Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn du hành ở Kāsi cùng với đại chúng Tỷ-kheo. Ở đây, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:
-- Này các Tỷ-kheo, Ta ăn, từ bỏ ăn ban đêm. Này các Tỷ-kheo, do ăn, từ bỏ ăn ban đêm, Ta cảm thấy ít bệnh, ít não, khinh an, có sức lực và an trú. Này các Tỷ-kheo, hãy đến và ăn, từ bỏ ăn ban đêm. Này các Tỷ-kheo, do ăn, từ bỏ ăn ban đêm, các Ông sẽ cảm thấy ít bệnh, ít não, khinh an, có sức lực và an trú.
-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Rồi Thế Tôn tiếp tục du hành ở Kāsi và đến một thị trấn xứ Kāsi tên là Kīṭāgiri. Rồi Thế Tôn ở tại Kīṭāgiri, một thị trấn xứ Kāsi.
Lúc bấy giờ Tỷ-kheo Assaji và Punabbasuka đang ở Kīṭāgiri. Rồi một số đông Tỷ-kheo đi đến chỗ Tỷ-kheo Assaji và Tỷ-kheo Punabbasuka, sau khi đến, nói với Tỷ-kheo Assaji và Tỷ-kheo Punabbasuka như sau:
-- Chư Hiền, Thế Tôn ăn, từ bỏ ăn ban đêm. Cả chúng Tỷ-kheo cũng vậy. Do ăn, từ bỏ ăn ban đêm, các vị ấy cảm thấy ít bệnh, ít não, khinh an, có sức lực và an trú. Chư Hiền, hãy đến và ăn, từ bỏ ăn ban đêm. Chư Hiền, do ăn, từ bỏ ăn ban đêm, chư Hiền sẽ cảm thấy ít bệnh, ít não, khinh an, có sức lực và an trú.
Ðược nói vậy, Tỷ-kheo Assaji và Tỷ-kheo Punabbasuka, nói với các Tỷ-kheo ấy:
-- Chư Hiền, chúng tôi ăn chiều, ăn sáng, ăn ban ngày và ăn phi thời. Do chúng tôi ăn chiều, ăn sáng, ăn ban ngày và ăn phi thời, chúng tôi cảm thấy ít bệnh, ít não, khinh an, có sức lực và an trú. Sao chúng tôi lại bỏ hiện tại, chạy theo tương lai? Chúng tôi sẽ ăn chiều, ăn sáng, ăn ban ngày và ăn phi thời.
Vì các Tỷ-kheo ấy không thể làm cho Tỷ-kheo Assaji và Tỷ-kheo Punabbasuka chấp thuận, nên các vị ấy đi đến chỗ Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn, ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, các Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:
-- Ở đây, bạch Thế Tôn, chúng con đi đến chỗ các Tỷ-kheo Assaji và Punabbasuka, sau khi đến chúng con nói với Tỷ-kheo Assaji và Tỷ-kheo Punabbasuka như sau: "Chư hiền, Thế Tôn ăn, từ bỏ ăn ban đêm... có sức lực và an trú". Bạch Thế Tôn, được nói vậy. Tỷ-kheo Assaji và Tỷ-kheo Punabbasuka nói với chúng con như sau: "Chư Hiền, chúng tôi ăn chiều, ăn sáng, ăn ban ngày và ăn phi thời... chúng tôi sẽ ăn chiều, ăn sáng, ăn ban ngày và ăn phi thời".
Bạch Thế Tôn, vì chúng con không thể làm cho Tỷ-kheo Assaji và Tỷ-kheo Punabbasuka chấp thuận, nên chúng con trình sự việc này lên Thế Tôn.
Rồi Thế Tôn bảo một Tỷ-kheo:
-- Này Tỷ-kheo, hãy đi và nhân danh Ta, bảo Tỷ-kheo Assaji và Tỷ-kheo Punabbasuka: "Bậc Ðạo Sư cho gọi các Tôn giả".
-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn, đến chỗ Tỷ-kheo Assaji và Tỷ-kheo Punabbasuka, sau khi đến, nói với Tỷ-kheo Assaji và Tỷ-kheo Punabbasuka:
-- Bậc Ðạo Sư cho gọi các Tôn giả.
-- Thưa vâng, Hiền giả.
Tỷ-kheo Assaji và Tỷ-kheo Punabbasuka vâng đáp Tỷ-kheo ấy, đi đến chỗ Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn và ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với Tỷ-kheo Assaji và Tỷ-kheo Punabbasuka đang ngồi một bên:
-- Có thật chăng, này các Tỷ-kheo, một số đông Tỷ-kheo đến các Ông và nói như sau: "Chư Hiền, Thế Tôn ăn, từ bỏ ăn ban đêm, cả chúng Tỷ-kheo cũng vậy. Do ăn, từ bỏ ăn ban đêm, các vị ấy cảm thấy ít bệnh, ít não, khinh an, có sức lực và an trú. Chư Hiền, hãy đến và ăn, từ bỏ ăn ban đêm. Chư Hiền, do ăn, từ bỏ ăn ban đêm, chư Hiền sẽ cảm thấy ít bệnh, ít não, khinh an, có sức lực và an trú". Ðược nói vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông nói với các Tỷ-kheo ấy như sau:
"Chư Hiền, chúng tôi ăn chiều, ăn sáng, ăn ban ngày và ăn phi thời. Do ăn chiều, ăn sáng, ăn ban ngày và ăn phi thời, chúng tôi cảm thấy ít bệnh, ít não, khinh an, có sức lực và an trú. Sao chúng tôi lại bỏ hiện tại, chạy theo tương lai? Chúng tôi sẽ ăn chiều, ăn sáng, ăn ban ngày và ăn phi thời"?
