Quay lại bản Việt dịch

Font chữ:
Font chữ:

86. Kinh Aṅgulimāla

Dịch giả: Thích Minh Châu

Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn trú tại Sāvatthī, Jetavana, ở tinh xá ông Anāthapiṇḍika (Cấp cô độc).

Lúc bấy giờ, trong lãnh thổ của quốc vương Pasenadi (Ba-tư-nặc), nước Kosala, có tên cướp Aṅgulimāla một thợ săn, tay vấy máu, sát hại, bạo tàn, không có lòng từ mẫn đối với chúng sanh. Vì nó, các làng trở thành không làng, các thị trấn trở thành không thị trấn, quốc độ trở thành không quốc độ. Do nó luôn luôn giết người, nó mang một vòng hoa làm bằng ngón tay người.

Rồi Thế Tôn vào buổi sáng đắp y, cầm y bát, vào Sāvatthī để khất thực. Sau khi khất thực ở Sāvatthī, ăn xong, dọn dẹp sàng tọa, cầm y bát, Ngài quay trở về và đi trên con đường dẫn đến tên cướp Aṅgulimāla. Các người chăn bò, các người chăn thú, các người làm ruộng, các người bộ hành thấy Thế Tôn đang đi trên con đường dẫn đến tên cướp Aṅgulimāla, thấy vậy liền bạch Thế Tôn: "Thưa Sa-môn, chớ có đi trên con đường này.

Thưa Sa-môn, trên con đường này có tên cướp Aṅgulimāla, là một thợ săn, tay vấy máu, sát hại, bạo tàn, không có lòng từ mẫn đối với chúng sanh. Vì nó, các làng trở thành không làng, các thị trấn trở thành không thị trấn, các quốc độ trở thành không quốc độ.

Do nó luôn luôn giết người, nó mang một vòng hoa làm bằng ngón tay người. Thưa Sa-môn, trên đường này, có mười người, hai mươi người, ba mươi người, bốn mươi người tụ họp lại, tụ họp lại rồi cùng đi. Tuy vậy, họ vẫn rơi vào tay của tên cướp Aṅgulimāla". Ðược nghe nói vậy, Thế Tôn giữ im lặng, vẫn tiếp tục đi.

Lần thứ hai, các người chăn bò, các người chăn thú, các người làm ruộng, các người đi đường bạch Thế Tôn: "Thưa Sa-môn, chớ có đi con đường ấy... rơi vào tay của tên cướp Aṅgulimāla". Lần thứ hai, Thế Tôn giữ im lặng, vẫn tiếp tục đi.

Lần thứ ba, các người chăn bò, các người chăn thú, các người làm ruộng, các người đi đường bạch Thế Tôn: "Thưa Sa-môn, chớ có đi con đường ấy... rơi vào tay của tên cướp Aṅgulimāla". Thế Tôn giữ im lặng, vẫn tiếp tục đi.

Tên cướp Aṅgulimāla thấy Thế Tôn từ xa đi lại, sau khi thấy liền nghĩ: "Thật vi diệu thay! Thật hy hữu thay! Con đường này, cho đến mười người, hai mươi người, ba mươi người, bốn mươi người, năm mươi người tụ họp lại, tụ họp lại rồi cùng đi; tuy vậy, chúng vẫn rơi vào tay của ta. Nay người Sa-môn này, chỉ có một mình, không có người thứ hai, lại đi đến, hình như do một sức mạnh gì? Vậy ta giết hại mạng sống của người Sa-môn này!" Rồi tên cướp Aṅgulimāla lấy kiếm và tấm khiên, đeo cung và tên vào, và đi theo sau lưng Thế Tôn.

Rồi Thế Tôn hiện thần thông lực một cách làm cho tên cướp Aṅgulimāla, dầu cho đi với tất cả tốc lực của nó cũng không có thể bắt kịp Thế Tôn đang đi với tốc lực bình thường. Rồi tên cướp Aṅgulimāla suy nghĩ: "Thật vi diệu thay! Thật hy hữu thay! Ta trước đây đuổi theo con voi đang chạy và bắt kịp nó, đuổi theo con ngựa đang chạy và bắt kịp nó, đuổi theo chiếc xe đang chạy và bắt kịp nó, đuổi theo con nai đang chạy và bắt kịp nó.

