Quay lại bản Việt dịch

Font chữ:
Font chữ:

78. Kinh Samaṇamaṇḍika

Dịch giả: Thích Minh Châu

Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn trú ở Sāvatthī (Xá-vệ), Jetavana (Kỳ Viên), tại tinh xá Anāthapiṇḍika (Cấp Cô Ðộc). Lúc bấy giờ du sĩ Uggāhamāna, con của Samaṇamaṇḍika, trú ở tinh xá của Mallikā tại Ekasalaka, có hàng cây tinduka bao quanh, được xây dựng để tranh luận cùng với đại chúng du sĩ khoảng ba trăm vị.

Rồi thợ mộc Pañcakanga vào buổi sáng sớm, đi ra khỏi Sāvatthī để yết kiến Thế Tôn. Thợ mộc Pañcakanga suy nghĩ: "Nay không phải thời để yết kiến Thế Tôn, Thế Tôn đang an tịnh Thiền tọa; cũng không phải thời để yết kiến các vị Tỷ-kheo đang tu dưỡng tâm ý, các vị Tỷ-kheo đang an tịnh Thiền tọa.

Ta hãy đi đến tinh xá của Mallikā, tại Ekasalaka, có hàng cây tinduka bao quanh, được xây dựng để tranh luận, đi đến du sĩ Uggāhamāna, con của Samaṇamaṇḍika". Rồi thợ mộc Pañcakanga đi đến tinh xá của Mallikā, tại Ekasalaka, có hàng cây tinduka bao quanh, được xây dựng để tranh luận.

Lúc bấy giờ du sĩ Uggāhamāna, con của Samaṇamaṇḍika đang ngồi với đại chúng du sĩ, đang lớn tiếng, cao tiếng, to tiếng, bàn luận nhiều vấn đề phù phiếm như vương luận, tặc luận, đại thần luận, binh luận, bố uý luận, chiến đấu luận, thực luận, ẩm luận, y luận, sàng luận, hoa man luận, hương liệu luận, thân tộc luận, xa thừa luận, thôn luận, trấn luận, thị luận, quốc độ luận, phụ nữ luận, anh hùng luận, câu chuyện bên lề đường, câu chuyện tại chỗ lấy nước, câu chuyện về người đã chết, tạp thoại luận, thế giới luận, hải dương luận, hiện hữu, vô biên hữu luận.

Du sĩ Uggāhamāna, con của Samaṇamaṇḍika thấy thợ mộc Pañcakanga từ xa đi đến, thấy vậy liền khuyến cáo chúng của mình:

--- Các Tôn giả hãy nhỏ tiếng! Các Tôn giả hãy lặng tiếng! Nay thợ mộc Pañcakanga, đệ tử của Sa-môn Gotama đang đến. Khi nào các đệ tử gia chủ mặc áo trắng của Sa-môn Gotama trú ở Savatthi, thời thợ mộc Pañcakanga là một trong những vị ấy.

Các vị Tôn giả ấy ưa mến an tịnh, được tu tập về an tịnh, tán thán an tịnh, nếu biết chúng này an tịnh, có thể ghé tại đây. Rồi các du sĩ ấy đều im lặng.

Thợ mộc Pañcakanga đi đến du sĩ Uggāhamāna, con của Samaṇamaṇḍika; sau khi đến, nói lên những lời chào đón hỏi thăm với du sĩ Uggāhamāna, con của Samaṇamaṇḍika; sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, liền ngồi xuống một bên. Du sĩ Uggāhamāna nói với thợ mộc Pañcakanga đang ngồi một bên:

--- Này Thợ mộc, ta chủ trương rằng một người thành tựu bốn pháp, người ấy sẽ được thiện cụ túc, thiện tối thắng, là bậc Sa-môn thành đạt tối thượng, vô năng thắng.

Thế nào là bốn? Ở đây, này Thợ mộc, không làm ác nghiệp về thân, không nói lời ác, không tư duy ác tư duy, không sinh sống (bằng) nếp sống ác. Này Thợ mộc, ta chủ trương rằng một người nào thành tựu bốn pháp này, người ấy sẽ được thiện cụ túc, thiện tối thắng, là Sa-môn thành đạt tối thượng, vô năng thắng.

