Quay lại bản Việt dịch

Font chữ:
Font chữ:

77. Ðại Kinh Sakuludāyi

Dịch giả: Thích Minh Châu

Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn trú ở Rājagaha (Vương Xá), Veluvana (Trúc Lâm), tại Kalandakanivapa (chỗ nuôi dưỡng sóc).

Lúc bấy giờ, có rất nhiều vị du sĩ, có thời danh, có danh tiếng trú ở Moranivapa (Khổng Tước Lâm), tu viện các du sĩ, như Anugara, Varadhara, và du sĩ Sakuludāyi cùng với các vị du sĩ thời danh, danh tiếng khác.

Thế Tôn vào buổi sáng đắp y, cầm y bát đi vào Rājagaha để khất thực. Rồi Thế Tôn suy nghĩ: "Nay còn quá sớm để đi khất thực ở Rājagaha. Ta hãy đến Moranivapa, tu viện các du sĩ, đi đến gặp du sĩ Sakuludāyi". Rồi Thế Tôn đi đến Moranivapa, tu viện các du sĩ.

Lúc bấy giờ du sĩ Sakuludāyi đang ngồi cùng với đại chúng du sĩ, đang lớn tiếng, cao tiếng, to tiếng, bàn luận nhiều vấn đề phù phiếm như vương luận, tặc luận, đại thần luận, binh luận, bố úy luận, chiến đấu luận, thực luận, ẩm luận, y luận, sàng luận, hoa man luận, hương liệu luận, thân tộc luận, xa thừa luận, thôn luận, trấn luận, thị luận, quốc độ luận, phụ nữ luận, anh hùng luận, câu chuyện bên lề đường, câu chuyện tại chỗ lấy nước, câu chuyện về người đã chết, tạp thoại luận, thế giới luận, hải dương luận, hiện hữu, vô hiện hữu luận.

Du sĩ Sakuludāyi thấy Thế Tôn từ xa đi đến, thấy vậy liền khuyến cáo chúng của mình:

-- Các Tôn giả hãy nhỏ tiếng! Các Tôn giả hãy lặng tiếng! Nay Sa-môn Gotama đang đến, vị Tôn giả ấy ưa mến an tịnh, tán thán an tịnh, nếu biết chúng này an tịnh, có thể ghé tại đây. Các du sĩ ấy đều im lặng.

Rồi Thế Tôn đến chỗ du sĩ Sakuludāyi. Du sĩ Sakuludāyi bạch Thế Tôn:

-- Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy đến! Bạch Thế Tôn, thiện lai, Thế Tôn! Ðã lâu Thế Tôn mới tạo cơ hội này, nghĩa là đến đây. Thế Tôn hãy ngồi! Ðây là chỗ ngồi đã soạn sẵn.

Thế Tôn ngồi trên chỗ đã soạn sẵn. Du sĩ Sakuludāyi lấy một ghế thấp khác rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với du sĩ Sakuludāyi đang ngồi một bên:

-- Này Udāyi, nay các vị họp nhau ở đây, đang bàn vấn đề gì? Và câu chuyện gì giữa các vị bị gián đoạn?

-- Bạch Thế Tôn, hãy gác một bên vấn đề chúng tôi đang hội họp bàn luận. Về sau Thế Tôn nghe lại cũng không khó khăn gì! Bạch Thế Tôn, trong những ngày trước, nhiều ngày trước nữa, khi các vị Sa-môn, Bà-la-môn thuộc nhiều ngoại đạo sai khác, ngồi lại và tập họp tại luận nghị đường, đối thoại này được khởi lên:

"Thật lợi ích thay cho dân chúng Anga và Magadha, thật tốt đẹp thay cho dân chúng Anga và Magadha khi được những vị Sa-môn, Bà-la-môn nay là những vị lãnh đạo hội chúng, lãnh đạo đồ chúng, những vị sư trưởng đồ chúng, những vị thời danh, những Tổ sư có thanh danh, được quần chúng tôn sùng, đã đến Rājagaha để an cư trong mùa mưa!

Ngài Pūraṇa Kassapa (Bất-lan Ca-diếp) này là bậc lãnh đạo hội chúng, lãnh đạo đồ chúng, bậc sư trưởng đồ chúng, có thời danh, bậc Tổ sư có thanh danh, được quần chúng tôn sùng, đã đến Rājagaha để an cư trong mùa mưa.

Ngài Makkhali Gosāla này... Ngài Ajita Kesakambali... Ngài Pakudha Kaccāyana... Ngài Sañjaya Belaṭṭhiputta... Ngài Nigaṇṭha Nātaputta này là bậc lãnh đạo hội chúng, bậc lãnh đạo đồ chúng, bậc sư trưởng đồ chúng, có thời danh, bậc Tổ sư có thanh danh, được quần chúng tôn sùng, vị này đã đến Rājagaha để an cư trong mùa mưa.

Sa-môn Gotama này là bậc lãnh đạo hội chúng, bậc lãnh đạo đồ chúng, bậc sư trưởng đồ chúng, có thời danh, bậc Tổ sư có thanh danh, được quần chúng tôn sùng, vị này đã đến Rājagaha để an cư trong mùa mưa.

Trong những bậc Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn này, những bậc lãnh đạo hội chúng, những bậc lãnh đạo đồ chúng, những bậc sư trưởng đồ chúng, có thời danh, những bậc Tổ sư có thanh danh, được quần chúng tôn sùng, vị nào được các đệ tử cung kính tôn trọng, kính lễ, cúng dường? Và các đệ tử sau khi cung kính tôn trọng đã sống nương tựa như thế nào?"

Ở đây, có một số người đã nói như sau: "Vị Pūraṇa Kassapa này là bậc lãnh đạo hội chúng, bậc lãnh đạo đồ chúng, bậc sư trưởng đồ chúng, có thời danh, bậc Tổ sư có thanh danh, được quần chúng tôn sùng, vị ấy không được các đệ tử cung kính, tôn trọng, kính lễ, cúng dường.

Và các đệ tử, sau khi cung kính tôn trọng đã không sống nương tựa Pūraṇa Kassapa. Thuở xưa, Pūraṇa Kassapa thuyết pháp cho hội chúng hàng trăm người; ở đấy, một đệ tử của Pūraṇa Kassapa nói lớn tiếng như sau:

"Chư Tôn giả, chớ có hỏi Pūraṇa Kassapa về ý nghĩa này. Vị ấy không biết ý nghĩa này, chúng tôi biết ý nghĩa này. Hãy hỏi chúng tôi về ý nghĩa này. Chúng tôi sẽ trả lời về ý nghĩa này cho chư Tôn giả".

Thuở xưa, Pūraṇa Kassapa dang tay, khóc lóc nhưng không được nghe theo: "Chư tôn giả, hãy nhỏ tiếng! Chư Tôn giả hãy lặng tiếng! Những vị ấy không hỏi Chư Tôn giả. Những vị ấy hỏi chúng tôi. Chúng tôi sẽ trả lời cho những vị ấy".

Nhiều đệ tử của Pūraṇa Kassapa, sau khi kích bác Pūraṇa Kassapa, bỏ đi và nói: "Ông không biết pháp và luật này. Ta biết pháp và luật này. Làm sao Ông có thể biết pháp và luật này? Ông theo tà hạnh. Ta theo chánh hạnh. Ðiều ta nói có tương ưng. Ðiều Ông nói không tương ưng. Ðiều đáng nói trước, Ông lại nói sau. Ðiều đáng nói sau, Ông lại nói trước. Chủ trương của Ông đã bị lật ngược, câu hỏi của Ông đã bị bài bác. Ông đã bị thuyết bại. Hãy đến giải vây lời nói ấy, nếu có thể được, gắng thoát khỏi lối bí".

Như vậy, Pūraṇa Kassapa không được các đệ tử cung kính, tôn trọng, kính lễ, cúng dường. Và sau khi không cung kính tôn trọng, các đệ tử đã không sống nương tựa Pūraṇa Kassapa. Trái lại, Pūraṇa Kassapa đã bị mạ lị với những lời mắng nhiếc vì hành động của mình.

Có một số người đã nói như sau: "Vị Makkhali Gosāla này... Vị Ajita Kesakambali... Vị Pukudha Kaccāyana... Vị Sañjaya Belatthiputta... Vị Nigaṇṭha Nātaputta này là bậc lãnh đạo hội chúng, bậc lãnh đạo đồ chúng, bậc sư trưởng đồ chúng, có thời danh, bậc Tổ sư có thanh danh, được quần chúng tôn sùng. Vị ấy không được các đệ tử cung kính, tôn trọng, kính lễ, cúng dường. Và các đệ tử sau khi cung kính, tôn trọng đã không sống nương tựa Nigaṇṭha Nātaputta.

Thuở xưa, Nigaṇṭha Nātaputta thuyết pháp cho hội chúng hàng trăm người. Ở đây, một đệ tử của Nigaṇṭha Nātaputta lớn tiếng nói như sau: "Chư Tôn giả, chớ có hỏi Nigaṇṭha Nātaputta về ý nghĩa này. Vị ấy không biết ý nghĩa này. Chúng tôi biết ý nghĩa này. Hãy hỏi chúng tôi về ý nghĩa này. Chúng tôi trả lời về ý nghĩa này cho chư Tôn giả".

Thuở xưa Nigaṇṭha Nātaputta dang tay, khóc lóc nhưng không được nghe theo: "Chư Tôn giả hãy nhỏ tiếng! Chư Tôn giả hãy lặng tiếng! Những vị ấy không hỏi chư Tôn giả. Những vị ấy hỏi chúng tôi. Chúng tôi sẽ trả lời cho những vị ấy".

Nhiều đệ tử của Nigaṇṭha Nātaputta, sau khi kích bác Nigaṇṭha Nātaputta, bỏ đi và nói: "Ông không biết pháp và luật này. Ta biết pháp và luật này. Làm sao Ông có thể biết pháp và luật này? Ông theo tà hạnh. Ta theo chánh hạnh. Ðiều ta nói có tương ưng. Ðiều Ông nói không tương ưng. Ðiều đáng nói trước Ông lại nói sau. Ðiều đáng nói sau, Ông lại nói trước. Chủ trương của Ông đã bị lật ngược. Câu nói của Ông đã bị bài bác. Ông đã bị thất bại. Hãy đến giải vây lời nói ấy. Nếu có thể được, gắng thoát khỏi lối bí".

Như vậy, Nigaṇṭha Nātaputta không được các đệ tử cung kính, tôn trọng, kính lễ, cúng dường. Và sau khi không cung kính tôn trọng, các đệ tử đã không sống nương tựa Nigaṇṭha Nātaputta. Trái lại Nigaṇṭha Nātaputta đã bị mạ lị với những lời mắng nhiếc vì hành động của mình.

Có một số người nói như sau: "Sa-môn Gotama này là bậc lãnh đạo hội chúng, bậc lãnh đạo đồ chúng, bậc sư trưởng đồ chúng, có thời danh, bậc Tổ sư có thanh danh, được quần chúng tôn sùng. Và vị này được các đệ tử cung kính, tôn trọng, kính lễ, cúng dường. Và các đệ tử sau khi cung kính tôn trọng, sống nương tựa Sa-môn Gotama.

Thuở xưa, Sa-môn Gotama đang thuyết pháp cho hội chúng hàng trăm người. Ở đây, một đệ tử của Sa-môn Gotama ho (thành tiếng). Một vị đồng Phạm hạnh dùng đầu gối đập (nhẹ) vào người ấy và nói: "Tôn giả hãy lặng tiếng! Tôn giả chớ có làm ồn! Thế Tôn, bậc Ðạo sư của chúng ta đang thuyết pháp". Trong khi Sa-môn Gotama đang thuyết pháp cho hội chúng hàng trăm người, trong khi ấy không có một tiếng đằng hắng, không có một tiếng ho giữa các đệ tử của Sa-môn Gotama.

Từng nhóm đại thính chúng đang sống trong nhiệt tình kỳ vọng; nghĩ rằng: "Thế Tôn sẽ thuyết pháp cho ta và ta đã được nghe". Ví như có người tại ngã tư đường, đang bóp vắt một bánh mật ong nhỏ trong sạch, và đại chúng đang sống nhiệt tình kỳ vọng. Cũng vậy, trong khi Sa-môn Gotama đang thuyết pháp cho hội chúng hàng trăm người, trong khi ấy không có một tiếng đằng hắng, không một tiếng ho giữa các đệ tử của Sa-môn Gotama.

