Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở tại Cātumā trong rừng cây Kha-lưu-lạc (Myrobalan).
Lúc bấy giờ, khoảng năm trăm Tỷ-kheo, do Sāriputta (Xá-lợi-phất) và Moggallāna (Mục-kiền-liên) cầm đầu cùng đến Cātumā để yết kiến Thế Tôn. Và các Tỷ-kheo mới đến chào đón các vị cựu trú Tỷ-kheo. Trong khi các sàng tọa được sửa soạn và y bát được cất dọn, nên các tiếng náo động ồn ào khởi lên. Rồi Thế Tôn bảo Tôn giả Ānanda:
-- Này Ānanda, các tiếng náo động ồn ào kia là các tiếng gì, thật giống như tiếng hàng đánh cá tranh giành cá với nhau.
-- "Bạch Thế Tôn, đó là khoảng năm trăm Tỷ-kheo, do Sāriputta và Moggallāna cầm đầu, đã đến Cātumā để yết kiến Thế Tôn. Và các Tỷ-kheo mới đến chào đón các vị cựu trú Tỷ-kheo. Trong khi các sàng tọa được sửa soạn và y bát được cất dọn, các tiếng náo động ồn ào khởi lên.
-- "Vậy này Ānanda, hãy nhân danh Ta bảo các Tỷ-kheo ấy: "Bậc Ðạo Sư cho gọi các Tôn giả".
-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Tôn giả Ānanda vâng đáp Thế Tôn, đi đến chỗ các Tỷ-kheo ấy, sau khi đến, nói với các Tỷ-kheo ấy như sau:
-- Bậc Ðạo Sư cho gọi các Tôn giả.
-- Thưa vâng, Hiền giả.
-- Này các Tỷ-kheo, các Ông có nghĩ chăng, các tiếng náo động ồn ào thật giống như tiếng hàng đánh cá tranh giành cá với nhau?
-- Này các Tỷ-kheo, các Ông có nghĩ chăng, các tiếng náo động ồn ào thật giống như tiếng hàng đánh cá tranh giành cá với nhau?
-- Bạch Thế Tôn, đó là khoảng năm trăm Tỷ-kheo, do Sāriputta và Moggallāna dẫn đầu, đã đến Cātumā để yết kiến Thế Tôn và các Tỷ-kheo mới đến chào đón các vị cựu trú Tỷ-kheo. Trong khi các sàng tọa được sửa soạn và y bát được cất dọn, các tiếng náo động ồn ào khởi lên.
-- Hãy đi đi này các Tỷ-kheo, Ta đuổi các Ông. Các Ông chớ có ở gần Ta.
-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Thế Tôn, thân bên hữu hướng về Ngài, dọn dẹp lại sàng tọa, cầm lấy y bát rồi ra đi.
Lúc bấy giờ, các Thích tử trú ở Cātumā đang hội họp tại giảng đường vì một vài công cụ. Các Thích tử trú ở Cātumā thấy các Tỷ-kheo ấy từ xa đi đến, sau khi thấy liền đến gặp các Tỷ-kheo, sau khi đến bèn nói như sau:
-- Nay chư Tôn giả đi đâu?
-- Chư Huynh, chúng Tỷ-kheo bị Thế Tôn đuổi đi.
-- Chư Tôn giả hãy ngồi lại một lát. Chúng tôi có thể làm cho Thế Tôn vui lòng.
-- Thưa vâng, chư Huynh.
Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp các Thích tử (bộ tộc Thích ca) trú ở Cātumā. Rồi các Thích tử trú ở Cātumā đi đến chỗ Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, các Thích tử trú ở Cātumā bạch Thế Tôn:
-- Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy hoan hỷ với chúng Tỷ-kheo. Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy tiếp đón chúng Tỷ-kheo.
Bạch Thế Tôn, ví như trước kia, chúng Tỷ-kheo đã được Thế Tôn giúp đỡ, cũng như vậy, mong nay Thế Tôn hãy giúp đỡ chúng Tỷ-kheo. Bạch Thế Tôn, ở đây, có những vị tân Tỷ-kheo, xuất gia chưa được bao lâu, vừa mới đến trong Pháp và Luật này. Không được yết kiến Thế Tôn, họ có thể đổi khác, họ có thể biến dạng.
