Quay lại bản Việt dịch

Font chữ:
Font chữ:

76. Kinh Sandaka

Dịch giả: Thích Minh Châu

Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn trú ở Kosambī (Kiều-thưởng-di), tại tu viện Ghosita (Cù-sư-la).

Lúc bấy giờ, du sĩ Sandaka trú ở hang Pilakka với đại chúng du sĩ, khoảng độ năm trăm du sĩ.

Rồi Tôn giả Ānanda, vào buổi chiều, từ Thiền tịnh độc cư đứng dậy, và nói với các Tỷ-kheo:

-- Chư Hiền, chúng ta hãy đi đến Devakaṭasobbha để xem hang.

-- Thưa vâng, Hiền giả.
Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp tôn giả Ānanda. rồi tôn giả Ānanda với một số đông Tỷ-kheo đi đến Devakaṭasobbha.

Lúc bấy giờ, du sĩ Sandaka ngồi với đại chúng du sĩ đang lớn tiếng, cao tiếng, to tiếng bàn luận nhiều vấn đề phù phiếm như câu chuyện về vua chúa, câu chuyện về ăn trộm, câu chuyện về đại thần, câu chuyện về binh lính, các câu chuyện hãi hùng, câu chuyện về chiến tranh, câu chuyện về đồ ăn, câu chuyện về đồ uống, câu chuyện về đồ mặc, câu chuyện về giường nằm, câu chuyện về vòng hoa, câu chuyện về hương liệu, câu chuyện về bà con, câu chuyện về xe cộ, câu chuyện về làng xóm, câu chuyện về thị trấn, câu chuyện về thành phố, câu chuyện về quốc độ, câu chuyện về đàn bà, câu chuyện về vị anh hùng, câu chuyện bên lề đường, câu chuyện tại chỗ lấy nước, câu chuyện về người đã chết, các câu chuyện tạp thoại, câu chuyện về hiện trạng của thế giới, hiện trạng của đại dương, câu chuyện về hiện hữu và không hiện hữu.

Du sĩ Sandaka thấy Tôn giả Ānanda từ xa đi đến, thấy vậy liền khuyến cáo chúng của mình:

"-- Các Tôn giả hãy nhỏ tiếng!
Các Tôn giả hãy lặng tiếng!Nay đệ tử của Sa-môn Gotama, Sa-môn Ānanda đang đến. Khi nào các đệ tử của Sa-môn Gotama trú ở Kosambi, thời Sa-môn Ānanda này là một vị trong những vị ấy. Các Tôn giả ấy ưa mến trầm lặng, tu tập trong trầm lặng, tán thán trầm lặng, nếu biết chúng này trầm lặng, có thể ghé tại đây." Rồi các du sĩ ấy đều im lặng.

Tôn giả Ānanda đến chỗ du sĩ Sandaka. Du sĩ Sandaka thưa với Tôn giả Ānanda:

-- Hãy đến, Tôn giả Ānanda! Thiện lai, Tôn giả Ānanda! Ðã lâu Tôn giả Ānanda mới tạo cơ hội này, nghĩa là đến đây. Tôn giả Ānanda hãy ngồi, đây là chỗ ngồi đã soạn sẵn.

Tôn giả Ānanda ngồi trên chỗ đã soạn sẵn. Du sĩ Sandaka lấy một ghế thấp khác rồi ngồi xuống một bên. Tôn giả Ānanda nói với du sĩ Sandaka đang ngồi một bên:

-- Này Sandaka, nay các vị hội họp nhau ở đây, đang bàn vấn đề gì? Và câu chuyện gì giữa các vị bị gián đoạn?

-- Tôn giả Ānanda, hãy gác một bên vấn đề chúng tôi đang hội họp bàn luận. Lát nữa Tôn giả Ānanda nghe lại cũng không khó khăn gì. Lành thay, nếu được Tôn giả Ānanda thuyết cho pháp thoại vị Ðạo sư của mình.

-- Vậy này Sandaka, hãy nghe và khéo tác ý, tôi sẽ giảng.

-- Thưa vâng, Tôn giả.
Du sĩ Sandaka vâng đáp Tôn giả Ānanda. Tôn giả Ānanda nói như sau:

-- Này Sandaka, bốn pháp phi phạm hạnh trú này, do Thế Tôn, bậc Tri Giả, Kiến Giả, Bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác tuyên bố, và bốn pháp bất an phạm hạnh cũng được tuyên bố. Ở đây, người có trí không thể tự mình sống Phạm hạnh và nếu sống, thời không thể thành đạt chánh đạo, pháp và chí thiện.

-- Tôn giả Ānanda, bốn pháp phi phạm hạnh trú do Thế Tôn, bậc Tri Giả, Kiến Giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác tuyên bố, và ở đây người có trí không thể tự mình sống Phạm hạnh, và nếu sống, thời không thể thành đạt chánh đạo, pháp và chí thiện; bốn pháp phi phạm hạnh trú ấy là gì?

-- Ở đây, này Sandaka, có vị Ðạo sư có thuyết lý như sau, có quan điểm như sau: "Không có bố thí, không có lễ hy sinh, không có tế tự, không có quả dị thục các nghiệp thiện ác, không có đời này, không có đời khác, không có mẹ, không có cha, không có loại hóa sanh, ở đời không có những vị Sa-môn, Bà-la-môn chánh hướng, chánh hạnh, sau khi đã tự mình giác ngộ với thắng trí tuyên bố về đời này và đời sau.

Con người này do bốn đại họp thành, khi mệnh chung, địa đại quy nhập địa giới, thủy đại quy nhập thủy giới, hỏa đại quy nhập hỏa giới, phong đại quy nhập phong giới, các căn nhập vào hư không. Bốn người, gánh quan tài với người nằm trong quan tài là năm, gánh người chết mang đi, đến chỗ hỏa táng và thốt ra những lời kể lể, đặc tánh của người chết. Các xương thành màu xám như chim bồ câu, và những vật cúng dường trở thành tro bụi.

Chỉ có người ngu mới tán dương bố thí, lời nói của họ trống không, giả dối, vô ích khi họ chấp thuyết "có sự hiện hữu (Atthikavada)". Kẻ ngu cũng như người trí, sau khi thân hoại mạng chung sẽ đoạn diệt, tiêu thất, không còn tồn tại sau khi chết".

Ở đây, này Sandaka, người có trí suy tư như sau: "Vị Tôn sư này, thuyết lý như vầy, quan điểm như vầy: "Không có bố thí, không có lễ hy sinh... , không còn tồn tại sau khi chết". Nếu vị Tôn sư này nói đúng sự thật, thời cái gì đã làm ở đây không phải ta làm, cái gì được sống ở đây không phải ta sống, nhưng cả hai chúng ta ở đây đều đồng đẳng khi chứng Sa-môn quả,

và ta không có nói: "Cả hai chúng ta, sau khi thân hoại mạng chung, sẽ bị đoạn diệt, tiêu thất, sẽ không hiện hữu sau khi chết". Thật sự là quá độ hạnh lõa thể, trọc đầu, tinh tấn ngồi chõ hỏ, nhổ lông tóc của vị Tôn sư này; trong khi ta sống trong gia đình được con cái bao bọc đoanh vây, thọ dụng chiên-đàn Kasi, mang dùng vòng hoa, hương liệu phấn sáp, hưởng thọ vàng bạc, và trong đời sau ta sẽ đồng đẳng với vị Tôn sư này về chỗ thọ sanh.

Như vậy, ta biết gì, thấy gì mà ta sẽ sống Phạm hạnh dưới vị Ðạo sư này?" Vị ấy sau khi biết phi phạm hạnh trú này, yểm ly hạnh ấy và bỏ đi.

