Quay lại bản Việt dịch

Font chữ:
Font chữ:

66. Kinh Ví Dụ Con Chim Cáy

Dịch giả: Thích Minh Châu

Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở tại Anguttarāpa (Ương-già Bắc Phương Thủy). Āpaṇa là một thị tứ của Anguttarāpa.

Rồi Thế Tôn buổi sáng đắp y, cầm y bát đi vào Āpaṇa để khất thực. Khất thực ở Āpaṇa xong, sau buổi ăn, trên con đường đi khất thực trở về, Thế Tôn đi đến một khu rừng để trú ban ngày. Thế Tôn đi sâu vào khu rừng này, ngồi dưới một gốc cây để trú ban ngày.

Tôn giả Udāyi (Ưu-đa-di) buổi sáng cũng đắp y, cầm y bát đi vào Āpaṇa để khất thực. Khất thực ở Āpaṇa xong, sau buổi ăn, trên con đường đi khất thực trở về, Tôn giả đi đến một khu rừng để trú ban ngày. Tôn giả đi sâu vào khu rừng này, và ngồi dưới một gốc cây để trú ban ngày.

Rồi Tôn giả Udāyi, trong khi độc cư Thiền tịnh, sự suy tư sau đây đã khởi lên trong tâm trí Tôn giả: "Thế Tôn thật sự là vị đã đoạn trừ nhiều khổ pháp cho chúng ta. Thế Tôn thật sự là vị đã mang lại nhiều lạc pháp cho chúng ta. Thế Tôn thật sự là vị đã đoạn trừ nhiều bất thiện pháp cho chúng ta. Thế Tôn thật sự là vị đã mang lại nhiều thiện pháp cho chúng ta".

Rồi Tôn giả Udāyi vào buổi chiều, từ Thiền tịnh đứng dậy, đi đến chỗ Thế Tôn, đảnh lễ Ngài rồi ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, Tôn giả Udāyi bạch Thế Tôn:

-- Ở đây, bạch Thế Tôn, trong khi con đang độc cư Thiền tịnh, sự suy tư sau đây đã khởi lên trong tâm trí con: "Như Lai thật sự là vị đã đoạn trừ nhiều khổ pháp cho chúng ta... Như Lai thật sự là vị đã mang lại nhiều thiện pháp cho chúng ta".

Bạch Thế Tôn, thuở trước chúng con thường ăn buổi chiều, buổi sáng, ban ngày và phi thời. Bạch Thế Tôn, thời ấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo và bảo: "Này các Tỷ-kheo, hãy từ bỏ ăn ban ngày phi thời". Bạch Thế Tôn, do vậy con cảm thấy thất vọng, con cảm thấy sầu muộn, nghĩ rằng: "Những món ăn thượng vị loại cứng và loại mềm, các tín chủ cúng dường cho chúng ta ban ngày và phi thời.

Nay Thế Tôn dạy chúng ta phải đoạn trừ, bậc Thiện Thệ dạy chúng ta phải từ bỏ". Bạch Thế Tôn, giữa chúng con, những ai nhìn Thế Tôn với lòng ái mộ, với lòng tôn kính và với lòng tàm quý, liền từ bỏ ăn ban ngày phi thời.

Rồi bạch Thế Tôn, chúng con thường ăn buổi chiều và buổi sáng. Bạch Thế Tôn, thời ấy Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo và bảo: "Này các Tỷ-kheo, hãy từ bỏ ăn ban đêm phi thời". Bạch Thế Tôn, do vậy con cảm thấy thất vọng, con cảm thấy sầu muộn, nghĩ rằng: "Buổi ăn này gọi là có thượng vị hơn trong hai buổi ăn này của chúng ta. Thế Tôn dạy chúng ta phải đoạn trừ, bậc Thiện Thệ dạy chúng ta phải từ bỏ".

Bạch Thế Tôn, thuở xưa có người được một món ăn cúng ban ngày bèn nói: "Hãy để món ăn này một bên, và ban đêm tất cả chúng ta cùng ăn với nhau". Bạch Thế Tôn, phàm mọi sự nấu nướng, tất cả đều làm ban đêm, rất ít làm ban ngày. Bạch Thế Tôn, giữa chúng con, những ai nhìn Thế Tôn với lòng ái mộ, với lòng tôn kính và với lòng tàm quý, liền từ bỏ ăn ban đêm phi thời.

Thuở trước, bạch Thế Tôn, các vị Tỷ-kheo thường đi khất thực trong đêm đen tối tăm, họ bước lầm vào vũng nước nhớp, rơi vào vũng nước nhớp, đi lầm vào hàng rào gai, đi lầm vào chỗ con bò cái đang ngủ, gặp các loại đạo tặc đã hành sự hay chưa hành sự, gặp các người đàn bà mời mọc một cách bất chánh.

Thuở trước, bạch Thế Tôn, con đi khất thực trong đêm đen tối tăm. Một người đàn bà đang rửa chén bát, thấy con trong khi trời chớp nhoáng, liền hoảng sợ và hét lớn: "Ôi kinh khủng thay cho tôi, có con quỷ (chạy) theo tôi!" Bạch Thế Tôn, khi nghe nói vậy, con nói với người đàn bà ấy: "Này chị, không phải quỷ đâu. Ðây là Tỷ-kheo đang đứng khất thực". "Cha Tỷ-kheo hãy chết đi! Mẹ Tỷ-kheo hãy chết đi! Này Tỷ-kheo, thật tốt hơn cho Ông nếu Ông lấy con dao sắc bén của người đồ tể cắt bụng của Ông, còn hơn là vì lỗ bụng đi khất thực trong ban đêm tối tăm".

