Quay lại bản Việt dịch

Font chữ:
Font chữ:

90. Kinh Kaṇṇakatthala

Dịch giả: Thích Minh Châu

Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn trú tại Ujuññā, gần vườn Lộc Uyển ở Kaṇṇakatthala.

Lúc bấy giờ vua Pasenadi nước Kosala đi đến Ujuññā có công việc. Rồi vua Pasenadi nước Kosala bảo một người:

-- Ðến đây, này Người kia. Hãy đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nhân danh ta, cúi đầu đảnh lễ chân Thế Tôn và hỏi thăm có ít bệnh, ít não, khinh an, có mạnh khỏe, lạc trú và thưa như sau: "Bạch Thế Tôn, vua Pasenadi nước Kosala cúi đầu đảnh lễ chân Thế Tôn, hỏi thăm có ít bệnh, ít não, khinh an, có mạnh khỏe, lạc trú không và thưa như sau: "Bạch Thế Tôn, hôm nay vua Pasenadi nước Kosala, sau buổi ăn sáng, sẽ đến yết kiến Thế Tôn".

-- Thưa vâng, tâu Ðại vương.
Người ấy vâng đáp vua Pasenadi nước Kosala, đi đến chỗ Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn và ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, người ấy bạch Thế Tôn:

-- Bạch Thế Tôn, vua Pasenadi nước Kosala cúi đầu đảnh lễ chân Thế Tôn, hỏi thăm có ít bệnh, ít não, khinh an, có mạnh khỏe, lạc trú không và thưa như sau: "Bạch Thế Tôn, hôm nay vua Pasenadi nước Kosala, sau buổi ăn sáng, sẽ đến yết kiến Thế Tôn".

Hai chị em Somā và Sakulā được nghe: "Hôm nay vua Pasenadi nước Kosala sau buổi ăn sáng, sẽ đến yết kiến Thế Tôn".

Rồi hai chị em Somā và Sakulā đi đến vua Pasenadi nước Kosala tại phòng ăn, và thưa như sau:

-- Tâu Ðại vương, hãy nhân danh chúng thiếp cúi đầu đảnh lễ chân Thế Tôn, hỏi thăm có được ít bệnh, ít não, khinh an, có mạnh khỏe, lạc trú không và thưa giúp: "Bạch Thế Tôn, chị em Somā và Sakulā cúi đầu đảnh lễ chân Thế Tôn, hỏi thăm có được ít bệnh, ít não, khinh an, có mạnh khỏe, lạc trú không".

Rồi vua Pasenadi nước Kosala sau buổi ăn sáng đi đến Thế Tôn, sau khi đảnh lễ Thế Tôn rồi, ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, vua Pasenadi nước Kosala bạch Thế Tôn:

-- Bạch Thế Tôn, hai chị em Somā và Sakulā cúi đầu đảnh lễ chân Thế Tôn, hỏi thăm Thế Tôn có được ít bệnh, ít não, khinh an, có mạnh khỏe, lạc trú không.

-- Thưa Ðại vương, vì sao hai chị em Somā và Sakulā lại không có thể nhờ một vị đưa tin khác?

-- Bạch Thế Tôn, hai chị em Somā và Sakulā có nghe: "Hôm nay vua Pasenadi nước Kosala sau buổi ăn sáng, sẽ yết kiến Thế Tôn". Rồi hai chị em Somā và Sakulā đi đến con tại phòng ăn và thưa như sau: "Tâu Ðại vương, hãy nhân danh chúng thiếp cúi đầu đảnh lễ chân Thế Tôn, hỏi thăm có được ít bệnh, ít não, khinh an, có mạnh khỏe, lạc trú không và thưa: "Bạch Thế Tôn, hai chị Somā và Sakulā cúi đầu đảnh lễ chân Thế Tôn, hỏi thăm Thế Tôn có được ít bệnh, ít não, khinh an, có mạnh khỏe, lạc trú không".

-- Thưa Ðại vương, mong rằng hai chị em Somā và Sakulā được hạnh phúc!

Rồi vua Pasenadi nước Kosala bạch Thế Tôn:

-- Bạch Thế Tôn, con có nghe như sau: "Sa-môn Gotama có nói: "Không có một Sa-môn hay một Bà-la-môn nào toàn tri, toàn kiến, có thể tự cho là chứng được tri kiến viên mãn; sự tình như vậy không thể xảy ra".

