Quay lại bản Việt dịch

Font chữ:
Font chữ:

74. Kinh Trường Trảo

Dịch giả: Thích Minh Châu

Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở tại Rājagaha (Vương Xá), trên núi Gijjhakuta (Linh Thứu), trong hang Sukarakhata.

Rồi du sĩ ngoại đạo Dīghanakha (Trường Trảo) đi đến chỗ Thế Tôn, sau khi đến, nói lên những lời chào đón hỏi thăm với Thế Tôn, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu liền đứng một bên. Ðứng một bên, du sĩ ngoại đạo Dīghanakha nói với Thế Tôn:

-- Tôn giả Gotama, tôi có lý thuyết như sau, tôi có tri kiến như sau: "Tất cả đều không làm cho tôi thích thú".

-- Này Aggivessana, tri kiến: "Tất cả đều không làm cho tôi thích thú", tri kiến ấy không làm Ông thích thú?

-- Tôn giả Gotama, nếu tri kiến ấy làm tôi thích thú, thời đây cũng giống như vậy, thời đây cũng giống như vậy.

-- Này Aggivessana, nếu số đông người ở trong đời đã nói như sau: "Thời đây cũng giống như vậy, thời đây cũng giống như vậy", thời họ không từ bỏ tri kiến ấy, họ chấp thủ một tri kiến khác. Này Aggivessana, nếu thiểu số người ở trong đời đã nói như sau: "Thời đây cũng giống như vậy, thời đây cũng giống như vậy", thời họ sẽ từ bỏ tri kiến ấy và không chấp thủ một tri kiến khác.

Này Aggivessana, một số Sa-môn, Bà-la-môn có lý thuyết như sau, có tri kiến như sau: "Tất cả đều làm cho tôi thích thú". Này Aggivessana, một số Sa-môn, Bà-la-môn có lý thuyết như sau, có tri kiến như sau: "Tất cả đều làm cho tôi không thích thú". Này Aggivessana, một số Sa-môn, Bà-la-môn có lý thuyết như sau, có tri kiến như sau: "Một phần làm tôi thích thú, một phần làm tôi không thích thú".

Ở đây, này Aggivessana, một số Sa-môn, Bà-la-môn có lý thuyết như sau, có tri kiến như sau: "Tất cả đều làm cho tôi thích thú," tri kiến này của họ là gần với tham dục, gần với triền phược, gần với hoan lạc, gần với đắm trước, gần với chấp thủ. Ở đây, này Aggivessana, một số Sa-môn, Bà-la-môn có lý thuyết như sau, có tri kiến như sau: "Tất cả đều làm cho tôi không thích thú", tri kiến này của họ là gần với không tham dục, gần với không phiền trược, gần với không hoan lạc, gần với không chấp thủ.

Khi được nói vậy, du sĩ ngoại đạo Dīghanakha thưa với Thế Tôn:

-- Tôn giả Gotama tán dương quan điểm của tôi, Tôn giả Gotama hết sức tán dương quan điểm của tôi.

-- Ở đây, này Aggivessana, những Sa-môn, Bà-la-môn nào có lý thuyết như sau, có tri kiến như sau: "Một phần làm tôi thích thú, một phần làm tôi không thích thú". Cái gì trong tri kiến này làm họ thích thú là gần tham dục, gần phiền trược, gần hoan lạc, gần đắm trước, gần chấp thủ. Cái gì trong tri kiến này làm họ không thích thú là gần không tham dục, gần không triền phược, gần không hoan lạc, gần không đắm trước, gần không chấp thủ.

Ở đây, này Aggivessana, những Sa-môn, Ba la môn có lý thuyết như sau, có tri kiến như sau: "Tất cả đều làm tôi thích thú". Ở đây, người có trí suy nghĩ như sau: "Nếu ta nói tri kiến này của ta: "Tất cả đều làm tôi thích thú", và nếu ta cố chấp, kiên chấp tri kiến này và nói: "Ðây là sự thật, ngoài ra là hư vọng",

như vậy là đối nghịch với hai hạng người: Sa-môn hay Bà-la-môn nào có lý thuyết như sau, có tri kiến như sau: "Tất cả đều làm cho tôi không thích thú", và Sa-môn hay Bà-la-môn nào có lý thuyết như sau, có tri kiến như sau: "Một phần làm tôi thích thú, một phần làm tôi không thích thú".

