Quay lại bản Việt dịch

Font chữ:
Font chữ:

83. Kinh Makhādeva

Dịch giả: Thích Minh Châu

Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn trú ở Mithilā (Di-tát-la), tại rừng Makhādevamba.

Rồi Thế Tôn mỉm cười khi đến tại một địa điểm. Tôn giả Ānanda liền suy nghĩ: "Do nhân gì, do duyên gì, Thế Tôn lại mỉm cười? Không phải không có lý do khiến Thế Tôn mỉm cười". Rồi Tôn giả Ānanda, đắp y phía một bên vai, chắp tay vái chào Thế Tôn và bạch Thế Tôn:

-- Bạch Thế Tôn, do nhân gì, do duyên gì Thế Tôn lại mỉm cười? Không phải không lý do khiến Thế Tôn mỉm cười.

-- Thuở xưa, này Ānanda, vị vua chính nước Mithilā này tên là Makhādeva, là vị pháp vương như pháp, kiên trì trên pháp, vị Ðại vương thực hành Chánh pháp, giữa các Bà-la-môn, gia chủ, giữa thị dân và thôn dân, hành trì lễ Uposatha (Bố-tát) vào các ngày 14, ngày 15 và ngày mồng 8.

Rồi này Ānanda, vua Makhādeva sau nhiều năm, nhiều trăm năm, nhiều ngàn năm, bảo người thợ cạo tóc:

"-- Này Thợ cạo tóc, khi nào Ông thấy trên đầu ta, có mọc tóc bạc, hãy báo cho ta biết".

"-- Thưa vâng, tâu Ðại vương".
Này Ānanda, người thợ cạo tóc vâng đáp vua Makhādeva.

Này Ānanda, sau nhiều năm, nhiều trăm năm, nhiều ngàn năm, người thợ cạo tóc thấy trên đầu vua Makhādeva có sanh tóc bạc, thấy vậy liền tâu vua Makhādeva:

"-- Các Thiên sứ đã hiện ra cho Ðại vương. Tóc bạc đã được thấy mọc ra trên đầu".

"-- Vậy này Thợ cạo tóc, hãy khéo nhổ những sợi tóc bạc ấy với cái nhíp, và đặt chúng trên bàn tay của ta".

"-- Thưa vâng, tâu Ðại vương".
Này Ānanda, người thợ cạo tóc vâng đáp vua Makhādeva, sau khi khéo nhổ những sợi tóc bạc ấy với cái nhíp, đặt chúng trên bàn tay của vua Makhādeva.

Rồi này Ānanda, vua Makhādeva, sau khi cho người thợ cạo tóc một lương ấp như một ân tứ, liền cho gọi hoàng tử con đầu và nói:

"-- Này Hoàng tử thân yêu, các Thiên sứ đã hiện ra cho ta, tóc bạc đã được thấy mọc ra trên đầu. Ta đã hưởng thọ các dục lạc thế gian, nay đã đến thời đi tìm kiếm các thiên lạc. Hãy đến đây, này Hoàng tử thân yêu, hãy trị vì quốc độ này. Sau khi cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, ta sẽ xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình.

Và này Hoàng tử thân yêu, khi nào con thấy tóc bạc mọc ra trên đầu, thời hãy cho người thợ cạo tóc một lương ấp như một ân tứ, sau khi khéo giao lại quốc gia cho hoàng tử con đầu, sau khi cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, hãy xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình.

Truyền thống tốt đẹp này do ta thiết lập, con phải tiếp tục duy trì, con chớ thành người tối hậu sau ta. Này Hoàng tử thân yêu, khi hai người còn tồn tại, và có sự đứt đoạn của truyền thống này, thời người nào làm cho đứt đoạn, người ấy là người tối hậu. Vậy này Hoàng tử thân yêu, ta nói với con: "Truyền thống tốt đẹp này do ta thiết lập, con phải tiếp tục duy trì. Con chớ thành người tối hậu sau ta".

Rồi này Ānanda, vua Makhādeva, sau khi cho người thợ cạo tóc một lương ấp như là một ân tứ, sau khi khéo giao quốc gia cho hoàng tử con đầu, chính tại rừng xoài Makhādeva này, sau khi cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, vua Makhādeva đã xuất gia.