Bạch Thế Tôn, khi con nhớ như vậy, con suy nghĩ như sau: "Thế Tôn thật sự là vị đã đoạn trừ nhiều khổ pháp cho chúng ta. Thế Tôn thật sự là vị đã mang lại nhiều lạc pháp cho chúng ta. Thế Tôn thật sự là vị đã đoạn trừ nhiều bất thiện pháp cho chúng ta. Thế Tôn thật sự là vị đã mang lại nhiều thiện pháp cho chúng ta".

-- Tuy vậy, này Udāyi, ở đây có một số người ngu si; khi Ta nói: "Hãy từ bỏ việc này", liền nói như sau: "Có sá gì sự việc tiểu tiết, nhỏ mọn này. Sa-môn này đặt quá nặng về cấm đoán đoạn giảm". Họ không chịu từ bỏ và gây lên bất mãn chống Ta và chống những Tỷ-kheo muốn (thực hành) học giới. Sự việc ấy, này Udāyi, đối với họ, trở thành một trói buộc mạnh mẽ, một trói buộc vững chắc, một trói buộc kiên cường, một trói buộc không mục nát, một khúc gỗ to lớn.

Ví như, này Udāyi, có con chim cáy mái nhỏ bị tấm lưới bằng dây leo trói chặt, ở đây con chim có thể bị hại, hay bị bắt nhốt, hay bị chết. Này Udāyi, nếu có ai nói như sau: "Con chim cáy mái nhỏ ấy bị tấm lưới làm bằng dây leo trói chặt, ở đây, con chim có thể bị sát hại, hay bị bắt nhốt, hay bị chết. Tuy vậy đối với con chim kia, lưới ấy không có chắc mạnh, lưới ấy yếu ớt, lưới ấy bị mục nát, lưới ấy không có cứng chắc". Này Udāyi, ai nói như vậy có phải nói một cách chơn chánh không?

-- Bạch Thế Tôn, không. Bạch Thế Tôn, con chim cáy mái nhỏ ấy bị tấm lưới làm bằng dây leo trói chặt, ở đấy con chim có thể bị sát hại, hay bị bắt nhốt, hay bị chết. Ðối với con chim kia, lưới ấy là mạnh mẽ, lưới ấy là vững chắc, lưới ấy là kiên cường, lưới ấy không mục nát, một khúc gỗ to lớn.

-- Cũng vậy, này Udāyi, ở đây, có một số người ngu si, khi được Ta nói: "Hãy từ bỏ việc này", liền nói như sau: "Có sá gì việc tiểu tiết, nhỏ mọn này! Vị Sa-môn này đặt quá nặng về cấm đoán, đoạn giảm", và họ không chịu từ bỏ và gây lên bất mãn chống Ta và chống những Tỷ-kheo muốn (thực hành) học giới. Sự việc này, này Udāyi, đối với họ trở thành một trói buộc mạnh mẽ, một trói buộc vững chắc, một trói buộc kiên cường, một trói buộc không mục nát, một khúc gỗ to lớn.

Nhưng này Udāyi, một số Thiện gia nam tử, khi được Ta nói: "Hãy từ bỏ sự việc này", liền nói như sau: "Có sá gì sự từ bỏ việc tiểu tiết, nhỏ mọn này mà Thế Tôn dạy chúng con phải đoạn trừ, bậc Thiện Thệ dạy chúng con phải từ bỏ!". Họ từ bỏ sự việc ấy, và không gây lên bất mãn chống Ta và chống các Tỷ-kheo muốn (thực hành) học giới. Sau khi từ bỏ việc ấy, họ sống ít lăng xăng, lắng dịu, tùy thuộc những người khác (bố thí), sống với một tâm như con thú rừng. Này Udāyi, như vậy đối với các vị kia, sự trói buộc ấy không có chắc mạnh, sự trói buộc ấy yếu ớt, sự trói buộc ấy bị mục nát, sự trói buộc ấy không có vững chắc.

Ví như, này Udāyi, một con voi của vua, có ngà dài như cán cày, to lớn, thuộc loại giống tốt, lấy bãi chiến trường làm nhà, nếu bị trói buộc bởi sự trói buộc bằng da nịt vững chắc, chỉ cần chuyển thân một cách dễ dàng, sau khi cắt đứt, bứt đứt những trói buộc ấy, có thể muốn đi chỗ nào nó muốn. Này Udāyi, nếu có ai nói như sau: "Con voi của vua có ngà dài như một cán cày ấy, to lớn, thuộc loại giống tốt, lấy bãi chiến trường làm nhà, nếu bị trói buộc bởi sự trói buộc bằng da nịt vững chắc, chỉ cần chuyển thân một cách dễ dàng, sau khi cắt đứt, bứt đứt những trói buộc ấy, có thể muốn đi chỗ nào nó muốn. Tuy vậy đối với con voi kia, sự trói buộc ấy vững chắc, sự trói buộc ấy kiên cường, sự trói buộc ấy không mục nát, một khúc gỗ to lớn". Này Udāyi, ai nói như vậy có phải nói một cách chơn chánh không?

-- Bạch Thế Tôn, không. Bạch Thế Tôn, con voi của vua có ngà dài như một cán cày ấy, to lớn, thuộc loại giống tốt, lấy bãi chiến trường làm nhà, nếu bị trói buộc bởi sự trói buộc bằng da nịt vững chắc, chỉ cần chuyển thân một cách dễ dàng, sau khi cắt đứt, bứt đứt những trói buộc ấy, có thể muốn đi chỗ nào nó muốn. Ðối với con voi kia, sự trói buộc ấy không có chắc mạnh, sự trói buộc ấy yếu ớt, sự trói buộc ấy bị mục nát, sự trói buộc ấy không có kiên cường.