Như vậy, này Sandaka, là phi phạm hạnh trú thứ nhất, được Thế Tôn, bậc Tri Giả, Kiến Giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác tuyên bố và ở đây người có trí không thể tự mình sống theo hạnh ấy, và nếu sống, thời không thể thành đạt chánh đạo, pháp và chí thiện.

Lại nữa, này Sandaka, ở đây có vị Ðạo sư có thuyết lý như sau, có quan điểm như sau: "Tự làm hay khiến người làm, chém giết hay khiến người chém giết, đốt nấu hay khiến người đốt nấu, gây phiền muộn, hay khiến người gây phiền muộn, gây áo não hay khiến người gây áo não, tự mình gây sợ hãi hay khiến người gây sợ hãi, sát sanh, lấy của không cho, phá cửa nhà mà vào, cướp đoạt, đánh cướp một nhà lẻ loi, chận đường cướp giựt, tư thông vợ người, nói láo, hành động như vậy không có tội ác.

Nếu lấy một bánh xe sắc bén giết hại tất cả chúng sanh trên cõi đất này, làm thành một đống thịt, thành một chồng thịt, cũng không vì vậy mà có tội ác, gây ra tội ác.

Nếu đi trên bờ phía Nam sông Hằng giết hại, tàn sát, chém giết, khiến người chém giết, đốt nấu, khiến người đốt nấu, cũng không vì vậy có tội ác, gây ra tội ác.

Nếu đi trên bờ phía Bắc sông Hằng bố thí, khiến người bố thí, tế lễ, khiến người tế lễ, cũng không vì vậy có phước báo, tạo nên phước báo. Bố thí, tự điều phục, tự chế ngự, nói thật không có công đức, không tạo nên công đức".

Ở đây, này Sandaka, người có trí suy tư như sau: "Vị Tôn sư này, có thuyết lý như vầy, có quan điểm như vầy: "Tự làm, khiến người làm, ... , không tạo nên công đức". Nếu vị Tôn sư này nói đúng sự thật, thời cái gì đã làm ở đây không phải ta làm, cái gì được sống ở đây không phải ta sống; nhưng cả hai chúng ta ở đây đều đồng đẳng khi chứng Sa-môn quả,

và ta không có nói: "Hành động của cả hai chúng ta không tạo ra tội ác". Thật sự là quá độ... mà ta sẽ sống Phạm hạnh dưới vị Ðạo sư này?" Vị ấy sau khi biết phi phạm hạnh trú này, yểm ly hạnh ấy và bỏ đi.

Như vậy, này Sandaka, là phi phạm hạnh trú thứ hai, được Thế Tôn, bậc Tri Giả, Kiến Giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác đã tuyên bố và ở đây người có trí không thể tự mình sống theo hạnh ấy, và nếu sống, thời không thể thành đạt chánh đạo, pháp và chí thiện.

Lại nữa, này Sandaka, ở đây, có vị Ðạo sư có thuyết lý như vậy, có quan điểm như vầy: "Không có nhân, không có duyên, các loài hữu tình bị nhiễm ô; không có nhân, không có duyên, các loài hữu tình sẽ bị nhiễm ô. Không có nhân, không có duyên, các loài hữu tình được thanh tịnh, không nhân không duyên, các loài hữu tình sẽ được thanh tịnh. Không có lực, không có tinh tấn, không có nhân lực, không có cố gắng của người.

Tất cả loài hữu tình, tất cả chúng sanh, tất cả sanh loại, tất cả sinh mạng đều không tự tại, không lực, không tinh tấn. Họ bị dắt dẫn chi phối bởi định mệnh, bởi sự trùng hợp, bởi tự tánh. Họ hưởng thọ khổ lạc, y theo sáu sanh loại".

Ở đây, này Sandaka, người có trí suy tư như sau: "Vị Tôn sư này có thuyết lý như vầy, có quan điểm như vầy: "Không có nhân, không có duyên, .... Họ hưởng thọ khổ lạc, y theo sáu sanh loại". Nếu vị Tôn sư này nói đúng sự thật, thời cái gì đã làm ở đây không phải ta làm, cái gì được sống ở đây không phải ta sống, nhưng cả hai chúng ta ở đây đều đồng đẳng khi chứng Sa-môn quả,

và ta không có nói: "Cả hai chúng tôi, không có nhân, không có duyên sẽ được thanh tịnh". Thật sự là quá độ... mà ta sẽ sống theo hạnh ấy dưới vị Ðạo sư này?" Vị ấy sau khi biết phi phạm hạnh trú này, yểm ly hạnh ấy và bỏ đi.

Như vậy, này Sandaka, là phi phạm hạnh trú thứ ba, được Thế Tôn, bậc Tri Giả, Kiến Giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác tuyên bố, và ở đây người có trí không thể tự mình sống theo hạnh ấy, và nếu sống thời không thể thành đạt chánh đạo, pháp và chí thiện.

Lại nữa, này Sandaka, ở đây có vị Ðạo sư có thuyết lý như vầy, có quan điểm như vầy: "Có bảy thân này không bị làm ra, không làm ra, không bị sáng tạo, không sáng tạo, không sanh sản, thường tại như đảnh núi, đứng thẳng như trụ đá. Chúng bất động, không chuyển biến, không xâm hại nhau. Chúng không thể ảnh hưởng đến lạc hay khổ với nhau, hoặc cả khổ và lạc.

Thế nào là bảy? Ðịa thân, thủy thân, hỏa thân, phong thân, khổ, lạc, và thứ bảy là mạn. Bảy thân này không bị làm ra, không làm ra, không bị sáng tạo, không sáng tạo, không sanh sản, thường tại như đỉnh núi, đứng thẳng như trụ đá. Chúng bất động, không chuyển biến, không xâm hại nhau. Chúng không thể ảnh hưởng đến lạc hay khổ với nhau, hoặc cả khổ và lạc. Ở đây, không có người giết hại hoặc người bị giết hại, người nghe hoặc người nói, người biết hoặc người khiến cho biết, khi có một ai dùng lưỡi kiếm sắc bén chém đầu, thời không ai tước đoạt sanh mạng của ai cả, lưỡi kiếm chỉ rơi vào giữa bảy thân mà thôi.

Có tất cả là 14 trăm ngàn chủng loại thác sanh, lại có thêm 60 một trăm và 6 một trăm. Có 5 một trăm loại nghiệp và có 5 nghiệp (theo 5 căn), lại có 3 nghiệp (về thân, khẩu, ý), lại có toàn nghiệp (thân và khẩu), bán nghiệp (ý), có 62 đạo, 62 trung kiếp, 6 giai cấp, 8 nhân địa; 4900 sanh nghiệp, 4900 kẻ du hành, 4900 chỗ ở của loài Naga, 2000 căn, 3000 cảnh địa ngục,

36 trần giới, 7 tưởng thai, 7 vô tưởng thai, 7 tiết thai (sanh từ đốt, hay ly hệ thai) 7 loài Thiên, 7 loài Người, 7 loài Quỷ, 7 hồ nước, 7 pavutas (núi hay hồ nhỏ), 7000 pavutas, 700 papatas (vực thẳm), 7 mộng, 700 mộng có 8.400.000 đại kiếp, trong thời gian ấy kẻ ngu và người trí, sau khi lưu chuyển, luân hồi, sẽ trừ tận khổ đau.

Không có lời nguyện: "Với giới này, với giới cấm này, với khổ hạnh này, hay với Phạm hạnh này, tôi sẽ làm cho chín muồi những nghiệp chưa được thuần thục, hoặc trừ diệt những nghiệp đã được thuần thục, bởi những nhẫn thọ liên tục không thể đo lường, khổ và lạc với những vật đo lường, trong luân hồi không có tăng giảm, không có cao thấp.