Bạch Thế Tôn, những ai nói như sau: "Sa-môn Gotama có nói: "Không có một Sa-môn hay Bà-la-môn nào toàn tri, toàn kiến có thể cho là chứng được tri kiến viên mãn; sự tình như vậy không thể xảy ra",

bạch Thế Tôn, có phải những vị ấy nói lời Thế Tôn nói, họ không xuyên tạc Thế Tôn, không đúng như thật; họ giải thích pháp đúng pháp và những ai nói hợp pháp, đúng pháp sẽ không có cơ hội để chỉ trích hay không?

-- Thưa Ðại vương, những ai nói như sau: "Sa-môn Gotama có nói: "Không có một Sa-môn hay Bà-la-môn nào toàn tri, toàn kiến, có thể cho là chứng được tri kiến viên mãn; sự tình như vậy không thể xảy ra", những vị nói như vậy không nói đúng lời Ta nói, và họ xuyên tạc Ta một cách hư ngụy, không đúng sự thật.

Rồi vua Pasenadi nước Kosala nói với tướng quân Viḍūḍabha:
-- Này Tướng quân, ai đã đem vấn đề này vào trong nội cung?

-- Tâu Ðại vương, Bà-la-môn Sañjaya, thuộc dòng họ Ākāsa.

Rồi vua Pasenadi nước Kosala cho gọi một người:

-- Ðến đây, này Người kia, hãy nhân danh ta, bảo với Bà-la-môn Sañjaya thuộc dòng họ Ākāsa: "Thưa Tôn giả, vua Pasenadi nước Kosala cho gọi Tôn giả".

-- Thưa vâng, tâu Ðại vương.
Người ấy vâng đáp vua Pasenadi nước Kosala, đi đến Bà-la-môn Sañjaya thuộc dòng họ Ākāsa, sau khi đến, liền thưa với Bà-la-môn Sañjaya, thuộc dòng họ Ākāsa: "Thưa Tôn giả, vua Pasenadi nước Kosala cho gọi Tôn giả".

Rồi vua Pasenadi nước Kosala bạch Thế Tôn:

-- Bạch Thế Tôn, rất có thể những điều Thế Tôn nói về một vấn đề khác, được người ta gán vào một vấn đề khác. Bạch Thế Tôn, liên hệ vấn đề gì Thế Tôn tự xem là nói những lời nói ấy?

-- Thưa Ðại vương, Ta tự xem là đã nói những lời như sau: "Không có một Sa-môn hay Bà-la-môn nào có thể trong một lúc, biết hoàn toàn và thấy hoàn toàn, không thể có sự tình như vậy".

-- Bạch Thế Tôn, Thế Tôn thuyết có nhân duyên (heturupam). Bạch Thế Tôn, Thế Tôn thuyết liên hệ đến nhân duyên (saheturupam) và nói như sau: "Không có một Sa-môn nào hay Bà-la-môn nào có thể trong một lúc, biết hoàn toàn và thấy hoàn toàn, không thể có sự tình như vậy".

Bạch Thế Tôn, có bốn giai cấp này: Sát-đế-lị, Bà-la-môn, Phệ-xá và Thủ-đà. Bạch Thế Tôn, giữa bốn giai cấp này có những khác biệt nào, sai biệt nào?

-- Thưa Ðại vương, có bốn giai cấp này: Sát-đế-lị, Bà-la-môn, Phệ-xá và Thủ-đà. Thưa Ðại vương, giữa bốn giai cấp này, hai giai cấp Sát-đế-lị và Bà-la-môn được xem là tối thượng về xưng hô; hai giai cấp kia từ chỗ ngồi đứng dậy, chắp tay và giúp đỡ họ các công việc.

-- Bạch Thế Tôn, con không hỏi về hiện tại. Bạch Thế Tôn, con hỏi về tương lai. Bạch Thế Tôn, có bốn giai cấp này: Sát-đế-lị, Bà-la-môn, Phệ-xá và Thủ-đà. Bạch Thế Tôn, trong bốn giai cấp này, có những khác biệt nào, sai biệt nào?