Từng nhóm đại thính chúng đang sống trong nhiệt tình kỳ vọng nghĩ rằng: "Thế Tôn sẽ thuyết pháp cho ta và ta sẽ được nghe". Các đệ tử của Sa-môn Gotama sau khi cãi lộn với các vị đồng Phạm hạnh từ bỏ tu học, trở lại hoàn tục, các vị ấy vẫn tán thán bậc Ðạo sư, tán thán Pháp, tán thán Tăng,

tự quở trách mình, không quở trách người khác: "Chính chúng ta thật bất hạnh, chính chúng ta thật thiếu phước, dầu chúng ta xuất gia trong Pháp và Luật được khéo giảng như vậy mà không thể sống theo Phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ thanh tịnh cho đến trọn đời". Họ trở thành những người giữ vườn, hay những người cư sĩ và sống thọ trì năm giới".

Như vậy Sa-môn Gotama được các đệ tử cung kính, tôn trọng, kính lễ, cúng dường, và các đệ tử sau khi cung kính, tôn trọng, sống nương tựa Sa-môn Gotama.

-- Này Udāyi, Ông thấy nơi ta có bao nhiêu pháp mà do các pháp này, các đệ tử cung kính, tôn trọng, kính lễ, cúng dường Ta và sau khi cung kính tôn trọng, sống nương tựa vào Ta?

-- Bạch Thế Tôn, con thấy nơi Thế Tôn có năm pháp mà do năm pháp này, các đệ tử cung kính, tôn trọng, kính lễ, cúng dường Thế Tôn, và sau khi cung kính, tôn trọng, sống nương tựa vào Thế Tôn.

Thế nào là năm?

Bạch Thế Tôn, Thế Tôn ăn ít và tán thán hạnh ăn ít. Bạch Thế Tôn, Thế Tôn ăn ít và tán thán hạnh ăn ít. Chính pháp này, bạch Thế Tôn, là pháp thứ nhất, con thấy nơi Thế Tôn. Do pháp này các đệ tử cung kính, tôn trọng, kính lễ, cúng dường Thế Tôn, và sau khi cung kính, tôn trọng, sống nương tựa vào Thế Tôn.

Lại nữa, bạch Thế Tôn, Thế Tôn biết đủ với bất cứ loại y nào và tán thán hạnh biết đủ với bất cứ loại y nào. Bạch Thế Tôn, Thế Tôn biết đủ với bất cứ loại y nào và tán thán hạnh biết đủ với bất cứ loại y nào. Chính pháp này, bạch Thế Tôn là pháp thứ hai con thấy nơi Thế Tôn. Do pháp này, các đệ tử cung kính, tôn trọng, kính lễ, cúng dường Thế Tôn, và sau khi cung kính, tôn trọng, sống nương tựa vào Thế Tôn.

Lại nữa, bạch Thế Tôn, Thế Tôn biết đủ với bất cứ món ăn khất thực nào và tán thán hạnh biết đủ với bất cứ món ăn khất thực nào. Bạch Thế Tôn, Thế Tôn biết đủ với bất cứ món ăn khất thực nào và tán thán hạnh biết đủ với bất cứ món ăn khất thực nào. Chính pháp này, bạch Thế Tôn, là pháp thứ ba, con thấy nơi Thế Tôn. Do pháp này, các đệ tử cung kính, tôn trọng, kính lễ, cúng dường Thế Tôn, và sau khi cung kính, tôn trọng, sống nương tựa vào Thế Tôn.

Lại nữa, bạch Thế Tôn, Thế Tôn biết đủ với bất cứ sàng tọa nào và tán thán hạnh biết đủ với bất cứ sàng tọa nào. Bạch Thế Tôn, Thế Tôn biết đủ với bất cứ sàng tọa nào và tán thán hạnh biết đủ với bất cứ sàng tọa nào. Chính pháp này, bạch Thế Tôn, là pháp thứ tư, con thấy nơi Thế Tôn. Do pháp này, các đệ tử cung kính, tôn trọng, kính lễ, cúng dường Thế Tôn, và sau khi cung kính, tôn trọng, sống nương tựa vào Thế Tôn.

Lại nữa, bạch Thế Tôn, Thế Tôn sống viễn ly và tán thán hạnh sống viễn ly. Bạch Thế Tôn, Thế Tôn sống viễn ly và tán thán hạnh sống viễn ly. Chính pháp này bạch Thế Tôn, là pháp thứ năm, con thấy nơi Thế Tôn. Do pháp này, các đệ tử cung kính, tôn trọng, kính lễ, cúng dường Thế Tôn, và sau khi cung kính, tôn trọng, sống nương tựa vào Thế Tôn.

Chính năm pháp này, bạch Thế Tôn, con thấy nơi Thế Tôn. Do năm pháp này, các đệ tử cung kính, tôn trọng, kính lễ, cúng dường Thế Tôn, và sau khi cung kính, tôn trọng sống nương tựa vào Thế Tôn.

-- "Sa-môn Gotama ăn ít và tán thán hạnh ăn ít"; này Udāyi, nếu vì vậy các đệ tử cung kính, tôn trọng, kính lễ, cúng dường Ta, và sau khi cung kính, tôn trọng, sống nương tựa vào Ta, thời này Udāyi, có những đệ tử của Ta chỉ ăn với một bát (kosa), chỉ ăn với nửa bát, chỉ ăn với trái cây veluva, chỉ ăn với nửa trái cây veluva, và này Udāyi. Còn Ta, có khi Ta ăn hơn một bình bát này, có khi Ta ăn nhiều hơn như vậy nữa.

"Sa-môn Gotama ăn ít và tán thán hạnh ăn ít"; này Udāyi, nếu vì vậy các đệ tử cung kính, tôn trọng, kính lễ, cúng dường Ta, và sau khi tôn trọng, cung kính, sống nương tựa vào Ta, thời này Udāyi, những đệ tử ấy của Ta, sống nương tựa vào Ta chỉ ăn với một bát, chỉ ăn với nửa bát, chỉ ăn với trái cây veluva, chỉ ăn với nửa trái cây veluva; những vị ấy vì pháp hạnh này đáng lẽ không cung kính, tôn trọng, kính lễ, cúng dường Ta, và đáng lẽ không tôn trọng, cung kính, không sống nương tựa vào Ta.

"Sa-môn Gotama sống biết đủ với bất cứ loại y nào và tán thán hạnh biết đủ với bất cứ loại y nào"; này Udāyi, nếu vì vậy các đệ tử cung kính, tôn trọng, kính lễ, cúng dường Ta, và sau khi cung kính, tôn trọng, sống nương tựa vào Ta, thời này Udāyi, có những đệ tử của Ta sống mặc phấn tảo y, mặc thô y. Những vị ấy lượm từng mảnh vải từ bãi tha ma, hay từng đống rác, hay từ tiệm phố, và sau khi làm thành áo sanghati (tăng-già-lê), họ mang loại áo ấy. Còn Ta, này Udāyi, có khi Ta mặc vải y của cư sĩ cúng dường, các chỗ sờn mỏng được bện chắc lại với dây tơ cây bí trắng.

"Sa-môn Gotama sống biết đủ với bất cứ loại y nào và tán thán hạnh biết đủ với bất cứ loại y nào"; này Udāyi, nếu vì vậy các đệ tử của Ta cung kính, tôn trọng, kính lễ, cúng dường Ta và sau khi tôn trọng, cung kính, sống nương tựa vào Ta, thời này Udāyi, những vị đệ tử ấy của Ta, sống mặc phấn tảo y, mặc thô y. Những vị ấy lượm từng mảnh vải từ bãi tha ma, hay từ đống rác, hay từ tiệm phố, và sau khi làm thành áo sanghati, họ mang loại áo ấy; những vị ấy vì pháp (hạnh) này đáng lẽ không cung kính, tôn trọng, kính lễ, cúng dường Ta, và đáng lẽ không cung kính, tôn trọng, không sống nương tựa vào Ta.

"Sa-môn Gotama sống biết đủ với bất cứ món ăn khất thực nào và tán thán hạnh biết đủ với bất cứ món ăn khất thực nào", nếu vì vậy, này Udāyi, các đệ tử cung kính, tôn trọng, kính lễ, cúng dường Ta và sau khi cung kính, tôn trọng, sống nương tựa vào Ta, thời này Udāyi, có những đệ tử của Ta chỉ ăn những món ăn nhận trong bình bát khất thực, chỉ đi khất thực từng nhà một (không bỏ sót nhà nào); tự thỏa mãn với những món ăn mảy mún, khi đi vào trong nhà, dầu được mời ngồi, cũng không chấp nhận. Còn Ta, này Udāyi, đôi khi Ta nhận ăn những chỗ được mời, nhận ăn các thứ gạo, cháo trong ấy các hạt đen được vứt bỏ, các loại canh, các loại trợ vị.

"Sa-môn Gotama sống biết đủ với bất cứ món ăn khất thực nào và tán thán hạnh biết đủ với bất cứ món ăn khất thực nào"; này Udāyi, nếu vì vậy, các đệ tử của Ta cung kính, tôn trọng, kính lễ, cúng dường Ta, và sau khi cung kính, tôn trọng, sống nương tựa vào Ta, thời này Udāyi, những vị đệ tử ấy của Ta, chỉ ăn những món ăn nhận trong bình bát khất thực, chỉ đi khất thực từng nhà một, tự thỏa mãn với những món ăn mảy mún, khi đi vào trong nhà, dầu được mời ngồi cũng không chấp nhận; những vị ấy vì pháp (hạnh) này đáng lẽ không cung kính, tôn trọng, kính lễ, cúng dường Ta và đáng lẽ không cung kính, tôn trọng, không sống nương tựa vào Ta.

"Sa-môn Gotama sống biết đủ và bất cứ sàng tọa nào và tán thán hạnh biết đủ với bất cứ sàng tọa nào"; nếu vì vậy, này Udāyi, các đệ tử cung kính, tôn trọng, kính lễ, cúng dường Ta, và sau khi cung kính, tôn trọng, sống nương tựa vào Ta, thời này Udāyi, có những đệ tử của Ta sống dưới gốc cây, sống ở ngoài trời. Những vị ấy trong tám tháng không sống dưới mái che nào. Còn ta, này Udāyi, có đôi khi Ta sống dưới những ngôi lầu có gác nhọn, có tô vôi trong và ngoài, được che gió, có then chốt đóng lại và có các cửa sổ khép kín.

"Sa-môn Gotama sống biết đủ với bất cứ sàng tọa nào và tán thán hạnh biết đủ với bất cứ sàng tọa nào" và nếu vì vậy, này Udāyi, các đệ tử cung kính, tôn trọng, kính lễ, cúng dường Ta, và sau khi cung kính, tôn trọng, sống nương tựa vào Ta, thời này Udāyi, các vị đệ tử ấy của Ta, sống dưới gốc cây, sống ở ngoài trời, trong tám tháng không sống dưới mái che nào; những vị ấy vì pháp (hạnh) này đáng lẽ không cung kính, tôn trọng, kính lễ, cúng dường Ta, và đáng lẽ không cung kính, tôn trọng, không sống nương tựa vào Ta.

"Sa-môn Gotama là vị sống viễn ly và tán thán hạnh viễn ly"; này Udāyi, nếu vì vậy các đệ tử cung kính, tôn trọng, kính lễ, cúng dường Ta, và sau khi cung kính, tôn trọng, sống nương tựa vào Ta, thời này Udāyi, có những đệ tử của Ta sống trong rừng núi, tại các trú xứ xa vắng. Sau khi đi sâu vào trong rừng núi, trong các trú xứ xa vắng, sống tại các chỗ ấy, và nửa tháng một lần mới trở về giữa Tăng chúng để tụng đọc Giới bổn. Còn Ta, này Udāyi, đôi khi ta sống đoanh vây xung quanh bởi các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo-ni, Cư sĩ nam, Cư sĩ nữ, Quốc vương, Ðại thần, Ngoại đạo, đệ tử các ngoại đạo.