Ví như cuộn chỉ được tung ra sẽ được kéo dài đến một mức độ nào đó. Cũng như vậy, kẻ ngu và người trí, sau khi lưu chuyển luân hồi sẽ chấm dứt khổ đau".

Ở đây, này Sandaka, người có trí suy tư như sau: "Vị Tôn sư này có lý thuyết như vầy, có quan điểm như vầy: "Có bảy thân này... sẽ chấm dứt khổ đau". Nếu vị Tôn sư này nói đúng sự thật, thời cái gì đã làm ở đây không phải ta làm, cái gì được sống ở đây không phải ta sống, nhưng cả hai chúng ta ở đây đều đồng đẳng khi chứng Sa-môn quả,

và ta không có nói: "Cả hai chúng tôi, sau khi lưu chuyển luân hồi sẽ chấm dứt khổ đau". Thật sự là quá độ hạnh lõa thể, trọc đầu, tinh tấn ngồi chõ hỏ, nhổ lông tóc của vị Tôn sư này, trong khi ta sống trong gia đình, được con cái bao bọc đoanh vây, thọ dụng chiên-đàn Kasi, mang dùng vòng hoa, hương liệu, phấn sáp, hưởng thọ vàng bạc, và trong đời sau ta sẽ đồng đẳng với vị Tôn sư này về chỗ thọ sanh.

Như vậy ta biết gì, ta thấy gì mà ta sẽ sống theo hạnh ấy với vị Ðạo sư này?" Vị ấy sau khi biết phi phạm hạnh trú này, yểm ly theo hạnh ấy và bỏ đi.

Như vậy, này Sandaka, là phi phạm hạnh trú thứ tư, được Thế Tôn, bậc Tri Giả, Kiến Giả, bậc A la hán, Chánh Ðẳng Giác tuyên bố, và ở đây người có trí không thể tự mình sống theo hạnh ấy, và nếu sống, thời không thể thành đạt chánh đạo, pháp, và chí thiện.

Này Sandaka, bốn phi phạm hạnh trú này được Thế Tôn, bậc Tri Giả, Kiến Giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác tuyên bố, và ở đây, người có trí không thể tự mình sống theo hạnh ấy, và nếu sống, thời không thể thành đạt chánh lý, pháp, và chí thiện.

-- Thật vi diệu thay, Tôn giả Ānanda! Thật hy hữu thay, Tôn giả Ānanda! Bốn phi phạm hạnh trú này đã được Thế Tôn, bậc Tri Giả, Kiến Giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác tuyên bố là phi phạm hạnh trú, và ở đây, người có trí không thể tự mình sống theo hạnh ấy, và nếu sống, thời không thể thành đạt chánh lý, pháp, và chí thiện.

Tôn giả Ānanda, thế nào là bốn pháp bất an phạm hạnh được Thế Tôn, bậc Tri Giả, Kiến Giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác tuyên bố, và ở đây người có trí không thể tự mình sống theo hạnh ấy, và nếu sống, thời không thể thành đạt chánh đạo, pháp, và chí thiện?

Ở đây, này Sandaka, có bậc Ðạo sư nhứt thiết tri, nhứt thiết kiến, tự xem đã chứng được tri kiến hoàn toàn: "Khi ta đi, ta đứng, ta ngủ và ta thức, tri, kiến được an trú ở trong ta, liên tục, không gián đoạn".

Vị ấy đi vào một nhà trống, không nhận được đồ ăn khất thực, và con chó cắn vị ấy, vị ấy gặp voi dữ, gặp người dữ, gặp bò dữ, và vị ấy hỏi tên và họ một người đàn bà, một người đàn ông, và hỏi tên những con đường của làng, của trị trấn.

Vị ấy được hỏi: "Sao như thế này?", và trả lời: "Ta phải vào một nhà trống, do vậy ta đã vào; ta phải không nhận được đồ ăn khất thực, do vậy ta đã không nhận được đồ ăn khất thực. Có người phải bị chó cắn, do vậy ta đã bị chó cắn. Có người phải gặp voi dữ, do vậy ta đã gặp; phải gặp ngựa dữ, do vậy ta đã gặp, phải gặp bò dữ, do vậy ta đã gặp.

Có người phải hỏi tên và họ một người đàn bà, một người đàn ông, do vậy ta đã hỏi. Có người phải hỏi tên những con đường của làng, của thị trấn, do vậy ta đã hỏi".

Ở đây, này Sandaka, người có trí suy tư như sau: "Vị Tôn sư này là nhất thiết tri, nhứt thiết kiến... , do vậy ta đã hỏi". Vị ấy sau khi biết: "Hạnh này là bất an", nên yểm ly hạnh ấy và bỏ đi.

Này Sandaka, đây là bất an phạm hạnh thứ nhất, được Thế Tôn, bậc Tri Giả, Kiến Giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác tuyên bố, và ở đây người có trí không thể tự mình sống theo hạnh ấy, và nếu sống, thời không thể thành đạt chánh đạo, pháp và chí thiện.

Lại nữa, này Sandaka, ở đây, có vị Ðạo sư y cứ truyền thuyết, xem truyền thuyết là chân thật, vị này thuyết pháp theo truyền thuyết, theo tương truyền và truyền thống, theo uy tín Thánh tạng. Này Sandaka, nếu vị Ðạo sư y cứ truyền thuyết, xem truyền thuyết là chân thật, vị ấy có phần khéo nhớ, có phần không khéo nhớ, khi thì như thế này, khi thì như thế khác.

Ở đây, này Sandaka, người có trí suy tư: "Vị Tôn sư này y cứ truyền thuyết, xem truyền thuyết là chơn thật, vị này thuyết pháp theo truyền thuyết, theo tương truyền và truyền thống, theo uy tín Thánh tạng. Nếu vị Ðạo sư y cứ truyền thuyết, xem truyền thuyết là chơn thật, vị ấy có phần khéo nhớ, có phần không khéo nhớ, khi thì như thế này, khi thì như thế khác. Vị ấy sau khi biết: "Hạnh này là bất an", nên yểm ly hạnh ấy và bỏ đi.

Này Sandaka, đây là bất an phạm hạnh thứ hai, được Thế Tôn, bậc Tri Giả, Kiến Giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác tuyên bố, và ở đây người có trí không thể tự mình sống theo hạnh ấy, và nếu sống, thời không thể thành đạt chánh đạo, pháp, và chí thiện.

Lại nữa, này Sandaka, ở đây có vị Ðạo sư là nhà lý luận, là nhà suy luận. Do sự đả phá của lý luận và y cứ theo suy luận, vị này thuyết pháp theo nguyên tắc tự mình sáng tác. Này Sandaka, nếu vị Ðạo sư là nhà lý luận, là nhà suy luận, vị ấy có phần khéo lý luận, có phần không khéo lý luận, khi thì như thế này, khi thì như thế khác.

Ở đây, này Sandaka, người có trí suy nghĩ: "Vị Tôn sư này là nhà lý luận, là nhà suy luận. Do sự đả phá của lý luận và y cứ theo suy luận, vị này thuyết pháp theo nguyên tắc tự mình sáng tác. Nếu vị Ðạo sư là nhà lý luận, là nhà suy luận, vị ấy có phần khéo lý luận, có phần không khéo lý luận, khi thì như thế này, khi thì như thế khác. Vị ấy sau khi biết: "Hạnh này là bất an" nên yểm ly hạnh ấy và bỏ đi.