Vị này an trú, biến mãn một phương với tâm thấm nhuần lòng từ; cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư. Như vậy cùng khắp thế giới, trên dưới bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú, biến mãn với tâm thấm nhuần lòng từ, quảng đại, vô biên, không hận, không sân.

Với tâm thấm nhuần lòng bi... với tâm thấm nhuần lòng hỷ,... an trú biến mãn một phương với tâm thấm nhuần lòng xả; cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư, như vậy cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú biến mãn với tâm thấm nhuần lòng xả, quảng đại, vô biên, không hận, không sân.

Nhưng này Ānanda, vua Makhādeva, tám vạn bốn ngàn năm, đã chơi trò chơi của hoàng tử, tám vạn bốn ngàn năm, đã trị vì như một phó vương; tám vạn bốn ngàn năm, đã chấp chánh như một quốc vương; tám vạn bốn ngàn năm, chính tại ngôi rừng xoài Makhādeva này, sau khi cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa đã xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, sống theo Phạm hạnh.

Vị này, sau khi tụ tập bốn Phạm trú, khi thân hoại mạng chung, được sanh lên Phạm thiên giới.

Rồi này Ānanda, con vua Makhādeva, sau nhiều năm, nhiều trăm năm, nhiều ngàn năm cho gọi người thợ cạo tóc: "-- Này thợ cạo tóc, khi nào Ông thấy trên đầu Ta có mọc tóc bạc, hãy báo cho ta biết".
"-- Thưa vâng, tâu Ðại vương".
Này Ānanda, người thợ cạo tóc vâng đáp con vua Makhādeva.

Này Ānanda, sau nhiều năm, nhiều trăm năm, nhiều ngàn năm, người thợ cạo tóc thấy trên đầu con vua Makhādeva có sanh tóc bạc, thấy vậy liền tâu với con vua Makhādeva:

"-- Các Thiên sứ đã hiện ra cho Ðại vương. Tóc bạc đã được thấy mọc ra trên đầu".

"-- Vậy này thợ cạo tóc, hãy khéo nhổ những sợi tóc bạc ấy với cái nhíp, và đặt chúng trên bàn tay của ta".

"-- Thưa vâng, tâu Ðại vương".

Này Ānanda, người thợ cạo tóc vâng đáp con vua Makhādeva, sau khi khéo nhổ những sợi tóc bạc ấy với cái nhíp, đặt chúng trên bàn tay của con vua Makhādeva. Rồi này Ānanda, con vua Makhādeva, sau khi cho người thợ cạo tóc một lương ấp như một ân tứ, liền cho gọi vị hoàng tử con đầu và nói:

"-- Này Hoàng tử thân yêu, các Thiên sứ đã hiện ra cho ta, tóc bạc đã thấy sanh ra trên đầu. Ta đã hưởng thọ dục lạc thế gian, nay đã đến thời đi tìm kiếm các thiên lạc. Hãy đến đây, này Hoàng tử thân yêu, hãy trị vì quốc độ này. Sau khi cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, ta sẽ xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình.

Và nay, này Hoàng tử thân yêu, khi nào con thấy tóc bạc mọc ra trên đầu, thời hãy cho người thợ cạo tóc một lương ấp như một ân tứ, sau khi khéo giao lại quốc gia này cho vị hoàng tử con đầu, sau khi cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, hãy xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình.

Truyền thống tốt đẹp này do ta thiết lập. Con phải tiếp tục duy trì, chớ thành người tối hậu sau ta. Này Hoàng tử thân yêu, khi hai người còn tồn tại, và có sự đứt đoạn của truyền thống này, thời người nào làm cho đứt đoạn, người ấy là người tối hậu. Vậy này Hoàng tử thân yêu, ta nói với con: "Truyền thống tốt đẹp này do ta thiết lập, con phải tiếp tục duy trì. Con chớ thành người tối hậu sau ta".

Rồi này Ānanda, con vua Makhādeva, sau khi cho người thợ cạo tóc một lương ấp như một ân tứ, sau khi khéo giao quốc gia cho vị hoàng tử con đầu, chính tại rừng xoài này, con vua Makhādeva, sau khi cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, đã xuất gia, vị này an trú, biến mãn một phương với tâm thấm nhuần lòng từ; cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy, phương thứ ba, cũng vậy, phương thứ tư.

