Quay lại bản Việt dịch

Font chữ:
Font chữ:

79. Tiểu Kinh Sakuludāyi

Dịch giả: Thích Minh Châu

Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn trú ở Rājagaha (Vương Xá). Veluvana (Trúc Lâm), ở Kalandakanivapa (chỗ nuôi dưỡng sóc). Lúc bấy giờ, du sĩ Sakuludāyi ở tại Moranivapa (Khổng Tước Lâm), một tinh xá du sĩ, cùng với đại chúng du sĩ.

Rồi Thế Tôn buổi sáng đắp y, cầm bát vào Vương Xá để khất thực. Thế Tôn khởi lên ý nghĩ: "Nay còn quá sớm để đi khất thực ở Vương Xá, Ta hãy đi đến tinh xá du sĩ Khổng Tước Lâm, đến du sĩ Sakuludāyi".

Rồi Thế Tôn đi đến tinh xá du sĩ Khổng Tước Lâm. Lúc bấy giờ, du sĩ Sakuludāyi đang ngồi với đại chúng du sĩ, đang lớn tiếng, cao tiếng, to tiếng bàn luận nhiều vấn đề phù phiếm, như bàn về vua, bàn về ăn trộm, bàn về Ðại thần, bàn về binh, bàn về sợ hãi, bàn về chiến đấu, bàn về đồ ăn, bàn về đồ uống, bàn về y phục, bàn về giường nằm, bàn về vòng hoa, bàn về hương liệu, bàn về bà con, bàn về xe cộ, bàn về làng, bàn về thị trấn, bàn về quốc độ, bàn về phụ nữ, bàn về anh hùng, câu chuyện bên lề đường, câu chuyện tại chỗ lấy nước, câu chuyện về người đã chết, bàn việc tạp nhạp, bàn về thế giới, bàn về biển cả, bàn về hiện hữu và không hiện hữu.

Du sĩ Sakuludāyi thấy Thế Tôn từ xa đi đến, thấy vậy liền khuyến cáo chúng của mình:

-- Các Tôn giả hãy nhỏ tiếng! Các Tôn giả hãy lặng tiếng! Nay Sa-môn Gotama này đang đến. Sa-môn Gotama ưa mến an tịnh, tán thán an tịnh. Nếu biết chúng này an tịnh, có thể ghé tại đây. Rồi các du sĩ ấy đều im lặng. Thế Tôn đến chỗ du sĩ Sakuludāyi. Du sĩ Sakuludāyi bạch Thế Tôn:

-- Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy đến! Bạch Thế Tôn, thiện lai Thế Tôn! Ðã lâu Thế Tôn mới tạo cơ hội này, nghĩa là đến đây. Thế Tôn hãy ngồi! Ðây là chỗ đã soạn sẵn.

Thế Tôn ngồi trên chỗ đã soạn sẵn. Du sĩ Sakuludāyi lấy một ghế thấp khác rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với du sĩ Sakuludāyi đang ngồi một bên:

-- Này Udāyi, nay các vị hội họp nhau ở đây, đang bàn vấn đề gì? Và câu chuyện gì giữa các vị gián đoạn?

-- Bạch Thế Tôn, hãy gác một bên vấn đề chúng con đang hội họp bàn luận. Về sau Thế Tôn nghe lại cũng không khó khăn gì. Bạch Thế Tôn, khi con không ở gần chúng này, thời chúng này ngồi nói nhiều câu chuyện phù phiếm.

Và bạch Thế Tôn, khi con ở gần chúng này, thời chúng này ngồi nhìn thẳng mặt con và nghĩ: "Sa-môn Udāyi thuyết pháp gì, chúng ta sẽ nghe". Bạch Thế Tôn, khi nào Thế Tôn đến với chúng này thời con và chúng này, ngồi nhìn thẳng mặt Thế Tôn và nghĩ: "Thế Tôn thuyết pháp gì, chúng ta sẽ nghe".

-- Vậy này Udāyi, hãy nói lên ở đây vấn đề gì, để Ta có thể nói chuyện.

-- Thuở xưa, bạch Thế Tôn, rất xa xưa, bậc biết tất cả, thấy tất cả tự nhận mình có tri kiến không dư thừa: "Khi ta đi, khi ta đứng, khi ta ngủ và khi ta thức, tri kiến được tồn tại liên tục thường hằng". Vị ấy khi được con hỏi câu hỏi về quá khứ, liền tránh né với một câu hỏi khác, trả lời ra ngoài đề, và tỏ lộ phẫn nộ, sân hận, và bất mãn.

Do vậy, bạch Thế Tôn, con khởi lên niệm hoan hỷ đối với Thế Tôn: "Thật sự Thế Tôn, thật sự bậc Thiện Thệ là bậc thiện xảo về những pháp này".

-- Này Udāyi, vị nào là bậc biết tất cả, thấy tất cả và tự nhận mình có tri kiến không dư thừa: "Khi ta đi, khi ta đứng, khi ta ngủ, khi ta thức, tri kiến được tồn tại, liên tục thường hằng"? Vị ấy là ai mà khi được Ông hỏi câu hỏi về quá khứ liền tránh né với một câu hỏi khác, trả lời ra ngoài đề, và tỏ lộ phẫn nộ, sân hận và bất mãn?

-- Bạch Thế Tôn, vị ấy là Nigaṇṭha Nātaputta.

-- Này Udāyi, vị nào nhớ đến các đời sống quá khứ sai biệt như một đời, hai đời... nhớ đến nhiều đời sống quá khứ cùng với các nét đại cương và các chi tiết. Hoặc là vị ấy hỏi Ta câu hỏi về quá khứ, hay là Ta hỏi vị ấy câu hỏi về quá khứ. Hoặc là vị ấy làm tâm Ta thỏa mãn với câu trả lời câu hỏi về quá khứ; hay là Ta làm tâm vị ấy thỏa mãn với câu trả lời câu hỏi về quá khứ.

Này Udāyi, vị nào với thiên nhãn thuần tịnh, siêu nhân thấy sự sống và chết của chúng sanh, vị ấy biết rõ rằng chúng sanh người hạ liệt kẻ cao sang, người đẹp đẽ kẻ thô xấu, người may mắn kẻ bất hạnh đều do hạnh nghiệp của họ.

Hoặc là vị ấy hỏi Ta câu hỏi về tương lai, hay là Ta hỏi vị ấy câu hỏi về tương lai. Hoặc là vị ấy làm tâm Ta thỏa mãn với câu trả lời câu hỏi về tương lai, hay là Ta làm tâm vị ấy thỏa mãn với câu trả lời câu hỏi về tương lai.