Ví như, bạch Thế Tôn, các hạt giống cây nếu không được nước, chúng có thể đổi khác, chúng có thể biến dạng; cũng vậy, bạch Thế Tôn, ở đây có những vị tân Tỷ-kheo, xuất gia chưa được bao lâu, vừa mới đến trong Pháp và Luật này. Không được yết kiến Thế Tôn, họ có thể đổi khác, họ có thể biến dạng.
Ví như, bạch Thế Tôn, con bê nếu không được thấy con bò mẹ, chúng có thể đổi khác, chúng có thể biến dạng; cũng vậy, bạch Thế Tôn, ở đây có những vị tân Tỷ-kheo, xuất gia chưa được bao lâu, vừa mới đến trong Pháp và Luật này. Không được yết kiến Thế Tôn, họ có thể đổi khác, họ có thể biến dạng.
Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy hoan hỷ với chúng Tỷ-kheo. Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy tiếp đón chúng Tỷ-kheo. Bạch Thế Tôn, ví như trước kia, chúng Tỷ-kheo đã được Thế Tôn giúp đỡ; cũng như vậy, mong nay Thế Tôn hãy giúp đỡ chúng Tỷ-kheo.
Rồi Phạm thiên Sahampati (Ta bà Chủ) với tâm của mình biết được tâm Thế Tôn. Như người lực sĩ duỗi cánh tay đang co lại, hay co lại cánh tay đang duỗi ra; cũng như vậy, Phạm thiên biến mất ở Phạm thiên giới và hiện ra trước mặt Thế Tôn. Rồi Phạm thiên Sahampati, đắp thượng y vào một bên vai, chấp tay hướng đến Thế Tôn và bạch Thế Tôn:
-- Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy hoan hỷ với chúng Tỷ-kheo. Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy tiếp đón chúng Tỷ-kheo.
Bạch Thế Tôn, ví như trước kia chúng Tỷ-kheo đã được Thế Tôn giúp đỡ; cũng như vậy, mong nay Thế Tôn hãy giúp đỡ chúng Tỷ-kheo. Bạch Thế Tôn, ở đây, có những tân Tỷ-kheo, xuất gia chưa được bao lâu, vừa mới đến trong Pháp và Luật này. Không được yết kiến Thế Tôn, họ có thể đổi khác, họ có thể biến dạng.
Ví như, bạch Thế Tôn, các hạt giống cây nếu không được nước, chúng có thể đổi khác, chúng có thể biến dạng; cũng vậy, bạch Thế Tôn, ở đây, có những vị tân Tỷ-kheo, xuất gia chưa được bao lâu, vừa mới đến trong Pháp và Luật này. Không được yết kiến Thế Tôn, họ có thể đổi khác, họ có thể biến dạng.
Ví như, bạch Thế Tôn, con bê, nếu không được thấy con bò mẹ, nó có thể đổi khác, nó có thể biến dạng; cũng vậy, bạch Thế Tôn, ở đây, có những tân Tỷ-kheo, xuất gia chưa được bao lâu, vừa mới đến trong Pháp và Luật này. Không được yết kiến Thế Tôn, họ có thể đổi khác, họ có thể biến dạng.
Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy hoan hỷ với chúng Tỷ-kheo. Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy tiếp đón chúng Tỷ-kheo. Bạch Thế Tôn, ví như trước kia, chúng Tỷ-kheo đã được Thế Tôn giúp đỡ; cũng như vậy, mong nay Thế Tôn hãy giúp đỡ chúng Tỷ-kheo.
Các Thích tử ở Cātumā và Phạm thiên Sahampati đã có thể làm Thế Tôn vui lòng với ví dụ hột giống và ví dụ con bê con. Rồi Tôn giả Mahā Moggallāna bảo các Tỷ-kheo:
-- Chư Hiền, hãy đứng dậy! Hãy cầm lấy y và bình bát! Thế Tôn đã được các Thích tử trú ở Cātumā và Phạm thiên Sahampati làm cho vui lòng với ví dụ hột giống và ví dụ con bê con.
-- Thưa vâng, Hiền giả.
Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Tôn giả Mahā Moggallāna, từ chỗ ngồi đứng dậy, cầm lấy y bát, đi đến chỗ Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với Tôn giả Sāriputta đang ngồi một bên:
-- Này Sāriputta, Ông đã nghĩ gì khi chúng Tỷ-kheo bị Ta đuổi?
