Quay lại bản Việt dịch

Font chữ:
Font chữ:

75. Kinh Māgaṇḍiya

Dịch giả: Thích Minh Châu

Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn trú giữa dân chúng Kuru, tại thị trấn của dân chúng Kuru tên là Kammāsadhamma, trên thảm cỏ trong nhà lửa của một Bà-la-môn thuộc dòng họ Bhāradvāja.

Rồi Thế Tôn vào buổi sáng đắp y, cầm y bát, vào Kammāsadhamma để khất thực. Ði khất thực ở Kammāsadhamma xong, sau bữa ăn, trên đường khi khất thực về, Thế Tôn đi đến một khu rừng để nghỉ trưa. Sau khi đi sâu vào khu rừng ấy, Thế Tôn đến ngồi dưới một gốc cây để nghỉ trưa.

Rồi du sĩ Māgaṇḍiya, trong khi đi bộ ngao du cùng khắp, đến tại ngôi nhà lửa của Bà-la-môn thuộc họ Bhāradvāja. Du sĩ Māgaṇḍiya thấy thảm cỏ đã soạn sẵn trong nhà lửa của vị Bà-la-môn thuộc dòng họ Bhāradvāja, khi thấy vậy liền nói với Bà-la-môn thuộc dòng họ Bhāradvāja:

-- Tấm thảm cỏ này trong nhà lửa của Tôn giả Bhāradvāja đã được sửa soạn cho ai, hình như là chỗ nằm ngủ của một Sa-môn?

-- Thưa Tôn giả Māgaṇḍiya, có Sa-môn Gotama là Thích tử, xuất gia từ dòng họ Sakya (Thích-ca). Tiếng đồn tốt đẹp sau đây được truyền đi về Tôn giả Gotama: "Ðây là Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn". Chỗ nằm này được sửa soạn cho Tôn giả Gotama ấy.

-- Thật sự, này Tôn giả Bhāradvāja, chúng tôi thấy một sự bất hạnh khi chúng tôi thấy chỗ ngủ của Tôn giả Gotama, một vị phá hoại sự sống (bhunahuno).

-- Này Māgaṇḍiya, hãy thận trọng lời Ông nói. Này Māgaṇḍiya, hãy thận trọng lời Ông nói. Nhiều vương tộc trí giả, nhiều Bà-la-môn trí giả, nhiều Cư sĩ trí giả, nhiều Sa-môn trí giả có lòng tin nơi Tôn giả Gotama ấy, và đã tu tập theo Thánh đạo, theo Pháp và theo (chí) Thiện.

-- Này Tôn giả Bhāradvāja, nếu chúng tôi thấy mặt Tôn giả Gotama, chúng tôi sẽ nói như sau trước mặt vị ấy: "Sa-môn Gotama là người phá hoại sự sống". Vì sao vậy? Thánh điển của chúng tôi đã truyền lại như vậy.

-- Nếu Tôn giả Māgaṇḍiya hoan hỷ, tôi sẽ tin lại sự tình này cho Sa-môn Gotama biết.

-- Tôn giả Bhāradvāja hãy yên lòng, và hãy nói lên những điều gì đã được nói.

Thế Tôn với thiên nhĩ thanh tịnh siêu nhân nghe được câu chuyện giữa Bà-la-môn thuộc dòng họ Bhāradvāja và du sĩ Māgaṇḍiya. Và Thế Tôn vào buổi chiều, từ Thiền tịnh độc cư đứng dậy, đi đến nhà lửa của Bà-la-môn thuộc dòng họ Bhāradvāja, sau khi đến liền ngồi trên thảm cỏ đã soạn sẵn.

Rồi Bà-la-môn thuộc dòng họ Bhāradvāja đi đến chỗ Thế Tôn, sau khi đến, nói lên những lời chào đón hỏi thăm với Thế Tôn, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu liền ngồi xuống một bên. Rồi Thế Tôn nói với Bà-la-môn thuộc dòng họ Bhāradvāja đang ngồi một bên:

-- Này Bhāradvāja, có phải có cuộc nói chuyện giữa du sĩ Māgaṇḍiya với Ông về vấn đề thảm cỏ này?

Khi nghe nói vậy, Bà-la-môn Bhāradvāja hoảng hốt, lông tóc dựng ngược, bạch Thế Tôn:

-- Chính là điều chúng con muốn thưa với Tôn giả Gotama và Tôn giả Gotama đã đoán trước chúng con.

Nhưng cuộc nói chuyện này giữa Thế Tôn và Bà-la-môn thuộc dòng họ Bhāradvāja nói chưa xong, du sĩ Māgaṇḍiya, khi đi bộ ngao du cùng khắp, đến tại ngôi nhà lửa của Bà-la-môn thuộc dòng họ Bhāradvāja, đến tại chỗ Thế Tôn, sau khi đến, nói lên những lời chào đón hỏi thăm với Thế Tôn, và sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu liền ngồi xuống một bên. Rồi Thế Tôn nói với du sĩ Māgaṇḍiya đang ngồi một bên:

-- Này Māgaṇḍiya, con mắt ưa thích sắc, ái lạc sắc, hoan hỷ sắc, và Như Lai nhiếp phục, thủ hộ, hộ trì con mắt và thuyết pháp để phòng hộ con mắt. Này Māgaṇḍiya, có phải vì vậy mà Ông nói: "Sa-môn Gotama là người phá hoại sự sống?"

-- Chính vì vậy, Tôn giả Gotama, mà tôi nói: "Sa-môn Gotama phá hoại sự sống". Vì sao vậy? Thánh điển của chúng tôi đã truyền lại như vậy.

-- Này Māgaṇḍiya, tai ưa thích tiếng... Này Māgaṇḍiya, mũi ưa thích hương... Này Māgaṇḍiya, lưỡi ưa thích vị... Này Māgaṇḍiya, thân ưa thích xúc... Này Māgaṇḍiya, ý ưa thích pháp, ái lạc pháp, hoan hỷ pháp và Như Lai nhiếp phục, thủ hộ, hộ trì ý và thuyết pháp để phòng hộ ý.

Này Māgaṇḍiya, có phải vì vậy mà ông nói: "Sa-môn Gotama là người phá hoại sự sống?

-- Chính vì vậy, Tôn giả Gotama, mà tôi nói: "Sa-môn Gotama là người phá hoại sự sống". Vì sao vậy? Thánh điển của chúng tôi đã truyền lại như vậy.

-- Ông nghĩ thế nào, này Māgaṇḍiya? Ở đây, có người trước kia đam mê các sắc pháp do mắt nhận thức, các sắc pháp này là khả ái, khả hỷ, khả lạc, khả ý, liên hệ đến dục, hấp dẫn.

Người ấy sau một thời gian, sau khi như chơn biết được sự tập khởi, sự đoạn diệt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của các sắc pháp, sau khi đoạn tận sắc ái, sau khi trừ diệt nhiệt não đối với sắc pháp, người này trú với khát ái được đoạn trừ, với nội tâm an tịnh. Này Māgaṇḍiya, Ông có nói gì về người này?