Và thôi, này Udāyi, hãy dừng lại ở quá khứ, hãy dừng lại ở tương lai! Ta sẽ thuyết pháp cho Ông: Cái này có mặt thì cái đây có mặt; do cái này sanh, cái đây sanh. Cái này không có mặt thì cái đây không có mặt; do cái này diệt, cái đây diệt".

-- Bạch Thế Tôn, cho đến trong phạm vi kinh nghiệm với tự ngã này (attabhava), con còn không có thể nhớ đến các nét đại cương và các chi tiết, từ đâu con có thể nhớ đến nhiều đời sống quá khứ, như một đời, hai đời... con có thể nhớ đến nhiều đời sống quá khứ, với các nét đại cương và các chi tiết như Thế Tôn?

Bạch Thế Tôn, nay con còn không thấy được con phiêu phong quỷ (pamsapisacaka) từ đâu, với thiên nhãn thanh tịnh siêu nhân con có thể tuệ tri rằng chúng sanh người hạ liệt kẻ cao sang, người đẹp đẽ kẻ thô xấu, người may mắn kẻ bất hạnh, như Thế Tôn?

Do vậy, bạch Thế Tôn, khi Thế Tôn nói với con như sau: "Này Udāyi, hãy dừng lại ở quá khứ, hãy dừng lại ở tương lai. Ta sẽ thuyết pháp cho Ông: "Cái này có mặt thì cái đây có mặt; do cái này sanh, cái đây sanh. Cái này không có mặt thì cái đây không có mặt; do cái này diệt, cái đây diệt", thời con lại càng không nhận rõ bội phần. Tuy vậy, bạch Thế Tôn, con có thể làm tâm Thế Tôn thỏa mãn với câu trả lời câu hỏi về bậc Ðạo sư của mình.

-- Này Udāyi, bậc Ðạo sư của Ông dạy những gì?

-- Bạch Thế Tôn, bậc Ðạo sư của chúng con dạy chúng con rằng: "Sắc này là tối thượng, sắc này là tối thượng".

-- Này Udāyi, khi bậc Ðạo sư của Ông dạy Ông rằng: "Sắc này là tối thượng, sắc này là tối thượng", thời sắc tối thượng ấy là sắc gì?

-- Bạch Thế Tôn, khi một sắc nào không có một sắc khác cao thượng hơn, hay thù thắng hơn, thời sắc ấy là sắc tối thượng.

-- Này Udāyi, sắc ấy là sắc gì, khi sắc ấy không có một sắc nào khác cao thượng hơn, hay thù thắng hơn?

-- Bạch Thế Tôn, khi một sắc nào không có một sắc khác cao thượng hơn, hay thù thắng hơn, thời sắc ấy là sắc tối thượng.

-- Này Udāyi, lời giải thích của Ông chỉ dài như vậy, Ông phải giải thích rộng rãi thêm. Nếu Ông nói: "Bạch Thế Tôn, khi một sắc nào không có một sắc khác cao thượng hơn hay thù thắng hơn, sắc ấy là sắc tối thượng thời Ông không chỉ rõ sắc ấy.

Này Udāyi, như có người nói: "Tôi yêu và luyến ái một cô gái đẹp trong nước này". Có người hỏi: "Này Bạn, cô gái đẹp mà bạn yêu và luyến ái ấy, bạn có biết là người giai cấp nào, là Sát-đế-lị, hay Bà-la-môn, hay Phệ-xá, hay Thủ-đà?" Khi được hỏi, người ấy trả lời không biết.

Có người hỏi: "Này bạn, cô gái đẹp bạn yêu và luyến ái ấy, bạn có biết tên gì, họ gì, lớn người, thấp người, hay người bậc trung? Da đen sẫm, da ngăm ngăm đen hay da hồng hào? Ở tại làng nào, thị trấn nào, hay thành phố nào?" Khi được hỏi vậy người ấy trả lời không biết.

Có người hỏi: "Này bạn, như vậy có phải bạn đã yêu và đã luyến ái một người bạn không biết, không thấy?" Ðược hỏi vậy, vị ấy trả lời phải. -- Này Udāyi, Ông nghĩ thế nào? Sự tình là như vậy thời lời nói của người ấy có phải là không hiệu năng không?

-- Bạch Thế Tôn, sự tình là như vậy thời lời nói của người ấy thật sự là không hiệu năng.

-- Cũng vậy, này Udāyi, khi Ông nói: "Bạch Thế Tôn khi một sắc nào không có một sắc khác cao thượng hơn hay thù thắng hơn, thời sắc ấy là sắc tối thượng", thời Ông không chỉ rõ sắc ấy.

-- Bạch Thế Tôn, ví như một hòn lưu ly bảo châu, đẹp đẽ, trong suốt, có tám mặt, khéo dũa, khéo mài, được đặt trên một tấm màn màu nhạt, tự nó sáng lên, chói lên, bừng sáng lên; với sắc như vậy, tự ngã là không bệnh, sau khi chết.

-- Này Udāyi, Ông nghĩ thế nào? Một hòn lưu ly bảo châu nào, đẹp đẽ, trong suốt, có tám mặt, khéo dũa, khéo mài, được đặt trên một tấm màn màu nhạt, tự nó sáng lên, chói lên, bừng sáng lên; hay con sâu đom đóm trong đêm đen tối mù, giữa hai quang sắc này, quang sắc nào vi diệu hơn, và thù thắng hơn?

-- Bạch Thế Tôn, con sâu đom đóm trong đêm đen tối mù, quang sắc này vi diệu hơn và thù thắng hơn giữa hai quang sắc.

-- Này Udāyi, Ông nghĩ thế nào? Con sâu đom đóm trong đêm đen tối mù hay là ngọn đèn dầu trong đêm đen tối mù, giữa hai quang sắc này, quang sắc nào vi diệu hơn và thù thắng hơn?

-- Bạch Thế Tôn, ngọn đèn dầu trong đêm đen tối mù, quang sắc (ngọn đèn dầu) này vi diệu hơn và thù thắng hơn giữa hai quang sắc.

-- Này Udāyi, Ông nghĩ thế nào? Ngọn đèn dầu trong đêm đen tối mù, hay là một đống lửa lớn trong đêm đen tối mù, giữa hai quang sắc này, quang sắc nào vi diệu hơn và thù thắng hơn?

-- Bạch Thế Tôn, đống lửa lớn trong đêm đen tối mù, quang sắc này vi diệu hơn và thù thắng hơn giữa hai quang sắc.

-- Này Udāyi, Ông nghĩ thế nào? Ðống lửa lớn trong đêm đen tối mù, hay ngôi sao mai trong một bầu trời trong sáng không mây vào lúc bình minh, giữa hai quang sắc này, quang sắc nào vi diệu hơn và thù thắng hơn?