Rồi thợ mộc Pañcakanga không hoan hỷ, không kích bác lời nói của du sĩ Uggāhamāna, con của Samaṇamaṇḍika; không hoan hỷ, không kích bác, từ chỗ ngồi đứng dậy ra đi, với ý nghĩ: "Từ Thế Tôn, ta sẽ biết ý nghĩa lời nói này".

Rồi thợ mộc Pañcakanga đến chỗ Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, thợ mộc Pañcakanga thưa lại với Thế Tôn tất cả câu chuyện giữa mình với du sĩ Uggāhamāna, con của Samaṇamaṇḍika. Khi nghe nói vậy, Thế Tôn nói với thợ mộc Pañcakanga:

--- Nếu sự tình là như vậy thời một đứa con nít còn bé nhỏ, vô trí, nằm ngửa sẽ được thiện cụ túc, thiện tối thắng, là bậc Sa-môn, thành đạt tối thượng, là bậc vô năng thắng đúng như lời du sĩ Uggāhamāna, con của Samaṇamaṇḍika.

Này Thợ mộc, đối với đứa con nít nhỏ bé, vô trí, nằm ngửa, không có nghĩ: "Ðây là thân", từ đâu nó có thể làm ác nghiệp về thân, trừ ra chỉ biết quơ tay quơ chân? Này Thợ mộc, đối với đứa con nít, nhỏ bé, vô trí, nằm ngửa, không có nghĩ: "Ðây là lời nói", từ đâu nó có thể làm ác nghiệp về lời nói, trừ ra chỉ biết khóc? Này Thợ mộc, đối với đứa con nít, nhỏ bé, vô trí, nằm ngửa, không có nghĩ: "Ðây là tư duy", từ đâu nó có thể tư duy ác tư duy, trừ ra chỉ biết bập bẹ? Này Thợ mộc, đối với đứa con nít, nhỏ bé, vô trí, nằm ngửa, không có nghĩ: "Ðây là nghề sinh sống", từ đâu nó có thể sinh sống bằng nếp sống ác, trừ ra chỉ biết bú sữa mẹ?

Nếu sự tình là vậy này Thợ mộc, thời một đứa con nít còn bé nhỏ, vô trí, nằm ngửa, sẽ được thiện cụ thúc, thiện tối thắng, là bậc Sa-môn thành đạt tối thượng, vô năng thắng, đúng như lời du sĩ Uggāhamāna, con của Samaṇamaṇḍika.

Này Thợ mộc, Ta chủ trương rằng một người thành tựu bốn pháp, người ấy sẽ không được thiện cụ túc, thiện tối thắng, không là bậc Sa-môn thành đạt tối thượng, vô năng thắng, và như vậy để xác chứng đứa con nít bé nhỏ, vô trí, nằm ngửa này.

Thế nào là bốn? Ở đây, này Thợ mộc, không làm ác nghiệp về thân, không nói lời ác ngữ, không tư duy ác tư duy, không sinh sống (bằng) nếp sống ác. Này Thợ mộc, Ta chủ trương rằng một người thành tựu bốn pháp này, người ấy sẽ không được thiện cụ túc, thiện tối thắng, không là bậc Sa-môn thành đạt tối thượng, vô năng thắng.

Này thợ mộc, Ta chủ trương rằng một người thành tựu mười pháp, người ấy sẽ được thiện cụ túc, thiện tối thắng, là bậc Sa-môn thành đạt tối thượng, vô năng thắng.

Ta nói rằng, những pháp này, này Thợ mộc, cần phải được người ấy hiểu là những bất thiện giới, Ta nói rằng, này Thợ mộc, những bất thiện giới cần phải được người ấy hiểu là từ đây sanh (itosamutthana). Ta nói rằng, này Thợ mộc, ở đây cần phải được người ấy hiểu là những bất thiện giới được diệt trừ không có dư tàn. Ta nói rằng, này Thợ mộc, cần phải được người ấy hiểu là thực hành như vậy là sự thực hành đưa đến diệt trừ các bất thiện giới.