-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
-- Này các Tỷ-kheo , các Ông có hiểu pháp Ta dạy như sau: "Một cá nhân cảm thọ bất cứ cảm giác nào, lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc; đối với người ấy, các pháp bất thiện được đoạn diệt, các thiện pháp được tăng trưởng"?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
-- Này các Tỷ-kheo, các Ông có hiểu pháp Ta dạy như sau: "Ở đây đối với một người, khi cảm thọ lạc thọ như vậy, các bất thiện pháp được tăng trưởng, các thiện pháp bị đoạn diệt; ở đây, đối với một người, khi cảm thọ lạc thọ như vậy, các bất thiện pháp bị đoạn diệt, các thiện pháp được tăng trưởng.
Ở đây, đối với một người khi cảm thọ khổ thọ như vậy, các bất thiện pháp được tăng trưởng, các thiện pháp bị đoạn diệt; ở đây, đối với một người, khi cảm thọ khổ thọ như vậy, các bất thiện pháp bị đoạn diệt, các thiện pháp được tăng trưởng.
Ở đây, đối với một người, khi cảm thọ bất khổ bất lạc thọ như vậy, các bất thiện pháp được tăng trưởng, các thiện pháp bị đoạn diệt; ở đây, đối với một người, khi cảm thọ bất khổ bất lạc thọ như vậy, các bất thiện pháp bị đoạn diệt, các thiện pháp được tăng trưởng"?
-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
-- Lành thay, này các Tỷ-kheo ! Này các Tỷ-kheo, nếu sự việc này Ta không biết, không thấy, không giác, không chứng, không liễu giải với trí tuệ rằng: "Ở đây, đối với một người, khi cảm thọ lạc thọ như vậy, các bất thiện pháp được tăng trưởng, các thiện pháp bị đoạn diệt", có thể chăng, này các Tỷ-kheo, không biết như vậy, Ta lại nói: "Hãy từ bỏ lạc thọ như vậy"? Và như vậy, này các Tỷ-kheo, là xứng đáng đối với Ta chăng?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
-- Nhưng này các Tỷ-kheo, vì rằng sự việc này Ta biết, Ta thấy, Ta giác, Ta chứng, Ta liễu giải với trí tuệ rằng: "Ở đây, đối với một người, khi cảm thọ lạc thọ như vậy, các bất thiện pháp được tăng trưởng, các thiện pháp bị đoạn diệt", do vậy Ta nói: "Hãy từ bỏ lạc thọ như vậy".
Này các Tỷ-kheo, nếu sự việc này Ta không biết, không thấy, không giác, không chứng, không liễu giải với trí tuệ rằng: "Ở đây, đối với một người, khi cảm thọ lạc thọ như vậy, các bất thiện pháp bị đoạn diệt, các thiện pháp được tăng trưởng", có thể chăng, này các Tỷ-kheo, không biết như vậy, Ta lại nói: "Hãy chứng và trú lạc thọ như vậy"? Và như vậy, này các Tỷ-kheo, là xứng đáng đối với Ta chăng?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
-- Nhưng này các Tỷ-kheo, vì sự việc này Ta biết, Ta thấy, Ta giác, Ta chứng, Ta liễu giải với trí tuệ rằng: "Ở đây, đối với một người, khi cảm thọ lạc thọ như vậy, các thiện pháp được tăng trưởng, các bất thiện pháp bị đoạn diệt", do vậy Ta nói: "Hãy chứng và trú lạc thọ như vậy".
Này các Tỷ-kheo, nếu sự việc này Ta không biết, không thấy, không giác, không chứng, không liễu giải với trí tuệ rằng: "Ở đây, đối với một người khi cảm giác khổ thọ... khi cảm giác bất khổ bất lạc thọ như vậy, các bất thiện pháp được tăng trưởng, các thiện pháp bị đoạn diệt", có thể chăng, này các Tỷ-kheo, không biết như vậy, Ta lại nói: "Hãy từ bỏ bất khổ bất lạc thọ như vậy"?
Và như vậy, này các Tỷ-kheo, là xứng đáng đối với Ta chăng?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
-- Nhưng này các Tỷ-kheo, vì rằng sự việc này Ta biết, Ta thấy, Ta giác, Ta chứng, Ta liễu giải với trí tuệ rằng: "Ở đây, đối với một người, khi cảm thọ bất khổ bất lạc thọ như vậy, các bất thiện pháp được tăng trưởng, các thiện pháp bị đoạn diệt", do vậy Ta nói: "Hãy từ bỏ bất khổ bất lạc thọ như vậy".
