Quay lại bản Việt dịch

Font chữ:
Font chữ:

53. Kinh Hữu Học

Dịch giả: Thích Minh Châu

Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn sống giữa các Sākya (Thích-ca), thành Kapilavatthu, tại tinh xá Nigrodha.

Lúc bấy giờ, một ngôi giảng đường mới được dựng lên không bao lâu cho các Sākya ở Kapilavatthu, và chưa được một Sa-môn, Bà-la-môn, hay một người nào đến ở. Rồi các Sākya ở Kapilavatthu đi đến chỗ Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Các Sākya ở Kapilavatthu đang ngồi một bên, bạch Thế Tôn:

-- Ở đây, bạch Thế Tôn, có một ngôi giảng đường mới, được dựng lên không bao lâu cho các Sākya ở Kapilavatthu, và chưa được một Sa-môn, Bà-la-môn, hay một người nào đến ở. Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy dùng nhà giảng đường ấy trước tiên, rồi các Sākya ở Kapilavatthu sẽ dùng sau, và như vậy các vị Sākya ở Kapilavatthu sẽ hưởng hạnh phúc, an lạc lâu dài.

Thế Tôn im lặng nhận lời. Các vị Sākya ở Kapilavatthu, sau khi được biết Thế Tôn đã nhận lời, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Thế Tôn, thân phía hữu hướng về Ngài, rồi đi đến ngôi giảng đường, sau khi đến, cho lấy nệm trải khắp giảng đường, sắp đặt chỗ ngồi, đặt ghè nước, treo đèn dầu, rồi đi đến chỗ Thế Tôn ở, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi đứng một bên. Các Sākya ở Kapilavatthu đứng một bên, bạch Thế Tôn:

-- Bạch Thế Tôn, ngôi giảng đường đã được trải nệm tất cả, các chỗ ngồi đã được sắp đặt, ghè nước đã được đặt sẵn, đèn dầu đã được treo lên. Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy làm những gì Thế Tôn nghĩ là hợp thời.

Rồi Thế Tôn đắp y, cầm y bát, cùng với chúng Tỷ-kheo Tăng đi đến giảng đường, sau khi đến, Ngài rửa chân, bước vào ngôi giảng đường và ngồi xuống, dựa vào cột ở giữa, mặt hướng phía Ðông. Chúng Tỷ-kheo Tăng, sau khi rửa chân, bước vào giảng đường, ngồi dựa vào bức tường phía Tây, mặt hướng về phía Ðông, với Thế Tôn ngồi trước họ. Các Sākya ở thành Kapilavatthu cũng rửa chân, bước vào ngôi giảng đường, rồi ngồi xuống dựa vào bức tường phía Ðông, mặt hướng phía Tây, với Thế Tôn ngồi trước mặt.

Rồi Thế Tôn cho đến quá nửa đêm, thuyết pháp, khai thị, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ các Sākya ở Kapilavatthu, rồi nói với Tôn giả Ānanda:

-- Này Ānanda, hãy giảng hữu học đạo cho các Sākya ở Kapilavatthu. Ta bị đau lưng. Ta sẽ nằm nghỉ.

-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Tôn giả Ānanda vâng đáp Thế Tôn. Rồi Thế Tôn trải đại y gấp bốn lại, nằm xuống phía bên hông bên hữu như dáng nằm con sư tử, chân gác trên chân với nhau, chánh niệm tỉnh giác, hướng niệm đến lúc ngồi dậy lại.

Rồi Tôn giả Ānanda nói với Sākya Mahānāma:

-- Ở đây, này Mahānāma, vị Thánh đệ tử, thành tựu giới hạnh, hộ trì các căn, biết tiết độ trong ăn uống, chú tâm cảnh giác, thành tựu bảy diệu pháp, hiện tại lạc trú bốn Thiền, thuộc tăng thượng tâm, chứng đắc không khó khăn, chứng đắc không mệt nhọc, chứng đắc không phí sức.