Nay dẫu ta đi với tất cả tốc lực của ta cũng không thể bắt kịp Sa-môn này đang đi với tốc lực bình thường". Nó thưa với Thế Tôn:

-- Hãy đứng lại, Sa-môn! Hãy đứng lại, Sa-môn!

-- Ta đã đứng rồi, này Aṅgulimāla! Và ngươi hãy đứng lại!

Rồi tên cướp Aṅgulimāla suy nghĩ: "Những Sa-môn Thích Tử này là những người nói sự thật và chấp nhận sự thật. Và Sa-môn này dẫu cho đang đi lại nói: "Ta đã đứng rồi, này Aṅgulimāla! Và ngươi hãy đứng lại". Vậy ta hãy hỏi vị Sa-môn này".

Rồi tên cướp Aṅgulimāla với bài kệ nói với Thế Tôn:

-- Người đi lại nói: "Ta đã đứng rồi",
Ta đứng, Ngươi nói: "Sao ta không đứng?"

Sa-môn, ta hỏi về ý nghĩa này,
Sao Ngươi đứng lại, còn ta không đứng?

-- Aṅgulimāla, Ta đã đứng rồi.
Với mọi chúng sanh, Ta bỏ trượng, kiếm,
Còn ngươi hữu tình, không tự kiềm chế,
Do vậy, Ta đứng, còn Ngươi chưa đứng.

-- Ðã lâu tôi kính, bậc Ðại Tiên Nhân,
Nay Sa-môn này bước vào Ðại Lâm.
Không lâu, tôi sẽ đoạn trừ ác pháp,
Sau khi được nghe pháp kệ của Ngài.

Nói xong tên cướp liền quăng bỏ kiếm,
Quăng bỏ khí giới xuống vực thâm sâu,
Tên cướp đảnh lễ dưới chân Thiện Thệ,
Ngay tại chỗ ấy, xin được xuất gia.

Ðức Phật từ bi, bậc Ðại Tiên Nhân,
Ðạo Sư Nhân giới, cùng với Thiên giới,
Ngài đã trả lời: "Thiện lai Tỷ-kheo".
Uy đức Tỷ-kheo được Ngài xác chứng.

Rồi Thế Tôn cùng Tôn giả Aṅgulimāla là Sa-môn tùy tùng, bắt đầu du hành đi đến Sāvatthī, và tuần tự du hành, Thế Tôn đến Sāvatthī. Ở đây, Thế Tôn trú tại Sāvatthī, Jetavana, tại tinh xá ông Anāthapiṇḍika.

Lúc bấy giờ, tại cửa nội cung vua Pasenadi nước Kosala, một số đông quần chúng tụ họp lại, cao tiếng, lớn tiếng nói lên: "Tâu Ðại vương, trong lãnh thổ Ðại vương, có tên cướp tên Aṅgulimāla, là tên thợ săn, bàn tay vấy máu, sát hại, bạo tàn, không có lòng từ mẫn đối với chúng sanh. Do vì nó, các làng trở thành không làng, thị trấn trở thành không thị trấn, quốc độ trở thành không quốc độ. Do nó luôn luôn giết người, nó mang một vòng hoa làm bằng ngón tay người. Ðại vương hãy tẩn xuất nó".

Rồi vua Pasenadi nước Kosala, với khoảng năm trăm con ngựa, sáng sớm đi ra khỏi Sāvatthī, đi đến tinh xá, đi xe đến chỗ nào còn đi xe được, rồi vua xuống xe, đi bộ đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với vua Pasenadi xứ Kosala đang ngồi một bên:

-- Thưa Ðại vương, có phải vua Seniya Bimbisāra nước Magadha tức giận với Ðại vương, hay các người Licchavi ở Vesali, hay một địch vương nào khác?