Này các Tỷ-kheo, nếu sự việc này Ta không biết, không thấy, không giác, không chứng, không liễu giải với trí tuệ rằng: "Ở đây, đối với một người, khi cảm thọ bất khổ bất lạc thọ như vậy, các bất thiện pháp bị đoạn diệt, các thiện pháp được tăng trưởng", có thể chăng, này các Tỷ-kheo, không biết như vậy, Ta lại nói: "Hãy chứng và trú bất khổ bất lạc thọ như vậy"?
Và như vậy, này các Tỷ-kheo, là xứng đáng đối với Ta chăng?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
-- Nhưng này các Tỷ-kheo, vì rằng sự việc này Ta biết, Ta thấy, Ta giác, Ta chứng, Ta liễu giải với trí tuệ rằng: "Ở đây, đối với một người, khi cảm thọ bất khổ bất lạc thọ như vậy, các thiện pháp được tăng trưởng, các bất thiện pháp bị đoạn diệt", do vậy Ta nói: "Hãy chứng và trú bất khổ bất lạc thọ như vậy".
Này các Tỷ-kheo, Ta không nói rằng đối với tất cả Tỷ-kheo, có sự việc cần phải làm, nhờ không phóng dật. Này các Tỷ-kheo, Ta không nói rằng đối với tất cả Tỷ-kheo không có sự việc cần phải làm, nhờ không phóng dật.
Này các Tỷ-kheo, đối với những Tỷ-kheo là bậc A-la-hán, các lậu hoặc đã đoạn tận, tu hành thành mãn, các việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã thành đạt được lý tưởng, đã tận trừ hữu kiết sử, chánh trí giải thoát; này các Tỷ-kheo, đối với những Tỷ-kheo như vậy, Ta nói rằng không có sự việc cần phải làm, nhờ không phóng dật. Vì sao vậy? Vì sự việc ấy đã được các vị này làm, nhờ không phóng dật. Các vị này không thể trở thành phóng dật.
Và này các Tỷ-kheo, đối với các Tỷ-kheo còn là các bậc hữu học, tâm chưa thành tựu, đang sống cần cầu sự vô thượng an ổn khỏi các triền ách; này các Tỷ-kheo, đối với những Tỷ-kheo như vậy, Ta nói rằng có sự việc cần phải làm, nhờ không phóng dật.
Vì sao vậy? Dầu cho trong khi các bậc Tôn giả này thọ dụng các sàng tọa đúng pháp, thân cận các thiện hữu, chế ngự các căn, các vị ấy (cần phải) tự mình nhờ thượng trí chứng ngộ chứng đạt, và an trú ngay trong hiện tại mục đích vô thượng của Phạm hạnh, vì mục đích này, các Thiện gia nam tử chân chánh xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình.
Do vậy, này các Tỷ-kheo, đối với những Tỷ-kheo này, vì thấy quả này của không phóng dật nên Ta nói có sự việc cần phải làm, nhờ không phóng dật.
Này các Tỷ-kheo có bảy hạng người sống trong đời này. Thế nào là bảy? Bậc câu phần giải thoát, bậc tuệ giải thoát, bậc thân chứng, bậc kiến đáo, bậc tín giải thoát, bậc tùy pháp hành, bậc tùy tín hành.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là bậc câu phần giải thoát? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người, sau khi thân đã chứng đắc các tịch tịnh giải thoát, vượt khỏi các sắc pháp và vô sắc pháp, và sau khi đã thấy với trí tuệ, các lậu hoặc của vị này được đoạn trừ hoàn toàn. Vị này, này các Tỷ-kheo, được gọi là hạng người câu phần giải thoát.
Này các Tỷ-kheo, đối với Tỷ-kheo này, Ta nói rằng không có sự việc cần phải làm, nhờ không phóng dật. Vì sao vậy? Vì sự việc ấy đã được vị này làm, nhờ không phóng dật, vị ấy không có thể trở thành phóng dật.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là bậc tuệ giải thoát? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người, sau khi thân không chứng đắc các tịch tịnh giải thoát, vượt khỏi các sắc pháp và vô sắc pháp, và sau khi đã thấy với trí tuệ, các lậu hoặc của vị này được đoạn trừ hoàn toàn. Vị này như vậy được gọi là bậc tuệ giải thoát.
Này các Tỷ-kheo, đối với Tỷ-kheo này, Ta nói không có sự việc cần phải làm, nhờ không phóng dật. Vì sao vậy? Vì sự việc ấy đã được vị này làm, nhờ không phóng dật; vị ấy không có thể trở thành phóng dật.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là bậc thân chứng? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người sau khi thân chứng đắc các tịch tịnh giải thoát, vượt khỏi các sắc pháp và vô sắc pháp, và sau khi đã thấy với trí tuệ, một số lậu hoặc của vị này được đoạn trừ hoàn toàn. Vị này như vậy được gọi là bậc thân chứng.