-- Bạch Thế Tôn, ngôi sao mai trong một bầu trời trong sáng không mây vào lúc bình minh, quang sắc này vi diệu hơn và thù thắng hơn giữa hai quang sắc.

-- Này Udāyi, Ông nghĩ thế nào? Ngôi (sao Thái Bạch) sao mai trong bầu trời trong sáng không mây, trong lúc bình minh, hay là mặt trăng trong khi đứng bóng, trong một bầu trời trong sáng không mây vào lúc nửa đêm, trong ngày Uposatha (Bố-tát) vào ngày Rằm, giữa hai quang sắc này, quang sắc nào vi diệu hơn và thù thắng hơn?

-- Bạch Thế Tôn, mặt trăng trong khi đứng bóng, trong một bầu trời quang đãng không mây, vào lúc nửa đêm, trong ngày Uposatha (Bố tát) vào ngày Rằm, quang sắc này vi diệu hơn và thù thắng hơn giữa hai quang sắc.

-- Này Udāyi, Ông nghĩ thế nào? Mặt trăng trong khi đứng bóng, trong một bầu trời quang đãng không mây, vào lúc nửa đêm, trong ngày Uposatha (Bố-tát) vào ngày Rằm, hay là mặt trời trong lúc đứng bóng, trong một bầu trời quang đãng, không mây, vào lúc giữa trưa, trong tháng cuối mùa mưa về mùa thu, giữa hai quang sắc này, quang sắc nào vi diệu hơn và thù thắng hơn?

-- Bạch Thế Tôn, mặt trời trong lúc đứng bóng, trong một bầu trời quang đãng không mây, vào lúc giữa trưa, trong tháng cuối mùa mưa về mùa thu, quang sắc này vi diệu hơn và thù thắng hơn.

-- Này Udāyi, hơn tất cả những quang sắc ấy có nhiều, rất nhiều chư Thiên, mà ánh sáng của những mặt trăng mặt trời này không thể chiếu sáng. Ta biết những chư Thiên ấy. Và Ta không nói: "Không có một quang sắc nào khác vi diệu hơn và thù thắng hơn quang sắc ấy. Còn Ông, này Udāyi, Ông lại nói: "Quang sắc này, thấp kém hơn, yếu đuối hơn quang sắc con sâu đom đóm, quang sắc ấy là tối thắng". Và Ông không chỉ rõ quang sắc ấy.

-- Thế Tôn đã cắt đứt câu chuyện. Thiện Thệ đã cắt đứt câu chuyện.

-- Này Udāyi, sao Ông lại nói: "Thế Tôn đã cắt đứt câu chuyện. Thiện thệ đã cắt đứt câu chuyện"?

-- Bạch Thế Tôn, các vị Ðạo sư của chúng con dạy như sau: "Quang sắc này là tối thượng, quang sắc này là tối thượng". Nhưng bạch Thế Tôn, các bậc Ðạo sư của chúng con khi bị Thế Tôn đối nạn, cật nạn, vấn nạn, (tự tỏ là) trống không, hư vọng, thất bại.

-- Nhưng này Udāyi, có một thế giới nhứt hướng lạc không? Có đạo lộ hợp lý nào đưa đến chứng đắc thế giới nhứt hướng lạc?

-- Bạch Thế Tôn, các bậc Ðạo sư của chúng con có dạy như sau: "Có một thế giới nhứt hướng lạc. Có đạo lộ hợp lý đưa đến chứng đắc thế giới nhứt hướng lạc".

-- Này Udāyi, đạo lộ hợp lý đưa đến chứng đắc thế giới nhứt hướng lạc là gì?

-- Ở đây, bạch Thế Tôn, có người đoạn trừ sát sanh, từ bỏ sát sanh, đoạn trừ lấy của không cho, từ bỏ lấy của không cho, đoạn trừ tà dâm, từ bỏ tà dâm, đoạn trừ nói láo, từ bỏ nói láo, hay sống sau khi thọ trì một loại khổ hạnh. Bạch Thế Tôn, đó là đạo lộ hợp lý đưa đến chứng đắc thế giới nhứt hướng lạc.

-- Này Udāyi, Ông nghĩ thế nào? Trong khi đoạn trừ sát sanh, từ bỏ sát sanh, trong khi ấy tự ngã là nhứt hướng lạc hay cả lạc cả khổ?

-- Bạch Thế Tôn, cả lạc cả khổ.

-- Này Udāyi, Ông nghĩ thế nào? Trong khi đoạn trừ lấy của không cho, từ bỏ lấy của không cho, trong khi ấy, tự ngã là nhứt hướng lạc hay cả lạc cả khổ?

-- Bạch Thế Tôn, cả lạc cả khổ.

-- Này Udāyi, Ông nghĩ thế nào? Trong khi đoạn trừ tà dâm, từ bỏ tà dâm, trong khi ấy tự ngã là nhứt hướng lạc, hay cả lạc cả khổ?

-- Bạch Thế Tôn, cả lạc cả khổ.

-- Này Udāyi, Ông nghĩ thế nào? Trong khi đoạn trừ nói láo, từ bỏ nói láo, trong khi ấy tự ngã là nhứt hướng lạc, hay cả lạc cả khổ?

-- Bạch Thế Tôn, cả lạc cả khổ.

-- Này Udāyi, Ông nghĩ thế nào? Trong khi sống thọ trì một loại khổ hạnh, trong khi ấy tự ngã là nhứt hướng lạc, hay cả lạc cả khổ?

-- Bạch Thế Tôn, cả lạc cả khổ.

-- Này Udāyi, Ông nghĩ thế nào? Như vậy đạo lộ để chứng đắc một thế giới nhứt hướng lạc, đạo lộ ấy cả lạc cả khổ xen lẫn?

-- Thế Tôn đã cắt đứt câu chuyện, Thiện Thệ đã cắt đứt câu chuyện.

-- Này Udāyi, sao Ông lại nói như vầy: "Thế Tôn đã cắt đứt câu chuyện, Thiện Thệ đã cắt đứt câu chuyện"?

-- Bạch Thế Tôn, các bậc Ðạo sư của chúng con có dạy như sau: "Có một thế giới nhứt hướng lạc, có một đạo lộ hợp lý để chứng đắc thế giới nhứt hướng lạc". Nhưng các bậc Ðạo sư của chúng con khi bị Thế Tôn đối nạn, cật nạn, vấn nạn, (tự tỏ là) trống không, hư vọng, thất bại. Nhưng bạch Thế Tôn, có một thế giới nhứt hướng lạc không? Có một đạo lộ hợp lý đưa đến chứng đắc một thế giới nhứt hướng lạc không?

-- Này Udāyi, có một thế giới nhứt hướng lạc; có một đạo lộ hợp lý đưa đến chứng đắc thế giới nhứt hướng lạc.