-- Cũng vậy, này Udāyi, ở đây có một số Thiện gia nam tử khi được Ta nói: "Hãy từ bỏ sự việc này", liền nói như sau: "Có sá chi việc tiểu tiết, nhỏ mọn này mà Thế Tôn dạy chúng con phải đoạn trừ, bậc Thiện Thệ dạy chúng con phải từ bỏ ! " Họ từ bỏ việc ấy, và không gây lên bất mãn chống Ta và chống các Tỷ-kheo muốn (thực hành) học giới. Sau khi từ bỏ việc ấy, họ sống ít lăng xăng, lắng dịu, tùy thuộc những người khác (bố thí), sống với một tâm như con thú rừng. Này Udāyi, như vậy đối với các vị kia sự trói buộc ấy không có chắc mạnh, sự trói buộc ấy yếu ớt, sự trói buộc ấy bị mục nát, sự trói buộc ấy không có vững chắc.

Ví như, này Udāyi, một người nghèo khổ, không có vật sở hữu, khốn cùng, có một chòi ở hư nát, mở toang cho quạ, không đẹp mắt chút nào, có một giường nằm hư nát, không đẹp mắt chút nào, các loại gạo lúa cất chứa trong một cái chum không đẹp mắt chút nào, và một bà vợ không đẹp mắt chút nào.

Người ấy thấy một Tỷ-kheo trong tinh xá, tay chân lau rửa sạch sẽ, sau khi ăn buổi cơm ngon lành, đang ngồi trong bóng mát, hướng về tăng thượng tâm. Người ấy suy nghĩ: "An lạc thay, Sa-môn hạnh! Vô bệnh thay, Sa-môn hạnh! Vậy sau khi cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, ta hãy xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình".

Nhưng người ấy không có thể từ bỏ cái chòi ở hư nát, mở toang cho quạ, không đẹp mắt chút nào, không có thể từ bỏ cái giường nằm hư nát, không đẹp mắt chút nào, không có thể từ bỏ các loại gạo lúa cất chứa trong một cái chum không đẹp mắt chút nào, không có thể từ bỏ bà vợ không đẹp mắt chút nào, để có thể sau khi cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình.

Này Udāyi, nếu có ai nói như sau: "Người kia, bị trói buộc bởi những trói buộc ấy không có thể từ bỏ cái chòi ở hư nát... không có thể từ bỏ bà vợ không đẹp mắt chút nào để có thể sau khi cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Ðối với người kia, sự trói buộc ấy không có chắc mạnh, sự trói buộc ấy yếu ớt, sự trói buộc ấy bị mục nát, sự trói buộc ấy không có vững chắc", thời này Udāyi, ai nói như vậy có phải nói một cách chân chánh không?

-- Bạch Thế Tôn, không. Người kia bị trói buộc bởi những trói buộc ấy không thể từ bỏ chòi ở hư nát, mở toang cho quạ, không đẹp mắt chút nào, không thể từ bỏ giường nằm hư nát không đẹp mắt chút nào, không thể từ bỏ các loại gạo lúa cất chứa trong một cái chum không đẹp mắt chút nào, không thể từ bỏ bà vợ không đẹp mắt chút nào, để có thể, sau khi cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Ðối với người kia, sự trói buộc ấy vững chắc, sự trói buộc ấy kiên cường, sự trói buộc ấy không mục nát, một khúc gỗ to lớn.

-- Cũng vậy, này Udāyi, ở đây, có một số người ngu si khi được Ta nói ra: "Hãy từ bỏ việc này", liền nói như sau: "Có sá gì sự việc tiểu tiết, nhỏ mọn này. Vị Sa-môn này đặt quá nặng về cấm đoán, đoạn giảm!" Và họ không chịu từ bỏ và gây lên bất mãn chống Ta và chống những Tỷ-kheo muốn (thực hành) học giới. Sự việc này, này Udāyi, đối với họ, trở thành một trói buộc mạnh mẽ, một trói buộc vững chắc, một trói buộc kiên cường, một trói buộc không mục nát, một khúc gỗ to lớn.

Ví như, này Udāyi, một gia chủ hay con người gia chủ, giàu có, tài sản lớn, tiền của lớn, vô số vàng bạc, vô số gạo thóc, vô số ruộng nương, vô số đất đai, vô số thê thiếp, vô số đầy tớ nam, vô số nữ tỳ.

Vị này thấy một Tỷ-kheo trong một tinh xá, tay chân lau rửa sạch sẽ, sau khi ăn bữa cơm ngon lành, đang ngồi trong bóng mát, hướng về tăng thượng tâm. Vị này suy nghĩ: "An lạc thay, Sa-môn hạnh! Vô bệnh thay, Sa-môn hạnh! Vậy sau khi cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, ta hãy xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình".

Vị này có thể từ bỏ vô số vàng bạc, có thể từ bỏ vô số gạo thóc, có thể từ bỏ vô số ruộng nương, có thể từ bỏ vô số đất đai, có thể từ bỏ vô số thê thiếp, có thể từ bỏ vô số đầy tớ nam, có thể từ bỏ vô số nữ tỳ.

Này Udāyi, nếu có ai nói như sau: "Người gia chủ hay con người gia chủ kia, bị trói buộc bởi những trói buộc ấy, có thể từ bỏ vô số vàng bạc... có thể từ bỏ vô số nữ tỳ để có thể sau khi cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Ðối với người kia, sự trói buộc ấy vững chắc, sự trói buộc ấy kiên cường, sự trói buộc ấy không mục nát, một khúc gỗ to lớn". Này Udāyi, ai nói như vậy, có phải nói một cách chơn chánh không?