-- Thưa Ðại vương, có năm tinh cần chi này. Thế nào là năm? Ở đây, thưa Ðại vương, Tỷ-kheo có lòng tin, tin tưởng sự giác ngộ của Như Lai: "Ðây là Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.

Vị ấy ít bệnh, ít não, sự tiêu hóa được điều hòa, không lạnh quá, không nóng quá, trung bình, hợp với tinh tấn. Vị ấy không gian trá, không xảo trá, nêu rõ tự mình như chơn đối với bậc Ðạo sư, đối với các vị sáng suốt hay đối với các đồng Phạm hạnh.

Vị ấy sống siêng năng, tinh tấn, từ bỏ các ác pháp, thành tựu các thiện pháp, kiên cố, kiên trì, không từ bỏ gánh nặng đối với thiện pháp. Vị ấy có trí tuệ, thành tựu trí tuệ về sự sanh diệt các pháp, với sự thể nhập của các bậc Thánh, đưa đến chơn chánh đoạn diệt các khổ đau".

Thưa Ðại vương có bốn giai cấp này: Sát-đế-lị, Bà-la-môn, Phệ-xá, Thủ-đà. Và nếu các giai cấp này thành tựu năm tinh cần chi này, như vậy sẽ đưa đến hạnh phúc, an lạc lâu dài cho họ.

-- Bạch Thế Tôn, có bốn giai cấp này: Sát-đế-lị, Bà-la-môn, Phệ-xá, Thủ-đà. Nếu những vị này thành tựu năm tinh cần chi này, bạch Thế Tôn, ở đây có sự khác biệt gì, có sự sai biệt gì?

-- Thưa Ðại vương, ở đây, Ta nói đến sự sai biệt trong tinh cần. Ví như, thưa Ðại vương, giữa những con voi đáng được điều phục, hay những con ngựa đáng được điều phục, hay những con bò đáng được điều phục, có hai con voi, hai con ngựa, hay hai con bò được khéo điều phục, được khéo huấn luyện, và có hai con voi, hai con ngựa, hay hai con bò không được khéo điều phục, không được khéo huấn luyện.

Thưa Ðại Vương, Ðại vương nghĩ thế nào? Hai con voi, hai con ngựa, hay hai con bò được khéo điều phục, được khéo huấn luyện, có phải chúng được điều phục, đạt được khả năng điều phục (dantakaranam), chúng được điều phục, đạt được vị trí điều phục (dantabhumi)?

-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

-- Còn hai con voi, hai con ngựa, hay hai con bò không được khéo điều phục kia, không được khéo huấn luyện kia, không được điều phục mà chúng đạt được khả năng điều phục, không được điều phục mà chúng đạt được vị trí điều phục như hai con voi, hai con ngựa, hay hai con bò được khéo điều phục kia, được khéo huấn luyện kia?

-- Thưa không, bạch Thế Tôn.

-- Cũng vậy, thưa Ðại vương, những gì đạt được do lòng tin, do ít bệnh tật, do không gian trá, không dối trá, do tinh cần tinh tấn, do trí tuệ, cũng sẽ do bất tín, do nhiều bệnh tật, do xảo trá, do dối trá đạt được, sự tình như vậy không thể xảy ra.

-- Bạch Thế Tôn, Thế Tôn thuyết có nhân duyên (heturupam), Thế Tôn thuyết liên hệ đến nhân duyên.

Bạch Thế Tôn, có bốn giai cấp này: Sát-đế-lị, Bà-la-môn, Phệ-xá, Thủ-đà. Và nếu các vị này thành tựu năm tinh cần chi này, nếu họ chân chánh tinh cần, thì bạch Thế Tôn, có thể có sự khác biệt nào, có thể có sự sai biệt nào giữa các vị này không?

-- Thưa Ðại vương, ta nói không có sự khác biệt gì về phương diện giải thoát đối với giải thoát.

Ví như, thưa Ðại vương, một người đem củi khô từ cây sa-la lại và nhen lửa, lửa sẽ hiện ra. Và một người khác đem củi khô từ cây sa-la lại và nhen lửa, lửa sẽ hiện ra. Rồi có một người khác đem củi khô từ cây xoài lại và nhen lửa, lửa sẽ hiện ra. Rồi có một người khác đem củi khô từ cây udumbara lại và nhen lửa, lửa sẽ hiện ra.

