Quay lại bản Việt dịch

Font chữ:
Font chữ:

91. Kinh Brahmāyu

Dịch giả: Thích Minh Châu

Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn du hành ở Videha, cùng với đại chúng Tỷ-kheo khoảng năm trăm vị.

Lúc bấy giờ, Bà-la-môn Brahmāyu trú tại Mithilā (Di-tát-la) già yếu, niên cao, lạp lớn, đã đến tuổi trưởng thượng, đã gần mãn cuộc đời, tuổi đã đến một trăm hai mươi, một vị đọc tụng Thánh điển, chấp trì chú thuật, tinh thông ba tập Veda, với tự vựng, lễ nghi, ngữ nguyên và thứ năm là các cổ truyện, thông hiểu từ ngữ và văn phạm, thâm hiểu Thuận thế luận và Ðại nhân tướng.

Bà-la-môn Brahmāyu có nghe: "Sa-môn Gotama là Thích tử, xuất gia từ dòng họ Sakya (Thích-ca) đang du hành ở Videha, cùng với đại chúng Tỷ-kheo khoảng năm trăm vị". Tiếng đồn tốt đẹp sau đây được truyền đi về Tôn giả Gotama: "Ðây là Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn. Với thắng trí, Ngài tự thân chứng ngộ thế giới này cùng với Thiên giới, Phạm thiên giới, cùng với chúng Sa-môn, Bà-la-môn, các loài Trời và loài Người. Khi đã chứng ngộ, Ngài còn tuyên thuyết điều Ngài đã chứng ngộ.

Ngài thuyết pháp sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, văn nghĩa đầy đủ, Ngài truyền dạy Phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ, trong sạch. Tốt đẹp thay sự chiêm ngưỡng một vị A-la-hán như vậy!"

Lúc bấy giờ đệ tử của Bà-la-môn Brahmāyu là thanh niên Uttara, một vị đọc tụng Thánh điển, chấp trì chú thuật, tinh thông ba tập Veda, với tự vựng, lễ nghi, ngữ nguyên và thứ năm là các cổ truyện, thông hiểu từ ngữ và văn phạm, thâm hiểu Thuận thế luận và Ðại nhân tướng. Rồi Bà-la-môn Brahmāyu bảo thanh niên Uttara:

-- Này Uttara thân mến, Sa-môn Gotama này là Thích tử, xuất gia từ dòng họ Sakya (Thích-ca) đang du hành ở Videha, cùng với đại chúng Tỷ-kheo khoảng năm trăm vị"... Tốt đẹp thay được yết kiến một vị A-la-hán như vậy. Uttara thân mến, hãy đi đến Sa-môn Gotama, sau khi đến hãy tìm hiểu Sa-môn Gotama, có phải là Tôn giả Gotama như tiếng đã đồn, hay là không phải, hay là Tôn giả Gotama như thế này, hay là không phải như thế này. Chính nhờ Ông mà chúng ta sẽ biết về Tôn giả Gotama.

-- Thưa Tôn giả, làm sao tôi biết Tôn giả Gotama có phải là Tôn giả Gotama như tiếng đã đồn, hay là không phải, hay là Tôn giả Gotama như thế này, hay là không phải như thế này?

-- Này Uttara thân mến, theo Thánh điển của chúng ta được truyền lại về ba mươi hai Ðại nhân tướng, những ai có ba mươi hai tướng ấy sẽ chọn một trong hai con đường, không có con đường nào khác:

nếu là tại gia, sẽ thành vị Chuyển luân Thánh vương chinh phục mọi quốc độ, đầy đủ bảy món báu. Bảy món báu này là xe báu, voi báu, ngựa báu, châu báu, ngọc nữ báu, cư sĩ báu và thứ bảy là tướng quân báu.

Và vị này có hơn một ngàn con trai, là những vị anh hùng, oai phong lẫm liệt, chiến thắng ngoại quân. Vị này sống thống lãnh quả đất cùng tận cho đến đại dương, và trị vì với Chánh pháp, không dùng gậy, không dùng đao.

Nếu vị này xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, vị này sẽ chứng quả A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác quét sạch mê lầm ở đời. Này Uttara thân mến, ta đã cho con chú thuật, con đã nhận những chú thuật ấy.

-- Thưa vâng, Tôn giả.
Thanh niên Uttara vâng đáp Bà-la-môn Brahmāyu, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Bà-la-môn Brahmāyu, giữ thân hướng về phía hữu, rồi ra đi du hành đến Thế Tôn ở Videha, tuần tự du hành đi đến Thế Tôn, sau khi đến, nói lên những lời chào đón hỏi thăm với Thế Tôn, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, liền ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, thanh niên Uttara tìm xem ba mươi hai Ðại nhân tướng trên thân Thế Tôn. Thanh niên Uttara thấy trên thân Thế Tôn phần lớn ba mươi hai Ðại nhân tướng, trừ hai tướng.

Ðối với hai Ðại nhân tướng ấy, nghi hoặc sanh, do dự sanh, chưa được thỏa mãn, chưa được hài lòng, tức là tướng mã âm tàng và tướng lưỡi rộng dài.

Rồi Thế Tôn nghĩ rằng: "Thanh niên Uttara này thấy ở nơi Ta phần lớn ba mươi hai Ðại nhân tướng, trừ hai tướng. Ðối với hai Ðại nhân tướng ấy, nghi hoặc sanh, do dự sanh, chưa được thỏa mãn, chưa được hài lòng, tức là tướng mã âm tàng và tướng lưỡi rộng dài".

Thế Tôn liền dùng thần thông khiến thanh niên Uttara thấy được tướng mã âm tàng của Thế Tôn. Và Thế Tôn le lưỡi, rờ đến, liếm đến hai lỗ tai; rờ đến, liếm đến hai lỗ mũi, và dùng lưỡi che khắp cả vùng trán.

Rồi thanh niên Uttara suy nghĩ: "Sa-môn Gotama có đầy đủ ba mươi hai Ðại nhân tướng. Vậy ta hãy theo sát Sa-môn Gotama để dò xem các uy nghi (của Ngài)". Rồi thanh niên Uttara trong bảy tháng theo sát Thế Tôn như bóng không bao giờ rời hình.

Rồi thanh niên Uttara, sau bảy tháng, khởi hành đi đến Mithilā ở Videha, tuần tự du hành đi đến Mithilā, rồi đi đến Bà-la-môn Brahmāyu, sau khi đến, đảnh lễ Bà-la-môn Brahmāyu rồi ngồi xuống một bên. Bà-la-môn Brahmāyu nói với thanh niên Uttara đang ngồi một bên:

-- Này Uttara thân mến, có phải tiếng đồn về Tôn giả Gotama là đúng như vậy, không phải khác, có phải Tôn giả Gotama là như vậy, không phải khác ?