-- Bạch Thế Tôn, khi chúng Tỷ-kheo bị Thế Tôn đuổi, con nghĩ như sau: "Nay Thế Tôn sẽ được ít bận rộn, sẽ được an trú trong hiện tại lạc. Chúng con nay cũng được ít bận rộn, sẽ được an trú trong hiện tại lạc.
-- Này Sāriputta, hãy chờ đợi! Này Sāriputta, hãy chờ đợi! Này Sāriputta, chớ có để tư tưởng như vậy khởi lên Ông nữa.
Rồi Thế Tôn nói với Tôn giả Mahā Moggallāna:
-- Này Moggallāna, Ông đã nghĩ gì khi chúng Tỷ-kheo bị Ta đuổi?
-- Bạch Thế Tôn, khi chúng Tỷ-kheo bị Thế Tôn đuổi, con nghĩ như sau: "Nay Thế Tôn sẽ được ít bận rộn, sẽ được an trú trong hiện tại lạc. Và từ nay con và Tôn giả Sāriputta sẽ lãnh đạo chúng Tỷ-kheo.
-- Lành thay, lành thay, Moggallāna. Này Moggallāna, chỉ có Ta hay Sāriputta và Moggallāna mới có thể lãnh đạo chúng Tỷ-kheo được.
Rồi Thế Tôn cho gọi các Tỷ-kheo:
-- Này các Tỷ-kheo, có bốn điều đáng sợ hãi chờ đợi những ai lội xuống nước. Thế nào là bốn? Sợ hãi về sóng, sợ hãi về cá sấu, sợ hãi về nước xoáy, sợ hãi về cá dữ. Này các Tỷ-kheo, bốn điều đáng sợ hãi này chờ đợi những ai lội xuống nước.
Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, có bốn điều đáng sợ hãi này, ở đây, chờ đợi những người xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình trong Pháp và Luật này. Thế nào là bốn? Sợ hãi về sóng, sợ hãi về cá sấu, sợ hãi về nước xoáy, sợ hãi về cá dữ.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là sợ hãi về sóng?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có Thiện gia nam tử vì lòng tin, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Vị ấy suy nghĩ như sau: "Ta bị sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não áp bức, bị khổ áp bức, bị khổ chi phối. Tuy vậy, ta mong có thể thấy được sự chấm dứt toàn bộ khổ uẩn này".
Khi được xuất gia như vậy, vị này được các vị đồng Phạm hạnh giảng dạy, khuyến giáo: "Ông cần phải đi ra như vậy, Ông cần phải đi về như vậy; Ông cần phải ngó tới như vậy, Ông cần phải ngó quanh như vậy; Ông cần phải co tay như vậy, Ông cần phải duỗi tay như vậy; Ông cần phải mang y sanghati (tăng-già-lê), mang y bát như vậy".
Vị ấy suy nghĩ như sau: "Trước kia, chúng ta chưa xuất gia, chính chúng ta giảng dạy, khuyến giáo người khác. Những người này giống như con chúng ta, giống như cháu chúng ta, lại nghĩ rằng cần phải giảng dạy chúng ta, cần phải khuyến giáo chúng ta".
Vị ấy từ bỏ học tập, và trở về hoàn tục. Như vậy, này các Tỷ-kheo, người này từ bỏ sự học tập và trở về hoàn tục, được gọi là người bị sợ hãi bởi sự sợ hãi về sóng. Này các Tỷ-kheo, sợ hãi về sóng là đồng nghĩa với phẫn não.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là sợ hãi về cá sấu?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có Thiện gia nam tử vì lòng tin xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Vị ấy suy nghĩ như sau: "Ta bị sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não áp bức, bị khổ áp bức, bị khổ chi phối. Tuy vậy, ta mong có thể thấy được sự chấm dứt toàn bộ khổ uẩn này".
Khi được xuất gia như vậy, vị này được các vị đồng Phạm hạnh giảng dạy, khuyến giáo: "Ông nên nhai cái này, Ông không nên nhai cái này; Ông nên ăn cái này, Ông không nên ăn cái này; Ông nên nếm cái này, Ông không nên nếm cái này; Ông nên uống cái này, Ông không nên uống cái này. Cái gì được phép, Ông nên nhai; cái gì không được phép, Ông không nên nhai. Cái gì được phép, Ông nên ăn; cái gì không được phép, Ông không nên ăn. Cái gì được phép, Ông nên nếm; cái gì không được phép, Ông không nên nếm. Cái gì được phép, Ông nên uống; cái gì không được phép, Ông không nên uống.