Thưa Ðại vương, Ðại vương nghĩ thế nào? Vì rằng các loại củi dùng để nhen lửa sai khác, vậy có những sai khác gì, giữa ngọn lửa với ngọn lửa, giữa màu sắc với màu sắc, giữa ánh sáng với ánh sáng?

-- Thưa không, bạch Thế Tôn.

-- Cũng vậy, thưa Ðại vương, với sức nóng do tinh tấn tạo nên, do tinh cần nhen nhúm lên, ở đây, Ta nói không có một sự sai biệt gì về giải thoát đối với giải thoát.

-- Bạch Thế Tôn, Thế Tôn thuyết có nhân duyên, Thế Tôn thuyết liên hệ đến nhân duyên. Bạch Thế Tôn, nhưng có chư Thiên không?

-- Thưa Ðại vương, sao Ðại vương có thể nói: "Bạch Thế Tôn, nhưng có chư Thiên không?"

-- Bạch Thế Tôn, không biết chư Thiên ấy có sanh lại tại đây không hay không sanh lại tại đây?

-- Thưa Ðại vương, chư Thiên nào có não hại tâm, sanh lại tại đây; chư Thiên nào không có não hại tâm, không sanh lại tại đây.

Khi được nghe nói vậy, tướng quân Viḍūḍabha bạch Thế Tôn:

-- Bạch Thế Tôn, chư Thiên có não hại tâm, sanh lại tại đây có thể đánh đuổi hay trục xuất chư Thiên không có não hại tâm, không sanh lại tại đây không?

Tôn giả Ānanda khởi lên ý nghĩ như sau: "Tướng quân Viḍūḍabha này là con vua Pasenadi nước Kosala, ta là con Thế Tôn. Nay đã đến thời người con nói chuyện với người con". Rồi Tôn giả Ānanda nói với tướng quân Viḍūḍabha:

-- Này Tướng quân, nay ở đây, tôi sẽ hỏi lại Tướng quân vấn đề này. Nếu có thể được, Tướng quân hãy trả lời. Này Tướng quân, Tướng quân nghĩ thế nào? Xa rộng cho đến lãnh thổ của vua Pasenadi nước Kosala, và tại chỗ của vua Pasenadi nước Kosala ngự trị, trị vì; tại chỗ ấy, vua Pasenadi nước Kosala có thể đánh đuổi hay trục xuất vị Sa-môn hay Bà-la-môn có công đức tu hành hay không có công đức tu hành, có sống Phạm hạnh hay không sống Phạm hạnh ra khỏi chỗ ấy không?

-- Thưa Tôn giả, xa rộng cho đến lãnh thổ của vua Pasenadi nước Kosala và chỗ nào vua Pasenadi nước Kosala ngự trị, trị vì; tại chỗ ấy, vua Pasenadi nước Kosala có thể đánh đuổi hay trục xuất vị Sa-môn hay Bà-la-môn có công đức tu hành, hay không có công đức tu hành, có sống Phạm hạnh hay không sống Phạm hạnh ra khỏi chỗ ấy.

-- Thưa Tướng quân, Tướng quân nghĩ thế nào? Xa rộng ra ngoài lãnh thổ của vua Pasenadi nước Kosala, và tại chỗ của vua Pasenadi nước Kosala không ngự trị, không trị vì; tại chỗ ấy, vua Pasenadi nước Kosala có thể đánh đuổi hay trục xuất vị Sa-môn hay Bà-la-môn có công đức tu hành hay không có công đức tu hành, có sống Phạm hạnh hay không sống Phạm hạnh ra khỏi chỗ ấy không?

-- Thưa Tôn giả, xa rộng ra ngoài lãnh thổ của vua Pasenadi nước Kosala, và tại chỗ của vua Pasenadi nước Kosala không ngự trị, không trị vì; tại chỗ ấy, vua Pasenadi nước Kosala không có thể đánh đuổi... ra khỏi chỗ ấy.

-- Thưa Tướng quân, Tướng quân có nghe nói đến chư Thiên ở cõi trời Ba mươi ba không?

