú được hát lên, được trì tụng, được bình tán và ngày nay những Bà-la-môn tinh thông ba tập Vệ-đà cũng hát lên, trì tụng và giảng dạy - như các vị Atthaka, Vamaka, Vàmadeva, Vessàmitta, Yamataggi, Angirasa, Bhāradvāja, Vāseṭṭha, Kassapa, Bhagu,

không có một vị nào đã nói: "Chúng tôi biết, chúng tôi thấy Phạm thiên ở đâu, Phạm thiên từ đâu đến, Phạm thiên sẽ đi đâu?" Như vậy các Bà-la-môn tinh thông ba tập Vệ-đà đã nói: "Chúng tôi không biết, chúng tôi không thấy con đường đưa đến sự cộng trú với Phạm thiên nhưng chúng tôi thuyết dạy con đường ấy: "Ðây là trực đạo, đây là chánh đạo hướng đến, dẫn đến cộng trú với Phạm thiên cho những ai thực hành theo".

Này Vāseṭṭha, ngươi nghĩ thế nào? Sự kiện là như vậy thời có phải lời nói của những Bà-la-môn tinh thông ba tập Vệ-đà là không chánh xác, hợp lý?

- Tôn giả Gotama, sự kiện là như vậy thời lời nói của những Bà-la-môn tinh thông ba tập Vệ-đà là không chính xác hợp lý.

23. - Lành thay, Vāseṭṭha. Những Bà-la-môn tinh thông ba tập Vệ-đà không biết, không thấy con đường đưa đến cộng trú với Phạm thiên mà thuyết dạy: "Ðây là trực đạo, đây là chánh đạo hướng đến, dẫn đến cộng trú với Phạm thiên cho những ai thực hành theo". Thật không có sự kiện ấy.

24. Này Vāseṭṭha, như sông Aciravatī này, đầy tràn cho đến bờ khiến con quạ có thể uống được. Có người đến, có sự việc bên bờ bên kia, tìm đến bờ bên kia, hướng đến bờ bên kia và muốn lội qua bờ bên kia. Người đứng bờ bên này kêu bờ bên kia và nói: "Bờ bên kia, hãy lại đây! Bờ bên kia, hãy lại đây". Này Vāseṭṭha, Ngươi nghĩ thế nào? Có phải vì người kia kêu gọi bờ bên kia, vì cầu khẩn, vì hy vọng, vì tán thán mà bờ bên kia của sông Aciravatī đến bờ bên này không?

- Tôn giả Gotama, không thể vậy.

25. - Cũng vậy, này Vāseṭṭha, những Bà-la-môn tinh thông ba tập Vệ-đà, loại bỏ những pháp tác thành người Bà-la-môn, tuân theo những pháp không tác thành người Bà-la-môn, những vị này đã nói: "Chúng tôi cầu khẩn Indra (Nhân-đà-la), chúng tôi cầu khẩn Soma (Tô-ma), chúng tôi cầu khẩn Vanena (Bà-lưu-va), chúng tôi cầu khẩn Isāna (Y-sa-na), chúng tôi cầu khẩn Pajāpati (Sanh chủ), chúng tôi cầu khẩn Brahmā (Phạm thiên), chúng tôi cầu khẩn Mahiddhi (Ma-hi-đề), chúng tôi cầu khẩn Yama (Dạ-ma).

Này Vāseṭṭha, những Bà-la-môn tinh thông ba tập Vệ-đà ấy, loại bỏ những pháp tác thành người Bà-la-môn - vì kêu gọi, vì cầu khẩn, vì hy vọng, vì tán thán, sau khi thân hoại mạng chung, những vị ấy sẽ cộng trú với Phạm thiên - Thật không có sự kiện ấy.

26. - Này Vāseṭṭha, như sông Aciravatī này, đầy tràn cho đến bờ khiến con quạ có thể uống được. Có người đến, có sự việc bên bờ bên kia, tiến đến bờ bên kia, hướng đến bờ bên kia, và muốn lội qua bờ bên kia. Người này đứng bên bờ này kêu bờ bên kia và nói: "Bờ bên kia hãy lại đây! Bờ bên kia hãy lại đây!" Này Vāseṭṭha, Ngươi nghĩ thế nào? Có phải vì người kia kêu gọi bờ bên kia, vì cầu khẩn, vì hy vọng, vì tán thán mà bờ bên kia của sông Aciravatī đến bờ bên này không?

- Tôn giả Gotama, không thể vậy.

