Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn trú giữa dân chúng Kosala (Câu-tát-la) tại Naḷakapāna, rừng cây Palāsa.
Lúc bấy giờ nhiều Thiện gia nam tử có danh tiếng, vì lòng tin Thế Tôn, đã xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, như Tôn giả Anuruddha (A-na-luật-đà), Tôn giả Nandiya, Tôn giả Kimbila, Tôn giả Bhagu, Tôn giả Kuṇḍadhāna, Tôn giả Revata, Tôn giả Ānanda và một số Thiện gia nam tử danh tiếng khác.
Lúc bấy giờ, Thế Tôn ngồi ở giữa trời, có chúng Tỷ-kheo vây quanh. Rồi Thế Tôn nhân vì các Thiện gia nam tử ấy, bảo các Tỷ-kheo:
-- Này các Tỷ-kheo, các Thiện gia nam tử ấy vì lòng tin Ta đã xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Này các Tỷ-kheo, các Tỷ-kheo ấy có hoan hỷ trong Phạm hạnh không?
Khi được nói vậy, các Tỷ-kheo ấy giữ im lặng.
Lần thứ hai... lần thứ ba, rồi Thế Tôn, nhân vì các Thiện gia nam tử ấy, bảo các Tỷ-kheo:
-- Này các Tỷ-kheo, các Thiện gia nam tử ấy vì lòng tin Ta đã xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Này các Tỷ-kheo, các Tỷ-kheo ấy có hoan hỷ trong Phạm hạnh không?
Cho đến lần thứ ba, các Tỷ-kheo ấy giữ im lặng.
Rồi Thế Tôn suy nghĩ như sau: "Nay Ta hãy hỏi các Thiện gia nam tử ấy".
Rồi Thế Tôn bảo Tôn giả Anuruddha:
-- Này các Anuruddha, các Ông có hoan hỷ trong phạm hạnh không?
-- Bạch Thế Tôn, thật sự chúng con hoan hỷ trong Phạm hạnh.
-- Lành thay, lành thay, các Anuruddha. Này các Anuruddha, thật xứng đáng cho các Ông, những Thiện gia nam tử, vì lòng tin xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, các Ông có hoan hỷ trong Phạm hạnh. Này các Anuruddha, trong khi các Ông với tuổi trẻ tốt đẹp, trong tuổi thanh xuân, với tóc đen nhánh, có thể hưởng thụ các dục lạc, thời các Ông, này các Anuruddha, với tuổi trẻ tốt đẹp, trong tuổi thanh xuân, với tóc đen nhánh, lại xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình.
Này các Anuruddha, các Ông không vì mệnh lệnh của vua mà xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Các Ông không vì mệnh lệnh của kẻ ăn trộm mà xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Các Ông không vì nợ nần, không vì sợ hãi, không vì mất nghề sinh sống mà xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình.
Nhưng có phải với tư tưởng như sau: "Ta bị sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, não áp bức, bị khổ áp bức, bị khổ chi phối. Tuy vậy, ta mong có thể thấy được sự chấm dứt toàn bộ khổ uẩn này" mà các Ông, này các Anuruddha, vì lòng tin, xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình?
-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
-- Và xuất gia như vậy, này các Anuruddha, người Thiện gia nam tử cần phải làm gì? Này các Anuruddha, ly dục, ly bất thiện pháp. Nếu không chứng được hỷ lạc hay một trạng thái khác an tịnh hơn, thời dục tham xâm chiếm tâm và an trú, sân xâm chiếm tâm và an trú, hôn trầm thụy miên... trạo cử, hối quá... nghi hoặc... bất lạc... giải đãi xâm chiếm tâm và an trú.
Này các Anuruddha, khi chưa ly dục, chưa ly bất thiện pháp, vị ấy không chứng được hỷ lạc hay một trạng thái khác an tịnh hơn.
