Quay lại bản Việt dịch

Font chữ:
Font chữ:

92. Kinh Sela

Dịch giả: Thích Minh Châu

Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn du hành ở Anguttarapa cùng với đại chúng Tỷ-kheo một ngàn hai trăm năm mươi vị, và đi đến một thị trấn của Anguttarapa tên là Āpaṇa.

Bện tóc Keṇiya được nghe: "Sa-môn Gotama là Thích tử, xuất gia từ dòng họ Sakya, du hành ở Anguttarapa cùng với đại chúng Tỷ-kheo một ngàn hai trăm năm mươi vị, và đã đến Āpaṇa. Tiếng đồn tốt đẹp sau đây về Tôn giả Gotama được khởi lên: "Ðây là Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn. Với thắng trí, Ngài tự thân chứng ngộ thế giới này cùng với Thiên giới, Phạm thiên giới, cùng với chúng Sa-môn, Bà-la-môn, các loài Trời và loài Người.

Khi đã chứng ngộ, Ngài còn tuyên thuyết điều Ngài đã chứng ngộ. Ngài thuyết pháp sơ thiện, trung thiện, hậu thiện văn nghĩa đầy đủ. Ngài truyền dạy Phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ, trong sạch. Tốt đẹp thay sự chiêm ngưỡng một vị A-la-hán như vậy!"

Rồi bện tóc Keṇiya đi đến Thế Tôn, sau khi đến, nói lên những lời chào đón hỏi thăm với Thế Tôn, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, liền ngồi xuống một bên. Thế Tôn với pháp thoại khai thị cho bện tóc Keṇiya đang ngồi một bên, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ. Bện tóc Keṇiya sau khi được Thế Tôn với pháp thoại khai thị, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ, liền bạch Thế Tôn: -- Mong Tôn giả Gotama nhận lời mời của con ngày mai dùng cơm với chúng Tỷ-kheo.

Ðược nghe nói vậy, Thế Tôn nói với bện tóc Keṇiya: -- Này Keṇiya, chúng Tỷ-kheo rất lớn, đến một ngàn hai trăm năm mươi Tỷ-kheo, và Ông có lòng tín thành với các Bà-la-môn.

Lần thứ hai, bện tóc Keṇiya bạch Thế Tôn:
-- Thưa Tôn giả Gotama, dầu chúng Tỷ-kheo rất lớn, đến một ngàn hai trăm năm mươi Tỷ-kheo, và dầu con có lòng tín thành với các Bà-la-môn, mong Tôn giả Gotama nhận lời mời của con, ngày mai dùng cơm với chúng Tỷ-kheo!

Lần thứ hai, Thế Tôn nói với bện tóc Keṇiya:
-- Này Keṇiya, chúng Tỷ-kheo rất lớn, đến một ngàn hai trăm năm mươi Tỷ-kheo, và Ông có lòng tín thành với các Bà-la-môn.

Lần thứ ba, bện tóc Keṇiya bạch Thế Tôn:
-- Thưa Tôn giả Gotama, dầu chúng Tỷ-kheo rất lớn, đến một ngàn hai trăm năm mươi Tỷ-kheo, và dầu con có lòng tín thành với các vị Bà-la-môn, mong Tôn giả Gotama nhận lời mời của con, ngày mai dùng cơm với chúng Tỷ-kheo! Thế Tôn im lặng nhận lời.

Bện tóc Keṇiya, sau khi được biết Thế Tôn đã nhận lời, từ chỗ ngồi đứng dậy, đi đến tịnh xá của mình, sau khi đến liền bảo các thân hữu, bà con huyết thống:

-- Quý vị Thân hữu, bà con huyết thống hãy nghe tôi. Sa-môn Gotama đã được tôi mời ngày mai đến dùng cơm với chúng Tỷ-kheo. Vậy Quý vị hãy tự thân giúp việc cho tôi.