-- Thưa vâng, Tôn giả. Chúng tôi có nghe nói đến chư Thiên ở cõi trời Ba mươi ba. Và ở đây, vua Pasenadi nước Kosala cũng nghe có nói đến chư Thiên ở cõi trời Ba mươi ba.

-- Này Tướng quân, Ông nghĩ thế nào? Vua Pasenadi nước Kosala có thể đánh đuổi hay trục xuất chư Thiên ở cõi trời Ba mươi ba ra khỏi chỗ ấy được không?

-- Thưa Tôn giả, vua Pasenadi nước Kosala không thể thấy chư Thiên ở cõi trời Ba mươi ba, làm sao vua lại có thể đánh đuổi hay trục xuất chư Thiên ở cõi trời Ba mươi ba ra khỏi chỗ ấy?

-- Cũng vậy, này Tướng quân, chư Thiên có não hại tâm, sanh lại tại đây, không có thể thấy được chư Thiên không có não hại tâm, không sanh lại tại đây, làm sao lại có thể đánh đuổi hay tẩn xuất chư Thiên không có não hại tâm, không sanh lại tại đây ra khỏi chỗ ấy được?

Rồi vua Pasenadi nước Kosala bạch Thế Tôn:

-- Bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo ấy tên gọi là gì?

-- Thưa Ðại vương, tên là Ānanda!

-- Thật hân hoan thay! Thật hoan hỷ thay! Tôn giả Ānanda thuyết có nhân duyên, Ānanda thuyết liên hệ đến nhân duyên. Bạch Thế Tôn, có Phạm thiên không?

-- Thưa Ðại vương, sao Ðại vương có thể nói như vậy: "Bạch Thế Tôn, có Phạm thiên không?"

-- Bạch Thế Tôn, Phạm thiên có sanh lại tại đây hay không sanh lại tại đây?

-- Thưa Ðại vương, nếu Phạm thiên có não hại tâm thì Phạm thiên ấy có sanh lại tại đây. Nếu không có não hại tâm, thời Phạm thiên ấy không sanh lại tại đây.

Rồi một người khác tâu với vua Pasenadi nước Kosala:

-- Tâu Ðại vương, Bà-la-môn Sañjaya, thuộc dòng họ Ākāsa đã đến.

Rồi vua Pasenadi nước Kosala nói với Bà-la-môn Sañjaya, thuộc dòng họ Ākāsa:

-- Này Bà-la-môn, ai phổ biến câu chuyện này trong nội cung?

-- Tâu Ðại vương, tướng quân Viḍūḍabha.

Tướng quân Viḍūḍabha lại nói:

-- Tâu Ðại vương, chính Bà-la-môn Sañjaya, thuộc dòng họ Ākāsa.

Rồi có một người tâu với vua Pasenadi nước Kosala:

-- Tâu Ðại vương, nay đã đến thời dùng xe.

Rồi vua Pasenadi nước Kosala bạch Thế Tôn:

-- Bạch Thế Tôn, chúng con đã hỏi Thế Tôn về nhất thiết trí. Thế Tôn đã trả lời về nhất thiết trí. Câu trả lời ấy làm cho chúng con thoải mái, được chúng con chấp nhận, nên chúng con hoan hỷ. Bạch Thế Tôn, chúng con đã hỏi Thế Tôn về sự thanh tịnh của bốn giai cấp. Thế Tôn đã trả lời cho chúng con về sự thanh tịnh của bốn giai cấp. Câu trả lời ấy làm cho chúng con thoải mái, được chúng con chấp nhận, nên chúng con hoan hỷ.

Bạch Thế Tôn, chúng con hỏi Thế Tôn về chư Thiên (Adhideve) và Thế Tôn đã trả lời về chư Thiên. Câu trả lời ấy làm cho chúng con thoải mái, được chúng con chấp nhận nên chúng con hoan hỷ. Bạch Thế Tôn, chúng con hỏi Thế Tôn về Phạm thiên và Thế Tôn đã trả lời về Phạm thiên. Câu trả lời ấy làm cho chúng con thoải mái, được chúng con chấp nhận nên làm chúng con hoan hỷ.