Này các Anuruddha, ly dục, ly bất thiện pháp, vị ấy chứng được hỷ lạc hay một trạng thái khác an tịnh hơn, thời dục tham không xâm chiếm tâm và an trú, sân không xâm chiếm tâm và an trú, hôn trầm thụy miên... trạo cử hối quá... nghi hoặc... bất lạc... giải đãi không xâm chiếm tâm và an trú.
Này các Anuruddha, ly dục, ly bất thiện pháp, vị ấy chứng được hỷ lạc hay một trạng thái khác an tịnh hơn.
Này các Anuruddha, các Ông nghĩ về Ta như thế nào? Các lậu hoặc nào liên hệ đến phiền não sanh khởi hậu hữu, đáng sợ hãi, đưa đến quả khổ dị thục, hướng đến sanh, già, chết trong tương lai, các lậu hoặc ấy chưa được Như Lai đoạn trừ. Do vậy, Như Lai sau khi suy tư phân tích, thọ dụng một pháp; sau khi suy tư phân tích, nhẫn thọ một pháp; sau khi suy tư phân tích, từ bỏ một pháp, sau khi suy tư phân tích, đoạn trừ một pháp?
-- Bạch Thế Tôn, chúng con không có nghĩ như vậy về Thế Tôn: "Các lậu hoặc nào liên hệ đến phiền não, sanh khởi hậu hữu, đáng sợ hãi, đưa đến quả khổ dị thục, hướng đến sanh, già, chết trong tương lai, các lậu hoặc ấy chưa được Như Lai đoạn trừ.
Do vậy, Như Lai sau khi suy tư phân tích, thọ dụng một pháp; sau khi suy tư phân tích, nhẫn thọ một pháp; sau khi suy tư phân tích, từ bỏ một pháp; sau khi suy tư phân tích, đoạn trừ một pháp".
Bạch Thế Tôn, chúng con nghĩ về Thế Tôn như sau: "Các lậu hoặc nào liên hệ đến phiền não, sanh khởi hậu hữu, đáng sợ hãi, đưa đến quả khổ dị thục, hướng đến sanh, già, chết trong tương lai, các lậu hoặc ấy đã được Như Lai đoạn trừ. Do vậy, Như Lai sau khi suy tư phân tích, thọ dụng một pháp; sau khi suy tư phân tích, nhẫn thọ một pháp, sau khi suy tư phân tích, từ bỏ một pháp; sau khi suy tư phân tích, đoạn trừ một pháp.
-- Lành thay, lành thay, này các Anuruddha! Các lậu hoặc liên hệ đến phiền não, sanh khởi hậu hữu, đáng sợ hãi, đưa đến quả khổ dị thục, hướng đến sanh, già, chết trong tương lai đã được Như Lai đoạn trừ, cắt tận gốc rễ, làm cho như thân cây sa-la không thể sanh lại, không thể sanh khởi trong tương lai.
Ví như, này các Anuruddha, cây sa-la đầu cây đã bị chặt đứt, không thể lớn lên nữa, cũng vậy này các Anuruddha, các lậu hoặc liên hệ đến phiền não... đã được Như Lai đoạn trừ, cắt tận gốc rễ, làm cho như thân cây sa-la không thể sanh lại, không thể sanh khởi trong tương lai. Do vậy, Như Lai sau khi suy tư phân tích, thọ dụng một pháp; sau khi suy tư phân tích, nhẫn thọ một pháp; sau khi suy tư phân tích, từ bỏ một pháp; sau khi suy tư phân tích, đoạn trừ một pháp.
Này các Anuruddha, các Ông nghĩ thế nào? Do thấy mục đích đặc biệt nào, Như Lai giải thích sự tái sanh của các đệ tử đã từ trần, đã mệnh chung, nói rằng. "Vị này tái sanh ở chỗ này, vị này tái sanh ở chỗ này".
-- Bạch Thế Tôn, đối với chúng con, các pháp dựa Thế Tôn làm căn bản, hướng Thế Tôn làm lãnh đạo, nương tựa Thế Tôn làm y cứ. Bạch Thế Tôn, tốt lành thay nếu Thế Tôn thuyết giảng cho ý nghĩa này. Sau khi được nghe Thế Tôn, các Tỷ-kheo sẽ thọ trì.