-- Tiếng đồn về Tôn giả Gotama là đúng như vậy, không phải khác, Tôn giả Gotama là như vậy, không phải khác. Và Tôn giả Gotama ấy có đầy đủ ba mươi hai Ðại nhân tướng.

Tôn giả Gotama có lòng bàn chân bằng phẳng. Ðây là Ðại nhân tướng của Ðại nhân Tôn giả Gotama.

Dưới hai bàn chân Tôn giả Gotama, có hiện ra hình bánh xe, với ngàn tăm xe, với trục xe vành xe, với các bộ phận hoàn toàn đầy đủ.

Tôn giả Gotama có gót chân thon dài.

Tôn giả Gotama có ngón tay, ngón chân dài.

Tôn giả Gotama có tay chân mềm mại.

Tôn giả Gotama tay chân có màn da lưới.

Tôn giả Gotama có mắt cá tròn như con sò.

Tôn giả Gotama có ống chân to như con dê rừng.

Tôn giả Gotama đứng thẳng, không cong lưng xuống có thể rờ đầu gối với hai bàn tay.

Tôn giả Gotama có tướng mã âm tàng.

Tôn giả Gotama có màu da như đồng, màu sắc như vàng.

Tôn giả Gotama có da trơn mướt khiến bụi không có thể bám dính vào.

Tôn giả Gotama có lông da mọc từng lỗ lông một, mỗi lỗ chân lông có một lông.

Tôn giả Gotama có lông mọc xoáy tròn thẳng lên, mỗi sợi lông đều vậy, màu xanh đậm như thuốc bôi mắt, xoáy lên từng xoáy tròn nhỏ, và xoáy về hướng mặt.

Tôn giả Gotama có thân hình cao thẳng.

Tôn giả Gotama có bảy chỗ tròn đầy.

Tôn giả Gotama có nửa thân trước như thân con sư tử.

Tôn giả Gotama không có lõm khuyết xuống giữa hai vai.

Tôn giả Gotama có thân thể cân đối như cây bàng. Bề cao thân ngang bằng bề dài hai tay sải rộng, bề dài hai tay sải rộng ngang bằng bề cao của thân.

Tôn giả Gotama có bán thân trên vuông tròn.

Tôn giả Gotama có vị giác hết sức sắc bén.

Tôn giả Gotama có quai hàm như con sư tử.

Tôn giả Gotama có bốn mươi răng.

Tôn giả Gotama có răng đều đặn.

Tôn giả Gotama có răng không khuyết hở.

Tôn giả Gotama có răng cửa trơn láng.

Tôn giả Gotama có tướng lưỡi rộng dài.

Tôn giả Gotama có giọng nói tuyệt diệu như tiếng chim ca-lăng- tần-già (karavika).

Tôn giả Gotama có hai mắt màu xanh đậm.

Tôn giả Gotama có lông mi con bò cái.

Tôn giả Gotama, giữa hai lông mày, có sợi lông trắng mọc lên mịn màng như bông nhẹ.

Tôn giả Gotama có nhục kế trên đầu.

Ðây là Ðại nhân tướng của Ðại nhân Tôn giả Gotama.

Khi Tôn giả Gotama đi, Ngài bước chân mặt trước, không đặt chân xuống quá xa, không rút chân lên quá gần, không bước quá mau, không bước quá chậm, khi đi đầu gối không va chạm đầu gối, khi đi mắt cá không va chạm mắt cá; Ngài đi không co bắp vế lên, không duỗi bắp vế xuống, không đưa bắp vế vào trong, không đưa bắp vế ra ngoài. Khi đi Tôn giả Gotama chỉ di động phần thân ở dưới, và không dùng toàn thân lực.

Khi ngó quanh, Tôn giả Gotama ngó quanh với toàn thân. Khi đi không có ngưỡng mặt lên, không cúi mặt xuống, không có ngó quanh, và chỉ ngó xuống khoảng một tầm (yugamattam, bề dài một cái cày). Xa hơn, tri kiến được mở rộng (anavatam: không bị che đậy).

Khi đi vào nhà, (Tôn giả Gotama) không ngửa thân về phía sau, không cúi thân về phía trước, không đưa thân về phía trong, không đưa thân về phía ngoài; vị ấy quay lưng không quá xa ghế ngồi, không quá gần ghế ngồi; ngồi trên ghế, không nắm chặt thành ghế, không gieo thân ngồi xuống ghế.

Khi ngồi trong nhà. Ngài không rung tay, không rung chân, không ngồi tréo đầu gối với nhau, tréo mắt cá với nhau, không ngồi tay chống cằm. Khi ngồi trong nhà, không có sợ hãi, không có run rẩy, không có dao động, không có hoảng hốt. Như vậy Tôn giả Gotama ngồi, không sợ hãi, không run sợ, không dao động, không hoảng hốt, lông tóc không dựng ngược, Thiền tịnh độc cư.

Khi nhận nước để rửa bát, không chúc bình bát lên, không chúc bình bát xuống, không xoay bình bát vào phía trong, không xoay bình bát ra phía ngoài, nhận nước không quá ít, không quá nhiều. Ngài rửa bát, không sanh tiếng động, rửa bát không xoay tròn bình bát, không đặt bình bát xuống đất rồi rửa tay, khi hai tay rửa xong, bát cũng rửa xong, khi bát rửa xong, tay cũng rửa xong. Ngài đổ nước bình bát không quá xa, không quá gần, và không vẩy nước cùng khắp.

Khi Ngài nhận cơm, không chúc bình bát lên, không chúc bình bát xuống, không xoay bình bát vào phía trong, không xoay bình bát ra phía ngoài, nhận cơm không quá ít, không quá nhiều. Ngài ăn đồ ăn vừa phải (với cơm), không có bỏ miếng cơm, chỉ lựa miếng thức ăn. Tôn giả Gotama đưa miếng cơm quanh miệng hai ba lần rồi mới nuốt, không hột cơm nào được vào trong thân không bị nghiến nát, và không một hột cơm nào còn lại trong miệng trước khi ăn miếng cơm khác.

Tôn giả Gotama không thưởng thức vị ăn khi ăn đồ ăn, không thưởng thức lòng tham vị. Tôn giả Gotama ăn đồ ăn có đầy đủ tám đức tánh, không phải để vui đùa, không phải để đam mê, không phải để trang sức, không phải để tự làm đẹp mình, mà chỉ để thân này được sống lâu và được bảo dưỡng, để (thân này) khỏi bị thương hại, để hỗ trợ Phạm hạnh, nghĩ rằng: "Như vậy, Ta diệt trừ các cảm thọ cũ và không cho khởi lên các cảm thọ mới, và Ta sẽ không lỗi lầm, sống được an ổn".

