Quay lại bản Việt dịch

Font chữ:
Font chữ:

82. Kinh Ratthapāla

Dịch giả: Thích Minh Châu

Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn du hành ở giữa dân chúng Kuru, cùng với đại chúng Tỷ-kheo, và đi đến một thị trấn của dân chúng Kuru tên là Thullakoṭṭhita.

Các Bà-la-môn, gia chủ ở Thullakoṭṭhita được nghe như sau: "Sa-môn Gotama là Thích tử, Tôn giả xuất gia từ dòng họ Sakya, du hành giữa dân chúng Kuru nay đã đến Thullakoṭṭhita với đại chúng Tỷ-kheo.

Tiếng đồn tốt đẹp sau đây được nói lên về Tôn giả Gotama: "Ðây là đức Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn. Ngài với thắng trí tự thân chứng ngộ thế giới này cùng với Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, cùng với chúng Sa-môn, Bà-la-môn, các loài Trời và Người. Khi đã chứng ngộ, Ngài còn tuyên bố sự chứng ngộ ấy cho người khác.

Ngài thuyết pháp, sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, văn nghĩa đầy đủ, và giới thiệu đời sống Phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ trong sạch". Tốt đẹp thay, sự chiêm ngưỡng một vị A-la-hán như vậy".

Rồi các Bà-la-môn, gia chủ ở Thullakoṭṭhita đi đến chỗ Thế Tôn ở, sau khi đến, một số người đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Một số người nói lên những lời chào đón hỏi thăm với Thế Tôn, và sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu rồi ngồi xuống một bên. Một số người chấp tay vái chào Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Một số người xưng tên và dòng họ rồi ngồi xuống một bên. Một số người yên lặng ngồi xuống một bên.

Rồi Thế Tôn với pháp thoại khích lệ, làm cho thích thú, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ các vị Bà-la-môn, gia chủ ở Thullakoṭṭhita đang ngồi một bên.

Lúc bấy giờ, một thiện nam tử tên là Raṭṭhapāla, con trai một gia đình thượng tộc ở chính tại Thullakoṭṭhita ấy, đang ngồi trong hội chúng này. Rồi thiện nam tử Raṭṭhapāla suy nghĩ như sau: "Như ta được hiểu lời Thế Tôn thuyết pháp, thời sống tại gia đình thật không dễ gì thực hành Phạm hạnh hoàn toàn viên mãn, hoàn toàn trong sạch, trắng bạch như vỏ ốc. Vậy ta hãy cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình".

Rồi các Bà-la-môn, gia chủ ở Thullakoṭṭhita, sau khi được Thế Tôn với pháp thoại khích lệ, làm cho thích thú, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ, sau khi hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Thế Tôn, thân bên hữu hướng về Ngài rồi ra đi.

Thiện nam tử Raṭṭhapāla, sau khi các Bà-la-môn, gia chủ ra đi không bao lâu, liền đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, thiện nam tử Raṭṭhapāla bạch Thế Tôn:

-- Bạch Thế Tôn, như con được hiểu lời Thế Tôn thuyết pháp, thời sống tại gia đình thật không dễ gì thực hành Phạm hạnh, hoàn toàn viên mãn, hoàn toàn trong sạch, trắng bạch như vỏ ốc. Con muốn, bạch Thế Tôn, cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Bạch Thế Tôn, mong Thế Tôn cho con xuất gia dưới sự chỉ dẫn của Thế Tôn, cho con thọ đại giới.

-- Nhưng này Raṭṭhapāla, Ông có được cha mẹ bằng lòng cho Ông xuất gia chưa?

-- Bạch Thế Tôn, con chưa được cha mẹ bằng lòng cho con xuất gia.

-- Này Raṭṭhapāla, Như Lai không có cho ai xuất gia nếu không được cha mẹ người ấy bằng lòng.

-- Như vậy, bạch Thế Tôn, con sẽ làm những gì cần thiết để cha mẹ bằng lòng cho con được xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình.

Rồi thiện nam tử Raṭṭhapāla từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Thế Tôn, thân phía hữu hướng về Ngài, rồi ra đi, đi đến cha mẹ, sau khi đến liền thưa với cha mẹ:

-- Thưa Mẹ và Cha, như con được hiểu lời Thế Tôn thuyết pháp, thời sống tại gia đình thật không dễ gì thực hành Phạm hạnh hoàn toàn viên mãn, hoàn toàn trong sạch, trắng bạch như vỏ ốc. Con muốn cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Hãy bằng lòng cho con được xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình.

Khi được nghe nói vậy, cha mẹ Thiên nam tử Raṭṭhapāla nói với thiện nam tử Raṭṭhapāla:

-- Này con thân yêu Raṭṭhapāla, con là đứa con độc nhất của mẹ cha, khả ái, dễ thương, được sống trong an lạc, được nuôi dưỡng trong an lạc. Này con thân yêu Raṭṭhapāla, con không biết gì về đau khổ. Này con thân yêu Raṭṭhapāla, hãy đến ăn, hãy uống và hãy ăn chơi. Ăn, uống, ăn chơi, con có thể thụ hưởng các ái dục và sung sướng làm các phước đức. Chúng ta không bằng lòng cho con được xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình.

Nếu con có chết, chúng ta còn không muốn không có mặt con, huống nay con còn sống, chúng ta lại bằng lòng cho con được xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình!

Lần thứ hai... Lần thứ ba, thiện nam tử Raṭṭhapāla thưa với mẹ cha:

-- Thưa Mẹ và Cha, như con được hiểu lời Thế Tôn thuyết pháp, thời sống tại gia thật không dễ gì thực hành Phạm hạnh, hoàn toàn viên mãn, hoàn toàn thanh tịnh, trắng bạch như vỏ ốc. Con muốn cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Hãy bằng lòng cho con được xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình.

Lần thứ ba, cha mẹ thiện nam tử Raṭṭhapāla nói với thiện nam tử Raṭṭhapāla:

-- Này con thân yêu Raṭṭhapāla, con là đứa con độc nhất của mẹ cha, khả ái, dễ thương, được sống trong an lạc, được nuôi dưỡng trong an lạc. Này con thân yêu Raṭṭhapāla, con không biết gì về đau khổ. Này con thân yêu Raṭṭhapāla, hãy đến ăn, hãy sống và hãy vui chơi. Ăn, uống, vui chơi, con có thể thụ hưởng các ái dục và sung sướng làm các phước đức. Chúng ta không bằng lòng cho con được xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình.

Nếu con có chết, chúng ta còn không muốn không có mặt con, huống nay con còn sống, chúng ta lại bằng lòng cho con được xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình!

Rồi thiện nam tử Raṭṭhapāla không được cha mẹ cho xuất gia, liền ngay tại chỗ ấy nằm xuống trên đất trần và nói:

-- Ta sẽ chết ở đây, hay được xuất gia.

Rồi cha mẹ thiện nam tử Raṭṭhapāla nói với thiện nam tử Raṭṭhapāla:

-- Này con thân yêu Raṭṭhapāla, con là đứa con độc nhất của cha mẹ, khả ái, dễ thương, được sống trong an lạc, được nuôi dưỡng trong an lạc. Này con thân yêu Raṭṭhapāla, con không biết gì về đau khổ. Hãy đứng dậy, này con thân yêu Raṭṭhapāla, hãy ăn, hãy uống, hãy vui chơi. Ăn, uống, vui chơi, con có thể thụ hưởng các ái dục và sung sướng làm các phước đức. Chúng ta không bằng lòng cho con được xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình.

Nếu con có chết, chúng ta còn không muốn không có mặt con, huống nay con còn sống, chúng ta lại bằng lòng cho con được xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình!

Khi được nghe nói vậy, thiện nam tử Raṭṭhapāla giữ im lặng.

Lần thứ hai... Lần thứ ba, cha mẹ thiện nam tử Raṭṭhapāla nói với thiện nam tử Raṭṭhapāla:

-- Này con thân yêu Raṭṭhapāla, con là đứa con độc nhất của cha mẹ, khả ái, dễ thương, sống trong an lạc, được nuôi dưỡng trong an lạc. Này con thân yêu Raṭṭhapāla, con không biết gì về đau khổ. Hãy đứng dậy, này con thân yêu Raṭṭhapāla, hãy ăn, hãy uống, hãy vui chơi. Ăn, uống, vui chơi, con có thể thụ hưởng cái ái dục và sung sướng làm các phước đức. Chúng ta không bằng lòng cho con được xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình.

Nếu con có chết, chúng ta còn không muốn không có mặt con, huống nay con còn sống, chúng Ta lại bằng lòng cho con được xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình!

Lần thứ ba, thiện nam tử Raṭṭhapāla giữ im lặng.

Rồi cha mẹ thiện nam tử Raṭṭhapāla liền đi đến các thân hữu của thiện nam tử Raṭṭhapāla, và nói:

-- Này các Thân hữu, thiện nam tử Raṭṭhapāla nằm trên đất trần và nói: "Ở đây, ta sẽ chết, hay được xuất gia". Này các con thân mến, hãy đi đến thiện nam tử Raṭṭhapāla, sau khi đến hãy nói với thiện nam tử Raṭṭhapāla: "Này bạn Raṭṭhapāla, bạn là con độc nhất của cha mẹ bạn, khả ái, dễ thương, được sống trong an lạc, được nuôi dưỡng trong an lạc. Này bạn Raṭṭhapāla, bạn không biết gì về đau khổ. Hãy đứng dậy, bạn Raṭṭhapāla, hãy ăn, hãy uống, hãy vui chơi. Ăn, uống, vui chơi, bạn có thể thụ hưởng các ái dục và sung sướng làm phước đức, cha mẹ bạn không bằng lòng cho bạn được xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình.