Như vậy cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú biến mãn với tâm thấm nhuần lòng từ, quảng đại vô biên, không hận, không sân. Với tâm thấm nhuần lòng bi... Với tâm thấm nhuần lòng hỷ... an trú biến mãn một phương với tâm thấm nhuần lòng xả; cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư.

Như vậy cùng khắp thế giới, trên dưới bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú biến mãn với tâm thấm nhuần lòng xả, quảng đại, vô biên, không hận, không sân.

Nhưng này Ānanda, con vua Makhādeva tám vạn bốn ngàn năm, đã chơi trò chơi của hoàng tử; tám vạn bốn ngàn năm, đã trị vì như một phó vương; tám vạn bốn ngàn năm, đã chấp chánh như một quốc vương; tám vạn bốn ngàn năm, chính tại ngôi rừng xoài này, con vua Makhādeva sau khi cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, đã xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, sống theo Phạm hạnh.

Vị này, sau khi tu tập bốn Phạm trú, khi thân hoại mạng chung, được sanh lên Phạm thiên giới.

Rồi này Ānanda, các tử tôn của vua Makhādeva truyền nối tiếp tục vua ấy, sau tám vạn bốn ngàn năm làm vương tộc (Khattiya), chính tại ngôi rừng xoài Makhādeva này, sau khi cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, đã xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, các vị ấy biến mãn một phương với tâm thấm nhuần lòng từ và an trú; cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư.

Như vậy cùng khắp thế giới, trên dưới bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp biên giới, vị ấy an trú biến mãn với tâm thấm nhuần lòng từ, quảng đại, vô biên, không hận, không sân. Với tâm thấm nhuần lòng bi... Với tâm thấm nhuần lòng hỷ... ... an trú, biến mãn một phương với tâm thấm nhuần lòng xả; cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư.

Như vậy cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, những vị ấy an trú biến mãn với tâm thấm nhuần lòng xả, quảng đại, vô biên, không hận, không sân.

Vị ấy tám vạn bốn ngàn năm đã chơi trò chơi của hoàng tử, tám vạn bốn ngàn năm, đã trị vì như một phó vương; tám vạn bốn ngàn năm, đã chấp chánh như một quốc vương; tám vạn bốn ngàn năm, chính tại ngôi rừng xoài Makhādeva này, sau khi cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, đã xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, sống theo Phạm hạnh.

Các vị ấy, sau khi tu tập bốn Phạm trú, khi thân hoại mạng chung, được sanh lên Phạm thiên giới.

Nemi là vị cuối cùng của các vị vua ấy, là vị pháp vương như pháp, kiên trì trên pháp, vị đại vương thực hành Chánh pháp giữa các Bà-la-môn, gia chủ, giữa thị dân và thôn dân, hành trì lễ Uposatha (Bố-tát) vào các ngày 14, ngày 15 và ngày mồng 8.

Thuở xưa, này Ānanda, khi chư Thiên ở Tavatimsa (Tam thập tam thiên) ngồi hội họp với nhau tại giảng đường Thiện Pháp (Sudhamma), cuộc đối thoại sau đây được khởi lên: "Thật hạnh phúc thay cho dân chúng Videha, thật tốt đẹp thay cho dân chúng Videha, được vua Nemi là vị pháp vương như pháp, kiên trì trên pháp,

vị Ðại vương thực hành Chánh pháp giữa các Bà-la-môn, gia chủ, giữa thị dân và thôn dân, hành trì lễ Uposatha (Bố-tát) vào các ngày 14, ngày 15 và ngày mồng 8".

Rồi này Ānanda, Thiên chủ Sakka nói với chư Thiên ở cõi trời Ba mươi ba:

"-- Chư Khanh, chư Khanh có muốn yết kiến vua Nemi không?"

"-- Thưa Thiên chủ, chúng tôi muốn yết kiến vua Nemi".