27. - Cũng vậy, này Vāseṭṭha, có năm pháp khiến dục lạc tăng thịnh. Năm pháp này được xem là sợi dây chuyền, sợi dây thắng trong giới luật của bậc Thánh. Thế nào là năm? Những sắc pháp do mắt cảm nhận khả ái, mỹ miều, thích thú, hấp dẫn, câu hữu với dục, ái lạc; những tiếng do tai cảm nhận... những hương do mũi cảm nhận... những vị do lưỡi cảm nhận.. những xúc do thân cảm nhận khả ái, mỹ miều, thích thú, hấp dẫn, câu hữu với dục lạc.

Này Vāseṭṭha, năm pháp khiến dục lạc tăng thịnh ấy, được xem là sợi dây chuyền, sợi dây thắng trong giới luật của bậc Thánh. Này Vāseṭṭha, năm pháp khiến dục lạc tăng thịnh ấy, các Bà-la-môn tinh thông ba tập Vệ-đà chấp trước, mê đắm, bị trói buộc, không thấy nguy hiểm của chúng, không nhận thức sự không thoát ly của chúng, đã tận hưởng năm pháp ấy.

28. - Này Vāseṭṭha, những Bà-la-môn tinh thông ba tập Vệ-đà, loại bỏ những pháp tác thành người Bà-la-môn, tuân theo những pháp không tác thành người Bà-la-môn, chấp trước, mê đắm, bị trói buộc, không thấy nguy hiểm của chúng, không nhận thức sự không thoát ly của chúng, tận hưởng chúng, bị trói buộc bởi sự trói buộc của dục lạc, sau khi thân hoại mạng chung sẽ cộng trú với Phạm thiên, thật không có sự kiện ấy.

29. - Này Vāseṭṭha, như sông Acivarati này, đầy tràn cho đến bờ khiến con quạ có thể uống được. Có người đến, có sự việc bên bờ bên kia, tìm đến bờ bên kia, hướng đến bờ bên kia và muốn lội qua bờ bên kia. Người này ở bên bờ này trùm đầu và nằm ngủ. Này Vāseṭṭha, nhà Ngươi nghĩ thế nào? Người ấy có thể từ bên này của sông Aciravatī đến bờ bên kia không?

- Tôn giả Gotama, không có thể được.

30. - Cũng vậy, này Vāseṭṭha, có năm triền cái được gọi là chướng ngại, cũng được gọi là triền cái, cũng được gọi là màn che, cũng được gọi là triền phược trong giới luật của bậc Thánh. Thế nào là năm? Dục cái, sân cái, hôn trầm thụy miên cái, trạo hối cái, nghi cái. Này Vāseṭṭha, năm triền cái này được gọi là chướng ngại, cũng được gọi là triền cái, cũng được gọi là màn che, cũng được gọi là triền phược.

Này Vāseṭṭha, các Bà-la-môn tinh thông ba tập Vệ-đà, bị chướng ngại, bị triền phược, bị che đậy, bị trói buộc bởi năm triền cái này, Này Vāseṭṭha, thật vậy, những Bà-la-môn tinh thông ba tập Vệ-đà, loại bỏ những pháp tác thành người Bà-la-môn, tuân theo những pháp không tác thành người Bà-la-môn, bị chướng ngại, bị triền phược, bị che đậy, bị trói buộc bởi năm triền cái, sau khi thân hoại mạng chung, sẽ cộng trú với Phạm thiên - Thật không thể có sự kiện ấy.

31. Này Vāseṭṭha, Ngươi nghĩ thế nào? Ngươi có nghe những Bà-la-môn niên cao lạp trưởng, tôn sư và đại tôn sư cùng nhau nói chuyện không?

Phạm thiên có dục ái hay không dục ái? - Tôn giả Gotama, không có dục ái.

- Có hận tâm hay không hận tâm? - Tôn giả Gotama, không có hận tâm.

- Có sân tâm hay không sân tâm? - Tôn giả Gotama, không có sân tâm.

- Có nhiễm tâm hay không có nhiễm tâm? - Tôn giả Gotama, không có nhiễm tâm.

- Có tự tại hay không có tự tại? - Tôn giả Gotama, có tự tại.

32. - Này Vāseṭṭha, Ngươi nghĩ thế nào?

Các Bà-la-môn tinh thông ba tập Vệ-đà có dục ái hay không dục ái? - Tôn giả Gotama, có dục ái.

- Có hận tâm hay không hận tâm? - Tôn giả Gotama, có hận tâm.

- Có sân tâm hay không có sân tâm? - Tôn giả Gotama, có sân tâm.

- Có nhiễm tâm hay không có nhiễm tâm? - Tôn giả Gotama, có nhiễm tâm.

- Có tự tại hay không có tự tại? - Tôn giả Gotama, không có tự tại.