-- Không có gì, Tôn giả Gotama.

-- Ông nghĩ thế nào? Này Māgaṇḍiya, ở đây, có người trước kia đam mê các tiếng do tai nhận thức... các hương do mũi nhận thức... các vị do lưỡi nhận thức... các xúc do thân nhận thức, các xúc này là khả ái, khả hỷ, khả lạc, khả ý, liên hệ đến dục, hấp dẫn.

Người ấy sau một thời gian, sau khi như chơn biết được sự tập khởi, sự đoạn diệt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của các xúc, sau khi đoạn tận xúc ái, sau khi trừ diệt nhiệt não đối với các xúc, người này trú với khát ái được đoạn trừ, với nội tâm an tịnh. Này Māgaṇḍiya, Ông có nói gì về người này?

-- Không có gì, Tôn giả Gotama.

-- Này Māgaṇḍiya, Ta thuở trước, khi còn là tại gia, Ta sống hưởng thụ một cách đầy đủ, một cách sung mãn, năm dục trưởng dưỡng, các sắc pháp do mắt nhận thức, các sắc pháp này là khả ái, khả hỷ, khả lạc, khả ý, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Các tiếng do tai nhận thức... các hương do mũi nhận thức... các vị do lưỡi nhận thức... các xúc do thân nhận thức, các xúc này là khả ái, khả hỷ, khả lạc, liên hệ đến dục, hấp dẫn.

Này Māgaṇḍiya, Ta có ba tòa lâu đài, một cho mùa mưa, một cho mùa đông, một cho mùa hạ. Này Māgaṇḍiya, trong bốn tháng mùa mưa, Ta sống hưởng thụ trong lâu đài mùa mưa, được những nữ nhạc công giúp vui và không bước xuống khỏi lâu đài ấy.

Rồi Ta sau một thời gian, sau khi như chơn biết được sự tập khởi, sự đoạn diệt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của các dục vọng, sau khi đoạn tận dục ái, sau khi trừ diệt nhiệt não của các dục, Ta trú với khát ái được đoạn trừ, với nội tâm an tịnh.

Rồi Ta thấy các chúng sanh khác, chưa xả ly tham ái đối với các dục đang bị các dục ái nhai nghiến, đang bị dục nhiệt não thiêu đốt, đang chạy theo các dục. Ta không ước vọng được như họ; ở đây, Ta không ham thích.

Vì sao vậy? Vì rằng, này Māgaṇḍiya, có hỷ lạc này, ly dục, ly bất thiện pháp, sau khi chứng đạt Thiên lạc, được an trú, hoan hỷ trong hỷ lạc ấy. Ta không ao ước cái gì thấp kém; ở đây, Ta không ham thích.

Ví như, này Māgaṇḍiya, một gia chủ hay con một người gia chủ, giàu sang, tài vật nhiều, sở hữu nhiều, sống thọ hưởng một cách đầy đủ, một cách sung mãn, năm dục trưởng dưỡng, các sắc pháp do mắt nhận thức, khả ái, khả hỷ, khả lạc, khả ý, liên hệ đến dục, hấp dẫn, các tiếng do tai nhận thức... các hương do mũi nhận thức... các vị do lưỡi nhận thức... các xúc do thân nhận thức, khả ái, khả hỷ, khả lạc, khả ý, liên hệ đến dục, hấp dẫn.

Vị ấy, sau khi làm thiện thân hành, sau khi làm thiện khẩu hành, sau khi làm thiện ý hành, khi thân hoại mạng chung, được sanh lên thiện thú, Thiên giới, đời này, cọng trú với chư Thiên ở cõi trời Ba mươi ba.

Vị ấy ở đây, trong rừng Nandana, được chúng Thiên nữ vây quanh, thọ hưởng năm thiên dục trưởng dưỡng một cách đầy đủ, một cách sung mãn. Vị ấy thấy người gia chủ hay con người gia chủ đang thọ hưởng năm dục trưởng dưỡng một cách đầy đủ, một cách sung mãn.

Này Māgaṇḍiya, Ông nghĩ thế nào? Thiên tử ấy, được chúng Thiên nữ vây quanh, thọ hưởng năm thiên dục trưởng dưỡng một cách đầy đủ, một cách sung mãn, vị ấy có ước vọng được như người gia chủ ấy, hay con người gia chủ ấy; hay năm dục trưởng dưỡng thuộc loài Người, hay trở lui về với các dục thuộc loài Người?

-- Không có vậy, thưa Tôn giả Gotama! Vì sao vậy? Vì thiên dục, thưa Tôn giả Gotama, là kỳ diệu hơn, là vi diệu hơn nhân dục.

-- Cũng vậy, này Māgaṇḍiya, Ta thuở trước, khi còn là tại gia. Ta hưởng thụ một cách đầy đủ, một cách sung mãn các dục trưởng dưỡng các sắc pháp do mắt nhận thức, các sắc pháp này là khả ái, khả hỷ, khả lạc, khả ý, liên hệ đến dục, hấp dẫn, các tiếng do tai nhận thức... các hương do mũi nhận thức... các vị do lưỡi nhận thức... các xúc do thân nhận thức, các xúc này là khả ái, khả hỷ, khả lạc, khả ý, liên hệ đến dục, hấp dẫn.

Rồi Ta sau một thời gian, sau khi như chơn biết được sự tập khởi, sự diệt trừ, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của các dục, sau khi đoạn tận dục ái, sau khi trừ diệt nhiệt não của các dục, Ta trú với khát ái được đoạn trừ, với nội tâm an tịnh.

Rồi Ta thấy các chúng sanh khác chưa xả ly tham ái đối với các dục, đang bị các dục ái nhai nghiến, đang bị dục nhiệt não thiêu đốt, đang chạy theo các dục. Ta không ước vọng được như họ; ở đây, Ta không ham thích.

Vì sao vậy? Vì rằng, này Māgaṇḍiya, có hỷ lạc này, ly dục, ly bất thiện pháp, sau khi chứng đạt thiên lạc được an trú, hoan hỷ trong hỷ lạc ấy. Ta không ao ước cái gì thấp kém; ở đây, Ta không ham thích.

Ví như, này Māgaṇḍiya, một người bị bệnh cùi; với thân (đầy) những lở lói, với thân hư thối, nứt chảy, bị các loại trùng đục khoét, đang cào rách miệng các vết thương với móng tay, hơ đốt thân mình trên hố than hừng.

Các bạn bè thân hữu, bà con huyết thống của người ấy mời một y sĩ khoa mổ xẻ. Vị y sĩ khoa mổ xẻ này cho người ấy thuốc. Người ấy dùng thuốc, được khỏi bệnh cùi, không bệnh, an lạc, tự do, tự tại, có thể đi chỗ nào người ấy muốn.

Người ấy thấy một người bị bệnh cùi khác, với thân (đầy) những lở lói, với thân hư thối, nứt chảy, bị cái loài trùng đục khoét, đang cào rách miệng các vết thương với móng tay, hơ đốt thân mình trên hố than hừng.