-- Bạch Thế Tôn, thế nào là đạo lộ hợp lý ấy đưa đến chứng đắc thế giới nhứt hướng lạc?

-- Ở đây, này Udāyi, vị Tỷ-kheo ly dục... chứng đắc và trú Thiền thứ nhất; sau khi diệt tầm và tứ... chứng đắc và trú Thiền thứ hai... chứng đắc và trú Thiền thứ ba. Như vậy, này Udāyi, là đạo lộ hợp lý đưa đến chứng đắc thế giới nhứt hướng lạc.

-- Bạch Thế Tôn, đạo lộ ấy không phải là đạo lộ đưa đến chứng đắc thế giới nhứt hướng lạc. Chứng đắc như vậy, bạch Thế Tôn (phải chăng) là thế giới nhứt hướng lạc?

-- Này Udāyi, chứng đắc như vậy chưa phải là thế giới nhứt hướng lạc. Ðạo lộ ấy chỉ là đạo lộ hợp lý đưa đến chứng đắc thế giới nhứt hướng lạc.

Khi được nói vậy, hội chúng của du sĩ Sakuludāyi lớn tiếng, cao tiếng, to tiếng như sau:

-- Ở đây, chúng tôi đã được nghe từ các vị Ðạo sư. Ở đây, chúng tôi đã được nghe từ các vị Ðạo sư. Chúng tôi không được biết gì hơn như vậy nữa.

Rồi du sĩ Sakuludāyi sau khi làm cho các vị du sĩ ấy lặng tiếng xuống, liền bạch Thế Tôn:

-- Phải đến mức như thế nào, mới là chứng đắc thế giới nhứt hướng lạc?

-- Ở đây, này Udāyi, Tỷ-kheo đoạn trừ lạc... chứng đạt và an trú Thiền thứ tư; có bao nhiêu chư Thiên được sanh vào thế giới nhứt hướng lạc, Tỷ-kheo cùng đứng với các chư Thiên ấy, cùng nói chuyện, cùng đàm luận. Cho đến mức độ như vậy, này Udāyi, mới là chứng đắc thế giới nhứt hướng lạc.

-- Bạch Thế Tôn, có phải chỉ vì nhân duyên chứng đắc thế giới nhứt hướng lạc mà các Tỷ-kheo sống Phạm hạnh dưới sự chỉ dẫn của Thế Tôn?

-- Này Udāyi, không phải chỉ vì nhân duyên chứng đắc thế giới nhứt hướng lạc mà các Tỷ-kheo sống Phạm hạnh dưới sự chỉ dẫn của Ta.

Này Udāyi, có những pháp khác cao thượng hơn, thù thắng hơn. Vì nhơn duyên chứng đắc các pháp ấy, các Tỷ-kheo sống Phạm hạnh dưới sự chỉ dẫn của Ta.

-- Bạch Thế Tôn, thế nào là những pháp cao thượng hơn, thù thắng hơn, vì nhơn duyên chứng đắc các pháp ấy, các Tỷ-kheo sống Phạm hạnh dưới sự chỉ dẫn của Thế Tôn?

-- Ở đây, này Udāyi, Như Lai xuất hiện ở đời là bậc A-la-hán, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. Như Lai sau khi riêng tự chứng ngộ với thượng trí, thế giới này là Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, gồm cả thế giới này với Sa-môn, Bà-la-môn, Thiên, Nhơn, lại tuyên bố điều Ngài đã chứng ngộ.

Ngài thuyết pháp sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, đầy đủ văn nghĩa, Ngài truyền dạy Phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ thanh tịnh.

Người gia trưởng hay con người gia trưởng, hay một người sanh ở giai cấp (hạ tiện) nghe pháp ấy, sau khi nghe pháp, người ấy sanh lòng tín ngưỡng Như Lai. Khi có lòng tín ngưỡng ấy, người ấy suy nghĩ: "Ðời sống gia đình đầy những triền phược, con đường đầy những bụi đời. Ðời sống xuất gia phóng khoáng như hư không. Thật không dễ gì cho một người sống ở gia đình có thể sống theo Phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ, hoàn toàn thanh tịnh, trắng bạch như vỏ ốc.

Vậy ta nên cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình". Một thời gian sau, người ấy bỏ tài sản nhỏ, hay bỏ tài sản lớn, bỏ bà con quyến thuộc nhỏ, hay bỏ bà con quyến thuộc lớn, cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, và xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình.

Vị ấy xuất gia như vậy, hành trì các học giới và hạnh sống các Tỷ-kheo, từ bỏ sát sanh, tránh xa sát sanh, bỏ trượng, bỏ kiếm, biết xấu hổ, sợ hãi, có lòng từ, sống thương xót đến hạnh phúc tất cả chúng sanh và loài hữu tình.

Vị ấy từ bỏ lấy của không cho, tránh xa lấy của không cho, chỉ mong những vật đã cho, tự sống thanh tịnh, không có trộm cướp. Vị ấy từ bỏ đời sống không Phạm hạnh, sống theo Phạm hạnh, sống đời sống viễn ly, tránh xa dâm dục hạ liệt.

Vị ấy từ bỏ nói láo, nói những lời chân thật, liên hệ đến sự thật, chắc chắn, đáng tin cậy, không lường gạt đời. Vị ấy từ bỏ nói hai lưỡi, tránh xa nói hai lưỡi, nghe điều gì ở chỗ này, không đến chỗ kia nói để sanh chia rẽ ở những người này; nghe điều gì ở chỗ kia, không đi nói với những người này để sanh chuyện chia rẽ ở những người kia.

Như vậy, vị ấy sống hòa hợp những kẻ ly gián, khuyến khích những kẻ hòa hợp, hoan hỷ trong hòa hợp, thích thú trong hòa hợp, hân hoan trong hòa hợp, nói những lời đưa đến hòa hợp.

Vị ấy từ bỏ nói độc ác, tránh xa lời nói độc ác, nói những lời nói dịu hiền, đẹp tai, dễ thương, thông cảm đến tâm, tao nhã, đẹp lòng nhiều người; vị ấy nói những lời nói như vậy. Vị ấy từ bỏ lời nói phù phiếm, tránh xa lời nói phù phiếm, nói đúng thời, nói chân thật, nói có ý nghĩa, nói pháp, nói luật, nói những lời đáng được gìn giữ, những lời hợp thời, hợp lý có mạch lạc hệ thống, có ích lợi.