33. - Này Vāseṭṭha, Ngươi nói rằng các Bà-la-môn tinh thông ba tập Vệ-đà là có tham ái, Phạm thiên không có tham ái. Giữa các Bà-la-môn tinh thông ba tập Vệ-đà là có tham ái với Phạm thiên không có tham ái, có thể có một sự cọng hành, cọng trú không?

- Tôn giả Gotama, không thể có được.

34. - Lành thay, Vāseṭṭha. Này Vāseṭṭha, những Bà-la-môn tinh thông ba tập Vệ-đà có dục ái ấy sau khi thân hoại mạng chung sẽ cộng trú với Phạm thiên - Thật không thể có sự kiện ấy.

35. - Này Vāseṭṭha, Ngươi nói rằng các Bà-la-môn tinh thông ba tập Vệ-đà có hận tâm, Phạm thiên không có hận tâm... các Bà-la-môn tinh thông ba tập Vệ-đà là có sân tâm, Phạm thiên không có sân tâm... các Bà-la-môn tinh thông ba tập Vệ-đà là có nhiễm tâm, Phạm thiên không có nhiễm tâm... các Bà-la-môn tinh thông ba tập Vệ-đà không có tự tại, Phạm thiên có tự tại.

Giữa các Bà-la-môn tinh thông ba tập Vệ-đà, không có tự tại với Phạm thiên có tự tại có thể có một sự cọng hành, cọng trú không?

- Tôn giả Gotama, không thể có được.

36. - Lành thay, Vāseṭṭha. Này Vāseṭṭha, những vị Bà-la-môn tinh thông ba tập Vệ-đà sau khi thân hoại mạng chung sẽ cộng trú với Phạm thiên - Thật không thể có sự kiện ấy.

Này Vāseṭṭha, ở đời các Bà-la-môn dầu có tinh thông ba tập Vệ-đà, khi các vị này ngồi (với sự tự tín), thật sự đang chìm (trong bùn lầy), và khi đang chìm (trong bùn lầy) phải sống trong thất vọng, lầm tưởng rằng đã đến cảnh giới an lạc hơn. Do vậy đối với những Bà-la-môn tinh thông Vệ-đà sự tinh thông ấy được gọi là bãi sa mạc không có nước, sự tinh thông ấy cũng được gọi là rừng rậm không có đường lối, sự tinh thông ấy cũng được gọi là sự bất hạnh.

37. Khi nghe vậy, thanh niên Bà-la-môn Vāseṭṭha bạch Thế Tôn:

- Tôn giả Gotama, tôi có nghe nói Sa-môn Gotama biết con đường đưa đến cộng trú với Phạm thiên.

- Này Vāseṭṭha, Ngươi nghĩ thế nào? Ở đây có người sinh trưởng ở Manasākata, nhưng chưa bao giờ rời khỏi chỗ này. Có người hỏi con đường đưa đến Manasākata. Này Vāseṭṭha, đối với người ấy đã sinh trưởng ở Manasākata, chắc không có gì nghi ngờ hay khó khăn thì phải?

- Tôn giả Gotama, thật không có gì nghi ngờ hay khó khăn. Vì cớ sao? Tôn giả Gotama, người ấy sinh trưởng ở Manasākata đều biết rõ tất cả con đường đưa đến Manasākata.

38. - Này Vāseṭṭha, đối với người ấy đã sinh trưởng Manasākata, còn có thể nghi ngờ và có khó khăn hỏi đến con đường đưa đến Manasākata nhưng đối với Như Lai thì không có nghi ngờ hay khó khăn gì khi hỏi đến Phạm thiên giới hay con đường đưa đến Phạm thiên giới! Này Vāseṭṭha, Ta biết đến Phạm thiên, Phạm thiên giới và con đường đưa đến Phạm thiên giới.

39. Khi nghe nói vậy, thanh niên Bà-la-môn Vāseṭṭha bạch Thế Tôn:

- Tôn giả Gotama, tôi đã nghe: "Sa-môn Gotama, giảng dạy con đường đưa đến cộng trú với Phạm thiên". Lành thay, nếu Sa-môn Gotama thuyết dạy con đường đưa đến cọng trú với Phạm thiên! Mong Tôn giả Gotama tế độ chúng Bà-la-môn!

- Này Vāseṭṭha, vậy hãy lóng nghe và khéo tác ý kỹ? Ta sẽ nói:

40. Này Vāseṭṭha, nay ở đời đức Như Lai xuất hiện, là bậc A-la-hán, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. Ðức Như Lai sau khi tự mình chứng ngộ với thượng trí, thế giới này với Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, gồm cả thế giới này với Sa-môn, Bà-la-môn, Trời, Người lại tuyên thuyết điều Ngài đã chứng ngộ.

