Quay lại bản Việt dịch

Font chữ:
Font chữ:

84. Kinh Madhurā

Dịch giả: Thích Minh Châu

Như vầy tôi nghe.
Một thời Tôn giả Mahā Kaccāna (Ðại Ca-chiên-diên) trú ở Madhurā, tại rừng Gundā.

Vua Madhurā Avantiputta được nghe như sau: "Sa-môn Mahā Kaccāna trú ở Madhurā, tại rừng Gunda. Tiếng đồn tốt đẹp sau đây được khởi lên về Tôn giả Kaccāna: "Tôn giả là bậc Hiền giả, bậc Trí giả, thông minh, đa văn, nói năng lưu loát, nhà biện tài lão luyện, bậc trưởng thượng, bậc A-la-hán. Thật tốt lành thay được yết kiến một vị A-la-hán như vậy".

Rồi vua Madhurā Avantiputta cho thắng nhiều cỗ xe thù thắng, leo lên một cỗ xe thù thắng và đi ra khỏi Madhurā với uy vệ của bậc đại vương để yết kiến Tôn giả Mahā Kaccāna.

Vua đi xe cho đến chỗ còn có thể đi xe được, rồi xuống xe đi bộ đi đến chỗ Tôn giả Mahā Kaccāna, sau khi đến, nói lên những lời chào đón hỏi thăm với Tôn giả Mahā Kaccāna, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, vua Madhurā Avantiputta thưa với Tôn giả Mahā Kaccāna:

-- Thưa Tôn giả Kaccāna, các vị Bà-la-môn đã nói như sau: "Chỉ có Bà-la-môn là chủng tánh tối thượng, các chủng tánh khác là hạ liệt; chỉ có Bà-la-môn là bạch chủng, các chủng tánh khác là hắc chủng; chỉ có Bà-la-môn là thanh tịnh, các chủng tánh phi Bà-la-môn không như vậy; các Bà-la-môn là con Phạm thiên. Các Bà-la-môn là con chính tông của Phạm thiên, sanh ra từ miệng, sanh ra từ Phạm thiên, tạo tác bởi Phạm thiên, thừa tự Phạm thiên. Ở đây, Tôn giả Kaccāna đã nói gì?

-- Thưa Ðại vương, đây chỉ là một âm thanh ở đời (câu nói): "Chỉ có Bà-la-môn là chủng tánh tối thượng, chủng tánh khác là hạ liệt; chỉ có Bà-la-môn là bạch chủng, các chủng tánh khác là hắc chủng; chỉ có Bà-la-môn là thanh tịnh, các chủng tánh phi Bà-la-môn không như vậy. Các Bà-la-môn là con Phạm thiên. Các Bà-la-môn là con chính tông của Phạm thiên sanh ra từ miệng, sanh ra từ Phạm thiên, tạo tác bởi Phạm thiên, thừa tự Phạm thiên". Ðây chỉ là một pháp môn, với pháp môn này cần được hiểu như là một âm thanh ở đời. (Câu nói): "Chỉ có Bà-la-môn là chủng tánh tối thượng, các chủng tánh khác là hạ liệt... thừa tự Phạm thiên".

Thưa Ðại vương, Ðại vương nghĩ thế nào? Nếu có người Khattiya (Sát-đế-lị) sống sung túc với tài sản, ngũ cốc, vàng hay bạc, người ấy có thể có một người Khattiya khác là người hầu hạ trung thành, dậy sớm, thức khuya, thi hành mọi mệnh lệnh của chủ, làm đẹp lòng mọi người, lời nói kính ái; hay người ấy có thể có một vị Bà-la-môn, hay người ấy có thể có một vị Vessa (Tỳ-xá, Phệ-xá) hay người ấy có thể có một Sudda (Thủ-đà) là người hầu hạ trung thành, dậy sớm, thức khuya, thi hành mọi mệnh lệnh của chủ, làm đẹp lòng mọi người, lời nói kính ái?

-- Thưa Tôn giả Kaccāna, nếu có người Khattiya sống sung túc với tài sản, ngũ cốc, vàng hay bạc, người ấy có thể có một người Khattiya khác là người hầu hạ trung thành, dậy sớm, thức khuya, thi hành mọi mệnh lệnh của chủ, làm đẹp lòng mọi người, lời nói kính ái; người ấy cũng có thể có một người Bà-la-môn, hay người ấy có thể có một Vessa, hay người ấy có thể có một người Sudda là người hầu hạ trung thành, dậy sớm, thức khuya, thi hành mọi mệnh lệnh của chủ, làm đẹp lòng mọi người, lời nói kính ái.