-- Bạch Thế Tôn, không. Người kia bị trói buộc bởi những trói buộc ấy có thể từ bỏ vô số vàng bạc, có thể từ bỏ vô số gạo thóc, có thể từ bỏ vô số ruộng nương, có thể từ bỏ vô số đất đai, có thể từ bỏ vô số thê thiếp, có thể từ bỏ vô số đầy tớ nam, có thể từ bỏ vô số nữ tỳ, để có thể, sau khi cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Ðối với người kia, sự trói buộc ấy không có chắc mạnh, sự trói buộc ấy yếu ớt, sự trói buộc ấy bị mục nát, sự trói buộc ấy không có vững chắc.

-- Cũng vậy, này Udāyi, ở đây, có một số Thiện gia nam tử, khi được Ta nói: "Hãy từ bỏ việc này", liền nói như sau: "Có sá chi sự việc tiểu tiết, nhỏ mọn này mà Thế Tôn dạy chúng con phải đoạn trừ, bậc Thiện Thệ dạy chúng con phải từ bỏ!" Họ từ bỏ sự việc ấy, và không gây lên bất mãn chống Ta và chống các Tỷ-kheo muốn (thực hành) học giới. Sau khi từ bỏ sự việc ấy, họ sống ít lăng xăng, lắng dịu, tùy thuộc những người khác (bố thí), sống với một tâm như con thú rừng. Này Udāyi, như vậy đối với họ, sự trói buộc ấy không có chắc mạnh, sự trói buộc ấy yếu ớt, sự trói buộc ấy bị mục nát, sự trói buộc ấy không có vững chắc.

Này Udāyi, có bốn hạng người có mặt trên đời. Thế nào là bốn?

Ở đây, này Udāyi, có người sống, hướng đến sự đoạn trừ sanh y, sự từ bỏ sanh y. Nhưng trong khi vị này sống hướng đến sự đoạn trừ sanh y, sự từ bỏ sanh y, những tư niệm, tư duy liên hệ đến sanh y hiện hành khởi lên. Vị này chấp nhận chúng, không đoạn trừ chúng, không từ bỏ chúng, không chấm dứt chúng, không tiêu diệt chúng. Này Udāyi, Ta nói: "Người này bị trói buộc, không phải không bị trói buộc". Vì sao vậy? Này Udāyi, sự sai biệt về căn tánh trong người này đã được Ta biết rõ.

Nhưng ở đây, này Udāyi, có người sống, hướng đến sự đoạn trừ sanh y, sự từ bỏ sanh y. Nhưng trong khi vị này sống hướng đến sự đoạn trừ sanh y, sự từ bỏ sanh y, những tư niệm, tư duy liên hệ đến sanh y hiện hành khởi lên. Nhưng vị này không chấp nhận chúng, đoạn trừ chúng, từ bỏ chúng, chấm dứt chúng, tiêu diệt chúng, Này Udāyi, Ta nói: "Người này bị trói buộc, không phải không bị trói buộc". Vì sao vậy? Này Udāyi, sự sai biệt về căn tánh trong người này đã được Ta biết rõ.

Nhưng ở đây, này Udāyi, có người sống, hướng đến sự đoạn trừ sanh y, sự từ bỏ sanh y. Nhưng trong khi vị này sống hướng đến sự đoạn trừ sanh y, sự từ bỏ sanh y, các tư niệm điên đảo, các tư niệm, tư duy liên hệ đến sanh y, tùy lúc tùy thời hiện hành khởi lên. Này Udāyi, niệm khởi lên chậm chạp và vị này đoạn trừ niệm ấy một cách mau chóng, từ bỏ, chấm dứt, tiêu diệt (niệm ấy).

Này Udāyi, ví như một người nhỏ hai hay ba giọt nước vào một ấm nước đun sôi cả ngày. Này Udāyi giọt nước rơi một cách chậm chạp như bị tiêu diệt, tiêu mất một cách mau chóng.

Cũng vậy, này Udāyi, có người sống hướng đến sự đoạn trừ sanh y, sự từ bỏ sanh y. Nhưng trong khi vị này sống hướng đến sự đoạn trừ sanh y, sự từ bỏ sanh y, các tư niệm điên đảo, các tư niệm, tư duy liên hệ đến sanh y tùy lúc, tùy thời, hiện hành khởi lên. Này Udāyi, niệm khởi lên chậm chạp và vị này đoạn trừ niệm ấy một cách mau chóng, từ bỏ, chấm dứt, tiêu diệt (niệm ấy). Này Udāyi, Ta nói: "Người này cũng bị trói buộc, không phải không bị trói buộc". Vì sao vậy? Này Udāyi, sự sai biệt về căn tánh trong người này đã được Ta biết rõ.

Nhưng ở đây, này Udāyi, có người nghĩ rằng: "Sanh y là nguồn gốc của đau khổ", sau khi biết như vậy, vị ấy thành vô sanh y, giải thoát với sự đoạn diệt sanh y. Này Udāyi, Ta nói: "Người này không bị trói buộc, không phải bị trói buộc". Vì sao vậy? Này Udāyi, sự sai biệt về căn tánh trong người này đã được Ta biết rõ.

Này Udāyi, có năm dục trưởng dưỡng này. Thế nào là năm? Sắc do mắt nhận thức, khả ái, khả hỷ, khả lạc, khả ý, kích thích lòng dục, hấp dẫn. Tiếng do tai nhận thức,... hương do mũi nhận thức,... vị do lưỡi nhận thức,... xúc do thân cảm xúc, khả ái, khả hỷ, khả lạc, khả ý, kích thích lòng dục, hấp dẫn. Những pháp này, này Udāyi, là năm dục trưởng dưỡng.

Này Udāyi, phàm có lạc gì, hỷ gì khởi lên, do duyên năm dục trưởng dưỡng này, lạc hỷ ấy được gọi là dục lạc, ô uế lạc, phàm phu lạc, phi Thánh lạc, không nên thực hiện, không nên tu tập, không nên làm cho sung mãn. Ta nói rằng lạc ấy đáng phải sợ hãi.