-- Bạch Thế Tôn, vua Seniya Bimbisāra xứ Magadha không có tức giận với con, không phải các người Licchavi ở Vesali, cũng không phải có địch vương nào khác. Bạch Thế Tôn, trong lãnh thổ của con, có tên cướp tên là Aṅgulimāla, một tên thợ săn, bàn tay vấy máu, sát hại, bạo tàn, không có lòng từ mẫn đối với chúng sanh. Vì nó, các làng trở thành không làng, các thị trấn trở thành không thị trấn, các quốc độ trở thành không quốc độ. Bạch Thế Tôn, nhưng con không có thể tẩn xuất nó được (napatisedhissami).

-- Thưa Ðại vương, nếu Ðại vương được thấy Aṅgulimāla cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ nói láo, ăn một ngày một bữa, sống Phạm hạnh, giữ giới, hành trì thiện pháp. Ðại vương sẽ làm gì với Aṅgulimāla?

-- Bạch Thế Tôn, con sẽ đảnh lễ, hay đứng dậy, hay đưa ghế mời ngồi, hay lo liệu bốn sự cúng dường Aṅgulimāla, tức là y phục, ẩm thực, sàng tọa và dược phẩm trị bệnh, hay chúng con bảo vệ, hộ trì đúng pháp. Nhưng Bạch Thế Tôn, từ đâu một người phá giới, làm các ác pháp lại có thể trở thành giữ giới, biết chế ngự như vậy?

Lúc bấy giờ tôn giả Aṅgulimāla ngồi không xa Thế Tôn bao nhiêu. Rồi Thế Tôn duỗi cánh tay mặt và nói với vua Pasenadi:

-- Thưa Ðại vương, đây là Aṅgulimāla.

Vua Pasenadi nước Kosala liền hoảng sợ, run sợ, lông tóc dựng ngược. Thế Tôn biết được vua Pasenadi nước Kosala, hoảng sợ, khiếp sợ, lông tóc dựng ngược, bèn nói với vua Pasenadi, nước Kosala:

-- Chớ có sợ hãi, thưa Ðại vương! Chớ có sợ hãi, thưa Ðại vương. Ở đây, không có gì đáng sợ hãi cho Ðại vương.

Rồi sự hoảng sợ, khiếp sợ, lông tóc dựng ngược của vua Pasenadi, nước Kosala, được tan biến. Rồi vua Pasenadi nước Kosala đến gần Tôn giả Aṅgulimāla, sau khi đến, thưa với Tôn giả Aṅgulimāla:

-- Thưa Tôn giả, có phải Tôn giả là Aṅgulimāla?

-- Thưa phải, Ðại vương.

-- Thưa Tôn giả, phụ thân Tôn giả thuộc dòng họ gì? Mẫu thân thuộc dòng họ gì?

-- Thưa Ðại vương, phụ thân tôi thuộc dòng họ Gagga, mẫu thân thuộc dòng họ Mantāṇi.

-- Thưa Tôn giả, mong Tôn giả Gagga Mantāṇiputta được hoan hỷ. Tôi sẽ cố gắng lo bốn sự cúng dường là y phục, ẩm thực, sàng tọa, y dược trị bệnh cho tôn giả.

Lúc bấy giờ, Tôn giả Aṅgulimāla theo hạnh ở rừng núi, đi khất thực mà ăn, sống chỉ với ba y. Rồi Tôn giả Aṅgulimāla nói với vua Pasenadi nước Kosala:

-- Thôi vừa rồi, thưa Ðại vương, tôi đã đủ ba y.

Rồi vua Pasenadi nước Kosala đi đến gần Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn và ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, vua Pasenadi nước Kosala bạch Thế Tôn:

-- Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn! Thật hy hữu thay, bạch Thế Tôn! Làm sao Thế Tôn lại nhiếp phục được người không thể nhiếp phục, làm cho an tịnh được người không thể an tịnh, làm cho tịch diệt được người không có thể tịch diệt. Bạch Thế Tôn, đối với người con không thể nhiếp phục với gậy, với kiếm, Thế Tôn đã có thể nhiếp phục được, với không gậy, không kiếm. Bạch Thế Tôn, nay chúng con phải đi. Chúng con có nhiều công việc, có nhiều trách nhiệm phải làm.