Ðúng thời, Ông nên nhai, không đúng thời, Ông không nên nhai. Ðúng thời, Ông nên ăn; không đúng thời, Ông không nên ăn. Ðúng thời, ông nên nếm; không đúng thời, Ông không nên nếm. Ðúng thời, Ông nên uống; không đúng thời, Ông không nên uống".
Vị ấy suy nghĩ như sau: "Trước kia chúng ta chưa xuất gia, cái gì chúng ta muốn, chúng ta nhai, cái gì chúng ta không muốn, chúng ta không nhai; cái gì chúng ta muốn, chúng ta ăn; cái gì chúng ta không muốn, chúng ta không ăn; cái gì chúng ta muốn, chúng ta nếm, cái gì chúng ta không muốn, chúng ta không nếm; cái gì chúng ta muốn, chúng ta uống; cái gì chúng ta không muốn, chúng ta không uống. Cái gì được phép, chúng ta nhai; cái gì không được phép, chúng ta cũng nhai. Cái gì được phép, chúng ta ăn; cái gì không được phép, chúng ta cũng ăn. Cái gì được phép, chúng ta nếm; cái gì không được phép, chúng ta cũng nếm. Cái gì được phép, chúng ta uống; cái gì không được phép, chúng ta cũng uống.
Cái gì đúng thời, chúng ta nhai; cái gì phi thời, chúng ta cũng nhai. Cái gì đúng thời, chúng ta ăn; cái gì phi thời chúng ta cũng ăn. Cái gì đúng thời, chúng ta nếm; cái gì phi thời chúng ta cũng nếm. Cái gì đúng thời, chúng ta uống; cái gì phi thời chúng ta cũng uống. Khi các gia chủ có tín tâm cúng dường chúng ta những món ăn thượng vị loại cứng và loại mềm, hình như các món ăn ấy đang bị chận đứng lại trên miệng".
Vị ấy từ bỏ học tập, và trở về hoàn tục. Như vậy, này các Tỷ-kheo, người này từ bỏ học tập, và trở về hoàn tục, được gọi là người bị sợ hãi bởi sự sợ hãi về cá sấu. Sợ hãi về cá sấu, này các Tỷ-kheo, là đồng nghĩa với tham ăn.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là sợ hãi về nước xoáy? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có Thiện gia nam tử vì lòng tin xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Vị ấy suy nghĩ như sau: "Ta bị sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não áp bức, bị khổ áp bức, bị khổ chi phối. Tuy vậy, ta mong có thể thấy được sự chấm dứt toàn bộ khổ uẩn này".
Khi được xuất gia như vậy, vị này buổi sáng đắp y, cầm y bát, đi vào làng hay thị trấn để khất thực, không phòng hộ thân, không phòng hộ lời nói, niệm không an trú, các căn không chế ngự. Ở đây, vị này thấy gia chủ hay con người gia chủ hưởng thụ một cách đầy đủ, năm dục trưởng dưỡng và cảm thấy hoan hỷ trong ấy.
Vị ấy suy nghĩ như sau: "Chúng ta xưa kia chưa xuất gia đã hưởng thọ một cách đầy đủ năm dục trưởng dưỡng và cảm thấy hoan hỷ trong ấy. Vì nhà ta có tài sản, ta có thể vừa hưởng thọ tài sản, vừa làm công đức",
vị ấy từ bỏ học tập và trở về hoàn tục. Như vậy, này các Tỷ-kheo, vị này từ bỏ học tập và trở về hoàn tục, được gọi là người bị sợ hãi bởi sự sợ hãi về nước xoáy. Này các Tỷ-kheo, sợ hãi về nước xoáy là đồng nghĩa với năm dục trưởng dưỡng.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là sợ hãi về cá dữ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có Thiện gia nam tử vì lòng tin xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Vị ấy suy nghĩ như sau: "Ta bị sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não áp bức, bị khổ áp bức, bị khổ chi phối. Tuy vậy, ta mong có thể thấy được sự chấm dứt toàn bộ khổ uẩn này".