Ở đây, này Udāyi, Tỷ-kheo ly dục, ly bất thiện pháp, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ.

Diệt tầm và tứ, vị ấy chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tĩnh nhứt tâm.

Vị ấy ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và trú Thiền thứ ba.

Vị ấy xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm, thanh tịnh.

Như vậy được gọi là yếm ly lạc, độc trú lạc, tịch tịnh lạc, chánh giác lạc, cần phải thực hiện, cần phải tu tập, cần làm cho sung mãn. Ta nói rằng lạc ấy không đáng sợ hãi.

Ở đây, này Udāyi, Tỷ-kheo ly dục, ly bất thiện pháp, chứng và trú Thiền thứ nhất. Thiền này, này Udāyi, Ta nói rằng ở trong tình trạng dao động. Và ở đây, cái gì dao động? Ở đây, chính là tầm tứ chưa đoạn diệt, chính tầm tứ này ở trong tình trạng dao động.

Ở đây, này Udāyi, Tỷ-kheo diệt tầm và tứ... chứng và trú Thiền thứ hai. Các Thiền này, này Udāyi, Ta nói rằng ở trong tình trạng dao động. Và ở đây, cái gì dao động? Ở đây chính là hỷ lạc chưa được đoạn diệt, chính hỷ lạc này ở trong tình trạng dao động.

Ở đây, này Udāyi, Tỷ-kheo ly hỷ trú xả... chứng và trú Thiền thứ ba. Thiền này, này Udāyi, Ta nói ở trong tình trạng dao động. Và ở đây, cái gì dao động? Ở đây, chính là xả lạc chưa được đoạn diệt, chính xả lạc này ở trong tình trạng dao động.

Ở đây, này Udāyi, Tỷ-kheo xả lạc, xả khổ... chứng và trú Thiền thứ tư. Thiền này, này Udāyi, Ta nói là không ở trong tình trạng dao động.

Ở đây, này Udāyi, Tỷ-kheo ly dục, ly bất thiện pháp, chứng và trú Thiền thứ nhất. Thiền này, này Udāyi, Ta nói: "Chưa được hoàn toàn", Ta nói: "Hãy từ bỏ đi", Ta nói: "Hãy vượt qua đi" và này Udāyi, vị ấy cần vượt qua cái gì?

Ở đây, này Udāyi, Tỷ-kheo diệt tầm và tứ... chứng và trú Thiền thứ hai, đây là điều vị ấy cần vượt qua. Thiền này, này Udāyi, Ta nói: "Chưa được hoàn toàn", Ta nói: "Hãy từ bỏ đi", Ta nói: "Hãy vượt qua đi". Và này, Udāyi, vị ấy cần vượt qua cái gì?

Ở đây, này Udāyi, Tỷ-kheo ly hỷ trú xả... chứng và trú Thiền thứ ba, đây là điều vị ấy cần vượt qua. Thiền này, này Udāyi, Ta nói: "Chưa được hoàn toàn, Ta nói: "Hãy từ bỏ đi", Ta nói: "Hãy vượt qua đi". Và này Udāyi, vị ấy cần vượt qua cái gì?

Ở đây, này Udāyi, Tỷ-kheo xả lạc, xả khổ... chứng và trú Thiền thứ tư. Ðây là điều vị ấy cần phải vượt qua. Thiền này, này Udāyi, Ta nói: "Chưa được hoàn toàn", Ta nói: "Hãy từ bỏ đi", Ta nói: "Hãy vượt qua đi" Và này Udāyi, vị ấy cần phải vượt qua cái gì?

Ở đây, này Udāyi, Tỷ-kheo vượt lên mọi sắc tưởng, diệt trừ mọi chướng ngại tưởng, không tác ý đối với dị tưởng, Tỷ-kheo nghĩ rằng: "Hư không là vô biên", chứng và trú Không vô biên xứ. Ðây là điều vị ấy cần phải vượt qua. Thiền này, này Udāyi, Ta nói: "Chưa được hoàn toàn", Ta nói: "Hãy từ bỏ đi", Ta nói: "Hãy vượt qua đi". Và này Udāyi, vị ấy cần vượt qua cái gì?

Ở đây, này Udāyi, Tỷ-kheo vượt lên mọi Hư không vô biên xứ, nghĩ rằng: "Thức là vô biên", chứng và trú Thức vô biên xứ. Ðây là điều vị ấy cần phải vượt qua. Thiền này, này Udāyi, Ta nói: "Chưa được hoàn toàn", Ta nói: "Hãy từ bỏ đi", Ta nói: "Hãy vượt qua đi". Và này Udāyi, vị ấy cần vượt qua cái gì?

Ở đây, này Udāyi, Tỷ-kheo vượt lên mọi Thức vô biên xứ, nghĩ rằng: "Không có vật gì", chứng và trú Vô sở hữu xứ. Ðây là điều vị ấy cần phải vượt qua, Thiền này, này Udāyi, Ta nói: "Chưa được hoàn toàn", Ta nói: "Hãy từ bỏ đi", Ta nói: "Hãy vượt qua đi". Và này Udāyi, vị ấy cần vượt qua cái gì?

Ở đây, này Udāyi, Tỷ-kheo vượt lên mọi Vô sở hữu xứ, chứng và trú Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Ðây là điều vị ấy cần phải vượt qua. Thiền này, này Udāyi, Ta nói: "Chưa được hoàn toàn", Ta nói: "Hãy từ bỏ đi", Ta nói: "Hãy vượt qua đi". Và này Udāyi, vị ấy cần vượt qua cái gì?