-- Này các Anuruddha, Như Lai không vì mục đích lường gạt quần chúng, không vì mục đích nịnh hót quần chúng, không vì mục đích lợi lộc, trọng vọng, danh xưng, quyền lợi vật chất, không vì với ý nghĩ: Như vậy quần chúng sẽ biết Ta"; mà Như Lai giải thích sự tái sanh các vị đệ tử đã từ trần đã mệnh chung, nói rằng: "Vị này tái sanh ở chỗ này, vị này tái sanh ở chỗ này".
Và này các Anuruddha, có những Thiện gia nam tử có tin tưởng với tín thọ cao thượng, với hoan hỷ cao thượng, sau khi được nghe như vậy, sẽ chú tâm trên như thật (Tathata). Như vậy, này các Anuruddha, là hạnh phúc, là an lạc lâu đời cho các vị ấy.
Ở đây, này các Anuruddha, Tỷ-kheo có nghe: "Tỷ-kheo với tên như thế này đã mệnh chung. Thế Tôn có tuyên bố về vị này: "Vị ấy an trú chánh trí". Vị Tôn giả ấy đã được thấy hay đã được nghe: "Tôn giả này có giới hạnh như vậy, Tôn giả này có pháp như vậy, Tôn giả này có trí tuệ như vậy, Tôn giả này có an trú như vậy, Tôn giả này có giải thoát như vậy".
Tỷ-kheo khi nhớ đến lòng tin, giới hạnh, đa văn, bố thí và trí tuệ của vị kia, bèn chú tâm trên như thật. Như vậy, này các Anuruddha, Tỷ-kheo được sống lạc trú.
Ở đây, này các Anuruddha, Tỷ-kheo có nghe: "Tỷ-kheo với tên như thế này, đã mệnh chung. Thế Tôn có tuyên bố về vị này: "Sau khi đoạn trừ năm hạ phần kiết sử vị ấy được hóa sanh, nhập Niết-bàn tại chỗ ấy, không còn phải trở lui ở đời này nữa".
Tôn giả ấy đã được thấy hay đã được nghe: "Tôn giả này có giới hạnh như vậy, Tôn giả này có pháp như vậy... có trí tuệ như vậy,... có an trú như vậy, Tôn giả này có giải thoát như vậy". Tỷ-kheo khi nhớ đến lòng tin... và trí tuệ của vị kia, bèn chú tâm trên như thật. Như vậy, này các Anuruddha, Tỷ-kheo được sống lạc trú.
Ở đây, này các Anuruddha, Tỷ-kheo có nghe: "Tỷ-kheo với tâm như thế này đã mệnh chung. Thế Tôn có tuyên bố về vị này: "Sau khi diệt trừ ba kiết sử, sau khi làm cho nhẹ bớt tham, sân, si, vị ấy chứng Nhất Lai, chỉ phải trở lui đời này một lần nữa rồi sẽ diệt tận khổ đau".
Tôn giả ấy đã được thấy hay đã được nghe: "Tôn giả này có giới hạnh như vậy... Tôn giả này có giải thoát như vậy". Tỷ-kheo khi nhớ đến lòng tin... và trí tuệ của vị kia, bèn chú tâm trên như thật. Như vậy, này các Anuruddha, Tỷ-kheo được sống lạc trú.
Ở đây, này các Anurudha, Tỷ-kheo có nghe: "Tỷ-kheo với tên như thế này đã mệnh chung. Thế Tôn có tuyên bố về vị này: "Sau khi diệt trừ ba kiết sử, chứng quả Dự lưu, không còn bị đọa lạc, chắc chắn chứng được chánh giác".
Tôn giả ấy đã được thấy hay đã được nghe: "Tôn giả này có giới hạnh như vậy... Tôn giả này có giải thoát như vậy". Tỷ-kheo khi nhớ đến lòng tin... và trí tuệ của vị kia, bèn chú tâm trên như thật. Như vậy, này các Anuruddha, Tỷ-kheo được sống lạc trú.