Vị ấy từ bỏ không làm hại đến các hạt giống và các loại cây cỏ, dùng một ngày một bữa, không ăn ban đêm; từ bỏ các món ăn phi thời; từ bỏ không đi xem múa, hát, nhạc, các cuộc trình diễn; từ bỏ không dùng vòng hoa, hương liệu, dầu thoa, trang sức, và các thời trang; từ bỏ không dùng giường cao và giường lớn;

từ bỏ không nhận vàng và bạc; từ bỏ không nhận các hạt sống; từ bỏ không nhận thịt sống, từ bỏ không nhận đàn bà con gái; từ bỏ không nhận nô tỳ gái và trai; từ bỏ không nhận cừu và dê; từ bỏ không nhận gia cầm và heo; từ bỏ không nhận voi, bò, ngựa và ngựa cái;

từ bỏ không nhận ruộng nương đất đai; từ bỏ không dùng người làm môi giới hoặc tự mình làm môi giới; từ bỏ không buôn bán; từ bỏ các sự gian lận bằng cân, tiền bạc và đo lường; từ bỏ các tà hạnh như hối lộ, gian trá, lừa đảo; từ bỏ không làm thương tổn, sát hại, câu thúc, bức đoạt, trộm cắp, cướp phá.

Vị ấy sống biết đủ, bằng lòng với tấm y để che thân với đồ ăn khất thực để nuôi bụng, đi tại chỗ nào cũng mang theo (y và bình bát). Như con chim bay đến chỗ nào cũng mang theo hai cánh, cũng vậy, Tỷ-kheo bằng lòng với tấm y để che thân, với đồ ăn khất thực để nuôi bụng, đi tại chỗ nào cũng mang theo. Vị ấy thành tựu Thánh giới uẩn này, nội tâm hưởng lạc thọ không khuyết phạm.

Khi mắt thấy sắc, vị ấy không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì, vì con mắt không được chế ngự, khiến tham ái, ưu bi, các ác, bất thiện pháp khởi lên, vị ấy tự chế ngự các nguyên nhân ấy, hộ trì con mắt, thực hành sự hộ trì con mắt. Khi tai nghe tiếng... mũi ngửi hương... lưỡi nếm vị... thân cảm xúc...

ý nhận thức các pháp, vị ấy không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng, những nguyên nhân gì, vì ý căn không được chế ngự, khiến tham ái, ưu bi, các ác bất thiện pháp khởi lên, vị ấy chế ngự nguyên nhân ấy, hộ trì ý căn, thực hành sự hộ trì ý căn. Vị ấy thành tựu Thánh hộ trì các căn này nội tâm hưởng lạc thọ không uế nhiễm.

Vị ấy khi đi tới, khi đi lui đều tỉnh giác; khi nhìn thẳng, khi nhìn quanh đều tỉnh giác; khi co tay, khi duỗi tay đều tỉnh giác; khi mang y kép, bình bát, thượng y đều tỉnh giác; khi ăn, uống, nhai, nuốt đều tỉnh giác; khi đi đại tiện, tiểu tiện đều tỉnh giác; khi đi, đứng, ngồi, nằm, thức, nói, yên lặng đều tỉnh giác.

Vị ấy thành tựu Thánh giới uẩn này, thành tựu Thánh hộ trì các căn này, thành tựu Thánh chánh niệm tỉnh giác này, lựa một trú xứ thanh vắng, như khu rừng, gốc cây, khe núi, hang đá, bãi tha ma, lùm cây ngoài trời, đống rơm.

Sau khi ăn xong và đi khất thực trở về, vị ấy ngồi kiết-già, lưng thẳng tại chỗ nói trên, và an trú chánh niệm trước mặt. Vị ấy từ bỏ dục tham ở đời, sống với tâm thoát ly dục tham, gột rửa tâm hết dục tham. Từ bỏ sân hận, vị ấy sống với tâm không sân hận, lòng từ mẫn thương xót tất cả chúng sanh hữu tình, gột rửa tâm hết sân hận.

Từ bỏ hôn trầm thụy miên, vị ấy sống thoát ly hôn trầm thụy miên, với tâm tưởng hướng về ánh sáng chánh niệm tỉnh giác, gột rửa tâm hết hôn trầm thụy miên. Từ bỏ trạo cử, hối quá, vị ấy sống không trạo cử, nội tâm trầm lặng, gột rửa tâm hết trạo cử, hối quá. Từ bỏ nghi ngờ, vị ấy sống thoát khỏi nghi ngờ, không phân vân lưỡng lự, gột rửa tâm hết nghi ngờ đối với thiện pháp.

Vị ấy sau khi từ bỏ năm triền cái này, các pháp làm tâm cấu uế, làm trí tuệ trở thành yếu ớt, vị ấy ly dục, ly pháp bất thiện, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, với tầm với tứ.

Ðây là pháp, này Udāyi, cao thượng hơn và thù thắng hơn, do nhân duyên chứng đắc pháp này mà Tỷ-kheo sống Phạm hạnh dưới sự chỉ dẫn của Ta.

Lại nữa, này Udāyi, vị ấy diệt tầm và tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tĩnh nhất tâm.

Ðây là pháp, này Udāyi, cao thượng hơn và thù thắng hơn, do nhân duyên chứng đắc pháp này mà Tỷ-kheo sống Phạm hạnh dưới sự chỉ dẫn của Ta.

Lại nữa, này Udāyi, vị ấy ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và an trú Thiền thứ ba.

Ðây là pháp, này Udāyi, cao thượng hơn và thù thắng hơn, do nhân duyên chứng đắc pháp này mà Tỷ-kheo sống Phạm hạnh dưới sự chỉ dẫn của Ta.

Lại nữa, này Udāyi, vị ấy xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh.

Ðây là pháp, này Udāyi, cao thượng hơn và thù thắng hơn, do nhân duyên chứng đắc pháp này mà Tỷ-kheo sống Phạm hạnh dưới sự chỉ dẫn của Ta.

Với tâm định tĩnh, thanh tịnh, trong sáng không cấu uế, với các phiền não được đoạn trừ, nhu nhuyễn, dễ sử dụng, vững chắc, bất động như vậy, vị ấy hướng tâm đến túc mạng trí. Vị ấy nhớ nhiều đời ở quá khứ, như một đời, hai đời... nhớ đến nhiều đời sống ở quá khứ, với các nét đại cương và các chi tiết.

Ðây là pháp, này Udāyi, cao thượng hơn và thù thắng hơn, do nhơn duyên chứng đắc pháp ấy, Tỷ-kheo sống Phạm hạnh dưới sự chỉ dẫn của Ta.

Với tâm định tĩnh, thanh tịnh, trong sáng, không cấu uế, với các phiền não được đoạn trừ, nhu nhuyễn, dễ sử dụng, vững chắc, bất động như vậy, vị ấy hướng tâm đến sanh tử trí của chúng sanh. Vị ấy với thiên nhãn thanh tịnh, siêu nhân, thấy rõ sự sống và chết của chúng sanh. Vị ấy biết rõ rằng chúng sanh người hạ liệt kẻ cao sang, người đẹp đẽ kẻ thô xấu, người may mắn kẻ bất hạnh đều do hạnh nghiệp của họ.