Và này Mahānāma, thế nào là vị Thánh đệ tử thành tựu giới hạnh? Ở đây, này Mahānāma, vị Thánh đệ tử có giới hạnh, sống chế ngự với sự chế ngự của giới bổn Pātimokkha, đầy đủ oai nghi chánh hạnh, thấy nguy hiểm trong những lỗi nhỏ nhặt, thọ lãnh và tu học các học pháp. Này Mahānāma, như vậy là vị Thánh đệ tử thành tựu giới hạnh.

Và này Mahānāma, thế nào là vị Thánh đệ tử hộ trì các căn? Ở đây, này Mahānāma, vị Thánh đệ tử, khi mắt thấy sắc, không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì vì nhãn căn không được chế ngự, khiến tham ưu, các ác, bất thiện pháp khởi lên, vị ấy tự chế ngự nguyên nhân ấy, hộ trì nhãn căn, thực hành sự hộ trì nhãn căn. Khi tai nghe tiếng... mũi ngửi hương... lưỡi nếm vị... thân cảm xúc... ý nhận thức các pháp, vị ấy không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng.

Những nguyên nhân gì vì ý căn không được chế ngự, khiến tham ưu, các ác, bất thiện pháp khởi lên, vị ấy chế ngự nguyên nhân ấy, hộ trì ý căn, thực hành sự hộ trì ý căn. Này Mahānāma, như vậy là vị Thánh đệ tử hộ trì các căn.

Và này Mahānāma, thế nào là vị Thánh đệ tử biết tiết độ trong ăn uống? Ở đây, này Mahānāma, vị Thánh đệ tử chơn chánh giác sát, thọ dụng món ăn, không phải để vui đùa, không phải để đam mê, không phải để trang sức, không phải để tự làm đẹp mình, chỉ để thân này được duy trì, được bảo dưỡng, khỏi bị gia hại, để chấp trì Phạm hạnh, nghĩ rằng:

"Như vậy ta diệt trừ các cảm thọ cũ và không cho khởi lên các cảm thọ mới; và ta sẽ không phạm lỗi lầm, sống được an ổn". Này Mahānāma, như vậy là vị Thánh đệ tử biết tiết độ trong sự ăn uống.

Và này Mahānāma, thế nào là vị Thánh đệ tử chú tâm cảnh giác? Ở đây, này Mahānāma, vị Thánh đệ tử ban ngày trong khi đi kinh hành và trong khi đang ngồi, gột sạch tâm trí khỏi các chướng ngại pháp,

ban đêm trong canh một, trong khi đi kinh hành và trong khi đang ngồi, gột sạch tâm trí khỏi các chướng ngại pháp,

ban đêm trong canh giữa, vị này nằm xuống phía hông bên phải, như dáng nằm con sư tử, chân gác trên chân với nhau, chánh niệm tỉnh giác, hướng niệm đến lúc ngồi dậy lại.

Ban đêm trong canh cuối, khi đã thức dậy, trong khi đi kinh hành và trong khi đang ngồi, gột sạch tâm trí khỏi các chướng ngại pháp. Này Mahānāma, như vậy là vị Thánh đệ tử chú tâm cảnh giác.

Và này Mahānāma, thế nào là vị Thánh đệ tử thành tựu bảy diệu pháp? Ở đây, này Mahānāma, vị Thánh đệ tử có lòng tin, có lòng tin ở sự giác ngộ của Như Lai: Ngài là Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.

Vị này có lòng tàm, tự xấu hổ vì thân ác hạnh, khẩu ác hạnh, ý ác hạnh, tự xấu hổ vì thành tựu ác, bất thiện pháp.

Vị này có lòng quý, tự sợ hãi vì thân ác hạnh, khẩu ác hạnh, ý ác hạnh, tự sợ hãi vì thành tựu ác, bất thiện pháp.

Vị này là vị đa văn, nhớ nghĩ những điều đã nghe, tích tụ những điều đã nghe. Những pháp nào, sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, có nghĩa, có văn, nói lên phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ thanh tịnh, những pháp như vậy, vị ấy nghe nhiều, thọ trì, đọc tụng bằng lời, được ý suy tư, được chánh kiến thể nhập.