Này Māgaṇḍiya, Ông nghĩ thế nào? Người ấy có ước vọng được như người cùi kia, hố than hừng, hay sự thọ dụng dược liệu không?

-- Không, thưa Tôn giả Gotama. Vì sao vậy? Thưa Tôn giả Gotama, khi có bệnh thời cần thuốc trị bệnh, khi không bệnh, thời không cần thuốc trị bệnh.

-- Cũng vậy, này Māgaṇḍiya, Ta thuở trước, khi còn là tại gia, Ta hưởng thụ một cách đầy đủ, một cách sung mãn, các dục trưởng dưỡng, các sắc pháp do mắt nhận thức, các sắc pháp này là khả ái, khả hỷ, khả lạc, khả ý, liên hệ đến dục, hấp dẫn, các tiếng do tai nhận thức... các hương do mũi nhận thức... các vị do lưỡi nhận thức... các xúc do thân nhận thức, các xúc ấy là khả ái, khả hỷ, khả lạc, khả ý, liên hệ đến dục, hấp dẫn.

Rồi Ta sau một thời gian, sau khi như chơn biết được sự tập khởi, sự diệt trừ, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của các dục, sau khi đoạn tận dục ái, sau khi trừ diệt nhiệt não của các dục, Ta trú với khát ái được đoạn trừ, với nội tâm an tịnh.

Rồi Ta thấy các chúng sanh khác chưa xả ly tham ái đối với các dục, đang bị các dục ái nhai nghiến, đang bị dục nhiệt não thiêu đốt, đang chạy theo các dục.

Ta không ước vọng được như họ; ở đây, Ta không ham thích. Vì sao vậy? Vì rằng, này Māgaṇḍiya, có hỷ lạc này, ly dục, ly bất thiện pháp, sau khi chứng đạt thiên lạc, được an trú, hoan hỷ trong hỷ lạc ấy. Ta không ao ước cái gì thấp kém; ở đây Ta không ham thích.

Ví như, này Māgaṇḍiya, một người bị bệnh cùi, với thân (đầy) những lở lói, với thân hư thối, nứt chảy, bị các loại trùng đục khoét, đang cào rách miệng các vết thương với móng tay, hơ đốt thân mình trên hố than hừng.

Các bạn bè thân hữu, bà con huyết thống của người ấy mời một y sĩ khoa mổ xẻ. Vị y sĩ khoa mổ xẻ này cho người ấy thuốc. Người ấy dùng thuốc được khỏi bệnh cùi, không bệnh, an lạc, tự do, tự tại, có thể đi chỗ nào người ấy muốn. Rồi có hai lực sĩ, nắm chặt (hai) cánh tay người ấy và lôi kéo người ấy đến hố than hừng.

Này Māgaṇḍiya, Ông nghĩ thế nào? Người ấy có co rút thân, vật qua vật lại phía này phía kia không?

-- Thưa Tôn giả Gotama, có. Vì sao vậy? Vì sự xúc phạm với lửa, là đau khổ, thưa Tôn giả Gotama, rất là nồng cháy, rất là nhiệt não.

-- Này Māgaṇḍiya, Ông nghĩ thế nào? Có phải chỉ hiện tại sự xúc chạm với lửa ấy là đau khổ, rất là nồng cháy, rất là nhiệt não, hay là trước đây, sự xúc chạm với lửa ấy đã là đau khổ, rất là nồng cháy, rất là nhiệt não?

-- Thưa Tôn giả Gotama, hiện tại sự xúc chạm với lửa ấy là đau khổ, rất là nồng cháy, rất là nhiệt não, và xưa kia, sự xúc chạm với lửa ấy đã là đau khổ, rất là nồng cháy và rất là nhiệt não.

Tuy vậy, thưa Tôn giả Gotama, kẻ bị bệnh cùi này, với thân (đầy) những lở lói, với thân hư thối nứt chảy, bị các loài trùng đục khoét, đang cào rách miệng các vết thương với móng tay, với các căn bị hư hoại do sự xúc chạm đau khổ với ngọn lửa, lại có phản tưởng là được lạc thọ.

-- Cũng vậy, này Māgaṇḍiya, sự xúc chạm với các dục trong thời quá khứ cũng là đau khổ, rất là nồng cháy, rất là nhiệt não, và sự xúc chạm với các dục trong thời vị lai cũng là đau khổ, rất là nồng cháy, rất là nhiệt não, và sự xúc chạm với các dục trong thời hiện lại cũng là đau khổ, rất là nồng cháy, rất là nhiệt não.

Và này Māgaṇḍiya, những chúng sanh này chưa đoạn trừ tham ái đối với các dục, đang bị các dục ái nhai nghiến, đang bị dục nhiệt não thiêu đốt, với các căn bị hư hoại, do sự xúc chạm đau khổ với các dục, lại có phản tưởng là được lạc thọ.

Ví như, này Māgaṇḍiya, một người bị bệnh cùi thân (đầy) lở lói, thân bị hư thối nứt chảy, bị các loài trùng đục khoét, đang cào rách miệng các vết thương với móng tay, hơ đốt thân mình trên hố than hừng. Này Māgaṇḍiya, người bị bệnh cùi với thân (đầy) lở lói, thân bị hư thối nứt chảy, bị các loài trùng đục khoét, càng cào rách miệng các vết thương với các móng tay, càng hơ đốt thân mình trên hố than hừng chừng nào thời miệng các vết thương ấy lại càng thêm bất tịnh, càng thêm hôi thối và càng thêm thối nát, và người ấy chỉ có cảm giác dễ chịu, thỏa thích do nhân duyên gãi ngứa miệng các vết thương;

cũng vậy, này Māgaṇḍiya, các chúng sanh, chưa đoạn trừ tham ái đối với các dục, đang bị các dục ái nhai nghiến, đang bị dục nhiệt não thiêu đốt, chạy theo các dục. Này Māgaṇḍiya các chúng sanh, chưa đoạn trừ tham ái đối với các dục, đang bị các dục ái nhai nghiến, đang bị dục nhiệt não thiêu đốt, càng chạy theo dục chừng nào, thời dục ái các chúng sanh ấy càng tăng trưởng, càng bị dục nhiệt não thiêu đốt, và họ chỉ có cảm giác dễ chịu, thỏa thích do duyên năm dục trưởng dưỡng.

Này Māgaṇḍiya, Ông nghĩ thế nào? Ông có thấy hay nghe một vị vua hay vị đại thần của vua hưởng thụ một cách đầy đủ, một cách sung mãn năm dục trưởng dưỡng, dục ái chưa được đoạn tận, dục nhiệt não chưa được trừ diệt, đã trú, đang trú hay sẽ trú với khát ái được đoạn trừ, với nội tâm an tịnh không?

-- Thưa không, Tôn giả Gotama.