Này Sandaka đây là bất an phạm hạnh thứ ba, được Thế Tôn, bậc Tri Giả, Kiến Giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác tuyên bố, và ở đây người có trí không thể tự mình sống theo hạnh ấy, và nếu sống, thì không thể thành đạt chánh lý, pháp, và chí thiện.

Lại nữa, này Sandaka, ở đây có vị Ðạo sư là người đần độn, là người ngu si. Vì đần độn ngu si, khi được hỏi về vấn đề này, vấn đề khác, vị ấy dùng những lời ngụy biện trườn uốn như con lươn: "Theo tôi không phải như vậy, theo tôi không phải như kia, theo tôi không khác như thế, theo tôi không phải như thế, theo tôi không không phải như thế".

Ở đây, này Sandaka, người có trí suy tư: "Vị Tôn sư này là người đần độn, là người ngu si... , theo tôi không phải như thế". Vị ấy sau khi biết: "Hạnh này là bất an", nên yểm ly hạnh ấy và bỏ đi.

Này Sandaka, đây là bất an phạm hạnh thứ tư, được Thế Tôn, bậc Tri Giả, Kiến Giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác tuyên bố, và ở đây người có trí không thể tự mình sống theo hạnh ấy, và nếu sống, thì không thể thành đạt chánh đạo, pháp và chí thiện.

Này Sandaka, bốn bất an phạm hạnh này được Thế Tôn, bậc Tri Giả, Kiến Giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác tuyên bố, và ở đây người có trí không thể tự mình sống theo hạnh ấy, và nếu sống, thì không thể thành đạt chánh lý, pháp và chí thiện.

-- Thật vi diệu thay, Tôn giả Ānanda! Thật hy hữu thay, Tôn giả Ānanda! Bốn pháp bất an phạm hạnh này đã được Thế Tôn, bậc Tri Giả, Kiến Giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác tuyên bố là bất an phạm hạnh, và ở đây người trí không thể tự mình sống theo hạnh ấy, và nếu sống, thì không thể thành đạt chánh lý, pháp, và chí thiện. Thưa Tôn giả Ānanda, vị Ðạo sư ấy dạy những gì, tuyên bố những gì, mà ở đây, người có trí có thể tự mình sống Phạm hạnh, và khi sống, có thể thành đạt chánh lý, pháp, và chí thiện?

-- Ở đây, này Sandaka, Như Lai xuất hiện ở đời là bậc A-la-hán, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. Như Lai sau khi riêng tự chứng ngộ với thượng trí, thế giới này là Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, gồm cả thế giới này với Sa-môn, Bà-la-môn, Thiên, Nhơn, lại tuyên bố điều Ngài đã chứng ngộ. Ngài thuyết pháp sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, đầy đủ văn nghĩa, Ngài truyền dạy Phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ thanh tịnh.

Người gia trưởng hay con người gia trưởng, hay một người sanh ở giai cấp (hạ tiện) nghe pháp ấy, sau khi nghe pháp, người ấy sanh lòng tín ngưỡng Như Lai. Khi có lòng tín ngưỡng ấy, người ấy suy nghĩ: "Ðời sống gia đình đầy những triền phược, con đường đầy những bụi đời. Ðời sống xuất gia phóng khoáng như hư không. Thật không dễ gì cho một người sống ở gia đình có thể sống theo Phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ, hoàn toàn thanh tịnh, trắng bạch như vỏ ốc. Vậy ta nên cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình". Một thời gian sau, người ấy bỏ tài sản nhỏ, hay bỏ tài sản lớn, bỏ bà con quyến thuộc nhỏ, hay bỏ bà con quyến thuộc lớn, cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, và xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình.

Vị ấy xuất gia như vậy, hành trì các học giới và hạnh sống các Tỷ-kheo, từ bỏ sát sanh, tránh xa sát sanh, bỏ trượng, bỏ kiếm, biết xấu hổ, sợ hãi, có lòng từ, sống thương xót đến hạnh phúc tất cả chúng sanh và loài hữu tình. Vị ấy từ bỏ lấy của không cho, tránh xa lấy của không cho, chỉ mong những vật đã cho, tự sống thanh tịnh, không có trộm cướp. Vị ấy từ bỏ đời sống không Phạm hạnh, sống theo Phạm hạnh, sống đời sống viễn ly, tránh xa dâm dục hạ liệt.

Vị ấy từ bỏ nói láo, nói những lời chân thật, liên hệ đến sự thật, chắc chắn, đáng tin cậy, không lường gạt đời. Vị ấy từ bỏ nói hai lưỡi, tránh xa nói hai lưỡi, nghe điều gì ở chỗ này, không đến chỗ kia nói để sanh chia rẽ ở những người này; nghe điều gì ở chỗ kia, không đi nói với những người này để sanh chuyện chia rẽ ở những người kia. Như vậy, vị ấy sống hòa hợp những kẻ ly gián, khuyến khích những kẻ hòa hợp, hoan hỷ trong hòa hợp, thích thú trong hòa hợp, hân hoan trong hòa hợp, nói những lời đưa đến hòa hợp.

Vị ấy từ bỏ nói độc ác, tránh xa lời nói độc ác, nói những lời nói dịu hiền, đẹp tai, dễ thương, thông cảm đến tâm, tao nhã, đẹp lòng nhiều người; vị ấy nói những lời nói như vậy. Vị ấy từ bỏ lời nói phù phiếm, tránh xa lời nói phù phiếm, nói đúng thời, nói chân thật, nói có ý nghĩa, nói pháp, nói luật, nói những lời đáng được gìn giữ, những lời hợp thời, hợp lý, có mạch lạc hệ thống, có ích lợi.

Vị ấy từ bỏ không làm hại đến các hạt giống và các loại cây cỏ, dùng một ngày một bữa, không ăn ban đêm; từ bỏ các món ăn phi thời; từ bỏ không đi xem múa, hát, nhạc, các cuộc trình diễn; từ bỏ không dùng vòng hoa, hương liệu, dầu thoa, trang sức, và các thời trang; từ bỏ không dùng giường cao và giường lớn;

từ bỏ không nhận vàng và bạc; từ bỏ không nhận các hạt sống; từ bỏ không nhận thịt sống, từ bỏ không nhận đàn bà con gái; từ bỏ không nhận nô tỳ gái và trai; từ bỏ không nhận cừu và dê; từ bỏ không nhận gia cầm và heo; từ bỏ không nhận voi, bò, ngựa và ngựa cái;

từ bỏ không nhận ruộng nương đất đai; từ bỏ không dùng người làm môi giới hoặc tự mình làm môi giới; từ bỏ không buôn bán; từ bỏ các sự gian lận bằng cân, tiền bạc và đo lường; từ bỏ các tà hạnh như hối lộ, gian trá, lừa đảo; từ bỏ không làm thương tổn, sát hại, câu thúc, bức đoạt, trộm cắp, cướp phá.

Vị ấy sống biết đủ, bằng lòng với tấm y để che thân với đồ ăn khất thực để nuôi sống, đi tại chỗ nào cũng mang theo y và bình bát. Như con chim bay đến chỗ nào cũng mang theo hai cánh, cũng vậy, Tỷ-kheo bằng lòng với tấm y để che thân, với đồ ăn khất thực để nuôi bụng, đi tại chỗ nào cũng mang theo. Vị ấy thành tựu Thánh giới uẩn này, nội tâm hưởng lạc thọ không khuyết phạm.

Khi mắt thấy sắc, vị ấy không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì, vì con mắt không được chế ngự, khiến tham ái, ưu bi, các ác, bất thiện pháp khởi lên, vị ấy tự chế ngự các nguyên nhân ấy, hộ trì con mắt, thực hành sự hộ trì con mắt. Khi tai nghe tiếng... mũi ngửi hương... lưỡi nếm vị... thân cảm xúc...