-- Thưa Ðại vương, Ðại vương nghĩ thế nào? Nếu có một Bà-la-môn sống sung túc với tài sản, ngũ cốc, vàng hay bạc, người ấy có thể có một người Bà-la-môn khác là người hầu hạ trung thành, dậy sớm, thức khuya, thi hành mọi mệnh lệnh của chủ, làm đẹp lòng mọi người, lời nói kính ái; hay người ấy có thể có một vị Khattiya, hay người ấy có thể có một vị Vessa, hay người ấy có thể có một người Sudda là người hầu hạ trung thành, dậy sớm, thức khuya, thi hành mọi mệnh lệnh của chủ, làm đẹp lòng mọi người, lời nói kính ái?

-- Thưa Tôn giả Kaccāna, nếu có người Bà-la-môn sống sung túc với tài sản, ngũ cốc, vàng hay bạc, người ấy có thể có một người Bà-la-môn khác là người hầu hạ trung thành, dậy sớm, thức khuya, thi hành mọi mệnh lệnh của chủ, làm đẹp lòng mọi người, lời nói kính ái; hay người ấy có thể có một vị Khattiya, hay người ấy có thể có một vị Vessa, hay người ấy có thể có một vị Sudda là người hầu hạ trung thành, dậy sớm, thức khuya, thi hành mọi mệnh lệnh của chủ, làm đẹp lòng mọi người, lời nói kính ái.

-- Thưa Ðại vương, Ðại vương nghĩ thế nào? Nếu có một Vessa sống sung túc với tài sản, ngũ cốc, vàng hay bạc, người ấy có thể có một người Vessa khác là người hầu hạ trung thành, dậy sớm, thức khuya, thi hành mọi mệnh lệnh của chủ, làm đẹp lòng người, lời nói kính ái; hay người ấy có thể có một Khattiya hay người ấy có thể có một Bà-la-môn, hay người ấy có thể có một Sudda là người hầu hạ trung thành, dậy sớm, thức khuya, thi hành mọi mệnh lệnh của chủ, làm đẹp lòng mọi người, lời nói kính ái?

-- Thưa Tôn giả Kaccāna, nếu có người Vessa sống sung túc với tài sản, ngũ cốc, vàng hay bạc; người ấy có thể có một người Vessa khác là người hầu hạ trung thành, dậy sớm, thức khuya, thi hành mọi mệnh lệnh của chủ, làm đẹp lòng mọi người, lời nói kính ái; hay người ấy có thể có một người Khattiya, hay người ấy có thể có một người Bà-la-môn, hay người ấy có thể có một người Sudda là người hầu hạ trung thành, dậy sớm, thức khuya, thi hành mọi mệnh lệnh của chủ, làm đẹp lòng mọi người, lời nói kính ái.

-- Thưa Ðại vương, Ðại vương nghĩ thế nào? Nếu có người Sudda sống sung túc với tài sản, ngũ cốc, vàng hay bạc, người ấy có thể có một người Sudda khác, là người hầu hạ trung thành, dậy sớm, thức khuya, thi hành mọi mệnh lệnh của chủ, làm đẹp lòng mọi người, lời nói kính ái; hay người ấy có thể có một Khattiya, hay người ấy có thể có một người Bà-la-môn, hay người ấy có thể có một người Vessa là người hầu hạ trung thành, dậy sớm, thức khuya, thi hành mọi mệnh lệnh của chủ, làm đẹp lòng mọi người, lời nói kính ái?

-- Thưa Tôn giả Kaccāna, nếu có người Sudda sống sung túc với tài sản, ngũ cốc, vàng hay bạc, người ấy có thể có một người Sudda khác là người hầu hạ trung thành, dậy sớm, thức khuya, thi hành mọi mệnh lệnh của chủ, làm đẹp lòng mọi người, lời nói kính ái; hay người ấy có thể có một Khattiya, hay người ấy có thể có một Bà-la-môn, hay người ấy có thể có một người Vessa là người hầu hạ trung thành, dậy sớm, thức khuya, thi hành mọi mệnh lệnh của chủ, làm đẹp lòng mọi người, lời nói kính ái.

