Quay lại bản Việt dịch

Font chữ:
Font chữ:

80. Kinh Vekhanassa

Dịch giả: Thích Minh Châu

Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở tại Sāvatthī (Xá-vệ) , Jetavana (Kỳ-đà Lâm), tinh xá ông Anāthapiṇḍika (Cấp Cô Ðộc).

Rồi du sĩ Vekhanassa đi đến chỗ Thế Tôn ở, sau khi đến, nói lên những lời chào đón hỏi thăm với Thế Tôn, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, liền đứng một bên. Ðứng một bên, du sĩ Vekhanassa thốt lên lời cảm hứng sau đây trước mặt Thế Tôn:

-- Sắc này là tối thượng, sắc này là tối thượng.

-- Nhưng này Kaccāna, sao Ông lại nói như sau: "Sắc này là tối thượng, sắc này là tối thượng"?

-- Tôn giả Gotama, sắc nào không có một sắc khác cao thượng hơn, hay thù thắng hơn, sắc này là tối thượng.

-- Nhưng này Kaccāna, sắc ấy là sắc gì mà không có sắc khác cao thượng hơn hay thù thắng hơn?

-- Tôn giả Gotama, sắc nào không có sắc khác cao thượng hơn hay thù thắng hơn, sắc ấy là tối thượng.

-- Này Kaccāna, lời giải thích của Ông chỉ dài như vậy, Ông phải giải thích rộng rãi thêm. Nếu Ông nói: "Tôn giả Gotama, sắc nào không có sắc khác cao thượng hơn hay thù thắng hơn, sắc ấy là tối thượng", thời Ông không chỉ rõ sắc ấy.

Này Kaccāna, ví như có người nói: "Tôi yêu và luyến ái một cô gái đẹp trong nước này". Có người hỏi: "Này bạn, cô gái đẹp mà bạn yêu và luyến ái ấy, Bạn có biết là người giai cấp nào; là Sát-đế-lị, hay Bà-la-môn, hay Phệ-xá, hay Thủ-đà?" Khi được hỏi, người ấy trả lời không biết.

Có người hỏi: "Này bạn, cô gái đẹp bạn yêu và luyến ái ấy, bạn có biết tên gì, họ gì, lớn người, thấp người hay bậc trung? Da đen sẫm, da ngăm ngăm đen hay da hồng hào? Ở tại làng nào, thị trấn nào hay thành phố nào?" Khi được hỏi vậy, người ấy trả lời không biết.

Có người hỏi: "Này bạn, như vậy có phải bạn yêu và luyến ái một người bạn không biết, không thấy?" Ðược hỏi vậy, vị ấy trả lời phải. Này Kaccāna, Ông nghĩ thế nào? Sự tình là như vậy, thời lời nói của người có phải là không có hiệu năng không?

-- Bạch Tôn giả Gotama, sự tình là như vậy, thời lời nói của người ấy thật sự là không có hiệu năng.

-- Cũng vậy, này Kaccāna, khi Ông nói: "Tôn giả Gotama, khi sắc nào không có một sắc khác cao thượng hơn, hay thù thắng hơn, sắc ấy là tối thượng", thời Ông không chỉ rõ sắc ấy.

-- Ví như, thưa Tôn giả Gotama, một hòn lưu ly bảo châu, đẹp đẽ, trong suốt, có tám mặt, khéo dũa, khéo mài được đặt trên một tấm màn màu nhạt, tự nó sáng lên, chói lên, bừng sáng lên. Với sắc như vây, tự ngã là không có bệnh, sau khi chết.

-- Này Kaccāna, Ông nghĩ thế nào? Một hòn lưu ly bảo châu đẹp đẽ, trong suốt, có tám mặt, khéo dũa khéo mài, được đặt trên một tấm màn màu nhạt, tự nó sáng lên, chói lên, bừng sáng lên, hay con sâu đom đóm trong đêm tối mịt mù, giữa hai quang sắc này, quang sắc nào vi diệu hơn và thù thắng hơn?

-- Thưa Tôn giả Gotama, con sâu đom đóm trong đêm đen tối mịt mù này vi diệu hơn và thù thắng hơn giữa hai quang sắc.