ý nhận thức các pháp, vị ấy không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng, những nguyên nhân gì, vì ý căn không được chế ngự, khiến tham ái, ưu bi, các ác bất thiện pháp khởi lên, vị ấy chế ngự nguyên nhân ấy, hộ trì ý căn, thực hành sự hộ trì ý căn. Vị ấy thành tựu Thánh hộ trì các căn này, nội tâm hưởng lạc thọ không uế nhiễm.

Vị ấy khi đi tới, khi đi lui đều tỉnh giác; khi nhìn thẳng, khi nhìn quanh đều tỉnh giác; khi co tay, khi duỗi tay đều tỉnh giác; khi mang y kép, bình bát, thượng y đều tỉnh giác; khi ăn, uống, nhai, nuốt đều tỉnh giác; khi đi đại tiện, tiểu tiện đều tỉnh giác; khi đi, đứng, ngồi, nằm, thức, nói, yên lặng đều tỉnh giác.

Vị ấy thành tựu Thánh giới uẩn này, thành tựu Thánh hộ trì các căn này, thành tựu Thánh chánh niệm tỉnh giác này, lựa một trú xứ thanh vắng, như khu rừng, gốc cây, khe núi, hang đá, bãi tha ma, lùm cây ngoài trời, đống rơm.

Sau khi ăn xong và đi khất thực trở về, vị ấy ngồi kiết-già, lưng thẳng tại chỗ nói trên, và an trú chánh niệm trước mặt. Vị ấy từ bỏ dục tham ở đời, sống với tâm thoát ly dục tham, gột rửa tâm hết dục tham. Từ bỏ sân hận, vị ấy sống với tâm không sân hận, lòng từ mẫn thương xót tất cả chúng sanh hữu tình, gột rửa tâm hết sân hận.

Từ bỏ hôn trầm thụy miên, vị ấy sống thoát ly hôn trầm thụy miên, với tâm tưởng hướng về ánh sáng, chánh niệm tỉnh giác, gột rửa tâm hết hôn trầm thụy miên. Từ bỏ trạo cử, hối quá, vị ấy sống không trạo cử, nội tâm trầm lặng, gột rửa tâm hết trạo cử, hối quá. Từ bỏ nghi ngờ, vị ấy sống thoát khỏi nghi ngờ, không phân vân lưỡng lự, gột rửa tâm hết nghi ngờ đối với thiện pháp.

Sau khi trừ bỏ năm triền cái này, các pháp làm tâm cấu uế, làm trí tuệ trở thành yếu ớt, vị ấy ly dục, ly bất thiện pháp, chứng đạt và an trú Sơ thiền, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, với tầm, với tứ.

Này Sandaka, nếu một đệ tử chứng được ưu thắng đặc thù như vậy dưới một vị Ðạo sư, thời ở đây người có trí có thể tự mình sống Phạm hạnh, và khi sống có thể thành đạt chánh đạo, pháp, và chí thiện.

Lại nữa, này Sandaka, vị Tỷ-kheo diệt tầm và tứ, chứng đạt và an trú Nhị thiền... chứng đạt và an trú Tam thiền... chứng đạt và an trú Tứ thiền.

Này Sandaka, nếu một đệ tử chiếm được ưu thắng đặc thù như vậy dưới một Ðạo sư... thành đạt chánh đạo, pháp, và chí thiện.

Với tâm định tĩnh, thanh tịnh, trong sáng, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyễn, dễ sử dụng, vững chắc, bất động như vậy, vị ấy, hướng tâm đến túc mạng trí. Vị ấy nhớ đến các đời sống quá khứ, như một đời, hai đời...

như vậy, vị ấy nhớ đến nhiều đời sống quá khứ cùng với các nét đại cương và các chi tiết. Này Sandaka, nếu một đệ tử chiếm được ưu thắng đặc thù như vậy dưới một vị Ðạo sư... thành đạt chánh đạo, pháp, và chí thiện.

Với tâm định tĩnh, thanh tịnh, trong sáng, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyễn, dễ sử dụng, vững chắc, bất động như vậy, vị ấy hướng tâm đến trí tuệ về sanh tử của chúng sanh.

Vị ấy với thiên nhãn thuần tịnh, siêu nhân, thấy sự sống và chết của chúng sanh. Vị ấy biết rõ rằng, chúng sanh người hạ liệt kẻ cao sang, người đẹp đẽ kẻ thô xấu, người may mắn kẻ bất hạnh... đều do hạnh nghiệp của họ. Này Sandaka nếu một đệ tử chứng được ưu thắng đặc thù như vậy dưới một vị Ðạo sư... thành đạt chánh đạo, pháp và chí thiện.

Với tâm định tĩnh thanh tịnh, trong sáng, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyễn, dễ sử dụng, vững chắc, bất động như vậy, vị ấy hướng tâm đến lậu tận trí. Vị ấy như thật biết: "Ðây là Khổ"... vị ấy như thật biết: "Ðây là con đường đưa đến lậu hoặc diệt".

Vị ấy do biết vậy, do thấy vậy, tâm được giải thoát khỏi dục lậu, tâm được giải thoát khỏi hữu lậu, tâm được giải thoát khỏi vô minh lậu. Ðối với tự thân đã giải thoát như vậy, khởi lên sự hiểu biết: "Ta đã giải thoát".

Vị ấy biết: "Sanh đã diệt, Phạm hạnh đã thành, việc cần làm đã làm; sau đời hiện tại, không có đời sống nào khác nữa". Này Sandaka, nếu một đệ tử chứng được ưu thắng đặc thù như vậy dưới một Ðạo sư nào, thời ở đây người có trí có thể tự mình sống Phạm hạnh, và khi sống có thể thành đạt chánh đạo, pháp, và chí thiện.

-- Nhưng, thưa Tôn giả Ānanda, một Tỷ-kheo nào là bậc A-la-hán, các lậu đã tận, tu hành thành mãn, các việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã thành đạt lý tưởng, đã tận trừ hữu kiết sử, đã giải thoát nhờ chánh trí, vị Tỷ-kheo ấy có thể thọ dụng các dục vọng không?

-- Này Sandaka, vị Tỷ-kheo nào là bậc A-la-hán, các lậu đã tận, tu hành thành mãn, các việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã thành đạt lý tưởng, đã tận trừ hữu kiết sử, đã giải thoát nhờ chánh trí, vị ấy không thể vi phạm năm điều:

Vị Tỷ-kheo, các lậu đã tận không có thể cố ý sát hại mạng sống chúng sanh; vị Tỷ-kheo các lậu đã tận không có thể lấy của không cho, được gọi là ăn trộm; vị Tỷ-kheo các lậu đã tận không có thể hành dâm dục; vị Tỷ-kheo các lậu đã tận không có thể cố ý nói láo; vị Tỷ-kheo các lậu đã tận không có thể hưởng thọ các dục đối với các vật được tàng trữ như trước khi còn tại gia.

Này Sandaka, một vị Tỷ-kheo nào là bậc A-la-hán, các lậu đã tận, tu hành thành mãn, các việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã thành đạt lý tưởng, đã tận trừ hữu kiết sử, đã giải thoát nhờ chánh trí, vị ấy không có thể vi phạm năm điều này.

-- Thưa Tôn giả Ānanda, vị Tỷ-kheo nào là bậc A-la-hán, các lậu đã tận, tu hành thành mãn, các việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã thành đạt lý tưởng, đã tận trừ hữu kiết sử, đã giải thoát nhờ chánh trí, khi vị ấy đi, đứng, ngủ và thức, có phải tri kiến vị ấy được an trú một cách liên tục, không gián đoạn: "Các lậu hoặc của ta đã được đoạn tận"?