Nếu bạn có chết đi, cha mẹ bạn còn không muốn không có mặt bạn, huống nay bạn còn sống, cha mẹ bạn lại bằng lòng cho bạn được xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình!"

Rồi những người bạn của thiện nam tử Raṭṭhapāla vâng theo lời cha mẹ của thiện nam tử Raṭṭhapāla, đi đến chỗ thiện nam tử Raṭṭhapāla, sau khi đến liền nói:

-- Này bạn Raṭṭhapāla, bạn là con độc nhất của cha mẹ bạn, khả ái, dễ thương, được sống trong an lạc, được nuôi dưỡng trong an lạc. Này bạn Raṭṭhapāla, bạn không biết gì về đau khổ. Hãy đứng dậy, bạn Raṭṭhapāla, hãy ăn, hãy uống, hãy vui chơi. Ăn, uống, vui chơi, bạn có thể thụ hưởng các ái dục và sung sướng làm các phước đức. Cha mẹ bạn không bằng lòng cho phép bạn được xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình.

Nếu bạn có chết đi, cha mẹ bạn còn không muốn không có mặt bạn, huống nay bạn còn sống, cha mẹ bạn lại bằng lòng cho bạn được xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình!

Khi được nghe nói vậy, thiện nam tử Raṭṭhapāla giữ im lặng.

Lần thứ hai... Lần thứ ba, những người bạn của thiện nam tử Raṭṭhapāla, nói với thiện nam tử Raṭṭhapāla:

-- Này bạn Raṭṭhapāla, bạn là con độc nhất của cha mẹ bạn, khả ái, dễ thương, được sống trong an lạc, được nuôi dưỡng trong an lạc. Này bạn Raṭṭhapāla, bạn không biết gì về đau khổ. Hãy đứng dậy, bạn Raṭṭhapāla, hãy ăn, hãy uống, hãy vui chơi. Ăn uống, vui chơi, bạn có thể thụ hưởng các ái dục, và sung sướng làm các phước đức. Cha mẹ bạn không bằng lòng cho phép bạn được xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình.

Nếu bạn chết đi, cha mẹ bạn còn không muốn không có mặt bạn, huống nay bạn còn sống, cha mẹ bạn lại bằng lòng cho phép bạn được xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình !

Lần thứ ba, thiện nam tử Raṭṭhapāla giữ im lặng.

Rồi các thân hữu của thiện nam tử Raṭṭhapāla đi đến cha mẹ thiện nam tử Raṭṭhapāla, sau khi đến liền thưa:

-- Thưa Mẹ và Cha, thiện nam tử Raṭṭhapāla đang nằm xuống trên đất trần kia và nói: "Ở đây, ta sẽ chết, hay được xuất gia". Nếu Cha Mẹ không bằng lòng cho thiện nam tử Raṭṭhapāla xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, thời Raṭṭhapāla sẽ chết ở tại chỗ ấy. Còn nếu Cha Mẹ bằng lòng cho thiện nam tử Raṭṭhapāla xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, thời Cha Mẹ có thể thấy Raṭṭhapāla sau khi xuất gia.

Nếu thiện nam tử Raṭṭhapāla không cảm thấy hoan hỷ trong khi xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, thời Raṭṭhapāla không còn con đường nào đi khác hơn. Raṭṭhapāla sẽ trở lại ở đây. Hãy bằng lòng cho phép thiện nam tử Raṭṭhapāla xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình.

-- Này các con thân mến, chúng ta bằng lòng cho phép thiện nam tử Raṭṭhapāla xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, nhưng sau khi xuất gia, cần phải về thăm cha mẹ.

Rồi những thân hữu của thiện nam tử Raṭṭhapāla, đi đến thiện nam tử Raṭṭhapāla, sau khi đến, liền nói:

-- Này bạn Raṭṭhapāla, bạn là con độc nhất của cha mẹ bạn, khả ái, dễ thương, sống trong an lạc, được nuôi dưỡng trong an lạc. Này bạn Raṭṭhapāla, bạn không biết gì về đau khổ. Hãy đứng dậy, ăn, uống, và vui chơi. Ăn, uống, vui chơi, bạn có thể thụ hưởng các ái dục, và sung sướng làm các phước đức.

Cha mẹ bạn đã bằng lòng cho phép được xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, và sau khi xuất gia, cần phải về thăm cha mẹ.

Rồi thiện nam tử Raṭṭhapāla, sau khi đứng dậy, sau khi lấy lại sức lực, liền đi đến Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, thiện nam tử Raṭṭhapāla bạch Thế Tôn:

-- Bạch Thế Tôn, con đã được mẹ cha bằng lòng cho phép con được xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Thế Tôn hãy xuất gia cho con.

Và thiện nam tử Raṭṭhapāla được xuất gia dưới sự chỉ dẫn của Thế Tôn và được thọ đại giới.

Rồi Thế Tôn, sau khi Tôn giả Raṭṭhapāla thọ đại giới không bao lâu, nửa tháng sau khi thọ đại giới, sau khi ở tại Thullakoṭṭhita cho đến khi thỏa mãn, liền khởi hành đi đến Sāvatthī, tuần tự du hành và đến Sāvatthī. Ở đấy, Thế Tôn trú tại Sāvatthī, Jetavana, tu viện của Anāthapiṇḍika.

Rồi Tôn giả Raṭṭhapāla sống một mình, viễn ly, không phóng dật, nhiệt tâm, tinh tấn, không bao lâu đạt được mục đích mà các thiện nam tử chơn chánh xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình hướng đến, tức là tự chứng ngộ với thắng trí, chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại vô thượng cứu cánh Phạm hạnh.

Vị ấy biết: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn phải trở lui ở đời này nữa". Tôn giả Raṭṭhapāla trở thành một vị A-la-hán nữa.

Rồi Tôn giả Raṭṭhapāla đi đến Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Raṭṭhapāla bạch Thế Tôn:

-- Bạch Thế Tôn, con muốn đi thăm cha mẹ, nếu Thế Tôn cho phép con.

Thế Tôn với tâm của mình tìm hiểu tâm tư Tôn giả Raṭṭhapāla. Khi Thế Tôn được biết thiện nam tử Raṭṭhapāla không thể từ bỏ tu học, trở lại hoàn tục, liền nói với Tôn giả Raṭṭhapāla:

-- Này Raṭṭhapāla, nay Ông hãy làm những gì Ông nghĩ là hợp thời.

Rồi Tôn giả Raṭṭhapāla từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Thế Tôn, thân hữu hướng về Thế Tôn, sau khi thâu xếp chỗ ở, cầm y bát và khởi hành đi đến Thullakoṭṭhita, tuần tự du hành và đến Thullakoṭṭhita. Ở đấy, Tôn giả Raṭṭhapāla trú tại vườn Lộc Uyển của vua Koravya.

Rồi tôn giả Raṭṭhapāla vào buổi sáng đắp y, cầm bát, đi vào Thullakoṭṭhita để khất thực. Tôn giả đi khất thực từng nhà một ở Thullakoṭṭhita và đến tại nhà người cha mình.

Lúc bấy giờ người cha của Tôn giả Raṭṭhapāla đang chải tóc ở giữa gian phòng có cửa. Người cha của Tôn giả Raṭṭhapāla thấy Tôn giả Raṭṭhapāla từ xa đi đến, và nói.

-- Chính vì những Sa-môn đầu trọc này mà đứa con độc nhất của chúng ta, khả ái, dễ thương đã xuất gia.

Và Tôn giả Raṭṭhapāla từ ngôi nhà của cha mình, không được bố thí, không nhận được lời từ chối, chỉ nhận được lời sĩ nhục.

Lúc bấy giờ, người nữ tỳ thân gia của Tôn giả Raṭṭhapāla muốn quăng đổ cháo ngày hôm qua. Tôn giả Raṭṭhapāla nói với người nữ tỳ ấy:

-- Này Chị, nếu cần phải quăng đổ cháo này, hãy đổ vào bát của tôi ở đây.

Rồi người nữ tỳ, trong khi đổ cháo ngày hôm qua ấy vào bát của Tôn giả Raṭṭhapāla, nhận diện được tướng tay, chân và giọng nói của Tôn giả. Người nữ tỳ liền đi đến người mẹ của Tôn giả Raṭṭhapāla, sau khi đến nói với người mẹ của Tôn giả Raṭṭhapāla:

-- Thưa tôn mẫu, tôn mẫu có biết chăng, cậu ấm (ayyaputta) Raṭṭhapāla đã trở về.

-- Nếu ngươi nói đúng sự thật, ngươi sẽ được thoát khỏi phận nô tỳ.

Rồi mẹ Tôn giả Raṭṭhapāla đi đến cha Tôn giả Raṭṭhapāla và nói:

-- Thưa gia chủ, gia chủ có biết chăng, thiện nam tử Raṭṭhapāla đã trở về.

Lúc bấy giờ, Tôn giả Raṭṭhapāla đang ăn cháo ngày hôm qua ấy, ngồi dựa vào một bức tường. Rồi người cha đến tại chỗ của Tôn giả Raṭṭhapāla, sau khi đến liền nói với Tôn giả Raṭṭhapāla:

-- Này con thân yêu Raṭṭhapāla, có phải con đang ăn cháo ngày hôm qua? Này con thân yêu Raṭṭhapāla, con phải vào nhà của con.