-- Lành thay, này Māgaṇḍiya! Này Māgaṇḍiya, Ta cũng không thấy, cũng không nghe một vị vua hay vị đại thần của vua hưởng thụ một cách đầy đủ, một cách sung mãn năm dục trưởng dưỡng, dục ái chưa được đoạn tận, dục nhiệt não chưa được trừ diệt, đã trú, đang trú hay sẽ trú với khát ái được đoạn trừ, với nội tâm an tịnh.

Nhưng này Māgaṇḍiya, những vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào đã sống, đang sống hay sẽ sống với khát ái được đoạn trừ, với nội tâm an tịnh, tất cả những vị này, sau khi như chơn biết sự tập khởi, sự đoạn diệt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của các dục ấy, với dục ái được đoạn tận, với dục nhiệt não được trừ diệt, đã trú, đang trú hay sẽ trú với khát ái được đoạn trừ, với nội tâm được an tịnh.

Rồi Thế Tôn, thời ấy nói lên cảm hứng ngữ như sau:

Không bệnh, lợi tối thắng,
Niết-bàn, lạc tối thắng,
Bát chánh là độc đạo,
An ổn và bất tử.

Khi được nghe vậy, du sĩ Māgaṇḍiya bạch Thế Tôn:

-- Thật hy hữu thay, Tôn giả Gotama! Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Lời này được Tôn giả Gotama khéo nói:

Không bệnh, lợi tối thắng,
Niết-bàn, lạc tối thắng.

Con cũng vậy, thưa Tôn giả Gotama, con cũng đã được nghe lời này, do các vị Tôn sư, đại Tôn sư các du sĩ đã nói:

Không bệnh, lợi tối thắng,
Niết-bàn, lạc tối thắng.

Như vậy, thưa Tôn giả Gotama, lời nói này lời nói kia phù hợp nhau.

-- Nhưng này Māgaṇḍiya, điều mà Ông đã được nghe do các vị Tôn sư, đại Tôn sư các du sĩ đã nói:

Không bệnh, lợi tối thắng,
Niết-bàn, lạc tối thắng.

Thế nào là không bệnh? Thế nào là Niết-bàn?

Khi được nói vậy, du sĩ Māgaṇḍiya, tự lấy tay xoa bóp chân tay của mình và nói:

-- Thế nào là không bệnh, thưa Tôn giả Gotama? Thế nào là Niết-bàn, thưa Tôn giả Gotama? Tôi nay không bệnh, an lạc, không có bệnh tật gì ở tôi.

-- Này Māgaṇḍiya, ví như người sanh ra đã mù, không thấy sắc đen hay sắc trắng, không thấy sắc xanh, không thấy sắc vàng, không thấy sắc đỏ, không thấy sắc đỏ tía, không thấy cái gì thăng bằng, không thăng bằng, không thấy các vì sao, không thấy mặt trăng, mặt trời. Người ấy nghe một người có mắt nói như sau: "Thật tốt đẹp thay tấm vải trắng, xinh đẹp, không cấu uế, thanh tịnh". Và người ấy tìm tấm vải trắng.

Rồi có một người khác đánh lừa người ấy với một tấm y thô, dính dầu và đất và nói: "Này bạn, đây là tấm vải trắng, xinh đẹp, không cấu uế, thanh tịnh cho bạn". Người ấy lấy tấm y ấy, sau khi lấy, đắp trên mình. Sau khi đắp trên mình, người ấy hoan hỷ thốt lên lời nói tự mãn: "Thật tốt đẹp thay tấm vải trắng xinh đẹp, không cấu uế, thanh tịnh".

Này Māgaṇḍiya, Ông nghĩ thế nào? Kẻ sanh ra đã mù kia, do biết, do thấy, lấy tấm y thô, dính dầu và đất ấy để rồi sau khi lấy người ấy đắp trên mình, sau khi đắp trên mình; người ấy hoan hỷ thốt lên lời nói tự mãn: "Thật tốt đẹp thay, tấm vải trắng xinh đẹp, không cấu uế, thanh tịnh, hay là do lòng tin người có mắt?

-- Thưa Tôn giả Gotama, do không biết, không thấy, kẻ sanh ra đã mù kia lấy tấm y thô, dính dầu và đất ấy để rồi sau khi lấy, người ấy đắp trên mình, sau khi đắp trên mình, người ấy hoan hỷ thốt lên lời nói tự mãn: "Thật tốt đẹp thay tấm vải trắng, xinh đẹp, không cấu uế, thanh tịnh" là do lòng tin người có mắt.

-- Cũng vậy, này Māgaṇḍiya, các du sĩ mù lòa, không có mắt, không biết không bệnh, không thấy Niết-bàn nhưng nói lên câu kệ này:

Không bệnh, lợi tối thắng,
Niết-bàn, lạc tối thắng.

Này Māgaṇḍiya, câu kệ này trong thời quá khứ đã được các bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác nói lên:

Không bệnh, lợi tối thắng,
Niết-bàn, lạc tối thắng.
Bát chánh là độc đạo,
An ổn và bất tử.

Và câu kệ ấy này được dần dần lan tràn đến dân chúng phàm phu. Nhưng này Māgaṇḍiya, thân này trở thành bệnh khổ, trở thành cục bướu, trở thành mũi tên, trở thành bất hạnh, trở thành bệnh chướng và với thân trở thành bệnh khổ, trở thành cục bướu, trở thành mũi tên, trở thành bất hạnh, trở thành bệnh chướng này, Ông nói: "Thưa Tôn giả Gotama, cái này là không bệnh ấy, cái này là Niết-bàn ấy". Như vậy, này Māgaṇḍiya, Ông không có Thánh nhãn ấy, với Thánh nhãn ấy Ông có thể biết không bệnh, có thể thấy Niết-bàn.

-- Con có lòng tin Tôn giả Gotama như sau: "Tôn giả Gotama có thể thuyết pháp cho ta để ta có thể biết không bệnh, có thể thấy Niết-bàn".

-- Này Māgaṇḍiya, ví như người sanh ra đã mù, không thấy sắc đen hay sắc trắng, không thấy sắc xanh, không thấy sắc vàng, không thấy sắc đỏ, không thấy sắc đỏ tía, không thấy cái gì thăng bằng, không thăng bằng, không thấy các vì sao, không thấy mặt trăng, mặt trời.

Các bạn bè thân hữu, bà con huyết thống của người ấy mời một y sĩ khoa mổ xẻ. Vị y sĩ khoa mổ xẻ này cho người ấy thuốc. Người ấy sau khi dùng thuốc, mắt không khởi lên, mắt không được sáng tỏ.

Này Māgaṇḍiya, Ông nghĩ thế nào? Có phải vị thầy thuốc ấy cảm thấy mệt mỏi, phiền não không?

-- Thưa vâng, Tôn giả Gotama.

-- Cũng vậy, này Māgaṇḍiya, nếu Ta thuyết pháp cho Ông: "Ðây là không bệnh ấy, đây là Niết-bàn ấy", và Ông không biết không bệnh, không biết Niết-bàn thời như vậy làm Ta mệt mỏi, làm Ta phiền não.