-- Thưa Ðại vương, Ðại vương nghĩ thế nào? Nếu sự tình là như vậy, thời bốn chủng tánh này là đồng đẳng, hay không đồng đẳng? Và ở đây Ðại vương có ý nghĩ như thế nào?

-- Thật vậy, thưa Tôn giả Kaccāna, nếu sự tình là như vậy thời bốn chủng tánh này là đồng đẳng. Ở đây, tôi không thấy có sự sai biệt gì.

-- Do pháp môn này, thưa Ðại vương, vấn đề này cần phải được hiểu như âm thanh ở trên đời (câu nói): "Chỉ có Bà-la-môn là chủng tánh tối thượng, các chủng tánh khác là hạ liệt... thừa tự Phạm thiên.

Thưa Ðại vương, Ðại vương nghĩ thế nào? Ở đây, có người Khattiya sát sanh, lấy của không cho, tà hạnh trong dâm dục, nói láo, nói hai lưỡi, nói lời độc ác, nói lời phù phiếm, tham dục, sân hận, tà kiến, sau khi thân hoại mạng chung, người ấy có sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục không, hay không phải thác sanh? Hay ở đây Ðại vương nghĩ thế nào?

-- Người Khattiya, thưa Tôn giả Kaccāna, sát sanh, lấy của không cho, tà hạnh trong dâm dục, nói láo, nói hai lưỡi, nói lời độc ác, nói lời phù phiếm, tham dục, sân hận, tà kiến, sau khi thân hoại mạng chung, người ấy có thể sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Ở đây, đối với tôi là vậy, và như vậy là điều tôi đã nghe từ các vị A-la-hán.

-- Lành thay! lành thay, thưa Ðại vương! Lành thay Ðại vương! Ở đây, đối với Ðại vương là vậy, và lành thay như vậy là điều Ðại vương đã được nghe từ các vị A-la-hán. Thưa Ðại vương, Ðại vương nghĩ thế nào? Ở đây, có người Bà-la-môn; ở đây, có người Vessa; ở đây, có người Sudda sát sanh, lấy của không cho, tà hạnh trong dâm dục, nói láo, nói hai lưỡi, nói lời độc ác, nói lời phù phiếm, tham dục, sân hận, tà kiến sau khi thân hoại mạng chung, có sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục không, hay không phải thác sanh? Hay ở đây, Ðại vương nghĩ thế nào?

-- Người Sudda, thưa Tôn giả Kaccāna, sát sanh, lấy của không cho, tà hạnh trong các dục, nói láo, nói hai lưỡi, nói lời ác ngữ, nói lời phù phiếm, tham dục, sân hận, tà kiến, sau khi thân hoại mạng chung, có thể sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Ở đây, đối với tôi là vậy, và như vậy là điều tôi đã nghe từ các vị A-la-hán.

-- Lành thay, lành thay, thưa Ðại vương! Lành thay, Ðại vương! Ở đây, đối với Ðại vương là vậy, và lành thay như vậy là điều Ðại vương đã được nghe từ các vị A-la-hán. Thưa Ðại vương, Ðại vương nghĩ thế nào? Nếu sự tình là như vậy, thời bốn chủng tánh này là đồng đẳng, hay không đồng đẳng? Và ở đây, Ðại vương có ý nghĩ như thế nào?

-- Thật vậy, thưa Tôn giả Kaccāna, nếu sự tình là như vậy thời bốn chủng tánh này là đồng đẳng. Ở đây, tôi không thấy có sự sai biệt gì.

-- Do pháp môn này, thưa Ðại vương, vấn đề này cần phải được hiểu như âm thanh ở trên đời, (câu nói): "Chỉ có Bà-la-môn là chủng tánh tối thượng, các chủng tánh khác là hạ liệt... thừa tự Phạm thiên.

Thưa Ðại vương, Ðại vương nghĩ thế nào? Ở đây, có người Khattiya từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà hạnh trong các dục, từ bỏ nói láo, từ bỏ nói hai lưỡi, từ bỏ nói lời độc ác, từ bỏ nói lời phù phiếm, từ bỏ tham dục, từ bỏ sân hận, có chánh kiến, sau khi thân hoại mạng chung, người ấy có thể sanh lên thiện thú, Thiên giới, cõi đời này không, hay không thể thác sanh? Hay ở đây, Ðại vương nghĩ thế nào?