-- Thưa gia chủ, chỗ nào là nhà của chúng tôi, những người xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình? Chúng tôi là những người không gia đình, thưa gia chủ ! Chúng tôi có đến nhà của gia chủ, thưa gia chủ, nhưng tại đấy, chúng tôi không nhận được bố thí, không nhận được lời từ chối, chỉ nhận được lời sỉ nhục.

-- Hãy đi vào nhà, này con thân yêu Raṭṭhapāla.

-- Thưa gia chủ, thôi vừa rồi ! Hôm nay tôi đã ăn xong.

-- Vậy này con thân yêu Raṭṭhapāla, hãy nhận lời mời ngày mai đến dùng cơm.

Tôn giả Raṭṭhapāla im lặng nhận lời. Rồi người cha của Tôn giả Raṭṭhapāla, sau khi được biết Tôn giả Raṭṭhapāla đã nhận lời liền về đến nhà của mình, cho chất vàng nén và tiền vàng thành một đống lớn, lấy màn che lại, và cho gọi các người vợ cũ của Tôn giả Raṭṭhapāla:

-- Này các con dâu, hãy tự trang điểm với những trang điểm mà xưa kia các con được thiện nam tử Raṭṭhapāla ái lạc và ưa thích.

Rồi người cha của Tôn giả Raṭṭhapāla, sau khi đêm ấy đã mãn, sau khi cho sửa soạn trong nhà của mình, các món ăn thượng vị, loại cứng và loại mềm, liền báo giờ cho Tôn giả Raṭṭhapāla:

-- Ðã đến giờ, này con thân yêu Raṭṭhapāla, cơm đã sẵn sàng.

Rồi Tôn giả Raṭṭhapāla vào buổi sáng đắp y, cầm bát đi đến ngồi nhà của người cha mình, sau khi đến ngồi xuống trên chỗ đã soạn sẵn. Rồi người cha của Tôn giả Raṭṭhapāla cho trình bày ra đống vàng nén và tiền vàng và nói với Tôn giả Raṭṭhapāla:

-- Này con thân yêu Raṭṭhapāla, đây là tiền tài của mẹ, kia là tiền tài của cha, kia là tiền tài của tổ tiên. Này con thân yêu Raṭṭhapāla, con có thể thụ hưởng tài vật và làm các phước đức. Này con thân yêu Raṭṭhapāla, hãy từ bỏ tu học, hoàn tục thụ hưởng các tài vật và làm các phước đức.

-- Thưa gia chủ, nếu gia chủ làm theo lời nói của tôi, sau khi chồng chất đống vàng nén và tiền vàng này vào trong các xe, sau khi cho chở và hạ xuống giữa sông Hằng, hãy đổ đống vàng này vào giữa dòng sông. Vì sao vậy? Này gia chủ, vì do nhân duyên này, mà sầu, bi, khổ, ưu, não sẽ khởi lên cho gia chủ.

Rồi những người vợ cũ của Tôn giả Raṭṭhapāla ôm mỗi chân (Tôn giả) và nói:

-- Thưa phu quân (ayyaputtaka) vì thiên nữ nào mà phu quân sống phạm hạnh?

-- Các bà chị, không phải vì thiên nữ nào mà chúng tôi sống phạm hạnh.

-- Phu quân Raṭṭhapāla đối với chúng ta gọi chúng ta là bà chị. Nói lên như vậy, (các người vợ cũ) liền ngã xuống đất, bất tỉnh.

Rồi Tôn giả Raṭṭhapāla nói với phụ thân:

-- Thưa gia chủ, nếu gia chủ muốn bố thí đồ ăn thời hãy bố thí đi, chớ có phiền nhiễu chúng tôi.

-- Hãy ăn, này con thân yêu Raṭṭhapāla, cơm đã sẵn sàng.

Rồi người cha của Tôn giả Raṭṭhapāla tự tay thân mời và làm cho thỏa mãn Tôn giả Raṭṭhapāla với các món ăn thượng vị, loại cứng và loại mềm.

Rồi Tôn giả Raṭṭhapāla sau khi ăn xong, tay đã rời khỏi bát, đứng dậy và nói bài kệ sau đây:

Hãy nhìn hình bóng trang sức này,
Một nhóm vết thương được tích tụ,
Bệnh nhiều, tham tưởng cũng khá nhiều,
Nhưng không gì kiên cố, thường trú.

Hãy nhìn dung mạo trang sức này,
Với các châu báu, với vòng tai,
Một bộ xương được da bao phủ,
Ðược y phục làm cho sáng chói.

Chân được sơn với son với sáp,
Mặt được thoa với phấn, với bột,
Vừa đủ làm mê hoặc kẻ ngu,
Nhưng vô phương kẻ cầu bờ giác.

Tóc được uốn bảy vòng, bảy lớp,
Mắt được xoa với thuốc, với son,
Vừa đủ làm mê hoặc kẻ ngu,
Nhưng vô phương kẻ cầu bờ giác.

Như hộp thuốc trang hoàng mới mẻ,
Là uế thân được điểm thời trang,
Vừa đủ làm mê hoặc kẻ ngu,
Nhưng vô phương kẻ cầu bờ giác.

Người thợ săn đặt bày lưới sập,
Loài nai khôn chẳng chạm bén chân,
Ăn lúa xong, chúng ta lên đường,
Mặc cho kẻ bắt nai than khóc.

Tôn giả Raṭṭhapāla đọc bài kệ xong đứng dậy, liền đi đến vườn Lộc Uyển của vua Koravya, sau khi đến liền ngồi xuống nghỉ trưa dưới một gốc cây.

Rồi vua Koravya nói với người thợ săn:

-- Này thợ Săn, hãy dọn dẹp đất vườn ở Lộc Uyển, ta muốn đi thăm viếng cảnh đẹp.

-- Thưa vâng, Ðại vương.
Người thợ săn vâng đáp vua Koravya, trong khi dọn dẹp vườn Nai, thấy Tôn giả Raṭṭhapāla đang ngồi dưới gốc cây để nghỉ trưa. Sau khi thấy vậy, người ấy liền đến vua Koravya, sau khi đến liền tâu vua Koravya:

-- Tâu Ðại vương, vườn Nai đã được dọn dẹp. Và ở đấy có thiện nam tử tên là Raṭṭhapāla là con một thế gia ở Thullakoṭṭhita mà Ðại vương thường hay tán thán, vị ấy đang ngồi dưới một gốc cây để nghỉ trưa.

-- Này Thợ săn, hôm nay thế là vừa đủ về vườn cảnh. Nay chúng ta muốn cung kính cúng dường Tôn giả Raṭṭhapāla.

Rồi vua Koravya, sau khi nói: "Ở đây, hãy đem bố thí tất cả món ăn đã soạn sẵn, loại cứng và loại mềm", ra lệnh cho thắng nhiều cỗ xe thù thắng, leo lên một cỗ xe thù thắng, liền cùng với các cỗ xe đi ra khỏi Thullakoṭṭhita để yết kiến Tôn giả Raṭṭhapāla với đại uy phong của bậc đế vương.

Sau khi cỡi xe cho đến chỗ đất còn có thể cỡi xe được, Ngài xuống xe, đi bộ, cùng với hàng tùy tùng vương hầu, đến chỗ của Tôn giả Raṭṭhapāla, sau khi đến, nói lên những lời chào đón hỏi thăm với Tôn giả Raṭṭhapāla, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, liền đứng một bên. Ðứng một bên, vua Koravya bạch Tôn giả Raṭṭhapāla:

-- Ở đây xin mời Tôn giả Raṭṭhapāla ngồi xuống trên nệm voi.


-- Thôi vừa rồi, Ðại vương! Ðại vương hãy ngồi. Tôi đã ngồi trên chỗ ngồi của tôi.

Rồi vua Koravya ngồi trên chỗ ngồi đã soạn sẵn. Sau khi ngồi, vua Koravya bạch Tôn giả Raṭṭhapāla:

-- Bạch Tôn giả Raṭṭhapāla, có bốn sự suy vong này. Chính do thành tựu bốn sự suy vong này mà ở đây, có người cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Thế nào là bốn? Lão suy vong, bệnh suy vong, tài sản suy vong, thân tộc suy vong.

Này Tôn giả Raṭṭhapāla, thế nào là lão suy vong? Ở đây, thưa Tôn giả Raṭṭhapāla có người niên cao, lạp lớn, đã đến tuổi trưởng thượng, đã sống mãn kỳ, đã gần mệnh chung. Vị ấy suy tư như sau: "Nay ta đã già, niên cao lạp lớn, đã đến tuổi trưởng thượng, đã sống mãn kỳ, đã gần mệnh chung. Thật không dễ gì cho ta thâu được các tài vật chưa thâu hoạch được, hay làm tăng trưởng các tài vật đã thâu hoạch.

Vậy ta hãy cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình". Vị này, do thành tựu lão suy vong nên cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Như vậy, thưa Tôn giả Raṭṭhapāla được gọi là lão suy vong.

Nhưng Tôn giả Raṭṭhapāla nay còn trẻ, niên thiếu, còn thanh niên, tóc đen nhánh, trong tuổi thanh xuân, trong sơ kỳ tuổi đời; Tôn giả Raṭṭhapāla đâu có lão suy vong? Vậy Tôn giả Raṭṭhapāla đã biết gì, đã thấy gì, hay đã nghe gì mà xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình?