Lúc bấy giờ, vua Nemi trong ngày rằm lễ Bố-Tát (Uposatha), đã gội đầu, giữ trai giới đang ngồi trên lầu cung điện. Rồi này Ānanda, Thiên chủ Sakka, như nhà lực sĩ duỗi bàn tay đang co lại, hay co lại bàn tay đang duỗi ra; cũng vậy, Thiên chủ biến mất giữa chư Thiên cõi trời Ba mươi ba, và hiện ra trước mặt vua Nemi. Rồi này Ānanda, Thiên chủ Sakka nói với vua Nemi:

"-- Tâu Ðại vương, thật hạnh phúc thay cho Ðại vương, thật tốt lành thay cho Ðại vương! Tâu Ðại vương, chư Thiên ở cõi trời Ba mươi ba đang ngồi tại giảng đường Thiện Pháp tán thán Ðại vương và nói: "Thật hạnh phúc thay cho dân chúng Videha... và ngày mồng 8".

Tâu Ðại vương, chư Thiên ở cõi trời Ba mươi ba muốn yết kiến Ðại vương. Tâu Ðại vương, tôi sẽ gởi cho Ðại vương một cỗ xe có ngàn ngựa kéo, Ðại vương hãy cưỡi thiên xa ấy, chớ có sợ hãi! "

Này Ānanda, vua Nemi im lặng nhận lời. Rồi này Ānanda, Thiên chủ Sakka, sau khi biết được vua Nemi đã nhận lời, như nhà lực sĩ... liền biến mất và hiện ra giữa chư Thiên ở cõi trời Ba mươi ba.

Rồi này Ānanda, Thiên chủ Sakka gọi người đánh xe Mātali và nói:

"-- Này Mātali, sau khi thắng cỗ xe có ngàn ngựa kéo hãy đi đến vua Nemi và nói: "Tâu Ðại vương, đây là cỗ xe có ngàn ngựa kéo do Thiên chủ Sakka gửi đến cho Ðại vương. Ðại vương hãy cưỡi thiên xa, chớ có sợ hãi! ".

"-- Thưa vâng, Tôn giả".
Người đánh xe Mātali vâng đáp Thiên chủ Sakka, cho thắng cỗ xe có ngàn ngựa kéo, đi đến vua Nemi và thưa:

"-- Tâu Ðại vương, đây là cỗ xe có ngàn ngựa kéo do Thiên chủ Sakka gửi đến cho Ðại vương. Ðại vương hãy cưỡi thiên xa, chớ có sợ hãi! Và tâu Ðại vương, con sẽ dẫn Ðại vương đi đường nào? Con đường do đó các nghiệp ác đưa đến sự cảm thọ quả báo các nghiệp ác hay con đường do đó các thiện nghiệp đưa đến sự cảm thọ quả báo các thiện nghiệp".

"-- Hãy đưa Ta đi, cả hai con đường".

Và này Ānanda, người đánh xe Mātali đưa vua Nemi đến giảng đường Sudhamma (Thiện Pháp). Này Ānanda, Thiên chủ Sakka thấy vua Nemi đường xa đi đến, sau khi thấy vậy, liền nói với vua Nemi:

"-- Hãy đến, tâu Ðại vương; thiện lai, tâu Ðại vương. Tâu Ðại vương, chư Thiên ở cõi trời Ba mươi ba ngồi ở giảng đường Sudhamma, tán thán Ðại vương như sau: "Thật là hạnh phúc... và ngày mồng 8". Tâu Ðại vương, chư Thiên ở cõi trời Ba mươi ba muốn yết kiến Ðại vương. Tâu Ðại vương, hãy hoan lạc với thiên uy lực giữa chư Thiên".

"-- Thôi vừa rồi, Tôn giả. Hãy đưa tôi về Mithilā, tại đấy tôi sẽ sống theo Chánh pháp giữa các vị Bà-la-môn, gia chủ, và giữa các thị dân và thôn dân và thọ trì trai giới vào các ngày 14, ngày 15 và ngày mồng 8".

Rồi này Ānanda, Thiên chủ Sakka nói với người đánh xe Mātali:

"-- Này Mātali, sau khi thắng cỗ xe có ngàn ngựa kéo, hãy đưa vua Nemi về tại Mithilā".

"-- Thưa vâng, Tôn giả".
Này Ānanda, người đánh xe Mātali vâng đáp Thiên chủ Sakka, thắng cỗ xe có ngàn ngựa kéo, và đưa vua Nemi về Mithilā.

Ở đây, này Ānanda, vua Nemi sống như pháp giữa các Bà-la-môn, gia chủ và giữa thị dân và thôn dân, thọ trì trai giới vào các ngày 14, ngày 15 và ngày mồng 8.