-- Con có lòng tin Tôn giả Gotama như sau: "Tôn giả Gotama có thể thuyết pháp cho ta để ta có thể biết không bệnh, có thể thấy Niết-bàn".

-- Này Māgaṇḍiya, ví như người sanh ra đã mù, không thấy sắc đen hay sắc trắng, không thấy sắc xanh, không thấy sắc vàng, không thấy sắc đỏ, không thấy sắc đỏ tía, không thấy cái gì thăng bằng, không thăng bằng, không thấy các vì sao, không thấy mặt trăng, mặt trời. Người ấy nghe một người có mắt nói như sau: "Thật tốt đẹp thay tấm vải trắng, xinh đẹp, không cấu uế, thanh tịnh", và người ấy đi tìm tấm vải trắng.

Rồi có một người khác đánh lừa người ấy với một tấm y thô, dính dầu và đất và nói: "Này bạn, đây là tấm vải trắng, xinh đẹp, không cấu uế, thanh tịnh cho bạn". Người ấy lấy tấm y ấy. Sau khi lấy, người ấy đắp trên mình, sau khi đắp trên mình người ấy, các bạn bè thân hữu, bà con huyết thống của người ấy mời một y sĩ khoa mổ xẻ.

Vị y sĩ khao mổ xẻ này cho người ấy thuốc bài tiết các nhơ bẩn về phía trên, bài tiết các nhơ bẩn về phía dưới, xức thuốc mắt, thoa dầu cho mắt, cho thuốc qua lỗ mũi. Người ấy sau khi dùng thuốc, mắt được khởi lên, mắt được sáng tỏ.

Với mắt được khởi lên, người ấy đoạn trừ tham dục đối với tấm y thô, dính dầu và dính đất kia, và người ấy có thể xem người kia là không phải bạn, có thể xem người kia là thù địch và nghĩ đến sát hại sinh mạng (của người kia): "Thật sự trong một thời gian dài, Ta bị người này lường gạt, lừa dối, phỉnh gạt với tấm y thô, dính dầu và đất: "Này bạn, đây là tấm vải trắng, xinh đẹp, không cấu uế, thanh tịnh cho bạn".

Cũng vậy, này Māgaṇḍiya, nếu Ta thuyết pháp cho Ông: "Ðây là không bệnh ấy, đây là Niết-bàn ấy", Ông có thể biết không bệnh, Ông có thể thấy Niết-bàn. Và với mắt được khởi lên cho Ông, lòng tham dục đối với năm thủ uẩn được đoạn trừ;

và Ông có thể nghĩ như sau: "Thật sự trong một thời gian dài, ta bị tâm này lường gạt, lừa dối, phỉnh gạt, chấp thủ sắc, ta đã chấp thủ, chấp thủ thọ, ta đã chấp thủ, chấp thủ tưởng, ta đã chấp thủ, chấp thủ các hành, ta đã chấp thủ, chấp thủ thức, ta đã chấp thủ., não khởi lên. Như vậy là sự tập khởi của toàn bộ Khổ uẩn".

Do duyên chấp thủ ấy nơi ta, nên có hữu; do duyên hữu, có sanh; do duyên sanh, có già chết, sầu, bi, khổ, ưu

-- Con có lòng tin Tôn giả Gotama như sau: "Tôn giả Gotama có thể thuyết pháp cho ta khiến ta có thể từ chỗ ngồi này đứng dậy, không còn mù nữa".

-- Vậy này Māgaṇḍiya, hãy thân cận các vị chân nhân. Này Māgaṇḍiya, do Ông thân cận các vị chân nhân, thời này Māgaṇḍiya, Ông sẽ được nghe diệu pháp. Này Māgaṇḍiya, do Ông được nghe diệu pháp, thời này Māgaṇḍiya, Ông sẽ sống đúng với Chánh pháp và tùy pháp.

Này Māgaṇḍiya, do Ông sống đúng với Chánh pháp và tùy pháp, thời này Māgaṇḍiya, Ông sẽ tự mình biết, tự mình thấy: "Ðây là những bệnh chướng, những cục bướu, những mũi tên. Ở đây, những bệnh chướng, những cục bướu, những mũi tên được trừ diệt, không có dư tàn.

Do chấp thủ được diệt ở ta, nên hữu diệt; do hữu diệt, sanh diệt; do sanh diệt, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não được diệt trừ. Như vậy là sự đoạn diệt của toàn bộ khổ uẩn này".

Khi được nghe nói vậy, du sĩ Māgaṇḍiya bạch Thế Tôn:

-- Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Thưa Tôn giả Gotama, như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho kẻ lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc; cũng vậy, Chánh pháp đã được các Tôn giả Gotama dùng nhiều phương tiện trình bày giải thích.

Nay con xin quy y Tôn giả Gotama, quy y Pháp và quy y Tỷ-kheo Tăng. Con xin xuất gia với Tôn giả Gotama, con xin thọ đại giới.

-- Này Māgaṇḍiya, ai trước kia là ngoại đạo nay muốn xuất gia, muốn thọ đại giới trong Pháp và Luật này phải sống bốn tháng biệt trú. Sau khi sống bốn tháng biệt trú, các Tỷ-kheo nếu đồng ý sẽ cho xuất gia, cho thọ đại giới để thành vị Tỷ-kheo. Nhưng Ta nhận thấy các tánh con người sai biệt nhau.

-- Thưa Tôn giả Gotama, nếu những người xưa kia là ngoại đạo, nay muốn xuất gia, muốn thọ đại giới trong Pháp và Luật này, phải sống bốn tháng biệt trú, sau khi sống bốn tháng biệt trú, các Tỷ-kheo nếu đồng ý sẽ cho xuất gia, cho thọ đại giới; thời con sẽ xin sống biệt trú bốn năm, sau khi sống biệt trú bốn năm, nếu các Tỷ-kheo đồng ý, hãy cho con xuất gia, hãy cho con thọ đại giới để thành Tỷ-kheo.

Và du sĩ Māgaṇḍiya được xuất gia với Thế Tôn, được thọ đại giới. Thọ đại giới không bao lâu, Tôn giả Māgaṇḍiya ở một mình an tịnh, không phóng dật, sống nhiệt tâm, cần mẫn. Và không bao lâu, vị này chứng được mục đích tối cao mà con cháu các lương gia đã xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình hướng đến. Ðó là mục đích của vô thượng Phạm hạnh, ngay trong hiện tại, với thượng trí tự mình chứng ngộ, chứng đạt và an trú:

"Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những gì nên làm đã làm, sau đời này sẽ không có đời sống khác nữa". Tôn giả Māgaṇḍiya hiểu biết như vậy.

Và Tôn giả Māgaṇḍiya trở thành một vị A-la-hán nữa.