Vị ấy sống tinh cần tinh tấn, trừ bỏ các pháp bất thiện, thành tựu các thiện pháp, nỗ lực, kiên trì, không từ bỏ gánh nặng đối với các thiện pháp.

Vị ấy có niệm, thành tựu niệm tuệ tối thắng, nhớ lại, nhớ lại nhiều lần những gì đã làm từ lâu, đã nói từ lâu.

Vị ấy có trí tuệ, thành tựu trí tuệ về sanh diệt, thành tựu Thánh thể nhập đưa đến chơn chánh đoạn tận khổ đau. Này Mahānāma, như vậy vị Thánh đệ tử thành tựu bảy diệu pháp.

Và này, Mahānāma, thế nào là vị Thánh đệ tử hiện tại lạc trú bốn Thiền, thuộc tăng thượng tâm, chứng đắc không khó khăn, chứng đắc không mệt nhọc, chứng đắc không phí sức?

Ở đây, này Mahānāma, (vị ấy) ly dục, ly bất thiện pháp, chứng và trú Sơ thiền, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ.

Diệt tầm và tứ, vị ấy chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tĩnh nhất tâm.

Ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, vị ấy chứng và trú Thiền thứ ba.

Xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, vị ấy chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh.

Này Mahānāma, như vậy là vị Thánh đệ tử hiện tại lạc trú bốn Thiền, thuộc tăng thượng tâm, chứng đắc không khó khăn, chứng đắc không mệt nhọc, chứng đắc không phí sức.

Này Mahānāma, khi một vị Thánh đệ tử thành tựu giới hạnh như vậy, hộ trì các căn như vậy, biết tiết độ trong ăn uống như vậy, chú tâm cảnh giác như vậy, đầy đủ bảy diệu pháp như vậy, hiện tại lạc trú bốn Thiền, thuộc tăng thượng tâm, chứng đắc không khó khăn, chứng đắc không mệt nhọc, chứng đắc không phí sức như vậy,

này Mahānāma, vị Thánh đệ tử ấy được gọi là đang đi trên con đường hữu học, có trứng không bị hư hoại, có khả năng phá vỡ, có khả năng giác ngộ, có khả năng chứng đạt vô thượng an ổn khỏi các ách phược.

Này Mahānāma, ví như có tám, có mười hay có mười hai trứng gà, được gà mái khéo ấp ngồi, khéo ấp nóng, khéo ấp dưỡng; dầu cho con gà mái ấy không khởi lên ý muốn: "Mong rằng, các con gà con của ta, sau khi phá vỡ vỏ trứng với móng chân, hay với mỏ của chúng, thoát ra ngoài một cách an toàn". Những con gà con ấy, sau khi phá vỡ vỏ trứng với móng chân hay mỏ của chúng, có thể thoát ra ngoài một cách an toàn.

Cũng vậy, này Mahānāma, khi một vị Thánh đệ tử, thành tựu giới hạnh như vậy, hộ trì các căn như vậy, biết tiết độ trong ăn uống như vậy, chú tâm cảnh giác như vậy, đầy đủ bảy diệu pháp như vậy, hiện tại lạc trú bốn Thiền, thuộc tăng thượng tâm, chứng đắc không khó khăn, chứng đắc không mệt nhọc, chứng đắc không phí sức như vậy, này Mahānāma, vị Thánh đệ tử ấy được gọi là đang đi trên con đường hữu học, có trứng không bị hư hoại, có khả năng phá vỡ, có khả năng giác ngộ, có khả năng chứng đạt vô thượng an ổn khỏi các ách phược.

Này Mahānāma, vị Thánh đệ tử ấy, khi chứng được vô thượng xả niệm thanh tịnh này, nhớ đến các đời sống quá khứ sai biệt, như một đời, hai đời, ba đời, bốn đời, năm đời, hai mươi đời, bốn mươi đời, năm mươi đời, một trăm đời, một ngàn đời, một trăm ngàn đời, nhiều hoại kiếp, nhiều thành kiếp.