Và này Ānanda, sau nhiều năm, nhiều trăm năm, nhiều ngàn năm; vua Nemi gọi người thợ cạo tóc:
"-- Này Thợ cạo tóc, khi nào Ông thấy trên đầu ta có mọc tóc bạc, hãy báo cho ta biết".
"-- Thưa vâng, tâu Ðại vương".

Này Ānanda, người thợ cạo tóc vâng đáp vua Nemi. Này Ānanda, sau nhiều năm, nhiều trăm năm, nhiều ngàn năm, người thợ cạo tóc thấy trên đầu vua Nemi có mọc tóc bạc, thấy vậy liền tâu với vua Nemi:

"-- Các Thiên sứ đã hiện cho Ðại vương. Tóc bạc đã được thấy mọc ra trên đầu".

"-- Vậy này Thợ cạo tóc, hãy khéo nhổ những sợi tóc bạc ấy với cái nhíp, và đặt chúng trên bàn tay của ta".

"-- Thưa vâng, tâu Ðại vương".

Này Ānanda, người thợ cạo tóc vâng đáp vua Nemi, sau khi khéo nhổ những sợi tóc bạc ấy với cái nhíp, đặt chúng trên bàn tay vua Nemi. Rồi này Ānanda, vua Nemi, sau khi cho người thợ cạo tóc một lương ấp như một ân tứ, liền cho gọi vị hoàng tử con đầu và nói:

"-- Này Hoàng tử thân yêu, các Thiên sứ đã hiện ra cho ta, tóc bạc đã được thấy mọc ra trên đầu. Ta đã hưởng thọ các dục lạc thế gian, nay đã đến thời đi tìm kiếm các thiên lạc. Hãy đến đây, Hoàng tử thân yêu, hãy trị vì quốc độ này. Sau khi cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, ta sẽ xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình.

Và này Hoàng tử thân yêu, khi nào con thấy tóc bạc mọc ra trên đầu, thời hãy cho người thợ cạo tóc một lương ấp như một ân tứ, sau khi khéo giao lại quốc gia cho vị hoàng tử con đầu, sau khi cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, hãy xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình.

Truyền thống tốt đẹp này do ta thiết lập, con phải tiếp tục duy trì, con chớ thành người tối hậu sau ta. Này Hoàng tử thân yêu, khi hai người còn tồn tại, và có sự đứt đoạn của truyền thống này, thời người nào làm cho đứt đoạn, người ấy là người tối hậu. Này Hoàng tử thân yêu, ta nói với con: "Truyền thống tốt đẹp này do ta thiết lập, con phải tiếp tục duy trì. Con chớ thành người tối hậu sau ta".

Rồi này Ānanda, vua Nemi, sau khi cho người thợ cạo tóc một lương ấp như là một ân tứ, sau khi khéo giao quốc gia cho vị Hoàng tử con đầu, chính tại rừng xoài Makhādeva này, sau khi cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, đã xuất gia, vị này an trú, biến mãn một phương với tâm thấm nhuần lòng từ; cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư.

Như vậy cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú, biến mãn với tâm thấm nhuần lòng từ, quảng đại vô biên, không hận, không sân. Với tâm thấm nhuần lòng bi... ... Với tâm thấm nhuần lòng hỷ... ... an trú biến mãn mọt phương với tâm thấm nhuần lòng xả; cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư.

Như vậy cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú biến mãn với tâm thấm nhuần lòng xả, quảng đại vô biên, không hận, không sân.

Nhưng này Ānanda, vua Nemi, tám vạn bốn ngàn năm, đã chơi trò chơi của hoàng tử; tám vạn bốn ngàn năm, đã trị vì như phó vương; tám vạn bốn ngàn năm, đã chấp chánh như một quốc vương; tám vạn bốn ngàn năm, chính tại ngôi rừng xoài Makhādeva này, sau khi cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, đã xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, sống theo Phạm hạnh.

Vị này, sau khi tu tập bốn Phạm trú, khi thân hoại mạng chung, được sanh lên Phạm thiên giới.

Nhưng này Ānanda, người con của vua Nemi tên là Kaḷārajanaka. Vị này không xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Vị này đã cắt đứt truyền thống tốt đẹp ấy. Vị này là người tối hậu của các vị ấy.