75. To Māgandiya

Translated by: Bhikkhu Ñāṇamoli & Bhikkhu Bodhi

1. THUS HAVE I HEARD. On one occasion the Blessed One was living in the Kuru country where there was a town of the Kurus named Kammāsadhamma, on a spread of grass in the fire chamber of a brahmin belonging to the Bhāradvāja clan.

2. Then, when it was morning, the Blessed One dressed, and taking his bowl and outer robe, went into Kammāsadhamma for alms. When he had wandered for alms in Kammāsadhamma and had returned from his almsround, after his meal he went to a certain grove for the day’s abiding. Having entered the grove, he sat down at the root of a tree for the day’s abiding. [502]

3. Then the wanderer Māgandiya, while walking and wandering for exercise, went to the fire chamber of the brahmin belonging to the Bhāradvāja clan. There he saw a spread of grass prepared and asked the brahmin:

“For whom has this spread of grass been prepared in Master Bhāradvāja’s fire chamber? It seems like it might be a recluse’s bed.”

4. “Master Māgandiya, there is the recluse Gotama, the son of the Sakyans, who went forth from a Sakyan clan. Now a good report of Master Gotama has been spread to this effect: ‘That Blessed One is accomplished, fully enlightened, perfect in true knowledge and conduct, sublime, knower of worlds, incomparable leader of persons to be tamed, teacher of gods and humans, enlightened, blessed.’ This bed has been prepared for that Master Gotama.”

5. “Indeed, Master Bhāradvāja, it is an ill sight we see when we see the bed of that destroyer of growth,740 Master Gotama.”

“Be careful what you say, Māgandiya, be careful what you say! Many learned nobles, learned brahmins, learned householders, and learned recluses have full confidence in Master Gotama, and have been disciplined by him in the noble true way, in the Dhamma that is wholesome.”

“Master Bhāradvāja, even if we saw that Master Gotama face to face, we would tell him to his face: ‘The recluse Gotama is a destroyer of growth.’ Why is that? Because that has come down in our discourse.”

“If Master Māgandiya has no objection, may I tell this to Master Gotama?”

“Let Master Bhāradvāja be at ease. Tell him just what I have said.”

6. Meanwhile, with the divine ear, which is purified and surpasses the human, the Blessed One heard this conversation between the brahmin of the Bhāradvāja clan and the wanderer Māgandiya. Then, when it was evening, the Blessed One rose from meditation, went to the brahmin’s fire chamber, and sat down on the spread of grass made ready.

Then the brahmin of the Bhāradvāja clan went to the Blessed One and exchanged greetings with him. When this courteous and amiable talk was finished, he sat down at one side. The Blessed One asked him:

“Bhāradvāja, did you have any conversation with the wanderer Māgandiya [503] about this very same spread of grass?”

When this was said, the brahmin, awestruck and with his hair standing on end, replied:

“We wanted to tell Master Gotama about that very thing, but Master Gotama has anticipated us.”

7. But this discussion between the Blessed One and the brahmin of the Bhāradvāja clan was left unfinished, for then the wanderer Māgandiya, while walking and wandering for exercise, came to the brahmin’s fire chamber and went up to the Blessed One. He exchanged greetings with the Blessed One, and when this courteous and amiable talk was finished, he sat down at one side. The Blessed One said to him:

8. “Māgandiya, the eye delights in forms, takes delight in forms, rejoices in forms; that has been tamed by the Tathāgata, guarded, protected, and restrained, and he teaches the Dhamma for its restraint. Was it with reference to this that you said: ‘The recluse Gotama is a destroyer of growth’?”

“It was with reference to this, Master Gotama, that I said: ‘The recluse Gotama is a destroyer of growth.’ Why is that? Because that is recorded in our scriptures.”

“The ear delights in sounds… The nose delights in odours… The tongue delights in flavours… The body delights in tangibles… The mind delights in mind-objects, takes delight in mind-objects, rejoices in mind-objects; that has been tamed by the Tathāgata, guarded, protected, and restrained, and he teaches the Dhamma for its restraint.

Was it with reference to this that you said: ‘The recluse Gotama is a destroyer of growth’?”

“It was with reference to this, Master Gotama, that I said: ‘The recluse Gotama is a destroyer of growth.’ Why is that? Because that is recorded in our scriptures.”

9. “What do you think, Māgandiya? Here someone [504] may have formerly enjoyed himself with forms cognizable by the eye that are wished for, desired, agreeable, and likeable, connected with sensual desire and provocative of lust.

On a later occasion, having understood as they actually are the origin, the disappearance, the gratification, the danger, and the escape in the case of forms, he might abandon craving for forms, remove fever for forms, and abide without thirst, with a mind inwardly at peace. What would you say to him, Māgandiya?”

— “Nothing, Master Gotama.”

“What do you think, Māgandiya? Here someone may have formerly enjoyed himself with sounds cognizable by the ear… with odours cognizable by the nose… with flavours cognizable by the tongue… with tangibles cognizable by the body that are wished for, desired, agreeable, and likeable, connected with sensual desire and provocative of lust.

On a later occasion, having understood as they actually are the origin, the disappearance, the gratification, the danger, and the escape in the case of tangibles, he might abandon craving for tangibles, remove fever for tangibles, and abide without thirst, with a mind inwardly at peace. What would you say to him, Māgandiya?”

— “Nothing, Master Gotama.”

10. “Māgandiya, formerly when I lived the home life, I enjoyed myself, provided and endowed with the five cords of sensual pleasure: with forms cognizable by the eye… with sounds cognizable by the ear… with odours cognizable by the nose… with flavours cognizable by the tongue… with tangibles cognizable by the body that are wished for, desired, agreeable, and likeable, connected with sensual desire and provocative of lust.

I had three palaces, one for the rainy season, one for the winter, and one for the summer. I lived in the rains’ palace for the four months of the rainy season, enjoying myself with musicians, none of whom were men, and I did not go down to the lower palace.741

“On a later occasion, having understood as they actually are the origin, the disappearance, the gratification, the danger, and the escape in the case of sensual pleasures, I abandoned craving for sensual pleasures, I removed fever for sensual pleasures, and I abide without thirst, with a mind inwardly at peace.

I see other beings who are not free from lust for sensual pleasures being devoured by craving for sensual pleasures, burning with fever for sensual pleasures, indulging in sensual pleasures, and I do not envy them, nor do I delight therein.

Why is that? Because there is, Māgandiya, a delight apart from sensual pleasures, apart from unwholesome states, [505] which surpasses even divine bliss.742 Since I take delight in that, I do not envy what is inferior, nor do I delight therein.

11. “Suppose, Māgandiya, a householder or a householder’s son was rich, with great wealth and property, and being provided and endowed with the five cords of sensual pleasure, he might enjoy himself with forms cognizable by the eye… with sounds cognizable by the ear… with odours cognizable by the nose… with flavours cognizable by the tongue… with tangibles cognizable by the body that are wished for, desired, agreeable, and likeable, connected with sensual desire and provocative of lust.