Và thưa Tôn giả Raṭṭhapāla, thế nào là bệnh suy vong? Ở đây, thưa Tôn giả Raṭṭhapāla, có người bị bệnh, khổ đau, mang trọng bệnh. Vị ấy suy nghĩ như sau: "Ta bị bệnh, khổ đau, mang trọng bệnh, thật không dễ gì cho ta thâu được các tài vật chưa thâu hoạch được, hay làm tăng trưởng các tài vật đã thâu hoạch được.

Vậy ta hãy cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình". Vị này do thành tựu bệnh suy vong nên cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Như vậy, thưa Tôn giả Raṭṭhapāla, được gọi là bệnh suy vong.

Nhưng Tôn giả Raṭṭhapāla nay ít bệnh, ít não, tiêu hóa được điều hòa, không quá lạnh, không quá nóng; Tôn giả Raṭṭhapāla đâu có bệnh suy vong? Tôn giả Raṭṭhapāla đã biết gì, đã thấy gì hay đã nghe gì mà xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình?

Và thưa Tôn giả Raṭṭhapāla, thế nào là tài sản suy vong? Ở đây, thưa Tôn giả Raṭṭhapāla có người giàu sang, tiền của nhiều, tài vật nhiều, và những tài vật của vị ấy dần dần đi đến chỗ suy vong. Vị ấy suy nghĩ như sau: "Ta trước đây giàu sang, tiền của nhiều, tài sản nhiều. Những tài vật ấy của ta dần dần đã đi đến suy vong. Thật không dễ gì cho ta thâu được những tài vật chưa thâu hoạch được, hay làm cho tăng trưởng những tài vật đã thâu hoạch được.

Vậy ta hãy cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình". Vị này do thành tựu tài suy vong nên cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Như vậy, thưa Tôn giả Raṭṭhapāla được gọi là tài suy vong.

Nhưng Tôn giả Raṭṭhapāla chính tại Thullakoṭṭhita này, là con của một lương gia đệ nhất; Tôn giả Raṭṭhapāla đâu có tài sản suy vong? Tôn giả Raṭṭhapāla đã biết gì, đã thấy gì, hay đã nghe gì mà xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình?

Và này Tôn giả Raṭṭhapāla, thế nào là thân tộc suy vong? Ở đây, thưa Tôn giả Raṭṭhapāla có người có nhiều thân hữu quen biết, bà con huyết thống, những thân hữu quyến thuộc của người ấy dần dần đi đến chỗ suy vong. Người ấy suy tư như sau: "Trước kia, ta có nhiều người thân hữu quen biết, bà con huyết thống. Những thân hữu quyến thuộc ấy của ta dần dần đi đến chỗ suy vong. Thật không dễ gì cho ta thâu được những tài vật chưa thâu hoạch được, hay làm cho tăng trưởng những tài vật đã thâu hoạch được.

Vậy ta hãy cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình". Vị này do thành tựu thân tộc suy vong nên cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Như vậy, thưa Tôn giả Raṭṭhapāla, được gọi là thân tộc suy vong.

Nhưng Tôn giả Raṭṭhapāla ở chính tại Thullakoṭṭhita này, có nhiều thân hữu quen biết, bà con huyết thống, Tôn giả Raṭṭhapāla đâu có thân tộc suy vong? Vậy Tôn giả Raṭṭhapāla đã biết gì, đã thấy gì hay đã nghe gì mà xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình?

Thưa Tôn giả Raṭṭhapāla, đây là bốn loại suy vong, do thành tựu bốn loại suy vong này mà ở đây, có người cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình; Tôn giả Raṭṭhapāla đâu có những loại ấy? Vậy Tôn giả đã biết gì, đã thấy gì, hay đã nghe gì mà xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình?

-- Thưa Ðại vương, có bốn sự thuyết giáo Chánh pháp, được Thế Tôn, bậc Tri Giả, Kiến giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác giảng dạy. Do tôi biết, tôi thấy và tôi nghe thuyết giáo ấy, mà tôi xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Thế nào là bốn?

"Thế giới là vô thường, đi đến hủy diệt", thưa Ðại vương, đó là thuyết giáo Chánh pháp thứ nhất, do Thế Tôn, bậc Tri Giả, Kiến Giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, thuyết giảng. Do tôi biết, tôi thấy và tôi nghe thuyết giáo ấy, mà tôi xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình.

"Thế giới là vô hộ, vô chủ", thưa Ðại vương, đó là thuyết giáo Chánh pháp thứ hai, do Thế Tôn, bậc Tri Giả. Kiến Giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác thuyết giảng. Do tôi biết, tôi thấy và tôi nghe thuyết giáo ấy, mà tôi xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình.

"Thế giới là vô sở hữu, ra đi cần phải từ bỏ tất cả", thưa Ðại vương đó là thuyết giáo Chánh pháp thứ ba, do Thế Tôn, bậc Tri Giả, Kiến Giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác thuyết giảng. Do tôi biết, tôi thấy, tôi nghe thuyết giáo ấy, mà tôi xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình.

"Thế giới là thiếu thốn, khao khát, nô lệ cho tham ái", thưa Ðại vương, đó là thuyết giáo Chánh pháp thứ tư, do Thế Tôn, bậc Tri Giả, Kiến Giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác thuyết giảng. Do tôi biết, tôi thấy, tôi nghe thuyết giáo ấy, mà tôi xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình.

Thưa Ðại vương, đây là bốn sự thuyết giáo Chánh pháp, được Thế Tôn, bậc Tri Giả, Kiến Giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác giảng dạy. Do tôi biết, tôi thấy và tôi nghe thuyết giáo ấy, mà tôi xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình.

-- Tôn giả Raṭṭhapāla đã nói: "Thế giới là vô thường đi đến hủy diệt," ý nghĩa của lời nói này cần phải được hiểu như thế nào, thưa Tôn giả Raṭṭhapāla?

-- Thưa Ðại vương, Ðại vương nghĩ thế nào? Khi Ngài 20 tuổi, hay 25 tuổi, Ngài có thiện nghệ về voi, thiện nghệ về ngựa, thiện nghệ về xe, thiện nghệ về cung, thiện nghệ về kiếm, bắp vế mạnh và cánh tay mạnh, có khả năng và thiện nghệ trong nghề đánh giặc?

-- Thưa Tôn giả Raṭṭhapāla, khi tôi được 20 hay 25 tuổi, tôi thiện nghệ về voi, tôi thiện nghệ về ngựa, thiện nghệ về xe, thiện nghệ về cung, thiện nghệ về kiếm, bắp vế mạnh, và cánh tay mạnh, có khả năng và thiện nghệ trong nghề đánh giặc. Có đôi lúc, thưa Tôn giả Raṭṭhapāla, tôi cảm thấy có thần lực và xem không ai có thể bằng tôi về sức mạnh.

-- Thưa Ðại vương, Ðại vương nghĩ thế nào? Nay Ðại vương vẫn còn bắp vế mạnh, cánh tay mạnh, có khả năng và thiện nghệ đánh giặc như vậy không?

-- Không như vậy, thưa Tôn giả Raṭṭhapāla, nay tôi đã già, niên cao, lạp lớn, đã đến tuổi trưởng thượng, đã sống mãn kỳ, đã gần mệnh chung, gần 80 tuổi thọ. Có đôi lúc, thưa Tôn giả Raṭṭhapāla, tôi nghĩ: "Ở đây, ta sẽ bước chân", nhưng tôi lại bước chân tại chỗ khác.

-- Chính liên hệ với nghĩa này, này Ðại vương, mà Thế Tôn, bậc Tri Giả, Kiến Giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác đã nói: "Thế giới là vô thường, đi đến hủy diệt", và tôi sau khi biết, sau khi thấy và sau khi nghe như vậy đã xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình.

-- Thật vi diệu thay, Tôn Giả Raṭṭhapāla! Thật hy hữu thay, Tôn giả Raṭṭhapāla! Ý nghĩa này được Thế Tôn, bậc Tri Giả, Kiến Giả, Bậc A la hán, Chánh Ðẳng Giác đã khéo nói: "Thế giới là vô thường, đi đến hủy diệt". Thật vậy, thưa Tôn giả Raṭṭhapāla, thế giới là vô thường, đi đến hủy diệt.

Nhưng thưa Tôn giả Raṭṭhapāla, ở vương quốc này, có đội quân voi, cũng có đội quân ngựa, cũng có đội quân xa, cũng có đội quân bộ, nếu chúng tôi gặp nguy khốn thời các đội quân bảo vệ chúng tôi. Tôn giả Raṭṭhapāla đã nói: "Thế giới là vô hộ, vô chủ", ý nghĩa của lời nói này, cần phải được hiểu như thế nào, thưa Tôn giả Raṭṭhapāla?

-- Thưa Ðại vương, Ðại vương nghĩ thế nào? Ðại vương có mắc chứng bệnh kinh niên nào không?

-- Thưa Tôn giả Raṭṭhapāla, tôi có bệnh phong kinh niên. Nhiều khi, thân hữu quen biết, bà con huyết thống đứng xung quanh tôi và nói: "Nay vua Koravya sẽ mệnh chung, nay vua Koravya sẽ mệnh chung".