Ngài thuyết pháp, sơ thiện, trung thiện, hậu thiện đầy đủ văn nghĩa, Ngài truyền dạy phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ thanh tịnh.

41. Người gia trưởng hay con vị gia trưởng, hay một người sinh ở giai cấp (hạ tiện) nào nghe pháp ấy. Sau khi nghe pháp, người ấy sanh lòng tín ngưỡng Như Lai. Khi có lòng tin ngưỡng ấy, vị này suy nghĩ: "Ðời sống gia đình đầy những triền phược, con đường đầy những bụi đời. Ðời sống xuất gia phóng khoáng như hư không. Thật rất khó cho một người sống ở gia đình có thể sống theo phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ, hoàn toàn thanh tịnh, trắng bạch như vỏ ốc.

Vậy ta nên cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà sa, xuất gia, từ bỏ gia đình". Một thời gian sau, người ấy bỏ tài sản nhỏ hay bỏ tài sản lớn, bỏ bà con quyến thuộc nhỏ hay bà con quyến thuộc lớn, cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà sa, và xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình.

42. Khi đã xuất gia như vậy, vị ấy sống chế ngự với sự chế ngự của giới bổn Pātimokkha, đầy đủ oai nghi chánh hạnh, thấy nguy hiểm trong những lỗi nhỏ nhặt, thọ lãnh và tu học trong giới pháp, thân nghiệp, ngữ nghiệp, thanh tịnh. Mạng sống trong sạch, giới hạnh đầy đủ, thủ hộ các căn, chánh niệm, tỉnh giác và biết tri túc.

43. Này Vāseṭṭha, thế nào là Tỷ-kheo giới hạnh cụ túc?

Ở đây, này Vāseṭṭha, Tỷ-kheo từ bỏ sát sinh, tránh xa sát sinh... do lạc thọ, tâm được định tĩnh... chứng và trú thiền thứ nhất, ... (như kinh Sa-môn quả, đoạn kinh số 43-75).

76. Vị ấy an trú, biến mãn một phương với tâm câu hữu với từ, cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư. Như vậy cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú biến mãn với tâm câu hữu với từ, quảng đại, vô biên, không hận, không sân.

77. Này Vāseṭṭha, như người lực sĩ thổi tù và khiến tiếng được nghe khắp bốn phương, không có gì khó khăn, cũng vậy này Vāseṭṭha, đối với mọi hình thức của sự sống, không có ai là vị ấy bỏ qua hay bỏ sót mà không biến mãn với tâm giải thoát, câu hữu với từ. Này Vāseṭṭha, đó là con đường đưa đến cộng trú với Phạm thiên.

78. Lại nữa, này Vāseṭṭha, vị Tỷ-kheo an trú, biến mãn một phương với tâm câu hữu với bi... với tâm câu hữu với hỷ... biến mãn một phương với tâm câu hữu với xả, cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư. Như vậy, cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú biến mãn với tâm câu hữu với xả, quảng đại, vô biên, không hận, không sân.

79. Này Vāseṭṭha, như người lực sĩ thổi tù và khiến tiếng được nghe khắp bốn phương, không có gì khó khăn, cũng vậy này Vāseṭṭha, đối với mọi hình thức của sự sống, không có ai là vị ấy bỏ qua hay bỏ sót mà không biến mãn với tâm giải thoát, cùng khởi với xả. Này Vāseṭṭha, đó là con đường đưa đến cộng trú với Phạm thiên.

80. Này Vāseṭṭha, Ngươi nghĩ thế nào?

Tỷ-kheo an trú như vậy là có dục ái hay không dục ái? - Tôn giả Gotama, không có dục ái. - Có hận tâm hay không có hận tâm? - Tôn giả Gotama, không có hận tâm. - Có sân tâm hay không có sân tâm? - Tôn giả Gotama, không có sân tâm. - Có nhiễm tâm hay không có nhiễm tâm? - Tôn giả Gotama, không có nhiễm tâm. - Có tự tại hay không có tự tại? - Tôn giả Gomata, có tự tại.

81. Này Vāseṭṭha, Ngươi nói Tỷ-kheo không có dục ái, Phạm thiên không có dục ái. Giữa Tỷ-kheo không có dục ái với Phạm thiên không có dục ái, có thể có một sự cọng hành, cọng trú không?

- Tôn giả Gotama, có thể có được.

- Lành thay, Vāseṭṭha. Này Vāseṭṭha, Tỷ-kheo sau khi tâm thân hoại mạng chung sẽ cọng trú với Phạm thiên. Thật có thể có sự kiện ấy.