-- Người Khattiya, thưa Tôn giả Kaccāna, từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà hạnh trong các dục, từ bỏ nói láo, từ bỏ nói hai lưỡi, từ bỏ nói lời độc ác, từ bỏ nói lời phù phiếm, từ bỏ tham dục, từ bỏ sân hận, theo chánh kiến, sau khi thân hoại mang chung, người ấy có thể sanh lên thiện thú, Thiên giới, cõi đời này. Ở đây, đối với tôi là vậy và như vậy là điều tôi đã nghe từ các vị A-la-hán.

-- Lành thay, lành thay, thưa Ðại vương! Lành thay, Ðại vương. Ở đây, đối với Ðại vương là vậy, và lành thay như vậy là điều Ðại vương đã được nghe từ các vị A-la-hán.

Thưa Ðại vương, Ðại vương nghĩ thế nào? Ở đây, nếu có vị Bà-la-môn, ở đây nếu có vị Vessa, ở đây nếu có vị Sudda từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà hạnh trong các dục, từ bỏ nói láo, từ bỏ nói hai lưỡi, từ bỏ nói lời độc ác, từ bỏ nói lời phù phiếm, từ bỏ tham dục, từ bỏ sân hận, theo chánh kiến, sau khi thân hoại mạng chung, người ấy có thể sanh thiện thú, Thiên giới, cõi đời này hay không, hay không thể thác sanh? Hay ở đây, Ðại vương nghĩ thế nào?

-- Người Sudda, thưa Tôn giả Kaccāna, từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà hạnh trong các dục, từ bỏ nói láo, từ bỏ nói hai lưỡi, từ bỏ nói lời độc ác, từ bỏ nói lời phù phiếm, từ bỏ tham dục, từ bỏ sân hận, theo chánh kiến, sau khi thân hoại mạng chung, người ấy có thể sanh lên thiện thú, Thiên giới, cõi đời này. Ở đây, đối với tôi là vậy; và như vậy là điều tôi đã nghe từ các vị A-la-hán.

-- Lành thay, lành thay, thưa Ðại vương! Lành thay, Ðại vương! Ở đây, đối với Ðại vương là vậy, và lành thay như vậy là điều Ðại vương đã được nghe từ các vị A-la-hán. Thưa Ðại vương, Ðại vương nghĩ thế nào? Nếu sự tình là như vậy, thời bốn chủng tánh này là đồng đẳng hay không đồng đẳng? Và ở đây, Ðại vương có ý nghĩ thế nào?

-- Thật vậy thưa Tôn giả Kaccāna, nếu sự tình là như vậy, thời bốn chủng tánh này là đồng đẳng. Ở đây, tôi không thấy có sự sai biệt gì.

-- Do pháp môn này, thưa Ðại vương, vấn đề này cần phải được hiểu như âm thanh ở trên đời, (câu nói): "Chỉ có Bà-la-môn là chủng tánh tối thượng, các chủng tánh khác là hạ liệt... là thừa tự Phạm thiên.

Thưa Ðại vương, Ðại vương nghĩ thế nào? Ở đây, vị Khattiya đột nhập nhà cửa, cướp giật đồ đạc, hành động như kẻ cướp, phục kích các đường lớn hay tư thông vợ người. Và nếu có người bắt người ấy và dẫn người ấy đến trước mặt Ðại vương và thưa: "Tâu Ðại vương, đây là kẻ ăn trộm đã làm hại đến Ðại vương. Nếu Ðại vương muốn, hãy hình phạt nó". Hay Ðại vương đối xử người ấy như thế nào?

-- Thưa Tôn giả Kaccāna, chúng tôi sẽ chém giết người ấy, hay chúng tôi sẽ tra tấn người ấy, chúng tôi sẽ tẩn xuất người ấy hay chúng tôi sẽ áp dụng hình phạt tùy theo tội trạng. Vì sao vậy? Thưa Tôn giả Kaccāna, danh xưng Khattiya mà xưa kia người ấy được gọi đã biến mất. Nay người ấy chỉ được gọi là tên ăn trộm.