Này các Tỷ-kheo, đối với Tỷ-kheo này, Ta nói có sự việc cần phải làm, nhờ không phóng dật. Vì sao vậy? Dầu cho trong khi Tôn giả này thọ dụng các sàng tọa đúng pháp, thân cận các thiện hữu, chế ngự các căn, vị này (cần phải) tự mình với thượng trí, chứng ngộ, chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại mục đích vô thượng của Phạm hạnh, vì mục đích này các Thiện gia nam tử đã chơn chánh xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình.
Do vậy, này các Tỷ-kheo, vì thấy quả này của không phóng dật, nên đối với Tỷ-kheo này, Ta nói có sự việc cần phải làm, nhờ không phóng dật.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là bậc kiến đáo? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người sau khi tự thân không chứng đắc các tịch tịnh giải thoát vượt khỏi các sắc pháp và vô sắc pháp, và sau khi đã thấy với trí tuệ, một số lậu hoặc của vị này được đoạn trừ hoàn toàn; và các pháp do Như Lai tuyên thuyết được vị này thấy một cách hoàn toàn với trí tuệ và thực hành một cách hoàn toàn. Này các Tỷ-kheo, vị này được gọi là kiến đáo.
Này các Tỷ-kheo, đối với Tỷ-kheo này, Ta nói có sự việc cần phải làm, nhờ không phóng dật. Vì sao vậy? Dầu cho trong khi Tôn giả này thọ dụng các sàng tọa đúng pháp, thân cận các thiện hữu, chế ngự các căn, vị này (cần phải) tự mình với thượng trí, chứng ngộ, chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại mục đích vô thượng của Phạm hạnh, vì mục đích này các Thiện gia nam tử đã chơn chánh xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình.
Do vậy, này các Tỷ-kheo, vì thấy quả này của không phóng dật, nên đối với Tỷ-kheo này, Ta nói có sự việc cần phải làm, nhờ không phóng dật.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là bậc tín giải thoát? Ở đây, này các Tỷ-kheo có người, sau khi tự thân chứng đắc các tịch tịnh giải thoát vượt khỏi các sắc pháp và vô sắc pháp, và sau khi đã thấy với trí tuệ, một số lậu hoặc của vị này được đoạn trừ một cách hoàn toàn; và lòng tin của vị này đối với Như Lai đã được xác định, phát sanh từ căn để an trú. Này các Tỷ kheo, vị này được gọi là bậc tín giải thoát.
Này các Tỷ-kheo, đối với Tỷ-kheo này, Ta nói có sự việc cần phải làm, nhờ không phóng dật. Vì sao vậy? Dầu cho trong khi Tôn giả này thọ dụng các sàng tọa đúng pháp, thân cận các thiện hữu, chế ngự các căn, vị này (cần phải) tự mình với thượng trí, chứng ngộ, chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại mục đích vô thượng của Phạm hạnh, vì mục đích này các Thiện gia nam tử đã chơn chánh xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình.
Do vậy, này các Tỷ-kheo, vì thấy quả này của không phóng dật, nên đối với Tỷ-kheo này, Ta nói có sự việc cần phải làm, nhờ không phóng dật.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người tùy pháp hành? Ở đây, này các Tỷ-kheo có người sau khi tự thân không chứng đắc các tịch tịnh giải thoát, vượt khỏi các sắc pháp và vô sắc pháp, và sau khi đã thấy với trí tuệ, nhưng các lậu hoặc không được đoạn trừ một cách hoàn toàn;
và các pháp do Như Lai tuyên thuyết (chỉ) được vị này chấp nhận một cách vừa phải với trí tuệ, dầu cho vị này có những pháp như là tín căn, tấn căn, niệm căn, định căn, tuệ căn. Này các Tỷ-kheo, vị này được gọi là người tùy pháp hành.
Này các Tỷ-kheo, đối với Tỷ-kheo này, Ta nói có sự việc cần phải làm, nhờ không phóng dật. Vì sao vậy? Dầu cho trong khi Tôn giả này thọ dụng các sàng tọa đúng pháp, thân cận các thiện hữu, chế ngự các căn, vị này (cần phải) tự mình với thượng trí, chứng ngộ, chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại mục đích vô thượng của Phạm hạnh, vì mục đích này các Thiện gia nam tử đã chơn chánh xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình.
Do vậy, này các Tỷ-kheo, vì thấy quả này của không phóng dật, nên đối với Tỷ-kheo này, Ta nói có sự việc cần phải làm, nhờ không phóng dật.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là người tùy tín hành? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người sau khi tự thân không chứng đắc có tịch tịnh giải thoát, vượt khỏi các sắc pháp và vô sắc pháp, và sau khi đã thấy với trí tuệ, nhưng các lậu hoặc không được đoạn trừ.
Nhưng nếu vị này có đủ lòng tin và lòng thương đối với Như Lai, thời vị này sẽ có những pháp như là tín căn, tấn căn, niệm căn, định căn, tuệ căn. Này các Tỷ-kheo, vị này được gọi là người tùy tín hành.