-- Thưa Ðại vương, Ðại vương nghĩ thế nào? Ðại vương có thể nói chăng, với các thân hữu quen biết, bà con huyết thống của Ðại vương: "Mong rằng Tôn giả thân hữu quen biết, bà con huyết thống làm vơi nhẹ sự đau khổ của tôi! Mong tất cả hãy san sẻ cảm thọ này, để tôi có thể có một cảm thọ nhẹ nhàng hơn"; hay là Ðại vương chỉ có thể thọ lãnh cảm thọ ấy một mình?

-- Thưa Tôn giả Raṭṭhapāla, tôi không có thể nói với các thân hữu quen biết, bà con huyết thống của tôi: "Mong rằng các Tôn giả thân hữu quen biết, bà con huyết thống làm vơi nhẹ sự đau khổ của tôi. Mong tất cả hãy san sẻ cảm thọ này để có thể có một cảm thọ nhẹ nhàng hơn"; và tôi chỉ có thể thọ lãnh cảm thọ ấy một mình".

-- Chính liên hệ với nghĩa này, này Ðại vương mà Thế Tôn, bậc Tri Giả, Kiến Giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác đã nói: "Thế giới là vô hộ, vô chủ", và tôi sau khi biết, sau khi thấy và sau khi nghe như vậy, đã xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình.

-- Thật vi diệu thay, Tôn giả Raṭṭhapāla! Thật hy hữu thay, Tôn giả Raṭṭhapāla! Ý nghĩa này được Thế Tôn bậc Tri Giả, Kiến Giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác đã khéo nói: "Thế giới là vô hộ, vô chủ". Thật vậy, thưa Tôn giả Raṭṭhapāla, thế giới là vô hộ, vô chủ.

Nhưng thưa Tôn giả Raṭṭhapāla, ở vương quốc này có rất nhiều vàng nén và tiền vàng dưới đất và trên mặt đất". Tôn giả Raṭṭhapāla đã nói: "Thế giới là vô sở hữu, ra đi cần phải từ bỏ tất cả". Ý nghĩa của lời nói này cần phải được hiểu như thế nào, thưa Tôn giả Raṭṭhapāla?

-- Thưa Ðại vương, Ðại vương nghĩ thế nào? Dầu cho nay Ðại vương sống thụ hưởng mãn túc, cụ túc năm món dục trưởng dưỡng, Ðại vương có thể nói được như sau: "Chính như vậy, tôi thọ hưởng mãn túc, cụ túc năm món dục trưởng dưỡng này"; hay là người khác sẽ thọ hưởng tài sản này, còn Ðại vương sẽ phải đi theo nghiệp của mình?

-- Thưa Tôn giả Raṭṭhapāla, dầu cho nay tôi sống thụ hưởng mãn túc, cụ túc năm món dục trưởng dưỡng. Tôi không có thể nói được như sau: "Chính như vậy tôi thọ hưởng mãn túc, cụ túc năm món dục trưởng này". Chính người khác sẽ thọ hưởng tài sản này, còn tôi phải đi theo nghiệp của tôi.

-- Chính liên hệ với nghĩa này, này Ðại vương, mà Thế Tôn, bậc Tri Giả, Kiến Giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác đã nói: "Thế giới là vô sở hữu, cần phải ra đi, từ bỏ tất cả". Và tôi sau khi biết, sau khi thấy và sau khi nghe như vậy, đã xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình.

-- Thật vi diệu thay, Tôn giả Raṭṭhapāla! Thật hy hữu thay, Tôn giả Raṭṭhapāla! Ý nghĩa này được Thế Tôn bậc Tri Giả, Kiến Giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác đã khéo nói: "Thế giới là vô sở hữu, cần phải ra đi, từ bỏ tất cả". Thật vậy, thưa Tôn giả Raṭṭhapāla, thế giới là vô sở hữu, cần phải ra đi, từ bỏ tất cả.

Tôn giả Raṭṭhapāla đã nói: "Thế giới là thiếu thốn, khao khát, nô lệ cho tham ái". Ý nghĩa của lời nói này cần phải được hiểu như thế nào, thưa Tôn giả Raṭṭhapāla?

-- Thưa Ðại vương, Ðại vương nghĩ thế nào? Có phải Ðại vương trị vì ở Kuru, một nước phồn thịnh?

-- Thưa vâng, Tôn giả Raṭṭhapāla. Tôi trị vì ở Kuru, một nước phồn thịnh.

-- Thưa Ðại vương, Ðại vương nghĩ thế nào? Nếu có người đáng tin cậy, chánh trực đến với Ðại vương từ phương Ðông, và sau khi đến tâu với Ðại Vương: "Tâu Ðại vương, Ðại vương có biết chăng? Tôi từ phương Ðông lại. Ở đấy, tôi có thấy một quốc độ lớn, phú cường, phồn thịnh, dân cư trù mật. Tại đấy có nhiều đội voi, đội ngựa, đội xe, bộ đội. Tại đấy có nhiều ngà voi, tại đấy có nhiều vàng nén, tiền vàng chưa làm và đã làm, có nhiều phụ nữ. Và có thể chinh phục quốc độ ấy với vũ lực như thế ấy. Tâu Ðại vương, hãy đi chinh phục !" Ðại vương sẽ hành động như thế nào?

-- Thưa Tôn giả Raṭṭhapāla, sau khi chinh phục quốc độ ấy, tôi sẽ trị vì.

-- Thưa Ðại vương, Ðại vương nghĩ thế nào? Ở đây có người đến với Ðại vương từ phương Tây ... từ phương Bắc ... từ phương Nam ... từ bờ biển bên kia, người ấy đáng tin cậy, chánh trực, tâu với Ðại vương: "Tâu Ðại vương, Ðại vương có biết chăng? Tôi từ bờ biển bên kia lại. Ở đây, tôi thấy có một quốc độ lớn, phú cường, phồn thịnh, dân cư trù mật. Tại đấy có nhiều đội voi, đội ngựa, đội xe, bộ đội.

Tại đấy có nhiều ngà voi. Tại đấy có nhiều vàng nén, tiền vàng chưa làm và đã làm, có nhiều phụ nữ. Và có thể chinh phục quốc độ ấy với vũ lực như thế ấy. Tâu Ðại vương, hãy đi chinh phục". Ðại vương sẽ hành động như thế nào?

-- Thưa Tôn giả Raṭṭhapāla, sau khi chinh phục quốc độ ấy, tôi sẽ trị vì.

-- Chính liên hệ với nghĩa này, này Ðại vương mà Thế Tôn, bậc Tri Giả, Kiến Giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác đã nói: "Thế giới là thiếu thốn, khao khát, nô lệ cho tham ái, " và tôi sau khi biết, sau khi thấy, sau khi nghe như vậy, đã xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình.

-- Thật vi diệu thay, Tôn giả Raṭṭhapāla! Thật hy hữu thay, Tôn giả Raṭṭhapāla! Ý nghĩa này được Thế Tôn, bậc Tri Giả, Kiến Giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác đã khéo nói: "Thế giới là thiếu thốn, khao khát, nô lệ cho tham ái". Thật vậy, thưa Tôn giả Raṭṭhapāla, thế giới là thiếu thốn, khao khát, nô lệ cho tham ái.

Tôn giả Raṭṭhapāla đã giảng như vậy, sau khi giảng như vậy xong, lại nói thêm như sau:

Ta thấy người giàu sang ở đời,
Có của vì si không bố thí.
Vì tham, họ tích tụ tài vật,
Và chạy theo dục vọng càng nhiều.

Dùng bạo lực, chinh phục quả đất,
Vua trị vì cho đến hải biên,
Không thỏa mãn bờ biển bên này,
Và chạy theo bờ biển bên kia.

Vua cùng rất nhiều loại người khác,
Ái chưa ly, mạng chung đã đến,
Bị thiếu thốn, không bỏ thân họ,
Không thỏa mãn lòng dục ở đời.

Quyến thuộc tán loạn, khóc người ấy:
"Than ôi, người ấy không bất tử ! ".
Mạng thân người ấy vải bao phủ,
Họ đốt lửa làm lễ hỏa thiêu.

Bị thọc với cây, người ấy cháy,
Ðộc mảnh vải, bỏ tiền của lại.
Ở đây, quyến thuộc cùng thân hữu,
Không nơi nương tựa cho kẻ chết.

Kẻ thừa tự, nhận mang tài sản,
Riêng con người, theo nghiệp phải đi,
Tiền của đâu có theo người chết,
Cả vợ con, tài sản, quốc độ.

Tài sản không mua được trường thọ,
Phú quý không tránh được già suy,
Kẻ trí nói đời này thật ngắn,
Thật vô thường, biến đổi luôn luôn.

Kẻ giàu, kẻ nghèo đều cảm xúc,
Người ngu, kẻ trí đồng cảm thọ,
Kẻ ngu bị ngu đánh nằm ngã,
Bậc trí cảm xúc, không run sợ.

Do vậy, trí tuệ thắng tài vật,
Nhờ trí, ở đây được viên thành.
Không thành mãn trong hữu, phi hữu,
Kẻ ngu tạo tác các ác nghiệp.

Nhập thai thác sanh thế giới khác,
Người ấy luân hồi, tiếp tục sanh,
Kẻ thiểu trí chắc hẳn phải là
Nhập thai và sanh thế giới khác.

Như kẻ trộm bị bắt khi trộm,
Ác tánh hại mình do tự nghiệp,
Chúng sanh cũng vậy chết đời khác,
Ác tánh hại mình, do tự lực.