Ở đây, này các Anuruddha, Tỷ-kheo-ni có nghe: "Tỷ-kheo-ni với tên như thế này đã mệnh chung. Thế Tôn có tuyên bố về vị này: "Vị ấy an trú chánh trí". Tôn ni ấy đã được thấy hay đã được nghe: "Tôn ni này có giới hạnh như vậy, Tôn ni này có pháp như vậy, Tôn ni này có an trú như vậy, Tôn ni này có giải thoát như vậy.
Tỷ-kheo-ni khi nhớ đến lòng tin... khi nhớ đến trí tuệ của vị kia, bèn chú tâm trên như thật. Như vậy, này các Anuruddha, Tỷ-kheo-ni được sống lạc trú.
Ở đây, này các Anuruddha, Tỷ-kheo-ni có nghe: "Tỷ-kheo-ni với tên như thế này đã mệnh chung. Thế Tôn có tuyên bố về vị này: "Sau khi đoạn trừ năm hạ phần kiết sử, vị ấy được hóa sanh, nhập Niết-bàn tại chỗ ấy, không còn phải trở lui ở đời này nữa".
Tôn ni ấy đã được thấy hay đã được nghe: "Tôn ni này có giới hạnh như vậy... Tôn ni này có giải thoát như vậy". Tỷ-kheo-ni nhớ đến lòng tin... và trí tuệ của vị kia, bèn chú tâm trên như thật. Như vậy, này các Anuruddha, Tỷ-kheo-ni được sống lạc trú.
Ở đây, này các Anuruddha, vị Tỷ-kheo-ni có nghe: "Tỷ-kheo-ni với tên như thế này đã mệnh chung. Thế Tôn có tuyên bố về vị này: "Sau khi diệt trừ ba kiết sử, sau khi làm cho nhẹ bớt tham, sân, si, vị ấy chứng Nhứt lai, chỉ phải trở lui đời này một lần nữa rồi sẽ diệt tận khổ đau".
Tôn ni ấy đã được thấy hay đã được nghe: "Tôn ni này có giới hạnh như vậy...Tôn ni này có giải thoát như vậy".
Tỷ-kheo-ni khi nhớ đến lòng tin... và trí tuệ của vị kia, bèn chú tâm trên như thật. Như vậy, này các Anuruddha, Tỷ-kheo-ni được sống lạc trú.
Ở đây, này các Anuruddha, Tỷ-kheo-ni có nghe: "Tỷ-kheo-ni với tên như thế này đã mệnh chung. Thế Tôn có tuyên bố về vị này: "Sau khi diệt trừ ba kiết sử, chứng quả Dự lưu, không còn bị đọa lạc, chắc chắn chứng được chánh giác".
Tôn ni ấy đã được thấy hay đã được nghe: "Tôn ni này có giới hạnh như vậy ... Tôn ni này có giải thoát như vậy". Tỷ-kheo-ni khi nhớ đến lòng tin... và trí tuệ của vị kia, bèn chú tâm trên như thật. Như vậy, này các Anuruddha, Tỷ-kheo-ni được sống lạc trú.
Ở đây, này các Anuruddha, nam cư sĩ có nghe: "Nam cư sĩ với tên như thế này đã mệnh chung. Thế Tôn có tuyên bố về vị này: "Sau khi đoạn trừ năm hạ phần kiết sử, vị ấy được hóa sanh, nhập Niết-bàn tại chỗ ấy, không còn phải trở lui đời này nữa".
Tôn giả ấy đã được thấy hay được nghe: "Tôn giả này có giới hạnh như vậy... có pháp như vậy... có trí tuệ như vậy... có an trú như vậy... Tôn giả này có giải thoát như vậy". Nam cư sĩ khi nhớ đến lòng tin... và trí tuệ của vị kia, liền chú tâm trên như thật. Như vậy, này các Anuruddha, nam cư sĩ được sống lạc trú.