-- Này Sandaka, tôi sẽ cho Ông một ví dụ, nhờ ví dụ ở đây, một số người có trí sẽ biết ý nghĩa câu nói. Ví như, này Sandaka, một người tay chân bị chặt; khi người ấy đi, đứng, ngủ và thức, tay chân bị chặt một cách liên tục, không gián đoạn, và khi người ấy suy tư về vấn đề này, người ấy biết: "Tay chân của ta bị chặt".

Cũng vậy, này Sandaka, vị Tỷ-kheo nào là bậc A-la-hán, các lậu đã tận, tu hành thành mãn, các việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã thành đạt lý tưởng, đã tận trừ hữu kiết sử, đã giải thoát nhờ chánh trí, khi vị ấy đi, đứng, ngủ và thức, các lậu hoặc được đoạn tận một cách liên tục, không gián đoạn, và khi vị ấy suy tư về vấn đề này, vị ấy biết: "Các lậu hoặc của ta đã được đoạn tận".

-- Nhưng thưa Tôn giả Ānanda, có bao nhiêu vị lãnh đạo tối thắng trong Pháp và Luật này?

-- Này Sandaka, không phải chỉ có một trăm, hai trăm, ba trăm, bốn trăm, năm trăm, mà còn nhiều vị lãnh đạo tối thắng hơn nữa trong Pháp và Luật này.

-- Thật vi diệu thay, Tôn giả Ānanda! Thật hy hữu thay, Tôn giả Ānanda! Không có sự tự tán thán pháp của mình, không có sự hủy báng pháp của người khác, nhưng cả hai sự thuyết pháp với các hành trì (ayatane) và rất nhiều vị lãnh đạo tối thắng như vậy đã được thấy (ở đây). Còn các tà mạn ngoại đạo này là những đứa con của người mẹ không con, họ tự tán thán, khen mình chê người, và họ chỉ có ba vị lãnh đạo tối thắng, tức là Nanda Vaccha, Kisa Sankicca và Makkhali Gosala.

Rồi du sĩ Sandaka nói với đồ chúng của mình:

-- Chư Tôn giả, hãy đi và sống Phạm hạnh dưới Sa-môn Gotama, tuy rằng nay không có dễ gì cho chúng ta từ bỏ quyền lợi, tôn kính và danh tiếng.

Như vậy, du sĩ Sandaka đã đưa đồ chúng của mình sống Phạm hạnh dưới Sa-môn Gotama.


76. To Sandaka

Translated by: Bhikkhu Ñāṇamoli & Bhikkhu Bodhi

1. THUS HAVE I HEARD. On one occasion the Blessed One was living at Kosambī in Ghosita’s Park.

2. Now on that occasion the wanderer Sandaka was staying in the Pilakkha-tree Cave with a large assembly of wanderers.

3. Then, when it was evening, the venerable Ānanda rose from meditation and addressed the bhikkhus thus:

“Come, friends, let us go to the Devakaṭa Pool to see the cave.”

— “Yes, friend,” those bhikkhus replied. Then the venerable Ānanda went to the Devakaṭa Pool together with a number of bhikkhus.

4. Now on that occasion the wanderer Sandaka was seated with a large assembly of wanderers who were making an uproar, loudly and noisily talking many kinds of pointless talk,748 such as talk of kings, robbers, ministers, armies, dangers, battles, food, drink, clothing, beds, garlands, perfumes, relatives, vehicles, villages, towns, cities, countries, women, heroes, streets, wells, the dead, trifles, the origin of the world, the origin of the sea, [514] whether things are so or are not so.

Then the wanderer Sandaka saw the venerable Ānanda coming in the distance. Seeing him, he quieted his own assembly thus:

“Sirs, be quiet; sirs, make no noise. Here comes the recluse Ānanda, a disciple of the recluse Gotama, one of the recluse Gotama’s disciples staying in Kosambī. These venerable ones like quiet; they are disciplined in quiet; they commend quiet. Perhaps if he finds our assembly a quiet one, he will think to join us.” Then the wanderers became silent.

5. The venerable Ānanda went to the wanderer Sandaka who said to him:

“Let Master Ānanda come! Welcome to Master Ānanda! It is long since Master Ānanda found an opportunity to come here. Let Master Ānanda be seated; this seat is ready.”

The venerable Ānanda sat down on the seat made ready, and the wanderer Sandaka took a low seat and sat down at one side. When he had done so, the venerable Ānanda asked him:

“For what discussion are you sitting together here now, Sandaka? And what was your discussion that was left unfinished?”

“Master Ānanda, let be the discussion for which we are now sitting together here. Master Ānanda can well hear about it later. It would be good if Master Ānanda would give a talk on his own teacher’s Dhamma.”

“Then, Sandaka, listen and attend closely to what I shall say.”

“Yes, sir,” he replied. The venerable Ānanda said this:

6. “Sandaka, these four ways that negate the living of the holy life have been declared by the Blessed One who knows and sees, accomplished and fully enlightened, and also these four kinds of holy life without consolation have been declared, wherein a wise man certainly would not live the holy life, or if he should live it, would not attain the true way, the Dhamma that is wholesome.”749

“But, Master Ānanda, what are those four ways that negate the living of the holy life that have been declared by the Blessed One who knows and sees, accomplished and fully enlightened, wherein [515] a wise man certainly would not live the holy life, or if he should live it, would not attain the true way, the Dhamma that is wholesome?”

7. “Here, Sandaka, some teacher holds such a doctrine and view as this: ‘There is nothing given, nothing offered, nothing sacrificed; no fruit or result of good and bad actions; no this world, no other world; no mother, no father; no beings who are reborn spontaneously; no good and virtuous recluses and brahmins in the world who have themselves realised by direct knowledge and declare this world and the other world.

A person consists of the four great elements.750 When he dies, earth returns and goes back to the body of earth, water returns and goes back to the body of water, fire returns and goes back to the body of fire, air returns and goes back to the body of air; the faculties pass over to space. [Four] men with the bier as fifth carry away the corpse.

The funeral orations last as far as the charnel ground; the bones whiten; burnt offerings end with ashes. Giving is a doctrine of fools. When anyone asserts the doctrine that there is [giving and the like], it is empty, false prattle. Fools and the wise are alike cut off and annihilated with the dissolution of the body; after death they do not exist.’

8. “About this a wise man considers thus: ‘This good teacher holds this doctrine and view: “There is nothing given… after death they do not exist.” If this good teacher’s words are true, then both of us are exactly equal here, we stand on the same level: I who have not practised [this teaching] here and he who has practised it; I who have not lived [the holy life] here and he who has lived it.751

Yet I do not say that both of us are cut off and annihilated with the dissolution of the body, that after death we shall not exist. But it is superfluous for this good teacher to go about naked, to be shaven, to exert himself in the squatting posture, and to pull out his hair and beard, since I, who live in a house crowded with children, who use Benares sandalwood, who wear garlands, scents, and unguents, and accept gold and silver, shall reap exactly the same destination, the same future course, as this good teacher.

What do I know and see that I should lead the holy life under this teacher?’ So when he finds that this way negates the living of the holy life, he turns away from it and leaves it.

9. “This is the first way that negates the living of the holy life that has been declared by the Blessed One who knows and sees, accomplished and fully enlightened, wherein a wise man certainly would not live the holy life, [516] or if he should live it, would not attain the true way, the Dhamma that is wholesome.