Bạch Thế Tôn, và những điều gì chúng con hỏi Thế Tôn, vấn đề ấy Thế Tôn đã trả lời, và câu trả lời ấy làm cho chúng con thoải mái, được chúng con chấp nhận nên chúng con hoan hỷ. Bạch Thế Tôn, nay chúng con phải đi. Chúng con có nhiều công việc, có nhiều phận sự phải làm.
-- Ðại vương hãy làm những gì Ðại vương nghĩ là hợp thời.

Rồi vua Pasenadi nước Kosala hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Thế Tôn, thân bên hữu hướng về Ngài rồi ra đi.


90. At Kaṇṇakatthala

Translated by: Bhikkhu Ñāṇamoli & Bhikkhu Bodhi

1. THUS HAVE I HEARD. On one occasion the Blessed One was living at Ujuññā, in the Kaṇṇakatthala Deer Park.

2. Now on that occasion King Pasenadi of Kosala had arrived at Ujuññā for some business or other. Then he told a man:

“Come, good man, go to the Blessed One and pay homage in my name with your head at his feet, and ask whether he is free from illness and affliction, and is healthy, strong, and abiding in comfort, saying: ‘Venerable sir, King Pasenadi of Kosala pays homage with his head at the Blessed One’s feet, and he asks whether the Blessed One is free from illness… and abiding in comfort.’ And say this: ‘Venerable sir, today King Pasenadi of Kosala will come to see the Blessed One after he has had his breakfast.’”

“Yes, sire,” the man replied, and he went to the Blessed One, and after paying homage to him, he sat down at one side and delivered his message.



3. The sisters Somā and Sakulā845 heard: “Today [126] King Pasenadi of Kosala will go to see the Blessed One after he has had his breakfast.”

Then, while the meal was being served, the two sisters went to the king and said:

“Sire, pay homage in our name with your head at the Blessed One’s feet, and ask whether he is free from illness… and abiding in comfort, saying: ‘Venerable sir, the sisters Somā and Sakulā pay homage with their heads at the Blessed One’s feet, and they ask whether he is free from illness… and abiding in comfort.’”

4. Then, when he had finished his breakfast, King Pasenadi of Kosala went to the Blessed One, and after paying homage to him, he sat down at one side and delivered the message of the sisters Somā and Sakulā.



“But, great king, could the sisters Somā and Sakulā find no other messenger?”

“Venerable sir, the sisters Somā and Sakulā heard: ‘Today King Pasenadi of Kosala will go to see the Blessed One after he has had his breakfast.’ Then, while the meal was being served, the sisters Somā and Sakulā came to me and said: ‘Sire, pay homage in our names with your head at the Blessed One’s feet, and ask whether he is free from illness… and abiding in comfort.’”

“May the sisters Somā and Sakulā be happy, great king.”

5. Then King Pasenadi of Kosala said to the Blessed One:

“Venerable sir, I have heard this: ‘The recluse Gotama says: “There is no recluse or brahmin who is omniscient and all-seeing, who can claim to have complete knowledge and vision; that is not possible.”’



Venerable sir, do those who speak thus [127] say what has been said by the Blessed One, and not misrepresent him with what is contrary to fact? Do they explain in accordance with the Dhamma in such a way that nothing that provides a ground for censure can be legitimately deduced from their assertions?”

“Great King, those who speak thus do not say what has been said by me, but misrepresent me with what is untrue and contrary to fact.”

6. Then King Pasenadi of Kosala addressed General Viḍūḍabha:
“General, who introduced this story into the palace?”

“It was Sañjaya, sire, the brahmin of the Ākāsa clan.”

7. Then King Pasenadi of Kosala told a man:

“Come, good man, in my name tell Sañjaya, the brahmin of the Ākāsa clan: ‘Venerable sir, King Pasenadi of Kosala calls you.’”

“Yes, sire,” the man replied. He went to Sañjaya, the brahmin of the Ākāsa clan, and told him: “Venerable sir, King Pasenadi of Kosala calls you.”

8. Meanwhile King Pasenadi of Kosala said to the Blessed One:

“Venerable sir, could something else have been said by the Blessed One referring to that, and the person understood it wrongly? In what way does the Blessed One recall making that utterance?”