Ðây là pháp, này Udāyi, cao thượng hơn và thù thắng hơn, do nhơn duyên chứng đắc pháp này, vị Tỷ-kheo sống Phạm hạnh dưới sự chỉ dẫn của Ta.

Với tâm định tĩnh, thanh tịnh, trong sáng, không cấu uế, với các phiền não được đoạn trừ, dễ sử dụng, nhu nhuyến, vững chắc, bất động như vậy, vị Tỷ-kheo hướng tâm đến lậu tận trí. Vị ấy như thật biết: "Ðây là Khổ"... "Ðây là Khổ tập"... "Ðây là Khổ diệt"... "Ðây là con Ðường đưa đến khổ diệt".

Vị ấy như thật biết: "Ðâu là những lậu hoặc"... "Ðây là nguyên nhân của lậu hoặc"... "Ðây là sự diệt trừ các lậu hoặc". Vị ấy như thật biết: "Ðây là con đường đưa đến sự diệt trừ các lậu hoặc".

Nhờ hiểu biết như vậy, thấy như vậy, tâm vị ấy thoát khỏi dục lậu, thoát khỏi hữu lậu, thoát khỏi vô minh lậu. Ðối với tự thân được giải thoát như vậy, vị ấy khởi lên sự hiểu biết: "Ta đã giải thoát". Vị ấy biết: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, việc cần làm đã làm, sau đời hiện tại không có đời sống nào khác nữa".

Ðây là pháp, này Udāyi, cao thượng hơn, thù thắng hơn, do nhân duyên chứng đắc pháp này, các Tỷ-kheo sống Phạm hạnh dưới sự chỉ dẫn của Ta.

Ðây là những pháp, này Udāyi, cao thượng hơn, thù thắng hơn, do nhơn duyên chứng đắc những pháp này, các Tỷ-kheo sống Phạm hạnh dưới sự chỉ dẫn của Ta.

Khi nghe nói vậy, du sĩ Sakuludāyi bạch Thế Tôn:

-- Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn! Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn! Như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho những người bị lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc; cũng vậy, Chánh pháp đã được Thế Tôn dùng nhiều phương tiện trình bày giải thích.

Con xin quy y Thế Tôn, quy y Pháp và quy y Tỷ-kheo Tăng. Bạch Thế Tôn, mong Thế Tôn cho con xuất gia, dưới sự chỉ dẫn Thế Tôn, mong Thế Tôn cho con thọ đại giới.

Khi được nghe nói vậy, chúng du sĩ của Sakuludāyi nói với du sĩ Sakuludāyi:

-- Tôn giả Udāyi, chớ có sống Phạm hạnh dưới sự chỉ dẫn của Sa-môn Gotama. Tôn giả Udāyi, đã là bậc Ðạo sư, nay chớ có sống làm đệ tử. Như một ghè nước tốt, nay bị thủng lỗ bị chảy nước; hành động của Tôn giả Udāyi cũng sẽ như vậy. Tôn giả Udāyi, chớ có sống Phạm hạnh dưới sự chỉ dẫn của Sa-môn Gotama! Tôn giả Udāyi đã là bậc Ðạo sư, nay chớ có sống làm đệ tử.

Như vậy, chính chúng du sĩ của Sakuludāyi đã làm một chướng ngại pháp cho du sĩ Sakuludāyi sống Phạm hạnh dưới sự chỉ dẫn của Thế Tôn.


79. The Shorter Discourse to Sakuludāyin

Translated by: Bhikkhu Ñāṇamoli & Bhikkhu Bodhi

1. THUS HAVE I HEARD. On one occasion the Blessed One was living at Rājagaha in the Bamboo Grove, the Squirrels’ Sanctuary. Now on that occasion the wanderer Sakuludāyin was staying in the Peacocks’ Sanctuary, the wanderers’ park, with a large assembly of wanderers.

2. Then, when it was morning, the Blessed One dressed, and taking his bowl and outer robe, went to Rājagaha for alms. Then he thought: “It is still too early to wander for alms in Rājagaha. Suppose I went to the wanderer Sakuludāyin in the Peacocks’ Sanctuary, the wanderers’ park.”

3–4. Then the Blessed One went to the Peacocks’ Sanctuary, the wanderers’ park. Now on that occasion the wanderer Sakuludāyin was seated with a large assembly of wanderers who were making an uproar… (as Sutta 77, §§4–5) [30]…









“For what discussion are you sitting together here now, Udāyin? And what was your discussion that was interrupted?”

5. “Venerable sir, let be the discussion for which we are now sitting together here. The Blessed One can well hear about it later. Venerable sir, when I do not come to this assembly, then it sits talking many kinds of pointless talk.

But when I have come to this assembly, then it sits looking up to me, thinking: ‘We shall hear the Dhamma that the recluse Udāyin will expound to us.’ However, when [31] the Blessed One comes, then both I and this assembly sit looking up to the Blessed One, thinking: ‘We shall hear the Dhamma that the Blessed one will expound to us.’”

6. “Then, Udāyin, suggest something that I should speak about.”

“Venerable sir, in recent days there was one claiming to be omniscient and all-seeing, to have complete knowledge and vision thus: ‘Whether I am walking or standing or sleeping or awake, knowledge and vision are continuously and uninterruptedly present to me.’ When I asked him a question about the past, he prevaricated, led the talk aside, and showed anger, hate, and bitterness.

Then rapture regarding the Blessed One arose in me thus: ‘Ah, surely it is the Blessed One, surely it is the Sublime One who is skilled in these things.’”

“But, Udāyin, who was it that claimed to be omniscient and all- seeing… yet when asked a question by you about the past, prevaricated, led the talk aside, and showed anger, hate, and bitterness?”

“It was the Nigaṇṭha Nātaputta, venerable sir.”

7. “Udāyin, if someone should recollect his manifold past lives, that is, one birth, two births… thus, with their aspects and particulars, should he recollect his manifold past lives, then either he might ask me a question about the past or I might ask him a question about the past, and he might satisfy my mind with his answer to my question or I might satisfy his mind with my answer to his question.

If someone with the divine eye, which is purified and surpasses the human, should see beings passing away and reappearing, inferior and superior, fair and ugly, fortunate and unfortunate… and understand how beings pass on according to their actions,

then either he might ask me a question about the future [32] or I might ask him a question about the future, and he might satisfy my mind with his answer to my question or I might satisfy his mind with my answer to his question.