Này Vāseṭṭha, Ngươi nói Tỷ-kheo không có hận tâm, Phạm thiên không có hận tâm... Tỷ-kheo không có nhiễm tâm, Phạm thiên không có nhiễm tâm. Tỷ-kheo có tự tại, Phạm Thiên có tự tại. Giữa Tỷ-kheo có tự tại với Phạm thiên có tự tại, có thể có một sự cọng hành, cọng trú không?

- Tôn giả Gotama, có thể có được.

- Lành thay, Vāseṭṭha. Này Vāseṭṭha, Tỷ-kheo sau khi thân hoại mạng chung sẽ cọng trú với Phạm thiên. Sự kiện ấy thật có thể có.

82. Khi nghe nói vậy, hai thanh niên Bà-la-môn Vāseṭṭha và Bharadvāja bạch Thế Tôn:

- Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Tôn giả Gotama, như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho kẻ bị lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy Chánh pháp đã được Thế Tôn dùng nhiều phương tiện trình bày.

Và nay chúng con xin quy y Tôn giả Gotama, quy y Pháp và quy y Tỷ-kheo Tăng. Mong Tôn giả Gotama nhận chúng con làm đệ tử; từ này trở đi cho đến mạng chung, chúng con trọn đời quy ngưỡng.

13. The Threefold Knowledge - The Way to Brahmā

Translated by: Maurice Walshe

[235] 1. THUS HAVE I HEARD. Once the Lord was touring Kosala with a large company of some five hundred monks. He came to a Kosalan Brahmin village called Manasākata, and stayed to the north of the village in a mango-grove on the bank of the River Aciravatī.

2. And at that time many very well-known and prosperous Brahmins were staying at Manasākata, including Cankī, Tārukkha, Pokkharasāti, Jāṇussoṇi, and Todeyya.

3. And Vāseṭṭha and Bhāradvāja went strolling along the road, and as they did so, an argument broke out between them on the subject of right and wrong paths.

4. The young Brahmin Vāseṭṭha said:

‘This is the only straight path, this is the direct path, the path of salvation that leads one who follows it to union with Brahmā, as is taught by the Brahmin Pokkharasāti!’249

5. And the young Brahmin Bhāradvāja said:

‘This is the only straight path... [236] as taught by the Brahmin Tārukkha!’

6. And Vāseṭṭha could not convince Bhāradvāja, nor could Bhāradvāja convince Vāseṭṭha.

7. Then Vāseṭṭha said to Bhāradvāja:

‘This ascetic Gotama is staying to the north of the village, and concerning this Blessed Lord a good report has been spread about... (as Sutta 4, verse 2).

Let us go to the ascetic Gotama and ask him, and whatever he tells us, we shall accept.’ And Bhāradvāja agreed.





8. So the two of them went to see the Lord. Having exchanged courtesies with him, they sat down to one side, and Vāseṭṭha said: ‘Reverend Gotama, as we were strolling along the road, we got to discussing right and wrong paths. I said:



“This is the only straight path... as is taught by the Brahmin Pokkharasāti”,

and Bhāradvāja said: “This is the only straight path...as is taught by the Brahmin Tārukkha.” This is our dispute, our quarrel, our difference.’ [237]

9. ‘So, Vāseṭṭha, you say that the way to union with Brahmā is that taught by the Brahmin Pokkharasāti, and Bhāradvāja says it is that taught by the Brahmin Tārukha. What is the dispute, the quarrel, the difference all about?’

10. ‘Right and wrong paths, Reverend Gotama. There are so many kinds of Brahmins who teach different paths: the Addhāriyā, the Tittiriyā, the Chandokā, the Chandāva, the Brāhmacariyā250 Brahmins — do all these ways lead to union with Brahmā?

Just as if there were near a town or village many different paths — do all these come together at that place? And likewise, do the ways of the various Brahmins... lead the one who follows them to union with Brahmā?’

11. ‘You say: “They lead”, Vāseṭṭha?’ ‘I say: “They lead”, Reverend Gotama.’

‘You say: “They lead”, Vāseṭṭha?’ ‘I say: “They lead”, Reverend Gotama.’

‘You say: “They lead”, Vāseṭṭha?’ ‘I say: “They lead”, Reverend Gotama.’ [238]

12. ‘But, Vāseṭṭha, is there then a single one of these Brahmins learned in the Three Vedas who has seen Brahmā face to face?’

‘No, Reverend Gotama.’

‘Then has the teacher’s teacher of any one of them seen Brahmā face to face?’

‘No, Reverend Gotama.’

‘Then has the ancestor seven generations back of the teacher of one of them seen Brahmā face to face?’

‘No, Reverend Gotama.’