Này các Tỷ-kheo, đối với Tỷ-kheo này, Ta nói có sự việc cần phải làm, nhờ không phóng dật. Vì sao vậy? Dầu cho trong khi Tôn giả này thọ dụng các sàng tọa đúng pháp, thân cận các thiện hữu, chế ngự các căn, nhưng vị này (cần phải) tự mình với thượng trí, chứng ngộ, chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại mục đích vô thượng của Phạm hạnh, vì mục đích này các Thiện gia nam tử chơn chánh xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình.
Do vậy, này các Tỷ-kheo, vì thấy quả này của không phóng dật, nên đối với Tỷ-kheo này, Ta nói có sự việc cần phải làm, nhờ không phóng dật.
Này các Tỷ-kheo, Ta không nói rằng trí tuệ được hoàn thành lập tức. Nhưng này các Tỷ-kheo, trí tuệ được hoàn thành nhờ học từ từ, hành từ từ, thực tập từ từ.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là trí tuệ được hoàn thành nhờ học từ từ, hành từ từ, thực tập từ từ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, một vị có lòng tin đi đến gần; sau khi đến gần, vị ấy tỏ sự kính lễ; sau khi tỏ sự kính lễ, vị ấy lóng tai; sau khi lóng tai, vị ấy nghe pháp; sau khi nghe pháp, vị ấy thọ trì pháp;
sau khi thọ trì, vị ấy suy tư ý nghĩa các pháp được thọ trì; sau khi suy tư ý nghĩa, các pháp được chấp thuận; sau khi các pháp được chấp thuận, ước muốn sanh khởi; sau khi ước muốn sanh khởi, vị ấy nỗ lực; sau khi nỗ lực, vị ấy cân nhắc; sau khi cân nhắc, vị ấy tinh cần. Do tinh cần, vị ấy tự thân chứng được sự thật tối thượng, và với trí tuệ thể nhập sự thật ấy, vị ấy thấy.
Nhưng này các Tỷ-kheo, nếu không có lòng tin ấy, thời này các Tỷ-kheo, không có sự đến gần ấy, thời này các Tỷ-kheo, không có tỏ sự kính lễ ấy, thời này các Tỷ-kheo, không có sự lóng tai ấy, thời này các Tỷ-kheo, không có sự nghe pháp ấy, thời này Tỷ-kheo, không có sự thọ trì pháp ấy,
thời này các Tỷ-kheo, không có sự suy tư ý nghĩa ấy, thời này các Tỷ-kheo, không có sự chấp thuận pháp ấy, thời này các Tỷ-kheo, không có sự ước muốn ấy, thời này các Tỷ-kheo, không có sự nỗ lực ấy, thời này các Tỷ-kheo, không có sự cân nhắc ấy, thời này các Tỷ-kheo không có sự tinh cần ấy.
Này các Tỷ kheo, ở đây, các Ông đã đi vào phi đạo. Này các Tỷ-kheo, ở đây, các Ông đã đi vào tà đạo. Thật là quá xa, này các Tỷ-kheo, các kẻ ngu này đã đi ra ngoài Pháp và Luật này.
Này các Tỷ-kheo, có sự thuyết trình gồm có bốn phần (Catuppadam = Bốn cú) chính nhờ thuyết trình này người có trí, không bao lâu, nhờ tuệ biết được ý nghĩa. Ta sẽ đọc sự thuyết trình ấy lên cho các Ông, này các Tỷ-kheo, các Ông nhờ Ta mà sẽ hiểu thuyết trình ấy.
-- Bạch Thế Tôn, chúng con là ai có thể biết được Pháp?
-- Này các Tỷ-kheo, cho đến một bậc Ðạo sư sống quá trọng vọng tài vật, là vị thừa tự tài vật, và sống liên hệ với tài vật, thời sự mua may bán đắt này không xảy ra: "Chúng tôi sẽ làm việc này như vậy, và như vậy chúng tôi sẽ không làm việc này như vậy", huống nữa là Như Lai, này các Tỷ-kheo, là vị sống hoàn toàn không liên hệ với các tài vật.
Này các Tỷ-kheo, đối với một đệ tử có lòng tin giáo pháp bậc Ðạo sư và sống thể nhập giáo pháp ấy, thời tùy pháp (anudhamma) được khởi lên: "Bậc Ðạo sư là Thế Tôn, đệ tử là tôi. Thế Tôn biết, tôi không biết". Này các Tỷ-kheo, đến với một đệ tử, có lòng tin giáo pháp bậc Ðạo sư và sống thể nhập giáo pháp ấy, thời giáo pháp bậc Ðạo sư được hưng thịnh, được nhiều sinh lực.
Này các Tỷ-kheo, đối với đệ tử có lòng tin giáo pháp bậc Ðạo Sư và sống thể nhập giáo pháp ấy, thời tùy pháp này được khởi lên: "Dầu chỉ còn da, gân và xương, dầu thịt và máu trên thân bị khô héo, mong rằng sẽ có tinh tấn lực để chứng đắc những gì chưa chứng đắc, nhờ trượng phu nhẫn nại, nhờ trượng phu tinh tấn, nhờ trượng phu cần dõng".