10. “Again, Sandaka, here some teacher holds such a doctrine and view as this: ‘When one acts or makes others act, when one mutilates or makes others mutilate, when one tortures or makes others inflict torture, when one inflicts sorrow or makes others inflict sorrow, when one oppresses or makes others inflict oppression, when one intimidates or makes others inflict intimidation, when one kills living beings, takes what is not given, breaks into houses, plunders wealth, commits burglary, ambushes highways, seduces another’s wife, utters falsehood — no evil is done by the doer.

If, with a razor-rimmed wheel, one were to make the living beings on this earth into one mass of flesh, into one heap of flesh, because of this there would be no evil and no outcome of evil.

If one were to go along the south bank of the Ganges killing and slaughtering, mutilating and making others mutilate, torturing and making others inflict torture, because of this there would be no evil and no outcome of evil.

If one were to go along the north bank of the Ganges giving gifts and making others give gifts, making offerings and making others make offerings, because of this there would be no merit and no outcome of merit. By giving, by taming oneself, by restraint, by speaking truth, there is no merit and no outcome of merit.’

11. “About this a wise man considers thus: ‘This good teacher holds this doctrine and view: “When one acts… there is no merit and no outcome of merit.” If this good teacher’s words are true, then both of us are exactly equal here, we stand on the same level: I who have not practised [this teaching] here and he who has practised it; I who have not lived [the holy life] here and he who has lived it.

Yet I do not say that whatever both [of us] do, no evil is done. But it is superfluous for this good teacher… What do I know and see that I should lead the holy life under this teacher?’ So when he finds that this way negates the living of the holy life, he turns away from it and leaves it.

12. “This is the second way that negates the living of the holy life that has been declared by the Blessed One who knows and sees, accomplished and fully enlightened…

13. “Again, Sandaka, here some teacher holds such a doctrine and view as this: ‘There is no cause or condition for the defilement of beings; beings are defiled without cause or condition. There is no cause or condition for the purification of beings; beings are purified without cause or condition. There is no power, no energy, no manly [517] strength, no manly endurance.

All beings, all living things, all creatures, all souls are without mastery, power, and energy; moulded by destiny, circumstance, and nature, they experience pleasure and pain in the six classes.’

14. “About this a wise man considers thus: ‘This good teacher holds this doctrine and view: “There is no cause… in the six classes.” If this good teacher’s words are true, then both of us are exactly equal here, we stand on the same level: I who have not practised [this teaching] here and he who has practised it; I who have not lived [the holy life] here and he who has lived it.

Yet I do not say that both [of us] will be purified without cause or condition. But it is superfluous for this good teacher… What do I know and see that I should lead the holy life under this teacher?’ So when he finds that this way negates the living of the holy life, he turns away from it and leaves it.

15. “This is the third way that negates the living of the holy life that has been declared by the Blessed One who knows and sees, accomplished and fully enlightened…

16. “Again, Sandaka, here some teacher holds such a doctrine and view as this:752 ‘There are these seven bodies that are unmade, not brought forth, uncreated, without a creator, barren, standing like mountain peaks, standing like pillars. They do not move or change or obstruct each other. None is able [to arouse] pleasure or pain or pleasure-and-pain in another.

What are the seven? They are the earth-body, the water-body, the fire-body, the air-body, pleasure, pain, and the soul as the seventh. These seven bodies are unmade… Herein, there is no killer, no slaughterer, no hearer, no speaker, no cognizer, no intimater. Even those who cut off someone’s head with a sharp sword do not deprive anyone of life; the sword merely passes through the space between the seven bodies.

There are these fourteen hundred thousand principal kinds of generation, and sixty hundred kinds, and six hundred kinds; there are five hundred kinds of action, and five kinds of action, and three kinds of action, and action and half-action; there are sixty-two ways, sixty-two sub-aeons, six classes, eight planes of man, forty-nine hundred kinds of livelihood, forty-nine hundred kinds of wanderers, forty-nine hundred [518] abodes of serpents, twenty hundred faculties, thirty hundred hells,

thirty-six elements of dust, seven percipient breeds, seven non-percipient breeds, seven sheathless breeds, seven kinds of gods, seven kinds of men, seven kinds of demons, seven lakes, seven knots, seven kinds of chasms, seven hundred kinds of chasms, seven kinds of dreams, seven hundred kinds of dreams; and there are eighty-four hundred thousand great aeons wherein, by running and wandering through the round of rebirths, fools and the wise both will make an end of suffering.

There is none of this: “By this virtue or observance or asceticism or holy life I shall make unripened action ripen or annihilate ripened action as it comes.” Pleasure and pain are meted out. The round of rebirths is limited, there is no shortening or extending it, no increasing or decreasing it.

Just as a ball of string when thrown goes as far as the string unwinds, so too, by running and wandering through the round of rebirths, fools and the wise both will make an end of suffering.’

17. “About this a wise man considers thus: ‘This good teacher holds this doctrine and view: “There are these seven bodies… fools and the wise both will make an end of suffering.” If this good teacher’s words are true, then both of us are exactly equal here, we stand on the same level: I who have not practised [this teaching] here and he who has practised it; I who have not lived [the holy life] here and he who has lived it.

Yet I do not say that both of us will make an end of suffering by running and wandering through the round of rebirths. But it is superfluous for this good teacher to go about naked, to be shaven, to exert himself in the squatting position, and to pull out his hair and beard, since I, who live in a house crowded with children, who use Benares sandalwood, who wear garlands, scents, and unguents, and accept gold and silver, shall reap exactly the same destination, the same future course, as this good teacher.

What do I know and see that I should lead the holy life under this teacher?’ So when he finds that this way negates the living of the holy life, he turns away from it and leaves it.

18. “This is the fourth way that negates the living of the holy life that has been declared by the Blessed One who knows and sees, accomplished and fully enlightened…

19. “These, Sandaka, are the four ways that negate the living of the holy life that have been declared by the Blessed One who knows and sees, accomplished and fully enlightened, [519] wherein a wise man certainly would not live the holy life, or if he should live it, would not attain the true way, the Dhamma that is wholesome.”

20. “It is wonderful, Master Ānanda, it is marvellous, how the four ways that negate the living of the holy life have been declared by the Blessed One who knows and sees, accomplished and fully enlightened…

But, Master Ānanda, what are those four kinds of holy life without consolation that have been declared by the Blessed One who knows and sees, accomplished and fully enlightened, wherein a wise man certainly would not live the holy life, or if he should live it, would not attain the true way, the Dhamma that is wholesome?”

21. “Here, Sandaka, some teacher claims to be omniscient and all-seeing, to have complete knowledge and vision thus: ‘Whether I am walking or standing or sleeping or awake, knowledge and vision are continuously and uninterruptedly present to me.’753

He enters an empty house, he gets no almsfood, a dog bites him, he meets with a wild elephant, a wild horse, a wild bull, he asks the name and clan of a woman or a man, he asks the name of a village or a town, and the way to go there.

When he is questioned: ‘How is this?’ he replies: ‘I had to enter an empty house, that is why I entered it. I had to get no almsfood, that is why I did not get any. I had to be bitten by a dog, that is why I was bitten. I had to meet with a wild elephant, a wild horse, a wild bull, that is why I met with them.

I had to ask the name and clan of a woman or a man, that is why I asked. I had to ask the name of a village or a town and the way to go there, that is why I asked.’

22. “About this a wise man considers thus: ‘This good teacher claims to be omniscient and all-seeing, to have complete knowledge and vision… When he is questioned: “How is this?” he replies: “I had to… that is why I asked.”’ So when he finds that this holy life is without consolation, he turns away from it and leaves it.

23. “This is the first kind of holy life without consolation that has been declared by the Blessed One who knows and sees, accomplished and fully enlightened, [520] wherein a wise man certainly would not live the holy life, or if he should live it, would not attain the true way, the Dhamma that is wholesome.