-- Thưa Ðại vương, Ðại vương nghĩ thế nào? Ở đây, người Bà-la-môn; ở đây, người Vessa; ở đây, người Sudda đột nhập nhà cửa, hay cướp giật đồ đạc, hay hành động kẻ cướp, hay phục kích các đường lớn, hay tư thông vợ người. Và nếu có người bắt người ấy, dẫn người ấy đến trước mặt Ðại vương và thưa: "Tâu Ðại vương, đây là kẻ ăn trộm đã làm hại đến Ðại vương. Nếu Ðại vương muốn, hãy hình phạt nó". Hay Ðại vương đối xử với nó như thế nào?

-- Thưa Tôn giả Kaccāna, chúng tôi sẽ chém giết người ấy hay chúng tôi sẽ tra tấn người ấy, hay chúng tôi sẽ tẩn xuất người ấy, hay chúng tôi sẽ áp dụng hình phạt tùy theo tội trạng. Vì sao vậy? Thưa Tôn giả Kaccāna, danh xưng Sudda mà xưa kia người ấy được gọi đã biến mất. Nay người ấy chỉ được gọi là tên ăn trộm.

-- Thưa Ðại vương, Ðại vương nghĩ thế nào? Nếu sự tình là như vậy, thời bốn chủng tánh này là đồng đẳng hay không đồng đẳng? Và ở đây, Ðại vương có ý nghĩ gì?

-- Thật vậy, thưa Tôn giả Kaccāna, nếu sự tình là như vậy, thời bốn chủng tánh này là đồng đẳng. Ở đây, tôi không thấy có sự sai biệt gì.

-- Do pháp môn này, thưa Ðại vương, vấn đề này cần phải được hiểu như âm thanh ở trên đời, (câu nói): "Chỉ có Bà-la-môn là chủng tánh tối thượng, các chủng tánh khác là hạ liệt... là thừa tự Phạm thiên".

Thưa Ðại vương, Ðại vương nghĩ thế nào? Ở đây, vị Khattiya, sau khi cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình, từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ nói láo, chỉ ăn một bữa, sống Phạm hạnh, trì giới luật, trì thiện pháp; Ðại vương đối xử với vị ấy như thế nào?

-- Thưa Tôn giả Kaccāna, tôi sẽ đảnh lễ hay đứng dậy, hay mời chỗ ngồi, hay cúng dường vị ấy bốn loại đồ dùng như y phục, ẩm thực, sàng tọa, y dược trị bệnh, hay chúng tôi sắp đặt sự bảo vệ hộ trì, che chở đúng pháp. Vì sao vậy? Thưa Tôn giả Khattiya, danh xưng Sudda mà xưa kia vị ấy được gọi đã biến mất. Nay vị ấy chỉ được gọi là một vị Sa-môn.

-- Thưa Ðại vương, Ðại vương nghĩ thế nào? Ở đây, người Bà-la-môn, ở đây người Vessa, ở đây người Sudda sau khi cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình, từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ nói láo, ăn một ngày một bữa, sống Phạm hạnh, trì giới luật, trì thiện pháp; Ðại vương đối xử với vị ấy như thế nào?

-- Thưa Tôn giả Kaccāna, tôi sẽ đảnh lễ, hay đứng dậy, hay mời chỗ ngồi, hay cúng dường vị ấy bốn loại đồ dùng, như y phục, ẩm thực, sàng tọa, y dược trị bệnh, hay chúng tôi sắp đặt sự bảo vệ, hộ trì, che chở đúng pháp. Vì sao vậy? Thưa Tôn giả Kaccāna, danh xưng Sudda mà xưa kia vị ấy được gọi đã biến mất. Nay vị ấy chỉ được gọi là một vị Sa-môn.

-- Thưa Ðại vương, Ðại vương nghĩ thế nào? Nếu sự tình là như vậy, thời bốn chủng tánh này là đổng đẳng hay không đồng đẳng? Và Ðại vương, ở đây, Ðại vương có ý nghĩ thế nào?

-- Thật vậy, thưa Tôn giả Kaccāna, nếu sự tình là như vậy, thời bốn chủng tánh này là đồng đẳng. Ở đây, tôi không thấy có sự sai biệt gì.