Dục vọng nhiều loại, ngọt, khả ái,
Nhiễu loạn tâm dưới nhiều hình thức,
Thấy hoạn nạn trong dục trưởng dưỡng,
Nên tôi xuất gia, tâu Ðại vương !

Như quả từ đây, người bị rụng,
Cả già lẫn trẻ, khi thân hoại,
Do thấy chính vậy, tôi xuất gia,
Hạnh Sa-môn phải là tối thắng,

Thưa Ðại vương!


82. On Raṭṭhapāla

Translated by: Bhikkhu Ñāṇamoli & Bhikkhu Bodhi

1. THUS HAVE I HEARD. On one occasion the Blessed One was wandering in the Kuru country with a large Sangha of bhikkhus, and eventually he arrived at a Kuru town named Thullakoṭṭhita.

2. The brahmin householders of Thullakoṭṭhita heard: “The recluse Gotama, the son of the Sakyans who went forth from a Sakyan clan, has been wandering in the Kuru country [55] with a large Sangha of bhikkhus and has come to Thullakoṭṭhita.

Now a good report of Master Gotama has been spread to this effect: ‘That Blessed One is accomplished, fully enlightened, perfect in true knowledge and conduct, sublime, knower of worlds, incomparable leader of persons to be tamed, teacher of gods and humans, enlightened, blessed. He declares this world with its gods, its Māras, and its Brahmās, this generation with its recluses and brahmins, its princes and its people, which he has himself realised with direct knowledge.

He teaches the Dhamma good in the beginning, good in the middle, and good in the end, with the right meaning and phrasing, and he reveals a holy life that is utterly perfect and pure.’ Now it is good to see such arahants.”

3. Then the brahmin householders of Thullakoṭṭhita went to the Blessed One. Some paid homage to the Blessed One and sat down at one side; some exchanged greetings with him, and when this courteous and amiable talk was finished, sat down at one side; some extended their hands in reverential salutation towards the Blessed One and sat down at one side; some pronounced their name and clan in the Blessed One’s presence and sat down at one side; some kept silent and sat down at one side.

When they were seated, the Blessed One instructed, urged, roused, and gladdened them with talk on the Dhamma.

4. Now at that time a clansman named Raṭṭhapāla, the son of the leading clan in that same Thullakoṭṭhita, was sitting in the assembly.796 Then it occurred to him: “As I understand the Dhamma taught by the Blessed One, it is not easy while living in a home to lead the holy life, utterly perfect and pure as a polished shell. Suppose I shave off my hair and beard, put on the yellow robe, and go forth from the home life into homelessness.”

5. Then the brahmin householders of Thullakoṭṭhita, having been instructed, urged, roused, and gladdened by the Blessed One with talk on the Dhamma, delighted and rejoiced in his words. They then rose from their [56] seats, and after paying homage to him, they departed, keeping him on their right.

6. Soon after they had gone, the clansman Raṭṭhapāla went to the Blessed One, and after paying homage to him, he sat down at one side and said to the Blessed One:

“Venerable sir, as I understand the Dhamma taught by the Blessed One, it is not easy while living in a home to lead the holy life, utterly perfect and pure as a polished shell. Venerable sir, I wish to shave off my hair and beard, put on the yellow robe, and go forth from the home life into homelessness. I would receive the going forth under the Blessed One, I would receive the full admission.”

“Have you been permitted by your parents, Raṭṭhapāla, to go forth from the home life into homelessness?”

“No, venerable sir, I have not been permitted by my parents.”

“Raṭṭhapāla, Tathāgatas do not give the going forth to anyone who does not have his parents’ permission.”

“Venerable sir, I shall see to it that my parents permit me to go forth from the home life into homelessness.”

7. Then the clansman Raṭṭhapāla rose from his seat, and after paying homage to the Blessed One, he departed, keeping him on his right. He went to his parents and told them:

“Mother and father, as I understand the Dhamma taught by the Blessed One, it is not easy while living in a home to lead the holy life, utterly perfect and pure as a polished shell. I wish to shave off my hair and beard, put on the yellow robe, and go forth from the home life into homelessness. Give me permission to go forth from the home life into homelessness.”

When he had said this, his parents replied:

“Dear Raṭṭhapāla, you are our only son, dear and beloved. You have been raised in comfort, brought up in comfort; you know nothing of suffering, dear Raṭṭhapāla.797 [57]

Even in case of your death we would lose you unwillingly, so how could we give you our permission to go forth from the home life into homelessness while you are still living?”

For the second time… For the third time the clansman Raṭṭhapāla said to his parents:

“Mother and father… give me permission to go forth from the home life into homelessness.”

For the third time his parents replied:

“Dear Raṭṭhapāla…

how could we give you our permission to go forth from the home life into homelessness while you are still living?”

Then, not receiving his parents’ permission to go forth, the clansman Raṭṭhapāla lay down there on the bare floor, saying:

“Right here I shall either die or receive the going forth.” [58]

8. Then the clansman Raṭṭhapāla’s parents said to him:

“Dear Raṭṭhapāla, you are our only son, dear and beloved. You have been raised in comfort, brought up in comfort; you know nothing of suffering, dear Raṭṭhapāla. Get up, dear Raṭṭhapāla, eat, drink, and amuse yourself. While eating, drinking, and amusing yourself, you can be happy enjoying sensual pleasures and making merit. We do not permit you to go forth from the home life into homelessness.

Even in the case of your death we would lose you unwillingly, so how could we give you our permission to go forth from the home life into homelessness while you are still living?”

When this was said, the clansman Raṭṭhapāla was silent.

For the second time… For the third time his parents said to him:

“Dear Raṭṭhapāla…

how could we give you our permission to go forth from the home life into homelessness while you are still living?”

For the third time the clansman Raṭṭhapāla was silent.

9. Then the clansman Raṭṭhapāla’s parents went to his friends and said to them:

“Dears, the clansman Raṭṭhapāla has lain down on the bare floor, having said: ‘Right here I shall either die or receive the going forth.’ Come, dears, go to the clansman Raṭṭhapāla and say to him: ‘Friend Raṭṭhapāla, you are your parents’ only son… Get up, friend Raṭṭhapāla, eat, drink, and amuse yourself… [59]

how could your parents give you their permission to go forth from the home life into homelessness while you are still living?’”

10. Then the clansman Raṭṭhapāla’s friends went to him and said:

“Friend Raṭṭhapāla, you are your parents’ only son, dear and beloved. You have been raised in comfort, brought up in comfort; you know nothing of suffering, friend Raṭṭhapāla. Get up, friend Raṭṭhapāla, eat, drink, and amuse yourself. While eating, drinking, and amusing yourself, you can be happy enjoying sensual pleasures and making merit. Your parents do not permit you to go forth from the home life into homelessness.

Even in case of your death they would lose you unwillingly, so how could they give you their permission to go forth from the home life into homelessness while you are still living?”

When this was said, the clansman Raṭṭhapāla was silent.

For the second time… For the third time his friends said to him:

“Friend Raṭṭhapāla…

how could they give you their permission to go forth from the home life into homelessness while you are still living?”

For the third time the clansman Raṭṭhapāla was silent.

11. Then the clansman Raṭṭhapāla’s friends went to his parents and said to them:

“Mother and father, the clansman Raṭṭhapāla is lying down there on the bare floor, having said: ‘Right here I shall either die or [60] receive the going forth.’ Now if you do not give him your permission to go forth from the home life into homelessness, he will die there. But if you give him your permission, you will see him after he has gone forth.

And if he does not enjoy the going forth, what else can he do then but return here? So give him your permission to go forth from the home life into homelessness.”

“Then, dears, we give the clansman Raṭṭhapāla permission to go forth from the home life into homelessness. But when he has gone forth, he must visit his parents.”

Then the clansman Raṭṭhapāla’s friends went to him and told him:

“Get up, friend Raṭṭhapāla. Your parents permit you to go forth from the home life into homelessness.

But when you have gone forth, you must visit your parents.”

12. The clansman Raṭṭhapāla then got up, and when he had regained his strength, he went to the Blessed One, and after paying homage to him, he sat down at one side and told him:

“Venerable sir, I have my parents’ permission to go forth from the home life into homelessness. Let the Blessed One give me the going forth.”

Then the clansman Raṭṭhapāla received the going forth under the Blessed One, and he received the full admission.

13. Then not long after the venerable Raṭṭhapāla had received the full admission, a half-month after he had received the full admission, the Blessed One, having stayed at Thullakoṭṭhita as long as he chose, set out to wander towards Sāvatthī. Wandering by stages, he eventually arrived at Sāvatthī, and there [61] he lived at Sāvatthī in Jeta’s Grove, Anāthapiṇḍika’s Park.

14. Before long, dwelling alone, withdrawn, diligent, ardent, and resolute, the venerable Raṭṭhapāla, by realising for himself with direct knowledge, here and now entered upon and abided in that supreme goal of the holy life for the sake of which clansmen rightly go forth from the home life into homelessness.798

He directly knew: “Birth is destroyed, the holy life has been lived, what had to be done has been done, there is no more coming to any state of being.” And the venerable Raṭṭhapāla became one of the arahants.

15. Then the venerable Raṭṭhapāla went to the Blessed One, and after paying homage to him, he sat down at one side and told him:

“Venerable sir, I wish to visit my parents, if I have the Blessed One’s permission.”

Then the Blessed One penetrated mentally the thoughts in venerable Raṭṭhapāla’s mind. When he knew that the clansman Raṭṭhapāla was incapable of abandoning the training and returning to the low life, he told him:

“You may go, Raṭṭhapāla, at your own convenience.”