Này các Tỷ-kheo, đối với một đệ tử có lòng tin giáo pháp bậc Ðạo sư và sống thể nhập giáo pháp ấy, vị ấy sẽ chứng được một trong hai quả như sau: Chánh trí ngay trong hiện tại, và nếu có dư y, chứng quả Bất hoàn.
Thế Tôn thuyết như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.
70. At Kīṭāgiri
Translated by:
Bhikkhu Ñāṇamoli & Bhikkhu Bodhi
1. THUS HAVE I HEARD. On one occasion the Blessed One was wandering in the Kāsi country together with a large Sangha of bhikkhus. There he addressed the bhikkhus thus:
2. “Bhikkhus, I abstain from eating at night. By so doing, I am free from illness and affliction, and I enjoy lightness, strength, and a comfortable abiding. Come, bhikkhus, abstain from eating at night. By so doing, you too will be free from illness and affliction, and you will enjoy lightness, strength, and a comfortable abiding.”696
“Yes, venerable sir,” they replied.
3. Then, as the Blessed One was wandering by stages in the Kāsi country, he eventually arrived at a Kāsi town called Kīṭāgiri. There he lived in this Kāsi town, Kīṭāgiri.
4. Now on that occasion the bhikkhus led by Assaji and Punabbasuka were residing at Kīṭāgiri.697 Then a number of bhikkhus went and told them:
“Friends, the Blessed One and the Sangha of bhikkhus now abstain from eating at night. By so doing, they are free from illness and affliction, and they enjoy health, strength, and a comfortable abiding. Come, friends, abstain from eating at night. By so doing, you too will be free from illness and affliction, and you will enjoy lightness, strength, and a comfortable abiding.” [474]
When this was said, the bhikkhus led by Assaji and Punabbasuka told those bhikkhus:
“Friends, we eat in the evening, in the morning, and in the day outside the proper time. By so doing, we are free from illness and affliction, and we enjoy lightness, strength, and a comfortable abiding. Why should we abandon [a benefit] visible here and now to pursue [a benefit to be achieved] at a future time? We shall eat in the evening, in the morning, and in the day outside the proper time.”
5. Since the bhikkhus were unable to convince the bhikkhus led by Assaji and Punabbasuka, they went to the Blessed One. After paying homage to him, they sat down at one side and told him all that had occurred, adding:
“Venerable sir, since we were unable to convince the bhikkhus led by Assaji and Punabbasuka, we have reported this matter to the Blessed One.”
6. Then the Blessed One addressed a certain bhikkhu thus:
“Come, bhikkhu, tell the bhikkhus led by Assaji and Punabbasuka in my name that the Teacher calls them.”
“Yes, venerable sir,” he replied, and he went to the bhikkhus led by Assaji and Punabbasuka and told them:
“The Teacher calls you, friends.”
“Yes, friend,” they replied, and they went to the Blessed One, and after paying homage to him, sat down at one side. The Blessed One then said:
“Bhikkhus, is it true that when a number of bhikkhus went and told you: ‘Friends, the Blessed One and the Sangha now abstain from eating at night… Come, friends, abstain from eating at night [475]… ,’ you told those bhikkhus:
‘Friends, we eat in the evening… Why should we abandon [a benefit] visible here and now to pursue [a benefit to be achieved] at a future time? We shall eat in the evening, in the morning, and in the day outside the proper time’?”
— “Yes, venerable sir.”
“Bhikkhus, have you known me to teach the Dhamma in such a way as this: ‘Whatever this person experiences, whether pleasant or painful or neither-painful-nor-pleasant, unwholesome states diminish in him and wholesome states increase’?”698
— “No, venerable sir.”
7. “Bhikkhus, have you not known me to teach the Dhamma in such a way as this: ‘Here, when someone feels a certain kind of pleasant feeling, unwholesome states increase in him and wholesome states diminish; but when someone feels another kind of pleasant feeling, unwholesome states diminish in him and wholesome states increase.699
Here, when someone feels a certain kind of painful feeling, unwholesome states increase in him and wholesome states diminish; but when someone feels another kind of painful feeling, unwholesome states diminish in him and wholesome states increase.
Here, when someone feels a certain kind of neither-painful-nor-pleasant feeling, unwholesome states increase in him and wholesome states diminish; but when someone feels another kind of neither-painful-nor-pleasant feeling, unwholesome states diminish in him and wholesome states increase’?”
— “Yes, venerable sir.”
8. “Good, bhikkhus.700 And if it were unknown by me, unseen, unfound, unrealised, uncontacted by wisdom thus: ‘Here, when someone feels a certain kind of pleasant feeling, unwholesome states increase in him and wholesome states diminish,’ would it be fitting for me, not knowing that, to say: ‘Abandon such a kind of pleasant feeling’?”
— “No, venerable sir.”