Vị ấy nhớ rằng: "Tại chỗ kia, ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, ăn uống như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này. Sau khi chết tại chỗ kia, ta được sanh ra tại chỗ nọ. Tại chỗ ấy, ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, ăn uống như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này. Sau khi chết tại chỗ nọ, ta được sanh ra ở đây".

Như vậy, vị ấy nhớ đến những đời sống quá khứ, cũng với các nét đại cương và các chi tiết. Ðây là sự phá vỡ thứ nhất của con gà con ra khỏi vỏ trứng.

Này Mahānāma, vị Thánh đệ tử ấy, khi chứng được vô thượng xả niệm thanh tịnh này, với thiên nhãn thuần tịnh siêu nhân thấy sự sống chết của chúng sanh. Vị ấy biết rõ rằng, chúng sanh người hạ liệt kẻ cao sang, người đẹp đẽ kẻ thô xấu, người may mắn kẻ bất hạnh đều do hạnh nghiệp của họ.

Vị ấy nghĩ rằng: "Thật sự những vị chúng sanh này thành tựu những ác hạnh về thân, thành tựu những ác hạnh về lời nói, thành tựu những ác hạnh về ý, phỉ báng các bậc Thánh, theo tà kiến, tạo các nghiệp theo tà kiến. Những người này, sau khi thân hoại mạng chung, phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục.

Còn những vị chúng sanh này thành tựu những thiện hạnh về thân, thành tựu những thiện hạnh về lời nói, thành tựu những thiện hạnh về ý, không phỉ báng các bậc Thánh, theo chánh kiến, tạo các nghiệp theo chánh kiến, những người này, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên các thiện thú, Thiên giới, trên đời này.

Như vậy, vị ấy với thiên nhãn thuần tịnh, siêu nhân, thấy sự sống chết của chúng sanh. Vị ấy tuệ tri rõ rằng chúng sanh, người hạ liệt kẻ cao sang, người đẹp đẽ kẻ thô xấu, người may mắn kẻ bất hạnh đều do hạnh nghiệp của họ. Ðây là sự phá vỡ thứ hai của con gà con ra khỏi vỏ trứng.

Này Mahānāma, vị Thánh đệ tử ấy, khi chứng được vô thượng xả niệm thanh tịnh này, với sự đoạn tận các lậu hoặc, tự mình ngay trong hiện tại với thắng trí, chứng ngộ, chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại, vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Ðây là sự phá vỡ thứ ba của con gà con ra khỏi vỏ trứng.

Này Mahānāma, vị Thánh đệ tử nào thành tựu giới hạnh, như vậy thuộc về hạnh đức của vị ấy. Này Mahānāma, vị Thánh đệ tử nào hộ trì các căn, như vậy thuộc về hạnh đức của vị ấy. Này Mahānāma, vị Thánh đệ tử nào có tiết độ trong ăn uống, như vậy thuộc về hạnh đức của vị ấy. Này Mahānāma, vị Thánh đệ tử nào chú tâm cảnh giác, như vậy thuộc về hạnh đức của vị ấy.

Này Mahānāma, vị Thánh đệ tử nào đầy đủ bảy diệu pháp, như vậy thuộc về hạnh đức của vị ấy. Này Mahānāma, vị Thánh đệ tử nào hiện tại lạc trú bốn Thiền, thuộc tăng thượng tâm, chứng đắc không khó khăn, chứng đắc không mệt nhọc, chứng đắc không phí sức, như vậy thuộc về hạnh đức của vị ấy.

Này Mahānāma, vị Thánh đệ tử nào, nhớ đến các đời sống quá khứ sai biệt, như một đời, hai đời... (như trên)... cùng với các nét đại cương và các chi tiết, như vậy thuộc về trí đức của vị ấy. Này Mahānāma, vị Thánh đệ tử nào với thiên nhãn thuần tịnh, siêu nhân, thấy sự sống chết của chúng sanh. Vị ấy biết rõ rằng chúng sanh người hạ liệt kẻ cao sang, người đẹp đẽ kẻ thô xấu, người may mắn kẻ bất hạnh... (như trên)... đều do hạnh nghiệp của họ, như vậy thuộc về trí đức của vị ấy.