-- Thưa vâng, Tôn giả.
Các thân hữu, bà con huyết thống của bện tóc Keṇiya vâng đáp bện tóc Keṇiya. Có người thời đào hố (làm lò nấu); có người bửa củi; có người rửa chén bát; có người sắp đặt ghè nước; có người sửa soạn ghế ngồi; còn bện tóc Keṇiya tự mình dựng lên một giàn hoa hình tròn (mandalamala).

Lúc bấy giờ Bà-la-môn Sela trú tại Āpaṇa, vị này tinh thông ba tập Veda, với tự vựng, lễ nghi, ngữ nguyên và thứ năm là các cổ truyện, thông hiểu từ ngữ và văn phạm, thâm hiểu Thuận thế luận và Ðại nhân tướng. Vị này dạy chú thuật (manta) cho ba trăm thanh niên Bà-la-môn.

Lúc bấy giờ bện tóc Keṇiya có lòng tín thành với Bà-la-môn Sela. Rồi Bà-la-môn Sela, với ba trăm thanh niên Bà-la-môn vây quanh, tản bộ du hành đi đến tinh xá của bện tóc Keṇiya. Bà-la-môn Sela thấy tại tinh xá của bện tóc Keṇiya, có người thời đào hố (làm lò nấu); có người bửa củi; có người rửa chén bát; có người sắp đặt ghè nước; có người sửa soạn ghế ngồi; còn bện tóc Keṇiya tự mình dựng lên một giàn hoa hình tròn. Thấy vậy, Bà-la-môn Sela bèn nói với bện tóc Keṇiya:

-- Có phải bện tóc Keṇiya sẽ rước dâu hay sẽ đưa dâu, hay một đại tế đàn được chuẩn bị, hay vua Seniya Bimbisara nước Magadha được mời ngày mai với cả binh lực?

-- Thưa Tôn giả Sela, tôi không có rước dâu, cũng không đưa dâu, vua Seniya Bimbisara nước Magadha không có được mời ngày mai với cả binh lực, nhưng tôi chuẩn bị một đại tế đàn. Sa-môn Gotama là Thích tử, xuất gia từ dòng họ Sakya, du hành ở Anguttarapa cùng với đại chúng Tỷ-kheo một ngàn hai trăm năm mươi vị, và đã đến Āpaṇa.

Tiếng đồn tốt đẹp sau đây về Tôn giả Gotama được khởi lên: "Ðây là Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn." Vị ấy được con mời ngày mai đến dùng cơm với chúng Tỷ-kheo.

-- Tôn giả Keṇiya, có phải Ông nói đức Phật?
-- Tôn giả Sela, vâng, tôi nói đức Phật.
-- Tôn giả Keṇiya, có phải Ông nói đức Phật?
-- Tôn giả Sela, vâng, tôi nói đức Phật.

Rồi Tôn giả Bà-la-môn Sela suy nghĩ: "Chỉ một âm thanh đức Phật này cũng khó tìm được trong đời. Theo Thánh điển của chúng ta được truyền lại về ba mươi hai Ðại nhân tướng, những ai có ba mươi hai tướng ấy sẽ chọn một trong hai con đường, không có con đường nào khác:

nếu là tại gia, sẽ thành vị Chuyển luân Thánh vương chinh phục mọi quốc độ, đầy đủ bảy món báu. Bảy món báu này là xe báu, voi báu, ngựa báu, châu báu, ngọc nữ báu, cư sĩ báu và thứ bảy là tướng quân báu.

Và vị này có hơn một ngàn con trai là những vị anh hùng, oai phong lẫm liệt, chiến thắng ngoại quân. Vị này sống thống lãnh quả đất cùng tận cho đến đại dương, và trị vì với Chánh pháp, không dùng gậy, không dùng đao.

Nếu vị này xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, vị này sẽ chứng quả A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, quét sạch mê lầm ở đời." và ông ta nói:

-- Này Tôn giả Keṇiya, nay Tôn giả Gotama ấy, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác ấy trú ở đâu?

Khi nghe nói vậy, bện tóc Keṇiya, duỗi cánh tay mặt, nói với Bà-la-môn Sela:
-- Tôn giả Sela, tại ngôi rừng xanh kia.