Ngài ăn xong lấy nước rửa bát, không chúc bình bát lên, không chúc bình bát xuống, không xoay bình bát vào phía trong, không xoay bình bát ra phía ngoài, nhận nước không quá ít, không quá nhiều. Ngài rửa bát không sanh tiếng động, rửa bát không xoay tròn bình bát,

không có đặt bình bát xuống đất rồi rửa tay, khi hai tay rửa xong, bình bát cũng rửa xong, khi bình bát rửa xong, hai tay cũng rửa xong. Ngài đổ nước bình bát, không quá xa, không quá gần, không vẩy nước cùng khắp.

Khi ăn xong, Ngài đặt bình bát xuống đất, không quá xa, không quá gần, không phải không nghĩ đến bình bát, cũng không quá lo cho bình bát.

Khi ăn xong, Ngài ngồi im lặng một lát nhưng không để quá thì giờ nói lời tùy hỷ (công đức). Ngài nói lời tùy hỷ (công đức), không chỉ trích bữa ăn ấy, không mong bữa ăn khác; trái lại, Ngài với pháp thoại khai thị hội chúng ấy, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ. Ngài sau khi với pháp thoại khai thị hội chúng ấy, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ, từ chỗ ngồi đứng dậy và ra đi.

Ngài đi không quá mau, không quá chậm. Ngài đi không phải (như muốn) lánh xa hội chúng ấy.

Tôn giả Gotama đắp y không kéo lên quá cao trên thân, không kéo xuống quá thấp, không dính sát vào thân, không có lơi ra khỏi thân, gió thổi không thoát y khỏi thân Tôn giả Gotama; bụi nhớp không dính trên thân Tôn giả Gotama.

Ði đến tu viện, Ngài ngồi trên ghế đã soạn sẵn, sau khi ngồi liền rửa chân, và Tôn giả Gotama không sống chú tâm vào công việc làm đẹp hai chân. Ngài ngồi kiết già, lưng thẳng, và đặt niệm trước mặt.

Ngài không nghĩ đến tự hại, không nghĩ đến hại người, không nghĩ đến hại cả hai. Tôn giả Gotama ngồi, tâm hướng đến lợi mình, lợi người, lợi cả hai, lợi toàn thế giới.

Ði đến tu viện, Ngài thuyết pháp cho hội chúng, không tán dương hội chúng ấy, không chỉ trích hội chúng ấy, trái lại với pháp thoại khai thị hội chúng ấy, khích lệ làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ. Tiếng nói thoát ra từ miệng Tôn giả Gotama có tám đức tánh; lưu loát, dễ hiểu, dịu ngọt, nghe rõ ràng, sung mãn, phân minh, thâm sâu và vang động.

Khi Tôn giả Gotama giải thích cho hội chúng với tiếng nói của mình, tiếng nói không vượt ra khỏi hội chúng. Hội chúng sau khi được Tôn giả Gotama khai thị, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho thích thú, làm cho hoan hỷ, từ chỗ ngồi đứng dậy, và ra đi vẫn quay nhìn lại, không muốn rời bỏ.

Chúng con thấy Tôn giả Gotama đi. Chúng con thấy (Tôn giả) đứng. Chúng con thấy (Tôn giả) ngồi im lặng trong nhà. Chúng con thấy (Tôn giả) ăn trong nhà. Chúng con thấy (Tôn giả) sau khi ăn xong, ngồi im lặng. Chúng con thấy (Tôn giả) sau khi ăn xong, nói lời tùy hỷ (công đức). Chúng con thấy (Tôn giả) đi trở về tu viện. Chúng con thấy (Tôn giả) đi đến tu viện ngồi im lặng. Chúng con thấy (Tôn giả) đi đến tu viện thuyết pháp cho hội chúng. Như vậy, và như vậy là Tôn giả Gotama ấy và lại còn nhiều hơn như vậy nữa.

Khi nghe nói vậy, Bà-la-môn Brahmāyu từ chỗ ngồi đứng dậy, đắp thượng y vào một bên vai, chắp tay hướng đến Thế Tôn, và ba lần nói lời cảm hứng sau đây:

-- Ðảnh lễ Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác! Ðảnh lễ Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác! Ðảnh lễ Thế Tôn, bậc A la hán, Chánh Ðẳng Giác! Có thể tại một chỗ nào, thời gian nào, chúng tôi sẽ đi đến gặp Tôn giả Gotama ấy. Có lẽ sẽ có một cuộc nói chuyện.

Rồi Thế Tôn, tuần tự du hành ở Videha và đi đến Mithilā. Ở đấy, Thế Tôn trú tại rừng xoài Makhādeva ở Mithilā. Các Bà-la-môn, Gia chủ ở Mithilā nghe nói: "Sa-môn Gotama là Thích tử, xuất gia từ dòng họ Thích-ca, đang du hành ở Videha, cùng với đại chúng Tỷ-kheo khoảng năm trăm vị đã đến Mithilā và hiện trú ở rừng xoài Makhādeva, tại Mithilā. Tiếng đồn tốt đẹp sau đây được truyền đi về Tôn giả Gotama: "Sa-môn Gotama là Thích tử, xuất gia từ dòng họ Sakya (Thích-ca) đang du hành ở Videha, cùng với đại chúng Tỷ-kheo khoảng năm trăm vị".

Tiếng đồn tốt đẹp sau đây được truyền đi về Tôn giả Gotama: "Ðây là Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn. Với thắng trí, Ngài tự thân chứng ngộ thế giới này cùng với Thiên giới, Phạm thiên giới, cùng với chúng Sa-môn, Bà-la-môn, các loài Trời và loài Người.

Khi đã chứng ngộ, Ngài còn tuyên thuyết điều Ngài đã chứng ngộ. Ngài thuyết pháp sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, văn nghĩa đầy đủ, Ngài tuyên dạy Phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ, trong sạch. Tốt đẹp thay sự chiêm ngưỡng một vị A-la-hán như vậy!"

Rồi các Bà-la-môn, Gia chủ ở Mithilā đi đến chỗ Thế Tôn, sau khi đến, một số đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên; một số nói lên những lời chào đón hỏi thăm Thế Tôn, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu rồi ngồi xuống một bên; một số chắp tay hướng vái Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên; một số xưng danh họ rồi ngồi xuống một bên; một số im lặng rồi ngồi xuống một bên.

Bà-la-môn Brahmāyu nghe như sau: "Sa-môn Gotama là Thích tử, xuất gia từ dòng họ Thích-ca, đã đến Mithilā và trú ở Mithilā tại rừng xoài Makhādeva".