16. Then the venerable Raṭṭhapāla rose from his seat, and after paying homage to the Blessed One, he departed, keeping him on his right. He then set his resting place in order, and taking his bowl and outer robe, set out to wander towards Thullakoṭṭhita. Wandering by stages, he eventually arrived at Thullakoṭṭhita. There he lived in Thullakoṭṭhita in King Koravya’s Migācīra Garden.

Then, when it was morning, he dressed, and taking his bowl and outer robe, went into Thullakoṭṭhita for alms. As he was wandering for alms from house to house in Thullakoṭṭhita, he came to his own father’s house.

17. Now on that occasion the venerable Raṭṭhapāla’s father was sitting in the hall of the central door having his hair dressed. When he saw the venerable Raṭṭhapāla coming in the distance, he said:

“Our only son, dear and beloved, was made to go forth by these bald-pated recluses.” [62]

Then at his own father’s house the venerable Raṭṭhapāla received neither alms nor a polite refusal; instead, he received only abuse.

18. Just then a slavewoman belonging to one of his relatives was about to throw away some old porridge. Seeing this, the venerable Raṭṭhapāla said to her:

“Sister, if that stuff is to be thrown away, then pour it into my bowl here.”

While she was doing so, she recognised the characteristic features of his hands, his feet, and his voice. Then she went to his mother and said:

“Please know, my lady, that my lord’s son Raṭṭhapāla has arrived.”

“Gracious! If what you say is true, you are no longer a slave!”

Then the venerable Raṭṭhapāla’s mother went to his father and said:

“Please know, householder, they say that the clansman Raṭṭhapāla has arrived.”

19. Just then the venerable Raṭṭhapāla was eating the old porridge by the wall of a certain shelter. His father went to him and said:

“Raṭṭhapāla, my dear, surely there is… and you will be eating old porridge!799 Is there not your own house to go to?”

“How could we have a house, householder, when we have gone forth from the home life into homelessness? We are homeless, householder. We went [63] to your house, but we received neither alms nor a polite refusal there; instead we received only abuse.”

“Come, dear Raṭṭhapāla, let us go to the house.”

“Enough, householder, my meal for today is finished.”

“Then, dear Raṭṭhapāla, consent to accept tomorrow’s meal.” The venerable Raṭṭhapāla consented in silence.

20. Then, knowing that the venerable Raṭṭhapāla had consented, his father went back to his own house where he had gold coins and bullion made into a large heap and covered it with mats. Then he told the venerable Raṭṭhapāla’s former wives:

“Come, daughters-in-law, adorn yourselves with ornaments in the way Raṭṭhapāla found you most dear and loveable.”

21. When night had ended, the venerable Raṭṭhapāla’s father had good food of various kinds prepared in his own house and had the time announced to the venerable Raṭṭhapāla:

“It is time, dear Raṭṭhapāla, the meal is ready.”

22. Then, it being morning, the venerable Raṭṭhapāla dressed, and taking his bowl and outer robe, he went to his own father’s house and sat down on the seat made ready. Then his father had the pile of gold coins and bullion uncovered and said:

“Dear Raṭṭhapāla, this is your maternal fortune; your paternal fortune is another and your ancestral fortune is yet another. Dear Raṭṭhapāla, you can enjoy the wealth and make merit. Come then, dear, [64] abandon the training and return to the low life, enjoy the wealth and make merit.”

“Householder, if you would follow my advice, then have this pile of gold coins and bullion loaded on carts and carried away to be dumped midstream in the river Ganges. Why is that? Because, householder, on account of this there will arise for you sorrow, lamentation, pain, grief, and despair.”

23. Then the venerable Raṭṭhapāla’s former wives clasped his feet and said to him:

“What are they like, my lord’s son, the nymphs for whose sake you lead the holy life?”

“We do not lead the holy life for the sake of nymphs, sisters.”

“Our lord’s son Raṭṭhapāla calls us ‘sisters,’” they cried and right there they fainted.

24. Then the venerable Raṭṭhapāla told his father:

“Householder, if there is a meal to be given, then give it. Do not harass us.”

“Eat then, dear Raṭṭhapāla, the meal is ready.”

Then, with his own hands, the venerable Raṭṭhapāla’s father served and satisfied him with the various kinds of good food.

When the venerable Raṭṭhapāla had eaten and had put his bowl aside, he stood up and uttered these stanzas:

25. “Behold a puppet here pranked out,800
A body built up out of sores,
Sick, an object for concern,
Where no stability abides.

Behold a figure here pranked out
With jewellery and earrings too,
A skeleton wrapped up in skin,
Made attractive by its clothes.

Its feet adorned with henna dye
And powder smeared upon its face:
It may beguile a fool, but not
A seeker of the further shore. [65]

Its hair is dressed in eightfold plaits
And unguent smeared upon its eyes:
It may beguile a fool, but not
A seeker of the further shore.

A filthy body well adorned
Like a new-painted unguent pot:
It may beguile a fool, but not
A seeker of the further shore.

The deer-hunter set out the snare
But the deer did not spring the trap;
We ate the bait and now depart
Leaving the hunters to lament.”

26. After the venerable Raṭṭhapāla had stood up and uttered these stanzas, he went to King Koravya’s Migācīra garden and sat down at the root of a tree for the day’s abiding.

27. Then King Koravya addressed his gamekeeper thus:

“Good gamekeeper, tidy up the Migācīra Garden so that we may go to the pleasure garden to see a pleasing spot.”

— “Yes, sire,” he replied. Now while he was tidying up the Migācīra Garden, the gamekeeper saw the venerable Raṭṭhapāla seated at the root of a tree for the day’s abiding. When he saw him, he went to King Koravya and told him:

“Sire, the Migācīra Garden has been tidied up. The clansman Raṭṭhapāla is there, the son of the leading clan in this same Thullakoṭṭhita, of whom you have always spoken highly;801 he is seated at the root of a tree for the day’s abiding.”

“Then, good gamekeeper, enough of the pleasure garden for today. Now we shall go to pay respects to that Master Raṭṭhapāla.”

28. Then, saying: “Give away all the food that has been prepared there,” King Koravya had a number of state carriages prepared, and mounting one of them, accompanied by the other carriages, he drove out from Thullakoṭṭhita with the full pomp of royalty to see the venerable Raṭṭhapāla.

He drove thus as far as the road was passable for carriages, and then he dismounted from his carriage and went forward on foot with a following of the most eminent officials to where the venerable Raṭṭhapāla was. [66] He exchanged greetings with the venerable Raṭṭhapāla, and when this courteous and amiable talk was finished, he stood at one side and said:

“Here is an elephant rug. Let Master Raṭṭhapāla be seated on it.”

“There is no need, great king. Sit down. I am sitting on my own mat.”

King Koravya sat down on a seat made ready and said:


29. “Master Raṭṭhapāla, there are four kinds of loss. Because they have undergone these four kinds of loss, some people here shave off their hair and beard, put on the yellow robe, and go forth from the home life into homelessness. What are the four? They are loss through ageing, loss through sickness, loss of wealth, and loss of relatives.

30. “And what is loss through ageing? Here, Master Raṭṭhapāla, someone is old, aged, burdened with years, advanced in life, come to the last stage. He considers thus: ‘I am old, aged, burdened with years, advanced in life, come to the last stage. It is no longer easy for me to acquire unacquired wealth or to augment wealth already acquired.

Suppose I shave off my hair and beard, put on the yellow robe, and go forth from the home life into homelessness.’ Because he has undergone that loss through ageing, he shaves off his hair and beard, puts on the yellow robe, and goes forth from the home life into homelessness. This is called loss through ageing.

But Master Raṭṭhapāla is now still young, a black-haired young man endowed with the blessing of youth, in the prime of life. Master Raṭṭhapāla has not undergone any loss through ageing. What has he known or seen or heard that he has gone forth from the home life into homelessness?

31. “And what is loss through sickness? Here, Master Raṭṭhapāla, someone is afflicted, suffering, and gravely ill. He considers thus: ‘I am afflicted, suffering, and gravely ill. It is no longer easy for me to acquire unacquired wealth… [67]…

into homelessness.’ Because he has undergone that loss through sickness… he goes forth from the home life into homelessness. This is called loss through sickness.

But Master Raṭṭhapāla now is free from illness and affliction; he possesses a good digestion that is neither too cool nor too warm but medium. Master Raṭṭhapāla has not undergone any loss through sickness. What has he known or seen or heard that he has gone forth from the home life into homelessness?

32. “And what is loss of wealth? Here, Master Raṭṭhapāla, someone is rich, of great wealth, of great possessions. Gradually his wealth dwindles away. He considers thus: ‘Formerly I was rich, of great wealth, of great possessions. Gradually my wealth has dwindled away. It is no longer easy for me to acquire unacquired wealth…

into homelessness.’ Because he has undergone that loss of wealth… he goes forth from the home life into homelessness. This is called loss of wealth.

But Master Raṭṭhapāla is the son of the leading clan in this same Thullakoṭṭhita. Master Raṭṭhapāla has not undergone any loss of wealth. What has he known or seen or heard that he has gone forth from the home life into homelessness?

33. “And what is loss of relatives? Here, Master Raṭṭhapāla, someone has many friends and companions, kinsmen and relatives. Gradually those relatives of his dwindle away. He considers thus: ‘Formerly I had many friends and companions, kinsmen and relatives. Gradually those relatives of mine have dwindled away. It is no longer easy for me to acquire unacquired wealth… [68]…

into homelessness.’ Because he has undergone that loss of relatives… he goes forth from the home life into homelessness. This is called loss of relatives.