13. ‘Well then, Vāseṭṭha, what about the early sages of those Brahmins learned in the Three Vedas, the makers of the mantras, the expounders of the mantras, whose ancient verses are chanted, pronounced and collected by the Brahmins of today, and sung and spoken about — such as Atthaka, Vāmaka, Vāmadeva, Vessāmitta, Yamataggi, Angirasa, Bhāradvāja, Vāseṭṭha, Kassapa, Bhagu251 - did they ever say: “We know and see when, how and where Brahmā appears”?’252

‘No, Reverend Gotama.’

14. ‘So, Vāseṭṭha, not one of these Brahmins learned in the Three Vedas has seen Brahmā face to face, nor has one of their teachers, or teacher’s teachers, [239] nor even the ancestor seven generations back of one of their teachers.

Nor could any of the early sages say: “We know and see when, how and where Brahmā appears.”

So what these Brahmins learned in the Three Vedas are saying is: “We teach this path to union with Brahmā that we do not know or see, this is the only straight path... leading to union with Brahmā.”

What do you think, Vāseṭṭha? Such being the case, does not what these Brahmins declare turn out to be ill-founded?’

‘Yes indeed, Reverend Gotama.’

15. ‘Well, Vāseṭṭha, when these Brahmins learned in the Three Vedas teach a path that they do not know or see, saying: “This is the only straight path ... ”, this cannot possibly be right.

Just as a file of blind men go on, clinging to each other, and the first one sees nothing, the middle one sees nothing, and the last one sees nothing253-

so it is with the talk of these Brahmins learned in the Three Vedas: the first one [240] sees nothing, the middle one sees nothing, the last one sees nothing. The talk of these Brahmins learned in the Three Vedas turns out to be laughable, mere words, empty and vain.

16. ‘What do you think, Vāseṭṭha? Do these Brahmins learned in the Three Vedas see the sun and moon just as other people do, and when the sun and moon rise and set do they pray, sing praises and worship with clasped hands?’

‘They do, Reverend Gotama.’

17. ‘What do you think, Vāseṭṭha? These Brahmins learned in the Three Vedas, who can see the sun and moon just as other people do, ... can they point out a way to union with the sun and moon, saying: “This is the only straight path... that leads to union with the sun and moon”?’

‘No, Reverend Gotama.’

18. ‘So, Vāseṭṭha, these Brahmins learned in the Three Vedas cannot point out a way to union with the sun and moon, which they have seen.

And, too, none of them has seen Brahmā face to face,...[241] nor has even the ancestor seven generations back of one of their teachers.



Nor could any of the early sages say: “We know and see when, how and where Brahmā appears.”

Does not what these Brahmins declare turn out to be ill-founded?’

‘Yes indeed, Reverend Gotama.’



19. ‘Vāseṭṭha, it is just as if a man were to say: “I am going to seek out and love the most beautiful girl in the country.” They might say to him: “... Do you know what caste she belongs to?” “No.” “Well, do you know her [242] name, her clan, whether she is tall or short..., dark or light-complexioned..., or where she comes from?” “No.” And they might say: “Well then, you don’t know or see the one you seek for and desire?”

and he would say: “No.” Does not the talk of that man turn out to be stupid?’

‘Certainly, Reverend Gotama.’

20. ‘Then, Vāseṭṭha, it is like this: not one of these Brahmins ... has seen Brahmā face to face, nor has one of their teachers ...’







‘Yes indeed, Reverend Gotama.’

‘That is right, Vāseṭṭha. When these Brahmins learned in the Three Vedas [243] teach a path that they do not know and see, this cannot possibly be right.

21. ‘Vāseṭṭha, it is just as if a man were to build a staircase for a palace at a crossroads. People might say: “This staircase for a palace — do you know whether the palace will face east or west, north or south, or whether it will be high, low or of medium height?” and he would say: “No.” And they might say: “Well then, you don’t know or see what kind of a palace you are building the staircase for?” and he would say: “No.” Does not the talk of that man turn out to be stupid?’

‘Certainly, Reverend Gotama.’

22 — 23. (as verse 20) [244]











24. ‘Vāseṭṭha, it is just as if this River Aciravatī were brimful of water so that a crow could drink out of it, and a man should come along wishing to cross over, to get to the other side, to get across, and, standing on this bank, were to call out: “Come here, other bank, come here!” What do you think, Vāseṭṭha? Would the other bank of the River Aciravatī come over to this side on account of that man’s calling, begging, requesting or wheedling?’

‘No, Reverend Gotama.’

25. ‘Well now, Vāseṭṭha, those Brahmins learned in the Three Vedas who persistently neglect what a Brahmin should do, and persistently do what a Brahmin should not do, declare: “We call on Indra, Soma, Varuna, Isana, Pajapati, Brahmā, Mahiddhi, Yama.”