Ta sẽ đối nghịch với hai hạng người này. Khi nào có đối nghịch thời có tranh luận; khi nào có tranh luận thời có chống đối; khi nào có chống đối thời có bực mình". Như vậy, vị này vì thấy sự đối nghịch, tranh luận, chống đối và bực mình nên từ bỏ tri kiến này, không chấp thủ tri kiến khác.

Như vậy là sự đoạn trừ những tri kiến này, như vậy là sự hủy bỏ những tri kiến này.

Ở đây, này Aggivessana, nếu có những Sa-môn, Bà-la-môn nào có lý thuyết như sau, có tri kiến như sau: "Tất cả đều làm cho tôi không thích thú". Ở đây, người có trí suy nghĩ như sau: "Nếu ta nói tri kiến này của ta: "Tất cả đều làm tôi không thích thú", và nếu ta cố chấp, kiên chấp tri kiến này và nói: "Ðây là sự thật, ngoài ra là hư vọng",

thì như vậy, ta đối nghịch với hai hạng người: Sa-môn hay Bà-la-môn nào có lý thuyết như sau, có tri kiến như sau: "Tất cả đều làm cho tôi thích thú" và Sa-môn hay Bà-la-môn nào có lý thuyết như sau, có tri kiến như sau: "Một phần làm tôi thích thú, một phần làm tôi không thích thú".

Ta sẽ đối nghịch với hai hạng người này. Khi nào có đối nghịch thời có tranh luận; khi nào có tranh luận thời có chống đối; khi nào có chống đối thời có bực mình". Như vậy, vị này vì thấy sự đối nghịch, tranh luận, chống đối và bực mình, nên từ bỏ tri kiến ấy, không chấp thủ tri kiến khác.

Như vậy là sự đoạn trừ những tri kiến này, như vậy là sự hủy bỏ những tri kiến này.

Ở đây, này Aggivessana, nếu có những Sa-môn, Bà-la-môn nào có lý thuyết như sau, có tri kiến như sau: "Một phần làm tôi thích thú, một phần làm tôi không thích thú". Ở đây, người có trí suy nghĩ như sau: "Nếu ta nói tri kiến này của ta: "Một phần làm tôi thích thú, một phần làm tôi không thích thú", và nếu ta cố chấp, kiên chấp tri kiến này và nói: "Ðây là sự thật ngoài ra là hư vọng",

thì như vậy, ta đối nghịch với hai hạng người: Sa-môn hay Bà-la-môn nào có lý thuyết như sau, có tri kiến như sau: "Tất cả đều làm cho tôi thích thú" và Sa-môn hay Bà la-môn này có lý thuyết như sau, có tri kiến như sau: "Tất cả đều làm cho tôi không thích thú".

Ta sẽ đối nghịch với hai hạng người này. Khi nào có đối nghịch thời có tranh luận; khi nào có tranh luận thời có chống đối, khi nào có chống đối thời có bực mình". Như vậy, vị này vì thấy sự đối nghịch tranh luận, chống đối và bực mình, nên từ bỏ tri kiến ấy, không chấp thủ tri kiến khác.

Như vậy là sự đoạn trừ những tri kiến này, như vậy là sự hủy bỏ những tri kiến này.

Nhưng này Aggivessana, thân này có sắc, do bốn đại thành, do cha mẹ sanh, nhờ cơm cháo nuôi dưỡng, vô thường, biến hoại, phấn toái, đoạn tuyệt, hoại diệt, cần phải được quán sát là vô thường, khổ, như bệnh, như cục bướu, như mũi tên, như điều bất hạnh, như bệnh chướng, như kẻ địch, như phá hoại, là không, là vô ngã.