But let be the past, Udāyin, let be the future. I shall teach you the Dhamma: When this exists, that comes to be; with the arising of this, that arises. When this does not exist, that does not come to be; with the cessation of this, that ceases.”782

8. “Venerable sir, I cannot even recollect with their aspects and particulars all that I have experienced within this present existence, so how should I recollect my manifold past lives, that is, one birth, two births… with their aspects and particulars, as the Blessed One does?

And I cannot now even see a mud-goblin, so how should I with the divine eye, which is purified and surpasses the human, see beings passing away and reappearing, inferior and superior, fair and ugly, fortunate and unfortunate… and understand how beings pass on according to their actions, as the Blessed One does?

But, venerable sir, when the Blessed One told me: ‘But let be the past, Udāyin, let be the future. I shall teach you the Dhamma: When this exists, that comes to be; with the arising of this, that arises. When this does not exist, that does not come to be; with the cessation of this, that ceases’ — that is even more unclear to me. Perhaps, venerable sir, I might satisfy the Blessed One’s mind by answering a question about our own teachers’ doctrine.”

9. “Well, Udāyin, what is taught in your own teachers’ doctrine?”

“Venerable sir, it is taught that in our own teachers’ doctrine: ‘This is the perfect splendour, this is the perfect splendour!’”

“But, Udāyin, since it is taught in your own teachers’ doctrine: ‘This is the perfect splendour, this is the perfect splendour!’ — what is that perfect splendour?”

“Venerable sir, that splendour is the perfect splendour which is unsurpassed by any other splendour higher or more sublime.”

“But, Udāyin, what is that splendour which is unsurpassed by any other splendour higher or more sublime?” [33]

“Venerable sir, that splendour is the perfect splendour which is unsurpassed by any other splendour higher or more sublime.”

10. “Udāyin, you might continue for a long time in this way. You say: ‘Venerable sir, that splendour is the perfect splendour which is unsurpassed by any other splendour higher or more sublime,’ yet you do not indicate what that splendour is.

Suppose a man were to say: ‘I am in love with the most beautiful girl in this country.’ Then they would ask him: ‘Good man, that most beautiful girl in this country with whom you are in love — do you know whether she is from the noble class or the brahmin class or the merchant class or the worker class?’ and he would reply: ‘No.’

Then they would ask him: ‘Good man, that most beautiful girl in this country with whom you are in love — do you know her name and clan?… Whether she is tall or short or of middle height?… Whether she is dark or brown or golden-skinned?… What village or town or city she lives in?’ and he would reply: ‘No.’

And then they would ask him: ‘Good man, do you then love a girl you have never known or seen?’ and he would reply: ‘Yes.’ What do you think, Udāyin, that being so, would not that man’s talk amount to nonsense?”

“Surely, venerable sir, that being so, that man’s talk would amount to nonsense.”

“But in the same way, Udāyin, you say thus: ‘That splendour is the perfect splendour which is unsurpassed by any other splendour higher or more sublime,’ yet you do not indicate what that splendour is.”

11. “Venerable sir, just as a beautiful beryl gem of purest water, eight-faceted, well cut, lying on red brocade, glows, radiates, and shines, of such splendour is the self [surviving] unimpaired after death.”783

12. “What do you think, Udāyin? This beautiful beryl gem of purest water, eight-faceted, well cut, lying on red brocade, [34] which glows, radiates, and shines, or a glowworm in the thick darkness of the night — of these two, which gives off the splendour that is more excellent and sublime?”

— “The glowworm in the thick darkness of the night, venerable sir.”

13. “What do you think, Udāyin? This glowworm in the thick darkness of the night or an oil-lamp in the thick darkness of the night — of these two, which gives off the splendour that is more excellent and sublime?”

— “The oil-lamp, venerable sir.”

14. “What do you think, Udāyin? This oil-lamp in the thick darkness of the night or a great bonfire in the thick darkness of the night — of these two, which gives off the splendour that is more excellent and sublime?”

— “The great bonfire, venerable sir.”

15. “What do you think, Udāyin? This great bonfire in the thick darkness of the night or the morning star towards dawn in a clear cloudless sky — of these two, which gives off the splendour that is more excellent and sublime?”

— “The morning star towards dawn in a clear cloudless sky, venerable sir.”

16. “What do you think, Udāyin? The morning star towards dawn in a clear cloudless sky or the full moon at midnight in a clear cloudless sky on the Uposatha day of the fifteenth — of these two, which gives off the splendour that is more excellent and sublime?”

— “The full moon at midnight in a clear cloudless sky on the Uposatha day of the fifteenth, venerable sir.” [35]

17. “What do you think, Udāyin? The full moon at midnight in a clear cloudless sky on the Uposatha day of the fifteenth, or the full disk of the sun at midday in a clear cloudless sky in autumn in the last month of the rainy season — of these two, which gives off the splendour that is more excellent and sublime?”

— “The full disk of the sun at midday in a clear cloudless sky in autumn in the last month of the rainy season, venerable sir.”

18. “Beyond this, Udāyin, I know of very many gods [whose splendour] the radiance of the sun and moon does not match, yet I do not say that there is no other splendour higher or more sublime than that splendour. But you, Udāyin, say of that splendour which is lower and meaner than a glowworm’s: ‘This is the perfect splendour,’ yet you do not indicate what that splendour is.”

19. “The Blessed One has terminated the discussion; the Sublime One has terminated the discussion.”

“But, Udāyin, why do you say that?”

“Venerable sir, it is taught in our own teachers’ doctrine: ‘This is the perfect splendour, this is the perfect splendour.’ But on being pressed and questioned and cross-questioned about our own teachers’ doctrine by the Blessed One, we are found empty, hollow, and mistaken.”

20. “How is it, Udāyin, is there an exclusively pleasant world? Is there a practical way to realise an exclusively pleasant world?”

“Venerable sir, it is taught in our own teachers’ doctrine: ‘There is an exclusively pleasant world; there is a practical way to realise an exclusively pleasant world.’”

21. “But, Udāyin, what is that practical way to realise an exclusively pleasant world?”

“Here, venerable sir, abandoning the killing of living beings, someone abstains from killing living beings; abandoning the taking of what is not given, he abstains from taking what is not given; abandoning misconduct in sensual pleasures, he abstains from misconduct in sensual pleasures; [36] abandoning false speech, he abstains from false speech; or else he undertakes and practises some kind of asceticism. This is the practical way to realise an exclusively pleasant world.”

22. “What do you think, Udāyin? On an occasion when he abandons the killing of living beings and abstains from killing living beings, does his self then feel only pleasure or both pleasure and pain?”

“Both pleasure and pain, venerable sir.”