Này Ānanda, rất có thể Ông nghĩ như sau: "Trong thời ấy, vua Makhādeva, vị đã thiết lập truyền thống tốt đẹp ấy là một vị khác". Nhưng này Ānanda, chớ có hiểu như vậy. Trong thời ấy, ta là Makhādeva. Ta đã thiết lập truyền thống tốt đẹp ấy. Dân chúng đến sau cho rằng truyền thống tốt đẹp ấy được Ta thiết lập.

Nhưng này Ānanda, truyền thống tốt đẹp ấy không đưa đến yểm ly, ly tham, đoạn diệt, tịch tịnh, thượng trí, giác ngộ, Niết-bàn và này Ānanda, nay thế nào là truyền thống tốt đẹp được Ta thiết lập, và truyền thống ấy đưa đến yểm ly, ly tham, đoạn diệt, tịch tịnh, thượng trí, giác ngộ, Niết-bàn?

Chính là Thánh đạo Tám ngành này, tức là Chánh tri kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định. Này Ānanda, đây là truyền thống tốt đẹp được Ta thiết lập, và truyền thống ấy đưa đến yểm ly, ly tham, đoạn diệt, tịch tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.

Này Ānanda, về vấn đề này, Ta nói như sau: "Truyền thống tốt đẹp này do Ta thiết lập, hãy tiếp tục duy trì. Các Ông chớ có thành người tối hậu sau Ta". Này Ānanda, khi hai người còn tồn tại, và có sự đứt đoạn của truyền thống này, thời người nào làm cho đứt đoạn, người ấy là người tối hậu. Vậy này Ānanda, Ta nói với Ông: "Truyền thống tốt đẹp này do Ta thiết lập, các Ông hãy tiếp tục duy trì. Các Ông chớ có thành người tối hậu sau Ta".

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Tôn giả Ānanda hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.


83. King Makhādeva

Translated by: Bhikkhu Ñāṇamoli & Bhikkhu Bodhi

1. THUS HAVE I HEARD.806 On one occasion, the Blessed One was living at Mithilā in the Makhādeva Mango Grove.807

2. Then in a certain place the Blessed One smiled. It occurred to the venerable Ānanda: “What is the reason, what is the cause, for the Blessed One’s smile? Tathāgatas do not smile for no reason.” So he arranged his upper robe on one shoulder, and extending his hands in reverential salutation towards the Blessed One, he asked him:

“Venerable sir, what is the reason, what is the cause, for the Blessed One’s smile? Tathāgatas do not smile for no reason.”

3. “Once, Ānanda, in this same Mithilā there was a king named Makhādeva. He was a righteous king who ruled by the Dhamma, a great king who was established in the Dhamma.808 He conducted himself by the Dhamma among brahmins and householders, among town-dwellers and countryfolk, and he observed the Uposatha days [75] on the fourteenth, fifteenth, and eighth of the fortnight.809

4. “Now at the end of many years, many hundred years, many thousand years, King Makhādeva addressed his barber thus:

‘Good barber, when you see any grey hairs growing on my head, then tell me.’

— ‘Yes, sire,’ he replied.

And after many years, many hundred years, many thousand years, the barber saw grey hairs growing on King Makhādeva’s head.810 When he saw them, he said to the king:

‘The divine messengers have appeared, sire; grey hairs are to be seen growing on your majesty’s head.’

— ‘Then, good barber, pull out those grey hairs carefully with tweezers and put them in my palm.’

— ‘Yes, sire,’ he replied, and he pulled out those grey hairs carefully with tweezers and put them in the king’s palm.

“Then King Makhādeva gave the boon of a village to his barber, and calling the prince, his eldest son, he said:

‘Dear prince, the divine messengers have appeared;811 grey hairs are seen growing on my head. I have enjoyed human sensual pleasures; now it is time to seek divine sensual pleasures. Come, dear prince, take over the kingship. I shall shave off my hair and beard, put on the yellow robe, and go forth from the home life into homelessness.

And now, dear prince, when you too see grey hairs growing on your head, then after giving the boon of a village to your barber, and after carefully instructing the prince, your eldest son, in kingship, shave off your hair and beard, put on the yellow robe, and go forth from the home life into homelessness.