-- Này Kaccāna, Ông nghĩ thế nào? Con sâu đom đóm trong đêm đen tối mù hay ngọn đèn dầu trong đêm đen tối mù, giữa hai quang sắc này, quang sắc nào vi diệu hơn và thù thắng hơn?

-- Thưa Tôn giả Gotama, ngọn đèn dầu trong đêm đen tối mù, quang sắc ngọn đèn dầu này vi diệu hơn và thù thắng hơn giữa hai quang sắc.

-- Này Kaccāna, Ông nghĩ thế nào? Ngọn đèn dầu trong đêm đen tối mù, hay là một đống lửa lớn trong đêm đen tối mù, giữa hai quang sắc này, quang sắc nào vi diệu hơn và thù thắng hơn?

-- Thưa Tôn giả Gotama, đống lửa lớn trong đêm đen tối mù, quang sắc này vi diệu hơn và thù thắng hơn giữa hai quang sắc.

-- Này Kaccāna, Ông nghĩ thế nào? Ðống lửa lớn trong đêm đen tối mù hay ngôi sao mai trong sáng không mây vào lúc bình minh, giữa hai quang sắc này, quang sắc nào vi diệu hơn và thù thắng hơn?

-- Thưa Tôn giả Gotama, ngôi sao trong sáng không mây vào lúc bình minh, quang sắc này vi diệu hơn và thù thắng hơn giữa hai quang sắc.

-- Này Kaccāna, Ông nghĩ thế nào? Ngôi (sao Thái Bạch) sao mai trong bầu trời trong sáng, không mây, trong lúc bình minh hay là mặt trăng trong khi đứng bóng, trong một bầu trời trong sáng, không mây vào lúc nửa đêm, trong ngày Uposatha (Bố-tát) vào ngày Rằm. Giữa hai quang sắc này, quang sắc nào vi diệu hơn và thù thắng hơn?

-- Thưa Tôn giả Gotama, mặt trăng trong khi đứng bóng, trong một bầu trời quang đãng, không mây, vào lúc nửa đêm, trong ngày Uposatha (Bố-tát) vào ngày Rằm, quang sắc này vi diệu hơn và thù thắng hơn giữa hai quang sắc.

-- Này Kaccāna, Ông nghĩ thế nào? Mặt trăng trong khi đứng bóng, trong một bầu trời quang đãng không mây, vào lúc nửa đêm, trong ngày Uposatha (Bố-tát) vào ngày Rằm, hay là mặt trời trong lúc đứng bóng, trong một bầu trời quang đãng không mây, vào lúc giữa trưa, trong tháng cuối mùa mưa về mùa thu, giữa hai quang sắc này, quang sắc nào vi diệu hơn và thù thắng hơn?

-- Thưa Tôn giả Gotama, mặt trời trong lúc đứng bóng, trong một bầu trời quang đãng không mây, vào lúc giữa trưa, trong tháng cuối mùa mưa về mùa thu, quang sắc này vi diệu hơn và thù thắng hơn.

-- Này Kaccāna, hơn tất cả quang sắc ấy có rất nhiều, rất nhiều chư Thiên, mà ánh sáng của những mặt trăng, mặt trời này không thể chiếu sáng. Ta biết những chư Thiên ấy và Ta không nói: "Không có một quang sắc nào vi diệu hơn và thù thắng hơn quang sắc ấy". Còn Ông, này Kaccāna, Ông lại nói: "Quang sắc này thấp kém hơn, yếu đuối hơn quang sắc con sâu đom đóm, quang sắc ấy là tối thắng", và Ông không chỉ rõ quang sắc ấy.

Này Kaccāna, có năm dục trưởng dưỡng này.

Thế nào là năm? Các sắc có mắt nhận thức, khả ái, khả lạc, khả ý, khả hỷ, liên hệ đến dục, hấp dẫn; các tiếng do tai nhận thức... các hương do mũi nhận thức... các vị do lưỡi nhận thức... các xúc do thân nhận thức, khả ái, khả lạc, khả ý, khả hỷ, liên hệ đến dục, hấp dẫn.

Này Kaccāna, những pháp này là năm dục trưởng dưỡng.

Này Kaccāna, lạc và hỷ nào khởi lên, duyên với năm dục trưởng dưỡng này, được gọi là dục lạc. Như vậy, bởi vì có dục, nên có dục lạc; từ nơi dục lạc, dục tối thượng lạc được gọi ở đây là tối thượng.