But Master Raṭṭhapāla has many friends and companions, kinsmen and relatives, in this same Thullakoṭṭhita. Master Raṭṭhapāla has not undergone any loss of relatives. What has he known or seen or heard that he has gone forth from the home life into homelessness?

34. “Master Raṭṭhapāla, these are the four kinds of loss. Because they have undergone these four kinds of loss, some people here shave off their hair and beard, put on the yellow robe, and go forth from the home life into homelessness. Master Raṭṭhapāla has not undergone any of these. What has he known or seen or heard that he has gone forth from the home life into homelessness?”

35. “Great king, there are four summaries of the Dhamma that have been taught by the Blessed One who knows and sees, accomplished and fully enlightened. Knowing and seeing and hearing them, I went forth from the home life into homelessness. What are the four?

36. (1) “‘[Life in] any world is unstable, it is swept away’:802 this is the first summary of the Dhamma taught by the Blessed One who knows and sees, accomplished and fully enlightened. Knowing and seeing and hearing this, I went forth from the home life into homelessness.

(2) “‘[Life in] any world has no shelter and no protector’:803 this is the second summary of the Dhamma taught by the Blessed One who knows and sees…

(3) “‘[Life in] any world has nothing of its own; one has to leave all and pass on’:804 this is the third summary of the Dhamma taught by the Blessed One who knows and sees…

(4) “‘[Life in] any world is incomplete, insatiate, the slave of craving’:805 this is the fourth summary of the Dhamma taught by the Blessed One who knows and sees…

37. “Great king, these are the four summaries of the Dhamma that have been taught by the Blessed One who knows and sees, accomplished and fully enlightened. [69] Knowing and seeing and hearing them, I went forth from the home life into homelessness.”

38. “Master Raṭṭhapāla said: ‘[Life in] any world is unstable, it is swept away.’ How should the meaning of that statement be understood?”

“What do you think, great king? When you were twenty or twenty-five years old, were you an expert rider of elephants, an expert horseman, an expert charioteer, an expert archer, an expert swordsman, strong in thighs and arms, sturdy, capable in battle?”

“When I was twenty or twenty-five years old, Master Raṭṭhapāla, I was an expert rider of elephants… strong in thighs and arms, sturdy, capable in battle. Sometimes I wonder if I had supernormal power then. I do not see anyone who could equal me in strength.”

“What do you think, great king? Are you now as strong in thighs and arms, as sturdy and as capable in battle?”

“No, Master Raṭṭhapāla. Now I am old, aged, burdened with years, advanced in life, come to the last stage; my years have turned eighty. Sometimes I mean to put my foot here and I put my foot somewhere else.”

“Great king, it was on account of this that the Blessed One who knows and sees, accomplished and fully enlightened, said: ‘[Life in] any world is unstable, it is swept away’; and when I knew and saw and heard this, I went forth from the home life into homelessness.”

“It is wonderful, Master Raṭṭhapāla, it is marvellous how well that has been expressed by the Blessed One who knows and sees, accomplished and fully enlightened: ‘[Life in] any world is unstable, it is swept away.’ It is indeed so!

39. “Master Raṭṭhapāla, there exist in this court elephant troops and cavalry and chariot troops and infantry, which will serve to subdue any threats to us. [70] Now Master Raṭṭhapāla said: ‘[Life in] any world has no shelter and no protector.’ How should the meaning of that statement be understood?”

“What do you think, great king? Do you have any chronic ailment?”

“I have a chronic wind ailment, Master Raṭṭhapāla. Sometimes my friends and companions, kinsmen and relatives, stand around me, thinking: ‘Now King Koravya is about to die, now King Koravya is about to die!’”

“What do you think, great king? Can you command your friends and companions, your kinsmen and relatives: ‘Come, my good friends and companions, my kinsmen and relatives. All of you present share this painful feeling so that I may feel less pain’? Or do you have to feel that pain yourself alone?”

“I cannot command my friends and companions, my kinsmen and relatives thus, Master Raṭṭhapāla. I have to feel that pain alone.”

“Great king, it was on account of this that the Blessed One who knows and sees, accomplished and fully enlightened, said: ‘[Life in] any world has no shelter and no protector’; and when I knew and saw and heard this, I went forth from the home life into homelessness.”

“It is wonderful, Master Raṭṭhapāla, it is marvellous how well that has been expressed by the Blessed One who knows and sees, accomplished and fully enlightened: ‘[Life in] any world has no shelter and no protector.’ It is indeed so!

40. “Master Raṭṭhapāla, there exist in this court abundant gold coins and bullion stored away in vaults and lofts. Now Master Raṭṭhapāla said: ‘[Life in] any world has nothing of its own; one has to leave all and pass on.’ How should the meaning of that statement be understood?”

“What do you think, great king? You now [71] enjoy yourself provided and endowed with the five cords of sensual pleasure, but will you be able to have it of the life to come: ‘Let me likewise enjoy myself provided and endowed with these same five cords of sensual pleasure’? Or will others take over this property, while you will have to pass on according to your actions?”

“I cannot have it thus of the life to come, Master Raṭṭhapāla. On the contrary, others will take over this property while I shall have to pass on according to my actions.”

“Great king, it was on account of this that the Blessed One who knows and sees, accomplished and fully enlightened, said: ‘[Life in] any world has nothing of its own; one has to leave all and pass on’; and when I knew and saw and heard this, I went forth from the home life into homelessness.”

“It is wonderful, Master Raṭṭhapāla, it is marvellous how well that has been expressed by the Blessed One who knows and sees, accomplished and fully enlightened: ‘[Life in] any world has nothing of its own; one has to leave all and pass on.’ It is indeed so!

41. “Now Master Raṭṭhapāla said: ‘[Life in] any world is incomplete, insatiate, the slave of craving.’ How should the meaning of that statement be understood?”

“What do you think, great king? Do you reign over the rich Kuru country?”

“Yes, Master Raṭṭhapāla, I do.”

“What do you think, great king? Suppose a trustworthy and reliable man came to you from the east and said: ‘Please know, great king, that I have come from the east, and there I saw a large country, powerful and rich, very populous and crowded with people. There are plenty of elephant troops there, plenty of cavalry, chariot troops and infantry; there is plenty of ivory there, and plenty of gold coins and bullion both unworked and worked, and plenty of women for wives. With your present forces you can conquer it. Conquer it then, great king.’ What would you do?” [72]

“We would conquer it and reign over it, Master Raṭṭhapāla.”

“What do you think, great king? Suppose a trustworthy and reliable man came to you from the west… from the north… from the south… from across the sea and said: ‘Please know, great king, that I have come from across the sea, and there I saw a large country, powerful and rich…

Conquer it then, great king.’ What would you do?”

“We would conquer it too and reign over it, Master Raṭṭhapāla.”

“Great king, it was on account of this that the Blessed One who knows and sees, accomplished and fully enlightened, said: ‘[Life in] any world is incomplete, insatiate, the slave of craving’; and when I knew and saw and heard this, I went forth from the home life into homelessness.”

“It is wonderful, Master Raṭṭhapāla, it is marvellous how well that has been expressed by the Blessed One who knows and sees, accomplished and fully enlightened: ‘[Life in] any world is incomplete, insatiate, the slave of craving.’ It is indeed so!”

42. That is what the venerable Raṭṭhapāla said. And having said that he said further:

“I see men wealthy in the world, who yet
From ignorance give not their gathered wealth.
Greedily they hoard away their riches
Longing still for further sensual pleasures.

A king who has conquered the earth by force
And rules over the land the ocean bounds
Is yet unsated with the sea’s near shore
And hungers for its further shore as well. [73]

Most other people too, not just a king,
Encounter death with craving unabated;
[With plans] still incomplete they leave the corpse;
Desires remain unsated in the world.

His relatives lament and rend their hair,
Crying, ‘Ah me! Alas! Our love is dead!’
They bear away the body wrapped in shrouds
To place it on a pyre and burn it there.

Clad in a shroud, he leaves his wealth behind,
Prodded with stakes he burns [upon the pyre].
And as he dies, no relatives or friends
Can offer him shelter and refuge here.

While his heirs take over his wealth, this being
Must pass on according to his actions;
And as he dies nothing can follow him;
Not child nor wife nor wealth nor royal estate.

Longevity is not acquired with wealth
Nor can prosperity banish old age;
Short is this life, as all the sages say,
Eternity it knows not, only change.

The rich and poor alike shall feel [Death’s] touch,
The fool and sage as well shall feel it too;
But while the fool lies stricken by his folly,
No sage will ever tremble at the touch.

Better is wisdom here than any wealth,
Since by wisdom one gains the final goal.
For people through ignorance do evil deeds
While failing to reach the goal from life to life.

As one goes to the womb and the next world,
Renewing the successive round of births,
Another of little wisdom, trusting him,
Goes also to the womb and the next world. [74]

Just as a robber caught in burglary
Is made to suffer for his evil deed,
So people after death, in the next world,
Are made to suffer for their evil deeds.

Sensual pleasures, varied, sweet, delightful,
In many different ways disturb the mind:
Seeing the danger in these sensual ties
I chose to lead the homeless life, O King.

As fruits fall from the tree, so people too,
Both young and old, fall when this body breaks.
Seeing this too, O King, I have gone forth:
Better is the recluse’s life assured.”







Close
Close