-- Thưa Ðại vương, nay Ðại vương hãy làm những gì Ðại vương nghĩ là hợp thời.

Rồi vua Pasenadi, nước Kosala, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Thế Tôn, thân bên hữu hướng về Ngài và ra đi.

Rồi Tôn giả Aṅgulimāla, vào buổi sáng đắp y, cầm y bát đi vào Sāvatthī để khất thực. Trong khi đi khất thực từng nhà một ở Sāvatthī, Tôn giả Aṅgulimāla thấy một người đàn bà đang sanh đẻ, rất là nguy kịch và đau đớn. Thấy vậy, Tôn giả suy nghĩ: "Thật đau khổ thay các chúng sanh! Thật đau khổ thay các chúng sanh! "

Rồi Tôn giả Aṅgulimāla, sau khi đi khất thực ở Sāvatthī, sau buổi ăn, trên con đường đi khất thực trở về, đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Aṅgulimāla bạch Thế Tôn:

-- Bạch Thế Tôn, ở đây, con vào buổi sáng đắp y, cầm y bát, đi vào thành Sāvatthī để khất thực. Bạch Thế Tôn, trong khi đi khất thực từng nhà một ở Sāvatthī, con thấy một người đàn bà đang sanh đẻ, rất là nguy kịch, đau đớn. Thấy vậy, con suy nghĩ: "Thật đau khổ thay các chúng sanh! Thật đau khổ thay các chúng sanh! "

-- Này Aṅgulimāla, Ông hãy đi đến Sāvatthī, sau khi đến, nói với người đàn bà ấy như sau: "Này Bà chị, vì rằng tôi từ khi sanh ra chưa bao giờ cố ý giết hại mạng sống của chúng sanh, mong rằng với sự thật ấy, bà được an toàn, và sanh đẻ được an toàn!"

-- Bạch Thế Tôn, nếu làm vậy, thời con là cố ý nói láo. Bạch Thế Tôn, con đã cố ý giết hại mạng sống rất nhiều chúng sanh rồi.

-- Vậy thì, này Aṅgulimāla, Ông hãy đi đến Sāvatthī, sau khi đến hãy nói với người đàn bà ấy như sau: "Này Bà chị, vì rằng tôi từ khi được Thánh sanh đến này chưa bao giờ cố ý giết hại mạng sống của chúng sanh, mong rằng với sự thật ấy, bà được an toàn và sanh đẻ được an toàn!"

-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Tôn giả Aṅgulimāla, sau khi vâng đáp Thế Tôn, đi đến Sāvatthī, sau khi đến nói với người đàn bà ấy như sau: "Thưa Bà chị, vì rằng tôi từ khi được Thánh sanh đến nay chưa bao giờ cố ý giết hại mạng sống của chúng sanh, mong rằng với sự thật ấy, bà được an toàn, và sanh đẻ được an toàn!" Và người đàn bà được an toàn, sanh đẻ được an toàn.

Rồi Tôn giả Aṅgulimāla, sống một mình, viễn ly, không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, và không bao lâu sau, tự thân chứng ngộ với thắng trí, chứng đắc và an trú ngay trong hiện tại vô thượng cứu cánh Phạm hạnh mà vì mục đích này các Thiện nam tử xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những gì nên làm đã làm, từ nay không còn trở lui đời này nữa". Vị ấy biết như vậy. Và như vậy, Tôn giả Aṅgulimāla trở thành một vị A-la-hán nữa.

Rồi Tôn giả Aṅgulimāla buổi sáng đắp y, cầm y bát, đi vào Sāvatthī để khất thực. Lúc bấy giờ, một cục đất do một người ném, rơi trên thân Tôn giả Aṅgulimāla, rồi một cây gậy do một người khác quăng, rơi trên thân Tôn giả Aṅgulimāla, rồi một hòn sỏi do một người khác quăng, rơi trên thân Tôn giả Aṅgulimāla.