Khi được xuất gia như vậy, vị này buổi sáng đắp y, cầm y bát đi vào làng hay thị trấn để khất thực, không phòng hộ thân, không phòng hộ lời nói, niệm không an trú, các căn không chế ngự. Vị này thấy ở đây các phụ nữ y phục không đoan chánh, hay y phục mặc lộ liễu. Khi thấy các phụ nữ y phục không đoan chính hay y phục lộ liễu, dục tình phá hoại tâm của vị ấy.
Vị này, tâm bị dục tình phá hoại, từ bỏ học tập, trở về hoàn tục. Như vậy, này các Tỷ-kheo, người này từ bỏ học tập và trở về hoàn tục, được gọi là người bị sợ hãi bởi sự sợ hãi về cá dữ. Này các Tỷ-kheo, sự sợ hãi về cá dữ là đồng nghĩa với phụ nữ.
Này các Tỷ-kheo, những điều này là bốn điều đáng sợ hãi ở đây, chờ đợi những người xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình trong Pháp và Luật này.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.
67. At Cātumā
Translated by:
Bhikkhu Ñāṇamoli & Bhikkhu Bodhi
1. THUS HAVE I HEARD. On one occasion the Blessed One was living at Cātumā in a myrobalan grove.
2. Now on that occasion five hundred bhikkhus headed by the venerable Sāriputta and the venerable Mahā Moggallāna had come to Cātumā to see the Blessed One. While the visiting bhikkhus were exchanging greetings with the resident bhikkhus, and were preparing resting places and putting away their bowls and outer robes, they were very loud and noisy.
3. Then the Blessed One addressed the venerable Ānanda thus: “Ānanda, who are these loud and noisy people? One would think they were fishermen hawking fish.”682
“Venerable sir, they are five hundred bhikkhus headed by Sāriputta and Moggallāna who have come to Cātumā to see the Blessed One. And while the visiting bhikkhus were exchanging greetings with the resident bhikkhus, and were preparing resting places and putting away their bowls and outer robes, they have been very loud and noisy.”
4. “Then, Ānanda, tell those bhikkhus in my name that the Teacher calls the venerable ones.”
“Yes, venerable sir,” he replied, and he went to those bhikkhus and told them:
“The Teacher calls the venerable ones.”
“Yes, friend,” they [457] replied, and they went to the Blessed One, and after paying homage to him, sat down at one side. When they had done so, the Blessed One asked them:
“Bhikkhus, why are you so loud and noisy? One would think you were fishermen hawking fish.”
“Venerable sir, we are five hundred bhikkhus headed by Sāriputta and Moggallāna who have come to Cātumā to see the Blessed One. And it was while we visiting bhikkhus were exchanging greetings with the resident bhikkhus, and were preparing resting places and putting away our bowls and outer robes, that we were very loud and noisy.”
5. “Go, bhikkhus, I dismiss you. You should not live near me.”
“Yes, venerable sir,” they replied, and they rose from their seats, and after paying homage to the Blessed One, keeping him on their right, they put away the things in their resting places, and taking their bowls and outer robes, they departed.
6. Now on that occasion the Sakyans of Cātumā had met together in their assembly hall for some business or other. Seeing the bhikkhus coming in the distance, they went to them and asked:
“Where are you going, venerable sirs?”
“Friends, the Sangha of bhikkhus has been dismissed by the Blessed One.”
“Then let the venerable ones be seated awhile. Perhaps we shall be able to restore his confidence.”
“Yes, friends,” they replied.
7. Then the Sakyans of Cātumā went to the Blessed One, and after paying homage to him, they sat down at one side and said:
“Venerable sir, let the Blessed One delight in the Sangha of bhikkhus; venerable sir, let the Blessed One welcome the Sangha of bhikkhus;
venerable sir, let the Blessed One help the Sangha of bhikkhus now as he used to help it in the past. Venerable sir, there are new bhikkhus here, just gone forth, recently come to this Dhamma and Discipline. If they get no opportunity to see the Blessed One, there may take place in them some change or alteration.
Venerable sir, just as when young seedlings get no water there may take place in them some change or alteration, so too, venerable sir, there are [458] new bhikkhus here, just gone forth, recently come to this Dhamma and Discipline. If they get no opportunity to see the Blessed One, there may take place in them some change or alteration.