-- Do pháp môn này, thưa Ðại vương, vấn đề này cần phải hiểu như âm thanh ở trên đời, (câu nói): "Chỉ có Bà-la-môn là chủng tánh tối thượng, các chủng tánh khác là hạ liệt; chỉ có Bà-la-môn là bạch chủng, các chủng tánh khác là hắc chủng, chỉ có Bà-la-môn là thanh tịnh, các chủng tánh phi Bà-la-môn không phải như vậy. Các Bà-la-môn là con Phạm thiên. Các Bà-la-môn là con chính tông của Phạm thiên, sanh ra từ miệng, sanh ra từ Phạm thiên, thừa tự Phạm thiên".

Khi được nói vậy, vua Madhurā Avantiputta thưa với Tôn giả Mahā Kaccāna:

-- Thật vi diệu thay, Tôn giả Kaccāna! Thật vi diệu thay, Tôn giả Kaccāna! Như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho những người đi lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc; cũng vậy, Chánh pháp đã được Tôn giả Kaccāna dùng nhiều phương tiện trình bày, giải thích.

Con xin quy y Tôn giả Kaccāna, quy y Pháp, quy y Tỷ-kheo Tăng. Mong Tôn giả Kaccāna nhận con làm cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng.

-- Thưa Ðại vương, Ðại vương chớ có quy y tôi, Ðại vương hãy quy y Thế Tôn, chính tôi đã quy y Thế Tôn.

-- Thưa Tôn giả Kaccāna, nay bậc Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác ấy trú ở đâu?

-- Bậc Thế Tôn ấy, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, nay đã nhập Niết-bàn rồi, thưa Ðại vương.

-- Thưa Tôn giả Kaccāna, nếu chúng tôi được nghe Thế Tôn ở xa mười yojana (do tuần), chúng tôi sẽ đi mười yojana để yết kiến Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Thưa Tôn giả Kaccāna, nếu chúng tôi được nghe Thế Tôn ở xa hai mươi yojana, ba mươi yojana, bốn mươi yojana, năm mươi yojana, chúng tôi sẽ đi năm mươi yojana, để yết kiến Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác.

Thưa Tôn giả Kaccāna, vì rằng Thế Tôn đã nhập Niết-bàn rồi, chúng tôi xin quy y Thế Tôn đã nhập Niết-bàn ấy, quy y Pháp, quy y Tỷ-kheo Tăng. Mong Tôn giả Kaccāna nhận con làm Cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng.


84. At Madhurā

Translated by: Bhikkhu Ñāṇamoli & Bhikkhu Bodhi

1. THUS HAVE I HEARD. On one occasion the venerable Mahā Kaccāna was living at Madhurā in the Gundā Grove.814

2. King Avantiputta of Madhurā heard: “The recluse Kaccāna is living at Madhurā in the Gundā Grove. Now a good report of Master Kaccāna has been spread to this effect: ‘He is wise, discerning, sagacious, learned, articulate, and perspicacious; he is aged and he is an arahant. It is good to see such arahants.’”

3. Then King Avantiputta of Madhurā had a number of state carriages made ready, and mounting a state carriage, he drove out from Madhurā with the full pomp of royalty in order to see the venerable Mahā Kaccāna.

He went thus as far as the road was passable for carriages, and then he got down from his carriage and went forward on foot to the venerable Mahā Kaccāna. [84] He exchanged greetings with him, and when this courteous and amiable talk was finished, he sat down at one side and said:

4. “Master Kaccāna, the brahmins say thus: ‘Brahmins are the highest caste, those of any other caste are inferior; brahmins are the fairest caste, those of any other caste are dark; only brahmins are purified, not non-brahmins; brahmins alone are the sons of Brahmā, the offspring of Brahmā, born of his mouth, born of Brahmā, created by Brahmā, heirs of Brahmā.’ What does Master Kaccāna say about that?”

5. “It is just a saying in the world, great king, that ‘Brahmins are the highest caste… heirs of Brahmā.’ And there is a way whereby it can be understood how that statement of the brahmins is just a saying in the world.

“What do you think, great king? If a noble prospers in wealth, grain, silver, or gold, will there be nobles who rise before him and retire after him, who are eager to serve him, who seek to please him and speak sweetly to him, and will there also be brahmins, merchants, and workers who do likewise?” “There will be, Master Kaccāna.”