“I recall having actually made the utterance in this way, great king: ‘There is no recluse or brahmin who knows all, who sees all, simultaneously; that is not possible.’”846

“What the Blessed One has said appears reasonable, what the Blessed One has said appears to be supported by reason: ‘There is no recluse or brahmin [128] who knows all, who sees all, simultaneously; that is not possible.’”

9. “There are these four castes, venerable sir: the nobles, the brahmins, the merchants, and the workers. Is there any distinction or difference among them?”

“There are these four castes, great king: the nobles, the brahmins, the merchants, and the workers. Two of them, that is, the nobles and the brahmins, are held to be superior since men pay homage to them, rise up for them, and accord them reverential salutation and polite services.”

10. “Venerable sir, I was not asking about this present life; I was asking about the life to come.847 There are these four castes, venerable sir: the nobles, the brahmins, the merchants, and the workers. Is there any distinction or difference among them?”

“Great king, there are these five factors of striving.848 What five? Here a bhikkhu has faith, he places his faith in the Tathāgata’s enlightenment thus: ‘The Blessed One is accomplished, fully enlightened, perfect in true knowledge and conduct, sublime, knower of worlds, incomparable leader of persons to be tamed, teacher of gods and humans, enlightened, blessed.’

Then he is free from illness and affliction, possessing a good digestion that is neither too cool nor too warm but medium and able to bear the strain of striving. Then he is honest and sincere, and shows himself as he actually is to his teacher and his companions in the holy life.

Then he is energetic in abandoning unwholesome states and in undertaking wholesome states, steadfast, launching his effort with firmness and persevering in cultivating wholesome states. Then he is wise; he possesses wisdom regarding rise and disappearance that is noble and penetrative and leads to the complete destruction of suffering. These are the five factors of striving.

“There are these four castes, great king: the nobles, the brahmins, the merchants, and the workers. Now if they possessed these five factors of striving, it would lead to their welfare and happiness for a long time.”

11. “Venerable sir, there are these four castes: the nobles, the brahmins, the merchants, [129] and the workers. Now if they possessed these five factors of striving, would there be any difference among them here in that respect?”

“Here, great king, I say that the difference among them would lie in the diversity of their striving. Suppose there were two tamable elephants or tamable horses or tamable oxen that were well tamed and well disciplined, and two tamable elephants or tamable horses or tamable oxen that were untamed and undisciplined.

What do you think, great king? Would the two tamable elephants or tamable horses or tamable oxen that were well tamed and well disciplined, being tamed, acquire the behaviour of the tamed, would they arrive at the grade of the tamed?”

“Yes, venerable sir.”

“And would the two tamable elephants or tamable horses or tamable oxen that were untamed and undisciplined, being untamed, acquire the behaviour of the tamed, would they arrive at the grade of the tamed, like the two elephants or horses or oxen that were well tamed and well disciplined?”

“No, venerable sir.”

“So too, great king, it is not possible that what can be achieved by one who has faith, who is free from illness, who is honest and sincere, who is energetic, and who is wise, can be achieved by one who has no faith, who has much illness, who is fraudulent and deceitful, who is lazy, and who is not wise.”

12. “What the Blessed One has said appears reasonable, what the Blessed One has said appears to be supported by reason.

“There are these four castes, venerable sir: the nobles, the brahmins, the merchants, and the workers. Now if they possessed these five factors of striving, and if their striving was right, would there be any difference among them in that respect?”

“Here, great king, in this respect I say that among them there is no difference, that is, between the deliverance of one and the deliverance of the others.

Suppose a man took dry sāka wood, lit a fire, and produced heat; and then another man took dry sāla wood, lit a fire, and produced heat; [130] and then another man took dry mango wood, lit a fire, and produced heat; and then another man took dry fig wood, lit a fire, and produced heat.

What do you think, great king? Would there be any difference among these fires lit with different kinds of wood, that is, between the flame of one and the flames of the others, or between the colour of one and the colours of the others, or between the radiance of one and the radiances of the others?”

“No, venerable sir.”

“So too, great king, when [spiritual] fire is kindled by energy, lit by striving, there is, I say, no difference, that is, between the deliverance of one and the deliverance of the others.”

13. “What the Blessed One has said appears reasonable, what the Blessed One has said appears to be supported by reason. But, venerable sir, how is it: are there gods?”

“Why do you ask that, great king?”