Rồi Bà-la-môn Sela, với ba trăm thanh niên đi đến Thế Tôn. Bà-la-môn bảo những thanh niên ấy:

-- Quý vị hãy đến một cách im lặng, đặt chân xuống từng bước một, các bậc Thế Tôn ấy như con sư tử sống một mình, rất khó đến gần (hay ưa thích an tịnh -- Durasada). Nếu ta có thảo luận với Sa-môn Gotama, chư Tôn giả chớ ngắt lời ta. Chư Tôn giả hãy chờ ta nói xong.

Rồi Bà-la-môn Sela đi đến Thế Tôn, sau khi đến nói lên với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Bà-la-môn Sela tìm xem ba mươi hai Ðại nhân tướng trên thân Thế Tôn,

Bà-la-môn Sela thấy phần lớn ba mươi hai Ðại nhân tướng trên thân Thế Tôn, trừ hai tướng. Ðối với hai Ðại nhân tướng ấy, nghi hoặc sanh, do dự sanh, chưa được thỏa mãn, chưa được hài lòng, tức là tướng mã âm tàng và tướng lưỡi rộng dài.

Rồi Thế Tôn suy nghĩ: "Bà-la-môn Sela này thấy trên thân Ta phần lớn ba mươi hai Ðại nhân tướng, trừ hai tướng, đối với hai Ðại nhân tướng ấy, nghi hoặc sanh, do dự sanh, chưa được thỏa mãn, chưa được hài lòng, tức là tướng mã âm tàng và tướng lưỡi rộng dài".

Thế Tôn liền dùng thần thông khiến Bà-la-môn Sela thấy được tướng mã âm tàng của Thế Tôn, và Thế Tôn le lưỡi, rờ đến, liếm đến hai lỗ tai; rờ đến, liếm đến hai lỗ mũi, và dùng lưỡi le khắp cả vùng trán.

Rồi Bà-la-môn Sela suy nghĩ: "Sa-môn Gotama thành tựu ba mươi hai Ðại nhân tướng một cách đầy đủ, không phải không đầy đủ, nhưng ta chưa biết vị ấy là Phật hay không phải Phật. Tuy vậy, ta có nghe các vị Bà-la-môn niên cao, lạp lớn, các bậc Tôn sư, Ðại Tôn sư, nói như sau: "Các Thế Tôn ấy, những bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, khi những lời tán thán của những bậc ấy được nói đến, các bậc ấy tự hiện hình ra". Vậy ta hãy trước mặt Thế Tôn tán thán những bài kệ xứng đáng".

Rồi Bà-la-môn Sela, tán thán trước mặt Sa-môn Gotama những bài kệ xứng đáng như sau:



Thân trọn đủ chói sáng,
Khéo sanh và đẹp đẽ,
Thế Tôn sắc vàng chói,
Răng trơn, láng, tinh cần.

Ðối với người khéo sanh,
Những tướng tốt trang trọng,
Ðều có trên thân Ngài,
Tất cả Ðại nhân tướng.

Mắt sáng, mặt tròn đầy,
Cân đối, thẳng, hoàn mỹ,
Giữa chúng Sa-môn Tăng,
Ngài chói như mặt trời.

Ðẹp mắt vị Tỷ-kheo,
Da sáng như vàng chói,
Với hạnh Sa-môn, Ngài
Cần gì sắc tối thượng.

Ngài xứng bậc Ðại vương,
Chuyển Luân, bậc Ðiều Ngự,
Chiến thắng khắp thiên hạ,
Bậc tối thượng Diêm-phù.

Vương tộc, hào phú vương,
Là chư hầu của Ngài,
Là vua giữa các vua,
Là Giáo chủ loài Người.



Hãy trị vì quốc độ,
Tôn giả Gotama!
Thế Tôn liền trả lời:
Sela, Ta là vua,

Bậc Pháp vương vô thượng,
Ta chuyển bánh xe pháp,
Bánh xe chưa từng chuyển.