Ta nói rằng, này Thợ mộc, những pháp này cần phải được người ấy hiểu là những thiện giới. Ta nói rằng, này Thợ mộc, những thiện giới cần phải được người ấy hiểu là từ đây sanh. Ta nói rằng, này Thợ mộc, ở đây, cần phải được người ấy hiểu là những thiện giới được diệt trừ không có dư tàn. Ta nói rằng, này Thợ mộc, cần phải được người ấy hiểu là thực hành như vậy là sự thực hành đưa đến diệt trừ các thiện giới.

Ta nói rằng, này Thợ mộc, những (pháp) này cần phải được người ấy hiểu là những bất thiện tư duy. Ta nói rằng, này Thợ mộc, cần phải được người ấy hiểu là những bất thiện tư duy từ nơi đây sanh. Ta nói rằng, này Thợ mộc, ở đây, cần phải được người ấy hiểu các bất thiện tư duy được diệt trừ không có dư tàn. Ta nói rằng, này Thợ mộc, cần phải được người ấy hiểu là thực hành như vậy là sự thực hành đưa đến diệt trừ các bất thiện tư duy.

Ta nói rằng, này Thợ mộc, những pháp này cần phải được người ấy hiểu là những thiện tư duy. Ta nói rằng, này Thợ mộc, cần phải được người ấy hiểu là những thiện tư duy từ nơi đây sanh. Ta nói rằng, này Thợ mộc, ở đây, cần phải được người ấy hiểu là các thiện tư duy được trừ diệt không có dư tàn. Ta nói rằng, này Thợ mộc, cần phải được người ấy hiểu là thực hành như vậy là sự thực hành đưa đến diệt trừ các thiện tư duy.

Và này Thợ mộc, thế nào là bất thiện giới? Thân nghiệp bất thiện, khẩu nghiệp bất thiện, nếp sống ác. Những pháp này, này Thợ mộc, được gọi là bất thiện giới.

Và này Thợ mộc, những bất thiện giới này sanh khởi như thế nào? Sự sanh khởi của chúng cũng được nói đến, cần phải trả lời từ tâm sanh khởi. Thế nào là tâm? Tâm có nhiều loại, đa chủng, sai biệt. Tâm có tham, có sân, có si, từ đây những bất thiện giới sanh khởi.

Và này Thợ mộc, những bất thiện giới này từ đâu được trừ diệt, không có dư tàn? Sự trừ diệt của chúng cũng được nói đến. Ở đây, này Thợ mộc, một Tỷ-kheo, sau khi đoạn trừ thân ác hạnh, tu tập thân thiện hạnh; sau khi đoạn trừ khẩu ác hạnh, tu tập khẩu thiện hạnh; sau khi đoạn trừ ý ác hạnh, tu tập ý thiện hạnh; sau khi đoạn trừ nếp sống ác sinh sống với nếp sống chánh. Ở đây, những bất thiện giới ấy được trừ diệt không có tàn dư.

Thực hành như thế nào, này Thợ mộc, là sự thực hành đưa đến diệt trừ các bất thiện giới? Ở đây, này Thợ mộc, vị Tỷ-kheo khởi lên ý muốn, nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, sách tấn tâm; khiến cho các ác, bất thiện pháp từ trước chưa sanh không được sanh khởi; khởi lên ý muốn nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, sách tấn tâm khiến cho các ác, bất thiện pháp đã sanh được trừ diệt;

khởi lên ý muốn nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, sách tấn tâm khiến cho các thiện pháp chưa sanh nay được sanh khởi;

khởi lên ý muốn nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, sách tấn tâm khiến cho các thiện pháp đã sanh có thể duy trì, không có mơ hồ, được tăng trưởng, được quảng đại, được tu tập, được viên mãn.

Sự thực hành như vậy, này Thợ mộc, là sự thực hành đưa đến diệt trừ các bất thiện giới.

Và này Thợ mộc, thế nào là thiện giới? Thân nghiệp thiện, khẩu nghiệp thiện, nếp sống thanh tịnh mạng; những pháp này, này Thợ mộc, được gọi là thiện giới.