Ở đây, này các Anuruddha, nam cư sĩ có nghe: "Nam cư sĩ với tên như thế này đã mệnh chung. Thế Tôn có tuyên bố về vị này: "Sau khi diệt trừ ba kiết sử, sau khi làm cho nhẹ bớt tham, sân, si, vị ấy chứng Nhất lai, chỉ phải trở lui đời này một lần nữa rồi sẽ diệt tận khổ đau".
Tôn giả ấy đã được thấy hay đã được nghe: "Tôn giả này có giới hạnh như vậy... Tôn giả này có giải thoát như vậy". Nam cư sĩ, khi nhớ đến lòng tin... và trí tuệ của vị kia, bèn chú tâm trên như thật. Như vậy, này các Anuruddha, nam cư sĩ được sống lạc trú.
Ở đây, này các Anuruddha, nam cư sĩ có nghe: "Nam cư sĩ với tên như thế này đã mệnh chung. Thế Tôn có tuyên bố về vị này: "Sau khi diệt trừ ba kiết sử, chứng quả Dự lưu, không còn bị đọa lạc, chắc chắn chứng được chánh giác".
Tôn giả ấy đã được thấy hay đã được nghe: "Tôn giả này có giới hạnh như vậy... có giải thoát như vậy. Tôn giả ấy khi nhớ đến lòng tin... và trí tuệ của vị kia, bèn chú tâm trên như thật. Như vậy, này các Anuruddha, nam cư sĩ được sống lạc trú.
Ở đây, này các Anuruddha, nữ cư sĩ có nghe: "Nữ cư sĩ với tên như thế này đã mệnh chung. Thế Tôn có tuyên bố về vị này: "Sau khi đoạn trừ năm hạ phần kiết sử, vị ấy được hóa sanh, nhập Niết-bàn tại chỗ ấy, không còn phải trở lui ở đời này nữa". Nữ nhân ấy đã được thấy hay đã được nghe: "Nữ nhân này có giới hạnh như vậy... có pháp như vậy... có trí tuệ như vậy... có an trú như vậy... nữ nhân này có giải thoát như vậy". Nữ cư sĩ, khi nhớ đến lòng tin... và trí tuệ của vị kia, liền chú tâm trên sự thật. Như vậy, này các Anuruddha, nữ cư sĩ được sống lạc trú.
Ở đây, này các Anurudha nữ cư sĩ có nghe: "Nữ cư sĩ với tên như thế này đã mệnh chung. Thế Tôn có tuyên bố về vị này: "Sau khi diệt trừ ba kiết sử, sau khi làm cho nhẹ bớt tham, sân, si, vị ấy chứng Nhất lai, chỉ phải trở lui đời này một lần nữa, rồi sẽ diệt tận khổ đau". Nữ nhân ấy đã được thấy hay đã được nghe: "Nữ nhân này có giới hạnh như vậy ... nữ nhân này có giải thoát như vậy". Nữ cư sĩ, khi nhớ đến lòng tin... và trí tuệ của vị kia, bèn chú tâm trên như thật. Như vậy, này các Anuruddha, nữ cư sĩ được sống lạc trú.
Ở đây, này các Anuruddha, nữ cư sĩ có nghe: "Nữ cư sĩ với tên như thế này đã mệnh chung. Thế Tôn có tuyên bố về vị này: "Sau khi diệt trừ ba kiết sử, chứng quả Dự lưu, không còn bị đọa lạc, chắc chắn được chánh giác".
Nữ nhân ấy đã được thấy hay đã được nghe. "Nữ nhân này có giới hạnh như vậy, nữ nhân này có pháp như vậy, nữ nhân này có trí tuệ như vậy, nữ nhân này có an trú như vậy, nữ nhân này có giải thoát như vậy". Nữ nhân ấy khi nhớ đến lòng tin, giới hạnh, sự đa văn, bố thí và trí tuệ của vị kia, bèn chú tâm trên như thật. Như vậy, này các Anuruddha, nữ cư sĩ được sống lạc trú.