“What do you think, great king? If a brahmin prospers in wealth, grain, silver, or gold, will there be brahmins who rise before him and retire after him, who are eager to serve him, who seek to please him and speak sweetly to him, and will there also be merchants, workers, and nobles [85] who do likewise?” “There will be, Master Kaccāna.”



“What do you think, great king? If a merchant prospers in wealth, grain, silver, or gold, will there be merchants who rise before him and retire after him, who are eager to serve him, who seek to please him and speak sweetly to him, and will there also be workers, nobles, and brahmins who do likewise?” “There will be, Master Kaccāna.”



“What do you think, great king? If a worker prospers in wealth, grain, silver, or gold, will there be workers who rise before him and retire after him, who are eager to serve him, who seek to please him and speak sweetly to him, and will there also be nobles, brahmins, and merchants who do likewise?”815 “There will be, Master Kaccāna.”



“What do you think, great king? If that is so, then are these four castes all the same, or are they not, or how does it appear to you in this case?” [86]

“Surely if that is so, Master Kaccāna, then these four castes are all the same: there is no difference between them at all that I see.”

“That is a way, great king, whereby it can be understood how that statement of the brahmins is just a saying in the world.

6. “What do you think, great king? Suppose a noble were to kill living beings, take what is not given, misconduct himself in sensual pleasures, speak falsely, speak maliciously, speak harshly, gossip, be covetous, have a mind of ill will, and hold wrong view. On the dissolution of the body, after death, would he [be likely to] reappear in a state of deprivation, in an unhappy destination, in perdition, even in hell, or not, or how does it appear to you in this case?”

“If a noble were such, Master Kaccāna, he would [be likely to] reappear in a state of deprivation, in an unhappy destination, in perdition, even in hell. That is how it appears to me in this case, and thus I have heard from the arahants.”

“Good, good, great king! What you think is good, great king, and what you have heard from the arahants is good. What do you think, great king? Suppose a brahmin… a merchant… a worker were to kill living beings… and hold wrong view. On the dissolution of the body, after death, would he [be likely to] reappear in a state of deprivation, in an unhappy destination, in perdition, even in hell, or not, or how does it appear to you in this case?”

“If a brahmin… a merchant… a worker were such, Master Kaccāna, he would [be likely to] reappear in a state of deprivation, in an unhappy destination, in perdition, even in hell. That is how it appears to me in this case, and thus I have heard from the arahants.”

“Good, good, great king! What you think is good, great king, and what you have heard from the arahants is good. What do you think, great king? If that is so, then are these four castes all the same, or are they not, or how does it appear to you in this case?” [87]

“Surely if that is so, Master Kaccāna, then these four castes are all the same: there is no difference between them at all that I see.”

“That is also a way, great king, whereby it can be understood how that statement of the brahmins is just a saying in the world.

7. “What do you think, great king? Suppose a noble were to abstain from killing living beings, from taking what is not given, from misconduct in sensual pleasures, from false speech, from malicious speech, from harsh speech, and from gossip, and were to be uncovetous, to have a mind without ill will, and to hold right view. On the dissolution of the body, after death, would he [be likely to] reappear in a happy destination, even in the heavenly world, or not, or how does it appear to you in this case?”

“If a noble were such, Master Kaccāna, he would [be likely to] reappear in a happy destination, even in the heavenly world. That is how it appears to me in this case, and thus I have heard from the arahants.”

“Good, good, great king! What you think is good, great king, and what you have heard from the arahants is good.

What do you think, great king? Suppose a brahmin… a merchant… a worker were to abstain from killing living beings… and to hold right view. On the dissolution of the body, after death, would he [be likely to] reappear in a happy destination, even in the heavenly world, or not, or how does it appear to you in this case?”

“If a brahmin… a merchant… a worker were such, Master Kaccāna, he would [be likely to] reappear in a happy destination, even in the heavenly world. That is how it appears to me in this case, and thus I have heard from the arahants.”

“Good, good, great king! What you think is good, great king, and what you have heard from the arahants is good. What do you think, great king? If that is so, then are these four castes all the same, or are they not, or how does it appear to you in this case?” [88]

“Surely if that is so, Master Kaccāna, then these four castes are all the same: there is no difference between them at all that I see.”