Venerable sir, just as when a young calf does not see its mother there may take place in it some change or alteration, so too, venerable sir, there are new bhikkhus here, just gone forth, recently come to this Dhamma and Discipline. If they get no opportunity to see the Blessed One, there may take place in them some change or alteration.
Venerable sir, let the Blessed One delight in the Sangha of the bhikkhus; venerable sir, let the Blessed One welcome the Sangha of bhikkhus; venerable sir, let the Blessed One help the Sangha of bhikkhus now as he used to help it in the past.”
8. Then the Brahmā Sahampati683 knew with his mind the thought in the Blessed One’s mind, so just as quickly as a strong man might extend his flexed arm or flex his extended arm, he vanished in the Brahma-world and appeared before the Blessed One. Then he arranged his upper robe on one shoulder, and extending his hands in reverential salutation towards the Blessed One, he said:
9. “Venerable sir, let the Blessed One delight in the Sangha of bhikkhus; venerable sir, let the Blessed One welcome the Sangha of bhikkhus;… (as in §7)… [459]
now as he used to help it in the past.”
10. The Sakyans of Cātumā and the Brahmā Sahampati were able to restore the Blessed One’s confidence with the similes of the seedlings and the young calf.
11. Then the venerable Mahā Moggallāna addressed the bhikkhus thus: “Get up, friends, take your bowls and outer robes. The Blessed One’s confidence has been restored by the Sakyans of Cātumā and the Brahmā Sahampati with the similes of the seedlings and the young calf.”
12. “Yes, friend,” they replied and, getting up from their seats, taking their bowls and outer robes, went to the Blessed One, and after paying homage to him, sat down at one side. The Blessed One then asked the venerable Sāriputta:
“What did you think, Sāriputta, when the Sangha of bhikkhus was dismissed by me?”
“Venerable sir, I thought thus: ‘The Sangha of bhikkhus has been dismissed by the Blessed One. The Blessed One will now abide inactive, devoted to pleasant abiding here and now; and we too shall now abide inactive, devoted to pleasant abiding here and now.’”
“Stop, Sāriputta, stop! Such a thought should not be entertained by you again.”684
13. Then the Blessed One addressed the venerable Mahā Moggallāna: “What did you think, Moggallāna, when the Sangha of bhikkhus was dismissed by me?”
“Venerable sir, I thought thus: ‘The Sangha of bhikkhus has been dismissed by the Blessed One. The Blessed One will now abide inactive, devoted to pleasant abiding here and now. Now the venerable Sāriputta and I shall look after the Sangha of bhikkhus.’”
“Good, good, Moggallāna! Either I shall look after the Sangha of bhikkhus or Sāriputta and Moggallāna shall do so.”
14. Then the Blessed One addressed the bhikkhus thus:
“Bhikkhus, there are these four kinds of fears to be expected by those who go down to the water.685 What are the four? They are: fear of waves, fear of crocodiles, fear of whirlpools, and fear of sharks. These are the four kinds of fears to be expected by those who go down to the water.
15. “So too, bhikkhus, there are four kinds of fears to be expected by certain persons who have gone forth from the home life into homelessness in this Dhamma and Discipline. What are [460] the four? They are: fear of waves, fear of crocodiles, fear of whirlpools, and fear of sharks.
16. “What, bhikkhus, is fear of waves?
Here some clansman goes forth out of faith from the home life into homelessness, considering: ‘I am a victim of birth, ageing, and death, of sorrow, lamentation, pain, grief, and despair; I am a victim of suffering, a prey to suffering. Surely an ending of this whole mass of suffering can be known.’
Then, after he has gone forth thus, his companions in the holy life advise and instruct him thus: ‘You should move to and fro thus; you should look ahead and look away thus; you should flex and extend the limbs thus; you should wear the patched cloak, bowl, and robes thus.’
Then he thinks: ‘Formerly, when we were in the home life, we advised and instructed others, and now these [bhikkhus], who seem like they might be our sons or our grandsons, think that they can advise and instruct us.’
And so he forsakes the training and reverts to the low life. He is called one who has forsaken the training and reverted to the low life because he was frightened by the fear of waves. Now ‘fear of waves’ is a designation for anger and irritation.