Khi vị ấy quán sát thân này là vô thường, khổ, như bệnh, như cục bướu, như mũi tên, như điều bất hạnh, như bệnh chướng, như kẻ địch, như phá hoại, là không, là vô ngã, thời thân, thân dục, thân ái, thân phục tòng được đoạn diệt.

Này Aggivessana, có ba thọ này; lạc thọ, khổ thọ, bất khổ bất lạc thọ.

Này Aggivessana, trong khi cảm giác lạc thọ, chính khi ấy không cảm giác khổ thọ, không cảm giác bất khổ bất lạc thọ chỉ cảm giác lạc thọ.

Này Aggivessana, trong khi cảm giác khổ thọ, chính khi ấy không cảm giác lạc thọ, không cảm giác bất khổ bất lạc thọ, chỉ cảm giác khổ thọ.

Này Aggivessana, trong khi cảm giác bất khổ bất lạc thọ, chính khi ấy không cảm giác lạc thọ, không cảm giác khổ thọ, chỉ cảm giác bất khổ bất lạc thọ.

Này Aggivessana, lạc thọ là vô thường, hữu vi, do duyên sanh, bị đoạn diệt, bị hủy hoại, bị suy tàn, bị tiêu diệt.

Này Aggivessana, khổ thọ là vô thường, hữu vi, do duyên sanh, bị đoạn diệt, bị hủy hại, bị suy tàn, bị tiêu diệt.

Này Aggivessana, bất khổ bất lạc thọ là vô thường, hữu vi, do duyên sanh, bị đoạn diệt, bị hủy hoại, bị suy tàn, bị tiêu diệt.

Thấy vậy, này Aggivessana, vị Ða văn Thánh đệ tử yểm ly lạc thọ, yểm ly khổ thọ, yểm ly bất khổ bất lạc thọ. Do yểm ly, vị ấy không có tham dục. Do không tham dục, vị ấy được giải thoát. Ðối với tự thân đã giải thoát như vậy, khởi lên sự hiểu biết: "Ta đã giải thoát".

Vị ấy biết: "Sanh đã diệt, Phạm hạnh đã thành, việc cần làm đã làm. Sau đời hiện tại, không có đời sống nào khác nữa".

Với tâm giải thoát như vậy, này Aggivessana, Tỷ-kheo không nói thuận theo một ai, không tranh luận với một ai, chỉ nói theo từ ngữ đã được dùng ở đời, không có chấp thủ (từ ngữ ấy).

Lúc bấy giờ Tôn giả Sariputta (Xá-lợi-phất) đứng sau lưng Thế Tôn và đang quạt Thế Tôn. Rồi Tôn giả Sariputta suy nghĩ như sau: "Thế Tôn đã thuyết cho chúng ta sự đoạn trừ các pháp ấy nhờ thắng trí. Thiện Thệ đã thuyết cho chúng ta sự tự bỏ các pháp ấy nhờ thắng trí". Khi Tôn giả Sariputta suy nghĩ như vậy, tâm (của Tôn giả) được giải thoát các lậu hoặc, không còn chấp thủ.

Còn đối với du sĩ ngoại đạo Dīghanakha, pháp nhãn ly trần, vô cấu được khởi lên: "Phàm pháp gì được khởi lên, tất cả pháp ấy được đoạn diệt". Rồi du sĩ ngoại đạo Dīghanakha thấy pháp, chứng pháp, ngộ pháp, thể nhập vào pháp, nghi ngờ tiêu trừ, do dự diệt tận, chứng được tự tín, không y cứ nơi người khác đối với đạo pháp của đức Bổn sư, liền bạch Thế Tôn:

-- Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho kẻ bị lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc; cũng vậy, Chánh pháp đã được Tôn giả Gotama dùng nhiều phương tiện trình bày giải thích.

Nay con xin quy y Tôn giả Gotama, quy y Pháp và quy y chúng Tỷ-kheo. Mong Tôn giả Gotama nhận con làm cư sĩ, từ nay trở đi cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng.