But that such Brahmins who persistently [245] neglect what a Brahmin should do, ... will, as a consequence of their calling, begging, requesting or wheedling, attain after death, at the breaking-up of the body, to union with Brahmā — that is just not possible.

26. ‘Vāseṭṭha, it is just as if this River Aciravatī were brimful of water so that a crow could drink out of it, and a man should come wishing to cross over,... but he was bound and pinioned on this side by a strong chain, with his hands behind his back. What do you think, Vāseṭṭha? Would that man be able to get to the other side?’

‘No, Reverend Gotama.’

27. ‘In just the same way, Vāseṭṭha, in the Ariyan discipline these five strands of sense-desire are called bonds and fetters. Which five? Forms seen by the eye which are agreeable, loved, charming, attractive, pleasurable, arousing desire; sounds heard by the ear... ; smells smelt by the nose ... ; tastes savoured by the tongue...; contacts felt by the body which are agreeable,... arousing desire.

These five in the Ariyan discipline are called bonds and fetters. And, Vāseṭṭha, those Brahmins learned in the Three Vedas are enslaved, infatuated by these five strands of sense-desire, which they enjoy guiltily, unaware of danger, knowing no way out.

28. ‘But that such Brahmins learned in the Three Vedas, who persistently neglect what a Brahmin should do,...[246] who are enslaved by these five strands of sense-desire, ... knowing no way out, should attain after death, at the breaking-up of the body, to union with Brahmā — that is just not possible.

29. ‘It is just as if this River Aciravatī were brimful of water so that a crow could drink out of it, and a man should come along wishing to cross over... and were to lie down on this bank, covering his head with a shawl. What do you think, Vāseṭṭha? Would that man be able to get to the other side?’

‘No, Reverend Gotama.’

30. ‘In the same way, Vāseṭṭha, in the Ariyan discipline these five hindrances are called obstacles, hindrances, coverings-up, envelopings. Which five? The hindrance of sensuality, of ill-will, of sloth-and-torpor, of worry-and-flurry, of doubt. These five are called obstacles, hindrances, coverings-up, envelopings.

And these Brahmins learned in the Three Vedas are caught up, hemmed in, obstructed, entangled in these five hindrances. But that such Brahmins learned in the Three Vedas, who persistently neglect what a Brahmin should do... and who are caught up,... entangled in these five hindrances, should attain after death, at the breaking-up of the body, [247] to union with Brahmā - that is just not possible.

31. ‘What do you think, Vāsettha? What have you heard said by Brahmins who are venerable, aged, the teachers of teachers?

Is Brahmā encumbered with wives and wealth,254 or unencumbered?’ ‘Unencumbered, Reverend Gotama.’

‘Is he full of hate or without hate?’ ‘Without hate, Reverend Gotama.’

‘Is he full of ill-will or without ill-will?’ ‘Without ill-will, Reverend Gotama.’

‘Is he impure or pure?’ ‘Pure, Reverend Gotama.’

‘Is he disciplined255 or undisciplined?’ ‘Disciplined, Reverend Gotama.’

32. ‘And what do you think, Vāsettha?

Are the Brahmins learned in the Three Vedas encumbered with wives and wealth, or unencumbered?’ ‘Encumbered, Reverend Gotama.’

‘Are they full of hate or without hate?’ ‘Full of hate, Reverend Gotama.’

‘Are they full of ill-will or without ill-will?’ ‘Full of ill-will, Reverend Gotama.’

‘Are they impure or pure?’ ‘Impure, Reverend Gotama.’

‘Are they disciplined or undisciplined?’ ‘Undisciplined, Reverend Gotama.’

33. ‘So, Vāsettha, the Brahmins learned in the Three Vedas are encumbered with wives and wealth, and Brahmā is unencumbered. Is there any communion, anything in common between these encumbered Brahmins and the unencumbered Brahmā?’

‘No, Reverend Gotama.’

34. ‘That is right, Vāsettha. That these encumbered Brahmins, learned in the Three Vedas, should after death, at the breaking-up of the body, [248] be united with the unencumbered Brahmā — that is just not possible.

35. ‘Likewise, do these Brahmins learned in the Three Vedas and full of hate..., full of ill-will..., impure..., undisciplined, have any communion, anything in common with the disciplined Brahmā?’



‘No, Reverend Gotama.’

36. ‘That is right, Vāseṭṭha. That these undisciplined Brahmins should after death be united with Brahmā is just not possible.

But these Brahmins learned in the Three Vedas, having sat down on the bank, sink down despairingly, thinking maybe to find a dry way across. Therefore their threefold knowledge is called the threefold desert, the threefold wilderness, the threefold destruction.’