Rồi Tôn giả Aṅgulimāla bị lỗ đầu, chảy máu, bình bát bị bể, ngoại y bị rách, đi đến Thế Tôn. Thế Tôn thấy Tôn giả Aṅgulimāla từ xa đi đến, thấy vậy, liền nói với Tôn giả Aṅgulimāla: "Hãy kham nhẫn, này Bà-la-môn! Hãy kham nhẫn, này Bà-la-môn! Ông đang gặt hái ngay trong hiện tại quả báo của nghiệp mà đáng lẽ Ông phải chịu nấu sôi ở địa ngục nhiều năm, nhiều trăm năm, nhiều ngàn năm".

Rồi Tôn giả Aṅgulimāla sống độc cư, Thiền tịnh, cảm thọ được giải thoát lạc, và trong lúc ấy nói lên lời cảm khái sau đây:

"Ai trước phóng dật, sau không phóng dật,
Sáng chói đời này, như trăng thoát mây,

Ai làm ác nghiệp, nhờ thiện chận lại,
Sáng chói đời này, như trăng thoát mây.

Niên thiếu Tỷ-kheo trung thành Phật giáo,
Sáng chói đời này, như trăng thoát mây.

Mong kẻ địch ta, nghe giảng Pháp thoại!
Mong kẻ địch ta, trung thành Phật giáo!
Mong kẻ địch ta, thọ lãnh chánh pháp,
Thân tâm an tịnh, san sẻ mọi người.

Mong kẻ địch ta, từ bậc Thuyết nhẫn,
Từ bậc Tán thán, vô oán hận tâm.
Thời thời nghe pháp, y pháp hành trì.

Một kẻ như vậy, không có hại ta,
Cũng không làm hại một người nào khác.
Vị ấy sẽ chứng tối thượng tịch tịnh.

Hộ trì mọi người, kẻ tham người không,
Như người dẫn nước, hướng dẫn nước chảy,
Như kẻ làm tên uốn cong thân tên,
Như người thợ mộc uốn nắn cây gỗ.

Kẻ trí tự mình, tự điều phục mình,
Có kẻ được điều bởi gậy, roi, móc,
Riêng Ta được điều không gậy, không kiếm.
(Bởi bậc như vậy).

Ta tên Vô Hại, trước ta sát hại,
Nay được chánh danh, vì chẳng hại ai.

Trước ta được tên Aṅgulimāla,
Bị nước thác cuốn, ta quy y Phật.

Trước tay vấy máu, danh xưng Aṅgulimāla,
Xem ta quy y, đoạn dây sanh tử,

Làm nghiệp như vậy phải sanh ác thú,
Khi lãnh nghiệp báo, không nợ ta hưởng.

Kẻ ngu vô trí, đam mê phóng dật,
Còn người có trí, giữ không phóng dật,

Như giữ tài sản, tối thượng, tối quý,
Chớ mê phóng dật, chớ mê dục lạc.
Giữ không phóng dật, luôn luôn Thiền định,
Chứng đắc đại lạc, quảng đại vô lượng,

Thiện lai, ta đến, không đi lạc hướng,
Không ai khuyên ta theo tư tưởng ác.
Giữa các chân lý được khéo giảng dạy,
Chân lý ta theo, chân lý tối thượng,

Thiện lai ta đến, không đi lạc hướng,
Không ai khuyên ta theo tư tưởng ác,
Ba minh ta chứng, Phật lý viên thành.

86. On Angulimāla

Translated by: Bhikkhu Ñāṇamoli & Bhikkhu Bodhi

1. THUS HAVE I HEARD. On one occasion the Blessed One was living at Sāvatthī in Jeta’s Grove, Anāthapiṇḍika’s Park.

2. Now on that occasion there was a bandit in the realm of King Pasenadi of Kosala named Angulimāla, who was murderous, bloody-handed, given to blows and violence, merciless to living beings. Villages, towns, [98] and districts were laid waste by him. He was constantly murdering people and he wore their fingers as a garland.820

3. Then, when it was morning, the Blessed One dressed, and taking his bowl and outer robe, went into Sāvatthī for alms. When he had wandered for alms in Sāvatthī and had returned from his almsround, after his meal he set his resting place in order, and taking his bowl and outer robe, set out on the road leading towards Angulimāla. Cowherds, shepherds, ploughmen, and travellers saw the Blessed One walking along the road leading towards Angulimāla and told him: “Do not take this road, recluse.