Và này Thợ mộc, những thiện giới này sanh khởi như thế nào? Sự sanh khởi của chúng cũng được nói đến, cần phải trả lời là tự tâm sinh khởi. Thế nào là tâm? Tâm có nhiều loại, đa chủng, sai biệt. Tâm không tham, không sân, không si, từ đây những thiện giới sanh khởi.

Và này Thợ mộc, những thiện giới này từ đâu được trừ diệt, không có dư tàn? Sự trừ diệt của chúng cũng được nói đến. Ở đây, vị Tỷ-kheo có giới hạnh, và không chấp trước giới (silamayo), và vị này như thật tuệ tri tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Ở đây, những thiện giới ấy được trừ diệt, không có dư tàn.

Thực hành như thế nào, này Thợ mộc, là sự thực hành đưa đến trừ diệt các thiện giới? Ở đây, này Thợ mộc, vị Tỷ-kheo khởi lên ý muốn, nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, sách tấn tâm, khiến cho các ác, bất thiện pháp, chưa sanh không được sanh khởi; khiến cho các ác, bất thiện pháp đã sanh được trừ diệt; khiến cho các thiện pháp chưa sanh nay được sanh khởi; khởi lên ý muốn nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, sách tấn tâm, khiến cho các thiện pháp đã sanh có thể duy trì, không có mơ hồ, được tăng trưởng, được quảng đại, được tu tập, được viên mãn. Sự thực hành như vậy là sự thực hành đưa đến diệt trừ các thiện giới.

Và này Thợ mộc, thế nào là bất thiện tư duy? Dục tư duy, sân tư duy, hại tư duy. Pháp này, này Thợ mộc, được gọi là bất thiện tư duy.

Và này Thợ mộc, những bất thiện tư duy này sanh khởi như thế nào? Sự sanh khởi của chúng cũng được nói đến. Cần phải trả lời là từ tưởng sanh khởi. Thế nào là tưởng? Tưởng có nhiều loại, đa chủng, sai biệt: dục tưởng, sân tưởng, hại tưởng, từ đấy những bất thiện tư duy sanh khởi.

Và này Thợ mộc, những bất thiện tư duy này từ đâu được trừ diệt, không có dư tàn? Sự trừ diệt của chúng cũng được nói đến. Ở đây, này Thợ mộc, vị Tỷ-kheo ly dục, ly bất thiện pháp chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, với tầm, với tứ. Ở đây, những bất thiện tư duy được trừ diệt, không có dư tàn.

Và sự thực hành như thế nào, này Thợ mộc, là sự thực hành đưa đến diệt trừ các bất thiện tư duy? Ở đây, vị Tỷ-kheo khởi lên ý muốn nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, sách tấn tâm khiến cho các ác, bất thiện pháp chưa sanh không được sanh khởi... khiến cho các ác, bất thiện pháp đã sanh được trừ diệt; khiến cho các thiện pháp chưa sanh nay được sanh khởi; khởi lên ý muốn nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, sách tấn tâm; khiến cho các thiện pháp đã sanh có thể duy trì, không có mơ hồ, được tăng trưởng, được quảng đại, được tu tập, được viên mãn. Sự thực hành như vậy là sự thực hành đưa đến diệt trừ các bất thiện tư duy.

Này Thợ mộc, thế nào là thiện tư duy? Ly dục tư duy, vô sân tư duy, bất hại tư duy; những pháp này, này Thợ mộc, được gọi là thiện tư duy.

Và này Thợ mộc, những thiện tư duy này sanh khởi như thế nào? Sự sanh khởi của chúng cũng được nói đến. Cần phải trả lời là từ tưởng sanh khởi. Thế nào là tưởng? Tưởng có nhiều loại, đa chủng, sai biệt: ly dục tưởng, vô sân tưởng, bất hại tưởng, từ đấy sanh khởi là những thiện tư duy.

Và này Thợ mộc, những thiện tư duy này từ đâu được diệt, không có dư tàn? Sự trừ diệt của chúng cũng được nói đến. Ở đây, này Thợ mộc, vị Tỷ-kheo diệt tầm và tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tĩnh nhất tâm. Ở đây, những thiện tư duy ấy được trừ diệt không có dư tàn.