Ở đây, này Udāyi, Tỷ-kheo vượt lên mọi Phi tưởng phi phi tưởng xứ, chứng và trú Diệt thọ tưởng. Ðây là điều vị ấy cần phải vượt qua. Chính vì định này, này Udāyi, mà Ta nói sự đoạn diệt của Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Này Udāyi, Ông có thấy chăng, có kiết sử gì, nhỏ hay lớn mà Ta chưa nói đến sự đoạn diệt?

-- Bạch Thế Tôn, không.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Tôn giả Udāyi hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn giảng.


66. The Simile of the Quail

Translated by: Bhikkhu Ñāṇamoli & Bhikkhu Bodhi

1. THUS HAVE I HEARD. On one occasion the Blessed One was living in the country of the Anguttarāpans where there was a town of theirs named Āpaṇa.

2. Then, when it was morning, the Blessed One dressed, and taking his bowl and outer robe, went into Āpaṇa for alms. When he had wandered for alms in Āpaṇa and had returned from his almsround, after his meal he went to a certain grove for the day’s abiding. Having entered the grove, he sat down at the root of a tree for the day’s abiding.

3. When it was morning, the venerable Udāyin dressed, and taking his bowl and outer robe, he too went into Āpaṇa for alms. When he had wandered for alms in Āpaṇa and had returned from his almsround, after his meal he went to that same grove for the day’s abiding. Having entered the grove, he sat down at the root of a tree for the day’s abiding.

4. Then, while the venerable Udāyin was alone in meditation, the following thought arose in his mind: “How many painful states has the Blessed One rid us of! How many pleasant states has the Blessed One brought us! How many unwholesome states has the Blessed One rid us of! How many wholesome states has the Blessed One brought us!”

5. Then, when it was evening, the venerable Udāyin rose from meditation, went to the Blessed One, and after paying homage to him, he sat down at one side [448] and told him:

6. “Here, venerable sir, while I was alone in meditation, the following thought arose in my mind: ‘How many painful states has the Blessed One rid us of!… How many wholesome states has the Blessed One brought us!’

Venerable sir, formerly we used to eat in the evening, in the morning, and during the day outside the proper time. Then there was an occasion when the Blessed One addressed the bhikkhus thus: ‘Bhikkhus, please abandon that daytime meal, which is outside the proper time.’671 Venerable sir, I was upset and sad, thinking: ‘Faithful householders give us good food of various kinds during the day outside the proper time,

yet the Blessed One tells us to abandon it, the Sublime One tells us to relinquish it.’ Out of our love and respect for the Blessed One, and out of shame and fear of wrongdoing, we abandoned that daytime meal, which was outside the proper time.

“Then we ate only in the evening and in the morning. Then there was an occasion when the Blessed One addressed the bhikkhus thus: ‘Bhikkhus, please abandon that night meal, which is outside the proper time.’ Venerable sir, I was upset and sad, thinking: ‘The Blessed One tells us to abandon the more sumptuous of our two meals, the Sublime One tells us to relinquish it.’

Once, venerable sir, a certain man had obtained some soup during the day and he said: ‘Put that aside and we will all eat it together in the evening.’ [Nearly] all dishes are prepared at night, few by day. Out of our love and respect for the Blessed One, and out of shame and fear of wrongdoing, we abandoned that night meal, which was outside the proper time.

“It has happened, venerable sir, that bhikkhus wandering for alms in the thick darkness of the night have walked into a cesspool, fallen into a sewer, walked into a thornbush, and walked into a sleeping cow; they have met hoodlums who had already committed a crime and those planning one, and they have been sexually enticed by women.

Once, venerable sir, I went wandering for alms in the thick darkness of the night. A woman washing a pot saw me by a flash of lightning and screamed out in terror: ‘Mercy me, a devil has come for me!’ I told her: ‘Sister, I am no devil, I am a bhikkhu [449] waiting for alms.’ — ‘Then it’s a bhikkhu whose ma’s died and whose pa’s died!672 Better, bhikkhu, that you get your belly cut open with a sharp butcher’s knife than this prowling for alms for your belly’s sake in the thick darkness of the night!’

Venerable sir, when I recollected that I thought: ‘How many painful states has the Blessed One rid us of! How many pleasant states has the Blessed One brought us! How many unwholesome states has the Blessed One rid us of! How many wholesome states has the Blessed One brought us!’”

7. “So too, Udāyin, there are certain misguided men here who, when told by me ‘Abandon this,’ say: ‘What, such a mere trifle, such a little thing as this? This recluse is much too exacting!’ And they do not abandon that and they show discourtesy towards me as well as towards those bhikkhus desirous of training. For them that thing becomes a strong, stout, tough, unrotting tether and a thick yoke.

8. “Suppose, Udāyin, a quail were tethered by a rotting creeper and would thereby expect injury, captivity, or death. Now suppose someone said: ‘The rotting creeper by which that quail is tethered and thereby expects injury, captivity, or death, is for her a feeble, weak, rotting, coreless tether.’ Would he be speaking rightly?”

“No, venerable sir. For that quail the rotting creeper by which she is tethered and thereby expects injury, captivity, or death, is a strong, stout, tough, unrotting tether and a thick yoke.”

“So too, Udāyin there are certain misguided men here who, when told by me ‘Abandon this’… do not abandon that and they show discourtesy towards me as well as towards those bhikkhus desirous of training. For them that thing becomes a strong, stout, tough, unrotting tether and a thick yoke.

9. “Udāyin, there are certain clansmen here who, [450] when told by me ‘Abandon this,’ say: ‘What, such a mere trifle, such a little thing to be abandoned as this, the Blessed One tells us to abandon, the Sublime One tells us to relinquish.’ Yet they abandon that and do not show discourtesy towards me or towards those bhikkhus desirous of training. Having abandoned it, they live at ease, unruffled, subsisting on others’ gifts, with mind [as aloof] as a wild deer’s. For them that thing becomes a feeble, weak, rotting, coreless tether.