Continue this good practice instituted by me and do not be the last man. Dear prince, when there are two men living, he under whom there occurs a breach of this good practice — he is the last man among them. Therefore, dear prince, I say to you: Continue this good practice [76] instituted by me and do not be the last man.’

5. “Then, after giving the boon of a village to his barber and after carefully instructing the prince, his eldest son, in kingship, in the Makhādeva Mango Grove he shaved off his hair and beard, put on the yellow robe, and went forth from the home life into homelessness.

“He abided pervading one quarter with a mind imbued with loving-kindness, likewise the second, likewise the third, likewise the fourth; so above, below, around, and everywhere, and to all as to himself, he abided pervading the all-encompassing world with a mind imbued with loving-kindness, abundant, exalted, immeasurable, without hostility and without ill will.

“He abided pervading one quarter with a mind imbued with compassion… with a mind imbued with altruistic joy… with a mind imbued with equanimity, likewise the second, likewise the third, likewise the fourth; so above, below, around, and everywhere, and to all as to himself, he abided pervading the all-encompassing world with a mind imbued with equanimity, abundant, exalted, immeasurable, without hostility and without ill will.

6. “For eighty-four thousand years King Makhādeva played childish games; for eighty-four thousand years he acted as vice-regent; for eighty-four thousand years he governed the kingdom; for eighty-four thousand years he led the holy life in this Makhādeva Mango Grove after shaving off his hair and beard, putting on the yellow robe, and going forth from the home life into homelessness.

By developing the four divine abodes, on the dissolution of the body, after death, he passed on to the Brahma-world.

7–9. “Now at the end of many years, many hundred years, many thousand years, King Makhādeva’s son addressed his barber thus:… (as above, §§4–6, reading “King Makhādeva’s son” throughout)… [77, 78]… By developing the four divine abodes, on the dissolution of the body, after death, he passed on to the Brahma-world.



























10. “The descendants of King Makhādeva’s son to the number of eighty-four thousand kings in succession, after shaving off their hair and beard and putting on the yellow robe, went forth from the home life into homelessness in this Makhādeva Mango Grove. They abided pervading one quarter with a mind imbued with loving-kindness…

with compassion… with altruistic joy…

with equanimity… without ill will.

11. “For eighty-four thousand years they played childish games; for eighty-four thousand years they acted as vice-regents; for eighty-four thousand years they governed the kingdom; for eighty-four thousand years they led the holy life in this Makhādeva Mango Grove after shaving off their hair and beard, putting on the yellow robe, and going forth from the home life into homelessness.

By developing the four divine abodes, on the dissolution of the body, after death, they passed on to the Brahma-world.

12. “Nimi was the last of those kings. He was a righteous king who ruled by the Dhamma, a great king who was established in the Dhamma. He conducted himself by the Dhamma among brahmins and householders, among town-dwellers and countryfolk, and he observed the Uposatha days on the fourteenth, fifteenth, and eighth of the fortnight.

13. “Once, Ānanda, when the gods of the Thirty-three [79] had met together and were seated in the Sudhamma Assembly, this discussion arose among them: ‘It is a gain, sirs, for the people of Videha, it is a great gain for the people of Videha that their King Nimi is a righteous king who rules by the Dhamma, a great king who is established in the Dhamma.

He conducts himself by the Dhamma among brahmins and householders, among town-dwellers and countryfolk, and he observes the Uposatha days on the fourteenth, fifteenth, and eighth of the fortnight.’

“Then Sakka, ruler of gods, addressed the gods of the Thirty-three:

‘Good sirs, do you want to see King Nimi?

— ‘Good sir, we want to see King Nimi.’

“Now on that occasion, it being the Uposatha day of the fifteenth, King Nimi had washed his head and ascended to the upper palace chamber, where he was seated for the Uposatha observance. Then, just as quickly as a strong man might extend his flexed arm or flex his extended arm, Sakka, ruler of gods, vanished among the gods of the Thirty-three and appeared in the presence of King Nimi. He said:

‘It is a gain for you, great king, it is a great gain for you, great king. When the gods of the Thirty-three had met together and were seated in the Sudhamma Assembly, this discussion arose among them: “It is a gain, sirs, for the people of Videha… eighth of the fortnight.”