“But because it is known by me, seen, found, realised, contacted by wisdom thus: ‘Here, when someone feels a certain kind of pleasant feeling [476], unwholesome states increase in him and wholesome states diminish,’ that I therefore say: ‘Abandon such a kind of pleasant feeling.’
“If it were unknown by me, unseen, unfound, unrealised, uncontacted by wisdom thus: ‘Here, when someone feels another kind of pleasant feeling, unwholesome states diminish in him and wholesome states increase,’ would it be fitting for me, not knowing that, to say: ‘Enter upon and abide in such a kind of pleasant feeling’?”
— “No, venerable sir.”
“But because it is known by me, seen, found, realised, contacted by wisdom thus: ‘Here, when someone feels another kind of pleasant feeling, unwholesome states diminish in him and wholesome states increase,’ that I therefore say: ‘Enter upon and abide in such a kind of pleasant feeling.’
9. “If it were unknown by me… But because it is known by me… contacted by wisdom thus: ‘Here, when someone feels a certain kind of painful feeling, unwholesome states increase in him and wholesome states diminish,’ that I therefore say: ‘Abandon such a kind of painful feeling.’
“If it were unknown by me… But because it is known by me… contacted by wisdom thus: ‘Here, when someone feels another kind of painful feeling, unwholesome states diminish in him and wholesome states increase,’ that I therefore say: ‘Enter upon and abide in such a kind of painful feeling.’
10. “If it were unknown by me… But because it is known by me… contacted by wisdom thus: ‘Here, when someone feels a certain kind of neither-painful-nor-pleasant feeling, unwholesome states increase in him and wholesome states diminish,’ that I therefore say: ‘Abandon such a kind of neither-painful-nor-pleasant feeling.’
“If it were unknown by me… But because it is known by me… contacted by wisdom thus: ‘Here, when someone feels another kind of neither-painful-nor-pleasant feeling, unwholesome states diminish in him and wholesome states increase,’ that I therefore say: [477] ‘Enter upon and abide in such a kind of neither-painful-nor-pleasant feeling.’
11. “Bhikkhus, I do not say of all bhikkhus that they still have work to do with diligence; nor do I say of all bhikkhus that they have no more work to do with diligence.
12. “I do not say of those bhikkhus who are arahants with taints destroyed, who have lived the holy life, done what had to be done, laid down the burden, reached the true goal, destroyed the fetters of being, and are completely liberated through final knowledge, that they still have work to do with diligence. Why is that? They have done their work with diligence; they are no more capable of being negligent.
13. “I say of such bhikkhus who are in higher training, whose minds have not yet reached the goal, and who are still aspiring to the supreme security from bondage, that they still have work to do with diligence.
Why is that? Because when those venerable ones make use of suitable resting places and associate with good friends and nurture their spiritual faculties, they may by realising for themselves with direct knowledge here and now enter upon and abide in that supreme goal of the holy life for the sake of which clansmen rightly go forth from the home life into homelessness.
Seeing this fruit of diligence for these bhikkhus, I say that they still have work to do with diligence.
14. “Bhikkhus, there are seven kinds of persons to be found existing in the world.701 What seven? They are: one liberated-in-both ways, one liberated-by-wisdom, a body-witness, one attained-to-view, one liberated-by-faith, a Dhamma-follower, and a faith-follower.
15. “What kind of person is one liberated-in-both-ways? Here some person contacts with the body and abides in those liberations that are peaceful and immaterial, transcending forms, and his taints are destroyed by his seeing with wisdom. This kind of person is called one liberated-in-both-ways. 702
I do not say of such a bhikkhu that he still has work to do with diligence. Why is that? He has done his work with diligence; he is no more capable of being negligent.
16. “What kind of person is one liberated-by-wisdom? Here some person does not contact with the body and abide in those liberations that are peaceful and immaterial, transcending forms, but his taints are destroyed by his seeing with wisdom. This kind of person is called one liberated-by-wisdom.703 [478]
I do not say of such a bhikkhu that he still has work to do with diligence. Why is that? He has done his work with diligence; he is no more capable of being negligent.
17. “What kind of person is a body-witness? Here some person contacts with the body and abides in those liberations that are peaceful and immaterial, transcending forms, and some of his taints are destroyed by his seeing with wisdom. This kind of person is called a body-witness.704
I say of such a bhikkhu that he still has work to do with diligence. Why is that? Because when that venerable one makes use of suitable resting places and associates with good friends and nurtures his spiritual faculties, he may by realising for himself with direct knowledge here and now enter upon and abide in that supreme goal of the holy life for the sake of which clansmen rightly go forth from the home life into homelessness.
Seeing this fruit of diligence for such a bhikkhu, I say that he still has work to do with diligence.
18. “What kind of person is one attained-to-view? Here some person does not contact with the body and abide in those liberations that are peaceful and immaterial, transcending forms, but some of his taints are destroyed by his seeing with wisdom, and he has reviewed and examined with wisdom the teachings proclaimed by the Tathāgata. This kind of person is called one attained-to-view.705
I say of such a bhikkhu that he still has work to do with diligence. Why is that? Because when that venerable one… into homelessness.