10. “Suppose, Udāyin, a royal tusker elephant with tusks as long as chariot-poles, full-grown in stature, high-bred and accustomed to battle, were tethered by stout leather thongs, but by simply twisting his body a little he could break and burst the thongs and then go where he likes. Now suppose someone said: ‘The stout leather thongs by which this royal tusker elephant is tethered… are for him a strong, stout, tough, unrotting tether and a thick yoke.’ Would he be speaking rightly?”

“No, venerable sir. The stout leather thongs by which that royal tusker elephant is tethered, which by simply twisting his body a little he could break and burst and then go where he likes, are for him a feeble, weak, rotting, coreless tether.”

“So too, Udāyin, there are certain clansmen here who, when told by me ‘Abandon this’… abandon that and do not show discourtesy towards me or towards those bhikkhus desirous of training. Having abandoned it, they live at ease, unruffled, subsisting on others’ gifts, with mind [as aloof] as a wild deer’s. For them that thing becomes a feeble, weak, rotting, coreless tether.

11. “Suppose, Udāyin, there were a poor, penniless, destitute man, and he had one dilapidated hovel open to the crows, not the best kind, and one dilapidated wicker bedstead, not the best kind, [451] and some grain and pumpkin seeds in a pot, not the best kind, and one hag of a wife, not the best kind.

He might see a bhikkhu in a monastery park sitting in the shade of a tree, his hands and feet well washed after he had eaten a delicious meal, devoting himself to the higher mind. He might think: ‘How pleasant the recluse’s state is! How healthy the recluse’s state is! If only I could shave off my hair and beard, put on the yellow robe, and go forth from the home life into homelessness!’

But being unable to abandon his one dilapidated hovel open to the crows, not the best kind, and his one dilapidated wicker bedstead, not the best kind, and his grain and pumpkin seeds in a pot, not the best kind, and his hag of a wife, not the best kind, he is unable to shave off his hair and beard, put on the yellow robe, and go forth from the home life into homelessness.

Now suppose someone said: ‘The tethers by which that man is tethered so that he cannot abandon his one dilapidated hovel… and his hag of a wife, not the best kind, and shave off his hair and beard, put on the yellow robe, and go forth from the home life into homelessness — for him those are a feeble, weak, rotting, coreless tether.’ Would he be speaking rightly?”

“No, venerable sir. The tethers by which that man is tethered so that he cannot abandon his one dilapidated hovel… and his hag of a wife, not the best kind, and shave off his hair and beard, put on the yellow robe, and go forth from the home life into homelessness — for him those are a strong, stout, tough, unrotting tether and a thick yoke.”

“So too, Udāyin, there are certain misguided men here who, when told by me ‘Abandon this’… do not abandon that and they show discourtesy towards me as well as towards those bhikkhus desirous of training. For them that thing becomes a strong, stout, tough, unrotting tether and a thick yoke.

12. “Suppose, Udāyin, there were a rich householder or a householder’s son, [452] with great wealth and property, with a vast number of gold ingots, a vast number of granaries, a vast number of fields, a vast amount of land, a vast number of wives, and a vast number of men and women slaves.

He might see a bhikkhu in a monastery park sitting in the shade of a tree, his hands and feet well washed after he had eaten a delicious meal, devoting himself to the higher mind. He might think: ‘How pleasant the recluse’s state is! How healthy the recluse’s state is! If only I could shave off my hair and beard, put on the yellow robe, and go forth from the home life into homelessness!’

And being able to abandon his vast number of gold ingots, his vast number of granaries, his vast number of fields, his vast amount of land, his vast number of wives, and his vast number of men and women slaves, he is able to shave off his hair and beard, put on the yellow robe, and go forth from the home life into homelessness.

Now suppose someone said: ‘The tethers by which that householder or householder’s son is tethered so that he can abandon his vast number of gold ingots… his vast number of men and women slaves, and shave off his hair and beard, put on the yellow robe, and go forth from the home life into homelessness — for him those are a strong, stout, tough, unrotting tether and a thick yoke.’ Would he be speaking rightly?”

“No, venerable sir. The tethers by which that householder or householder’s son is tethered so that he can abandon his vast number of gold ingots… his vast number of men and women slaves, and shave off his hair and beard, put on the yellow robe, and go forth from the home life into homelessness — for him those are a feeble, weak, rotting, coreless tether.”

“So too, Udāyin, there are certain clansmen here who, when told by me ‘Abandon this’… abandon that and do not show discourtesy towards me or towards those bhikkhus desirous of training. [453] Having abandoned it, they live at ease, unruffled, subsisting on others’ gifts, with mind [as aloof] as a wild deer’s. For them that thing becomes a feeble, weak, rotting, coreless tether.

13. “Udāyin, there are four kinds of persons to be found existing in the world. What are the four?673

14. “Here, Udāyin, some person practises the way to the abandoning of the acquisitions, to the relinquishing of the acquisitions.674 When he is practising the way, memories and intentions associated with the acquisitions beset him. He tolerates them; he does not abandon them, remove them, do away with them, and annihilate them. Such a person I call fettered, not unfettered. Why is that? Because I have known the particular diversity of faculties in this person.

15. “Here, Udāyin, some person practises the way to the abandoning of the acquisitions, to the relinquishing of the acquisitions. When he is practising the way, memories and intentions associated with the acquisitions beset him. He does not tolerate them; he abandons them, removes them, does away with them, and annihilates them. Such a person too I call fettered, not unfettered. Why is that? Because I have known the particular diversity of faculties in this person.675

16. “Here, Udāyin, some person practises the way to the abandoning of the acquisitions, to the relinquishing of the acquisitions. When he is practising the way, memories and intentions associated with the acquisitions beset him now and then through lapses of mindfulness. His mindfulness may be slow in arising, but he quickly abandons them, removes them, does away with them, and annihilates them.676

Just as if a man were to let two or three drops of water fall onto an iron plate heated for a whole day, the falling of the water drops might be slow but they would quickly vaporise and vanish.