Này Mahānāma, vị Thánh đệ tử nào với sự đoạn tận các lậu hoặc, tự mình ngay trong hiện tại với thắng trí chứng ngộ, chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát, như vậy thuộc về trí đức của vị ấy.

Như vậy, này Mahānāma, vị Thánh đệ tử được gọi là minh cụ túc, hạnh cụ túc, minh hạnh cụ túc. Này Mahānāma, Phạm thiên Sanankumāra (Thường Ðồng Hình Phạm thiên) có nói bài kệ như sau:

Chúng sanh tin giai cấp
Vương tộc là tối thượng.
Vị minh hạnh cụ túc,
Tối thắng ở Nhơn Thiên.

Này Mahānāma, bài kệ ấy được Phạm thiên Sanankumāra khéo hát, không phải vụng hát, khéo nói, không phải vụng nói, có ý nghĩa, không phải vô nghĩa, và được Thế Tôn ấn khả.

Rồi Thế Tôn ngồi dậy, nói với Tôn giả Ānanda: -- Lành thay, lành thay, Ānanda ! Thật lành thay, này Ānanda, người đã giảng hữu học đạo cho các Sākya (Thích ca) ở Kapilavatthu (Ca-tỳ-la-vệ).

Tôn giả Ānanda thuyết giảng như vậy, bậc Ðạo Sư ấn khả. Các vị Sākya ở Kapilavatthu hoan hỷ, tín thọ lời Tôn giả Ānanda dạy.


53. The Disciple in Higher Training

Translated by: Bhikkhu Ñāṇamoli & Bhikkhu Bodhi

1. THUS HAVE I HEARD. On one occasion the Blessed One was living in the Sakyan country at Kapilavatthu in Nigrodha’s Park.

2. Now on that occasion a new assembly hall had recently been built for the Sakyans of Kapilavatthu and it had not yet been inhabited by any recluse or brahmin or human being at all. Then the Sakyans of Kapilavatthu went to the Blessed One. After paying homage to him, they sat down at one side and said to him:

“Venerable sir, a new assembly hall has recently been built here for the Sakyans of Kapilavatthu and it has not yet been inhabited by any recluse or brahmin or human being at all. Venerable sir, let the Blessed One be the first to use it. When the Blessed One has used it first, then the Sakyans of Kapilavatthu will use it afterwards. That will lead to their welfare and happiness for a long time.”557[354]

3. The Blessed One consented in silence. Then, when they saw that he had consented, they got up from their seats, and after paying homage to him, keeping him on their right, they went to the assembly hall. They covered it completely with coverings and prepared seats, and they put out a large water jug and hung up an oil-lamp. Then they went to the Blessed One, and after paying homage to him, they stood at one side and said:

“Venerable sir, the assembly hall has been covered completely with coverings and seats have been prepared, a large water jug has been put out and an oil-lamp hung up. Let the Blessed One come at his own convenience.”

4. Then the Blessed One dressed, and taking his bowl and outer robe, he went with the Sangha of bhikkhus to the assembly hall. When he arrived, he washed his feet and then entered the hall and sat down by the central pillar facing the east. And the bhikkhus washed their feet and then entered the hall and sat down by the western wall facing the east, with the Blessed One before them. And the Sakyans of Kapilavatthu washed their feet and entered the hall and sat down by the eastern wall facing the west, with the Blessed One before them.

5. Then, when the Blessed One had instructed, urged, roused, and gladdened the Sakyans of Kapilavatthu with talk on the Dhamma for much of the night, he said to the venerable Ānanda:

“Ānanda, speak to the Sakyans of Kapilavatthu about the disciple in higher training who has entered upon the way.558 My back is uncomfortable. I will rest it.”

“Yes, venerable sir,” the venerable Ānanda replied.

Then the Blessed One prepared his patchwork cloak folded in four and lay down on his right side in the lion’s pose, with one foot overlapping the other, mindful and fully aware, after noting in his mind the time for rising.