Và sự thực hành như thế nào, này Thợ mộc, là sự thực hành đưa đến diệt trừ các thiện tư duy? Ở đây, Tỷ-kheo khởi lên ý muốn nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, sách tấn tâm khiến cho các ác, bất thiện pháp chưa sanh không có sanh khởi... ; khiến cho các ác, bất thiện pháp đã sanh được trừ diệt... ; khiến cho các thiện pháp chưa sanh nay được sanh khởi; khởi lên ý muốn nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, sách tấn tâm, khiến cho các thiện pháp đã sanh, có thể duy trì, không có mơ hồ, được tăng trưởng, được quảng đại, được tu tập, được viên mãn. Sự thực hành như vậy là sự thực hành đưa đến diệt trừ các thiện tư duy.

Và này Thợ mộc, Ta chủ trương rằng một người thành tựu mười pháp này, người ấy được thiện cụ túc, thiện tối thắng, là bậc Sa-môn thành đạt tối thượng, vô năng thắng.

Ở đây, này Thợ mộc, vị Tỷ-kheo thành tựu vô học chánh tri kiến, thành tựu vô học chánh tư duy, thành tựu vô học chánh ngữ, thành tựu vô học chánh nghiệp, thành tựu vô học chánh mạng, thành tựu vô học chánh tinh tấn, thành tựu vô học chánh niệm, thành tựu vô học chánh định, thành tựu vô học chánh trí, thành tựu vô học chánh giải thoát.

Này Thợ mộc, Ta chủ trương rằng một người thành tựu mười pháp này sẽ được thiện cụ túc, thiện tối thắng, là bậc Sa-môn thành đạt tối thượng, vô năng thắng.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Thợ mộc Pañcakanga hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.


78. Samaṇamaṇḍikāputta

Translated by: Bhikkhu Ñāṇamoli & Bhikkhu Bodhi

1. THUS HAVE I HEARD. On one occasion the Blessed One was living at Sāvatthī in Jeta’s Grove, Anāthapiṇḍika’s Park. Now on that occasion the wanderer Uggāhamāna Samaṇamaṇḍikāputta was staying in Mallikā’s Park, the single-halled Tinduka plantation for philosophical debates,771 [23] together with a large following of wanderers, with as many as three hundred wanderers.

2. The carpenter Pañcakanga went out from Sāvatthī at midday in order to see the Blessed One. Then he thought: “It is not the right time to see the Blessed One; he is still in retreat. And it is not the right time to see bhikkhus worthy of esteem; they are still in retreat.

Suppose I went to Mallikā’s Park, to the wanderer Uggāhamāna Samaṇamaṇḍikāputta?” And he went to Mallikā’s Park.

3. Now on that occasion the wanderer Uggāhamāna was seated with a large assembly of wanderers who were making an uproar, loudly and noisily talking many kinds of pointless talk, such as talk of kings… (as Sutta 76, §4)… whether things are so or are not so.

The wanderer Uggāhamāna Samaṇamaṇḍikāputta saw the carpenter Pañcakanga coming in the distance. Seeing him, he quieted his own assembly thus:

“Sirs, be quiet; sirs make no noise. Here comes the carpenter Pañcakanga, a disciple of the recluse Gotama, one of the recluse Gotama’s white-clothed lay disciples staying at Sāvatthī.

These venerable ones like quiet; they are disciplined in quiet; they commend quiet. Perhaps if he finds our assembly a quiet one, he will think to join us.” Then the wanderers became silent.

4. The carpenter Pañcakanga went to the wanderer Uggāhamāna and exchanged greetings with him. [24] When this courteous and amiable talk was finished, he sat down at one side. The wanderer Uggāhamāna then said to him:

5. “Carpenter, when a man possesses four qualities, I describe him as accomplished in what is wholesome, perfected in what is wholesome, an ascetic invincible attained to the supreme attainment.

What are the four? Here he does no evil bodily actions, he utters no evil speech, he has no evil intentions, and he does not make his living by any evil livelihood. When a man possesses these four qualities, I describe him as accomplished in what is wholesome, perfected in what is wholesome, an ascetic invincible attained to the supreme attainment.”