“Venerable sir, I was asking whether those gods come back to this [human] state or whether they do not.”

“Great king, those gods who are still subject to ill will come back to this [human] state, those gods who are no longer subject to ill will do not come back to this [human] state.”849

14. When this was said, General Viḍūḍabha asked the Blessed One:

“Venerable sir, can those gods who are still subject to ill will and who come back to this [human] state topple or banish from that place those gods who are no longer subject to ill will and who do not come back to this [human] state?”

Then the venerable Ānanda thought: “This General Viḍūḍabha is the son of King Pasenadi of Kosala, and I am the son of the Blessed One. This is the time for one son to talk with the other.” He said to General Viḍūḍabha:

“General, I shall ask you a question in return. Answer it as you choose. General, what do you think? There is the whole extent of King Pasenadi of Kosala’s realm, where [131] he exercises lordship and sovereignty; now can King Pasenadi of Kosala topple or banish from that place any recluse or brahmin, irrespective of whether that recluse or brahmin has merit or not and whether he leads the holy life or not?”

“He can do so, sir.”

“What do you think, general? There is the whole extent that is not King Pasenadi of Kosala’s realm, where he does not exercise lordship and sovereignty; now can King Pasenadi of Kosala topple or banish from that place any recluse or brahmin, irrespective of whether that recluse or brahmin has merit or not and whether he leads the holy life or not?”

“He cannot do so, sir.”

“General, what do you think? Have you heard of the gods of the Thirty-three?”

“Yes, sir, I have heard of them. And King Pasenadi of Kosala has heard of them too.”

“General, what do you think? Can King Pasenadi of Kosala topple the gods of the Thirty-three or banish them from that place?”

“Sir, King Pasenadi of Kosala cannot even see the gods of the Thirty-three, so how could he topple them or banish them from that place?”

“So too, general, those gods who are still subject to ill will and who come back to this [human] state cannot even see those gods who are no longer subject to ill will and who do not come back to this [human] state; so how could they topple them or banish them from that place?”

15. Then King Pasenadi of Kosala asked the Blessed One:

“Venerable sir, what is this bhikkhu’s name?”

“His name is Ānanda, great king.”

“Ānanda [joy] he is indeed, venerable sir, and Ānanda he appears. What [132] the venerable Ānanda has said appears reasonable, what he has said appears to be supported by reason. But, venerable sir, is there Brahmā?”

“Why do you ask that, great king?”

“Venerable sir, I was asking whether that Brahmā comes back to this [human] state or whether he does not.”

“Great king, any Brahmā who is still subject to ill will comes back to this [human] state, any Brahmā who is no longer subject to ill will does not come back to this [human] state.”

16. Then a man announced to King Pasenadi of Kosala:

“Great king, Sañjaya, the brahmin of the Ākāsa clan, has come.”

King Pasenadi of Kosala asked Sañjaya, the brahmin of the Ākāsa clan:

“Brahmin, who introduced this story to the palace?”

“Sire, it was General Viḍūḍabha.”

General Viḍūḍabha said:

“Sire, it was Sañjaya, the brahmin of the Ākāsa clan.”

17. Then a man announced to King Pasenadi of Kosala:

“Sire, it is time to depart.”

King Pasenadi of Kosala said to the Blessed One:

“Venerable sir, we have asked the Blessed One about omniscience, and the Blessed One has answered about omniscience; we approve of and accept that answer, and so we are satisfied. We have asked the Blessed One about purification in the four castes, and the Blessed One has answered about purification in the four castes; we approve of and accept that answer, and so we are satisfied.

We have asked the Blessed One about the gods, and the Blessed One has answered about the gods; we approve of and accept that answer, and so we are satisfied. We have asked the Blessed One about the Brahmās, and the Blessed One has answered about the Brahmās; we approve of and accept that answer, and so we are satisfied.

Whatever we asked the Blessed One, that the Blessed One has answered; we approve of and accept those answers, and so we are satisfied. [133] And now, venerable sir, we depart. We are busy and have much to do.”
“You may go, great king, at your own convenience.”

18. Then King Pasenadi of Kosala, having delighted and rejoiced in the Blessed One’s words, rose from his seat, and after paying homage to the Blessed One, keeping him on his right, he departed.





Close
Close