(Sela):

Ngài tự nhận Giác giả
Sela lại hỏi thêm,
"Bậc Pháp vương vô thượng,
Ta chuyển bánh xe Pháp",
Ngài trả lời như vậy.

Tôn giả Gotama,
Ai sẽ là tướng quân ?
Là Tôn giả đệ tử ?
Vị đệ tử tín thành ?
Xứng đáng bậc Ðạo sư ?
Sau Ngài, ai sẽ chuyển,
Pháp luân Ngài đã chuyển ?

(Thế Tôn):

Này Sela,
Ta chuyển bánh xe Pháp,
Bánh xe Pháp vô thượng.
Chính Sariputta,
Chuyển bánh xe Chánh Pháp,
Thừa tự Như Lai vị.

Cần biết, Ta đã biết,
Cần tu, Ta đã tu,
Cần bỏ, Ta đã bỏ.
Do vậy Ta là Phật,

Ôi, Tôn giả Phạm chí!
Còn gì nghi ở Ta,
Hãy gác bỏ một bên,
Hãy giải thoát khỏi chúng,
Ôi, Tôn giả Phạm chí!

Thấy được bậc Chánh Giác,
Thật thiên nan vạn nan,
Bậc Chánh Giác ra đời,
Thật thiên nan vạn nan!

Ta là bậc Chánh Giác,
Bậc Y vương vô thượng,
Ôi, Tôn giả Phạm chí!
Là Phạm thiên khó sánh,
Nhiếp phục các ma quân.

Hàng phục mọi đối nghịch,
Ta sống tâm hoan hỷ,
Không sợ hãi một ai,
Không từ đâu run sợ.

(Sela):

Chư Tôn giả, hãy nghe!
Như bậc có mắt giảng,
Bậc Y vương, Anh hùng,
Sư tử rống rừng sâu.

Thấy Phạm thiên vô tỷ,
Nhiếp phục các ma quân,
Ai lại không tín thành,
Cho đến kẻ hạ tiện.

Ai muốn, hãy theo Ta,
Không muốn, hãy ra đi,
Ở đây, Ta xuất gia,
Bậc Trí Tuệ tối thượng!

(Các Bà-la-môn):

Nếu Tôn giả tín thành,
Giáo pháp bậc Chánh Giác,
Chúng con cũng xuất gia,
Bậc Trí Tuệ tối thượng!

(Sela):

Ba trăm Phạm chí ấy,
Chắp tay xin được phép:
Chúng con sống Phạm hạnh,
Do Thế Tôn lãnh đạo!

Thế Tôn đáp:

Nầy Sela,
Phạm hạnh được khéo giảng,
Thiết thực ngay hiện tại,
Vượt khỏi thời gian tính.

Ở đây sự xuất gia,
Không uổng công hoang phí,
Với ai không phóng dật,
Tinh tấn chuyên tu học.

Bà-la-môn Sela cùng với hội chúng được xuất gia dưới sự lãnh đạo Thế Tôn, được thọ đại giới.

Rồi Bà-la-môn Keṇiya, sau đêm ấy, tại tinh xá của mình, sau khi cho sửa soạn các món ăn thượng vị, loại cứng và loại mềm xong, liền báo thời giờ lên Thế Tôn: "Tôn giả Gotama, đã đến giờ! Cơm đã sửa soạn xong". Rồi Thế Tôn vào buổi sáng đắp y, cầm y bát, đi đến tinh xá của bện tóc Keṇiya, sau khi đến, liền ngồi trên chỗ đã soạn sẵn cùng với chúng Tỷ-kheo.

Rồi bện tóc Keṇiya sau khi tự tay mời chúng Tỷ-kheo với đức Phật là vị cầm đầu và làm cho thỏa mãn với các món ăn thượng vị, loại cứng và loại mềm. Rồi bện tóc Keṇiya, sau khi Thế Tôn ăn xong, tay đã rời khỏi bát, liền lấy một ghế ngồi thấp khác và ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với bện tóc Keṇiya lời tùy hỷ công đức với những bài kệ sau đây:

Tế đàn là tối thượng,
Trong các lễ tế lửa,
Sāvitrī là tối thượng,
Giữa bài thơ Veda.