"Sa-môn Gotama là vị sống viễn ly và tán thán hạnh viễn ly"; và nếu vì vậy, này Udāyi, các đệ tử cung kính, tôn trọng, kính lễ, cúng dường Ta, và sau khi cung kính, tôn trọng, sống nương tựa vào Ta, thời này Udāyi, các vị đệ tử ấy của Ta, sống trong rừng núi, tại các trú xứ xa vắng. Sau khi đi sâu vào trong núi, trong các trú xứ xa vắng, sống tại các chỗ ấy và nửa tháng một lần, mới trở về giữa Tăng chúng để tụng đọc Giới bổn; những vị đệ tử ấy vì pháp (hạnh) này đáng lẽ không cung kính, tôn trọng, kính lễ, cúng dường Ta, và đáng lẽ không cung kính, tôn trọng, không sống nương tựa vào Ta.

Như vậy, này Udāyi, các đệ tử của Ta do năm pháp này không cung kính, tôn trọng, kính lễ, cúng dường Ta và không cung kính, tôn trọng, không sống nương tựa vào Ta.

Này Udāyi, lại có năm pháp khác, do năm pháp này, các đệ tử của Ta cung kính, tôn trọng, kính lễ, cúng dường, và sau khi cung kính, tôn trọng, sống nương tựa vào Ta.

Thế nào là năm?

(I. Giới hạnh tăng thượng)

Ở đây, này Udāyi, các đệ tử của Ta thán phục Tăng thượng giới: "Sa-môn Gotama là vị có giới hạnh và thành tựu giới uẩn tối thượng". Này Udāyi, chính đệ tử của Ta thán phục Tăng thượng giới, nghĩ rằng: "Sa-môn Gotama là vị có giới hạnh và thành tựu giới uẩn tối thượng",

đây là pháp thứ nhất, này Udāyi, các đệ tử của Ta cung kính, tôn trọng, kính lễ, cúng dường Ta và sau khi cung kính , tôn trọng, sống nương tựa vào Ta.

(II. Tri kiến vi diệu)

Lại nữa, này Udāyi, các đệ tử của Ta thán phục tri kiến vi diệu. Khi nói: "Ta biết", nghĩa là Sa-môn Gotama có biết. Khi nói: "Ta thấy", nghĩa là Sa-môn Gotama có thấy. Sa-môn Gotama thuyết pháp với thắng trí, không phải không với thắng trí. Sa-môn Gotama thuyết pháp có nhơn duyên, không phải không có nhơn duyên. Sa-môn Gotama thuyết pháp có thần thông lực (Sappatihariyam), không phải không có thần thông lực. Này Udāyi, chính đệ tử của Ta thán phục tri kiến vi diệu và nghĩ rằng: "Khi nói: "Ta biết", nghĩa là Sa-môn Gotama có biết: Khi nói: "Ta thấy", nghĩa là Sa-môn Gotama có thấy. Sa-môn Gotama thuyết pháp với thắng trí, không phải không với thắng trí. Sa-môn thuyết pháp với nhơn duyên, không phải không có nhơn duyên. Sa-môn Gotama thuyết pháp có thần thông lực, không phải không có thần thông lực".

Ðây là pháp thứ hai, này Udāyi, các đệ tử của Ta cung kính, tôn trọng, kính lễ, cúng dường Ta và sau khi cung kính, tôn trọng, sống nương tựa vào Ta.

(III. Trí tuệ tăng thượng)

Lại nữa, này Udāyi, đệ tử của Ta thán phục Tăng thượng trí tuệ và sự kiện này không thể xảy ra khi họ nghĩ rằng: "Sa-môn Gotama là vị có trí tuệ và thành tựu tuệ uẩn tối thượng. (Tuy vậy) Ngài không thấy trước một luận đạo nào ở tương lai, hay một luận nạn ngoại đạo nào khởi lên (trong hiện tại) mà Ngài không luận phá sau khi khéo léo nạn phá với Chánh pháp". Này Udāyi, Ông nghĩ thế nào? Các đệ tử của Ta, sau khi biết như vậy, thấy như vậy, có thể làm gián đoạn một cuộc đàm thoại đang diễn tiến nửa chừng không?

-- Thưa không, bạch Thế Tôn.

-- Này Udāyi, Ta không chờ đợi sự giáo giới từ nơi những đệ tử của Ta. Trái lại, chính những đệ tử của Ta chờ đợi sự giáo giới từ nơi Ta. Do vậy, này Udāyi, sự kiện này không thể xảy ra khi các đệ tử của Ta thán phục Tăng thượng trí tuệ và suy nghĩ: "Sa-môn Gotama là bậc có trí tuệ và thành tựu tuệ uẩn tối thắng. (Tuy vậy) Ngài không thấy (trước) một luận đạo nào ở tương lai, hay một luận nạn ngoại đạo nào khởi lên (trong hiện tại) mà Ngài không luận phá, sau khi khéo léo nạn phá với chánh pháp".

Ðây là pháp thứ ba, này Udāyi, mà các đệ tử của Ta cung kính, tôn trọng, kính lễ, cúng dường Ta, và sau khi cung kính, tôn trọng, sống nương tựa vào Ta.

(IV. Tứ diệu đế)

Lại nữa, này Udāyi, những đệ tử của Ta bị đắm chìm trong đau khổ, bị đau khổ chi phối, đến Ta và hỏi về khổ Thánh đế. Ðược hỏi về Khổ Thánh đế, Ta trả lời cho họ. Ta làm cho tâm của họ thỏa mãn với câu trả lời của Ta. Họ hỏi Ta về Khổ tập, Khổ diệt, Khổ diệt đạo Thánh đế, Ta trả lời cho họ. Ta làm cho tâm của họ thỏa mãn với câu trả lời của Ta.

Ðây là pháp thứ tư, này Udāyi, mà các đệ tử của Ta cung kính, tôn trọng, kính lễ, cúng dường Ta và sau khi cung kính, tôn trọng, sống nương tựa vào Ta.

(V. Con đường hành trì)

(1. Tứ Niệm xứ)

Lại nữa, này Udāyi, Ta thuyết giảng con đường tu hành cho các đệ tử. Và các đệ tử của Ta y cứ theo đường tu hành này, tu tập Bốn Niệm xứ.

Ở đây, này Udāyi, vị Tỷ-kheo sống quán thân trên thân, nhiệt tâm tỉnh giác, chánh niệm để nhiếp phục tham ưu trên đời, quán thọ trên các cảm thọ... quán tâm trên các tâm... quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để nhiếp phục tham ưu trên đời.

Và ở đây, các đệ tử của Ta phần đông an trú, sau khi chứng ngộ nhờ thắng trí và chứng đắc cứu cánh viên mãn.

(2. Tứ Chánh cần)

Lại nữa, này Udāyi, Ta thuyết giảng con đường tu hành cho các đệ tử. Và các đệ tử của Ta y cứ con đường tu hành này, tu tập Bốn Chánh cần.

Ở đây, này Udāyi, vị Tỷ-kheo với mục đích khiến cho các ác, bất thiện pháp từ trước chưa sanh không cho sanh khởi, khởi lên ý muốn cố gắng, tinh tấn, sách tâm, trì tâm; với mục đích khiến cho các ác, bất thiện pháp đã sanh ra được trừ diệt, khởi lên ý muốn cố gắng, tinh tấn, sách tâm, trì tâm; với mục đích khiến cho các thiện pháp từ trước chưa sanh nay cho sanh khởi, khởi lên ý muốn cố gắng, tinh tấn, sách tâm, trì tâm; với mục đích khiến cho các thiện pháp đã được sanh có thể duy trì, không có mù mờ, được tăng trưởng, được quảng đại, được tu tập, được viên mãn, khởi lên ý muốn cố gắng, tinh tấn, sách tâm, trì tâm...

Và ở đây, các đệ tử của Ta phần đông an trú, sau khi chứng ngộ nhờ thắng trí và chứng đắc cứu cánh viên mãn.

(3. Tứ Thần túc)

Lại nữa, này Udāyi, Ta thuyết giảng con đường tu hành cho các đệ tử. Và các đệ tử của Ta y cứ theo đường tu hành này, tu tập Bốn Thần túc. Ở đây, này Udāyi, vị Tỷ-kheo tu tập thần túc, câu hữu với dục Thiền định tinh cần hành... tinh tấn Thiền định... tâm Thiền định tinh cần hành, tu tập thần túc, câu hữu với tư duy Thiền định tinh cần hành.

Và ở đây, các đệ tử của Ta phần đông an trú, sau khi chứng ngộ nhờ thắng trí và chứng đắc cứu cánh viên mãn.

(4. Ngũ căn)

Lại nữa, này Udāyi, Ta thuyết giảng con đường tu hành cho các đệ tử. Và các đệ tử của Ta y cứ theo đường tu hành này, tu tập Năm Căn.

Ở đây, này Udāyi, vị Tỷ-kheo tu tập tín căn hướng đến an tịnh, đưa đến giác ngộ, tu tập tinh tấn căn... tu tập niệm căn... tu tập định căn... tu tập tuệ căn, hướng đến an tịnh, đưa đến giác ngộ.

Và ở đây, này Udāyi, các đệ tử của Ta phần đông an trú, sau khi chứng ngộ nhờ thắng trí và chứng đắc cứu cánh viên mãn.

(5. Ngũ lực)

Lại nữa, này Udāyi, Ta thuyết giảng con đường tu hành cho các đệ tử. Và các đệ tử của Ta y cứ theo đường tu hành này, tu tập Năm Lực.

Ở đây, này Udāyi, vị Tỷ-kheo tu tập tín lực, hướng đến an tịnh, đưa đến giác ngộ, tu tập tinh tấn lực... tu tập niệm lực... tu tập định lực...tu tập tuệ lực, hướng đến an tịnh, đưa đến giác ngộ.

Ở đây, này Udāyi, các đệ tử của Ta phần đông an trú, sau khi chứng ngộ nhờ thắng trí, và chứng đắc cứu cánh viên mãn.

(6. Thất Giác chi)

Lại nữa, này Udāyi, Ta thuyết giảng con đường tu hành cho các đệ tử. Và các đệ tử của Ta y cứ con đường tu hành này, tu tập Bảy Giác chi.

Ở đây, này các Udāyi, vị Tỷ-kheo tu tập niệm giác chi, y chỉ viễn ly, y chỉ ly tham, y chỉ diệt, hướng đến xả, tu tập trạch pháp giác chi... tu tập tinh tấn giác chi... tu tập hỷ giác chi... tu tập khinh an giác chi... tu tập định giác chi, tu tập xả giác chi, y chỉ viễn ly, y chỉ ly tham, y chỉ diệt, hướng đến xả.

Và ở đây, này Udāyi, các đệ tử của Ta phần đông an trú, sau khi chứng ngộ nhờ thắng trí, và chứng đắc cứu cánh viên mãn.

(7. Bát Chánh đạo)

Lại nữa, này Udāyi, Ta thuyết giảng con đường tu hành cho các đệ tử. Và các đệ tử của Ta y cứ con đường tu hành này, tu tập Thánh đạo Tám ngành.

Ở đây, này Udāyi, vị Tỷ-kheo tu tập chánh tri kiến, tu tập chánh tư duy, tu tập chánh ngữ, tu tập chánh nghiệp, tu tập chánh mạng, tu tập chánh tinh tấn, tu tập chánh niệm, tu tập chánh định.

Và ở đây, này Udāyi, các vị đệ tử của Ta phần đông an trú, sau khi chứng ngộ nhờ thắng trí và chứng đắc cứu cánh viên mãn.

(8. Tám Giải thoát)

Lại nữa, này Udāyi, Ta thuyết giảng con đường tu hành cho các đệ tử. Và đệ tử của Ta y cứ con đường tu hành này, tu tập Tám Giải thoát.

"Tự mình có sắc, thấy các sắc", đó là giải thoát thứ nhất.

"Quán tưởng nội sắc, thấy các ngoại sắc", đó là giải thoát thứ hai.

"Quán tưởng (sắc là) tịnh, chú tâm trên suy tưởng ấy", đó là giải thoát thứ ba.

Vượt hoàn toàn sắc tưởng, diệt trừ các tưởng đối ngại, không suy tư đến những tưởng khác biệt, với suy tư "Hư không là vô biên", chứng và trú "Không vô biên xứ", đó là giải thoát thứ tư.