Rồi Bà-la-môn Brahmāyu đi đến rừng xoài Makhādeva cùng với một số đông thanh niên Bà-la-môn. Khi đến không xa rừng xoài bao nhiêu, Bà-la-môn Brahmāyu khởi lên ý nghĩ: "Thật không thích đáng cho ta đến yết kiến Sa-môn Gotama mà không báo trước". Rồi Bà-la-môn Brahmāyu bảo một người thanh niên:

-- Này Thanh niên, hãy đi đến Sa-môn Gotama, sau khi đến hãy nhân danh ta hỏi thăm Sa-môn Gotama có ít bệnh, ít não, khinh an, có mạnh khỏe, lạc trú: "Thưa Tôn giả Gotama, Bà-la-môn Brahmāyu hỏi thăm Tôn giả Gotama có ít bệnh, ít não, khinh an, có mạnh khỏe, lạc trú và thưa như sau:

"Thưa Tôn giả Gotama, Bà-la-môn Brahmāyu già yếu, niên cao, lạp lớn, đã đến tuổi trưởng thượng, đã gần mãn cuộc đời, tuổi đã đến một trăm hai mươi, một vị đọc tụng Thánh điển, chấp trì chú thuật, tinh thông ba tập Veda, với tự vựng, lễ nghi, ngữ nguyên và thứ năm là các cổ truyện, thông hiểu từ ngữ và văn phạm, thâm hiểu Thuận thế luận và Ðại nhân tướng.

Thưa Tôn giả, đối với các Bà-la-môn, Gia chủ sống tại Mithilā, Bà-la-môn Brahmāyu được xem là tối thượng về phương diện tài sản, Bà-la-môn Brahmāyu được xem là tối thượng về phương diện chú thuật (manta), Bà-la-môn Brahmāyu được xem là tối thượng về phương diện tuổi tác và danh vọng. Vị ấy muốn yết kiến Tôn giả Gotama".

-- Thưa vâng, Tôn giả.
Thanh niên ấy vâng đáp Bà-la-môn Brahmāyu, đi đến Thế Tôn, sau khi đến nói lên những lời chào đón hỏi thăm Thế Tôn, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, liền đứng một bên. Ðứng một bên, thanh niên ấy bạch Thế Tôn:

-- Thưa Tôn giả Gotama, Bà-la-môn Brahmāyu hỏi thăm Tôn giả Gotama có ít bệnh, ít não, khinh an, có mạnh khỏe, lạc trú: "Thưa Tôn giả Gotama, Bà-la-môn Brahmāyu già yếu... và Ðại nhân tướng. Thưa Tôn giả, đối với các Bà-la-môn, Gia chủ sống ở Mithilā, Bà-la-môn Brahmāyu được xem là tối thượng về phương diện tài sản, Bà-la-môn Brahmāyu được xem là tối thượng về phương diện chú thuật (manta), Bà-la-môn Brahmāyu được xem là tối thượng về phương diện tuổi tác và danh vọng. Vị ấy muốn yết kiến Tôn giả Gotama".

-- Này Thanh niên, nay Bà-la-môn Brahmāyu hãy làm những gì vị ấy nghĩ là hợp thời.

Rồi vị thanh niên ấy đi đến Bà-la-môn Brahmāyu, sau khi đến, liền thưa với Bà-la-môn Brahmāyu:
-- Tôn giả đã được Sa-môn Gotama chấp nhận. Nay Tôn giả hãy làm những gì Tôn giả nghĩ là hợp thời.

Rồi Bà-la-môn Brahmāyu đi đến Thế Tôn. Hội chúng ấy thấy Bà-la-môn Brahmāyu từ xa đi đến, sau khi thấy liền tránh chỗ hai bên vì vị này được nhiều người biết đến và có danh vọng. Bà-la-môn Brahmāyu nói với hội chúng ấy:

-- Thôi vừa rồi, các Tôn giả, hãy ngồi trên chỗ ngồi của mình. Ở đây, tôi sẽ ngồi gần Sa-môn Gotama.

Rồi Bà-la-môn Brahmāyu đi đến Thế Tôn, sau khi đến, nói lên những lời chào đón hỏi thăm Thế Tôn, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Bà-la-môn Brahmāyu tìm xem ba mươi hai Ðại nhân tướng trên thân Thế Tôn.

Bà-la-môn Brahmāyu thấy phần lớn ba mươi hai Ðại nhân tướng trên thân Thế Tôn, trừ hai tướng, đối với hai Ðại nhân tướng ấy, nghi hoặc sanh, do dự sanh, chưa được thỏa mãn, chưa được hài lòng, tức là tướng mã âm tàng và tướng lưỡi rộng dài.

Rồi Bà-la-môn Brahmāyu nói với Thế Tôn những bài kệ sau đây:

Tôn giả Gotama!

Ba hai Ðại nhân tướng,
Con được nghe nói đến,
Hai tướng con không thấy
Trên thân của Tôn giả,

Tôn giả, mã âm tàng,
Bậc tối thượng loài Người,
Ngài có hay không có?
Hay là tướng nữ nhân?

Hay lưỡi Ngài quá ngắn?
Hay lưỡi Ngài rộng dài?
Ðể con như thật biết.
Hãy đưa lưỡi Ngài ra,

Mong bậc Ðại Tiên Nhân,
Trừ nghi cho chúng con,

Vì an lạc hiện tại,
Vì hạnh phúc tương lai,
Chúng con xin được phép,
Hỏi điều muốn được biết.

Rồi Thế Tôn suy nghĩ: "Bà-la-môn Brahmāyu này thấy trên thân Ta phần lớn ba mươi hai Ðại nhân tướng, trừ hai tướng, đối với hai Ðại nhân tướng ấy, nghi hoặc sanh, do dự sanh, chưa được thỏa mãn, chưa được hài lòng, tức là mã tướng âm tàng và tướng lưỡi rộng dài".

Thế Tôn liền dùng thần thông khiến Bà-la-môn Brahmāyu thấy được tướng mã âm tàng của Thế Tôn, và Thế Tôn le lưỡi, rờ đến, liếm đến hai lỗ tai; rờ đến liếm đến hai lỗ mũi, và dùng lưỡi che khắp cả vùng trán.

Rồi Thế Tôn trả lời Bà-la-môn Brahmāyu với bài kệ:

Ba hai Ðại nhân tướng,
Ông đã được nghe đến,
Ðều có trên thân Ta,
Hiền giả, chớ có nghi !

Ðiều cần biết, đã biết,
Ðiều cần tu, đã tu,
Ðiều cần trừ, đã trừ,
Do vậy, Ta là Phật.

(Này Bà-la-môn ! )

Vì an lạc hiện tại,
Vì hạnh phúc tương lai,
Ông được phép vấn hỏi,
Những điều Ông muốn biết.

Rồi Bà-la-môn Brahmāyu suy nghĩ như sau: "Nay Sa-môn Gotama đã cho phép ta. Vậy ta nên hỏi Sa-môn Gotama về mục đích hiện tại hay tương lai". Rồi Bà-la-môn Brahmāyu suy nghĩ: "Ta đã thiện xảo về mục đích hiện tại và các người khác hỏi ta về mục đích hiện tại. Vậy ta hãy hỏi Sa-môn Gotama về mục đích tương lai". Rồi Bà-la-môn Brahmāyu dùng bài kệ thưa Thế Tôn:

Thế nào (là) Bà-la-môn?
Thế nào thông Vệ-đà?
Thế nào là ba minh?
Thế nào gọi cát tường?