Having conducted himself well in body, speech, and mind, on the dissolution of the body, after death, he might reappear in a happy destination, in the heavenly world in the retinue of the gods of the Thirty-three;

and there, surrounded by a group of nymphs in the Nandana Grove, he would enjoy himself, provided and endowed with the five cords of divine sensual pleasure. Suppose he saw a householder or a householder’s son enjoying himself, provided and endowed with the five cords of [human] sensual pleasure.

What do you think, Māgandiya? Would that young god surrounded by the group of nymphs in the Nandana Grove, enjoying himself, provided and endowed with the five cords of divine sensual pleasure, envy the householder or the householder’s son for the five cords of human sensual pleasure or would he be enticed by human sensual pleasures?”

“No, Master Gotama. Why not? Because divine sensual pleasures are more excellent and sublime than human sensual pleasures.”

12. “So too, Māgandiya, formerly when I lived the home life, I enjoyed myself, provided and endowed with the five cords of sensual pleasure: with forms cognizable by the eye… with tangibles cognizable by the body that are wished for, desired, agreeable, and likeable, connected with sensual desire and provocative of lust.

On a later occasion, having understood as they actually are the gratification, the danger, and the escape in the case of sensual pleasures, I abandoned craving for sensual pleasures, I removed fever for sensual pleasures, and I abide without thirst, with a mind inwardly at peace.

I see other beings who are not free from lust for sensual pleasures being devoured by craving for sensual pleasures, burning with fever for sensual pleasures, [506] indulging in sensual pleasures, and I do not envy them nor do I delight therein.

Why is that? Because there is, Māgandiya, a delight apart from sensual pleasures, apart from unwholesome states, which surpasses even divine bliss. Since I take delight in that, I do not envy what is inferior, nor do I delight therein.

13. “Suppose, Māgandiya, there was a leper with sores and blisters on his limbs, being devoured by worms, scratching the scabs off the openings of his wounds with his nails, cauterising his body over a burning charcoal pit.

Then his friends and companions, his kinsmen and relatives, would bring a physician to treat him. The physician would make medicine for him, and by means of that medicine the man would be cured of his leprosy and would become well and happy, independent, master of himself, able to go where he likes.

Then he might see another leper with sores and blisters on his limbs, being devoured by worms, scratching the scabs off the openings of his wounds with his nails, cauterising his body over a burning charcoal pit.

What do you think, Māgandiya? Would that man envy that leper for his burning charcoal pit or his use of medicine?”

“No, Master Gotama. Why is that? Because when there is sickness, there is need for medicine, and when there is no sickness there is no need for medicine.”

14. “So too, Māgandiya, formerly when I lived the home life… (as in §12)…





Since I take delight in that, I do not envy what is inferior, nor do I delight therein. [507]

15. “Suppose, Māgandiya, there was a leper with sores and blisters on his limbs, being devoured by worms, scratching the scabs off the openings of his wounds with his nails, cauterising his body over a burning charcoal pit.

Then his friends and companions, his kinsmen and relatives, brought a physician to treat him. The physician would make medicine for him, and by means of that medicine the man would be cured of his leprosy and would become well and happy, independent, master of himself, able to go where he likes. Then two strong men would seize him by both arms and drag him towards a burning charcoal pit.

What do you think, Māgandiya? Would that man twist his body this way and that?”

“Yes, Master Gotama. Why is that? Because that fire is indeed painful to touch, hot, and scorching.”

“What do you think, Māgandiya? Is it only now that that fire is painful to touch, hot, and scorching, or previously too was that fire painful to touch, hot, and scorching?”

“Master Gotama, that fire is now painful to touch, hot, and scorching, and previously too that fire was painful to touch, hot, and scorching.

For when that man was a leper with sores and blisters on his limbs, being devoured by worms, scratching the scabs off the openings of his wounds with his nails, his faculties were impaired; thus, though the fire was actually painful to touch, he acquired a mistaken perception of it as pleasant.”

16. “So too, Māgandiya, in the past sensual pleasures were painful to touch, hot, and scorching; in the future sensual pleasures will be painful to touch, hot, and scorching; and now at present sensual pleasures are painful to touch, hot, and scorching.

But these beings who are not free from lust for sensual pleasures, who are devoured by craving for sensual pleasures, who burn with fever for sensual pleasures, have faculties that are impaired; thus, though sensual pleasures are actually painful to touch, they acquire a mistaken perception of them as pleasant.743

17. “Suppose, Māgandiya, there was a leper with sores and blisters on his limbs, being devoured by worms, scratching the scabs off the openings of his wounds with his nails, cauterising his body over a burning charcoal pit; the more he scratches the scabs and cauterises his body, [508] the fouler, more evil-smelling and more infected the openings of his wounds would become, yet he would find a certain measure of satisfaction and enjoyment in scratching the openings of his wounds.

So too, Māgandiya, beings who are not free from lust for sensual pleasures, who are devoured by craving for sensual pleasures, who burn with fever for sensual pleasures, still indulge in sensual pleasures; the more such beings indulge in sensual pleasures, the more their craving for sensual pleasures increases and the more they are burned by their fever for sensual pleasures, yet they find a certain measure of satisfaction and enjoyment in dependence on the five cords of sensual pleasure.

18. “What do you think, Māgandiya? Have you ever seen or heard of a king or a king’s minister enjoying himself, provided and endowed with the five cords of sensual pleasure who, without abandoning craving for sensual pleasures, without removing fever for sensual pleasures, was able to abide free from thirst, with a mind inwardly at peace, or who is able or who will be able to so abide?”

— “No, Master Gotama.”

“Good, Māgandiya. I too have never seen or heard of a king or a king’s minister enjoying himself, provided and endowed with the five cords of sensual pleasure who, without abandoning craving for sensual pleasures, without removing fever for sensual pleasures, was able to abide free from thirst, with a mind inwardly at peace, or who is able or who will be able to so abide.

On the contrary, Māgandiya, those recluses or brahmins who abided or abide or will abide free from thirst, with a mind inwardly at peace, all do so after having understood as they actually are the origin, the disappearance, the gratification, the danger, and the escape in the case of sensual pleasures, and it is after abandoning craving for sensual pleasures and removing fever for sensual pleasures that they abided or abide or will abide free from thirst, with a mind inwardly at peace.”

19. Then at that point the Blessed One uttered this exclamation:

“The greatest of all gains is health,
Nibbāna is the greatest bliss,
The eightfold path is the best of paths
For it leads safely to the Deathless.”

When this was said, the wanderer Māgandiya said to the Blessed One:

“It is wonderful, Master Gotama, it is marvellous how well that has been expressed by Master Gotama: [509]

‘The greatest of all gains is health,
Nibbāna is the greatest bliss.’

We too have heard earlier wanderers who were teachers and teachers of teachers saying this, and it agrees, Master Gotama.”






“But, Māgandiya, when you heard earlier wanderers who were teachers and teachers of teachers saying this, what is that health, what is that Nibbāna?”