Vượt hoàn toàn Hư không vô biên xứ, với suy tư "Thức là vô biên", chứng và trú "Thức vô biên xứ", đó là giải thoát thứ năm.

Vượt hoàn toàn "Thức vô biên xứ", với suy tư "không có vật gì", chứng và trú "Vô sở hữu xứ", đó là giải thoát thứ sáu.

Vượt hoàn toàn Vô sở hữu xứ, chứng và trú Phi tưởng phi phi tưởng xứ, đó là giải thoát thứ bảy.

Vượt hoàn toàn Phi tưởng phi phi tưởng xứ, chứng và trú Diệt thọ tưởng, đó là giải thoát thứ tám.

Và ở đây, này Udāyi, các đệ tử của Ta phần đông an trú, sau khi chứng ngộ nhờ thắng trí, và chứng đắc cứu cánh viên mãn.

(9. Tám Thắng xứ)

Lại nữa, này Udāyi, Ta thuyết giảng con đường tu hành cho các đệ tử. Và các đệ tử của Ta y cứ con đường tu hành này, tu tập Tám Thắng xứ.

Một vị quán tưởng nội sắc, thấy các loại ngoại sắc, có hạn lượng, đẹp, xấu. Vị ấy nhận thức rằng. "Sau khi nhiếp thắng chúng, ta biết, ta thấy", đó là thắng xứ thứ nhất.

Một vị quán tưởng nội sắc, thấy các loại ngoại sắc vô lượng, đẹp, xấu. Vị ấy nhận thức rằng: "Sau khi nhiếp thắng chúng, ta biết, ta thấy", đó là thắng xứ thứ hai.

Một vị quán tưởng vô sắc ở nội tâm, thấy các loại ngoại sắc có hạn lượng, đẹp, xấu. Vị ấy nhận thức rằng: "Sau khi nhiếp thắng chúng, ta biết, ta thấy", đó là thắng xứ thứ ba.

Một vị quán tưởng vô sắc ở nội tâm, thấy các loại ngoại sắc vô lượng, đẹp, xấu. Vị ấy nhận thức rằng: "Sau khi nhiếp thắng chúng, ta biết, ta thấy", đó là thắng xứ thứ tư.

Một vị quán tưởng vô sắc ở nội tâm, thấy các loại ngoại sắc màu xanh, sắc màu xanh, hình sắc xanh, ánh sáng xanh... như bông gai màu xanh, sắc màu xanh, hình sắc xanh, ánh sáng xanh... như lụa Ba la nại, cả hai mặt láng trơn, màu xanh, sắc màu xanh, hình sắc xanh, ánh sáng xanh. Như vậy vị này quán tưởng vô sắc ở nội tâm, thấy các loại ngoại sắc màu xanh, sắc màu xanh, hình sắc xanh, ánh sáng xanh. Vị ấy nhận thức rằng: "Sau khi nhiếp thắng chúng, ta thấy, ta biết", đó là thắng xứ thứ năm.

Một vị quán tưởng vô sắc ở nội tâm, thấy các loại ngoại sắc màu vàng, hình sắc vàng, ánh sáng vàng... như bông Kanikara màu vàng, sắc màu vàng, hình sắc vàng, ánh sáng vàng... như lụa Ba la nại, cả hai mặt láng trơn màu vàng, sắc màu vàng, hình sắc vàng, ánh sáng vàng. Như vậy vị này quán tưởng vô sắc ở nội tâm, thấy các loại ngoại sắc màu vàng, sắc màu vàng, hình sắc vàng, ánh sáng vàng, vị ấy nhận thức rằng: "Sau khi nhiếp thắng chúng, ta biết, ta thấy", đó là thắng xứ thứ sáu.

Một vị quán tưởng vô sắc ở nội tâm, thấy các loại ngoại sắc màu đỏ, sắc màu đỏ, hình sắc màu đỏ, ánh sáng đỏ... như bông Bandhujivaka màu đỏ, sắc màu đỏ, hình sắc đỏ, ánh sáng đỏ... như lụa Ba la nại, cả hai mặt láng trơn màu đỏ, sắc màu đỏ, hình sắc đỏ, ánh sáng đỏ. Như vậy vị này quán tưởng vô sắc ở nội tâm, thấy các loại ngoại sắc màu đỏ, sắc màu đỏ, hình sắc đỏ, ánh sáng đỏ, vị ấy nhận thức rằng: "Sau khi nhiếp thắng chúng, ta biết, ta thấy", đó là thắng xứ thứ bảy.

Một vị quán tưởng vô sắc ở nội tâm, thấy các loại ngoại sắc màu trắng, sắc màu trắng, hình sắc trắng, ánh sáng trắng... như sao mai Osadhi màu trắng, sắc màu trắng, hình sắc trắng, ánh sáng trắng... như lụa Ba la nại, cả hai mặt láng trơn màu trắng, sắc màu trắng, hình sắc trắng, ánh sáng trắng. Như vậy vị này quán tưởng vô sắc ở nội tâm, thấy các loại ngoại sắc màu trắng, sắc màu trắng, hình sắc trắng, ánh sáng trắng. Vị ấy nhận thức rằng: "Sau khi nhiếp thắng chúng, ta biết, ta thấy", đó là thắng xứ thứ tám.

Và ở đây, này Udāyi, các đệ tử của Ta phần đông an trú, sau khi chứng ngộ nhờ thắng trí, và chứng đắc cứu cánh viên mãn.

(10. Mười Biến xứ)

Lại nữa, này Udāyi, Ta thuyết giảng con đường tu hành cho các đệ tử. Và các đệ tử của Ta y cứ con đường tu hành này, tu tập Mười Biến xứ.

Một vị biết được đất biến xứ: trên dưới, ngang, bất nhị, vô lượng. Một vị biết được nước biến xứ... Một vị biết được lửa biến... Một vị biết được gió biến... Một vị biết được xanh biến... Một vị biết được vàng biến... Một vị biết được đỏ biến... Một vị biết được trắng biến... Một vị biết được hư không biến... Một vị biết được thức biến xứ: trên, dưới, ngang, bất nhị, vô lượng.

Và ở đây, này Udāyi, các đệ tử của Ta phần đông an trú, sau khi chứng ngộ nhờ thắng trí, và chứng đắc cứu cánh viên mãn.

(11. Bốn Thiền-na)

Lại nữa, này Udāyi, Ta thuyết giảng con đường tu hành cho các đệ tử. Và các đệ tử của Ta y cứ con đường tu hành này, tu tập Bốn Thiền.

Ở đây, này Udāyi, vị Tỷ-kheo ly dục, ly bất thiện pháp, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, với tầm, với tứ. Vị Tỷ-kheo thấm nhuần tẩm ướt, làm cho sung mãn, tràn đầy thân mình với hỷ lạc do ly dục sanh, không một chỗ nào trên toàn thân không có hỷ lạc do ly dục sanh ấy thấm nhuần.

Này Udāyi, như một người hầu tắm lão luyện, hay đệ tử người hầu tắm, sau khi rắc bột tắm trong thau bằng đồng, liền nhồi bột ấy với nước, cục bột tắm ấy được thấm nhuần nước ướt, trào trộn với nước ướt, thấm ướt cả trong lẫn ngoài với nước, nhưng không chảy thành giọt, cũng vậy, này Udāyi, vị Tỷ-kheo thấm nhuần, tẩm ướt, làm sung mãn, tràn đầy thân mình với hỷ lạc do ly dục sanh, không một chỗ nào trên toàn thân không được hỷ lạc do ly dục sanh ấy thấm nhuần.

Lại nữa, này Udāyi, vị Tỷ-kheo ấy diệt tầm và tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tĩnh nhất tâm. Vị Tỷ-kheo ấy thấm nhuần, tẩm ướt, làm cho sung mãn, tràn đầy thân mình với hỷ lạc do định sanh, không một chỗ nào trên toàn thân không được hỷ lạc do định sanh ấy thấm nhuần.

Này Udāyi, ví như một hồ nước, nước từ trong dâng lên, phương Ðông không có lỗ nước chảy ra, phương Tây không có lỗ nước chảy ra, phương Bắc không có lỗ nước chảy ra, phương Nam không có lỗ nước chảy ra, và thỉnh thoảng trời lại mưa lớn. Suối nước mát từ hồ nước ấy phun ra thấm nhuần, tẩm ướt, làm cho sung mãn tràn đầy hồ nước ấy, với nước mát lạnh, không một chỗ nào của hồ nước ấy không được nước mát lạnh ấy thấm nhuần; cũng vậy, này Udāyi, vị Tỷ-kheo thấm nhuần; tẩm ướt, làm cho sung mãn tràn đầy thân mình với hỷ lạc do định sanh, không một chỗ nào trên toàn thân không được hỷ lạc do định sanh ấy thấm nhuần.

Lại nữa, này Udāyi, vị Tỷ-kheo ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ và các bậc Thánh gọi là "xả niệm lạc trú", chứng và an trú vào Thiền thứ ba. Vị Tỷ-kheo thấm nhuần, tẩm ướt, làm cho sung mãn, tràn đầy thân mình với lạc thọ không có hỷ ấy, không một chỗ nào trên toàn thân không được lạc thọ không có hỷ ấy thấm nhuần.

Này Udāyi, ví như trong hồ sen xanh, hồ sen hồng, hồ sen trắng, có những sen xanh, sen hồng hay sen trắng; những bông sen ấy sanh trong nước, lớn lên trong nước, không vượt khỏi nước, nuôi sống dưới nước, từ đầu ngọn cho đến gốc rễ đều thấm nhuần, tẩm ướt, đầy tràn thấu suốt bởi nước mát lạnh ấy, không một chỗ nào của toàn thể sen xanh, sen hồng hay sen trắng không được nước mát lạnh ấy thấm nhuần; cũng vậy, này Udāyi, vị Tỷ-kheo thấm nhuần, tẩm ướt, làm cho sung mãn, tràn đầy thân mình với lạc thọ không có hỷ ấy, không một chỗ nào trên toàn thân không được lạc thọ không có hỷ ấy thấm nhuần.

Lại nữa, này Udāyi, vị Tỷ-kheo xả lạc xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh. Vị Tỷ-kheo ấy ngồi thấm nhuần toàn thân mình với tâm thuần tịnh trong sáng, không một chỗ nào trên toàn thân không được tâm thuần tịnh trong sáng ấy thấm nhuần.

Này Udāyi, ví như một người ngồi, dùng tấm vải trắng trùm đầu, không một chỗ nào trên toàn thân không được vải trắng ấy che thấu; cũng vậy, này Udāyi, vị Tỷ-kheo ngồi thấm nhuần toàn thân mình với tâm thuần tịnh, trong sáng, không một chỗ nào trên toàn thân không được tâm thuần tịnh trong sáng ấy thấm nhuần.

Và ở đây, này Udāyi, các đệ tử của Ta phần đông an trú, sau khi chứng ngộ nhờ thắng trí và chứng đắc cứu cánh viên mãn.

(12. Tuệ tri)

Lại nữa, này Udāyi. Ta thuyết giảng con đường tu hành cho các đệ tử. Và các đệ tử của Ta y cứ con đường tu hành này, tuệ tri như sau: "Thân này của ta là sắc pháp, do bốn đại thành, do cha mẹ sanh, nhờ cơm cháo nuôi dưỡng, vô thường, biến hoại, phấn toái, đoạn tuyệt, hoại diệt, trong thân ấy thức ta lại nương tựa và bị trói buộc.

Ví như, này Udāyi, một hòn lưu ly bảo châu, đẹp đẽ, trong suốt, có tám mặt, khéo dũa, khéo mài, sáng chói, không uế trược, đầy đủ tất cả mỹ tướng. Và một sợi dây được xâu qua hòn ngọc ấy, sợi dây màu xanh, màu vàng, màu đỏ, màu trắng, hay màu vàng nhạt. Một người có mắt cầm hòn ngọc ấy trên tay sẽ thấy: "Hòn lưu ly bảo châu này, đẹp đẽ, trong suốt, có tám mặt, khéo dũa, khéo mài, sáng chói, không uế trược, đầy đủ tất cả mỹ tướng. Và sợi dây này được xâu qua hòn ngọc ấy, sợi dây màu xanh, màu vàng, màu đỏ, màu trắng hay màu vàng nhạt".