Thế nào là ứng cúng?
Thế nào bậc Viên mãn?
Thế nào bậc Mâu-ni?
Thế nào gọi Phật-đà?

Rồi Thế Tôn dùng bài kệ trả lời Bà-la-môn Brahmāyu:

Ai biết được đời trước,
Thấy thiện thú, ác thú,
Ðoạn tận được tái sanh,
Thắng trí được viên thành,
Vị ấy gọi Mâu-ni.

Ai biết tâm thanh tịnh,
Giải thoát gọi tham dục,
Sanh tử đều đoạn tận,
Phạm hạnh được viên thành,

Thông đạt nhứt thiết pháp,
Vị ấy xưng Phật-đà.

Khi được nghe vậy, Bà-la-môn Brahmāyu từ chỗ ngồi đứng dậy, đắp thượng y vào một bên vai, cúi đầu xuống dưới chân Thế Tôn, dùng miệng hôn xung quanh chân Thế Tôn, lấy tay rờ xung quanh và tự xưng danh:

-- Thưa Tôn giả Gotama, con là Bà-la-môn Brahmāyu.

Và hội chúng ấy tâm tư trở thành kinh dị, vi diệu: "Thật vi diệu thay! Thật hy hữu thay, đại uy lực, đại thần lực của vị Sa-môn đã khiến cho Bà-la-môn Brahmāyu này, với danh tiếng, danh vọng như vậy, lại hạ mình tối đa như vậy". Rồi Thế Tôn nói với Bà-la-môn Brahmāyu:

-- Thôi vừa rồi, Bà-la-môn, hãy đứng dậy. Ông hãy ngồi trên ghế của Ông vì tâm của Ông đã hoan hỷ đối với Ta.

Rồi Bà-la-môn Brahmāyu, sau khi đứng dậy, liền ngồi trên ghế của mình.

Rồi Thế Tôn thứ lớp thuyết pháp cho Bà-la-môn Brahmāyu, thuyết về bố thí, thuyết về trì giới, thuyết về các cõi Trời, trình bày sự nguy hiểm, sự hạ liệt, sự nhiễm ô của dục lạc và sự lợi ích của xuất ly. Khi Thế Tôn biết tâm của Bà-la-môn Brahmāyu đã sẵn sàng, đã nhu thuận, không còn chướng ngại, được phấn khởi, được tín thành, liền thuyết pháp mà chư Phật đã đề cao, tức là Khổ, Tập, Diệt, Ðạo.

Cũng như tấm vải thuần bạch, được gột rửa các vết đen, sẽ rất dễ thấm màu nhuộm, cũng vậy, chính tại chỗ ngồi này, pháp nhãn xa trần ly cấu khởi lên trong tâm Bà-la-môn Brahmāyu: "Phàm pháp gì được tập khởi lên đều bị tiêu diệt". Bà-la-môn Brahmāyu thấy pháp, chứng pháp, ngộ pháp, thể nhập vào pháp, nghi ngờ tiêu trừ, do dự diệt tận, chứng được tự tin, không y cứ nơi người khác đối với đạo pháp của đức Bổn sư.

Bà-la-môn Brahmāyu liền bạch Thế Tôn:
-- Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho người bị lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc; cũng vậy, Chánh pháp đã được Tôn giả Gotama dùng nhiều phương tiện trình bày, giải thích.

Con xin quy y Thế Tôn, quy y Pháp và quy y chúng Tỷ-kheo. Mong Tôn giả Gotama nhận con làm đệ tử, từ nay cho đến mạng chung, con xin trọn đời quy ngưỡng! Mong Tôn giả Gotama ngày mai nhận lời mời của con đến dùng cơm với chúng Tỷ-kheo!

Thế Tôn im lặng nhận lời. Rồi Bà-la-môn Brahmāyu khi được biết Thế Tôn đã nhận lời, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Thế Tôn, thân bên hữu hướng về Ngài rồi ra đi.

Bà-la-môn Brahmāyu sau khi đêm ấy đã mãn, sau khi đã sửa soạn tại trú xá của mình các món ăn thượng vị, loại cứng và loại mềm, liền báo thì giờ cho Thế Tôn: "Tôn giả Gotama, nay đã đến giờ, cơm đã sẵn sàng".

Rồi Thế Tôn buổi sáng đắp y, lấy y bát, đi đến trú xá của Bà-la-môn Brahmāyu, sau khi đến liền ngồi trên chỗ đã soạn sẵn với chúng Tỷ-kheo. Bà-la-môn Brahmāyu tự tay làm cho chúng Tỷ-kheo với đức Phật là vị cầm đầu, thỏa mãn bằng những món ăn thượng vị loại cứng và loại mềm.

Rồi Thế Tôn sau bảy ngày liền khởi sự du hành ở Videha. Sau khi Thế Tôn ra đi không bao lâu, Bà-la-môn Brahmāyu mệnh chung. Một số đông Tỷ-kheo đi đến Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, các Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:

-- Bà-la-môn Brahmāyu đã mệnh chung. Sanh thú của vị ấy là gì, tương lai tái sanh thế nào?

-- Này các Tỷ-kheo, Bà-la-môn Brahmāyu là bậc hiền triết. Vị ấy theo Pháp đúng với Chánh pháp, không có phiền nhiễu Ta với những kiện cáo về Chánh pháp (Dhammadhikaranam). Này các Tỷ-kheo, Bà-la-môn Brahmāyu sau khi đoạn trừ năm hạ phần kiết sử, được hóa sanh, từ chỗ ấy nhập Niết-bàn, không có trở lui đời này nữa.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.


91. Brahmāyu

Translated by: Bhikkhu Ñāṇamoli & Bhikkhu Bodhi

1. THUS HAVE I HEARD. On one occasion the Blessed One was wandering in the country of the Videhans with a large Sangha of bhikkhus, with five hundred bhikkhus.

2. Now on that occasion the brahmin Brahmāyu was living at Mithilā. He was old, aged, burdened with years, advanced in life, and come to the last stage; he was in his hundred and twentieth year. He was a master of the Three Vedas with their vocabularies, liturgy, phonology, and etymology, and the histories as a fifth; skilled in philology and grammar, he was fully versed in natural philosophy and in the marks of a Great Man.850

3. The brahmin Brahmāyu heard: “The recluse Gotama, the son of the Sakyans who went forth from a Sakyan clan, has been wandering in the country of the Videhans with a large Sangha of bhikkhus, with five hundred bhikkhus. Now a good report of Master Gotama has been spread to this effect: ‘The Blessed One is accomplished, fully enlightened, perfect in true knowledge and conduct, sublime, knower of worlds, incomparable leader of persons to be tamed, teacher of gods and humans, enlightened, blessed. He declares this world with its gods, its Māras, and its Brahmās, this generation with its recluses and brahmins, with its princes and its people, which he has himself realised with direct knowledge.