Ðược nghe nói vậy, du sĩ Vekhanassa bạch Thế Tôn:

-- Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn! Thật hy hữu thay, bạch Thế Tôn! Tôn giả Gotama đã khéo nói như sau: "Bởi vì có dục, nên có dục lạc; từ nơi dục lạc, dục tối thượng lạc được gọi ở đây là tối thượng".

-- Cái này thật khó cho Ông có thể hiểu được, này Kaccāna, về dục, hay dục lạc, hay dục tối thượng lạc. Ông là người thuộc chấp kiến khác, thuộc kham nhẫn khác, thuộc mục đích khác, thuộc tu tập khác, thuộc Ðạo sư khác.

Này Kaccāna, nhưng đối với Tỷ-kheo là bậc A-la-hán, các lậu hoặc đã tận, tu hành thành mãn, đã làm những việc cần làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã đạt được mục đích, đã đoạn trừ hữu kiết sử, đã giải thoát nhờ chánh trí, những vị ấy biết: "Dục, dục lạc, hay dục tối thượng lạc".

Khi được nghe nói vậy, du sĩ Vekhanassa, phẫn nộ và bất mãn, mắng nhiếc cả Thế Tôn, miệt thị cả Thế Tôn và nói:

-- Sa-môn Gotama sẽ bị đọa lạc.

Và du sĩ Vekhanassa thưa Thế Tôn:

-- Nhưng như vậy, ở đây, có một số Sa-môn, Bà-la-môn không biết về quá khứ, không thấy về tương lai, nhưng các vị ấy tự cho: "Sanh đã diệt, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, từ nay không trở lại đời sống này nữa". Lời nói như vậy của họ tự chứng tỏ là đáng cười, tự chứng tỏ là nói suông, tự chứng tỏ là trống không, tự chứng tỏ là hư vọng.

-- Này Kaccāna, những Sa-môn, Bà-la-môn nào không biết về quá khứ, không thấy được tương lai, nhưng tự cho là ta biết: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, các việc nên làm đã làm, không còn trở lui đời này nữa", lời phủ nhận chỉ trích như vậy về họ là hợp pháp.

Nhưng này Kaccāna, hãy bỏ qua quá khứ, hãy bỏ qua tương lai. Hãy đến, người có trí không gian trá, không xảo quyệt, chơn trực và nói như sau: "Ta giảng dạy, ta thuyết pháp". Nếu thực hành theo điều đã dạy, thời không bao lâu người ấy tự biết mình, tự thấy mình: "Như vậy thật sự là đã giải thoát khỏi sự ràng buộc chánh, tức là sự ràng buộc của vô minh".

Ví như, này Kaccāna, một đứa trẻ, bé nhỏ, yếu ớt, nằm ngửa, bị trói buộc nơi cổ với năm trói buộc, rất có thể làm bằng dây. Sau khi nó lớn lên, sau khi các căn nó thuần thục, nó được giải thoát khỏi các trói buộc ấy, khi không còn trói buộc nữa, nó biết: "Ta được giải thoát".

Cũng vậy, này Kaccāna, hãy đến người có trí không gian trá, không xảo quyệt, chơn trực và nói như sau: "Ta giảng dạy, ta thuyết pháp". Nếu thực hành theo điều đã dạy, thời không bao lâu người ấy tự biết mình, tự thấy mình: "Như vậy thật sự là đã giải thoát khỏi sự ràng buộc chánh, tức là sự ràng buộc của vô minh".

Khi được nghe nói vậy, du sĩ Vekhanassa bạch Thế Tôn:

-- Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho những người bị lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc; cũng vậy, Chánh pháp đã được Tôn giả Gotama dùng nhiều phương tiện trình bày giải thích.

Con xin quy y Thế Tôn, quy y Pháp và quy y Tỷ-kheo Tăng. Xin Thế Tôn nhận con làm đệ tử. Từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng.


80. To Vekhanassa

Translated by: Bhikkhu Ñāṇamoli & Bhikkhu Bodhi

[40] 1. THUS HAVE I HEARD. On one occasion the Blessed One was living at Sāvatthī in Jeta’s Grove, Anāthapiṇḍika’s Park.