Cũng vậy, này Udāyi, Ta thuyết giảng con đường tu hành cho các đệ tử. Và các đệ tử của Ta y cứ con đường tu hành này biết được như sau: "Thân này của ta là sắc pháp, do bốn đại thành, do cha mẹ sanh, nhờ cơm cháo nuôi dưỡng, vô thường, biến hoại, phấn toái, đoạn tuyệt, hoại diệt, trong thân ấy thức ta lại nương tựa và bị trói buộc.

Và ở đây, này Udāyi, các đệ tử của Ta phần đông an trú, sau khi chứng ngộ nhờ thắng trí và chứng đắc cứu cánh viên mãn.

(13. Thân do ý)

Lại nữa, này Udāyi, Ta thuyết giảng con đường tu hành cho các đệ tử. Và các đệ tử của Ta y cứ con đường tu hành này, chú tâm, hướng tâm đến sự hóa hiện một thân do ý làm ra. Vị ấy tạo một thân khác từ nơi thân này, cũng là sắc pháp, do ý làm ra, đầy đủ các chi tiết lớn nhỏ, không thiếu một căn nào.

Ví như, này Udāyi, một người rút một cây lau ra ngoài vỏ, người ấy nghĩ: "Ðây là vỏ, đây là cây lau, vỏ khác, cây lau khác, và cây lau từ vỏ rút ra". Ví như, này Udāyi, một người rút thanh kiếm từ bao kiếm. Người ấy nghĩ: "Ðây là thanh kiếm, đây là bao kiếm; thanh kiếm khác, bao kiếm khác; và thanh kiếm từ nơi bao kiếm rút ra. Ví như, này Udāyi, một người lột xác một con rắn. Người ấy nghĩ: "Ðây là con rắn, đây là xác rắn; con rắn khác, xác rắn khác; và con rắn từ nơi xác rắn được lột ra".

Cũng vậy, này Udāyi, Ta thuyết giảng con đường tu hành cho các đệ tử . Và các đệ tử của Ta y cứ con đường tu hành này, chú tâm, hướng tâm đến sự hóa hiện một thân do ý làm ra. Vị ấy tạo một thân khác từ nơi thân này, cũng là sắc pháp, do ý làm ra, đầy đủ các chi tiết lớn nhỏ, không thiếu một căn nào.

Và ở đây, này Udāyi, các đệ tử của Ta phần đông an trú, sau khi chứng ngộ nhờ thắng trí và chứng đắc cứu cánh viên mãn.

(14. Thần túc thông)

Lại nữa, này Udāyi, Ta thuyết giảng con đường tu hành cho các đệ tử. Và các đệ tử của Ta y cứ con đường tu hành này, dẫn tâm, hướng tâm đến các thần thông. Vị ấy chứng được các loại thần thông, một thân hiện ra nhiều thân, nhiều thân hiện ra một thân; hiện hình, biến hình đi ngang qua vách, qua tường, qua núi như đi ngang hư không; độn thổ, trồi lên ngang qua đất liền, như ở trong nước; đi trên nước không chìm như trên đất liền; ngồi kiết già đi trên hư không như con chim; với bàn tay chạm và rờ mặt trăng và mặt trời, những vật có đại oai lực, đại oai thần như vậy; có thể tự thân bay đến cõi Phạm thiên.

Ví như, này Udāyi, một người thợ gốm khéo tay, hay đệ tử người thợ gốm, với đất sét khéo nhồi nhuyễn, có thể làm các loại đồ gốm tùy theo sở thích. Ví như, này Udāyi, một người thợ ngà khéo tay, hay đệ tử người thợ ngà, với ngà khéo đẽo khéo dũa, có thể làm các loại đồ ngà tùy theo sở thích. Ví như, này Udāyi, người thợ vàng khéo tay, hay đệ tử người thợ vàng, với vàng khéo tinh nhuyễn có thể làm các loại đồ vàng tùy theo sở thích; cũng vậy, này Udāyi, Ta thuyết giảng con đường tu hành cho các đệ tử. Và các đệ tử của Ta y cứ con đường tu hành này, dẫn tâm, hướng tâm đến các thần thông. Vị ấy chứng được các thần thông, một thân hiện ra nhiều thân, nhiều thân hiện ra một thân; hiện hình biến hình đi ngang qua vách, qua tường, qua núi, như đi ngang qua hư không; độn thổ, trồi lên ngang qua đất liền như ở trong nước; đi trong nước không chìm như đi trên đất liền; ngồi kiết già đi trên hư không như con chim; với bàn tay chạm và rờ mặt trời và mặt trăng, những vật có đại oai lực, đại oai thần như vậy; có thể tự thân bay đến cõi Phạm thiên.

Và ở đây, này Udāyi, các đệ tử của Ta phần đông an trú, sau khi chứng ngộ nhờ thắng trí và chứng đắc cứu cánh viên mãn.

(15. Thiên nhĩ thông)

Lại nữa, này Udāyi, Ta thuyết giảng con đường tu hành cho các đệ tử. Và các đệ tử của Ta y cứ con đường tu hành này, với thiên nhĩ thanh tịnh siêu nhân, có thể nghe được hai loại tiếng, chư Thiên và Người, xa và gần. Ví như, này Udāyi, một người đang đi qua đường, nghe tiếng trống lớn, tiếng trống nhỏ, tiếng loa, tiếng xập xỏa và tiếng kiểng. Người ấy nghĩ: "Ðây là tiếng trống lớn, đây là tiếng trống nhỏ, đây là tiếng loa, tiếng xập xỏa, tiếng kiểng. Cũng vậy, này Udāyi, Ta thuyết giảng con đường tu hành cho các đệ tử. Và các đệ tử của Ta, y cứ con đường tu hành này, với thiên nhĩ, thanh tịnh, siêu nhân, có thể nghe được hai loại tiếng, chư Thiên và Người, xa và gần.

Và ở đây, này Udāyi, các đệ tử của Ta phần đông an trú, sau khi chứng ngộ nhờ thắng trí và chứng đắc cứu cánh viên mãn.

(16. Tha tâm thông)

Lại nữa, này Udāyi, Ta thuyết giảng con đường tu hành cho các đệ tử. Và các đệ tử của Ta y cứ con đường tu hành này, sau khi đi sâu vào tâm của chúng sanh, của loài người với tâm của mình được biết như sau: "Tâm tham biết là tâm tham; tâm không tham, biết là tâm không tham. Tâm sân, biết là tâm sân; tâm không sân, biết là tâm không sân. Tâm si, biết là tâm si; tâm không si, biết là tâm không si.

Tâm chuyên chú, biết là tâm chuyên chú; tâm không chuyên chú, biết là tâm không chuyên chú. Tâm đại hành, biết là tâm đại hành; tâm không đại hành, biết là tâm không đại hành. Tâm chưa vô thượng, biết là tâm chưa vô thượng; tâm vô thượng biết là tâm vô thượng. Tâm Thiền định, biết là tâm Thiền định; tâm không Thiền định, biết là tâm không Thiền định. Tâm giải thoát, biết là tâm giải thoát; tâm không giải thoát, biết là tâm không giải thoát".

Ví như, này Udāyi, một người đàn bà, một người đàn ông, một thiếu niên trẻ hay một thanh niên ưa trang sức, nhìn mặt của mình trong tấm gương trong sạch sáng suốt, hay một chậu nước trong; nếu mặt có tỳ vết, liền biết mặt có tỳ vết; nếu mặt không có tỳ vết, liền biết mặt không có tỳ vết.

Cũng vậy, này Udāyi, Ta thuyết giảng con đường tu hành cho các đệ tử. Và các đệ tử của Ta, y cứ con đường tu hành này, sau khi đi sâu vào tâm của chúng sanh, của loài người với tâm của mình được biết như sau: "Tâm tham, biết là tâm tham; tâm không tham biết là tâm không tham. Tâm sân, biết là tâm sân; tâm không sân, biết là tâm không sân. Tâm si biết là tâm si; tâm không si biết là tâm không si.

Tâm chuyên chú, biết là tâm chuyên chú; tâm không chuyên chú; biết là tâm không chuyên chú. Tâm đại hành, biết là tâm đại hành; tâm không đại hành, biết là tâm không đại hành. Tâm chưa vô thượng, biết là tâm chưa vô thượng; tâm vô thượng biết là tâm vô thượng. Tâm Thiền định, biết là tâm Thiền định; tâm không Thiền định, biết là tâm không Thiền định. Tâm giải thoát; biết là tâm giải thoát; tâm không giải thoát, biết là tâm không giải thoát".

Và ở đây, này Udāyi, các đệ tử của Ta phần đông an trú, sau khi chứng ngộ nhờ thắng trí và chứng đắc cứu cánh viên mãn.

(17. Túc mạng thông)

Lại nữa, này Udāyi, Ta thuyết giảng con đường tu hành cho các đệ tử. Và các đệ tử của Ta y cứ con đường tu hành này, nhớ đến các đời sống quá khứ như một đời, hai đời, ba đời, bốn đời, năm đời, mười đời, hai mươi đời, ba mươi đời, bốn mươi đời, năm mươi đời, một trăm đời, hai trăm đời, một ngàn đời, một trăm ngàn đời, nhiều hoại kiếp, nhiều thành kiếp, nhiều hoại và thành kiếp.

Vị ấy nhớ rằng: "Tại chỗ kia, ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này. Sau khi chết tại chỗ kia, ta được sanh ra tại chỗ nọ. Tại chỗ ấy, ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này. Sau khi chết tại chỗ nọ, ta được sanh ra ở đây".

Như vậy các vị ấy nhớ đến nhiều đời sống quá khứ cùng với nét đại cương và các chi tiết. Ví như, này Udāyi, một người đi từ làng mình đến làng khác, từ làng ấy đi đến một làng khác nữa, và từ làng này lại trở về làng của mình. Người ấy nghĩ: "Ta từ làng của mình đi đến làng kia, nơi đây ta đã đứng như thế này, đã ngồi như thế này, đã nói như thế này, đã yên lặng như thế này. Từ nơi làng nọ, ta đã trở về làng của ta".

Cũng vậy, này Udāyi, Ta thuyết giảng con đường tu hành cho các đệ tử. Và các đệ tử của Ta y cứ con đường tu hành này, nhớ đến các đời sống quá khứ như một đời, hai đời... Như vậy các vị ấy nhớ đến nhiều đời sống quá khứ cùng với các nét đại cương và các chi tiết.

Và ở đây, này Udāyi, các đệ tử của Ta phần đông an trú, sau khi chứng ngộ nhờ thắng trí và chứng đắc cứu cánh viên mãn.

(18. Thiên nhãn thông)

Lại nữa, này Udāyi, Ta thuyết giảng con đường tu hành cho các đệ tử. Và các đệ tử của Ta y cứ con đường tu hành này, với thiên nhãn thuần tịnh siêu nhân, thấy sự sống và chết của chúng sanh. Những vị ấy biết rõ rằng chúng sanh người hạ liệt kẻ cao sang, người đẹp đẽ kẻ thô xấu, người may mắn kẻ bất hạnh, đều do hạnh nghiệp của họ.

Những chúng sanh nào làm những ác hạnh về thân, lời và ý, phỉ báng các bậc Thánh, theo tà kiến, tạo các nghiệp theo tà kiến; những người này sau khi thân hoại mạng chung phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục.

Còn những chúng sanh nào làm những thiện hạnh về thân, lời và ý, không phỉ báng các bậc Thánh, theo chánh kiến, tạo các nghiệp theo chánh kiến; những người này, sau khi thân hoại mạng chung được sanh lên các thiện thú, cõi Trời, trên đời này.

Như vậy, các vị ấy với thiên nhãn thuần tịnh siêu nhân, thấy sự sống chết của chúng sanh. Những vị ấy biết rõ rằng chúng sanh người hạ liệt kẻ cao sang, người đẹp đẽ kẻ thô xấu, người may mắn kẻ bất hạnh, đều do hạnh nghiệp của họ.

Ví như, này Udāyi, một tòa lầu có thượng đài giữa ngã tư đường, một người có mắt đứng trên ấy, sẽ thấy những người đi vào nhà, đi từ nhà ra, đi qua lại trên đường, ngồi ở giữa ngã tư hay trên đài thượng. Người ấy nghĩ: "Những người này đi vào nhà, những người này đi từ nhà ra, những người này đi qua lại trên đường, những người này ngồi giữa ngã tư hay trên đài thượng".