74. To Dīghanakha

Translated by: Bhikkhu Ñāṇamoli & Bhikkhu Bodhi

1. THUS HAVE I HEARD. On one occasion the Blessed One was living at Rājagaha in the Boar’s Cave on the mountain Vulture Peak.

2. Then the wanderer Dīghanakha went to the Blessed One and exchanged greetings with him.730 When this courteous and amiable talk was finished, he stood at one side and said to the Blessed One: “Master Gotama, my doctrine and view is this:

‘Nothing is acceptable to me.’”731

“This view of yours, Aggivessana, ‘Nothing is acceptable to me’ — is not at least that view acceptable to you?”

“If this view of mine were acceptable to me, Master Gotama, it too would be the same, it too [498] would be the same.”732

3. “Well, Aggivessana, there are plenty in the world who say: ‘It too would be the same, it too would be the same,’ yet they do not abandon that view and they take up still some other view. Those are few in the world who say: ‘It too would be the same, it too would be the same,’ and who abandon that view and do not take up some other view.733

4. “Aggivessana, there are some recluses and brahmins whose doctrine and view is this: ‘Everything is acceptable to me.’ There are some recluses and brahmins whose doctrine and view is this: ‘Nothing is acceptable to me.’ And there are some recluses and brahmins whose doctrine and view is this: ‘Something is acceptable to me, something is not acceptable to me.’734

Among these, the view of those recluses and brahmins who hold the doctrine and view ‘Everything is acceptable to me’ is close to lust, close to bondage, close to delighting, close to holding, close to clinging. The view of those recluses and brahmins who hold the doctrine and view ‘Nothing is acceptable to me’ is close to non-lust, close to non-bondage, close to non-delighting, close to non-holding, close to non-clinging.”

5. When this was said, the wanderer Dīghanakha remarked:

“Master Gotama commends my point of view, Master Gotama recommends my point of view.”

“Aggivessana, as to those recluses and brahmins who hold the doctrine and view ‘Something is acceptable to me, something is not acceptable to me’ — the view of theirs as to what is acceptable is close to lust, close to bondage, close to delighting, close to holding, close to clinging, while the view of theirs as to what is not acceptable is close to non-lust, close to non-bondage, close to non-delighting, close to non-holding, close to non-clinging.

6. “Now, Aggivessana, a wise man among those recluses and brahmins who hold the doctrine and view ‘Everything is acceptable to me’ considers thus:735 ‘If I obstinately adhere to my view “Everything is acceptable to me” and declare: “Only this is true, anything else is wrong,”

then I may clash with the two others: with a recluse or brahmin who holds the doctrine [499] and view “Nothing is acceptable to me” and with a recluse or brahmin who holds the doctrine and view “Something is acceptable to me, something is not acceptable to me.”

I may clash with these two, and when there is a clash, there are disputes; when there are disputes, there are quarrels; when there are quarrels, there is vexation.’ Thus, foreseeing for himself clashes, disputes, quarrels, and vexation, he abandons that view and does not take up some other view.

This is how there comes to be the abandoning of these views; this is how there comes to be the relinquishing of these views.

7. “A wise man among those recluses and brahmins who hold the doctrine and view ‘Nothing is acceptable to me’ considers thus: ‘If I obstinately adhere to my view “Nothing is acceptable to me” and declare: “Only this is true, anything else is wrong,”

then I may clash with the two others: with a recluse or brahmin who holds the doctrine and view “Everything is acceptable to me” and with a recluse or brahmin who holds the doctrine and view “Something is acceptable to me, something is not acceptable to me.”

I may clash with these two, and when there is a clash, there are disputes; when there are disputes, there are quarrels; when there are quarrels, there is vexation.’ Thus, foreseeing for himself clashes, disputes, quarrels, and vexation, he abandons that view and does not take up some other view.

This is how there comes to be the abandoning of these views; this is how there comes to be the relinquishing of these views.