Vua là bậc tối thượng,
Giữa thế giới loài Người,
Ðại dương là tối thượng,
Giữa các loại sông ngòi.

Mặt trăng là tối thượng,
Giữa các vì sao sáng,
Chúng Tăng thật tối thượng,
Với những ai bố thí,
Tâm mong ước nguyện cầu,
Gặt hái nhiều công đức.

Thế Tôn sau khi dùng bài kệ này nói những lời tùy hỷ công đức với bện tóc Keṇiya, từ chỗ ngồi đứng dậy và ra đi.

Rồi Tôn giả Sela với hội chúng sống một mình an tịnh, không phóng dật, nhiệt tâm, cần mẫn. Và không bao lâu, Tôn giả chứng được mục đích tối cao mà các Thiện nam tử đã xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình hướng đến. Ðó là vô thượng Phạm hạnh ngay trong hiện tại, tự chứng đạt và an trú.

Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những gì nên làm đã làm, sau đời này sẽ không có đời sống khác nữa. Vị này biết như vậy và Tôn giả Sela với hội chúng trở thành các vị A-la-hán.

Rồi Tôn giả Sela với hội chúng đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đắp y vào một bên vai, chắp tay hướng đến Thế Tôn và đọc lên Thế Tôn bài kệ sau đây:

Kính bạch bậc Pháp Nhãn,
Cách đây trước tám ngày,
Chúng con đã đến Ngài,
Xin phát nguyện quy y.

Thế Tôn trong bảy đêm,
Ðã nhiếp phục chúng con,
Ðã chế ngự chúng con,
Trong giáo lý của Ngài.

Ngài là bậc Giác Giả,
Ngài là bậc Ðạo Sư,
Ngài là bậc Mâu-ni,
Ðã chiến thắng quần ma.

Sau khi Ngài đoạn trừ,
Vượt qua biển sanh tử,
Ngài giúp quần sanh này,
Cùng vượt qua bể khổ.

Sanh y Ngài vượt qua,
Lậu hoặc Ngài nghiền nát,
Ngài là Sư tử chúa,
Không chấp, không sợ hãi.

Ba trăm Tỷ-kheo này,
Ðồng chắp tay đứng thẳng,
Ôi anh hùng chiến thắng,
Hãy duỗi chân bước tới.

Hãy để các Ðại nhân
Ðảnh lễ bậc Ðạo Sư.


92. To Sela

Translated by: Bhikkhu Ñāṇamoli & Bhikkhu Bodhi

1. THUS HAVE I HEARD.867 On one occasion the Blessed One was wandering in the country of the Anguttarāpans with a large Sangha of bhikkhus, [102] with twelve hundred and fifty bhikkhus, and eventually he arrived at a town of the Anguttarāpans named Āpaṇa.

2. The matted-hair ascetic Keṇiya heard: “The recluse Gotama, the son of the Sakyans who went forth from a Sakyan clan, has been wandering in the country of the Anguttarāpans with a large Sangha of bhikkhus, with twelve hundred and fifty [103] bhikkhus, and he has come to Āpaṇa. Now a good report of Master Gotama has been spread to this effect… (as Sutta 91, §3)…

Now it is good to see such arahants.”

3. Then the matted-hair ascetic Keṇiya went to the Blessed One and exchanged greetings with him, and when this courteous and amiable talk was finished, he sat down at one side. The Blessed One instructed, urged, roused, and gladdened him with a talk on the Dhamma. Then, having been instructed, urged, roused, and gladdened by the Blessed One with a talk on the Dhamma, the matted-hair ascetic Keṇiya said to the Blessed One: “Let Master Gotama together with the Sangha of bhikkhus consent to accept tomorrow’s meal from me.”