24. “Again, Sandaka, here some teacher is a traditionalist, one who regards oral tradition as truth; he teaches a Dhamma by oral tradition, by legends handed down, by the authority of the collections. But when a teacher is a traditionalist, one who regards oral tradition as truth, some is well transmitted and some badly transmitted,754 some is true and some is otherwise.

25. “About this a wise man considers thus: ‘This good teacher is a traditionalist… some is true and some is otherwise.’ So when he finds that this holy life is without consolation, he turns away from it and leaves it.

26. “This is the second kind of holy life without consolation that has been declared by the Blessed One who knows and sees, accomplished and fully enlightened…

27. “Again, Sandaka, here a certain teacher is a reasoner, an inquirer. He teaches a Dhamma hammered out by reasoning, following a line of inquiry as it occurs to him. But when a teacher is a reasoner, an inquirer, some is well reasoned and some is wrongly reasoned, some is true and some is otherwise.

28. “About this a wise man considers thus: ‘This good teacher is a reasoner… some is true and some is otherwise.’ So when he finds that this holy life is without consolation, he turns away from it and leaves it.

29. “This is the third kind of holy life without consolation that has been declared by the Blessed One who knows and sees, accomplished and fully enlightened…

30. “Again, Sandaka, here a certain teacher is dull and confused. Because he is dull and confused, [521] when he is asked such and such a question, he engages in verbal wriggling, in eel-wriggling: ‘I don’t say it is like this. And I don’t say it is like that. And I don’t say it is otherwise. And I don’t say it is not so. And I don’t say it is not not so.’755

31. “About this a wise man considers thus: ‘This good teacher is dull and confused… [thus] he engages in verbal wriggling, in eel-wriggling… ’ So when he finds that this holy life is without consolation, he turns away from it and leaves it.

32. “This is the fourth kind of holy life without consolation that has been declared by the Blessed One who knows and sees, accomplished and fully enlightened…

33. “These, Sandaka, are the four kinds of holy life without consolation that have been declared by the Blessed One who knows and sees, accomplished and fully enlightened, wherein a wise man certainly would not live the holy life, or if he should live it, would not attain the true way, the Dhamma that is wholesome.”

34. “It is wonderful, Master Ānanda, it is marvellous, how the four kinds of holy life without consolation have been declared by the Blessed One who knows and sees, accomplished and fully enlightened… But, Master Ānanda, what does that teacher assert, what does he declare, wherein a wise man certainly would live the holy life, and while living it would attain the true way, the Dhamma that is wholesome?’”

35–42. “Here, Sandaka, a Tathāgata appears in the world, accomplished, fully enlightened… (as Sutta 51, §§12–19)… he purifies his mind from doubt.





























43. “Having thus abandoned these five hindrances, imperfections of the mind that weaken wisdom, quite secluded from sensual pleasures, secluded from unwholesome states, he enters upon and abides in the first jhāna, which is accompanied by applied and sustained thought, with rapture and pleasure born of seclusion.

A wise man certainly would live the holy life with a teacher under whom a disciple attains such a lofty distinction, [522] and while living it he would attain the true way, the Dhamma that is wholesome.

44–46. “Again, with the stilling of applied and sustained thought, he enters upon and abides in the second jhāna… With the fading away as well of rapture… he enters upon and abides in the third jhāna… With the abandoning of pleasure and pain… he enters upon and abides in the fourth jhāna.

A wise man certainly would live the holy life with a teacher under whom a disciple attains such a lofty distinction…

47. “When his concentrated mind is thus purified, bright, unblemished, rid of imperfection, malleable, wieldy, steady, and attained to imperturbability, he directs it to knowledge of the recollection of past lives. He recollects his manifold past lives, that is, one birth, two births… (as Sutta 51, §24)…

Thus with their aspects and particulars he recollects his manifold past lives. A wise man certainly would live the holy life with a teacher under whom a disciple attains such a lofty distinction…

48. “When his concentrated mind is thus purified, bright, unblemished, rid of imperfection, malleable, wieldy, steady, and attained to imperturbability, he directs it to knowledge of the passing away and reappearance of beings… (as Sutta 51, §25)…

Thus with the divine eye, which is purified and surpasses the human, he sees beings passing away and reappearing, inferior and superior, fair and ugly, fortunate and unfortunate, and he understands how beings pass on according to their actions. A wise man certainly would live the holy life with a teacher under whom a disciple attains such a lofty distinction…

49. “When his concentrated mind is thus purified, bright, unblemished, rid of imperfection, malleable, wieldy, steady, and attained to imperturbability, he directs it to knowledge of the destruction of the taints. He understands as it actually is: ‘This is suffering’… (as Sutta 51, §26)… He understands as it actually is: ‘This is the way leading to the cessation of the taints.’

50. “When he knows and sees thus, his mind is liberated from the taint of sensual desire, from the taint of being, and from the taint of ignorance. When it is liberated there comes the knowledge: ‘It is liberated.’

He understands: ‘Birth is destroyed, the holy life has been lived, what had to be done has been done, there is no more coming to any state of being.’ A wise man certainly would live the holy life with a teacher under whom a disciple attains such a lofty distinction, and while living it he would attain the true way, the Dhamma that is wholesome.”

51. “But, Master Ānanda, when a bhikkhu is an arahant with taints destroyed, one who has lived the holy life, done what had to be done, laid down the burden, reached his own goal, destroyed the fetters of being, and is completely liberated through final knowledge, [523] could he enjoy sensual pleasures?”

“Sandaka, when a bhikkhu is an arahant with taints destroyed … and is completely liberated through final knowledge, he is incapable of transgression in five cases.

A bhikkhu whose taints are destroyed is incapable of deliberately depriving a living being of life; he is incapable of taking what is not given, that is, of stealing; he is incapable of indulging in sexual intercourse; he is incapable of knowingly speaking falsehood; he is incapable of enjoying sensual pleasures by storing them up as he did formerly in lay life.756

When a bhikkhu is an arahant with taints destroyed… he is incapable of transgression in these five cases.”757

52. “But, Master Ānanda, when a bhikkhu is an arahant with taints destroyed… is his knowledge and vision that his taints are destroyed continuously and uninterruptedly present to him whether he is walking or standing or sleeping or awake?”

“As to that, Sandaka, I shall give you a simile, for some wise men here understand the meaning of a statement by means of a simile. Suppose a man’s hands and feet were cut off. Whether he is walking or standing or sleeping or awake, his hands and feet are continuously and uninterruptedly cut off, but he would know this only when he reviews the fact.

So too, Sandaka, when a bhikkhu is an arahant with taints destroyed… his knowledge and vision that his taints are destroyed is not continuously and uninterruptedly present to him whether he is walking or standing or sleeping or awake; rather, he knows ‘My taints are destroyed’ only when he reviews this fact.”758

53. “How many emancipators759 are there in this Dhamma and Discipline, Master Ānanda?”

“There are not only one hundred, Sandaka, or two hundred, three hundred, four hundred or five hundred, but far more emancipators than that in this Dhamma and Discipline.”

“It is wonderful, Master Ānanda, it is marvellous! There is no lauding of one’s own Dhamma and no disparaging of the Dhamma of others; there is the teaching of the Dhamma in its full range, [524] and so many emancipators. But these Ājīvakas, those mothers’ dead sons, laud themselves and disparage others, and they recognise only three emancipators, namely, Nanda Vaccha, Kisa Sankicca, and Makkhali Gosāla.”760

54. Then the wanderer Sandaka addressed his own assembly:

“Go, sirs. The holy life is to be lived under the recluse Gotama. It is not easy for us now to give up gain, honour, and renown.”

That is how the wanderer Sandaka exhorted his own assembly to live the holy life under the Blessed One.





Close
Close