Seeing this fruit of diligence for such a bhikkhu, I say that he still has work to do with diligence.
19. “What kind of person is one liberated-by-faith? Here some person does not contact with the body and abide in those liberations that are peaceful and immaterial, transcending forms, but some of his taints are destroyed by his seeing with wisdom, and his faith is planted, rooted, and established in the Tathāgata.706 This kind of person is called one liberated-by-faith.
I say of such a bhikkhu that he still has work to do with diligence. Why is that? Because when that venerable one [479]… into homelessness.
Seeing this fruit of diligence for such a bhikkhu, I say that he still has work to do with diligence.
20. “What kind of person is a Dhamma-follower? Here some person does not contact with the body and abide in those liberations that are peaceful and immaterial, transcending forms, and his taints are not yet destroyed by his seeing with wisdom,
but those teachings proclaimed by the Tathāgata are accepted by him after reflecting on them sufficiently with wisdom. Furthermore, he has these qualities: the faith faculty, the energy faculty, the mindfulness faculty, the concentration faculty, and the wisdom faculty. This kind of person is called a Dhamma-follower.707
I say of such a bhikkhu that he still has work to do with diligence. Why is that? Because when that venerable one… into homelessness.
Seeing this fruit of diligence for such a bhikkhu, I say that he still has work to do with diligence.
21. “What kind of person is a faith-follower? Here some person does not contact with the body and abide in those liberations that are peaceful and immaterial, transcending forms, and his taints are not yet destroyed by his seeing with wisdom, yet he has sufficient faith in and love for the Tathāgata.
Furthermore, he has these qualities: the faith faculty, the energy faculty, the mindfulness faculty, the concentration faculty, and the wisdom faculty. This kind of person is called a faith-follower.
I say of such a bhikkhu that he still has work to do with diligence. Why is that? Because when that venerable one makes use of suitable resting places and associates with good friends and nurtures his spiritual faculties, he may by realising for himself with direct knowledge here and now enter upon and abide in that supreme goal of the holy life for the sake of which clansmen rightly go forth from the home life into homelessness.
Seeing this fruit of diligence for such a bhikkhu, I say that he still has work to do with diligence.
22. “Bhikkhus, I do not say that final knowledge is achieved all at once. On the contrary, final knowledge is achieved by gradual training, by gradual practice, by gradual progress. [480]
23. “And how is final knowledge achieved by gradual training, gradual practice, gradual progress? Here one who has faith [in a teacher] visits him; when he visits him, he pays respect to him; when he pays respect to him, he gives ear; one who gives ear hears the Dhamma; having heard the Dhamma, he memorises it;
he examines the meaning of the teachings he has memorised; when he examines their meaning, he gains a reflective acceptance of those teachings; when he has gained a reflective acceptance of those teachings, zeal springs up in him; when zeal has sprung up, he applies his will; having applied his will, he scrutinises; having scrutinised, he strives; resolutely striving, he realises with the body the supreme truth and sees it by penetrating it with wisdom.708
24. “There has not been that faith,709 bhikkhus, and there has not been that visiting, and there has not been that paying of respect, and there has not been that giving ear, and there has not been that hearing of the Dhamma, and there has not been that memorising of the Dhamma,
and there has not been that examination of the meaning, and there has not been that reflective acceptance of the teachings, and there has not been that zeal, and there has not been that application of will, and there has not been that scrutiny, and there has not been that striving.
Bhikkhus, you have lost your way; bhikkhus, you have been practising the wrong way. Just how far, bhikkhus, have these misguided men strayed from this Doctrine and Discipline?
25. “Bhikkhus, there is a four-phrased statement, and when it is recited a wise man would quickly understand it.710 I shall recite it to you, bhikkhus. Try to understand it.”
“Venerable sir, who are we that we should understand the Dhamma?”
26. “Bhikkhus, even with a teacher who is concerned with material things, an heir to material things, attached to material things, such haggling [by his disciples] would not be proper: ‘If we get this, we will do it; if we don’t get this, we won’t do it’; so what [should be said when the teacher is] the Tathāgata, who is utterly detached from material things?
27. “Bhikkhus, for a faithful disciple who is intent on fathoming the Teacher’s Dispensation, it is natural that he conduct himself thus: ‘The Blessed One is the Teacher, I am a disciple; the Blessed One knows, I do not know.’ For a faithful disciple who is intent on fathoming the Teacher’s Dispensation, the Teacher’s Dispensation is nourishing and refreshing.
For a faithful disciple who is intent on fathoming the Teacher’s Dispensation, [481] it is natural that he conduct himself thus: ‘Willingly, let only my skin, sinews, and bones remain, and let the flesh and blood dry up on my body, but my energy shall not be relaxed so long as I have not attained what can be attained by manly strength, manly energy, and manly persistence.’711
For a faithful disciple who is intent on fathoming the Teacher’s Dispensation, one of two fruits may be expected: either final knowledge here and now or, if there is a trace of clinging left, non-return.”
That is what the Blessed One said. The bhikkhus were satisfied and delighted in the Blessed One’s words.