6. Then the carpenter Pañcakanga neither approved nor disapproved of the wanderer Uggāhamāna’s words. Without doing either he rose from his seat and went away, thinking: “I shall learn the meaning of this statement in the presence of the Blessed One.”

7. Then he went to the Blessed One, and after paying homage to him, he sat down at one side and reported to the Blessed One his entire conversation with the wanderer Uggāhamāna. Thereupon the Blessed One said:

8. “If that were so, carpenter, then a young tender infant lying prone is accomplished in what is wholesome, perfected in what is wholesome, an ascetic invincible attained to the supreme attainment, according to the wanderer Uggāhamāna’s statement.

For a young tender infant lying prone does not even have the notion ‘body,’ so how should he do an evil bodily action beyond mere wriggling? A young tender infant lying prone does not even have the notion ‘speech,’ so how should he utter evil speech beyond mere whining? A young tender infant lying prone does not even have the notion ‘intention,’ so how should he have evil intentions beyond mere sulking? A young tender infant lying prone does not even have the notion ‘livelihood,’ so how [25] should he make his living by evil livelihood beyond being suckled at his mother’s breast?

If that were so, carpenter, then a young tender infant lying prone is accomplished in what is wholesome… according to the wanderer Uggāhamāna’s statement.

“When a man possesses four qualities, carpenter, I describe him, not as accomplished in what is wholesome or perfected in what is wholesome or an ascetic invincible attained to the supreme attainment, but as one who stands in the same category as the young tender infant lying prone.

What are the four? Here he does no evil bodily actions, he utters no evil speech, he has no evil intentions, and he does not make his living by any evil livelihood. When a man possesses these four qualities, I describe him, not as accomplished… but as one who stands in the same category as the young tender infant lying prone.

9. “When a man possesses ten qualities, carpenter, I describe him as accomplished in what is wholesome, perfected in what is wholesome, an ascetic invincible attained to the supreme attainment.

[But first of all] I say, it must be understood thus:772 ‘These are unwholesome habits,’ and thus: ‘Unwholesome habits originate from this,’ and thus: ‘Unwholesome habits cease without remainder here,’ and thus: ‘One practising in this way is practising the way to the cessation of unwholesome habits.’

And I say, it must be understood thus: ‘These are wholesome habits,’ and thus: ‘Wholesome habits originate from this,’ and thus: ‘Wholesome habits cease without remainder here,’ and thus: ‘One practising in this way is practising the way to the cessation of wholesome habits.’

And I say, it must be understood thus: ‘These are unwholesome intentions,’ and thus: ‘Unwholesome intentions originate from this,’ [26] and thus: ‘Unwholesome intentions cease without remainder here,’ and thus: ‘One practising in this way is practising the way to the cessation of unwholesome intentions.’

And I say, it must be understood thus: ‘These are wholesome intentions,’ and thus: ‘Wholesome intentions originate from this,’ and thus: ‘Wholesome intentions cease without remainder here,’ and thus: ‘One practising in this way is practising the way to the cessation of wholesome intentions.’

10. “What are unwholesome habits? They are unwholesome bodily actions, unwholesome verbal actions, and evil livelihood. These are called unwholesome habits.

“And what do these unwholesome habits originate from? Their origin is stated: they should be said to originate from mind. What mind? Though mind is multiple, varied, and of different aspects, there is mind affected by lust, by hate, and by delusion. Unwholesome habits originate from this.

“And where do these unwholesome habits cease without remainder? Their cessation is stated: here a bhikkhu abandons bodily misconduct and develops good bodily conduct; he abandons verbal misconduct and develops good verbal conduct; he abandons mental misconduct and develops good mental conduct; he abandons wrong livelihood and gains a living by right livelihood.773 It is here that unwholesome habits cease without remainder.

“And how practising does he practise the way to the cessation of unwholesome habits? Here a bhikkhu awakens zeal for the non-arising of unarisen evil unwholesome states and he makes effort, arouses energy, exerts his mind, and strives. He awakens zeal for the abandoning of arisen evil unwholesome states…

He awakens zeal for the arising of unarisen wholesome states…

He awakens zeal for the continuance, non-disappearance, strengthening, increase, and fulfillment by development of arisen wholesome states, and he makes effort, arouses energy, exerts his mind, and strives. [27]

One so practising practises the way to the cessation of unwholesome habits.774

11. “What are wholesome habits? They are wholesome bodily actions, wholesome verbal actions, and purification of livelihood. These are called wholesome habits.