2. Then the wanderer Vekhanassa went to the Blessed One and exchanged greetings with him.787 When this courteous and amiable talk was finished, he stood at one side and in the Blessed One’s presence he uttered this exclamation:

“This is the perfect splendour, this is the perfect splendour!”

“But, Kaccāna, why do you say: ‘This is the perfect splendour, this is the perfect splendour!’? What is that perfect splendour?”

“Master Gotama, that splendour is the perfect splendour which is unsurpassed by any other splendour higher or more sublime.”

“But, Kaccāna, what is that splendour that is unsurpassed by any other splendour higher or more sublime?”

“Master Gotama, that splendour is the perfect splendour that is unsurpassed by any other splendour higher or more sublime.”

3–11. “Kaccāna, you might continue for a long time in this way… (as Sutta 79, §§10–18)… [41, 42] yet you do not indicate what that splendour is.







































12. “Kaccāna, there are these five cords of sensual pleasure.788

What five? Forms cognizable by the eye that are wished for, desired, agreeable, and likeable, connected with sensual desire and provocative of lust. Sounds cognizable by the ear… Odours cognizable by the nose… Flavours cognizable by the tongue… Tangibles cognizable by the body [43] that are wished for, desired, agreeable, and likeable, connected with sensual desire and provocative of lust.

These are the five cords of sensual pleasure.

13. “Now, Kaccāna, the pleasure and joy that arise dependent on these five cords of sensual pleasure are called sensual pleasure. Thus sensual pleasure [arises] through sensual pleasures, but beyond sensual pleasure there is a pleasure at the peak of the sensual, and that is declared to be the highest among them.”789

14. When this was said, the wanderer Vekhanassa said:

“It is wonderful, Master Gotama, it is marvellous, how well that has been expressed by Master Gotama: ‘Thus sensual pleasure [arises] through sensual pleasures, but beyond sensual pleasure there is a pleasure at the peak of the sensual, and that is declared to be the highest among them.’”

“Kaccāna, for you who are of another view, who accept another teaching, who approve of another teaching, who pursue a different training, who follow a different teacher, it is hard to know what sensuality is, or what sensual pleasure is, or what the pleasure at the peak of the sensual is.

But those bhikkhus who are arahants with taints destroyed, who have lived the holy life, done what had to be done, laid down the burden, reached the true goal, destroyed the fetters of being, and are completely liberated through final knowledge — it is they who would know what sensuality is, what sensual pleasure is, or what the pleasure at the peak of the sensual is.”

15. When this was said, the wanderer Vekhanassa was angry and displeased, and he reviled, disparaged, and censured the Blessed One, saying:

“The recluse Gotama will be worsted.”

He then said to the Blessed One:

“So then there are some recluses and brahmins here who, without knowing the past and without seeing the future, yet claim: ‘Birth is destroyed, the holy life has been lived, what had to be done has been done, there is no more coming to any state of being.’ What they say turns out to be ridiculous; it turns out to be mere words, empty and hollow.”

16. “If any recluses and brahmins [44], without knowing the past and without seeing the future, yet claim: ‘Birth is destroyed, the holy life has been lived, what had to be done has been done, there is no more coming to any state of being,’ they can be reasonably confuted.

Rather, let the past be, Kaccāna, and let the future be. Let a wise man come, one who is honest and sincere, a man of rectitude. I instruct him, I teach him the Dhamma in such a way that by practising as instructed he will soon know and see for himself: ‘Thus, indeed, there rightly comes to be liberation from the bond, that is, from the bond of ignorance.’

Suppose, Kaccāna, there were a young tender infant lying prone, bound by stout bonds [at the four limbs] with the fifth at the neck; and later on, as a result of his growth and the maturing of his faculties, those bonds loosened, then he would know ‘I am free’ and there would be no more bondage.

So too, let a wise man come… ‘Thus, indeed, there rightly comes to be liberation from the bond, that is, from the bond of ignorance.’”

17. When this was said, the wanderer Vekhanassa said to the Blessed One:

“Magnificent, Master Gotama! Magnificent, Master Gotama! Master Gotama has made the Dhamma clear… (as Sutta 74, §19)… for those with eyesight to see forms.

I go to Master Gotama for refuge and to the Dhamma and to the Sangha of bhikkhus. From today let the Blessed One remember me as a lay follower who has gone to him for refuge for life.”





Close
Close