On this road is the bandit Angulimāla, who is murderous, bloody-handed, given to blows and violence, merciless to living beings. Villages, towns, and districts have been laid waste by him.

He is constantly murdering people and he wears their fingers as a garland. Men have come along this road in groups of ten, twenty, thirty, and even forty, but still they have fallen into Angulimāla’s hands.” When this was said the Blessed One went on in silence.

For the second time… For the third time the cowherds, shepherds, ploughmen, and travellers told this to the Blessed One, but still the Blessed One went on in silence.

4. The bandit Angulimāla saw the Blessed One coming in the distance. When he saw him, he thought: “It is wonderful, it is marvellous! Men have come along this road in groups of ten, twenty, [99] thirty, and even forty, but still they have fallen into my hands.

But now this recluse comes alone, unaccompanied, as if forcing his way. Why shouldn’t I take this recluse’s life?” Angulimāla then took up his sword and shield, buckled on his bow and quiver, and followed close behind the Blessed One.

5. Then the Blessed One performed such a feat of supernormal power that the bandit Angulimāla, though running as fast as he could, could not catch up with the Blessed One, who was walking at his normal pace. Then the bandit Angulimāla thought: “It is wonderful, it is marvellous! Formerly I could catch up even with a swift elephant and seize it; I could catch up even with a swift horse and seize it; I could catch up even with a swift chariot and seize it; I could catch up even with a swift deer and seize it;

but now, though I am running as fast as I can, I cannot catch up with this recluse who is walking at his normal pace!” He stopped and called out to the Blessed One:

“Stop, recluse! Stop, recluse!”

“I have stopped, Angulimāla, you stop too.”

Then the bandit Angulimāla thought: “These recluses, sons of the Sakyans, speak truth, assert truth; but though this recluse is still walking, he says: ‘I have stopped, Angulimāla, you stop too.’ Suppose I question this recluse.”

6. Then the bandit Angulimāla addressed the Blessed One in stanzas thus:

“While you are walking, recluse, you tell me you have stopped;

But now, when I have stopped, you say I have not stopped.
I ask you now, O recluse, about the meaning:
How is it that you have stopped and I have not?”

“Angulimāla, I have stopped forever,
I abstain from violence towards living beings;
But you have no restraint towards things that live:
That is why I have stopped and you have not.” [100]

“Oh, at long last this recluse, a venerated sage,
Has come to this great forest for my sake.821
Having heard your stanza teaching me the Dhamma,
I will indeed renounce evil forever.”

So saying, the bandit took his sword and weapons
And flung them in a gaping chasm’s pit;
The bandit worshipped the Sublime One’s feet,
And then and there asked for the going forth.

The Enlightened One, the Sage of Great Compassion,
The Teacher of the world with [all] its gods,
Addressed him with these words, “Come, bhikkhu.”
And that was how he came to be a bhikkhu.

7. Then the Blessed One set out to wander back to Sāvatthī with Angulimāla as his attendant. Wandering by stages, he eventually arrived at Sāvatthī, and there he lived at Sāvatthī in Jeta’s Grove, Anāthapiṇḍika’s Park.

8. Now on that occasion great crowds of people were gathering at the gates of King Pasenadi’s inner palace, very loud and noisy, crying: “Sire, the bandit Angulimāla is in your realm; he is murderous, bloody-handed, given to blows and violence, merciless to living beings! Villages, towns, and districts have been laid waste by him! He is constantly murdering people and he wears their fingers as a garland! The king must put him down!”