When this was said, the wanderer Māgandiya rubbed his own limbs with his hands and said:

“This is that health, Master Gotama, this is that Nibbāna; for I am now healthy and happy and nothing afflicts me.”744

20. “Māgandiya, suppose there was a man born blind who could not see dark and light forms, who could not see blue, yellow, red, or pink forms, who could not see what was even and uneven, who could not see the stars or the sun and moon. He might hear a man with good eyesight saying: ‘Good indeed, sirs, is a white cloth, beautiful, spotless, and clean!’ and he would go in search of a white cloth.

Then a man would cheat him with a dirty soiled garment thus: ‘Good man, here is a white cloth for you, beautiful, spotless, and clean.’ And he would accept it and put it on, and being satisfied with it, he would utter words of satisfaction thus: ‘Good indeed, sirs, is a white cloth, beautiful, spotless, and clean!’

What do you think, Māgandiya? When that man born blind accepted that dirty soiled garment, put it on, and being satisfied with it, uttered words of satisfaction thus: ‘Good indeed, sirs, is a white cloth, beautiful, spotless, and clean!’ — did he do so knowing and seeing, or out of faith in the man with good eyesight?”

“Venerable sir, he would have done so unknowing and unseeing, [510] out of faith in the man with good eyesight.”

21. “So too, Māgandiya, the wanderers of other sects are blind and visionless. They do not know health, they do not see Nibbāna, yet they utter this stanza thus:

‘The greatest of all gains is health,
Nibbāna is the greatest bliss.’

This stanza was uttered by the earlier Accomplished Ones, Fully Enlightened Ones, thus:

‘The greatest of all gains is health,
Nibbāna is the greatest bliss,
The eightfold path is the best of paths
For it leads to safety, to the Deathless.’

Now it has gradually become current among ordinary people.745 And although this body, Māgandiya, is a disease, a tumour, a dart, a calamity, and an affliction, referring to this body you say: ‘This is that health, Master Gotama, this is that Nibbāna.’ You do not have that noble vision, Māgandiya, by means of which you might know health and see Nibbāna.”

22. “I have confidence in Master Gotama thus: ‘Master Gotama is capable of teaching me the Dhamma in such a way that I can come to know health and to see Nibbāna.’”

“Māgandiya, suppose there was a man born blind who could not see dark and light forms… or the sun and moon. Then his friends and companions, his kinsmen and relatives, would bring a physician to treat him.

The physician would make a medicine for him, yet by means of that medicine the man’s vision would not arise or be purified.

What do you think, Māgandiya, would that doctor reap weariness and disappointment?”

— “Yes, Master Gotama.”

— “So too, Māgandiya, if I were to teach you the Dhamma thus: ‘This is that health, this is that Nibbāna,’ you might not know health or see Nibbāna, and that would be wearisome and troublesome for me.” [511]

23. “I have confidence in Master Gotama thus: ‘Master Gotama is capable of teaching me the Dhamma in such a way that I can come to know health and to see Nibbāna.’”

“Māgandiya, suppose there was a man born blind who could not see dark and light forms… or the sun and moon. He might hear a man with good eyesight saying: ‘Good indeed, sirs, is a white cloth, beautiful, spotless, and clean!’ and he would go in search of a white cloth.

Then a man would cheat him with a dirty soiled garment thus: ‘Good man, here is a white cloth for you, beautiful, spotless, and clean.’ And he would accept it and put it on. Then his friends and companions, his kinsmen and relatives, would bring a physician to treat him.

The physician would make medicine — emetics and purgatives, ointments and counter-ointments and nasal treatment — and by means of that medicine the man’s vision would arise and be purified.

Together with the arising of his vision, his desire and liking for that dirty soiled garment would be abandoned; then he might burn with indignation and enmity towards that man and might think that he ought to be killed thus: ‘Indeed, I have long been tricked, cheated, and defrauded by this man with this dirty soiled garment when he told me: “Good man, here is a white cloth for you, beautiful, spotless, and clean.”’

24. “So too, Māgandiya, if I were to teach you the Dhamma thus: ‘This is that health, this is that Nibbāna,’ you might know health and see Nibbāna. Together with the arising of your vision, your desire and lust for the five aggregates affected by clinging might be abandoned.

Then perhaps you might think: ‘Indeed, I have long been tricked, cheated, and defrauded by this mind. For when clinging, I have been clinging just to material form, I have been clinging just to feeling, I have been clinging just to perception, I have been clinging just to formations, I have been clinging just to consciousness.746

With my clinging as condition, being [comes to be]; with being as condition, birth; with birth as condition, ageing and death, sorrow, lamentation, pain, grief, [512] and despair come to be. Such is the origin of this whole mass of suffering.’”

25. “I have confidence in Master Gotama thus: ‘Master Gotama is capable of teaching me the Dhamma in such a way that I might rise up from this seat cured of my blindness.’”

“Then, Māgandiya, associate with true men. When you associate with true men, you will hear the true Dhamma. When you hear the true Dhamma, you will practise in accordance with the true Dhamma.

When you practise in accordance with the true Dhamma, you will know and see for yourself thus: ‘These are diseases, tumours, and darts; but here these diseases, tumours, and darts cease without remainder.747

With the cessation of my clinging comes cessation of being; with the cessation of being, cessation of birth; with the cessation of birth, ageing and death, sorrow, lamentation, pain, grief, and despair cease. Such is the cessation of this whole mass of suffering.’”

26. When this was said, the wanderer Māgandiya said:

“Magnificent, Master Gotama! Magnificent, Master Gotama! Master Gotama has made the Dhamma clear in many ways, as though he were turning upright what had been overthrown, revealing what was hidden, showing the way to one who was lost, or holding up a lamp in the dark for those with eyesight to see forms.

I go to Master Gotama for refuge and to the Dhamma and to the Sangha of bhikkhus. I would receive the going forth under Master Gotama. I would receive the full admission.”

27. “Māgandiya, one who formerly belonged to another sect and desires the going forth and the full admission in this Dhamma and Discipline lives on probation for four months. At the end of four months, if the bhikkhus are satisfied with him, they give him the going forth and the full admission to the bhikkhus’ state. But I recognise individual differences in this matter.”

“Venerable sir, if those who formerly belonged to another sect and desire the going forth and the full admission in this Dhamma and Discipline live on probation for four months, and if at the end of the four months the bhikkhus being satisfied with them give them the going forth and the full admission to the bhikkhus’ state, then I will live on probation for four years. At the end of the four years if the bhikkhus are satisfied with me, let them give me the going forth and the full admission to the bhikkhus’ state.” [513]

28. Then the wanderer Māgandiya received the going forth under the Blessed One, and he received the full admission. And soon, not long after his full admission, dwelling alone, withdrawn, diligent, ardent, and resolute, the venerable Māgandiya, by realising for himself with direct knowledge, here and now entered upon and abided in that supreme goal of the holy life for the sake of which clansmen rightly go forth from the home life into homelessness.

He directly knew: “Birth is destroyed, the holy life has been lived, what had to be done has been done, there is no more coming to any state of being.”

And the venerable Māgandiya became one of the arahants.





Close
Close