6. Then the venerable Ānanda addressed Mahānāma the Sakyan thus:

“Mahānāma, here a noble disciple is possessed of virtue, guards the doors of his sense faculties, is moderate in eating, and devoted to wakefulness; he possesses seven good qualities; and he is one who obtains at will, without trouble or difficulty, the four jhānas that constitute the higher mind and provide a pleasant abiding here and now. [355]

7. “And how is a noble disciple possessed of virtue? Here a noble disciple is virtuous, he dwells restrained with the restraint of the Pātimokkha, he is perfect in conduct and resort, and seeing fear in the slightest fault, he trains by undertaking the training precepts. This is how a noble disciple is possessed of virtue.

8. “And how does a noble disciple guard the doors of his sense faculties? On seeing a form with the eye, a noble disciple does not grasp at its signs and features. Since, if he left the eye faculty unguarded, evil unwholesome states of covetousness and grief might invade him, he practises the way of its restraint, he guards the eye faculty, he undertakes the restraint of the eye faculty. On hearing a sound with the ear… On smelling an odour with the nose… On tasting a flavour with the tongue… On touching a tangible with the body… on cognizing a mind-object with the mind, a noble disciple does not grasp at its signs and features.

Since, if he left the mind faculty unguarded, evil unwholesome states of covetousness and grief might invade him, he practises the way of its restraint, he guards the mind faculty, he undertakes the restraint of the mind faculty. That is how a noble disciple guards the doors of his sense faculties.

9. “And how is a noble disciple moderate in eating? Here, reflecting wisely, a noble disciple takes food neither for amusement nor for intoxication nor for the sake of physical beauty and attractiveness, but only for the endurance and continuance of this body, for ending discomfort, and for assisting the holy life, considering:

‘Thus I shall terminate old feelings without arousing new feelings and I shall be healthy and blameless and shall live in comfort.’ That is how a noble disciple is moderate in eating.

10. “And how is a noble disciple devoted to wakefulness? Here, during the day, while walking back and forth and sitting, a noble disciple purifies his mind of obstructive states.

In the first watch of the night, while walking back and forth and sitting, he purifies his mind of obstructive states.

In the middle watch of the night he lies down on the right side in the lion’s pose with one foot overlapping the other, mindful and fully aware, after noting in his mind the time for rising.

After rising, in the third watch of the night, while walking back and forth and sitting, he purifies his mind of obstructive states. That is how a noble disciple is devoted to wakefulness. [356]

11. “And how does a noble disciple possess seven good qualities? Here a noble disciple has faith; he places his faith in the Tathāgata’s enlightenment thus: ‘The Blessed One is accomplished, fully enlightened, perfect in true knowledge and conduct, sublime, knower of worlds, incomparable leader of persons to be tamed, teacher of gods and humans, enlightened, blessed.’

12. “He has shame; he is ashamed of misconduct in body, speech, and mind, ashamed of engaging in evil unwholesome deeds.

13. “He has fear of wrongdoing; he is afraid of misconduct in body, speech, and mind, afraid of engaging in evil unwholesome deeds.559

14. “He has learned much, remembers what he has learned, and consolidates what he has learned. Such teachings as are good in the beginning, good in the middle, and good in the end, with the right meaning and phrasing, and affirm a holy life that is utterly perfect and pure — such teachings as these he has learned much of, remembered, recited verbally, investigated with the mind and penetrated well by view.

15. “He is energetic in abandoning unwholesome states and in undertaking wholesome states; he is steadfast, firm in striving, not remiss in developing wholesome states.

16. “He has mindfulness; he possesses the highest mindfulness and skill; he recalls and recollects what was done long ago and spoken long ago.560

17. “He is wise; he possesses wisdom regarding rise and disappearance that is noble and penetrative and leads to the complete destruction of suffering.561 That is how a noble disciple possesses seven good qualities.

18. “And how is a noble disciple one who obtains at will, without trouble or difficulty, the four jhānas that constitute the higher mind and provide a pleasant abiding here and now?