When this was said, the Blessed One told him: “The Sangha of bhikkhus is large, Keṇiya, [104] consisting of twelve hundred and fifty bhikkhus, and you place full confidence in the brahmins.”

A second time the matted-hair ascetic Keṇiya said to the Blessed One: “Although the Sangha of bhikkhus is large, Master Gotama, consisting of twelve hundred and fifty bhikkhus, and although I place full confidence in the brahmins, still let Master Gotama, together with the Sangha of bhikkhus, consent to accept tomorrow’s meal from me.”

A second time the Blessed One told him: “The Sangha of bhikkhus is large, Keṇiya… ”

A third time the matted-hair ascetic Keṇiya said to the Blessed One: “Although the Sangha is large, Master Gotama… still let Master Gotama together with the Sangha of bhikkhus consent to accept tomorrow’s meal from me.” The Blessed One consented in silence.

4. Then, knowing that the Blessed One had consented, the matted-hair ascetic Keṇiya rose from his seat and went to his own hermitage where he addressed his friends and companions, his kinsmen and relatives thus:

“Hear me, sirs, my friends and companions, my kinsmen and relatives. The recluse Gotama has been invited by me for tomorrow’s meal together with the Sangha of bhikkhus. Make the necessary purchases and preparations for me.”

“Yes, sir,” they replied, and some dug out ovens, some chopped wood, some washed dishes, some set out water jugs, some prepared seats, while the matted-hair ascetic Keṇiya himself set up a pavilion.

5. Now on that occasion the brahmin Sela was staying at Āpaṇa. [105] He was a master of the Three Vedas with their vocabularies, liturgy, phonology, and etymology, and the histories as a fifth; skilled in philology and grammar, he was fully versed in natural philosophy and in the marks of a Great Man, and was teaching the recitation of the hymns to three hundred brahmin students.

6. At the time the matted-hair ascetic Keṇiya had placed full confidence in the brahmin Sela. Then the brahmin Sela, while walking and wandering for exercise attended by his three hundred brahmin students, came to the matted-hair ascetic Keṇiya’s hermitage. There he saw some men digging out ovens, some chopping wood, some washing dishes, some setting up a waterpot, some preparing seats, while the matted-hair ascetic Keṇiya himself was preparing the pavilion.

7. When he saw this, he asked the matted-hair ascetic Keṇiya: “What, is Master Keṇiya to hold a marriage or a giving in marriage? Or is there some great sacrifice? Or has King Seniya Bimbisāra of Magadha been invited with a large retinue for tomorrow’s meal?”

8. “I will not be holding a marriage or a giving in marriage, Master Sela, nor has King Seniya Bimbisāra of Magadha been invited with a large retinue for tomorrow’s meal, but I am planning a great sacrifice. The recluse Gotama, the son of the Sakyans who went forth from a Sakyan clan, has been wandering in the country of the Anguttarāpans with a large Sangha of bhikkhus, with twelve hundred and fifty bhikkhus, and has come to Āpaṇa. [106]

Now a good report of Master Gotama has been spread to this effect: ‘That Blessed One is accomplished, fully enlightened, perfect in true knowledge and conduct, sublime, knower of worlds, incomparable leader of persons to be tamed, teacher of gods and humans, enlightened [buddha], blessed.’ He has been invited by me for tomorrow’s meal together with the Sangha of bhikkhus.”

9. “Did you say ‘Buddha,’ Keṇiya?”
“I said ‘Buddha,’ Sela.”
“Did you say ‘Buddha,’ Keṇiya?”
“I said ‘Buddha,’ Sela.”

10. Then it occurred to the brahmin Sela: “Even this sound ‘Buddha’ is hard to come across in this world. Now the thirty-two marks of a Great Man have been handed down in our hymns, and the Great Man who is endowed with them has only two possible destinies, no other.

If he lives the home life he becomes a Wheel-turning Monarch, a righteous king who rules by the Dhamma, master of the four quarters, all-victorious, who has stabilised his country and possesses the seven treasures. He has these seven treasures: the wheel-treasure, the elephant-treasure, the horse-treasure, the jewel-treasure, the woman-treasure, the steward-treasure, and the counsellor-treasure as the seventh.