Cũng vậy, này Udāyi, Ta thuyết giảng con đường tu hành cho các đệ tử. Và các đệ tử của Ta y cứ con đường tu hành này, với thiên nhãn thuần tịnh, siêu nhân, thấy sự sống và sự chết của chúng sanh. Những vị ấy biết rõ rằng chúng sanh, người hạ liệt kẻ cao sang, người đẹp đẽ kẻ thô xấu, người may mắn kẻ bất hạnh... đều do hạnh nghiệp của họ.

Và ở đây, này Udāyi, các đệ tử của Ta phần đông an trú sau khi chứng ngộ nhờ thắng trí và chứng đắc cứu cánh viên mãn.

(19. Lậu tận thông)

Lại nữa, này Udāyi, Ta thuyết giảng con đường tu hành cho các đệ tử. Và các đệ tử của Ta y cứ con đường tu hành này, sau khi đoạn tận các lậu hoặc, tự mình chứng ngộ với thắng trí, chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát.

Ví như, này Udāyi, tại dãy núi lớn có một hồ nước thuần tịnh, trong sáng, không cấu nhiễm, một người có mắt đứng trên bờ sông thấy con hến, con sò, những hòn đá, hòn sạn, những đàn cá bơi qua lại, hay đứng một chỗ. Vị ấy nghĩ: "Ðây là hồ nước thuần tịnh, trong sáng, không cấu nhiễm. Ðây là những con hến, con sò, những hòn đá, hòn sạn, những đàn cá đang bơi qua lại hay đứng yên một chỗ".

Cũng vậy, này Udāyi, Ta thuyết giảng con đường tu hành cho các đệ tử. Và các đệ tử của Ta y cứ con đường tu hành này, sau khi đoạn tận các lậu hoặc, tự mình chứng ngộ với thắng trí, chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát.

Và ở đây, này Udāyi, các đệ tử của Ta phần đông an trú, sau khi chứng ngộ nhờ thắng trí và chứng đắc cứu cánh viên mãn.

Này Udāyi, đây là pháp thứ năm, do pháp này các đệ tử của Ta cung kính, tôn trọng, kính lễ, cúng dường Ta và sau khi cung kính, tôn trọng, sống nương tựa vào Ta.

Này Udāyi, do năm pháp này, các đệ tử của Ta cung kính, tôn trọng, kính lễ, cúng dường Ta và sau khi cung kính, tôn trọng, sống nương tựa vào Ta.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Du sĩ Udāyi hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy.


77. The Greater Discourse to Sakuludāyin

Translated by: Bhikkhu Ñāṇamoli & Bhikkhu Bodhi

[1] 1. THUS HAVE I HEARD. On one occasion the Blessed One was living at Rājagaha in the Bamboo Grove, the Squirrels’ Sanctuary.

2. Now on that occasion a number of well-known wanderers were staying at the Peacocks’ Sanctuary, the wanderers’ park — that is, Annabhāra, Varadhara, and the wanderer Sakuludāyin, as well as other well-known wanderers.

3. Then, when it was morning, the Blessed One dressed, and taking his bowl and outer robe, went into Rājagaha for alms. Then he thought: “It is still too early to wander for alms in Rājagaha. Suppose I went to the wanderer Sakuludāyin in the Peacocks’ Sanctuary, the wanderers’ park.”

4. Then the Blessed One went to the Peacocks’ Sanctuary, the wanderers’ park. Now on that occasion the wanderer Sakuludāyin was seated with a large assembly of wanderers who were making an uproar, loudly and noisily talking many kinds of pointless talk, such as talk of kings… (as Sutta 76, §4) [2]… whether things are so or are not so.

Then the wanderer Sakuludāyin saw the Blessed One coming in the distance. Seeing him, he quieted his own assembly thus:

“Sirs, be quiet; sirs, make no noise. Here comes the recluse Gotama. This venerable one likes quiet and commends quiet. Perhaps if he finds our assembly a quiet one, he will think to join us.” Then the wanderers became silent.

5. The Blessed One went to the wanderer Sakuludāyin, who said to him:

“Let the Blessed One come, venerable sir! Welcome to the Blessed One! It is long since the Blessed One found an opportunity to come here. Let the Blessed One be seated; this seat is ready.”

The Blessed One sat down on the seat made ready, and the wanderer Sakuludāyin took a low seat and sat down at one side. When he had done so, the Blessed One asked him:

“For what discussion are you sitting together here now, Udāyin? And what was your discussion that was interrupted?”

6. “Venerable sir, let be the discussion for which we are now sitting together here. The Blessed One can well hear about it later. In recent days, venerable sir, when recluses and brahmins of various sects have been gathering together and sitting together in the debating hall, this topic has arisen:

‘It is a gain for the people of Anga and Magadha, it is a great gain for the people of Anga and Magadha that these recluses and brahmins, heads of orders, heads of groups, teachers of groups, well-known and famous founders of sects regarded by many as saints, have come to spend the Rains at Rājagaha.

There is this Pūraṇa Kassapa, the head of an order, the head of a group, the teacher of a group, the well-known and famous founder of a sect regarded by many as a saint: he has come to spend the Rains at Rājagaha.

There is also this Makkhali Gosāla… this Ajita Kesakambalin… this Pakudha Kaccāyana… this Sañjaya Belaṭṭhiputta… this Nigaṇṭha Nātaputta, the head of an order, the head of a group, the teacher of a group, [3] the well-known and famous founder of a sect regarded by many as a saint: he too has come to spend the Rains at Rājagaha.

There is also this recluse Gotama, the head of an order, the head of a group, the teacher of a group, the well-known and famous founder of a sect regarded by many as a saint: he too has come to spend the Rains at Rājagaha.

Now among these worthy recluses and brahmins, heads of orders… regarded by many as saints, who is honoured, respected, revered, and venerated by his disciples? And how, honouring and respecting him, do they live in dependence on him?’

“Thereupon some said this: ‘This Pūraṇa Kassapa is the head of an order… regarded by many as a saint, yet he is not honoured, respected, revered, and venerated by his disciples, nor do his disciples live in dependence on him, honouring and respecting him.

Once Pūraṇa Kassapa was teaching his Dhamma to an assembly of several hundred followers. Then a certain disciple of his made a noise thus:

“Sirs, do not ask Pūraṇa Kassapa this question. He does not know that. We know that. Ask us that question. We will answer that for you, sirs.”

It happened that Pūraṇa Kassapa did not get his way, though he waved his arms and wailed: “Be quiet, sirs, make no noise, sirs. They are not asking you, sirs. They are asking us. We will answer them.”

Indeed, many of his disciples left him after refuting his doctrine thus: “You do not understand this Dhamma and Discipline. I understand this Dhamma and Discipline. How could you understand this Dhamma and Discipline? Your way is wrong. My way is right. I am consistent. You are inconsistent. What should have been said first, you said last. What should have been said last, you said first. What you had so carefully thought up has been turned inside out. Your doctrine is refuted. You are proved wrong. Go and learn better, or disentangle yourself if you can!”

Thus Pūraṇa Kassapa is not honoured, respected, revered, and venerated by his disciples, nor do his disciples live in dependence on him, honouring and respecting him. Indeed, he is scorned by the scorn shown to his Dhamma.’ [4]

“And some said this: ‘This Makkhali Gosāla… this Ajita Kesakambalin… this Pakudha Kaccāyana… this Sañjaya Belaṭṭhiputta… this Nigaṇṭha Nātaputta is the head of an order… [but he] is not honoured, respected, revered, and venerated by his disciples, nor do his disciples live in dependence on him, honouring and respecting him. Indeed, he is scorned by the scorn shown to his Dhamma.’









“And some said this: ‘This recluse Gotama is the head of an order, the head of a group, the teacher of a group, the well-known and famous founder of a sect regarded by many as a saint. He is honoured, respected, revered, and venerated by his disciples, and his disciples live in dependence on him, honouring and respecting him.

Once the recluse Gotama was teaching his Dhamma to an assembly of several hundred followers and there a certain disciple of his cleared his throat. Thereupon one of his companions in the holy life nudged him with his knee [to indicate]: [5] “Be quiet, venerable sir, make no noise; the Blessed One, the Teacher, is teaching us the Dhamma.” When the recluse Gotama is teaching the Dhamma to an assembly of several hundred followers, on that occasion there is no sound of his disciples’ coughing or clearing their throats.

For then that large assembly is poised in expectancy: “Let us hear the Dhamma the Blessed One is about to teach.” Just as though a man were at a crossroads pressing out pure honey and a large group of people were poised in expectancy, so too, when the recluse Gotama is teaching the Dhamma to an assembly of several hundred followers, on that occasion there is no sound of his disciples’ coughing or clearing their throats.

For then that large assembly is poised in expectancy: “Let us hear the Dhamma the Blessed One is about to teach.” And even those disciples of his who fall out with their companions in the holy life and abandon the training to return to the low life — even they praise the Master and the Dhamma and the Sangha;

they blame themselves instead of others, saying: “We were unlucky, we have little merit; for though we went forth into homelessness in such a well-proclaimed Dhamma, we were unable to live the perfect and pure holy life for the rest of our lives.” Having become monastery attendants or lay followers, they undertake and observe the five precepts.

Thus the recluse Gotama is honoured, respected, revered, and venerated by his disciples, and his disciples live in dependence on him, honouring and respecting him.’”

7. “But, Udāyin, how many qualities do you see in me because of which my disciples honour, respect, revere, and venerate me, and live in dependence on me, honouring and respecting me?”

8. “Venerable sir, I see five qualities in the Blessed One because of which his disciples honour, respect, revere, and venerate him, and live in dependence on him, honouring and respecting him.

What are the five?

First, venerable sir, the Blessed One eats little and commends eating little; this I see as the first quality of the Blessed One because of which his disciples honour, respect, revere, and venerate him, and live in dependence on him, honouring and respecting him. [6]

Again, venerable sir, the Blessed One is content with any kind of robe and commends contentment with any kind of robe; this I see as the second quality of the Blessed One…

Again, venerable sir, the Blessed One is content with any kind of almsfood and commends contentment with any kind of almsfood; this I see as the third quality of the Blessed One…

Again, venerable sir, the Blessed One is content with any kind of resting place and commends contentment with any kind of resting place; this I see as the fourth quality of the Blessed One…

Again, venerable sir, the Blessed One is secluded and commends seclusion; this I see as the fifth quality of the Blessed One…

Venerable sir, these are the five qualities I see in the Blessed One because of which his disciples honour, respect, revere, and venerate him, and live in dependence on him, honouring and respecting him.”

9. “Suppose, Udāyin, my disciples honoured, respected, revered, and venerated me, and lived in dependence on me, honouring and respecting me, with the thought: ‘The recluse Gotama eats little and commends eating little.’ Now there are disciples of mine who live on a cupful or half a cupful of food, a bilva fruit’s or half a bilva fruit’s quantity of food, [7] while I sometimes eat the full contents of my almsbowl or even more.

So if my disciples honoured me… with the thought: ‘The recluse Gotama eats little and commends eating little,’ then those disciples of mine who live on a cupful of food… should not honour, respect, revere, and venerate me for this quality, nor should they live in dependence on me, honouring and respecting me.

“Suppose, Udāyin, my disciples honoured, respected, revered, and venerated me, and lived in dependence on me, honouring and respecting me, with the thought: ‘The recluse Gotama is content with any kind of robe and commends contentment with any kind of robe.’ Now there are disciples of mine who are refuse-rag wearers, wearers of coarse robes; they collect rags from the charnel ground, rubbish heaps, or shops, make them into patched robes, and wear them. But I sometimes wear robes given by householders, robes so fine that pumpkin hair is coarse in comparison. So if my disciples honoured me… with the thought:

‘The recluse Gotama is content with any kind of robe and commends contentment with any kind of robe,’ then those disciples of mine who are refuse-rag wearers, wearers of coarse robes… should not honour, respect, revere, and venerate me for this quality, nor should they live in dependence on me, honouring and respecting me.