Here, quite secluded from sensual pleasures, secluded from unwholesome states, a noble disciple enters upon and abides in the first jhāna…

With the stilling of applied and sustained thought, he enters upon and abides in the second jhāna…

With the fading away as well of rapture… he enters upon and abides in the third jhāna…

With the abandoning of pleasure and pain… he enters upon and abides in the fourth jhāna, which has neither-pain-nor-pleasure and purity of mindfulness due to equanimity.

That is how a noble disciple is one who obtains at will, without trouble or difficulty, the four jhānas that constitute the higher mind and provide a pleasant abiding here and now.

19. “When a noble disciple has thus become one who is possessed of virtue, who guards the doors of his sense faculties, who is moderate in eating, who is devoted to wakefulness, who possesses seven good qualities, [357] who obtains at will, without trouble or difficulty, the four jhānas that constitute the higher mind and provide a pleasant abiding here and now,

he is called one in higher training who has entered upon the way. His eggs are unspoiled; he is capable of breaking out, capable of enlightenment, capable of attaining the supreme security from bondage.

“Suppose there were a hen with eight or ten or twelve eggs, which she had covered, incubated, and nurtured properly.562 Even though she did not wish: ‘Oh, that my chicks might pierce their shells with the points of their claws and beaks and hatch out safely!’ yet the chicks are capable of piercing their shells with the points of their claws and beaks and hatching out safely.

So too, when a noble disciple has thus become one who is possessed of virtue… he is called one in higher training who has entered upon the way. His eggs are unspoiled; he is capable of breaking out, capable of enlightenment, capable of attaining the supreme security from bondage.

20. “Based upon that same supreme mindfulness whose purity is due to equanimity,563 this noble disciple recollects his manifold past lives… (as Sutta 51, §24)…



Thus with their aspects and particulars he recollects his manifold past lives. This is his first breaking out like that of the hen’s chicks from their shells.

21. “Based upon that same supreme mindfulness whose purity is due to equanimity, with the divine eye, which is purified and surpasses the human, this noble disciple sees beings passing away and reappearing… (as Sutta 51, §25)… he understands how beings pass on according to their actions.





This is his second breaking out like that of the hen’s chicks from their shells.

22. “Based upon that same supreme mindfulness whose purity is due to equanimity, by realising for himself with direct knowledge, this noble disciple here and now enters upon and abides in the deliverance of mind and deliverance by wisdom that are taintless with the destruction of the taints. [358] This is his third breaking out like that of the hen’s chicks from their shells.564

23. “When a noble disciple is possessed of virtue, that pertains to his conduct. When he guards the doors of his sense faculties, that pertains to his conduct. When he is moderate in eating, that pertains to his conduct. When he is devoted to wakefulness, that pertains to his conduct.

When he possesses seven good qualities, that pertains to his conduct. When he is one who obtains at will, without trouble or difficulty, the four jhānas that constitute the higher mind and provide a pleasant abiding here and now, that pertains to his conduct.565

24. “When he recollects his manifold past lives… with their aspects and particulars, that pertains to his true knowledge. When, with the divine eye… he sees beings passing away and reappearing and understands how beings pass on according to their actions, that pertains to his true knowledge.

When, by realising for himself with direct knowledge, he here and now enters upon and abides in the deliverance of mind and deliverance by wisdom that are taintless with the destruction of the taints, that pertains to his true knowledge.

25. “This noble disciple is thus said to be perfect in true knowledge, perfect in conduct, perfect in true knowledge and conduct. And this stanza was uttered by the Brahmā Sanankumāra:

‘The noble clan is held to be
The best of people as to lineage;
But best of gods and humans is one
Perfect in true knowledge and conduct.’

“Now that stanza was well sung by the Brahmā Sanankumāra, not ill sung; it was well spoken, not ill spoken; it has a meaning, and is not meaningless; and it was approved by the Blessed One.”566

26. Then the Blessed One rose and addressed the venerable Ānanda thus: “Good, good, Ānanda! It is good that you have spoken to the Sakyans of Kapilavatthu about the disciple in higher training who has entered upon the way.” [359]

That is what the venerable Ānanda said. The Teacher approved. The Sakyans of Kapilavatthu were satisfied and delighted in the venerable Ānanda’s words.





Close
Close