Như vậy, này các Anuruddha, Như Lại không vì mục đích lường gạt quần chúng, không vì mục đích nịnh hót quần chúng, không vì mục đích được lợi lộc, trọng vọng, danh xưng, quyền lợi vật chất, không vì với ý nghĩ: "Như vậy quần chúng sẽ biết Ta", mà Như Lai giải thích sự tái sanh của các đệ tử đã từ trần, đã mệnh chung, nói rằng: "Vị này tái sanh ở chỗ này, vị này tái sanh ở chỗ này".
Và này các Anuruddha, có những Thiện gia nam tử có tin tưởng, với tín thọ cao thượng, với hoan hỷ cao thượng, sau khi được nghe như vậy, sẽ chú tâm trên như thật. Như vậy, này các Anuruddha, là hạnh phúc, là an lạc lâu đời cho các vị ấy.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Tôn giả Anurudda hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.
68. At Naḷakapāna
Translated by:
Bhikkhu Ñāṇamoli & Bhikkhu Bodhi
1. THUS HAVE I HEARD. On one occasion the Blessed One was living in the Kosalan country at Naḷakapāna in the Palāsa Grove.
2. Now on that occasion many very well known clansmen had gone forth out of faith from the home life into homelessness under the Blessed One — the venerable Anuruddha, the venerable Nandiya, the venerable Kimbila, the venerable Bhagu, the venerable Kuṇḍadhāna, the venerable Revata, the venerable Ānanda, and other very well-known clansmen.
3. And on that occasion the Blessed One was [463] seated in the open surrounded by the Sangha of bhikkhus. Then, referring to those clansmen, he addressed the bhikkhus thus:
“Bhikkhus, those clansmen who have gone forth out of faith from the home life into homelessness under me — do they delight in the holy life?”
When this was said, those bhikkhus were silent.
A second and a third time, referring to those clansmen, he addressed the bhikkhus thus:
“Bhikkhus, those clansmen who have gone forth out of faith from the home life into homelessness under me — do they delight in the holy life?”
For a second and a third time, those bhikkhus were silent.
4. Then the Blessed One considered thus: “Suppose I question those clansmen?”
Then he addressed the venerable Anuruddha thus: “Anuruddha, do you all delight in the holy life?”
“Surely, venerable sir, we delight in the holy life.”
5. “Good, good, Anuruddha! It is proper for all you clansmen who have gone forth out of faith from the home life into homelessness to delight in the holy life. As you are still endowed with the blessing of youth, black-haired young men in the prime of life, you could have indulged in sensual pleasures, yet you have gone forth from the home life into homelessness.
It is not because you have been driven by kings that you have gone forth from the home life into homelessness, or because you have been driven by thieves, or owing to debt, fear, or want of a livelihood.
Rather, did you not go forth out of faith from the home life into homelessness after considering thus: ‘I am a victim of birth, ageing, and death, of sorrow, lamentation, pain, grief, and despair; I am a victim of suffering, a prey to suffering. Surely an ending of this whole mass of suffering can be known’?”
— “Yes, venerable sir.”
6. “What should be done, Anuruddha, by a clansman who has gone forth thus? While he still does not attain to the rapture and pleasure that are secluded from sensual pleasures and secluded from unwholesome states, or to something more peaceful than that,688 covetousness invades his mind and remains, ill will invades his mind and remains, sloth and torpor invade his mind and remain, restlessness and remorse invade his mind and remain, doubt invades [464] his mind and remains, discontent invades his mind and remains, weariness invades his mind and remains.
That is so while he still does not attain to the rapture and pleasure that are secluded from sensual pleasures and secluded from unwholesome states, or to something more peaceful than that.
When he attains to the rapture and pleasure that are secluded from sensual pleasures and secluded from unwholesome states, or to something more peaceful than that, covetousness does not invade his mind and remain, ill will… sloth and torpor… restlessness and remorse… doubt… discontent… weariness does not invade his mind and remain.