He teaches the Dhamma that is good in the beginning, good in the middle, and good in the end, with the right meaning and phrasing, and he reveals a holy life that is utterly perfect and pure.’ Now it is good to see such arahants.” [134]

4. Now at that time the brahmin Brahmāyu had a young brahmin student named Uttara who was a master of the Three Vedas… fully versed in natural philosophy and in the marks of a Great Man. He told his student:

“My dear Uttara, the recluse Gotama, the son of the Sakyans who went forth from a Sakyan clan, has been wandering in the country of the Videhans with a large Sangha of bhikkhus, with five hundred bhikkhus… Now it is good to see such arahants. Come, my dear Uttara, go to the recluse Gotama and find out whether the report spread about him is true or not, and whether Master Gotama is one such as this or not. Thus we shall know about Master Gotama through you.”

5. “But how shall I find out, sir, whether the report spread about Master Gotama is true or not, and whether Master Gotama is one such as this or not?”

“My dear Uttara, the thirty-two marks of a Great Man have been handed down in our hymns, and the Great Man who is endowed with them has only two possible destinies, no other.851

If he lives the home life, he becomes a Wheel-turning Monarch, a righteous king who rules by the Dhamma, master of the four quarters, all-victorious, who has stabilised his country and possesses the seven treasures. He has these seven treasures: the wheel-treasure, the elephant-treasure, the horse-treasure, the jewel-treasure, the woman-treasure, the steward-treasure, and the counsellor-treasure as the seventh.852

His children, who exceed a thousand, are brave and heroic, and crush the armies of others; over this earth bounded by the ocean, he rules without a rod, without a weapon, by means of the Dhamma.

But if he goes forth from the home life into homelessness, he becomes an Accomplished One, a Fully Enlightened One, who draws aside the veil in the world.853 But I, my dear Uttara, am the giver of the hymns; you are the receiver of them.”

6. “Yes, sir,” he replied. He rose from his seat, and after paying homage to the brahmin Brahmāyu, keeping him on his right, he left for the country of the Videhans, where the Blessed One was wandering. [135] Travelling by stages, he came to the Blessed One and exchanged greetings with him. When this courteous and amiable talk was finished, he sat down at one side and looked for the thirty-two marks of a Great Man on the Blessed One’s body.

He saw, more or less, the thirty-two marks of a Great Man on the Blessed One’s body, except two; he was doubtful and uncertain about two of the marks, and he could not decide and make up his mind about them: about the male organ being enclosed in a sheath and about the largeness of the tongue.

Then it occurred to the Blessed One: “This brahmin student Uttara sees, more or less, the thirty-two marks of a Great Man on me, except two; he is doubtful and uncertain about two of the marks, and he cannot decide and make up his mind about them: about the male organ being enclosed in a sheath and about the largeness of the tongue.”

7. Then the Blessed One worked such a feat of supernormal power that the brahmin student Uttara saw that the Blessed One’s male organ was enclosed in a sheath.854 Next the Blessed One extruded his tongue, and he repeatedly touched both ear holes and both nostrils, and he covered the whole of his forehead with his tongue.

8. Then the brahmin student Uttara thought: “The recluse Gotama is endowed with the thirty-two marks of a Great Man. Suppose I were to follow the recluse Gotama and observe his behaviour?”

Then he followed the Blessed One for seven months like a shadow, never leaving him. At the end of the seven months in the country of the Videhans, he set out to journey to Mithilā where the brahmin Brahmāyu was. When he arrived, he paid homage to him and sat down at one side. Thereupon, the brahmin Brahmāyu asked him:

“Well, my dear Uttara, is the report that has been spread about Master Gotama [136] true or not? And is Master Gotama one such as this or not?”

9. “The report that has been spread about Master Gotama is true, sir, and not otherwise; and Master Gotama is one such as this and not otherwise. He possesses the thirty-two marks of a Great Man.

Master Gotama sets his foot down squarely — this is a mark of a Great Man in Master Gotama.

On the soles of his feet there are wheels with a thousand spokes and ribs and hubs all complete…

He has projecting heels…

He has long fingers and toes…

His hands and feet are soft and tender…

He has netted hands and feet…

His feet are arched…

He has legs like an antelope’s…

When he stands without stooping, the palms of both his hands touch and rub against his knees…

His male organ is enclosed in a sheath…

He is the colour of gold, his skin has a golden sheen…

He is fine-skinned, and because of the fineness of his skin, dust and dirt do not stick on his body…

His body-hairs grow singly, each body-hair growing alone in a hair socket…

The tips of his body-hairs turn up; the up-turned body-hairs are blue-black, the colour of collyrium, curled and turned to the right…

He has the straight limbs of a Brahmā…

He has seven convexities… 855

He has the torso of a lion…

The furrow between his shoulders is filled in…

He has the spread of a banyan tree; the span of his arms equals the height of his body, and the height of his body equals the span of his arms…

His neck and his shoulders are even…

His taste is supremely acute… 856

He is lion-jawed… [137]

He has forty teeth…

His teeth are even…

His teeth are without gaps…

His teeth are quite white…

He has a large tongue…

He has a divine voice, like the call of the Karavīka bird…

His eyes are deep blue…

He has the eyelashes of an ox…

He has hair growing in the space between his eyebrows, which is white with the sheen of soft cotton…

His head is shaped like a turban — this is a mark of a Great Man in Master Gotama.857

Master Gotama is endowed with these thirty-two marks of a Great Man.

10. “When he walks, he steps out with the right foot first. He does not extend his foot too far or put it down too near. He walks neither too quickly nor too slowly. He walks without his knees knocking together. He walks without his ankles knocking together. He walks without raising or lowering his thighs, or bringing them together or keeping them apart. When he walks, only the lower part of his body oscillates, and he does not walk with bodily effort.

When he turns to look, he does so with his whole body. He does not look straight up; he does not look straight down. He does not walk looking about. He looks a plough-yoke’s length before him; beyond that he has unhindered knowledge and vision.

11. “When he goes indoors, he does not raise or lower his body, or bend it forward or back. [138] He turns round neither too far from the seat nor too near it. He does not lean on the seat with his hand. He does not throw his body onto the seat.

12. “When seated indoors, he does not fidget with his hands. He does not fidget with his feet. He does not sit with his knees crossed. He does not sit with his ankles crossed. He does not sit with his hand holding his chin. When seated indoors he is not afraid, he does not shiver and tremble, he is not nervous. Being unafraid, not shivering or trembling or nervous, his hair does not stand up and he is intent on seclusion.