So too, here some person practises the way… His mindfulness may be slow in arising, but he quickly abandons them, removes them, does away with them, and annihilates them. Such a person too I call fettered, not unfettered. [454] Why is that? Because I have known the particular diversity of faculties in this person.

17. “Here, Udāyin, some person, having understood that acquisition is the root of suffering, divests himself of the acquisitions and is liberated in the destruction of the acquisitions. Such a person I call unfettered, not fettered.677 Why is that? Because I have known the particular diversity of faculties in this person.

18. “There are, Udāyin, five cords of sensual pleasure. What are the five? Forms cognizable by the eye that are wished for, desired, agreeable, and likeable, connected with sensual desire and provocative of lust. Sounds cognizable by the ear… Odours cognizable by the nose… Flavours cognizable by the tongue… Tangibles cognizable by the body that are wished for, desired, agreeable, and likeable, connected with sensual desire and provocative of lust. These are the five cords of sensual pleasure.

19. “Now, Udāyin, the pleasure and joy that arise dependent on these five cords of sensual pleasure are called sensual pleasure — a filthy pleasure, a coarse pleasure, an ignoble pleasure. I say of this kind of pleasure that it should not be pursued, that it should not be developed, that it should not be cultivated, that it should be feared.

20. “Here, Udāyin, quite secluded from sensual pleasures, secluded from unwholesome states, a bhikkhu enters upon and abides in the first jhāna…

With the stilling of applied and sustained thought, he enters upon and abides in the second jhāna…

With the fading away as well of rapture… he enters upon and abides in the third jhāna…

With the abandoning of pleasure and pain… he enters upon and abides in the fourth jhāna…

21. “This is called the bliss of renunciation, the bliss of seclusion, the bliss of peace, the bliss of enlightenment.678 I say of this kind of pleasure that it should be pursued, that it should be developed, that it should be cultivated, that it should not be feared.

22. “Here, Udāyin, quite secluded from sensual pleasures, secluded from unwholesome states, a bhikkhu enters upon and abides in the first jhāna… Now this, I say, belongs to the perturbable.679 And what therein belongs to the perturbable? The applied thought and sustained thought that have not ceased therein, that is what belongs to the perturbable.

23. “Here, Udāyin, with the stilling of applied and sustained thought, a bhikkhu enters upon and abides in the second jhāna… Now this, I say, also belongs to the perturbable. And what therein belongs to the perturbable? The rapture and pleasure that have not ceased therein, that is what belongs to the perturbable.

24. “Here, Udāyin, with the fading away as well of rapture… a bhikkhu enters upon and abides in the third jhāna… Now this, I say, also belongs to the perturbable. And what therein belongs to the perturbable? [455] The pleasure of equanimity that has not ceased therein, that is what belongs to the perturbable.

25. “Here, Udāyin, with the abandoning of pleasure and pain… a bhikkhu enters upon and abides in the fourth jhāna… Now this, I say, belongs to the imperturbable.

26. “Here, Udāyin, quite secluded from sensual pleasures, secluded from unwholesome states, a bhikkhu enters upon and abides in the first jhāna… That, I say, is not enough.680 Abandon it, I say; surmount it, I say. And what surmounts it?

27. “Here, Udāyin, with the stilling of applied and sustained thought, a bhikkhu enters upon and abides in the second jhāna… That surmounts it. But that too, I say, is not enough. Abandon it, I say; surmount it, I say. And what surmounts it?

28. “Here, Udāyin, with the fading away as well of rapture… a bhikkhu enters upon and abides in the third jhāna… That surmounts it. But that too, I say, is not enough. Abandon it, I say; surmount it, I say. And what surmounts it?

29. “Here, Udāyin, with the abandoning of pleasure and pain… a bhikkhu enters upon and abides in the fourth jhāna… That surmounts it. But that too, I say, is not enough. Abandon it, I say; surmount it, I say. And what surmounts it?

30. “Here, Udāyin, with the complete surmounting of perceptions of form, with the disappearance of perceptions of sensory impact, with non-attention to perceptions of diversity, aware that ‘space is infinite,’ a bhikkhu enters upon and abides in the base of infinite space. That surmounts it. But that too, I say, is not enough. Abandon it, I say; surmount it, I say. And what surmounts it?

31. “Here, Udāyin, by completely surmounting the base of infinite space, aware that ‘consciousness is infinite,’ a bhikkhu enters upon and abides in the base of infinite consciousness. That surmounts it. But that too, I say, is not enough. Abandon it, I say; surmount it, I say. And what surmounts it?

32. “Here, Udāyin, by completely surmounting the base of infinite consciousness, aware that ‘there is nothing,’ a bhikkhu enters upon and abides in the base of nothingness. That surmounts it. But that too, I say, is not enough. Abandon it, I say; surmount it, I say. And what surmounts it?

33. “Here, Udāyin, by completely surmounting the base of nothingness, a bhikkhu enters upon and abides in the base of neither-perception-nor-non-perception. [456] That surmounts it. But that too, I say, is not enough. Abandon it, I say; surmount it, I say. And what surmounts it?

34. “Here, Udāyin, by completely surmounting the base of neither-perception-nor-non-perception, a bhikkhu enters upon and abides in the cessation of perception and feeling.681 That surmounts it. Thus I speak of the abandoning even of the base of neither-perception-nor-non-perception. Do you see, Udāyin, any fetter, small or great, of whose abandoning I do not speak?”

“No, venerable sir.”

That is what the Blessed One said. The venerable Udāyin was satisfied and delighted in the Blessed One’s words.





Close
Close