17. “What, bhikkhus, is fear of crocodiles?
Here some clansman goes forth out of faith from the home life into homelessness, considering: ‘I am a victim of birth, ageing, and death, of sorrow, lamentation, pain, grief, and despair; I am a victim of suffering, a prey to suffering. Surely an ending of this whole mass of suffering can be known.’
Then, after he has gone forth thus, his companions in the holy life advise and instruct him thus: ‘This can be consumed by you, this cannot be consumed by you; this can be eaten by you, this cannot be eaten by you; this can be tasted by you, this cannot be tasted by you; this can be drunk by you, this cannot be drunk by you.686 You can consume what is allowable, you cannot consume what is not allowable; you can eat what is allowable, you cannot eat what is not allowable; you can taste what is allowable, you cannot taste what is not allowable; you can drink what is allowable, you cannot drink what is not allowable.
You can consume food within the proper time, you cannot consume food outside the proper time; you can eat within the proper time, you cannot eat outside the proper time; you can taste food within the proper time, you cannot taste food outside the proper time; you can drink within the proper time, you cannot drink outside the proper time.’687 [461]
“Then he thinks: ‘Formerly, when we were in the home life, we consumed what we liked and did not consume what we did not like; we ate what we liked and did not eat what we did not like; we tasted what we liked and did not taste what we did not like; we drank what we liked and did not drink what we did not like. We consumed what was allowable and what was not allowable; we ate what was allowable and what was not allowable; we tasted what was allowable and what was not allowable; we drank what was allowable and what was not allowable.
We consumed food within the proper time and outside the proper time; we ate within the proper time and outside the proper time; we tasted food within the proper time and outside the proper time; we drank within the proper time and outside the proper time. Now, when faithful householders give us good food of various kinds during the day outside the proper time, it seems these [bhikkhus] put a muzzle on our mouths.’
And so he forsakes the training and reverts to the low life. He is called one who has forsaken the training and reverted to the low life because he was frightened by the fear of crocodiles. Now ‘fear of crocodiles’ is a designation for gluttony.
18. “What, bhikkhus, is fear of whirlpools? Here some clansman goes forth out of faith from the home life into homelessness, considering: ‘I am a victim of birth, ageing, and death, of sorrow, lamentation, pain, grief, and despair; I am a victim of suffering, a prey to suffering. Surely an ending of this whole mass of suffering can be known.’
Then, after he has gone forth thus, when it is morning he dresses, and taking his bowl and outer robe, he goes into a village or town for alms with his body unguarded, with his speech unguarded, with mindfulness unestablished, and with sense faculties unrestrained. He sees some householder there or householder’s son furnished and endowed with the five cords of sensual pleasure enjoying himself with them.
He considers thus: ‘Formerly, when we were in the home life, we were furnished and endowed with the five cords of sensual pleasure and we enjoyed ourselves with them. My family has wealth; I can both enjoy wealth and make merit.’
And so he forsakes the training and reverts to the low life. He is called one who has forsaken the training and reverted to the low life because he was frightened by the fear of whirlpools. Now ‘fear of whirlpools’ is a designation for the five cords of sensual pleasure.
19. “What, bhikkhus, is fear of sharks? Here [462] some clansman goes forth out of faith from the home life into homelessness, considering: ‘I am a victim of birth, ageing, and death, of sorrow, lamentation, pain, grief, and despair; I am a victim of suffering, a prey to suffering. Surely an ending of this whole mass of suffering can be known.’
Then, after he has gone forth thus, when it is morning he dresses, and taking his bowl and outer robe, he goes into a village or town for alms with his body unguarded, with his speech unguarded, with mindfulness unestablished, and with sense faculties unrestrained. He sees a woman there lightly clothed, lightly dressed. When he sees such a woman, lust infects his mind.
Because his mind has been infected by lust, he forsakes the training and reverts to the low life. He is called one who has forsaken the training and reverted to the low life because he was frightened by the fear of sharks. Now ‘fear of sharks’ is a designation for women.
20. “Bhikkhus, these are the four kinds of fears to be expected by certain persons who have gone forth from the home life into homelessness in this Dhamma and Discipline.”
That is what the Blessed One said. The bhikkhus were satisfied and delighted in the Blessed One’s words.