“Suppose, Udāyin, my disciples honoured, respected, revered, and venerated me, and lived in dependence on me, honouring and respecting me, with the thought: ‘The recluse Gotama is content with any kind of almsfood and commends contentment with any kind of almsfood.’ Now there are disciples of mine who are almsfood eaters, who go on unbroken almsround from house to house, who delight in gathering their food; when they have entered among the houses they will not consent even when invited to sit down. But I sometimes eat on invitation meals of choice rice [8] and many sauces and curries. So if my disciples honoured me… with the thought:

‘The recluse Gotama is content with any kind of almsfood and commends contentment with any kind of almsfood,’ then those disciples of mine who are almsfood eaters… should not honour, respect, revere, and venerate me for this quality, nor should they live in dependence on me, honouring and respecting me.

“Suppose, Udāyin, my disciples honoured, respected, revered, and venerated me, and lived in dependence on me, honouring and respecting me, with the thought: ‘The recluse Gotama is content with any kind of resting place and commends contentment with any kind of resting place.’ Now there are disciples of mine who are tree-root dwellers and open-air dwellers, who do not use a roof for eight months [of the year], while I sometimes live in gabled mansions plastered within and without, protected against the wind, secured by door bolts, with shuttered windows. So if my disciples honoured me… with the thought:

‘The recluse Gotama is content with any kind of resting place and commends contentment with any kind of resting place,’ then those disciples of mine who are tree-root dwellers and open-air dwellers… should not honour, respect, revere, and venerate me for this quality, nor should they live in dependence on me, honouring and respecting me.

“Suppose, Udāyin, my disciples honoured, respected, revered, and venerated me, and lived in dependence on me, honouring and respecting me, with the thought: ‘The recluse Gotama is secluded and commends seclusion.’ Now there are disciples of mine who are forest dwellers, dwellers in remote resting places, who live withdrawn in remote jungle-thicket resting places and return to the midst of the Sangha once each half-month for the recitation of the Pātimokkha. But I sometimes live surrounded by bhikkhus and bhikkhunīs, by men and women lay followers, by kings and kings’ ministers, by other sectarians and their disciples. So if my disciples honoured me… with the thought:

‘The recluse Gotama is secluded and commends seclusion,’ [9] then those disciples of mine who are forest dwellers… should not honour, respect, revere, and venerate me for this quality, nor should they live in dependence on me, honouring and respecting me.

Thus, Udāyin, it is not because of these five qualities that my disciples honour, respect, revere, and venerate me, and live in dependence on me, honouring and respecting me.

10. “However, Udāyin, there are five other qualities because of which my disciples honour, respect, revere, and venerate me, and live in dependence on me, honouring and respecting me.

What are the five?

(I. THE HIGHER VIRTUE)

11. “Here, Udāyin, my disciples esteem me for the higher virtue thus: ‘The recluse Gotama is virtuous, he possesses the supreme aggregate of virtue.’

This is the first quality because of which my disciples honour, respect, revere, and venerate me, and live in dependence on me, honouring and respecting me.

(II. KNOWLEDGE AND VISION)

12. “Again, Udāyin, my disciples esteem me for my excellent knowledge and vision thus: ‘When the recluse Gotama says “I know,” he truly knows; when he says “I see,” he truly sees. The recluse Gotama teaches the Dhamma through direct knowledge, not without direct knowledge; he teaches the Dhamma with a sound basis, not without a sound basis; he teaches the Dhamma in a convincing manner, not in an unconvincing manner.’

This is the second quality because of which [10] my disciples honour me…

(III. THE HIGHER WISDOM)

13. “Again, Udāyin, my disciples esteem me for the higher wisdom thus: ‘The recluse Gotama is wise; he possesses the supreme aggregate of wisdom. It is impossible that he should not foresee the implications of an assertion761 or that he should not be able to confute with reasons the current doctrines of others.’ What do you think, Udāyin? Would my disciples, knowing and seeing thus, break in and interrupt me?”

— “No, venerable sir.”

— “I do not expect instruction from my disciples; invariably, it is my disciples who expect instruction from me.

This is the third quality because of which my disciples honour me…

(IV. THE FOUR NOBLE TRUTHS)

14. “Again, Udāyin, when my disciples have met with suffering and become victims of suffering, prey to suffering, they come to me and ask me about the noble truth of suffering. Being asked, I explain to them the noble truth of suffering, and I satisfy their minds with my explanation. They ask me about the noble truth of the origin of suffering… about the noble truth of the cessation of suffering… about the noble truth of the way leading to the cessation of suffering. Being asked, I explain to them the noble truth of the way leading to the cessation of suffering, and I satisfy their minds with my explanation.

This is the fourth quality [11] because of which my disciples honour me…

(V. THE WAY TO DEVELOP WHOLESOME STATES)

(1. The Four Foundations of Mindfulness)

15. “Again, Udāyin, I have proclaimed to my disciples the way to develop the four foundations of mindfulness.762

Here a bhikkhu abides contemplating the body as a body, ardent, fully aware, and mindful, having put away covetousness and grief for the world. He abides contemplating feelings as feelings… He abides contemplating mind as mind… He abides contemplating mind-objects as mind-objects, ardent, fully aware, and mindful, having put away covetousness and grief for the world.

And thereby many disciples of mine abide having reached the consummation and perfection of direct knowledge.763

(2. The Four Right Kinds of Striving)

16. “Again, Udāyin, I have proclaimed to my disciples the way to develop the four right kinds of striving.

Here a bhikkhu awakens zeal for the non-arising of unarisen evil unwholesome states, and he makes effort, arouses energy, exerts his mind, and strives. He awakens zeal for the abandoning of arisen evil unwholesome states… He awakens zeal for the arising of unarisen wholesome states… He awakens zeal for the continuance, non-disappearance, strengthening, increase, and fulfillment by development of arisen wholesome states, and he makes effort, arouses energy, exerts his mind, and strives.

And thereby many disciples of mine abide having reached the consummation and perfection of direct knowledge.

(3. The Four Bases for Spiritual Power)

17. “Again, Udāyin, I have proclaimed to my disciples the way to develop the four bases for spiritual power. Here a bhikkhu develops the basis for spiritual power consisting in concentration due to zeal and determined striving. He develops the basis for spiritual power consisting in concentration due to energy and determined striving. He develops the basis for spiritual power consisting in concentration due to [purity of] mind and determined striving. He develops the basis for spiritual power consisting in concentration due to investigation and determined striving.

And thereby many disciples of mine abide having reached the consummation and perfection of direct knowledge.

(4. The Five Faculties)

18. “Again, Udāyin, I have proclaimed to my disciples the way to develop the five spiritual faculties.

Here [12] a bhikkhu develops the faculty of faith, which leads to peace, leads to enlightenment. He develops the faculty of energy… the faculty of mindfulness… the faculty of concentration… the faculty of wisdom, which leads to peace, leads to enlightenment.

And thereby many disciples of mine abide having reached the consummation and perfection of direct knowledge.

(5. The Five Powers)

19. “Again, Udāyin, I have proclaimed to my disciples the way to develop the five powers.

Here a bhikkhu develops the power of faith, which leads to peace, leads to enlightenment. He develops the power of energy… the power of mindfulness… the power of concentration… the power of wisdom, which leads to peace, leads to enlightenment.

And thereby many disciples of mine abide having reached the consummation and perfection of direct knowledge.

(6. The Seven Enlightenment Factors)

20. “Again, Udāyin, I have proclaimed to my disciples the way to develop the seven enlightenment factors.

Here a bhikkhu develops the mindfulness enlightenment factor, which is supported by seclusion, dispassion, and cessation, and results in relinquishment. He develops the investigation-of-states enlightenment factor… the energy enlightenment factor… the rapture enlightenment factor… the tranquillity enlightenment factor… the concentration enlightenment factor… the equanimity enlightenment factor, which is supported by seclusion, dispassion, and cessation, and results in relinquishment.

And thereby many disciples of mine abide having reached the consummation and perfection of direct knowledge.

(7. The Noble Eightfold Path)

21. “Again, Udāyin, I have proclaimed to my disciples the way to develop the Noble Eightfold Path.

Here a bhikkhu develops right view, right intention, right speech, right action, right livelihood, right effort, right mindfulness, and right concentration.

And thereby many disciples of mine abide having reached the consummation and perfection of direct knowledge.

(8. The Eight Liberations)

22. “Again, Udāyin, I have proclaimed to my disciples the way to develop the eight liberations.764

Possessed of material form, one sees forms: this is the first liberation.

Not perceiving form internally, one sees forms externally: this is the second liberation.

One is resolved only upon the beautiful: this is the third liberation. [13]

With the complete surmounting of perceptions of form, with the disappearance of perceptions of sensory impact, with non-attention to perceptions of diversity, aware that ‘space is infinite,’ one enters upon and abides in the base of infinite space: this is the fourth liberation.

By completely surmounting the base of infinite space, aware that ‘consciousness is infinite,’ one enters upon and abides in the base of infinite consciousness: this is the fifth liberation.

By completely surmounting the base of infinite consciousness, aware that ‘there is nothing,’ one enters upon and abides in the base of nothingness: this is the sixth liberation.

By completely surmounting the base of nothingness, one enters upon and abides in the base of neither-perception-nor-non-perception: this is the seventh liberation.

By completely surmounting the base of neither-perception-nor-non-perception, one enters upon and abides in the cessation of perception and feeling: this is the eighth liberation.

And thereby many disciples of mine abide having reached the consummation and perfection of direct knowledge.

(9. The Eight Bases for Transcendence)

23. “Again, Udāyin, I have proclaimed to my disciples the way to develop the eight bases for transcendence.765

Perceiving form internally, one sees forms externally, limited, fair and ugly; by transcending them, one perceives thus: ‘I know, I see.’ This is the first base for transcendence.766

Perceiving form internally, one sees forms externally, immeasurable, fair and ugly; by transcending them, one perceives thus: ‘I know, I see.’ This is the second base for transcendence.

Not perceiving form internally, one sees forms externally, limited, fair and ugly; by transcending them, one perceives thus: ‘I know, I see.’ This is the third base for transcendence.767

Not perceiving form internally, one sees forms externally, immeasurable, fair and ugly; by transcending them, one perceives thus: ‘I know, I see.’ This is the fourth base for transcendence.

Not perceiving form internally, one sees forms externally, blue, of blue colour, blue in appearance, with blue luminosity. Just like a flax flower, which is blue, of blue colour, blue in appearance, with blue luminosity, or just like Benares cloth smoothened on both sides, which is blue, of blue colour, blue in appearance, with blue luminosity; so too, not perceiving form internally, one sees forms externally… with blue luminosity; by transcending them, one perceives thus: ‘I know, I see.’ This is the fifth [14] base for transcendence.

Not perceiving form internally, one sees forms externally, yellow, of yellow colour, yellow in appearance, with yellow luminosity. Just like a kaṇṇikāra flower, which is yellow, of yellow colour, yellow in appearance, with yellow luminosity, or just like Benares cloth smoothened on both sides, which is yellow, of yellow colour, yellow in appearance, with yellow luminosity; so too, not perceiving form internally, one sees forms externally… with yellow luminosity; by transcending them, one perceives thus: ‘I know, I see.’ This is the sixth base for transcendence.

Not perceiving form internally, one sees forms externally, red, of red colour, red in appearance, with red luminosity. Just like a hibiscus flower, which is red, of red colour, red in appearance, with red luminosity, or just like Benares cloth smoothened on both sides, which is red, of red colour, red in appearance, with red luminosity; so too, not perceiving form internally, one sees forms externally… with red luminosity; by transcending them, one perceives thus: ‘I know, I see.’ This is the seventh base for transcendence. Not perceiving form internally, one sees forms externally, white, of white colour, white in appearance, with white luminosity.

Just like the morning star, which is white, of white colour, white in appearance, with white luminosity, or just like Benares cloth smoothened on both sides, which is white, of white colour, white in appearance, with white luminosity; so too, not perceiving form internally, one sees forms externally… with white luminosity; by transcending them, one perceives thus: ‘I know, I see.’ This is the eighth base for transcendence.

And thereby many disciples of mine abide having reached the consummation and perfection of direct knowledge.