“And what do these wholesome habits originate from? Their origin is stated: they should be said to originate from mind. What mind? Though mind is multiple, varied, and of different aspects, there is mind unaffected by lust, by hate, or by delusion. Wholesome habits originate from this.

“And where do these wholesome habits cease without remainder? Their cessation is stated: here a bhikkhu is virtuous, but he does not identify with his virtue, and he understands as it actually is that deliverance of mind and deliverance by wisdom where these wholesome habits cease without remainder.775

“And how practising does he practise the way to the cessation of wholesome habits? Here a bhikkhu awakens zeal for the non-arising of unarisen evil unwholesome states… for the continuance, non-disappearance, strengthening, increase, and fulfillment by development of arisen wholesome states, and he makes effort, arouses energy, exerts his mind, and strives. One so practising practises the way to the cessation of wholesome habits.776

12. “What are unwholesome intentions? They are the intention of sensual desire, the intention of ill will, and the intention of cruelty. These are called unwholesome intentions.

“And what do these unwholesome intentions originate from? Their origin is stated: they should be said to originate from perception. What perception? Though perception is multiple, varied, and of different aspects, there is perception of sensual desire, perception of ill will, and perception of cruelty. Unwholesome intentions originate from this.

“And where do these unwholesome intentions cease without remainder? Their cessation is stated: here, quite secluded from sensual pleasures, secluded from [28] unwholesome states, a bhikkhu enters upon and abides in the first jhāna, which is accompanied by applied and sustained thought, with rapture and pleasure born of seclusion. It is here that unwholesome intentions cease without remainder.777

“And how practising does he practise the way to the cessation of unwholesome intentions? Here a bhikkhu awakens zeal for the non-arising of unarisen evil unwholesome states… for the continuance, non-disappearance, strengthening, increase, and fulfillment by development of arisen wholesome states, and he makes effort, arouses energy, exerts his mind, and strives. One so practising practises the way to the cessation of unwholesome intentions.778

13. “What are wholesome intentions? They are the intention of renunciation, the intention of non-ill will, and the intention of non-cruelty. These are called wholesome intentions.

“And what do these wholesome intentions originate from? Their origin is stated: they should be said to originate from perception. What perception? Though perception is multiple, varied, and of different aspects, there is perception of renunciation, perception of non-ill will, and perception of non-cruelty. Wholesome intentions originate from this.

“And where do these wholesome intentions cease without remainder? Their cessation is stated: here with the stilling of applied and sustained thought, a bhikkhu enters upon and abides in the second jhāna, which has self-confidence and singleness of mind without applied and sustained thought, with rapture and pleasure born of concentration. It is here that these wholesome intentions cease without remainder.779

“And how practising does he practise the way to the cessation of wholesome intentions? Here a bhikkhu awakens zeal for the non-arising of unarisen evil unwholesome states… for the continuance, non-disappearance, strengthening, increase, and fulfillment by development of arisen wholesome states, and he makes effort, arouses energy, exerts his mind, and strives. One so practising practises the way to the cessation of wholesome intentions.780

14. “Now, carpenter, when a man possesses what ten qualities [29] do I describe him as accomplished in what is wholesome, perfected in what is wholesome, an ascetic invincible attained to the supreme attainment?

Here a bhikkhu possesses the right view of one beyond training,781 the right intention of one beyond training, the right speech of one beyond training, the right action of one beyond training, the right livelihood of one beyond training, the right effort of one beyond training, the right mindfulness of one beyond training, the right concentration of one beyond training, the right knowledge of one beyond training, and the right deliverance of one beyond training.

When a man possesses these ten qualities, I describe him as accomplished in what is wholesome, perfected in what is wholesome, an ascetic invincible attained to the supreme attainment.”

That is what the Blessed One said. The carpenter Pañcakanga was satisfied and delighted in the Blessed One’s words.





Close
Close