37. At these words Vāseṭṭha said: ‘Reverend Gotama, I have heard them say:

“The ascetic Gotama knows the way to union with Brahmā.”’

‘What do you think, Vāseṭṭha? Suppose there were a man here born and brought up in Manasākata, and somebody who had come from Manasākata and [249] and had missed the road should ask him the way. Would that man, born and bred in Manasākata, be in a state of confusion or perplexity?’

‘No, Reverend Gotama. And why not? Because such a man would know all the paths.’

38. ‘Vāseṭṭha, it might be said that such a man on being asked the way might be confused or perplexed — but the Tathagata, on being asked about the Brahmā world and the way to get there, would certainly not be confused or perplexed. For, Vāseṭṭha, I know Brahmā and the world of Brahmā, and the way to the world of Brahmā, and the path of practice whereby the world of Brahmā may be gained.’

39. At this Vāseṭṭha said:

‘Reverend Gotama, I have heard them say: “The ascetic Gotama teaches the way to union with Brahmā.” It would be good if the Reverend Gotama were to teach us the way to union with Brahmā, may the Reverend Gotama help the people of Brahmā!’

‘Then, Vāsettha, listen, pay proper attention, and I will tell you.’ ‘Very good, Reverend Sir’, said Vāseṭṭha. The Lord said:

40 — 75. ‘Vāseṭṭha, a Tathagata arises in the world, an Arabant, fully-enlightened Buddha, endowed with wisdom and conduct, Well-Farer, Knower of the worlds, incomparable Trainer of men to be tamed, Teacher of gods and humans, enlightened and blessed. He, having realised it by his own super-knowledge, proclaims this world with its devas, māras and Brahmās, its princes and people.

He preaches the Dhamma which is lovely in its beginning, lovely in its middle, lovely in its ending, in the spirit and in the letter, and displays the fully-perfected and purified holy life. [250]









A disciple goes forth, practises the moralities, attains the first jhāna (as Sutta 2, verses 43-75).

76. ‘Then, with his heart filled with loving-kindness, he dwells suffusing one quarter, [251] the second, the third, the fourth. Thus he dwells suffusing the whole world, upwards, downwards, across, everywhere, always with a heart filled with loving-kindness, abundant, unbounded,256 without hate or ill-will.

77. ‘Just as if a mighty trumpeter were with little difficulty to make a proclamation to the four quarters, so by this meditation, Vāseṭṭha, by this liberation of the heart through loving-kindness he leaves nothing untouched, nothing unaffected in the sensuous sphere.257 This, Vāseṭṭha, is the way to union with Brahmā.

78. ‘Then with his heart filled with compassion,... with sympathetic joy, with equanimity he dwells suffusing one quarter, the second, the third, the fourth. Thus he dwells suffusing the whole world, upwards, downwards, across, everywhere, always with a heart filled with equanimity, abundant, unbounded, without hate or ill-will.

79. ‘Just as if a mighty trumpeter were with little difficulty to make a proclamation to the four quarters, so by this meditation, Vāsettha, by this liberation of the heart through compassion,... through sympathetic joy,... through equanimity, he leaves nothing untouched, nothing unaffected in the sensuous sphere. This, Vāsettha, is the way to union with Brahmā.

80. ‘What do you think, Vāseṭṭha?

Is a monk dwelling thus encumbered with wives and wealth or unencumbered?’ ‘Unencumbered, Reverend Gotama.

He is without hate...,

without ill-will...,



pure and disciplined, Reverend Gotama.’ [252]

81. ‘Then, Vāseṭṭha, the monk is unencumbered, and Brahmā is unencumbered. Has that unencumbered monk anything in common with the unencumbered Brahmā?’

‘Yes indeed, Reverend Gotama.’

‘That is right, Vāsettha. Then that an unencumbered monk, after death, at the breaking-up of the body, should attain to union with the unencumbered Brahmā — that is possible.

Likewise a monk without hate..., without ill-will..., pure..., disciplined... Then that a disciplined monk, after death, at the breaking-up of the body, should attain to union with Brahmā

— that is possible.’



82. At this the young Brahmins Vāsettha and Bhāradvāja said to the Lord:

‘Excellent, Reverend Gotama, excellent! It is as if someone were to set up what had been knocked down, or to point out the way to one who had got lost, or to bring an oil-lamp into a dark place, so that those with eyes could see what was there. Just so the Reverend Gotama has expounded the Dhamma in various ways.’

‘We take refuge in the Reverend Gotama, in the Dhamma, and in the Sangha. May the Reverend Gotama accept us as lay-followers having taken refuge from this day forth as long as life shall last!’258




Close
Close