His children, who exceed a thousand, are brave and heroic and crush the armies of others; over this earth bounded by the ocean he rules without a rod, without a weapon, by means of the Dhamma.

But if he goes forth from the home life into homelessness, he becomes an Accomplished One, a Fully Enlightened One, who draws aside the veil in the world.”

11. [He said]: “My good Keṇiya, where is Master Gotama, the Accomplished One, the Fully Enlightened One, now living?”

When this was said, the matted-hair ascetic Keṇiya extended his right arm and said: [107] “There, where that green line of the grove is, Master Sela.”

12. Then the brahmin Sela went with the three hundred brahmin students to the Blessed One. He addressed the brahmin students:

“Come quietly, sirs, tread carefully; for these Blessed Ones are difficult to approach like lions that wander alone. When I am speaking with the recluse Gotama, do not break in and interrupt me, but wait until our talk is finished.”

13. Then the brahmin Sela went to the Blessed One and exchanged greetings with him. When this courteous and amiable talk was finished, he sat down at one side and looked for the thirty-two marks of a Great Man on the Blessed One’s body.

He saw, more or less, the thirty-two marks of a Great Man on the Blessed One’s body, except two; he was doubtful and uncertain about two of the marks, and he could not decide and make up his mind about them: about the male organ being enclosed in a sheath and about the largeness of the tongue.

Then it occurred to the Blessed One: “This brahmin Sela sees the thirty-two marks of a Great Man on me, except two; he is doubtful and uncertain about two of the marks, and he cannot decide and make up his mind about them: about the male organ being enclosed in a sheath and about the largeness of the tongue.”

14. Then the Blessed One worked such a feat of supernormal power that the brahmin Sela saw that the Blessed One’s male organ was enclosed in a sheath. [108] Next the Blessed One extruded his tongue, and he repeatedly touched both ear holes and both nostrils, and he covered the whole of his forehead with his tongue.

15. Then the brahmin Sela thought: “The recluse Gotama is endowed with the thirty-two marks of a Great Man; they are complete, not incomplete. But I do not know whether he is a Buddha or not. However, I have heard from elder aged brahmins who speak according to the lineage of teachers that those who are the Accomplished Ones, Fully Enlightened Ones, reveal themselves as such when their praise is spoken. Suppose I extol the recluse Gotama to his face with fitting stanzas.”

Then he extolled the Blessed One to his face with fitting stanzas:

16. Sela

“O perfect in body, well favoured,
Well fashioned and lovely to behold;
O Blessed One, golden is your colour,
And white your teeth; you are strong.

The features are seen one and all
That distinguish a man as well born;
They are all to be found on your body,
These marks that reveal a Great Man.

With eyes clear, with countenance bright,
Majestic, erect as a flame,
In the midst of this body of recluses
You shine like the blazing sun.

A bhikkhu so lovely to look on
With skin of so golden a sheen —
With beauty so rare why should you
Be content with the life of a recluse?

You are fit to be a king, a lord of charioteers,
A monarch who makes the wheel turn,
A victor in all the four quarters
And lord of the Jambu-tree Grove.868 [109]

With warriors and great princes
All devoted to your service,
O Gotama, you should reign
As ruler of men, king above all kings.”

17. Buddha

“I am already a king, O Sela,”
the Blessed One replied.

“I am supreme king of the Dhamma;
By means of the Dhamma I turn the wheel,
The wheel that none can stop.”

18. Sela

“You claim full enlightenment,” the brahmin Sela said,
“You tell me, O Gotama,
‘I am supreme king of the Dhamma;
By means of the Dhamma I turn the wheel.’

Who is your general, that disciple
Who follows in the Master’s own way?
Who is it who helps you to turn
The Wheel of Dhamma set in motion by you?”

19. Buddha

“The wheel set in motion by me,”
the Blessed One replied,
“That same supreme Wheel of Dhamma,
Sāriputta the Tathāgata’s son
Helps me in turning this wheel.