That is so when he attains to the rapture and pleasure that are secluded from sensual pleasures and secluded from unwholesome states, or to something more peaceful than that.
7. “How then, Anuruddha, do you all think of me in this way: ‘The Tathāgata has not abandoned the taints that defile, bring renewal of being, give trouble, ripen in suffering, and lead to future birth, ageing, and death. That is why the Tathāgata uses one thing after reflecting, endures another thing after reflecting, avoids another thing after reflecting, and removes another thing after reflecting’?”689
“No, venerable sir, we do not think of the Blessed One in that way. We think of the Blessed One in this way: ‘The Tathāgata has abandoned the taints that defile, bring renewal of being, give trouble, ripen in suffering, and lead to future birth, ageing, and death.
That is why the Tathāgata uses one thing after reflecting, endures another thing after reflecting, avoids another thing after reflecting, and removes another thing after reflecting.”
“Good, good, Anuruddha! The Tathāgata has abandoned the taints that defile, bring renewal of being, give trouble, ripen in suffering, and lead to future birth, ageing, and death; he has cut them off at the root, made them like a palm stump, done away with them so that they are no longer subject to future arising.
Just as a palm tree whose crown is cut off is incapable of further growth, so too, the Tathāgata has abandoned the taints that defile… cut them off at the root, made them like a palm stump, done away with them so that they are no longer subject to future arising.
8. “What do you think, Anuruddha? What purpose does the Tathāgata see that when a disciple has died, he declares his reappearance thus: ‘So-and-so has reappeared in such-and-such a place; so-and-so has reappeared in such-and-such a place ’?”690 [465]
“Venerable sir, our teachings are rooted in the Blessed One, guided by the Blessed One, have the Blessed One as their resort. It would be good if the Blessed One would explain the meaning of these words. Having heard it from the Blessed One, the bhikkhus will remember it.”
9. “Anuruddha, it is not for the purpose of scheming to deceive people or for the purpose of flattering people or for the purpose of gain, honour, or renown, or with the thought, ‘Let people know me to be thus,’ that when a disciple has died, the Tathāgata declares his reappearance thus: ‘So-and-so has reappeared in such-and-such a place; so-and-so has reappeared in such-and-such a place.’
Rather, it is because there are faithful clansmen inspired and gladdened by what is lofty, who when they hear that, direct their minds to such a state, and that leads to their welfare and happiness for a long time.
10. “Here a bhikkhu hears thus: ‘The bhikkhu named so-and-so has died; the Blessed One has declared of him: “He was established in final knowledge.”’691 And he has either seen that venerable one for himself or heard it said of him: ‘That venerable one’s virtue was thus, his state [of concentration] was thus, his wisdom was thus, his abiding [in attainments] was thus, his deliverance was thus.’
Recollecting his faith, virtue, learning, generosity, and wisdom, he directs his mind to such a state. In this way a bhikkhu has a comfortable abiding.
11. “Here a bhikkhu hears thus: ‘The bhikkhu named so-and-so has died; the Blessed One has declared of him: “With the destruction of the five lower fetters he has reappeared spontaneously [in the Pure Abodes] and there will attain final Nibbāna without ever returning from that world.”’
And he has either seen that venerable one for himself… he directs his mind to such a state. In this way too a bhikkhu has a comfortable abiding.
12. “Here a bhikkhu hears thus: ‘The bhikkhu named so-and-so has died; the Blessed One has declared of him: “With the destruction of three fetters and with the attenuation of lust, hate, and delusion, he has become a once-returner, returning once to this world to make an end of suffering.”’
And he has either seen that venerable one for himself… [466] he directs his mind to such a state. In this way too a bhikkhu has a comfortable abiding.
13. “Here a bhikkhu hears thus: ‘The bhikkhu named so-and-so has died; the Blessed One has declared of him: “With the destruction of three fetters he has become a stream-enterer, no longer subject to perdition, bound [for deliverance], headed for enlightenment.”’