9. Then in the middle of the day King Pasenadi of Kosala drove out of Sāvatthī with a cavalry of five hundred men and set out for the park. He drove thus as far as the road was passable for carriages, and then he dismounted from his carriage and went forward on foot to the Blessed One. [101] After paying homage to the Blessed One, he sat down at one side, and the Blessed One said to him:

10. “Venerable sir, King Seniya Bimbisāra of Magadha is not attacking me, nor are the Licchavis of Vesālī, nor are other hostile kings. But there is a bandit in my realm named Angulimāla, who is murderous, bloody-handed, given to blows and violence, merciless to living beings. Villages, towns, and districts have been laid waste by him. He is constantly murdering people and he wears their fingers as a garland. I shall put him down, venerable sir.”

“What is it, great king? Is King Seniya Bimbisāra of Magadha attacking you, or the Licchavis of Vesālī, or other hostile kings?”

11. “Great king, suppose you were to see that Angulimāla had shaved off his hair and beard, put on the yellow robe, and gone forth from the home life into homelessness; that he was abstaining from killing living beings, from taking what is not given and from false speech; that he was eating only one meal a day, and was celibate, virtuous, of good character. If you were to see him thus, how would you treat him?”

“Venerable sir, we would pay homage to him, or rise up for him, or invite him to be seated; or we would invite him to accept robes, almsfood, a resting place, or medicinal requisites; or we would arrange for him lawful guarding, defence, and protection. But, venerable sir, how could such an immoral man, one of evil character, ever have such virtue and restraint?”

12. Now on that occasion the venerable Angulimāla was sitting not far from the Blessed One. Then the Blessed One extended his right arm and said to King Pasenadi of Kosala:

“Great king, this is Angulimāla.”

Then King Pasenadi was frightened, alarmed, and terrified. Knowing this, the Blessed One told him:

“Do not be afraid, great king, do not be afraid. There is nothing for you to fear from him.”

Then the king’s fear, [102] alarm, and terror subsided. He went over to the venerable Angulimāla and said:

“Venerable sir, is the noble lord really Angulimāla?”

“Yes, great king.”

“Venerable sir, of what family is the noble lord’s father? Of what family is his mother?”

“My father is a Gagga, great king; my mother is a Mantāṇi.”

“Let the noble lord Gagga Mantāṇiputta rest content. I shall provide robes, almsfood, resting place, and medicinal requisites for the noble lord Gagga Mantāṇiputta.”

13. Now at that time the venerable Angulimāla was a forest dweller, an almsfood eater, a refuse-rag wearer, and restricted himself to three robes. He replied:

“Enough, great king, my three robes are complete.”

King Pasenadi then returned to the Blessed One, and after paying homage to him, he sat down at one side and said:

“It is wonderful, venerable sir, it is marvellous how the Blessed One tames the untamed, brings peace to the unpeaceful, and leads to Nibbāna those who have not attained Nibbāna. Venerable sir, we ourselves could not tame him with force and weapons, yet the Blessed One has tamed him without force or weapons. And now, venerable sir, we depart. We are busy and have much to do.”

“You may go, great king, at your own convenience.”

Then King Pasenadi of Kosala rose from his seat, and after paying homage to the Blessed One, keeping him on his right, he departed.

14. Then, when it was morning, the venerable Angulimāla dressed, and taking his bowl and outer robe, went into Sāvatthī for alms. As he was wandering for alms from house to house in Sāvatthī, he saw a certain woman in difficult labour, in painful labour. [103] When he saw this, he thought: “How beings are afflicted! Indeed, how beings are afflicted!”822

When he had wandered for alms in Sāvatthī and had returned from his almsround, after his meal he went to the Blessed One, and after paying homage to him, he sat down at one side and said:

“Venerable sir, in the morning I dressed, and taking my bowl and outer robe, went into Sāvatthī for alms. As I was wandering for alms from house to house in Sāvatthī, I saw a certain woman in difficult labour, in painful labour. When I saw that, I thought: ‘How beings are afflicted! Indeed, how beings are afflicted!’”

15. “In that case, Angulimāla, go into Sāvatthī and say to that woman: ‘Sister, since I was born, I do not recall that I have ever intentionally deprived a living being of life. By this truth, may you be well and may your infant be well!’”