What must be known is directly known,
What must be developed has been developed,
What must be abandoned has been abandoned,
Therefore, brahmin, I am a Buddha.

So put away all your doubts about me
And let resolution take their place,
For it is always hard to gain
Sight of the Enlightened Ones. [110]

I am the one whose presence in the world
Is very rarely come upon,
I am the Fully Enlightened One,
I, O brahmin, am the supreme physician.

I am the holy one, without an equal,
Who has crushed all Māra’s teeming hordes;

Having defeated all my enemies,
I rejoice free from fear.”

20. Sela

“O sirs, hear this, hear what he says,
The man of vision, the physician,
The mighty hero who roars
Like a lion in the forest.

Who, even though of outcast birth,
Would not believe him when he saw
That he is the holy one, without an equal,
Who has crushed all Māra’s teeming hordes?

Now let him follow me who wants
And who wants not, let him depart.
For I will go forth under him,
This man of lofty wisdom.”

21. Pupils

“If, O sir, you now approve
This teaching of the Enlightened One,
We too will go forth under him,
This man of lofty wisdom.”

22. Sela

“There are three hundred brahmins here
Who with uplifted hands implore:
‘O may we live the holy life
Under you, O Blessed One.’”

23. Buddha

“The holy life is well proclaimed,
O Sela,” said the Blessed One,
“To be seen here and not delayed;

One who trains with diligence
Will find a fruitful going forth.”

24. Then the brahmin Sela and his assembly received the going forth under the Blessed One, and they received the full admission.

25. Then, when the night had ended, the matted-hair ascetic Keṇiya had good food of various kinds prepared in his own hermitage [111] and had the time announced to the Blessed One: “It is time, Master Gotama, the meal is ready.” Then, it being morning, the Blessed One dressed, and taking his bowl and outer robe, he went with the Sangha of bhikkhus to the hermitage of the matted-hair ascetic Keṇiya and sat down on the seat made ready.

Then, with his own hands, the matted-hair ascetic Keṇiya served and satisfied the Sangha of bhikkhus headed by the Buddha with various kinds of good food. When the Blessed One had eaten and had put his bowl aside, the matted-hair ascetic Keṇiya took a low seat and sat down on one side. Thereupon the Blessed One gave him his blessing with these stanzas:

26. “Burnt offerings are the glory of fires,
Sāvitrī the glory of Vedic hymns,

Glory of human beings, a king,
Glory of flowing rivers, the sea;

The moon is the glory of the stars,
The sun is the glory of all that shine;
Merit is the glory of all who aspire;
The Sangha, glory of those who give.”

When the Blessed One had given his blessing with these stanzas, he rose from his seat and departed.

27. Then, not long after their full admission, dwelling alone, withdrawn, diligent, ardent, and resolute, the venerable Sela and his assembly, [112] by realising for themselves with direct knowledge, here and now entered upon and abided in that supreme goal of the holy life for the sake of which clansmen rightly go forth from the home life into homelessness.

They directly knew: “Birth is destroyed, the holy life has been lived, what had to be done has been done, there is no more coming to any state of being.” And the venerable Sela together with his assembly became arahants.

28. Then the venerable Sela together with his assembly went to the Blessed One. Having arranged his upper robe on one shoulder, extending his hands in reverential greeting towards the Blessed One, he addressed him with these stanzas:

“Eight days have passed, All-Seeing One,
Since we went to you for refuge.

In these seven nights, O Blessed One,
We have been tamed in your teaching.

You are the Buddha, you are the Teacher,
You are the Sage, the conqueror of Māra.

Having cut off all evil tendencies,
You have crossed and guide humanity across.

You have surmounted all acquisitions,
You have removed all the taints.
You are a lion free from clinging,
You have abandoned fear and dread.

Here these three hundred bhikkhus stand
With hands held out in adoration.
O Hero, extend your feet,

And let these great beings worship the Teacher.”




Close
Close