“That is also a way, great king, whereby it can be understood how that statement of the brahmins is just a saying in the world.

8. “What do you think, great king? Suppose a noble were to break into houses, plunder wealth, commit banditry, ambush highways, or seduce another’s wife, and if your men arrested him and produced him, saying: ‘Sire, this is the culprit; command what punishment for him you wish,’ how would you treat him?”

“We would have him executed, Master Kaccāna, or we would have him fined, or we would have him exiled, or we would do with him as he deserved. Why is that? Because he has lost his former status of a noble, and is simply reckoned as a robber.”

“What do you think, great king? Suppose a brahmin… a merchant… a worker were to break into houses… or seduce another’s wife, and if your men arrested him and produced him, saying: ‘Sire, this is the culprit; command what punishment for him you wish,’ how would you treat him?”

“We would have him executed, Master Kaccāna, or we would have him fined, or we would have him exiled, or we would do with him as he deserved. Why is that? Because he has lost his former status of a brahmin… a merchant… a worker, and is simply reckoned as a robber.”

“What do you think, great king? If that is so, then are these four castes all the same, or are they not, or how does it appear to you in this case?”

“Surely if that is so, Master Kaccāna, then these four castes are all the same; there is no difference between them at all that I see.”

“That is also a way, great king, whereby it can be understood how that statement of the brahmins is just a saying in the world. [89]

9. “What do you think, great king? Suppose a noble, having shaved off his hair and beard, put on the yellow robe, and gone forth from the home life into homelessness, were to abstain from killing living beings, from taking what is not given, and from false speech. Refraining from eating at night, he would eat only in one part of the day, and would be celibate, virtuous, of good character. How would you treat him?”

“We would pay homage to him, Master Kaccāna, or we would rise up for him, or invite him to be seated; or we would invite him to accept robes, almsfood, resting place, and medicinal requisites; or we would arrange for him lawful guarding, defence, and protection. Why is that? Because he has lost his former status of a noble, and is simply reckoned as a recluse.”

“What do you think, great king? Suppose a brahmin… a merchant… a worker, having shaved off his hair and beard… and would be celibate, virtuous, of good character. How would you treat him?”

“We would pay homage to him, Master Kaccāna, or rise up for him, or invite him to be seated; or we would invite him to accept robes, almsfood, resting place, and medicinal requisites; or we would arrange for him lawful guarding, defence, and protection. Why is that? Because he has lost his former status of a brahmin… a merchant… a worker, and is simply reckoned as a recluse.”

“What do you think, great king? If that is so, then are these four castes all the same, or are they not, or how does it appear to you in this case?”

“Surely if that is so, Master Kaccāna, then these four castes are all the same; there is no difference between them at all that I see.”

“That is also a way, great king, whereby it can be understood how that statement of the brahmins is just a saying in the world.” [90]

10. When this was said, King Avantiputta of Madhurā said to the venerable Mahā Kaccāna:

“Magnificent, Master Kaccāna! Magnificent, Master Kaccāna! Master Kaccāna has made the Dhamma clear in many ways, as though he were turning upright what had been overthrown, revealing what was hidden, showing the way to one who is lost, or holding up a lamp in the dark for those with eyesight to see forms.

I go to Master Kaccāna for refuge and to the Dhamma and to the Sangha of bhikkhus. From today let Master Kaccāna remember me as a lay follower who has gone to him for refuge for life.”

“Do not go to me for refuge, great king. Go for refuge to that same Blessed One to whom I have gone for refuge.”

“Where is he living now, Master Kaccāna, that Blessed One, accomplished and fully enlightened?”

“That Blessed One, accomplished and fully enlightened, has attained to final Nibbāna, great king.”

11. “If we heard that that Blessed One was within ten leagues, we would go ten leagues in order to see that Blessed One, accomplished and fully enlightened. If we heard that that Blessed One was within twenty leagues… thirty leagues… forty leagues… fifty leagues… a hundred leagues, we would go a hundred leagues in order to see that Blessed One, accomplished and fully enlightened.

But since that Blessed One has attained to final Nibbāna, we go to that Blessed One for refuge and to the Dhamma and to the Sangha of bhikkhus. From today let Master Kaccāna remember me as a lay follower who has gone for refuge for life.”





Close
Close