“Venerable sir, wouldn’t I be telling a deliberate lie, for I have intentionally deprived many living beings of life?”

“Then, Angulimāla, go into Sāvatthī and say to that woman: ‘Sister, since I was born with the noble birth, I do not recall that I have ever intentionally deprived a living being of life. By this truth, may you be well and may your infant be well!’”823


“Yes, venerable sir,” the venerable Angulimāla replied, and having gone into Sāvatthī, he told that woman: “Sister, since I was born with the noble birth, I do not recall that I have ever intentionally deprived a living being of life. By this truth, may you be well and may your infant be well!” Then the woman and the infant became well.

16. Before long, dwelling alone, withdrawn, diligent, ardent, and resolute, the venerable Angulimāla, by realising for himself with direct knowledge, here and now entered upon and abided in that supreme goal of the holy life for the sake of which clansmen rightly go forth from the home life into homelessness. He directly knew: “Birth is destroyed, the holy life has been lived, what had to be done has been done, there is no more coming to any state of being.” [104] And the venerable Angulimāla became one of the arahants.

17. Then, when it was morning, the venerable Angulimāla dressed, and taking his bowl and outer robe, went into Sāvatthī for alms. Now on that occasion someone threw a clod and hit the venerable Angulimāla’s body, someone else threw a stick and hit his body, and someone else threw a potsherd and hit his body.

Then, with blood running from his cut head, with his bowl broken, and with his outer robe torn, the venerable Angulimāla went to the Blessed One. The Blessed One saw him coming in the distance and told him: “Bear it, brahmin! Bear it, brahmin! You are experiencing here and now the result of deeds because of which you might have been tortured in hell for many years, for many hundreds of years, for many thousands of years.”824

18. Then, while the venerable Angulimāla was alone in retreat experiencing the bliss of deliverance, he uttered this exclamation:825

“Who once did live in negligence
And then is negligent no more,
He illuminates this world
Like the moon freed from a cloud.

Who checks the evil deeds he did
By doing wholesome deeds instead,
He illuminates this world
Like the moon freed from a cloud.

The youthful bhikkhu who devotes
His efforts to the Buddha’s teaching,
He illuminates this world
Like the moon freed from a cloud.

Let my enemies hear discourse on the Dhamma,
Let them be devoted to the Buddha’s teaching,
Let my enemies wait on those good people
Who lead others to accept the Dhamma.

[105] Let my enemies give ear from time to time
And hear the Dhamma of those who preach forbearance,
Of those who speak as well in praise of kindness,
And let them follow up with kind deeds.

For surely then they would not wish to harm me,
Nor would they think of harming other beings,
So those who would protect all, frail or strong,
Let them attain the all-surpassing peace.

Conduit-makers guide the water,
Fletchers straighten out the arrow-shaft,
Carpenters straighten out the timber,
But wise men seek to tame themselves.

There are some that tame with beatings,
Some with goads and some with whips;
But I was tamed by such a one
Who has no rod nor any weapon.

‘Harmless’ is the name I bear,
Though I was dangerous in the past.826
The name I bear today is true:
I hurt no living being at all.

And though I once lived as a bandit
Known to all as ‘Finger-garland,’
One whom the great flood swept along,
I went for refuge to the Buddha.

And though I once was bloody-handed
With the name of ‘Finger-garland,’
See the refuge I have found:
The bond of being has been cut.

While I did many deeds that lead
To rebirth in the evil realms,
Yet their result has reached me now,
And so I eat free from debt.827

They are fools and have no sense
Who give themselves to negligence,
But those of wisdom guard diligence
And treat it as their greatest good.

Do not give way to negligence
Nor seek delight in sensual pleasures,
But meditate with diligence
So as to reach the perfect bliss.

So welcome to that choice of mine
And let it stand, it was not ill made;
Of all the teachings resorted to,
I have come to the very best.

So welcome to that choice of mine
And let it stand, it was not ill made;
I have attained the triple knowledge
And done all that the Buddha teaches.”





Close
Close