(10. The Ten Kasiṇas)

24. “Again, Udāyin, I have proclaimed to my disciples the way to develop the ten kasiṇa bases.768

One contemplates the earth-kasiṇa above, below, and across, undivided and immeasurable. Another contemplates the water-kasiṇa… Another contemplates the fire-kasiṇa… Another contemplates the air-kasiṇa… Another contemplates the blue-kasiṇa… Another contemplates the yellow-kasiṇa… Another contemplates the red-kasiṇa… Another contemplates the white-kasiṇa… Another contemplates the space-kasiṇa… Another contemplates the consciousness-kasiṇa [15] above, below, and across, undivided and immeasurable.

And thereby many disciples of mine abide having reached the perfection and consummation of direct knowledge.

(11. The Four Jhānas)

25. “Again, Udāyin, I have proclaimed to my disciples the way to develop the four jhānas.

Here, quite secluded from sensual pleasures, secluded from unwholesome states, a bhikkhu enters upon and abides in the first jhāna, which is accompanied by applied and sustained thought, with rapture and pleasure born of seclusion. He makes the rapture and pleasure born of seclusion drench, steep, fill, and pervade this body, so that there is no part of his whole body unpervaded by the rapture and pleasure born of seclusion.769

Just as a skilled bath man or a bath man’s apprentice heaps bath powder in a metal basin and, sprinkling it gradually with water, kneads it till the moisture wets his ball of bath powder, soaks it and pervades it inside and out, yet the ball itself does not ooze; so too, a bhikkhu makes the rapture and pleasure born of seclusion drench, steep, fill, and pervade this body, so that there is no part of his whole body unpervaded by the rapture and pleasure born of seclusion.

26. “Again, with the stilling of applied and sustained thought, a bhikkhu enters upon and abides in the second jhāna, which has self-confidence and singleness of mind without applied and sustained thought, with rapture and pleasure born of concentration. He makes the rapture and pleasure born of concentration drench, steep, fill, and pervade this body, so that there is no part of his whole body unpervaded by the rapture and pleasure born of concentration.

Just as though there were a lake whose waters welled up from below and it had no inflow from east, west, north, or south [16] and would not be replenished from time to time by showers of rain, then the cool fount of water welling up in the lake would make the cool water drench, steep, fill, and pervade the lake, so that there would be no part of the whole lake unpervaded by cool water; so too, a bhikkhu makes the rapture and pleasure born of concentration drench, steep, fill, and pervade this body, so that there is no part of his whole body unpervaded by the rapture and pleasure born of concentration.

27. “Again, with the fading away as well of rapture, a bhikkhu abides in equanimity, and mindful and fully aware, still feeling pleasure with the body, he enters upon and abides in the third jhāna, on account of which noble ones announce: ‘He has a pleasant abiding who has equanimity and is mindful.’ He makes the pleasure divested of rapture drench, steep, fill, and pervade this body, so that there is no part of his whole body unpervaded by the pleasure divested of rapture.

Just as in a pond of blue or red or white lotuses, some lotuses that are born and grow in the water thrive immersed in the water without rising out of it, and cool water drenches, steeps, fills, and pervades them to their tips and their roots, so that there is no part of all those lotuses unpervaded by cool water; so too, a bhikkhu makes the pleasure divested of rapture drench, steep, fill, and pervade this body, so that there is no part of his whole body unpervaded by the pleasure divested of rapture.

28. “Again, with the abandoning of pleasure and pain, and with the previous disappearance of joy and grief, a bhikkhu enters upon and abides in the fourth jhāna, which has neither-pain-nor-pleasure and purity of mindfulness due to equanimity. He sits pervading this body with a pure bright mind, so that there is no part of his whole body unpervaded by the pure bright mind.

Just as though a man were sitting covered from the head down with a white cloth, so that there would be no part of his whole body not covered by the white cloth; so too, a bhikkhu sits pervading this body with a pure bright mind, so that there is no part of his whole body [17] unpervaded by the pure bright mind.

And thereby many disciples of mine abide having reached the consummation and perfection of direct knowledge.

(12. Insight Knowledge)

29. “Again, Udāyin, I have proclaimed to my disciples the way to understand thus:770 ‘This body of mine, made of material form, consisting of the four great elements, procreated by a mother and father, and built up out of boiled rice and porridge, is subject to impermanence, to being worn and rubbed away, to dissolution and disintegration, and this consciousness of mine is supported by it and bound up with it.’

Suppose there were a beautiful beryl gem of purest water, eight-faceted, well cut, clear and limpid, possessed of all good qualities, and through it a blue, yellow, red, white, or brown thread would be strung. Then a man with good sight, taking it in his hand, might review it thus: ‘This is a beautiful beryl gem of purest water, eight-faceted, well cut, clear and limpid, possessed of all good qualities, and through it is strung a blue, yellow, red, white, or brown thread.’

So too, I have proclaimed to my disciples the way to understand thus: ‘This body of mine… is subject to impermanence, to being worn and rubbed away, to dissolution and disintegration, and this consciousness of mine is supported by it and bound up with it.’

And thereby many disciples of mine abide having reached the consummation and perfection of direct knowledge.

(13. The Mind-Made Body)

30. “Again, Udāyin, I have proclaimed to my disciples the way to create from this body another body having form, mind-made, with all its limbs, lacking no faculty.

Just as though a man were to pull out a reed from its sheath and think thus: ‘This is the sheath, this is the reed; the sheath is one, the reed is another; it is from the sheath that the reed has been pulled out’; or just as though a man were to pull out a sword from its scabbard and think thus: ‘This is the sword, this is the scabbard; the sword is one, the scabbard another; it is from the scabbard that the sword has been pulled out’; [18] or just as though a man were to pull a snake out of its slough and think thus: ‘This is the snake, this is the slough; the snake is one, the slough another; it is from the slough that the snake has been pulled out.’

So too, I have proclaimed to my disciples the way to create from this body another body having form, mind-made, with all its limbs, lacking no faculty.

And thereby many disciples of mine abide having reached the consummation and perfection of direct knowledge.

(14. The Kinds of Supernormal Power)

31. “Again, Udāyin, I have proclaimed to my disciples the way to wield the various kinds of supernormal power: having been one, they become many; having been many, they become one; they appear and vanish; they go unhindered through walls, through enclosures, through mountains, as though through space; they dive in and out of the earth as though it were water; they walk on water without sinking as though it were earth; seated cross-legged, they travel in space like birds; with their hands they touch and stroke the moon and sun so powerful and mighty; they wield bodily mastery even as far as the Brahma-world.

Just as a skilled potter or his apprentice might create and fashion out of well-prepared clay any shape of pot he wished; or just as a skilled ivory-worker or his apprentice might create and fashion out of well-prepared ivory any ivory work of art he wished; or just as a skilled goldsmith or his apprentice might create and fashion out of well-prepared gold any gold work of art he wished; so too, I have proclaimed to my disciples the way to wield the various kinds of supernormal power… [19]… they wield bodily mastery even as far as the Brahma-world.

And thereby many disciples of mine abide having reached the consummation and perfection of direct knowledge.

(15. The Divine Ear Element)

32. “Again, Udāyin, I have proclaimed to my disciples the way whereby with the divine ear element, which is purified and surpasses the human, they hear both kinds of sounds, the divine and the human, those that are far as well as near. Just as a vigorous trumpeter might make himself heard without difficulty in the four quarters; so too, I have proclaimed to my disciples the way whereby with the divine ear element… far as well as near.

And thereby many disciples of mine abide having reached the consummation and perfection of direct knowledge.

(16. Understanding the Minds of Others)

33. “Again, Udāyin, I have proclaimed to my disciples the way to understand the minds of other beings, of other persons, having encompassed them with their own minds. They understand a mind affected by lust as affected by lust and a mind unaffected by lust as unaffected by lust; they understand a mind affected by hate as affected by hate and a mind unaffected by hate as unaffected by hate; they understand a mind affected by delusion as affected by delusion and a mind unaffected by delusion as unaffected by delusion;

they understand a contracted mind as contracted and a distracted mind as distracted; they understand an exalted mind as exalted and an unexalted mind as unexalted; they understand a surpassed mind as surpassed and an unsurpassed mind as unsurpassed; they understand a concentrated mind as concentrated and an unconcentrated mind as unconcentrated; they understand a liberated mind as liberated and an unliberated mind as unliberated.

Just as a man or a woman — young, youthful, and fond of ornaments — on viewing the image of his or her own face in a clean bright mirror or in a bowl of clear water, would know if there were a spot thus: ‘There is a spot,’ [20] or would know if there were no spot thus: ‘There is no spot’;

so too, I have proclaimed to my disciples the way to understand… an unliberated mind as unliberated.



And thereby many disciples of mine abide having reached the consummation and perfection of direct knowledge.

(17. The Recollection of Past Lives)

34. “Again, Udāyin, I have proclaimed to my disciples the way to recollect their manifold past lives, that is, one birth, two births, three births, four births, five births, ten births, twenty births, thirty births, forty births, fifty births, a hundred births, a thousand births, a hundred thousand births, many aeons of world-contraction, many aeons of world-expansion, many aeons of world-contraction and expansion:

‘There I was so named, of such a clan, with such an appearance, such was my nutriment, such my experience of pleasure and pain, such my life-term; and passing away from there, I reappeared elsewhere; and there too I was so named… and passing away from there, I reappeared here.’

Thus with their aspects and particulars they recollect their manifold past lives. Just as a man might go from his own village to another village and then back again to his own village. He might think: ‘I went from my own village to that village, and there I stood in such a way, sat in such a way, spoke in such a way, kept silent in such a way; and from that village I went to that other village and there [21] I stood in such a way… kept silent in such a way; and from that village I came back again to my own village.’

So too, I have proclaimed to my disciples the way to recollect their manifold lives… Thus with their aspects and particulars they recollect their manifold past lives.

And thereby many disciples of mine abide having reached the consummation and perfection of direct knowledge.

(18. The Divine Eye)

35. “Again, Udāyin, I have proclaimed to my disciples the way whereby with the divine eye, which is purified and surpasses the human, they see beings passing away and reappearing, inferior and superior, fair and ugly, fortunate and unfortunate. They understand how beings pass on according to their actions thus:

‘These worthy beings who were ill conducted in body, speech, and mind, revilers of noble ones, wrong in their views, giving effect to wrong view in their actions, on the dissolution of the body, after death, have reappeared in a state of deprivation, in a bad destination, in perdition, even in hell;

but these worthy beings who were well conducted in body, speech, and mind, not revilers of noble ones, right in their views, giving effect to right view in their actions, on the dissolution of the body, after death, have reappeared in a good destination, even in the heavenly world.’

Thus with the divine eye, which is purified and surpasses the human, they see beings passing away and reappearing, inferior and superior, fair and ugly, fortunate and unfortunate, and they understand how beings pass on according to their actions.

Just as though there were two houses with doors and a man with good sight standing there between them saw people entering the houses and coming out and passing to and from.

So too, I have proclaimed to my disciples the way whereby with the divine eye… They understand how beings pass on according to their actions.

And thereby many disciples of mine abide having reached the consummation and perfection of direct knowledge. [22]

(19. The Destruction of the Taints)

36. “Again, Udāyin, I have proclaimed to my disciples the way whereby by realising for themselves with direct knowledge, they here and now enter upon and abide in the deliverance of mind and deliverance by wisdom that are taintless with the destruction of the taints.

Just as if there were a lake in a mountain recess, clear, limpid, and undisturbed, so that a man with good sight standing on the bank could see shells, gravel, and pebbles, and also shoals of fish swimming about and resting. He might think: ‘There is this lake, clear, limpid, and undisturbed, and there are these shells, gravel, and pebbles, and also these shoals of fish swimming about and resting.’

So too, I have proclaimed to my disciples the way whereby by realising for themselves with direct knowledge, they here and now enter upon and abide in the deliverance of mind and deliverance by wisdom that are taintless with the destruction of the taints.

And thereby many disciples of mine abide having reached the consummation and perfection of direct knowledge.

37. “This, Udāyin, is the fifth quality because of which my disciples honour, respect, revere, and venerate me, and live in dependence on me, honouring and respecting me.

38. “These, Udāyin, are the five qualities because of which my disciples honour, respect, revere, and venerate me, and live in dependence on me, honouring and respecting me.”

That is what the Blessed One said. The wanderer Udāyin was satisfied and delighted in the Blessed One’s words.





Close
Close