“What do you think, Udāyin? On an occasion when he abandons the taking of what is not given and abstains from taking what is not given…



when he abandons misconduct in sensual pleasures and abstains from misconduct in sensual pleasures…



when he abandons false speech and abstains from false speech, does his self then feel only pleasure or both pleasure and pain?”

“Both pleasure and pain, venerable sir.”

“What do you think, Udāyin? On an occasion when he undertakes and practises some kind of asceticism, does his self then feel only pleasure or both pleasure and pain?”

“Both pleasure and pain, venerable sir.”

“What do you think, Udāyin? Does the realisation of an exclusively pleasant world come about by following a way of mixed pleasure and pain?”

23. “The Blessed One has terminated the discussion; the Sublime One has terminated the discussion.”

“But, Udāyin, why do you say that?”

“Venerable sir, it is taught in our own teachers’ doctrine: ‘There is an exclusively pleasant world; there is a practical way to realise an exclusively pleasant world.’ But on being pressed and questioned and cross-questioned about our own teachers’ doctrine by the Blessed One, we are found empty, hollow, and mistaken. But how is it, venerable sir, is there an exclusively pleasant world? Is there a practical way to realise an exclusively pleasant world?” [37]

24. “There is an exclusively pleasant world, Udāyin; there is a practical way to realise an exclusively pleasant world.”

“Venerable sir, what is that practical way to realise an exclusively pleasant world?”

25. “Here, Udāyin, quite secluded from sensual pleasures, secluded from unwholesome states, a bhikkhu enters upon and abides in the first jhāna… With the stilling of applied and sustained thought, he enters upon and abides in the second jhāna… in the third jhāna… This is the practical way to realise an exclusively pleasant world.”

“Venerable sir, that is not the practical way to realise an exclusively pleasant world; at that point an exclusively pleasant world has already been realised.”

“Udāyin, at that point an exclusively pleasant world has not yet been realised; that is only the practical way to realise an exclusively pleasant world.”

26. When this was said, the wanderer Sakuludāyin’s assembly made an uproar, saying very loudly and noisily:

“We are lost along with our own teachers’ doctrines! We are lost along with our own teachers’ doctrines! We know nothing higher than that!”784

Then the wanderer Sakuludāyin quieted those wanderers and asked the Blessed One:

27. “Venerable sir, at what point is an exclusively pleasant world realised?”

“Here, Udāyin, with the abandoning of pleasure and pain, and with the previous disappearance of joy and grief, a bhikkhu enters upon and abides in the fourth jhāna, which has neither-pain-nor-pleasure and purity of mindfulness due to equanimity. He dwells with those deities who have arisen in an entirely pleasant world and he talks with them and enters into conversation with them.785 It is at this point that an exclusively pleasant world has been realised.”

28. “Venerable sir, surely it is for the sake of realising that exclusively pleasant world that bhikkhus lead the holy life under the Blessed One.”

“It is not for the sake of realising that exclusively pleasant world that bhikkhus lead the holy life under me.

There are other states, Udāyin, higher and more sublime [than that] and it is for the sake of realising them that bhikkhus lead the holy life under me.” [38]

“What are those higher and more sublime states, venerable sir, for the sake of realising which bhikkhus lead the holy life under the Blessed One?”

29–36. “Here, Udāyin, a Tathāgata appears in the world, accomplished, fully enlightened… (as Sutta 51, §§12–19)… he purifies his mind from doubt.






































37. “Having thus abandoned these five hindrances, imperfections of the mind that weaken wisdom, quite secluded from sensual pleasures, secluded from unwholesome states, a bhikkhu enters upon and abides in the first jhāna…

This, Udāyin, is a higher and more sublime state for the sake of realising which bhikkhus lead the holy life under me.

38–40. “Again, with the stilling of applied and sustained thought, a bhikkhu enters upon and abides in the second jhāna…



the third jhāna…



the fourth jhāna.

This too, Udāyin, is a higher and more sublime state for the sake of realising which bhikkhus lead the holy life under me.

41. “When his concentrated mind is thus purified, bright, unblemished, rid of imperfection, malleable, wieldy, steady, and attained to imperturbability, he directs it to knowledge of the recollection of past lives. He recollects his manifold past lives, that is, one birth, two births… (as Sutta 51, §24)… Thus with their aspects and particulars he recollects his manifold past lives.

This too, Udāyin, is a higher and more sublime state for the sake of realising which bhikkhus lead the holy life under me.

42. “When his concentrated mind is thus purified, bright, unblemished, rid of imperfection, malleable, wieldy, steady, and attained to imperturbability, he directs it to knowledge of the passing away and reappearance of beings… (as Sutta 51, §25)… Thus with the divine eye, which is purified and surpasses the human, he sees beings passing away and reappearing, inferior and superior, fair and ugly, fortunate and unfortunate, and he understands how beings pass on according to their actions.

This too, Udāyin, is a higher and more sublime state for the sake of realising which bhikkhus lead the holy life under me.

43. “When his concentrated mind is thus purified, bright, unblemished, rid of imperfection, malleable, wieldy, steady, and attained to imperturbability, he directs it to knowledge of the destruction of the taints. He understands as it actually is: ‘This is suffering’… (as Sutta 51, §26) [39]…

He understands as it actually is: ‘This is the way leading to the cessation of the taints.’

44. “When he knows and sees thus, his mind is liberated from the taint of sensual desire, from the taint of being, and from the taint of ignorance. When it is liberated there comes the knowledge: ‘It is liberated.’ He understands: ‘Birth is destroyed, the holy life has been lived, what had to be done has been done, there is no more coming to any state of being.’

This too, Udāyin, is a higher and more sublime state for the sake of realising which bhikkhus lead the holy life under me.

“These, Udāyin, are those higher and more sublime states for the sake of realising which bhikkhus lead the holy life under me.”

45. When this was said, the wanderer Sakuludāyin said to the Blessed One:

“Magnificent, venerable sir! Magnificent, venerable sir! The Blessed One has made the Dhamma clear in many ways, as though he were turning upright what had been overthrown, revealing what was hidden, showing the way to one who was lost, or holding up a lamp in the dark for those with eyesight to see forms.

I go to the Blessed One for refuge and to the Dhamma and to the Sangha of bhikkhus. I would receive the going forth under the Blessed One, venerable sir, I would receive the full admission.”

46. When this was said, the wanderer Sakuludāyin’s assembly addressed him thus:

“Do not lead the holy life under the recluse Gotama, Master Udāyin. Having been a teacher, Master Udāyin, do not live as a pupil. For Master Udāyin to do so would be as if a water jug were to become a pitcher. Do not lead the holy life under the recluse Gotama, Master Udāyin. Having been a teacher, Master Udāyin, do not live as a pupil.”

That is how the wanderer Sakuludāyin’s assembly obstructed him from leading the holy life under the Blessed One.786





Close
Close