13. “When he receives the water for the bowl, he does not raise or lower the bowl or tip it forwards or backwards. He receives neither too little nor too much water for the bowl. He washes the bowl without making a splashing noise. He washes the bowl without turning it round. He does not put the bowl on the floor to wash his hands: when his hands are washed, the bowl is washed; and when the bowl is washed, his hands are washed. He pours the water for the bowl neither too far nor too near and he does not pour it about.

14. “When he receives rice, he does not raise or lower the bowl or tip it forwards or backwards. He receives neither too little rice nor too much rice. He adds sauces in the right proportion; he does not exceed the right amount of sauce in the mouthful. He turns the mouthful over two or three times in his mouth and then swallows it, and no rice kernel enters his body unchewed, and no rice kernel remains in his mouth; then he takes another mouthful.

He takes his food experiencing the taste, though not experiencing greed for the taste. The food he takes has eight factors: it is neither for amusement nor for intoxication nor for the sake of physical beauty and attractiveness, but only for the endurance and continuance of his body, for the ending of discomfort, and for assisting the holy life; [139] he considers: ‘Thus I shall terminate old feelings without arousing new feelings and I shall be healthy and blameless and shall live in comfort.’858

15. “When he has eaten and receives water for the bowl, he does not raise or lower the bowl or tip it forwards or backwards. He receives neither too little nor too much water for the bowl. He washes the bowl without making a splashing noise. He washes the bowl without turning it round.

He does not put the bowl on the floor to wash his hands: when his hands are washed, the bowl is washed; and when the bowl is washed, his hands are washed. He pours the water for the bowl neither too far nor too near and he does not pour it about.

16. “When he has eaten, he puts the bowl on the floor neither too far nor too near; and he is neither careless of the bowl nor over-solicitous about it.

17. “When he has eaten, he sits in silence for a while, but he does not let the time for the blessing go by.859 When he has eaten and gives the blessing, he does not do so criticising the meal or expecting another meal; he instructs, urges, rouses, and gladdens that audience with talk purely on the Dhamma. When he has done so, he rises from his seat and departs.

18. “He walks neither too fast nor too slow, and he does not go as one who wants to get away.

19. “His robe is worn neither too high nor too low on his body, nor too tight against his body, nor too loose on his body, nor does the wind blow his robe away from his body. Dust and dirt do not soil his body.

20. “When he has gone to the monastery, he sits down on a seat made ready. Having sat down, he washes his feet, though he does not concern himself with grooming his feet. Having washed his feet, he seats himself cross-legged, sets his body erect, and establishes mindfulness in front of him.

He does not occupy his mind with self-affliction, or the affliction of others, or the affliction of both; he sits with his mind set on his own welfare, on the welfare of others, and on the welfare of both, even on the welfare of the whole world. [140]

21. “When he has gone to the monastery, he teaches the Dhamma to an audience. He neither flatters nor berates that audience; he instructs, urges, rouses, and encourages it with talk purely on the Dhamma. The speech that issues from his mouth has eight qualities: it is distinct, intelligible, melodious, audible, ringing, euphonious, deep, and sonorous.

But while his voice is intelligible as far as the audience extends, his speech does not issue out beyond the audience. When the people have been instructed, urged, roused, and gladdened by him, they rise from their seats and depart looking only at him and concerned with nothing else.

22. “We have seen Master Gotama walking, sir, we have seen him standing, we have seen him entering indoors, we have seen him indoors seated in silence, we have seen him eating indoors, we have seen him seated in silence after eating, we have seen him giving the blessing after eating, we have seen him going to the monastery, we have seen him in the monastery seated in silence, we have seen him in the monastery teaching the Dhamma to an audience. Such is the Master Gotama; such he is, and more than that.”860

23. When this was said, the brahmin Brahmāyu rose from his seat, and after arranging his upper robe on one shoulder, he extended his hands in reverential salutation towards the Blessed One and uttered this exclamation three times:

“Honour to the Blessed One, accomplished and fully enlightened! Honour to the Blessed One, accomplished and fully enlightened! Honour to the Blessed One, accomplished and fully enlightened! Perhaps sometime or other we might meet Master Gotama, perhaps we might have some conversation with him.”

24. Then, in the course of his wandering, the Blessed One eventually arrived at Mithilā. There the Blessed One lived in Makhādeva’s Mango Grove. The brahmin householders of Mithilā heard: [141] “The recluse Gotama, the son of the Sakyans who went forth from a Sakyan clan, has been wandering in the country of the Videhans with a large Sangha of bhikkhus, with five hundred bhikkhus, and he has now come to Mithilā and is living in Makhādeva’s Mango Grove.

Now a good report of Master Gotama has been spread to this effect… (as in §3 above)…

Now it is good to see such arahants.”

25. Then the brahmin householders of Mithilā went to the Blessed One. Some paid homage to the Blessed One and sat down at one side; some exchanged greetings with him, and when this courteous and amiable talk was finished, sat down at one side; some extended their hands in reverential salutation towards him and sat down at one side; some pronounced their name and clan in the Blessed One’s presence and sat down at one side; some kept silent and sat down at one side.

26. The brahmin Brahmāyu heard: “The recluse Gotama, the son of the Sakyans who went forth from the Sakyan clan, has arrived in Mithilā and is living in Makhādeva’s Mango Grove in Mithilā.”

Then the brahmin Brahmāyu went to Makhādeva’s Mango Grove with a number of brahmin students. When he came to the Mango Grove, he thought: “It is not proper that I should go to the recluse Gotama without first being announced.” Then he addressed a certain brahmin student:

“Come, brahmin student, go to the recluse Gotama and ask in my name whether the recluse Gotama is free from illness and affliction, and is healthy, strong, and abiding in comfort, saying: ‘Master Gotama, the brahmin Brahmāyu asks whether Master Gotama is free from illness… abiding in comfort,’ and say this:

‘The brahmin Brahmāyu, Master Gotama, is old, aged, burdened with years, advanced in life, and come to the last stage; he is in his hundred and twentieth year. He is a master of the Three Vedas with their vocabularies, liturgy, phonology, and etymology, and the histories as a fifth; skilled in philology and grammar, he is fully versed in natural philosophy and in the marks of a Great Man.

Of all the brahmin householders who live in Mithilā, the brahmin Brahmāyu is pronounced the foremost of them in wealth, in knowledge of the hymns, [142] and in age and fame. He wants to see Master Gotama.’”

“Yes, sir,” the brahmin student replied. He went to the Blessed One and exchanged greetings with him, and when this courteous and amiable talk was finished, he stood at one side and delivered his message. [The Blessed One said:]



“Student, let the brahmin Brahmāyu come at his own convenience.”

27. Then the brahmin student went to the brahmin Brahmāyu and said: “Permission has been granted by the recluse Gotama. You may come, sir, at your own convenience.”

So the brahmin Brahmāyu went to the Blessed One. The assembly saw him coming in the distance, and they at once made way for him as for one who was well known and famous. Then the brahmin Brahmāyu said to the assembly:

“Enough, sirs, let each sit down in his own seat. I shall sit here next to the recluse Gotama.”