Great king, the gods want to see you. I shall send a chariot harnessed to a thousand thoroughbreds for you, great king. Great king, mount the divine chariot without misgiving.’

“King Nimi consented in silence. Then, just as quickly as a strong man might extend his flexed arm or flex his extended arm, Sakka, ruler of gods, vanished in the presence of King Nimi and appeared among the gods of the Thirty-three.

14. “Then Sakka, ruler of gods, addressed the charioteer Mātali thus:

‘Come, good Mātali, prepare a chariot harnessed to a thousand thoroughbreds, and go to King Nimi and say: “Great king, this chariot harnessed to a thousand thoroughbreds has been sent for you by Sakka, ruler of gods. Great king, mount the divine [80] chariot without misgiving.”’

“‘Yes, your honour,’ the charioteer Mātali replied. And having prepared a chariot harnessed to a thousand thoroughbreds, he went to King Nimi and said:

‘Great king, this chariot harnessed to a thousand thoroughbreds has been sent for you by Sakka, ruler of gods. Great king, mount the divine chariot without misgiving. But, great king, by which route shall I drive you: by that on which doers of evil experience the results of evil actions, or by that on which doers of good experience the results of good actions?’

— ‘Drive me by both routes, Mātali.’812

15. “Mātali brought King Nimi to the Sudhamma Assembly. Sakka, ruler of gods, saw King Nimi coming in the distance and said to him:

‘Come, great king! Welcome, great king! The gods of the Thirty-three, great king, seated in the Sudhamma Assembly, have expressed themselves thus: “It is a gain, sirs, for the people of Videha… eighth of the fortnight.” Great king, the gods of the Thirty-three want to see you. Great king, enjoy divine might among the gods.’

“‘Enough, good sir. Let the charioteer drive me back to Mithilā. There I will conduct myself by the Dhamma among brahmins and householders, among town-dwellers and countryfolk; there I will observe the Uposatha days on the fourteenth, fifteenth, and eighth of the fortnight.’

16. “Then Sakka, ruler of gods, told the charioteer Mātali:

‘Come, good Mātali, prepare the chariot harnessed to a thousand thoroughbreds and drive King Nimi back to Mithilā.’

“‘Yes, your honour,’ the charioteer Mātali replied. And having prepared the chariot harnessed to a thousand thoroughbreds, he drove King Nimi back to Mithilā.

And there, indeed, King Nimi conducted himself by the Dhamma among brahmins and householders, among town-dwellers and countryfolk; and there [81] he observed the Uposatha days on the fourteenth, fifteenth, and eighth of the fortnight.

17–19. “Then at the end of many years, many hundred years, many thousand years, King Nimi addressed his barber thus: … (as above, §§4–6, reading “King Nimi” throughout)… [82]… By developing the four divine abodes, on the dissolution of the body, after death, he passed on to the Brahma-world.



























20. “Now King Nimi had a son named Kaḷārajanaka. He did not go forth from the home life into homelessness. He broke that good practice. He was the last man among them.

21. “Now, Ānanda, it may be that you think thus: ‘Certainly, on that occasion someone else was King Makhādeva, who instituted that good practice.’ But it should not be regarded thus. I was King Makhādeva on that occasion. I instituted that good practice and later generations continued that good practice instituted by me. But that kind of good practice does not lead to disenchantment, to dispassion, to cessation, to peace, to direct knowledge, to enlightenment, to Nibbāna, but only to reappearance in the Brahma-world.

But there is this kind of good practice that has been instituted by me now, which leads to complete disenchantment, to dispassion, to cessation, to peace, to direct knowledge, to enlightenment, to Nibbāna. And what is that good practice?

It is this Noble Eightfold Path; that is, right view, right intention, right speech, right action, right livelihood, [83] right effort, right mindfulness, and right concentration. This is the good practice instituted by me now, which leads to complete disenchantment, to dispassion, to cessation, to peace, to direct knowledge, to enlightenment, to Nibbāna.

“Ānanda, I say to you: continue this good practice instituted by me and do not be the last man. Ānanda, when there are two men living, he under whom there occurs a breach of this good practice — he is the last man among them. Therefore, Ānanda, I say to you: continue this good practice instituted by me and do not be the last man.”813

That is what the Blessed One said. The venerable Ānanda was satisfied and delighted in the Blessed One’s words.





Close
Close