8. “A wise man among those recluses and brahmins who hold the doctrine and view ‘Something is acceptable to me, something is not acceptable to me’ considers thus: ‘If I obstinately adhere to my view “Something is acceptable to me, something is not acceptable to me” and declare: “Only this is true, anything else is wrong,”

then I may clash with the two others: with a recluse or brahmin who holds the doctrine and view “Everything is acceptable to me” and with a recluse or brahmin who holds the doctrine and view “Nothing is acceptable to me.”

I may clash with these two, and when there is a clash, there are disputes; when there are disputes, there are quarrels; when there are quarrels, there is vexation.’ Thus, foreseeing for himself clashes, disputes, quarrels, and vexation, he abandons that view and does not take up some other view.

This is how there comes to be the abandoning of these views; this is how there comes to be the relinquishing of these views. [500]

9. “Now, Aggivessana,736 this body made of material form, consisting of the four great elements, procreated by a mother and father, and built up out of boiled rice and porridge, is subject to impermanence, to being worn and rubbed away, to dissolution and disintegration.

It should be regarded as impermanent, as suffering, as a disease, as a tumour, as a dart, as a calamity, as an affliction, as alien, as disintegrating, as void, as not self. When one regards this body thus, one abandons desire for the body, affection for the body, subservience to the body.

10. “There are, Aggivessana, three kinds of feeling: pleasant feeling, painful feeling, and neither-painful-nor-pleasant feeling.

On the occasion when one feels pleasant feeling, one does not feel painful feeling or neither-painful-nor-pleasant feeling; on that occasion one feels only pleasant feeling.

On the occasion when one feels painful feeling, one does not feel pleasant feeling or neither-painful-nor-pleasant feeling; on that occasion one feels only painful feeling.

On the occasion when one feels neither-painful-nor-pleasant feeling, one does not feel pleasant feeling or painful feeling; on that occasion one feels only neither-painful-nor-pleasant feeling.

11. “Pleasant feeling, Aggivessana, is impermanent, conditioned, dependently arisen, subject to destruction, vanishing, fading away, and ceasing.

Painful feeling too is impermanent, conditioned, dependently arisen, subject to destruction, vanishing, fading away, and ceasing.

Neither-painful-nor-pleasant feeling too is impermanent, conditioned, dependently arisen, subject to destruction, vanishing, fading away, and ceasing.

12. “Seeing thus, a well-taught noble disciple becomes disenchanted with pleasant feeling, disenchanted with painful feeling, disenchanted with neither-painful-nor-pleasant feeling. Being disenchanted, he becomes dispassionate. Through dispassion [his mind] is liberated. When it is liberated there comes the knowledge: ‘It is liberated.’

He understands: ‘Birth is destroyed, the holy life has been lived, what had to be done has been done, there is no more coming to any state of being.’

13. “A bhikkhu whose mind is liberated thus, Aggivessana, sides with none and disputes with none; he employs the speech currently used in the world without adhering to it.”737

14. Now on that occasion the venerable Sāriputta was standing behind the Blessed One, [501] fanning him. Then he thought: “The Blessed One, indeed, speaks to us of the abandoning of these things through direct knowledge; the Sublime One, indeed, speaks to us of the relinquishing of these things through direct knowledge.” As the venerable Sāriputta considered this, through not clinging his mind was liberated from the taints.738

15. But in the wanderer Dīghanakha the spotless immaculate vision of the Dhamma arose: “All that is subject to arising is subject to cessation.” The wanderer Dīghanakha saw the Dhamma, attained the Dhamma, understood the Dhamma, fathomed the Dhamma; he crossed beyond doubt, did away with perplexity, gained intrepidity, and became independent of others in the Teacher’s Dispensation.739

16. Then he said to the Blessed One: “Magnificent, Master Gotama! Magnificent, Master Gotama! Master Gotama has made the Dhamma clear in many ways, as though he were turning upright what had been overthrown, revealing what was hidden, showing the way to one who was lost, or holding up a lamp in the dark for those with eyesight to see forms.

I go to Master Gotama for refuge and to the Dhamma and to the Sangha of bhikkhus. From today let Master Gotama remember me as a lay follower who has gone to him for refuge for life.”





Close
Close