28. Then he went to the Blessed One and exchanged greetings with him, and when this courteous and amiable talk was finished, he sat down at one side and looked for the thirty-two marks of a Great Man on the Blessed One’s body. [143]

He saw, more or less, the thirty-two marks of a Great Man on the Blessed One’s body, except two; he was doubtful about two of the marks, and he could not decide and make up his mind about them: about the male organ being enclosed in a sheath and about the largeness of the tongue.

29. Then the brahmin Brahmāyu addressed the Blessed One in stanzas:



“The two-and-thirty marks I learned
That are the signs of a Great Man —
I still do not see two of these
Upon your body, Gotama.

Is what should be concealed by cloth
Hid in a sheath, greatest of men?
Though called by a word of feminine gender,861


Perhaps your tongue is a manly one?
Perhaps your tongue is large as well,
According to what we have been taught?
Please put it out a little bit

And so, O Seer, cure our doubt


For welfare in this very life
And happiness in lives to come.
And now we crave for leave to ask
Something that we aspire to know.”

30. Then it occurred to the Blessed One: “This brahmin Brahmāyu sees, more or less, the thirty-two marks of a Great Man on me, except two; he is doubtful and uncertain about two of the marks, and he cannot decide and make up his mind about them: about the male organ being enclosed in a sheath and about the largeness of the tongue.”

Then the Blessed One worked such a feat of supernormal power that the brahmin Brahmāyu saw that the Blessed One’s male organ was enclosed in a sheath. Next the Blessed One extruded his tongue, and he repeatedly touched both ear holes and both nostrils, and he covered the whole of his forehead with his tongue.

31. Then the Blessed One spoke these stanzas in reply to the brahmin Brahmāyu:

“The two-and-thirty marks you learned
That are the signs of a Great Man —
All on my body can be found:
So, brahmin, doubt no more on that.

What must be known I’ve directly known,
What must be developed I have developed,
What must be abandoned I have abandoned,
Therefore, brahmin, I am a Buddha.862 [144]



For welfare in this very life
And happiness in lives to come,
Since leave is given you, please ask
Whatever you aspire to know.”

32. Then the brahmin Brahmāyu thought: “Permission has been granted me by the recluse Gotama. Which should I ask him about: good in this life or good in the lives to come?” Then he thought: “I am skilled in the good of this life, and others too ask me about good in this life. Why shouldn’t I ask him only about good in the lives to come?” Then he addressed the Blessed One in stanzas:

“How does one become a brahmin?
And how does one attain to knowledge?863
How has one the triple knowledge?
And how is one called a holy scholar?

How does one become an arahant?
And how does one attain completeness?
How is one a silent sage?
And how is one called a Buddha?”864

33. Then the Blessed One spoke these stanzas in reply:

“Who knows about his former lives,
Sees heaven and states of deprivation,
And has arrived at birth’s destruction —
A sage who knows by direct knowledge,


Who knows his mind is purified,
Entirely freed from every lust,
Who has abandoned birth and death,
Who is complete in the holy life,

Who has transcended everything —
One such as this is called a Buddha.”865

34. When this was said, the brahmin Brahmāyu rose from his seat, and after arranging his upper robe on one shoulder, he prostrated himself with his head at the Blessed One’s feet, and he covered the Blessed One’s feet with kisses and caressed them with his hands, pronouncing his name:

“I am the brahmin Brahmāyu, Master Gotama; I am the brahmin Brahmāyu, Master Gotama.”

35. Those in the assembly wondered and marvelled, and they said: “It is wonderful, sirs, it is marvellous, what great power and great might the recluse Gotama has, for the well-known and famous brahmin Brahmāyu to make such a display of humility!”

Then the Blessed One said to the brahmin Brahmāyu: [145] “Enough, brahmin, arise; sit down in your own seat since your mind has confidence in me.”

The brahmin Brahmāyu then rose and sat down in his own seat.

36. The Blessed One then gave him progressive instruction,866 that is, talk on giving, talk on virtue, talk on the heavens; he explained the danger, degradation, and defilement in sensual pleasures and the blessing of renunciation. When he knew that the brahmin Brahmāyu’s mind was ready, receptive, free from hindrances, elated, and confident, he expounded to him the teaching special to the Buddhas: suffering, its origin, its cessation, and the path.

Just as a clean cloth with all marks removed would take dye evenly, so too, while the brahmin Brahmāyu sat there, the spotless immaculate vision of the Dhamma arose in him: “All that is subject to arising is subject to cessation.” Then the brahmin Brahmāyu saw the Dhamma, attained the Dhamma, understood the Dhamma, fathomed the Dhamma; he crossed beyond doubt, did away with perplexity, gained intrepidity, and became independent of others in the Teacher’s Dispensation.

37. Then he said to the Blessed One: “Magnificent, Master Gotama! Magnificent, Master Gotama! Master Gotama has made the Dhamma clear in many ways, as though he were turning upright what had been overthrown, revealing what was hidden, showing the way to one who was lost, or holding up a lamp in the dark for those with eyesight to see forms.

I go to Master Gotama for refuge and to the Dhamma and to the Sangha of bhikkhus. From today let Master Gotama remember me as a lay follower who has gone to him for refuge for life. Let the Blessed One, together with the Sangha of bhikkhus, consent to accept tomorrow’s meal from me.”

The Blessed One consented in silence. Then, knowing that the Blessed One had consented, the brahmin Brahmāyu rose from his seat, and after paying homage to the Blessed One, keeping him on his right, he departed.

38. Then, when the night had ended, the brahmin Brahmāyu had good food of various kinds prepared in his residence, and he had the time announced to the Blessed One: “It is time, Master Gotama, the meal is ready.” [146]

Then, it being morning, the Blessed One dressed, and taking his bowl and outer robe, he went with the Sangha of bhikkhus to the brahmin Brahmāyu’s residence and sat down on the seat made ready. Then, for a week, with his own hands, the brahmin Brahmāyu served and satisfied the Sangha of bhikkhus headed by the Buddha with various kinds of good food.

39. At the end of that week, the Blessed One set out to wander in the country of the Videhans. Soon after he had gone, the brahmin Brahmāyu died. Then a number of bhikkhus went to the Blessed One, and after paying homage to him, they sat down at one side and said:

“Venerable sir, the brahmin Brahmāyu has died. What is his destination? What is his future course?”

“Bhikkhus, the brahmin Brahmāyu was wise, he entered into the way of the Dhamma, and he did not trouble me in the interpretation of the Dhamma. With the destruction of the five lower fetters, he has reappeared spontaneously [in the Pure Abodes] and will there attain final Nibbāna, without ever returning from that world.”

That is what the Blessed One said. The bhikkhus were satisfied and delighted in the Blessed One’s words.





Close
Close