And he has either seen that venerable one for himself… he directs his mind to such a state. In this way too a bhikkhu has a comfortable abiding.
14. “Here a bhikkhunī hears thus: ‘The bhikkhunī named so-and-so has died; the Blessed One has declared of her: “She was established in final knowledge.”’ And she has either seen that sister for herself or heard it said of her: ‘That sister’s virtue was thus, her state [of concentration] was thus, her wisdom was thus, her abiding [in attainments] was thus, her deliverance was thus.’
Recollecting her faith, virtue, learning, generosity, and wisdom, she directs her mind to such a state. In this way a bhikkhunī has a comfortable abiding.
15. “Here a bhikkhunī hears thus: ‘The bhikkhunī named so-and-so has died; the Blessed One has declared of her: “With the destruction of the five lower fetters she has reappeared spontaneously [in the Pure Abodes] and will there attain final Nibbāna without ever returning from that world.”…
16. “‘He has declared of her: “With the destruction of three fetters and with the attenuation of lust, hate, and delusion, she has become a once-returner, returning once to this world to make an end of suffering.”…
17. “‘He has declared of her: “With the destruction of three fetters she has become a stream-enterer, no longer subject to perdition, bound [for deliverance], headed for enlightenment.”’ [467]
And she has either seen that sister for herself… she directs her mind to such a state. In this way too a bhikkhunī has a comfortable abiding.
18. “Here a man lay follower hears thus: ‘The man lay follower named so-and-so has died; the Blessed One has declared of him: “With the destruction of the five lower fetters he has reappeared spontaneously [in the Pure Abodes] and will there attain final Nibbāna without ever returning from that world.”…
19. “‘He has declared of him: “With the destruction of three fetters and with the attenuation of lust, hate, and delusion, he has become a once-returner, returning once to this world to make an end of suffering.”…
20. “‘He has declared of him: “With the destruction of three fetters he has become a stream-enterer, no longer subject to perdition, bound [for deliverance], headed for enlightenment.”’
And he has either seen that venerable one for himself or heard it said of him: ‘That venerable one’s virtue was thus, his state [of concentration] was thus, his wisdom was thus, his abiding [in attainments] was thus, his deliverance was thus.’ Recollecting his faith, virtue, learning, generosity, and wisdom, he directs his mind to such a state. In this way too a man lay follower has a comfortable abiding.
21. “Here a woman lay follower hears thus: ‘The woman lay follower named so-and-so has died; the Blessed One has declared of her: “With the destruction of the five lower fetters she has reappeared spontaneously [in the Pure Abodes] and will there attain final Nibbāna without ever returning from that world.” [468]…
22. “‘He has declared of her: “With the destruction of three fetters and with the attenuation of lust, hate, and delusion, she has become a once-returner, returning once to this world to make an end of suffering.”…
23. “‘He has declared of her: “With the destruction of three fetters she has become a stream-enterer, no longer subject to perdition, bound [for deliverance], headed for enlightenment.”’
And she has either seen that sister for herself or heard it said of her: ‘That sister’s virtue was thus, her state [of concentration] was thus, her wisdom was thus, her abiding [in attainments] was thus, her deliverance was thus.’ Recollecting her faith, virtue, learning, generosity, and wisdom, she directs her mind to such a state. In this way too a woman lay follower has a comfortable abiding.
24. “So, Anuruddha, it is not for the purpose of scheming to deceive people or for the purpose of flattering people or for the purpose of gain, honour, and renown, or with the thought, ‘Let people know me to be thus,’ that when a disciple has died, the Tathāgata declares his reappearance thus: ‘So-and-so has reappeared in such-and-such a place; so-and-so has reappeared in such-and-such a place.’
Rather, it is because there are faithful clansmen inspired and gladdened by what is lofty, who when they hear that, direct their minds to such a state, and that leads to their welfare and happiness for a long time.”
That is what the Blessed One said. The venerable Anuruddha was satisfied and delighted in the Blessed One’s words.